Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ Bài tiểu luận: Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ
Trang 1Chiến tranh đã qua đi,nhưng nỗi đau vẫn còn đó Những gì chúng ta đã mấtmát, hy sinh dường như là quá lớn Nhưng đều quan trọng hơn cả là chúng ta phảibiết làm những gì để xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh cho dân tộcViệt Nam 32 năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, tổ quốc ta
đã phát triển lên một tầm cao mới Trước vận hội mới của đất nước, đặc biệt làviệc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cho Việt Nam những cơ hộimới nhưng cũng không kém phần gian nan và thử thách Chúng ta, những conngười của thời đại ngày nay phài làm gì để dóng góp vào công cuộc đổi mới củađất nước?
Nhìn lại chặng đường đã qua của dân tộc Việt Nam, chúng ta không khỏi ngưỡng
mộ và thán phục Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại ngày nay, đất nước ta
đã trãi qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh gìn nước và giữ nước, nhưng chúng ta
đã chiến thắng dù kẻ thù là mạnh nhất
Trong thời đại ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác cùng phát triển Chúng taphải đối mặt với những trận chiến khốc liệt hơn Đó là những cuộc chiến trênthương trường dù không tiếng súng nhưng nó có sức tàn phá mãnh liệt
Trong bài thu hoạch này, tôi xin bàn về nghệ thuật quân sự ở Việt Nam, nơi mànhững thành công xuất phát từ con người, con người là nòng cốt chứ không phải lànhững phương tiện chiến tranh hiện đại Việt Nam đã chứng minh cho thế giớirằng chúng ta chiến thắng những nước đế quốc không phải là may mắn mà đó sứcmạnh, là truyền thống đã được hun đúc qua nhiều thế hệ con người Việt Nam
I Nghệ thuật lãnh đạo quân sự ở Việt Nam
1.Bản lĩnh Hai Bà Trưng và nghệ thuật tụ binh cho đồng khởi
“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánhđuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưnglàm tì thiếp người” Triệu Thị Trinh - người con gái khởi binh chống quân Ngônăm 248 đã nói như thế Bà muốn nối tiếp nghĩa khí và tài trí của Hai Bà Trưng -những nữ tướng có nghệ thuật chỉ huy khiến quân đô hộ Hán khiếp hãi từ 2 thế kỷtrước đó
Trang 2Tranh vẽ Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận
Năm 184 trước công nguyên, quân đội của Nam Việt Vũ Đế Triệu Đà bắt đầu cuộcchiến xâm lược vương quốc Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương Sau nhiềulần thất bại trước sức mạnh và sự phòng thủ kiên cố của quân Âu Lạc, Triệu Đà thuquân, đưa con trai Trọng Thuỷ sang giả dàn hoà
Chủ quan, mất cảnh giác trước địch, chẳng bao lâu sau, Triệu Đà đã tìm ra cáchtiêu diệt quân An Dương Vương Âu Lạc sa vào tay giặc, bắt đầu hơn 1000 nămngười Việt phải chịu sự cai trị của các triều đại phương Bắc
Nổ ra gần 200 năm sau sự thất bại của An Dương Vương, khởi nghĩa Mê Linh 43) không chỉ trở thành niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam mà dường như đãtrở thành một câu chuyện cổ tích về những người phụ nữ, đặc biệt là hai vị thủ lĩnhphong trào: Hai Bà Trưng
(40-Thời thế tạo anh hùng
Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán tiến chiếm Nam Việt và thay nhà Triệu caitrị Âu Lạc Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây
Nhà Hán triển khai các kế hoạch đồng hoá dân Việt: xoá bỏ mọi tục lệ, luật phápcủa người Việt, bắt dân Việt tuân theo “lễ giáo” phương Bắc; đưa dân Hán sangsống xen kẽ với dân Việt; mở trường học dạy Nho giáo ở Mê Linh, Luy Lâu vàCửu Chân cho con cái các lạc hầu, lạc tướng, quan lang Bằng những biện pháp ấy,người Hán hi vọng sẽ quy phục được tinh thần người Việt
Đã mất đất nay còn có nguy cơ mất đi cả bản sắc dân tộc, người Việt lo lắng Nhưng người Hán không ngờ rằng công cuộc Hán hoá của họ đang khơi lên niềm
Trang 3căm giận đặc biệt từ phía những người phụ nữ dân tộc Việt Ngoài mối thù của mộtngười dân mất nước, sự áp đặt của những gì gọi là "tam tòng, tứ đức" đang khiến
họ - những người phụ nữ vốn bao đời nay vẫn được quyền tham gia chuyện làngnước, được chủ động kết hôn, là một trong hai trụ cột của gia đình - nay đứngtrước nguy cơ mất đi tiếng nói của chính mình và bị coi như những kẻ tiểu nhân,
vô dụng
Bởi thế, khắp Giao Chỉ, phụ nữ Việt dựng cờ khởi nghĩa
Hai Bà Trưng - Trưng Trắc, Trưng Nhị - sinh trưởng trong hoàn cảnh ấy Haingười là con gái lạc tướng đất Mê Linh và Man Thiện phu nhân Ngay từ nhỏ, hai
bà đã được mẹ hướng theo sự nghiệp cứu nước Được học tập võ nghệ, được tìmhiểu binh thư, học lịch sử lại tận mắt chứng kiến sự bạo ngược của quân đô hộ,lòng yêu nước và ước mong gây dựng lại cơ đồ của các vua Hùng lớn dân lên tronghọ
Thời thế đã khiến họ phải chứng tỏ rằng: bản lĩnh của nhi nữ không phải tầmthường Và cũng chính thời thế đã đặt Hai Bà Trưng vào trung tâm của một cuộcchiến đấu với không ít những nữ chỉ huy tài ba Dường như họ đang cần một ngọn
cờ lãnh đạo để tụ lại thành một sức mạnh duy nhất
Nghệ thuật tụ binh
Điểm thành công và vô cùng đặc sắc trong khởi nghĩa Mê Linh, hay nói đúng hơn
là tài năng của Hai Bà Trưng, là việc kêu gọi và quy tụ được sự tham gia nhiệtthành của nữ giới: từ những đội quân nữ hàng vạn người, đến những vị nữ tướngtài ba thống lĩnh quân đội mà danh tiếng còn để mãi đến tận sau này
Do vậy, quá trình tụ binh dưới cờ khởi nghĩa Mê Linh không chỉ đơn giản là mộtcuộc tập hợp lực lượng của các tầng lớp dân chúng, mà còn là sự quy tụ sức mạnh
nữ giới
Hầu như tất cả các trung tâm khởi nghĩa nằm dưới sự chỉ đạo của các nữ lưu bấygiờ ở Giao Chỉ đều nhất trí hoạt động đưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng Từ nghĩaquân Thánh Thiên ở Yên Dũng (Bắc Giang); nghĩa quân Lê Chân ở An Biên (HảiPhòng); nghĩa quân Bát Nàn ở Duyên Hà (Thái Bình); nghĩa quân Nguyệt Thai,Nguyệt Độ ở Vũ Bản (Hà Nam) cho đến nghĩa quân của nàng Nội ở Bạch Hạc(Vĩnh Phú) hay nghĩa quân của bà Lê Thi Hoa tận Cửu Chân (Thanh Hoá) Điều đócũng đồng nghĩa với việc, giờ đây, hai bà có thêm sự trợ giúp của tài năng, kinhnghiệm và uy tín từ những nữ tướng am tường chiến tranh du kích như ThánhThiên và có tài tổ chức như Lê Chân
