1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làng chiến đấu cảnh dương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 – 1954)

113 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Là một bộ phận gắn bó máu thịt với cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã sáng tạo, đồng lòng đồng sức xây dựng nên “Hàng rào chiến đấu” chống thực dân Pháp xâm lư

Trang 1

hướng dẫn đọc toàn văn báo cáo KQNC

! Bạn muốn đọc nhanh những thông tin cần thiết ?

đọc báo cáo ( với Acrobat 4.0 trở lên, cho trỏ chuột vào

mỗi đề mục để đọc toàn bộ dòng bị che khuất )

! Bạn muốn phóng to hay thu nhỏ trang báo cáo trên màn hình ?

! Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích th Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích thưưưước ớc

có sẵn trên thanh Menu

, hoặc

! Mở View trên thanh Menu, Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to Mở View trên thanh Menu, Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to Chọn Zoom to

! Chọn tỷ lệ có sẵn trong hộp kích th Chọn tỷ lệ có sẵn trong hộp kích thưưưước ớc hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn,

hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn, Nhấn OK , , Nhấn OK Nhấn OK

Chúc bạn hài lòng với những thông tin đ với những thông tin đưưưược cung cấp ợc cung cấp

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.s Nguyễn Thế Hoàn - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội Trường Đại Học Quảng Bình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban tuyên giáo huyện ủy Quảng Trạch,

Ủy ban xã Cảnh Dương, Ủy ban xã Quảng Hưng đã tạo điều kiện cho em thu thập đầy

đủ và chính xác những số liệu phục vụ công tác nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận

Trong quá trình thực hiện, do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh nghiệm và thời gian có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 5 năm 2014

Tác giả thực hiện

Võ Thị Nhi

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàn Các

số liệu và kết quả nghiên cứu khóa luận này là trung thực Các thông tin trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và được chú thích đúng quy định

Tác giả khóa luận

Võ Thị Nhi

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Phạm vi 4

3.3 Nhiệm vụ 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp luận 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của khóa luận 4

6 Bố cục của khóa luận 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CẢNH DƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN 6

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6

1.1.1 Vị trí địa lý 6

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 7

1.1.3 Giao thông 9

1.1.4 Về khí hậu 11

1.2 Cảnh Dương với truyền thống yêu nước 12

1.2.1 Sơ lược về nguồn gốc hình thành làng Cảnh Dương 12

1.2.2 Cảnh Dương với truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng 14

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954) 22

2.1 Cảnh Dương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 22

2.1.1 Về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 22

2.1.1.1 Về chính trị - quân sự 24

2.1.1.2 Về kinh tế - tài chính 28

Trang 6

2.1.1.3 Về văn hóa - xã hội 30

2.1.2 Nhân dân Cảnh Dương ra sức chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 33

2.1.2.1 Đặc điểm tình hình và những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng, tỉnh ủy Quảng Bình và huyện ủy Quảng Trạch 33

2.1.2.2 Nhân dân Cảnh Dương chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 38

2.1.2.2.1 Về chính trị 39

2.1.2.2.2 Về quân sự 41

2.1.2.2.3 Về kinh tế - văn hóa – xã hội 48

2.2 Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương (từ 27 – 3 – 1947 đến 20 – 7 – 1954) 50

2.2.1 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Cảnh Dương 50

2.2.2 Các trận đánh thắng lớn của nhân dân Cảnh Dương 58

2.2.2.1 Trận càn ngày 6 – 5 – 1948 58

2.2.2.2 Trận càn ngày 15 – 5 - 1948 60

2.2.2.3 Trận nhảy dù thủy lục không quân ngày 12 – 7 – 1948 (mồng 6 tháng 6 Mậu tý) 62

2.2.2.4 Trận tập kích ngày 08 – 6 – 1953 (ngày 27 tháng 4 năm Quý tỵ) 72

2.3 Vai trò và bài học về “hàng rào chiến đấu” của quân và dân Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) 79

2.3.1 Vai trò của Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 79

2.3.1.1 Vai trò của quân dân Cảnh Dương trong việc bảo vệ xóm làng 79

2.3.1.2 Cảnh Dương thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến (1945 – 1954) 82

2.3.1.2.1 Cảnh Dương xây dựng hậu phương kháng chiến tại chỗ 82

2.3.1.2.1.1 Về kinh tế 82

2.3.1.2.1.2 Về chính trị 83

2.3.1.2.3 Về quân sự 84

2.3.1.2.4 Về văn hóa – xã hội 85

Trang 7

2.3.1.2.2 Cảnh Dương thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến, phối hợp

chiến đấu với chiến trường toàn quốc 86

2.3.2 Bài học về “hàng rào chiến đấu chống Pháp” 91

C KẾT LUẬN 98

D PHỤ LỤC 101

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Có ai về Cảnh Dương, quê tôi đứng nơi đầu sóng gió, truyền thống đánh giặc giữ làng mãi mãi còn đây ” Đó là những lời ca trong ca khúc vượt thời gian “Quảng Bình quê ta ơi” mà nhạc sĩ Hoàng Vân ca ngợi làng kháng chiến Cảnh Dương

Nằm ở phía Bắc Quảng Bình, trải mình bên bờ biển cả mênh mông quanh năm sóng vỗ, bên núi Phượng, sông Loan, làng biển Cảnh Dương như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc Cảnh Dương là một trong tám bức tranh văn vật của Quảng Bình: “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” Ngoài ra, Cảnh Dương còn biết đến là làng chiến đấu kiểu mẫu, một vùng đất rực rỡ chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Trong cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Pháp xâm lược, mặc dầu là một thôn nhỏ trong xã Hòa Trạch, (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhưng là một địa bàn trọng yếu của vùng Roòn về mọi mặt, nhất là lĩnh vực quân sự, Cảnh Dương ở vào một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, vùng đất này có vị trí là cầu nối liền vùng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh với phân khu chiến trường Bình - Trị