Dưới sự chỉ đạo của Hai Bà Trưng, cuộc tụ binh độc nhất vô nhị giữa các nữ tướngnày tạo ra một thế trận khởi nghĩa răng mắc khắp Giao Chỉ Thánh Thiên chịutrách nhiệm mở rộng lực lượng và lãnh đạo nhân dân Yên Dũng (Bắc Giang); Lê
Trang 4Chân nhận nhiệm vụ phát triển lực lượng và mở rộng khu căn cứ ra toàn khu vực
từ Kinh Môn, Đông Triều đến vùng ven biển Đông; Bát Nàn sẽ lập các đội dânbinh vùng ven biển Thái Bình; hai chị em Nguyệt Thai, Nguyệt Độ lo tổ chức dânbinh trong toàn huyện Vũ Bản; hai cô Quốc Nương và Vĩnh Tuy lãnh trách nhiệmxây dựng lực lượng ở Gia Lâm, Đông Anh; Nàng Nội sẽ lãnh đạo nhân dân khuBạch Hạc; bà Lê Thị Hoa và các con trai sẽ chỉ huy cuộc khởi nghĩa của nhân dânquận Cửu Chân
Sự hợp nhất giữa các trung tâm khởi nghĩa đã biến cuộc khởi nghĩa Mê Linh từmột cuộc khởi nghĩa cục bộ thành một cuộc khởi nghĩa có phạm vi hoạt động trêntoàn Giao Chỉ Đây chính là thế trận giúp khởi nghĩa Mê Linh giành thắng lợi chỉsau một tháng khởi binh
Với tài năng, uy tín và đặc biệt là cùng chung ước vọng gây dựng lại cơ đồ dân tộc,hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã thuyết phục được gần 40 vị nữ tướng vàtrên 20 vị nam tướng chủ chốt cùng đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa Mê Linh
Cùng với đó, hàng chục vạn người yêu nước tại các làng xã đã được kết nối lại chờthời cơ đồng loạt nổi dậy Họ sẽ là nguồn sức mạnh bổ trợ cho những đội nghĩabinh đang ẩn mình trên khắp các vùng đất Mê Linh, Chu Diên, Yên Dũng, BắcNinh, An Biên, Kinh Môn, Duyên Hà, Vũ Bản, Yên Nội và Nga Sơn
Phương pháp "đồng khởi"
Khởi nghĩa Mê Linh là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân tachống nạn Bắc thuộc Điều đó đặt ra thử thách: những lãnh đạo nữ của phong tràophải tự mầy mò, tìm ra một phương pháp tiến hành khởi nghĩa sao cho hiệu quảnhất Trước hết là việc tự tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ
Dùng kế làm kiêu binh địch để đẩy nhanh thời cơ khởi nghĩa, sau cái chết của ThiSách - chồng Trưng Trắc và cũng là một trong những người chỉ huy cuộc khởinghĩa, bai bà quyết định án binh bất động để trấn an địch, khiến chúng thoả mãnvới thành quả đàn áp cuộc khởi nghĩa mà chúng nghĩ Thi Sách là kẻ cầm đầu Mùaxuân năm 40, quân Hán say sưa vui tết, thời cơ đã đến Trưng Trắc phát lệnh khởinghĩa:
“Một, xin rửa sạch quốc thùHai, xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồngBốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Cuộc khởi nghĩa được tiến hành theo hai bước rõ ràng
- Bước 1: nhân dân khắp nơi đồng loạt nổi dậy phối hợp cùng với nghĩa binh phátan bộ máy thống trị ở các địa phương;
Trang 5- Bước 2: các cánh quân cùng tiến về Luy Lâu đập tan trung tâm bộ máy cai trị củaquân Hán ở Giao Chỉ.
Mỗi một vị chỉ huy theo lệnh, hiệu triệu nhân dân trong khu vực vùng nên khởinghĩa, phối hợp nhịp nhàng với cuộc khởi nghĩa đang đồng loạt nổ ra ở khắp nơi,khiến quân giặc không kịp trở tay Trưng Trắc và Trưng Nhị chỉ huy cuộc khởinghĩa ở Mê Linh; Thánh Thiên lãnh đạo thành công cuộc nổi dậy ở huyện YênDũng rồi lan ra các huyện phía bắc; Lê Chân hoàn toàn làm chủ miền ven biểnphía đông đến sát Thuận Thành; Bát Nàn tiêu diệt hoàn toàn ách đô hộ ở vùngDuyên Hà ven biển trong khi Nguyệt Thai, Nguyệt Độ đã làm chủ vùng SơnNam Thắng lợi nhanh chóng lan ra cả nước
Sử phong kiến Đông Hán chép về cuộc khởi nghĩa Mê Linh như sau: “Tất cảnhững người Man, người Lý (chỉ chung các thành phần dân tộc Việt Nam thời cổ)
ở 4 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh-Nghệ-Tĩnh), Nhật Nam (QuảngBình-Quảng Nam), Hợp Phố (Quảng Đông) đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng”.Nghĩa binh kết hợp với sức mạnh của sự đoàn kết rộng khắp đã nhanh chóng quétsạch bộ máy thống trị của nhà Hán Sử Đông Hán thú nhận: quan lại Đông Hán ởGiao Chỉ hoảng sợ, bỏ hết của cải, giấy tờ, ấn tín, chạy tháo thân về nước
Còn “Đại Nam quốc sử diễn ca” ghi lại khí thế của một trong những đội nghĩa
binh Hai Bà Trưng:
“Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”
Kết thúc bước một, từ phía tây, đạo quân của Trưng Trắc, Trưng Nhị, tiến đến LuyLâu Cùng lúc đó, đạo quân phía bắc của tướng tiên phong Thánh Thiên, đạo quânphía đông của tướng tiên phong Lê Chân và đạo quân phía nam của các tướng tiênphong Bát Nàn, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ cũng nhằm hướng Luy Lâu thẳng tiến 4cánh quân từ 4 hướng, xiết chặt dần, tạo thành thế gọng kìm kẹp chặt trung tâmđầu não của bọn thống trị
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua ở tuổi 26, lấy hiệu là Trưng
Nữ Vương, đặt đô ở đất Mê Linh
3 năm sau, quân Hán được chuẩn bị kĩ càng mới sang đàn án cuộc khởi nghĩa Dù
đã xếp trận, bố phòng nghiêm ngặt, nhưng quân của Trưng Nữ Vương vẫn khôngthể cự lại được sức mạnh của quân Hán Sau trận thua ở Lãng Bạc, bị quân địchđuổi riết, bà chạy về sông Hát trầm mình tự vẫn
Là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc chống nạn Bắc thuộc, dùkhông bảo vệ được thành quả của mình nhưng thắng lợi ban đầu cũng như vị trí
Trang 6tiên phong của khởi nghĩa Mê Linh đã để lại nhiều bài học cho các cuộc khởi nghĩasau này, đặc biệt là những bài học về chuẩn bị khởi nghĩa và tiến hành khởi nghĩa Ngoài những lẽ đó, sự tham gia sâu rộng của nữ giới, đặc biệt trong các vị trí cấpcao dưới quyền tổng chỉ huy của Hai Bà Trưng đã khiến khởi nghĩa Mê Linh trởthành một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt Ở đó, hình tượng những người phụ nữtài năng, mưu trí, thao lược, bất khuất và yêu quê hương tổ quốc mình đã trở nênbất tử.