- Thiên, là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Bình Vì vậy, đây chính là mục tiêu chiến lược quân sự mà thực dân Pháp cần đánh chiếm để hòng chặt đứt mạch máu giao thông, chiếm giữ Đèo Ngang và làm vị trí tiền tiêu quan trọng Đặc biệt, với vị thế ở sát biển, gần đường quốc lộ 1A rất thuận tiện cho việc tiến quân

về mặt giao thông thủy bộ, nếu chiếm được Cảnh Dương thì cả khu vực Roòn dễ dàng nằm trong vòng kiểm soát của thực dân Pháp

Trong suốt cuộc chiến đấu chống thực dân pháp xâm lược quân dân Cảnh Dương đã phải chiến đấu với hơn 120 trận lớn nhỏ Đứng trước một kẻ thù là một đế quốc mạnh, lại được trang bị vũ khí tối tân có cả thủy lục không quân Nhưng nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đoàn kết một lòng đứng dậy kháng chiến Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu IV, Đảng bộ tỉnh, huyện ủy, chi bộ xã Hòa Trạch, nhân dân Cảnh Dương đã biết vận dụng một cách sáng tạo trước mọi tình huống của chiến tranh, đồng thời tổ chức,

Trang 9

động viên toàn dân tham gia kháng chiến, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng

kẻ thù

Là một bộ phận gắn bó máu thịt với cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã sáng tạo, đồng lòng đồng sức xây dựng nên “Hàng rào chiến đấu” chống thực dân Pháp xâm lược Trở thành một trong những làng chiến đấu anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là làng kháng chiến kiễu mẫu không chỉ được nhân dân trong huyện, trong tỉnh, mà còn được nhân dân cả nước học tập noi theo

Hội nghị Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV ngày 26 – 2 - 1949 đã tuyên dương làng Cảnh Dương (xã Hòa Trạch, huyện Quảng Trạch) là làng chiến đấu kiểu mẫu Cùng với những thắng lợi đó Cảnh Dương đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà nước tặng danh hiệu “Làng chiến đấu anh dũng” Như vậy, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược Không chỉ tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp, nhân dân Cảnh Dương còn tham gia sản xuất, phục vụ cuộc sống, đảm bảo lương thực, thực phẩm và chi viện cho cuộc kháng chiến Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cũng được nhân dân phát huy một cách cao nhất để phục vụ cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng

Tên tuổi làng kháng chiến Cảnh Dương đã trở thành một biểu tượng mẫu mực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Vì những lý do trên mà tôi đã chọn vấn đề: “Làng chiến đấu Cảnh Dương

trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)” làm khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Cảnh Dương trong kháng chiến chống Pháp xâm lược

Cuốn “Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 –

1954)”, Thường vụ tỉnh ủy, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình viết

về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng Bình,

có một số điểm ca ngợi và nói về hàng rào chiến đấu chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương ở Quảng Trạch Nhưng chỉ là sơ lược không đi sâu và đầy đủ chi tiết về các trận đánh

Trang 10

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1930 – 1954)”, Tập I, Đảng cộng sản

Việt Nam Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, tháng 2 – 1995, đã có đề cập

sơ lược về làng chiến đấu Cảnh Dương, nhưng không đề cập đến tiến trình, đặc điểm từng cuộc chiến của quân và dân Cảnh Dương

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch, Tập I (1930 – 1954)”, Đảng

cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tháng 8 –

1997, nói về Đảng bộ toàn huyện Quảng trạch, nói về cuộc chiến tranh chống Pháp của quân dân Quảng Trạch, nhưng không đi vào cụ thể tất cả các vấn đề của Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương (1930 – 2000)” Tập I, Ban chấp hành

Đảng bộ xã Cảnh Dương, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật Hà Nội, 2013, đã khái quát về các hoạt động yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng tháng Tám

1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954) Nhưng chỉ nói một cách khái quát về Cảnh Dương trong chiến tranh chống Pháp

Cuốn “Cảnh Dương chí lược”, Trần Đình Vĩnh chủ biên, Ủy ban nhân dân

xã Cảnh Dương, Sở văn hóa thông tin Quảng Bình, cuốn sách chỉ nói một cách

“chí lược”, khái quát về xã Cảnh Dương trong tất cả các mặt

Cuốn“Cảnh Dương làng biển anh hùng” của tác giả Nguyễn Ngọc Phúc, Nhà

xuất bản Lao Động Hà Nội 2011, viết về Cảnh Dương ở các mặt khoa bảng, làng chài lưới, văn hóa, nhưng không làm rõ làng Cảnh Dương chống thực dân Pháp

Ở các công trình nghiên cứu trên, các tác giả, nhóm tác giả đề cập về làng chiến đấu Cảnh Dương ở nhiều phương diện và góc nhìn khác nhau Nhưng vấn

đề Cảnh Dương trong kháng chiến chống Pháp vẫn còn sơ lược, chưa hình thành một hệ thống mang tính định hướng Tuy nhiên, đó lại là những cứ liệu quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài của mình

3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng

Khóa luận tập trung đi sâu nghiên cứu về một đối tượng cụ thể, đó là: “Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 –

1954)”

Ngoài ra, để làm rõ hơn thì khóa luận này còn tìm hiểu sơ lược về điều kiện

tự nhiên, nhân dân Cảnh Dương với truyền thống yêu nước cách mạng, công

Trang 11

cuộc bảo vệ và củng cố chính quyền cánh mạng, sự chuẩn bị về mọi mặt của Cảnh Dương trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:

- Thứ nhất: Cảnh Dương và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân

- Thứ hai: Cảnh Dương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Tiến hành nghiên cứu khóa luận trên cơ sở vận dụng quan điểm phương pháp luận Mácxít – Lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhận thức nghiên cứu lịch

sử

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng kết hợp hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp Lôgic

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tôi còn sử dụng phương pháp sưu tầm, phân loại tư liệu, phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá tư liệu

5 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận đã tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề về “Làng chiến đấu

Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)”

Từ đó làm rõ được đặc điểm của làng chiến đấu Cảnh Dương – một làng chiến đấu kiểu mẫu trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, về công tác chuẩn bị của quân và dân Cảnh Dương trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai

Khóa luận đã dựng lại bức tranh tương đối hoàn chỉnh về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Cảnh Dương

Trang 12

Khóa luận đã góp một phần nhỏ về việc làm sáng tỏ hơn vai trò của quân và dân Cảnh Dương trong sự nghiệp chung thống nhất nước nhà Thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của quân và dân Cảnh Dương Bài học về “hàng rào chiến đấu chống Pháp xâm lược” Làm cho chúng ta nhận thấy được tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Cảnh Dương nói riêng và dân tộc ta nói chung

Rút ra được nguyên nhân thắng lợi, khẳng được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của tỉnh ủy Quảng Bình, huyện ủy Quảng Trạch và chi bộ xã Hòa Trạch trong việc tổ chức, chỉ đạo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến đánh bật được tất cả kẻ thù xâm lược

Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa phương, góp phần nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), từ đó phục vụ giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương

Giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước của nhân dân Cảnh Dương

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 2 chương với bố cục như sau:

- Chương 1: Cảnh Dương và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân

- Chương 2: Làng chiến đấu Cảnh Dương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954

Trang 13

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CẢNH DƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Trên con đường từ Bắc vào Nam, qua đèo Ngang chưa đầy 10 km về phía Đông Nam, từ trung tâm thị xã Ba Đồn (Quảng Trạch) ra phía Bắc theo đường quốc lộ 1A chừng 17 km, khi đứng trên cầu Roòn nhìn về hướng biển, ta sẽ thấy một một vùng quê trù phú xinh đẹp, tấp nập thuyền bè vào ra, một làng biển thơ mộng, giàu truyền thống khoa bảng Đó là xã Cảnh Dương anh hùng, được mệnh

danh là “Pháo đài thép” trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Làng Cảnh Dương nằm trên cửa biển phía hữu ngạn con sông Roòn bốn mùa xanh biếc, nằm giữa hai địa danh là núi – sông ôm choàng lấy vùng đất Quảng Trạch (Quảng Bình) Là một trong bảy xã vùng Roòn nằm ở phía Bắc Quảng Trạch, có tọa độ địa lý ở vào 17050’ – 17052’ vĩ độ bắc, 106026’05” –

1060 27’ độ kinh đông với diện tích là 1,52 km2

Ở vị trí cửa rừng, cửa biển, Cảnh Dương như một nhân chứng lịch sử trường tồn nằm giữa cảnh quan nước non kỳ thú Khép mở nửa vòng cung phía Tây từ Sông Gianh ra hay từ Đèo Ngang vào núi non trùng điệp: Lỗi Lối, Chóp Chài, Thành Thang, Mồng Gà, Cao Mại, Lệ Sơn,… “mà khối Hoành Sơn là chú voi đầu đàn trong đàn voi cổ đại, ào ạt tiến về phương Nam, chạy gần sát ra biển” [11; 7] Mở nửa vòng cung phía Đông là biển trời bao la với nào mũi, nào ghềnh, nào vũng, nào đảo Xét về kinh tế chính trị, Cảnh Dương bao giờ cũng là trung tâm để giao lưu buôn bán của vùng và có vị trí địa lý quan trọng về mặt quân sự

Về mặt vị trí địa lý, phía Bắc Cảnh Dương giáp với con sông Roòn thơ mộng, phía Nam giáp với xã Quảng Hưng, phía Tây giáp với kênh Xuân Hưng lịch sử

và phía Đông giáp với biển Đông

Như vậy, ta thấy Cảnh Dương là một vùng đất đẹp, được bao quanh bởi sông nước, biển khơi, xa xa có núi “Cảnh Dương nằm trên một bán đảo, thoạt nhìn Cảnh Dương như một con thuyền đang thả neo trên sông nước”, rồi “Trong

Trang 14

bức tranh sơn thủy, làng biển Cảnh Dương như một nhụy hoa của bông hoa vũ trụ mà tạo hóa đã ban phát cho con người” [11; 7]

Về kiến trúc tổng thể, xã Cảnh Dương như một đô thị nhỏ: “Đường vào Cảnh Dương từ quốc lộ 1A địa phận thôn Di Luân khách vượt cây cầu xi măng dài ba mươi hai mét, rộng sáu mét, rải đá biên hòa Vào làng Cảnh Dương ta như lạc vào một thành phố cổ, có người so sánh cảnh Dương như làng của người Ai Cập, có người tìm về một làng phố cổ Ta chỉ biết đường sá ngang dọc hình bàn

cờ, nhà ngói san sát nhau, mỗi nhà đều có bốn bức tường san hô bao quanh tạo thành tầng tầng lớp lớp bức tường đá…” [11; 9] Hay như Nguyễn Ngọc Phúc đã miêu tả rằng: “Ngày trước địa hình Cảnh Dương như một chiếc quạt, từ đầu về làng là cánh quạt, từ đầu làng xòe ra thành chiếc quạt nan là ba con đường… về

cơ bản đường xá của Cảnh Dương được xây dựng theo hình bàn cờ…” [7; 104] Như vậy, trước đây chính nhờ kết cấu tổng thể “Pháo đài làm bằng san hô” kết hợp với các loại cây rừng mọc xen với dứa dại quanh làng làm thành hàng rào chiến dấu mà trong kháng chiến chống Pháp và cả chống Mỹ dân làng Cảnh Dương đã phát huy được sức mạnh làng xã của mình