2.Lý Thường Kiệt và tài biến hoá trong phòng thủ - tấn công
Trong lịch sử Việt Nam có một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược rất đặc biệt Nó bắt đầu trước cả khi quân giặc chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta Cuộc kháng chiến này được bắt đầu bằng câu nói: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc".
"Sông núi nước Nam vua Nam ở "
Gần 900 năm sau khởi nghĩa Mê Linh của Hai Bà Trưng (40-43), Việt Nam mớithực sự trở thành một quốc gia độc lập Từ đây, song song với dựng nước, giữnước trở thành một nhiệm vụ có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc
Trang 7Tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển tổ quốc của các triều đại Ngô 965), Đinh (968-979), tiền Lê (980-1009), năm 1010 nhà Lý được thành lập, khởiđầu một thời kỳ thịnh vượng của dân tộc
(938-Là võ tướng của 3 đời vua Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông),
Lý Thường Kiệt là người có chí học hành, hiểu biết sâu sắc, am tường võ học vàquân sự Bởi thế, không chỉ là một trong những trụ cột trong triều, ông chính làtổng chỉ huy trưởng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077)của quân dân nhà Lý
Tấn công chớp nhoáng rồi chủ động quay về lập phòng tuyến nghênh địch, mỗibước táo bạo và chắc chắn của ông trong cuộc kháng chiến, sau này, đều trở thànhbài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung, nghệ thuậtphòng thủ nói riêng
Phòng thủ bằng tấn công
Trước khi dấy binh xâm lược Đại Việt - tên nước Việt Nam thời ấy - vào năm1076-1077, năm 981, nhà Tống đã từng đem quân hòng tiến chiếm mảnh đất này.Nhưng âm mưu đó đã bị dừng lại giữa chừng sau khi Lê Hoàn - Lê Đại Hành khuấtphục quân Tống trên sông Bạch Đằng
Năm 1075, lợi dụng việc vua Lê Thánh Tông mới băng hà chưa bao lâu, hoàng thái
tử Càn Đức - vua Lý Nhân Tông - còn bé, Tống Thần Tông và tể tướng Vương AnThạch quyết định chuẩn bị để hoàn tất cuộc xâm lược chưa thành năm 981
Binh pháp vẫn có câu, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công Nhìn thấy kế hoạchxâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt, đã nghĩ ngay đến biện pháp phòng thủ
ấy Ông tâu với vua Lý Nhân Tông: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước
Chính điều đó là một trong những lý do thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉđạo của triều đình Tống dành cho kế hoạch chuẩn bị này thiếu sự tập trung vàquyết đoán Đó là cơ sở, để quân ta có thể tiến hành một cuộc tấn công chớpnhoáng dằn mặt quân địch
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo
Trang 8hai đường, trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy châu Ung (Nam Ninh - QuảngTây), còn nhánh đường thuỷ có thể lấy châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) làm
cứ điểm tập kết binh, lương Vì vậy, mục tiêu tấn công mà vị tướng này chuẩn bịnhắm tới là ba thành trên với nhiệm: đốt phá kho lương và tiêu diệt sinh lực địch
Cuộc tiến công "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt diễn ra vào tháng
10-1075 Ông và các tù trưởng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân, chialàm 2 đạo thuỷ bộ bí mật tiến vào đất Tống
Bí mật và bất ngờ, đội quân thuỷ do Lý Thường Kiệt đốc lãnh đã nhanh chóng hạđược hai thành châu Khâm và châu Liêm Từ châu Liêm, ông đưa quân sang châuUng, hợp với cánh quân bộ tiêu diệt thành châu Ung - mục tiêu cuối cùng và quantrọng nhất của cuộc hành quân Thành châu Ung bị hạ sau 42 ngày vây hãm LýThường Kiệt cho quân huỷ hết các kho tàng và lương thực của giặc rồi nhanhchóng thu quân về nước
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bỗng nhiên bị đẩy vào tình thếthất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân
Chiến thắng áp đảo trong cuộc hành quân chế địch của Lý Thường Kiệt đã tạo ranhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân ĐạiViệt, hay nói cách khác, cuộc xâm lược của quân Tống Chiến thắng làm ngườidân Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùngcủa cuộc kháng chiến, buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt đẩyquyền chủ động sang tay quân dân nhà Lý
Không những bảo toàn được binh lực, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy địch vào tình thế
bị động, cuộc tấn công phủ đầu của Lý Thường Kiệt còn nâng cao sĩ khí Nói nhưvậy cũng có nghĩa là cuộc tấn công đã đạt được nhiều mục đích hơn cả một cuộcphòng thủ thông thường
Thế mới biết cũng có cách tự vệ đầy sáng tạo và chủ động như vậy
Cho quân lui về nước, nắm thế chủ động trong tay, Lý Thường Kiệt bắt tay vàotriển khai một thế trận mới Ông cho chuẩn bị binh lực, phòng bị và thiết lậpphòng tuyến sẵn sàng nghênh địch
Tấn công bằng phòng thủ
Sau sự thất thủ chóng vánh của các thành Ung châu, Khâm châu và Liêm châu, vuaquan nhà Tống vạch lại kế hoạch và chuẩn bị thật kỹ càng cho một trận phục thù.Với mục đích “sau khi bình được Giao Châu (tên Tống gọi Đại Việt), sẽ đặt châuhuyện như ở nội địa”, nhà Tống cử Quách Quỳ và Triệu Tiết - hai tướng nhiềukinh nghiệm trận mạc - chỉ huy cuộc tấn công
Trang 9Có thể nói lần đương đầu thứ hai và cũng là lần đương đầu quyết định này củaquân dân Đại Việt với quân Tống sẽ cho thấy rõ một Lý Thường Kiệt bản lĩnh, biếtđịch biết ta và biết cách khiến cho quân địch trở nên vô dụng.