Ngày nay, tổng thể kiến trúc làng xã Cảnh Dương cũng chằng chịt, nhà sát nhà, đường xá quanh co, vào làng rất khó xác định được lối đi Đúng là như một thành phố cổ “Trong chín năm kháng chiến Cảnh Dương, tất cả những con đường dẫn đến các ngã trong xã đều có cừ bằng đá san hô Cừ là hai lớp tường xây bằng đá san hô hơi lệch nhau Khi chiến sự xẩy ra, du kích bố trí lực lượng chốt ở các cừ đầu đường sẵn sàng súng đạn chờ giặc tới để chiến đấu Các làng nông nghiệp giao thông hào là những hào đào sâu vào lòng đất còn ở Cảnh Dương, giao thông hào hình thành bằng việc đục tường các nhà trong từng chòm làm thành một hệ thống giao thông chằng chịt mà địch không thể nào hiểu nổi

Từ các giao thông hào, sau những bức tường là các chiến sĩ du kích người dùng

súng người dùng giáo mác tự tạo sẵn sàng tiêu diệt giặc” [7; 105]

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Cảnh Dương nằm trên cửa biển phía hữu ngạn sông Roòn, con sông bốn mùa xanh biếc Như bao làng quê khác của tổ quốc Việt Nam, Cảnh Dương có bề dày lịch sử từ ngày tạo lập quê hương cùng với nền văn hóa phong phú và truyền

Trang 15

thống cách mạng kiên trung, truyền thống đó được bồi đắp theo chiều dài của thời gian, đứng vững trên nền đất hiền hòa, tươi đẹp và con người anh dũng, bất khuất, cần cù, bình dị

Ở Cảnh Dương, có biển, có sông, còn có vũng gọi là Vũng Chùa

Địa phận thuộc Vũng Chùa xưa chính là căn cứ thủy quân của quân Trịnh trong cuộc chiến tranh với chúa Nguyễn Vũng chùa thuận tiện cho ngư dân đánh bắt gần bờ, đặc biệt là nghề câu

Gió Bắc thì dựa Vũng Chùa Gió Nồm dựa chụt, bốn mùa như ao

Cảnh Dương còn có các đảo như đảo La (cao 119 mét, diện tích chừng 0,4

km2), đảo Nồm, đảo Cỏ tạo thành thế chân vạc vững chải như một bức hình phong che chắn gió mùa Đông Bắc thổi vào Cảnh Dương Nhìn ra khơi xa của biển Cảnh Dương thấy có một hòn đảo mù tít, đó là hòn Ông (có nơi gọi là hòn Gió) bởi nó thường thay đổi hình dạng theo gió nước: hình cỗ xôi, hình cái mâm,

Ông được coi là vọng gác tiền tiêu ở phía Bắc Quảng Bình Tiêu biểu hơn cả là hòn Lố, nằm trên đường giao lưu của các luồng cá Dựa vào đặc điểm này, nhân dân Cảnh Dương đã đánh bắt thủy sản hằng năm với trữ lượng lớn Người Cảnh Dương từ lúc sinh ra đã hướng ra biển Địa hình đa dạng đó đã được nhân dân tận dụng khai thác và đúc kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất, lưu truyền từ đời này sang đời khác

“Tháng Tám hòn La, tháng Ba hòn Lố”

Ngoài ra ở Cảnh Dương còn có cửa lạch, có rạn ngầm, có bờ đá, có vịnh và

có cả bãi ngang, còn có dãy Hoành Sơn cách Cảnh Dương 4 km Dãy Hoành Sơn (còn gọi là núi phượng) là Phên dậu phía Nam của nước Đại Việt, ở vào vị trí xung yếu, ngăn cách hai dãy đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh và Bình – Trị - Thiên Nằm trước mặt làng, là một kỳ quan kỳ thú mà tạo hóa ban cho con người, miền đất “địa linh nhân kiệt” Người Cảnh Dương chọn dãy Hoành Sơn làm hướng làng Hoành sơn góp phần tạo ra những bãi đá san hô, những mũi, những rạn ngầm và đảo nhỏ ở Cảnh Dương

Trang 16

Nối liền giữa các mũi là những bãi cát phẳng lì, trắng phau, tạo thành những bãi tắm lý tưởng Vùng biển Cảnh Dương có địa hình đa dạng, có mũi biển là phần cuối của dãy Hoành Sơn, từ Bắc xuống Nam có mũi Đao, mũi Độc, mũi Ông, mũi Rồng

Biển Cảnh Dương được chia làm hai vùng rõ rệt là vùng biển san hô và vùng biển bãi ngang Vùng biển san hô là vùng biển tiếp giáp chân dãy Hoành Sơn đổ ngầm ra biển và vùng biển bãi ngang từ cửa lạch Roòn kéo đến cửa Gianh Ranh giới vùng biển san hô là từ cửa lạch Roòn lên phía Bắc, còn vùng biển bãi ngang là một vòng cung, cửa mở hướng Đông Nam là cái rọ của mùa cá nổi, vùng bãi ngang đáy nông, cát lẫn bùn sền sệt với nhiều phù du Hai vùng biển này là nơi giao lưu, cư trú và sinh sản của nhiều sản vật quý hiếm của biển

cả với nhiều tôm, cá, mực, san hô,… một vùng đất trù phú đã trở thành nơi sinh

cơ lập nghiệp, nuôi sống con người từ khi tạo dựng cuộc sống đến nay

Tài nguyên ở Cảnh Dương ít đa dạng nhưng nếu biết tận dụng khai thác thì

sẽ là nguồn lực lớn của quê hương Thảm thực vật hạn chế, chỉ là những dãy phi lao, dứa, các loài cây nước mặn (cây mắm, cây bần, cây đước ) Bù lại, Cảnh Dương có nguồn đặc sản biển phong phú: tôm hùm, bào ngư, mực, hải sản, rau câu, các loài cá, Đây là nguồn lợi đánh bắt xuất khẩu rất dồi dào Hằng năm, với trữ lượng đánh bắt lớn, ngư dân Cảnh Dương đã đem về cho quê hương sự giàu có, và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân

Khoáng sản Cảnh Dương có trữ lượng đáng kể, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, quốc phòng như: cát thủy tinh, đá san hô Cùng với thế mạnh “biển bạc” Cảnh Dương có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp: hòn La, hòn Lố, bãi biển Ngày nay, với những chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội hợp lý, nhân dân Cảnh Dương đang từng bước phát huy những thế mạnh của mình, tận dụng nguồn lợi, đón lấy thời cơ, nhanh nhạy trước cái mới, xây dựng và phát triển Cảnh Dương trên mọi mặt, phát huy truyền thống làng văn vật, làng anh hùng trong lịch sử

1.1.3 Giao thông

Với vị trí địa lý nói trên, làng Cảnh Dương có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi cả về đường bộ, đường biển, đường sông Hệ thống đường giao thông

Trang 17

nối liền thông suốt từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây tạo ra sự thuận lợi trong liên lạc, giao lưu, buôn bán của cư dân nơi này

Thứ nhất về đường bộ: Làng Cảnh Dương nằm dọc trên quốc lộ 1A, chạy qua đầu làng Chạy về phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 434 km, về phía Nam Cảnh Dương cách thành phố Hồ Chí Minh 1.303 km, cách thành phố Đồng Hới khoảng

60 km, và cách thị xã Ba Đồn 17 km Quốc lộ 1A có ảnh hưởng lớn đến lịch sử, đời sống kinh tế xã hội của Cảnh Dương, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Từ quốc lộ 1A đi vào làng Cảnh Dương là cây cầu xi măng dài 32 mét, rộng 6 mét Cây cầu tuy ngắn nhưng là điểm nút rất quan trọng của nhân dân Cảnh Dương, nơi giao lưu thông thương giữa làng Cảnh Dương với các vùng bên ngoài, nơi chứng kiến bao thế hệ người Cảnh Dương ra đi bảo vệ

Tổ quốc và trở về xây dựng quê hương Qua cổng làng, đường lớn được chia làm

ba nhánh: một nhánh chạy qua phía Tây Nam làng ra tận bãi biển, gọi là đường Hoành Lao: một nhánh khác chạy ven bờ sông tới của lạch Roòn, ra bãi biển phía Đông, khép kín với đường Hoành Lao, trở thành một con đường chạy quanh làng bốn phía; nhánh chính từ ngã ba đầu làng qua khu trung tâm hành chính – văn hóa Từ đường này có các đường nhỏ chạy về các xóm Đường bộ Cảnh Dương thẳng, rộng, và vuông góc với nhau (trừ đường Hoành Lao) thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động kinh tế và giao lưu, sinh hoạt văn hóa của địa phương

Thứ hai về đường sông: Phía Tây đầu làng Cảnh Dương là con kênh Xuân Hưng do quân Trịnh đào – nối liền sông Roòn với sông Gianh Vào thế kỷ XVII, trong gần 50 năm diễn ra cuộc phân tranh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn (1627-1672), sông Roòn chính là con đường thủy chiến, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển quân và chuyển lương từ Hà Tĩnh vào Bố Chính Sông Roòn hay còn gọi là sông Loan, là con sông gắn liền với dãy núi Hoành Sơn mà người ta thường gọi là Sông Loan – Núi Phượng, có nghĩa là đôi chim đẹp biểu tượng của tình yêu, người đời hài hước đã ví sông Roòn chính là người bạn tình của núi Hoành Sơn Lòng tự hào về mảnh đất Sông Loan núi Phượng của người Cảnh Dương thể hiện qua câu thơ:

Sông Loan núi Phượng hữu tình Bảng vàng, án ngọc, phân minh châu về

Trang 18

(Trích trong bài phú của vua triều Nguyễn trên văn bia cụ Đỗ Phú Túc)

Là con sông duy nhất bắt nguồn từ dãy núi Hoành Sơn có chiều dài 30 km, lưu vực sông khoảng 261 cây số vuông với 2 chi lưu là: Sông Hung Bàn và sông Thai Sông Hung Bàn (nay thuộc xã Quảng Hợp), là con sông cái chảy từ vùng đồi núi Quảng Hợp về vùng Roòn qua các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Phú rồi ra cửa Cảnh Dương

Sông Thai ngắn hơn, chảy từ Kim Long xã Quảng Kim về Phú Lộc xã Quảng Phú hợp với sông Cả rồi chảy ra cửa biển Cửa sông Roòn hẹp, nông, có nhiều đặc sản quý như tôm, cua, hàu, vẹm, cá hanh, cá buôi, cá đối, đặc biệt là sò huyết…

Thứ ba là con đường biển: Nếu từ mũi Cửa Tùng (Quảng Trị) đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) dài 280 km được xác định là cửa Vịnh Bắc Bộ, thì biển Cảnh Dương nằm trong cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ nên cửa biển Cảnh Dương rất thuận lợi cho tàu bè lưu thông, giao lưu, buôn bán ra Bắc cũng như là vào Nam Từ Cảnh Dương vào Đà Nẵng tàu khách sẽ vượt qua 174 hải lý, và từ Cảnh Dương ra Hải Phòng tàu khách sẽ vượt qua cung đường 297 hải lý

1.1.4 Về khí hậu

Là một vùng đất nằm ở phía Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình) lại giáp với biển Đông, Cảnh Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Trung Mỗi năm Cảnh Dương có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, chịu sự khắc nghiệt của gió Phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào), nhưng nhờ có gió biển chi phối nên khí hậu Cảnh Dương dễ chịu hơn các vùng khác Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, là mùa hay có bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Cảnh Dương bởi cuộc sống của họ gắn liền với biển cả Hằng năm trung bình có 1700 – 1900 giờ nắng và 160 – 190 ngày mưa Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 1) là 17,70C; tháng cao nhất (tháng 5) là 29,20C Lượng mưa lớn nhất trong năm thường xảy ra là tháng 9 (1169,8 mm), tháng 10 (1405,7 mm) Lượng mưa hằng năm dao động trong khoảng 1519,9 – 3110,5 mm [8; 25] thường gây thiên tai và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân

Trang 19

Với đặc điểm khí hậu nói trên, thiên nhiên đã ban tặng cho cư dân làng biển Cảnh Dương những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như nghề chài lưới, vận tải biển, buôn bán hàng hóa, ngoài nghề lưới ở Cảnh Dương còn có nghề câu, nghề thả bóng, nghề mành rút, đánh te, lặn ruốc, đi kheo, nghề chế biến nước mắm Với nền kinh tế phát triển như vậy đã kéo theo đời sống tinh thần của cư dân nơi đây hết sức đa dạng và phong phú, mang đậm đà bản sắc của một vùng quê làng biển Các phong tục tập quán thờ cúng, lễ tế, hội hè, ma chay, cưới xin, như lễ tết Nguyên đán, lễ cầu ngư, cầu mùa, lễ tế ngưu Cùng với đó cư dân nơi đây đã sáng tác ra các điệu hò như hò hụi, hò khoan, hò ý gia Nhưng bên cạnh đó, cư dân ở đây cũng gặp không ít khó khăn Đó là thường phải gánh chịu nhiều trận mưa, bão, nạn cát bay, cát bồi, cát lở với thời tiết khắc nghiệt như thử thách con người Cảnh Dương

Như vậy, cùng với con người Quảng Bình nói chung, cư dân Cảnh Dương phải oằn mình lên để gánh đỡ lấy những gánh nặng từ thiên tai mang lại Nhưng không vì thế mà cư dân nơi đây chịu khuất phục, trái lại, họ đã kiên cường chống

cự với thiên nhiên, chống cự với những khó khăn thách thức để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn

1.2 Cảnh Dương với truyền thống yêu nước

1.2.1 Sơ lược về nguồn gốc hình thành làng Cảnh Dương

Lịch sử khai canh lập ấp của Cảnh Dương bắt đầu từ Cồn Dưa, Lòi Mắm

Theo cuốn “Bốn xã khai khẩn truyện ký” (soạn vào năm thứ 22, triều Cảnh Hưng

(1762), sao lục dưới triều Tự Đức, năm thứ 18 Ất Sửu (1865) nguyên văn chữ Hán hiện còn lưu giữ tại nhà truyền thống của làng), làng Cảnh Dương được thành lập vào năm Quý Mùi (1643)

Trong bài tựa cuốn: “Nguyễn Thị tiểu tông gia phả” do tú tài Nguyễn Gia

Miễn viết năm Tự Đức thứ 24, Tân Mùi (1871), cách đây 143 năm cũng đã ghi

về nguồn gốc của Cảnh Dươg như sau: “Nguyên trước, tổ tiên ta ở trang Cảnh Dương huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An Ngày 18 tháng 11 năm Quý Mùi (1643) triều Lê Chân Tông, hiệu Phúc Thái, tổ tiên ta cùng khai khẩn

ấy, rồi liệt vị tiên hiền cũng vào xứ Cồn Dưa (tức là thôn Bắc Hà) xã Thuần Thuần, châu Bố Chính” Khi vào khai hoang, lập ấp họ kết nghĩa anh em, cùng

Trang 20

nhau tạo lưới vó làm nghề đánh cá, lập nên nhà cửa, đào giếng phía Đông gọi là giếng Đông và cùng nhau cư trú

Qua đó, có thể thấy thời gian thành lập làng tương đối thống nhất, đó là năm

1643 Và từ Đông Chí năm Quý Mùi (1643) đến mùa hè năm Quý Tỵ (1653) có đến 20 vị tiền khai khẩn và đồng khẩn quê ở Cảnh Dương trang, thuộc phủ Đức Quang, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, cửa biển làng Thuần Thuần, thôn Bắc Hà, châu Bố Chính (tức tả ngạn cửa sông Roòn –

Quảng Bình ngày nay) Trong tác phẩm “Cảnh Dương chí lược” có ghi chép 20

vị tiền khai khẩn và đồng khẩn là: Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Lẫm, Phạm ăn Hữu, Phạm Văn Sảo, Đỗ Phú Thanh, (vào đời Lê Chân Tông Phúc Thái nguyên niên (1643) Phạm Văn Ánh, Phạm Văn Hảo, Võ Văn Lan, Phạm Khắc Hoàng, (ngày 20 tháng 09 mùa thi năm Đinh Hợi (1647) niên hiệu Phúc Thái thứ 5 (triều vua Lê Chân Tông)) Đỗ Phú Thanh, Đỗ Văn La, Trương Văn Trác, Trương Văn Pháo, Ngô Văn Hào, Ngô Cảnh Xuân, Ngô Phúc Lai, Vũ Văn Nhương, Vũ Văn Nhiên, Nguyễn Văn Đức (Vệ), (ngày 08 tháng 06, mùa hạ năm Quý Tỵ (1653) Thịnh Đức nguyên niên)

Sau khi cư trú, lập nghiệp ở đất Cồn Dưa suốt 12 năm, người Cảnh Dương

ở thôn Bắc Hà các vị tiền khẩn và đồng khẩn cho rằng: “Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể lập làm xã hiệu được” [11; 27]

Như vậy, với tầm nhìn xa trông rộng và vốn hiểu biết của bản thân các ông cho rằng vùng Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể sinh sống lâu dài, phát triển nên đã quyết định chuyển sang vùng đất phía Nam sông Roòn vào tháng 2 năm Ất Mùi, tức năm Thịnh Đức thứ ba (1655) Đó là vùng Lòi Mắm trước đây thuộc địa phận làng Di Phúc, nằm sát biển ngay cửa sông Roòn Lúc chuyển qua thì dân cư chỉ được 20 người, họ dựng năm ngôi nhà, đào hai giếng để sinh sống Tác giả Nguyễn Ngọc Phúc đã dẫn chứng: “Thủy tổ làng ta vốn sinh ở làng Cảnh Dương huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, Nghệ An Các ngài Nguyễn Văn An, Đỗ Phú Thanh, bắt đầu vào xứ Cồn Dừa xã Thuần Thuần, châu Bố Chính khẩn hoang, làm nghề sau đó rời đến xứ Lòi Mắm làng Di Phúc, dựng lên năm cái nhà, từ đó sinh sản dần ngày càng đông, mới phân bổ việc quan, chịu thuế lệ, định cách chức” [7; 8]

Trang 21

Về việc đặt tên làng: Người Việt Nam đặt tên làng luôn thể hiện sự ước vọng của mình Người Cảnh Dương cũng vậy, họ đặt tên làng để thể hiện được ước mong, thể hiện được vẻ đẹp của quê hương mình “Cảnh” là phong cảnh,

“Dương” là thái dương, là mặt trời Dương trong từ đại dương là biển trời bao la Một nơi phía Bắc vừa có sông, vừa có núi, xa xa phía Nam có dãy Trường Sơn, phía Đông có biển Đông Đúng là một nơi đẹp

Trước đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tên làng thường bắt đầu bằng chữ “Kẻ” Như làng Di Luân gọi là “Kẻ Phường”, làng Phúc Kiều gọi là

“Kẻ Roòn”, còn “Kẻ Xã” là tên làng Cảnh Dương Năm Mậu Tuất (1658) chính thức đặt tên làng là làng Cảnh Dương

- “Từ năm Quý Mùi – Quý Tỵ (1643 – 1653) hoàn thành việc di dân

- Năm Ất Mùi (1655) đưa làng qua sông

- Năm Mậu tuất (1658) đặt tên làng

- Năm Bính Ngọ (1666) làm đình chùa

- Bính Tý (1756) mở trường học” [12; 30]

“Sau khi chính thức định cư tại Lòi Mắm, tháng 4 năm Mậu Tuất, tức năm Thịnh Đức thứ sáu (1658), các vị tiền bối bao gồm Nguyễn Văn An, Đỗ Phú Thanh, Phạm Khắc Hoành, Trương Văn Pháo, Ngô Cảnh Xuân đồng nhất đặt tên làng là Cảnh Dương Như vậy, xã Cảnh Dương được công nhận đơn vị hành chính từ thời Lê Thần Tông (triều Đại Lê – Trịnh) năm Mậu Tuất (1658) Tên làng Cảnh Dương vẫn được giữ từ ngày thành lập đến nay” [13; 21] Như thế, từ năm 1658, ranh giới địa lý và truyền thống lịch sử xã Cảnh Dương ban đầu được xác định một cách cụ thể cho đến bây giờ

1.2.2 Cảnh Dương với truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng

Suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Cảnh Dương đã trải qua các bước thăng trầm để xây dựng và bảo vệ quê hương Sự phát triển của Cảnh Dương hôm nay gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng, quật cường của con người nơi đây

Trước hết, đó là lòng yêu quê hương, yêu nước của dân làng Cảnh Dương,

và được thể hiện đầu tiên qua việc xây dựng làng xã Truyền thống yêu nước của nhân dân Cảnh Dương thể hiện trong ý chí quật cường trước thiên tai, địch họa,

Trang 22

tinh thần cần cù, chịu thương chịu khó đã khai phá, cải tạo vùng đầm lầy thành làng quê ven biển trù phú

Từ khi được thành lập vào năm 1643 đến nay, nhân dân Cảnh Dương đã ra sức xây dựng quê hương mình, chăm lo phát triển quê hương giàu mạnh Và đến bây giờ Cảnh Dương đã trở thành một trong những xã giàu có ở vùng Roòn Do điều kiện tự nhiên và đặc điểm của vùng, nhân dân Cảnh Dương sống bằng nghề

đi biển, đánh bắt cá, chế biến và buôn bán các loại hải sản, đặc biệt là nghề làm nước mắm, nghề hàng hải, đóng tàu thuyền, buôn bán hàng hóa… Cùng với việc xây dựng và phát triển kinh tế, nhân dân Cảnh Dương còn tạo dựng cho mình một cuộc sống tinh thần phong phú với nền văn hóa đặc sắc, xây dựng các Hương ước của làng, các phong tục tập quán, các lễ hội các điệu hò như Hò cạn, Hò hụi…

Lễ hội như hội Bơi trải, Giỗ tổ, Rước Động Mỏ, Cờ người… Xây dựng các công trình văn hóa như chùa làng, đình làng, lăng tẩm… Dù phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt nhưng không vì thế mà người dân Cảnh Dương nhụt chí, trái lại, họ càng kiên cường xây dựng quê hương thêm giàu mạnh

Thứ hai là truyền thống hiếu học và truyền thống khoa bảng: Dân làng Cảnh Dương chủ yếu sống nhờ nghề chài lưới trên sông biển, chế biến và buôn bán các loại hải sản nhưng các vị tiên chỉ của làng ý thức được việc học của con cháu, và

họ đã xác định rằng chỉ có kiến thức mới xây dựng quê hương giàu mạnh Nên truyền thống yêu nước của nhân dân Cảnh Dương còn thể hiện ở việc học hành khoa bảng Trong các hương phả của Cảnh Dương luôn đề cao việc giáo dục, đào tạo nhân tài, có chế độ khuyến khích người đỗ đạt Khoán lệ của làng ghi rõ:

"Chính sự phong hóa càng phải rộng mở mới tận thiện, tận mỹ Phàm làm việc gì nhất thiết phải nói lời công minh, không được suy bì riêng tư, không được cường hào mà phóng túng" ; "Khoa mục là con đường của sĩ tử, ai đi thi hội văn hay trúng

đệ nhất danh làng thưởng 100 quan; đệ nhị danh làng thưởng 50 quan" Trong sách

“Đại Nam nhất thống chí” của “Quốc sử quán” triều Nguyễn biên soạn theo lệnh

của vua Tự Đức, được đánh giá là bộ sách Địa lý học đầy đủ nhất dưới thời phong

kiến Phần về phong tục tỉnh Quảng Bình, “Quốc sử quán” triều Nguyễn đã nêu

danh bốn làng có truyền thống khoa bảng: “… bốn xã Sơn, Hà, Cảnh, Thổ (Lệ Sơn

Trang 23

và La Hà thuộc huyện Minh Chính, Cảnh Dương và Thổ Ngõa thuộc huyện Bình Chính) đời nào cũng có người khoa giáp”

Làng hiếu học Cảnh Dương được tôn vinh là một trong tám bát danh hương của Quảng Bình

“Sơn, Hà, Cảnh, Thổ Văn, Võ, Cổ, Kim”.