Để toàn tâm tập trung cho cuộc đối đầu với quân Tống ở mặt bắc, triệt tiêu mưu đồxúi giục Chiêm Thành và Chân Lạp quấy rối nước ta của triều đình nhà Tống, LýThường Kiệt đưa quân vào tuần tra, trấn áp khu vực biên giới phía nam Đại Việt
Đoán biết mục tiêu thứ nhất của quân Tống là chiếm phá kinh thành Thăng Long,phá lâu đài, cung điện Đối với các vua chúa đời xưa, đó là hành động phá nước.Sau đó, địch sẽ nhắm đến lăng tẩm của các vua nhà Lý đặt tại Thiên Phúc, làngĐình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay) Lý Thường Kiệt cho xây dựng mộtphòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt – sông Cầu ngày nay Khôngchỉ là một hào nước lớn tự nhiên bảo vệ kinh thành Thăng Long và lăng miếu nhà
Lý, con sông này án ngữ tất cả các tuyền đường đi từ Quảng Tây tới Thăng Long
Phòng tuyến cản quân địch qua sông của Lý Thường Kiệt được đắp bằng đất cao,vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dài khoảng 100 km dọc theo khúc sông
từ Đa Phúc đến Phả Lại Thành đất, luỹ tre nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế bờnam và cả con sông Nam Định (sông Như Nguyệt) thành một bức tường thành vàhào che chở cho cả nước Việt Ngoài ra, trước thành đất và cọc tre dày đặc đó, LýThường Kiệt lại cắt đặt thêm thuỷ quân, sắn sàng tiếp chiến với quân địch nếuchúng vượt sông
Vì thế cho nên, chỉ nguyên vượt qua sông cũng là cả một thử thách nhọc nhằn đốivới quân địch Ngoài ra, để chặn bước tiến của thuỷ quân địch Lý Thường Kiệtgiao cho Lý Kế Nguyên chỉ huy một đội thuỷ quân đợi sẵn ở Đông Kênh (dải nướcven biển giữa đất liền và các hải đảo vùng biển Đông Bắc nước ta) - đường tiếnvào cửa Bạch Đằng
Dễ dàng nhận thấy phòng tuyến sông Như Nguyệt là xương sống trong trân tuyếnnghênh địch của Lý Thường Kiệt Dễ dàng nhận thấy, thuỷ binh sẽ là lực lượngnòng cốt triển khai thế trận ấy Ngoài sự đắc địa của khúc sông Như Nguyệt, chắcchắn thế trận thuỷ binh của vị tướng 58 tuổi này xuất phát từ một thực tế mà ôngbiết rõ ràng rằng, không giỏi thuỷ chiến là một nhược điểm trầm trọng của quânTống
Vậy là, với thế trận vững chắc ấy, quân dân nhà Lý chỉ còn chờ giặc đến
Trang 10Buộc giặc ứng chiến bằng sở đoản
Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu
do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta Dụ dỗ được một số độiquân của các tộc trưởng khiến quân Tống dễ dàng vượt qua khu vực biên giới tiếnsâu nội địa Đại Việt Tuy nhiên, sự suôn sẻ của quân Tống kết thúc khi chúng đến
bờ bắc sông Như Nguyệt
Để tiến thêm và đánh những đòn chí tử vào đại quân nhà Lý rồi chiếm kinh thànhThăng Long, quân của tướng Quách Quỳ phải vượt qua khúc sông và phòng tuyếnNhư Nguyệt vô cùng kiên cố Quân Tống lúng túng Bản thân chúng không quenvới thuỷ trận
Bình thường, quân Tống không có sẵn thuỷ binh hay các chiến thuyền Lúc cầnđến, nhà Tống mới cho chế tạo thuyền mành và chiêu nạp hoặc cưỡng bách dânchài tòng quân Và điều quan trọng lúc này, đội thuỷ quân thiếu chuyên nghiệp củaquân Tống đang “mắc cạn” tại Đông Kênh vì bị quân của Lý Kế Nguyên chặnđánh thua đến hơn 10 trận và không thể tiến sâu thêm
Sự bất lực của thuỷ quân Tống vô hình chung đã khiến cuộc tiến công của QuáchQuỳ lao đao
Hạ trại trên bờ bắc sông Như Nguyệt mà mãi thuỷ quân chưa đến, Quách Quỳquyết định cho quân vượt sông Nhưng cả hai lần vượt sông không những đều thấtbại mà còn bị tổn thất nặng nề về người vì gặp phải sự chống trả ác liệt của quânLý
Sau nhiều lần cố sức vượt sông nhưng thất bại ấy, Quách Quỳ thất vọng ra lệnh:
“Ai bàn đánh sẽ chém” và từ thế tiến công chuyển sang thế phòng ngự Quân sĩTống vì thế mà ngày càng nhụt nhuệ khí, lại cộng thêm với khí hậu phương namvốn không hợp với người phương bắc nên chết dần chết mòn
Nắm thời cơ đó, cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớnvào trận tuyến của địch Đang đêm quân Lý lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bấtngờ đánh thẳng vào các doanh trại giặc Quân Tống thua to, “mười phần chết nămsáu” Chúng lâm vào tình thế hết sức khó khăn tuyệt vọng
Chủ động giữ hoà bình, bảo vệ quyền dân tộc
Cũng giống như việc lui binh sau khi đánh phủ đầu quân Tống, đứng trên thế củangười chiến thắng, Lý Thường Kiệt chủ động đề xuất giảng hoà, kết thúc chiếntranh Quân Tống chấp nhận, rút về nước và không còn có ý định tiến chiếm Đại
Trang 11Việt thêm lần nào nữa
Hiện thực hoá sống động và tài tình một loại nghệ thuật phòng thủ đầy tính sángtạo và chủ động, tận dụng và khoét sâu nhược điểm của địch, đẩy địch vào tình thếbuộc phải lựa chọn giải pháp của phía mình, đó chính là bãn lĩnh và phong cách
chỉ huy của Lý Thường Kiệt Một bãn lĩnh mà những lời thơ hào sảng trong "Nam quốc sơn hà" mãi còn ghi:
“Sông núi nước Nam vua Nam ởRành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạmChúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Trang 123 Quang Trung và nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo
Không ngạo nghễ như Caesar - một vị hoàng đế La Mã cổ đại - nhưng QuangTrung hoàng đế có một niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng mà đội quâncủa ông có thể giành được trước kẻ thù Đó là những chiến thắng được xây dựng
từ nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo và nắm chắc thời cơ
Đài tưởng niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút tại
Mỹ Tho, Tiền Giang
Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiếnTrịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ Trịnh-Nguyễn Cuối thế
kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đếngần hai thế kỷ sau
Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc,khiến nhân dân lầm than Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi
Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh emNguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa Được nhân dân ủng
hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên nhữngchiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn; đánh tan 5 vạnquân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược
Trong suốt chặng đường chiến đấu, Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình lànhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba Những gì ông
Trang 13làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
Táo bạo - Đòn phủ đầu không ngờ
Một trong những điểm nổi bật trong cách dụng binh của Nguyễn Huệ là sự kết hợpgiữa tài chỉ huy quân sự và tính cách cá nhân: táo bạo, thần tốc và vô cùng tự tin
Trong cuộc phản kích tiêu diệt quân Xiêm (1785), thay vì chọn khúc sông Mỹ Tho
có địa hình thuận lợi cho việc phục kích như đoạn từ Cái Bè đến Bình ChánhĐông, ông lại chọn khúc Rạch Gầm - Xoài Mút - một khúc sông rộng và địa hìnhtrắc trở hơn để đặt phục binh
Còn trong cuộc tiến công từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh(1789), Nguyễn Huệ - khi đó đã là vua Quang Trung - chọn cách tấn công vàoThăng Long từ phía Nam Đó là khu vực quân Thanh bố phòng cực kỳ kỹ lưỡng.Nhưng đó cũng là hướng quân Thanh chủ quan nhất, vì chúng đinh ninh rằng mình
ít có khả năng bị tấn công, thế nên ông đã quyết định ra đòn phủ đầu
Đợt phản kích quân Thanh theo hướng này diễn ra rất chóng vánh: chỉ trong vòng
6 ngày, kể từ khi xuất binh (Đêm 30 tết) đến khi tiêu diệt hoàn toàn quân Thanhtrong trận Đống Đa (ngày mồng 5 tết)
Đêm 30 tết, quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn địch ở đồntiền tiêu và cả nhóm quân do thám Đêm mồng 3 tết, quân của ông bí mật vây đồn
Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng
Mờ sáng 5 tết, trong khi cánh quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy bắtđầu tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thì một cánh quân Tây Sơn khác
Trang 14nhắm thẳng vào đồn Đống Đa (Hà Nội)
Cùng lúc với hai chiến thắng đó là hàng loạt chiến thắng khác: chiến thắng ĐạiÁng, chiến thắng Đầm Mực, chiến thắng Nhân Mục, chiến thắng Hạ Yên Quyết.Các cuộc tấn công trên đều diễn ra một cách nhanh chóng và dồn dập đến độ quânThanh không kịp trở tay Chúng không còn có thời gian để thông báo, hỗ trợ hayứng cứu nhau
Cách đánh bất ngờ, thần tốc này luôn là tâm điểm trong binh pháp của ông Đó làcách để bù đắp sự chênh lệch trước những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần.Hơn thế nữa, không chỉ là người "nhạy cảm" với thời cơ, ông còn biết cách tạo rathời cơ để tận dụng tối đa thế mạnh của mình
Nắm chắc thời cơ
Cuối năm 1788, quân Thanh đưa quân vào nước ta dưới danh nghĩa giúp nhà Lêdẹp loạn Với sự bảo trợ của vua Lê Chiêu Thống, cánh quân Thanh được nhiềunhân sĩ trung thành với nhà Lê ủng hộ, nhân dân Thăng Long chưa biết nên theo ai:Tây Sơn hay vua Lê Tình thế hoàn toàn bất lợi cho quân Tây Sơn
Nhận được tin Lê Chiêu Thống "mời giặc vào nhà", Nguyễn Huệ nhanh chóng làm
lễ, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung Ngay sau đó, ông tập hợpquân đội, Bắc tiến, diệt quân Thanh Tất cả những chuyện lên ngôi hoàng đế, triệutập quân đôi, rồi xuất binh chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày
Với một vị tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, hoàng đế Quang Trung đã nhìnthấy: đây là thời cơ tốt để chinh phục lòng dân và tiêu diệt địch
Sau này, trên đường ra bắc, ông đã dừng lại ở Nghệ An để lấy thêm quân và thamkhảo ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về thời cơ và cách đánh quân Thanh.Câu trả lời của Nguyễn Thiếp khiến Nguyễn Huệ rất ưng ý Nguyễn Thiếp nói:
"Quân Thanh đến từ xa không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu thế nào, khôngbiết thế nên chiến hay nên thù thế nào Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấpkhông quá 10 ngày sẽ phá tan; nếu trì hoãn một chút thì khó lòng được nó"
Hơn thế nữa, quân Thanh sẽ sớm lộ rõ âm mưu xâm lược Đó là lúc đội quân TâySơn sẽ có được sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân
Về phía giặc, sau khi vào Thăng Long dễ dàng, quân Tây Sơn thì đã rút mãi về tậnTam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hoá), lại thêm được nhiều quan quânnhà Lê ủng hộ, càng gần Tết, quân Thanh càng khinh đối thủ
Tất cả những điều đó góp phần khẳng định: đó là thời cơ tốt nhất để tận diệt quân
Trang 15Thanh Cùng với việc củng cố quân đội, đốc thúc việc hành quân nhanh chóng,ông còn lưu tâm đến việc làm kiêu binh địch, khiến địch ngày càng chủ quan, tựmãn Sự thất bại của quân thù chỉ còn là vấn đề thời gian.
Anh hùng nước Nam
Lúc tuyển thêm binh ở Nghệ An, Nguyễn Huệ đã đưa lời dụ tướng sĩ:
"Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răngĐánh cho nó chính luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoànĐánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ"
Ông hối thúc ba quân hãy đánh sao cho quân thù không còn mảnh giáp, đánh saocho chúng không còn đường về, đánh sao cho chúng nhận ra rằng nước Nam là cóchủ Và đội quân "cốt tinh, không cốt đông" của ông tiến vào Thăng Long đúngvới khí thế ấy
Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả sự thất bại của quân Thanh: "Quân Thanh chống
không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết , thây ngổn ngang đầyđồng, máy chảy thành suối Quân Thanh đại bại"
Những mũi tấn công sắc sảo của quân Tây Sơn luôn giáng cho quân địch nhữngđòn chí mạng Bởi thế, chỉ một trận Rạch Gầm - Xoài Mút mà quân Xiêm sau này
"sợ quân Tây Sơn như sợ cọp" Còn nhà Thanh cũng tắt luôn âm mưu xâmlược nước Nam từ trận đại bại đó
Trang 164.Trần Hưng Đạo và nghệ thuật xoay chuyển tình thế
Nếu như Lý Thường Kiệt chọn công để lấn át khí thế quân thù, thì Trần Hưng Đạo lại làm ngược lại Ông chọn cách rút lui để lật ngược tình thế Chủ động tránh sức mạnh địch, kéo địch vào trận tuyến chiến tranh toàn dân, với chiến lược ấy, quân dân nhà Trần đã không chỉ một lần chiến thắng quân Nguyên-Mông - đội quân hùng mạnh bậc nhất một thời của thế giới.
Tượng tưởng niệm Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Đầu thế kỷ thứ 13, quốc gia của người Mông Cổ được hình thành ở Trung Á Sau
đó không bao lâu, khắp nơi trên lục địa Á Âu đều có vết chân ngựa của họ Bằngthứ sức mạnh ào ạt của kỵ binh, những đội quân Mông Cổ trở thành cơn ác mộngcủa bất cứ quốc gia nào trở thành mục tiêu xâm lược của họ
Năm 1257, người Mông Cổ triển khai kế hoạch xâm lược Nam Tống Với ý địnhtạo ra một gọng kìm nhanh chóng tiêu diệt vương quốc này, Mông Cổ lập kế hoạchchớp nhoáng tiến chiếm Đại Việt ở phía nam
Cuối năm 1257, đầu năm 1258, dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Trần 1399), nhân dân Đại Việt sôi nổi đoàn kết chống giặc Và không giống nhiều cuộcchiến trước, người Mông Cổ thất bại Trong lịch sử Việt Nam, đó là cuộc khángchiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ nhất
(1226-Cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba của nhândân Đại Việt diễn ra vào các năm 1285 và 1288 Dường như càng chiến đấu càngbản lĩnh, Đại Việt đánh bại quân Mông-Nguyên lần thứ hai rồi lần thứ ba
Trang 17Mãi về sau này, dù luôn được nhắc đến như những chiến thắng kiểu mẫu của chiếntranh nhân dân trong thời kỳ phong kiến nhưng cách xoay chuyển tình thế màHưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần (hay thường được biết đến là Trần HưngĐạo) - tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến, tạo ra lại là một dấu ấn tôn vinh tài năng
cá nhân Bởi thế, cùng với những cuộc kháng chiến của nhà Trần, cái tên TrầnHưng Đạo đã trở thành nột niềm tự hào trong lịch sử Việt Nam
Không khó để hình dung về sức mạnh của quân Mông-Nguyên, khi đến thời điểmcủa cuộc xâm lược Đại Việt lần hai, lãnh thổ của họ không những bao trùm gần hếtchâu Á mà đã lấn nhiều sang châu Âu Uy thế vô cùng mạnh mẽ Thế nên, tướnggiặc Ô Mã Nhi đã thẳng thừng đe doạ quan quân nhà Trần rằng: "Chỉ trong chốclát, núi sông (các ngươi) sẽ thành đất bằng, vua tôi (các ngươi) sẽ ra cỏ mục" Địchmong muốn dùng sức mạnh ào ạt của kị binh, nhanh chóng khiến quân ta khiếpđảm, tan tác
Vào những thời khắc đầu tiên của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyênxâm lược lần hai, sức mạnh ấy hiện rõ Những cuộc tấn công chặn địch đầu tiên doTrần Hưng Đạo chỉ huy bị bẻ gãy nhanh chóng
Lùi để đào sâu nhược điểm của địch
Trong “Binh thư yếu lược” - soạn cho tướng sỹ học, Trần Hưng Đạo viết: “Ngườigiỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng” Điều đóđồng nghĩa với việc làm cách nào để có được chiến thắng cuối cùng mới là điềuquan trọng nhất Thế nên, cuộc kháng chiến quân Nguyên-Mông - đội quân hùngmạnh bậc nhất thế giới thời trung đại - của quân dân nhà Trần, dưới sự chỉ đạo củaông, được tiến hành theo một phương thức rất đặc biệt
Ông nhanh chóng thay đổi chiến lược: chuyển từ trực tiếp đối đầu với khí thế hunghãn của quân Nguyên sang lui binh Hạ lệnh cho tất cả các cánh quân rút lui, ôngcùng với hai vua Trần thu quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) Giặc truykích đến Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo lại đưa quân về Thăng Long Khi giặc đuổitheo đến Thăng Long, ông điều binh rút về Thiên Trường (Nam Định) Cứ thế,quân ta tránh đụng độ với giặc trong nhiều tháng
Một chiến thuật có vẻ bất thường nhưng lại là một trong những điểm đặc sắc nhất
Trang 18thể hiện óc chiến lược sắc sảo của Trần Hưng Đạo
Với sức mạnh áp đảo, quân Nguyên muốn đánh nhanh, thắng nhanh Bị chúng lấn
át ngay trong những đợt tấn công đầu tiên, ông hiểu rằng, đối đầu ngay tức thìkhông phải là một chiến thuật đắc dụng trong tình huống này
Những đội quân muốn đánh nhanh thắng nhanh thường có một nhược điểm chí tử:
đó là công tác hậu cần Thất bại của quân Mông-Nguyên năm 1258 góp phần chỉ
rõ điểm mấu chốt đó
Thế nên, thay vì tiến hành những cuộc tiến công trực diện ít có cơ hội chiến thắng,đánh vào điểm yếu này của địch sẽ là cách tốt nhất lấy đi sức mạnh của chúng Ápdụng chiến lược lui binh, ông sẽ khiến cho địch không thể đánh theo cách đánh củachúng, nói theo cách khác ông chủ động kéo dài cuộc chiến đấu Khi đó, thiếulương thực - nhược điểm ngày một trầm trọng của địch - sẽ tự làm chúng suy yếu
Nắm được chìa khoá tiêu diệt địch, khi quân Nguyên lần thứ ba đưa quân sang xâmlược Đại Việt (1287-1288), ông đã tự tin tâu với vua Trần rằng: "Thế giặc năm nay
dễ phá" Và quả nhiên, sau khi tướng Trần Khánh Dư tiêu diệt đội binh lương củaquân địch tại Vân Đồn (cuối năm 1287), quân địch lại rơi đúng vào tình huốngngặt nghèo về lương thảo - nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại trong hai lần xâmlược trước
Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, không chỉ giúp bảo toàn lực lượng, chiến thuật luibinh của Trần Hưng Đạo đã đẩy quân địch từ thế chủ động tấn công sang tình trạngdần mất phương hướng vì không tìm được đối tượng chiến đấu và rơi vào thế trậnchiến tranh nhân dân của ta
Tuy nhiên, nếu coi chiến lược lui binh của Trần Hưng Đạo là khởi đầu của một kếhoạch xoay chuyển tình thế - với các bước: khoét sâu nhược điểm, đẩy giặc vàotình thế khốn đốn và lấy lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường - thì cuộcchiến của nhân dân mỗi nơi giặc đến chính là bước thứ hai Sự phối hợp ăn ý giữaviệc lui binh của quân triều đình với các cuộc tiến công tại chỗ của nhân dân khắpnơi là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
Lấy nhân dân làm điểm tựa xoay chuyển tình thế
Khi tính toán những bước đi của chiến thuật lui binh, chắc chắn Trần Hưng Đạo cótính đến thời điểm chấm dứt chiến thuật Dựa trên đích nhắm đến của chiến thuật,
có thể thấy đó sẽ phải là lúc tương quan so sánh giữa hai bên nghiêng hẳn về quânTrần, chúng ta kiểm soát được thế trận và nắm chắc phần thắng Hay nói cáchkhác, đó là lúc mà người định đoạt kết cục của trận chiến là quân Trần chứ khôngphải 50 vạn hay 30 vạn quân nguyên
Khi quân giặc không triển khai được thế trận của chúng, phải theo đuổi quân ta chủ
Trang 19lực của ta hết nơi này đến nơi khác, bước một của kế hoạch xoay chuyển tình thế
đã thành công Bước hai được xúc tiến dáo diết với kế "thanh dã" (làm "vườnkhông nhà trống") và chiến tranh du kích
Khi quân Nguyên tiến vào kinh thành Thăng Long, chúng gặp phải một "sự khángcự" kỳ lạ, cả kinh thành trống không và khắp nơi dán đầy yết thị kêu gọi nhân dângiết giặc: “Phàm các quận huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì phải liềuchết cố đánh; nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứkhông được hàng”
Sự vắng lặng quá mức của kinh thành khiến quân giặc e sợ Chúng đưa quân rađóng ngoài thành Và có lẽ, khi vạch kế hoạch xâm lược, quân Nguyên Mông chỉnghĩ rằng những cuộc đụng độ với quân của triều đình nhà Trần là thử thách duynhất trong cuộc chiến Chúng không ngờ, chúng còn phải đối phó với những thửthách khác cũng gay go chẳng kém
Cần phải nhắc lại, trước khi cuộc chiến chống xâm lược bắt đầu, nhà Trần đã tổchức một cuộc trưng cầu dân ý trong điện Diên Hồng Các bô lão đại diện chonhân dân khắp mọi miền tổ quốc được nhà vua hỏi ý kiến xem liệu thế giặc mạnhnhư vậy nên hoà hay nên đánh Và cuộc kháng chiến của nhà Trần đã tạo cho mìnhmột chỗ dựa vô cùng vững chắc khi không ai bảo ai, muôn người như một cùng hô
"Đánh" Dường như, đó là câu thần chú kết nối lòng yêu nước trong mỗi người dânthành một loại sức mạnh trải khắp Đại Việt, hiển hiện, ám ảnh mỗi bước đi củaquân Nguyên
Cùng với những cuộc rút lui chiến lược của quân triều đình, khắp nơi, dân Việt đẩymạnh chiến tranh du kích Đêm đêm, những đội quân cảm tử được lệnh xuất kíchđánh vào trại giặc Bị tấn công ban đêm, bọn giặc vô cùng hoảng sợ, chỉ biết cốthủ, đợi trời sáng mới dám đánh Chúng phải dựng rào gỗ, tăng thêm tuần tra ở cácđồn trại đề phòng quân ta tiến đánh Ngoài ra, theo lệnh triều đình, nhân dân tất cảnhững nơi giặc đi qua đều triệt để thực hiện kế thanh dã, cất giấu hết lương thực,không để giặc tự do cướp bóc
Thiếu lương, không triển khai được thế trận, mệt mỏi vì cứ phải đuổi theo quântriều đình Trần, bị quấy rối và đánh phá liên miên, càng kéo dài cuộc chiến tranh,tình trạng của đội quân Nguyên ngày nào còn hùng mạnh càng trở nên bi đát: đóikhát, bệnh tật và hoang mang đến tột độ Cuộc chiến khắp nơi của người dân ĐạiViệt vắt kiệt dần ý chí chiến đấu của chúng
Đến đây, bước hai và cũng là bước cuối cùng của kế hoạch xoay chuyển tình thế hoàn tất Đây chính là lúc sự hoang mang, dã đám và thoái chí của quân Nguyênphải đối phó với một đội quân nguyên vẹn sức mạnh, đầy khí thế chiến đấu vàđược nhân dân ủng hộ mạnh mẽ của triều đình nhà Trần Chẳng còn điều gì còn cóthể tạo ra ưu thế cho quân giặc
Trang 20-Trần Hưng Đạo nói về sức mạnh của chiến tranh nhân dân - thứ mà ông gọi là "thếnhân trận" - như sau: “hình dáng trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoáicũng là chứ nhân, họp lại cộng làm một người, tan ra cũng làm một người, mộtngười làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn muôn người độnglàm một trận” Nói như vậy cũng đủ để biết, trong suy nghĩ của ông, sức mạnh củanhân dân có thể làm được những điều kỳ diệu gì.
Phản kích
Tình hình bi đát của quân giặc chính là mốc chấm dứt chiến thuật lui binh của TrầnHưng Đạo Quân Trần bước vào giai đoạn hai của cuộc kháng chiến - giai đoạnphản kích
Các cuộc phản công được tổ chức gần như đồng loạt và rất mạnh mẽ
Quân và dân nhà Trần đã làm nên không ít chiến thắng oanh liệt: từ những chiếnthắng như chiến thắng A Lỗ (gần điểm nối giữa sông Hồng và sông Luộc ngàynay), chiến thắng Tây Kết, chiến thắng Hàm Tử, chiến thắng Chương Dương đếnnhững chiến thắng làm cho quân thù kinh hãi như chiến thắng Bạch Đằng
Bị đáng thua khắp mọi nơi, quân Nguyên nhanh chóng tan rã Hai cuộc khángchiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đều chiếnthắng ròn rã
Lui binh bảo toàn lực lượng, khoét sâu điểm yếu của địch, dùng sức mạnh nhândân xoay chuyển tình thế, đẩy giặc vào tình thế khốn đốn và tiêu diệt địch, có thểnói, sự thành công của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông là chiếnthắng điển hình của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, trong đó, nổibật lên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp - bước đệm của những cuộc phảnkích dồn dập sức mạnh cuối mỗi cuộc kháng chiến Đây chính là sự gắn kết hoànhảo của các yếu tố dân, quân, cơ trong bàn tay lãnh đạo của Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn
5.Nguyễn Chí Thanh - Cứu tinh của Bình-Trị-Thiên
Giống như nhiều nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20, Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh là người giàu bản lĩnh Lịch sử đã thử thách ông không chỉ mộtlần và chưa lần nào ông bỏ cuộc Dù khi Huế - mảnh đất quê hương ông - mất liênlạc với cách mạng cả nước năm 1942, hay khi mặt trận Bình-Trị-Thiên vỡ trướcsức mạnh ban đầu của quân Pháp (1946-1947), mỗi quyết định của ông đều trởthành điểm tựa và kim chỉ nam cho cuộc chiến đấu của nhân dân
Trang 21Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên phải) và chủ tịch
tại Đại hội Đảng bộ quân đội 1960
Cách mạng tháng 8 thành công mang lại quyền làm chủ thực sự cho người dânViệt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ ChíMinh, nhân dân bắt tay vào xây dựng một nhà nước của chính mình
Nhưng tiếng súng ngưng chưa bao lâu thì thực dân Pháp đã đem quân trở lại, âmmưu tái chiếm Việt Nam Tháng 9/1945, với sự trợ lực từ quân Anh, Pháp nhanhchóng chiếm Nam Bộ và chuẩn bị đưa quân ra toàn Việt Nam
Ngày 19/12/1946, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Pháp,cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân Việt Nam bùng nổ
Trên cương vị là Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế và từ năm 1948, Bí thư phân khu
ủy Bình-Trị-Thiên, Nguyễn Chí Thanh đã đưa phong trào kháng chiến trong vùngvượt qua nhiều thách thức Quân dân nơi đây mến phục và gọi ông là "linh hồn củacuộc kháng chiến Bình-Trị-Thiên"
Bình-Trị-Thiên lâm nguy
Ngày 19/12/1946, từ Hà Nội, kháng chiến chống Pháp nhanh chóng bùng nổ trêntoàn quốc
Trong thế trận của cả nước, nhiệm vụ của chiến khu 4 (khu vực Bắc Trung Bộ)được xác định là "tiến công vào lực lượng quân Pháp hiện đang đóng ở thành phốVinh (Nghệ An) và thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) Một mặt bố trí lực lượng ởphía nam tỉnh Thừa Thiên, có nhiệm vụ ngăn chặn viện binh của địch từ Đà Nẵng
Trang 22ra Huế khi chiến sự bùng nổ"
Với sự tập trung của một số lượng khá lớn quân Pháp, Huế trở thành chiến trườngtrung tâm của mặt trận Bình-Trị-Thiên - cây cầu nối bắc nam Việt Nam, một khuvực chiến lược đối với cả ta và Pháp
Cuộc chiến tại Huế bắt đầu lúc 2h30 phút ngày 20/12/1946 và kéo dài gần 2 tháng.Sau hơn 20 ngày đầu tiên nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của địch, quândân Thừa Thiên-Huế đã buộc địch phải co cụm cố thủ trong các trường dòng, việndân biểu
Tuy vậy, với âm mưu chiếm đóng khu vực Bình-Trị-Thiên làm bàn đạp tấn côngcác tỉnh phía bắc khu 4, Pháp phái quân tiếp viện đến giải vây và đẩy lùi quânkháng chiến ở Huế Trước sức mạnh của quân địch, quân ta chỉ cầm cự được đếnđầu tháng 3 rồi rút khỏi Huế bảo toàn lực lượng
Thừa thế, quân Pháp tiến công mở rộng, đánh chiếm Thừa Thiên Huế và các tỉnhxung quanh Vừa đánh, quân Pháp vừa thực hiện chiến thuật "vết dầu loang" - xâydựng đồn bốt, lập hội tề và mở các cuộc càn quét để kiểm soát các vùng chúngchiếm được Càn quét, giết chóc, đốt phá, quân Pháp thực hiện tất cả các biện pháp
để tróc rễ những đảng viên cộng sản bám trụ trong nhân dân, uy hiếp và tiêu diệt ýchí chiến đấu của nhân dân Huế nói riêng và mảnh đất miền trung nói chung
Vì thế, sau khi mặt trận Huế vỡ, nhiều cơ quan đảng bộ trong tỉnh bị thiệt hạinghiêm trọng, như đảng bộ Phú Vang từ 193 đến thời điểm đó chỉ còn vẻn vẹn 23đảng viên
Còn các đơn vị bộ đội, sau khi rút khỏi thành phố Huế, do hoạt động khủng bố gắtgao của địch, cuộc sống của các đơn vị này cũng trở nên vô cùng khó khăn: ăn đói,mặc rách, rét mướt, bệnh tật Tinh thần và tư tưởng của họ bị chao đảo, sức chiếnđấu giảm sút nghiêm trọng
Những cuộc truy lùng gắt gao và hành quyết dã man các đảng viên cộng sản,những cuộc càn quét liên miên của giặc Pháp, thêm vào đó là sự rút lui của quânđội, tất cả đã khiến nhân dân hoang mang Không khí sợ hãi, lo âu bao trùm trongdân chúng
Phong trào kháng chiến của Huế và cả khu vực Bình-Trị-Thiên chùn lại và vấpphải những khó khăn chồng chất Không chỉ cần một ngọn lửa để giữ vững niềmtin, cuộc đấu tranh của nhân dân Huế còn cần có một lối đi mới, thích hợp với tìnhhình hiện tại
Trang 23Lấy tiếng súng mang lại niềm tin cho nhân dân
Trên cương vị Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã chotriệu tập gấp một hội nghị các cán bộ đảng tỉnh Thừa Thiên Hội nghị diễn ra tạithôn Nam Dương (huyện Quảng Điền) vào ngày 25/3, tức là chỉ hơn nửa tháng kể
từ sau khi quân ta rút khỏi nội thành Huế và 9 ngày sau khi quân Pháp hoàn toànchiếm được Huế
Đây không chỉ đơn thuần là một hội nghị kiểm điểm mà còn là một hội nghị xốclại tinh thần các cán bộ đảng viên, bộ đội và rọi ánh sáng vào công cuộc đấu tranhđang bế tắc của nhân dân Thừa Thiên-Huế Điều này ít nhiều cho thấy sự sắc bén
và nhạy cảm đối với những thay đổi của tình thế trong tư duy của Nguyễn ChíThanh
Những chủ trương được đưa ra trong hội nghị là một kế hoạch toàn diện, điểmtrúng những vấn đề cuộc đấu tranh đang vướng phải Trước hết, để tìm lại niềm tincủa nhân dân, phải tiếp tục kháng chiến, phá chính sách bình định của giặc, tiếnhành trừ gian, phá tề Để động viên, chấn chỉnh và phát triển quân đội phải khuyếnkhích nhân dân tăng gia sản xuất, cất dấu lương thực, canh gác để làm ăn và tiếp tếcho chiến khu Và để xây dựng cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến, cán bộđảng viên phải củng cố, xây dựng lại cơ sở, đưa cán bộ đảng viên trở về địaphương để hoạt động, nắm quần chúng nhân dân, chấn chỉnh quân đội, dân quân tự
vệ, chỉnh đốn các uỷ ban kháng chiến và kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng
Ngay sau khi hội nghị kết thúc, bước 1 của kế hoạch vực dậy phong trào đấu tranhtrong tỉnh Thừa-Thiên-Huế được triển khai nhanh chóng
Với khẩu hiệu "nổ lại tiếng súng kháng chiến mang lại tin tưởng cho đồng bào",các đơn vị bộ đội trong tỉnh được tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế giao nhiệm vụ tổ chứcmột số trận đánh để gây lại phong trào và xây dựng lòng tin trong quần chúng
Bằng cách đánh bất ngờ, chỉ trong tháng 3/1947, các đơn vị bộ đội trong tỉnh đãhai lần chiến thắng quân Pháp tại Hộ Thành và đồn Đất Đỏ Nổ ra sau hai chiếnthắng này, là hàng loạt những cuộc tấn công nhỏ của dân quân tự vệ khắp nơi trongtỉnh
Từ tháng 7/1947 trở đi, phần lớn lực lượng vũ trang Thừa Thiên-Huế đã về hoạtđộng ở đồng bằng, từng bước xây dựng lại cơ sở kháng chiến, phát động phongtrào chiến tranh du kích, giúp nhân dân sản xuất, tạo chuyển biến ở cơ sở, đem lạiniềm tin cho nhân dân
Lấy lại được sự tin tưởng của nhân dân, từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dânThừa Thiên-Huế có điều kiện đạt được những bước phát triển mới Đầu năm 1948,