Cảnh Dương là một trong rất ít nơi có Văn Miếu, có bia Khoa Bảng, có Hội Văn như một Tao Đàn ở chốn làng quê Nhờ khuyến học, khuyến tài mà trong các kỳ thi dưới triều Nguyễn từ Minh Mạng về sau làng Cảnh Dương có đến hơn

100 người đậu từ tú tài đến tiến sĩ Theo bia khoa bảng của làng “Cảnh Dương xã

từ vũ bi ký” dựng năm Bính Thân 1836 thì trong 66 năm (1834 – 1900) đã có 47

vị, trong đó có hai tiến sĩ, 7 cử nhân và 38 tú tài Nhiều vị được nhà nước phong kiến bổ nhiệm làm các chức quan lại Nổi bật trong số đó có Phạm Chân sinh năm Giáp Tý (1804), đậu Tiến sĩ năm (1838) Phạm Chân được cử giữ chức Án Sát tỉnh Thanh Hóa, Án sát tỉnh Lạng Sơn, có công dẹp bọn giặc phỉ phương Bắc Khi giặc Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Phạm Chân đã chiến đấu ngoan cường bảo vệ thành Biên Hòa - Gia Định Khi thất thủ, không cam chịu rơi vào tay giặc, ông tuẫn tiết giữ tấm lòng trung, được triều đình nhà Nguyễn đưa vào thờ ở Trung Nghĩa đường Sau Phạm Chân có Nguyễn Phùng Dực đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Dậu (1849), nổi tiếng là người tài hoa, cụ Dực chuyên tâm cho ngành giáo dục,

mở trường lớp mong đào tạo được nhiều người đức tài cho quê hương, xứ sở Chính vì quan tâm đến giáo dục, đến sự phát triển của quê hương mà Cảnh Dương đã thành lập trường sơ học vào năm 1918 do cụ Đỗ Phú Túc nguyên là tổng đốc Bắc Giang về hưu vận động xây dựng và thành lập Trường mang tên

“Trường tiểu học Pháp - Việt Ròn” Đây là một trong những trường học đầu tiên

ở Quảng Bình và là trung tâm giáo dục của cả vùng Bắc Quảng Trạch Năm

1954, miền Bắc được giải phóng, trường Trung học dân lập thành lập ở Quảng Châu trước đó (năm 1950) rời về Cảnh Dương (tức là trường cấp II Cảnh Dương ngày nay) là một trong năm trường đầu tiên ở Quảng Bình được thành lập sau khi hòa bình lập lại

Trang 24

Thứ ba, truyền thống đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: Truyền thống yêu nước và sự nghiệp cách mạng của một làng quê trên đường thiên lý, bên bờ sông Loan – núi Phượng được hun đúc, nuôi dưỡng từ trong mạch nguồn của lịch

sử, trong mạch máu của quê hương từ khi thành lập đến nay Không chỉ đổ mồ hôi và nước mắt tạo dựng quê hương, nhân dân Cảnh Dương còn góp sức người sức của chiến đấu chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi

Sống trong thời đại của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, ngay từ khi khai canh dân làng Cảnh Dương đã chịu nhiều cơ cực của nạn đao binh Là vùng đất trải qua hàng trăm năm chinh chiến trận mạc trong cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn Cảnh Dương được coi là dân Kiến Nghĩa, Đạo dẫn đường dưới triều Lê Trịnh, họ đã phải sung lính, vận chuyển lương thực, dẫn đường vượt biển trong các cuộc chiến ở thế kỷ XVII Nằm trên hữu ngạn sông Roòn, cách sông Gianh 20 km, là trung tâm khu tiền tiêu trong hệ thống đồn lũy liên hoàn của chúa Trịnh, là trạm liên lạc lớn nhất nối liền giữa tiền tuyến và hậu phương Sông Roòn là yết hầu con đường thủy chiến, con đường vận chuyển quân đội, vũ khí, lương thực từ Hà Tĩnh vào Bố Chính Quân Trịnh đã đào con kênh Xuân Hưng nối liền sông Roòn với sông Gianh Cửa biển Cảnh Dương chính là căn cứ thủy quân của quân Trịnh Nhân dân Cảnh Dương lúc này cũng chịu cảnh bắt phu, bắt lính, cung phụng sức người sức của cho quân Trịnh đánh lại nhà Nguyễn Gia phả ở Cảnh Dương còn ghi lại vị trí chiến lược quan trọng của Cảnh Dương: “Năm Nhâm Tý (1672), niên hiệu Dương Đức (vua Lê Gia Tông) năm thứ nhất, chỉ truyền cho xã Cảnh Dương thuộc Châu Bố Chính, tiếp cận biên thùy, hiểu đường biển, có thể ứng đáp, lấy tiếng dân “Kiến nghĩa” để dẫn đường phòng đá rạng, tránh cho ghe thuyền khỏi bị chìm ngoài biển; cấp cho

xã một cái thẻ bài ghi công đức nhà nước” [11; 32] Suốt gần 200 năm chiến tranh tang tóc huynh đệ tương tàn, của các thế lực Trịnh – Nguyễn, địa bàn Cảnh Dương luôn là chiến địa của cuộc cát cứ nồi da nấu thịt đau thương Chính vì vậy khi người anh hùng áo vải Tây Sơn ra Bắc, người Cảnh Dương đã góp nhiều công sức cho cuộc hành quân tiến về Thăng Long tiêu diệt tập đoàn phong kiến

họ Trịnh, thống nhất giang sơn “Trong cuộc hành quân tiến về Thăng Long của người anh hùng Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn phong kiến họ Trịnh, thống nhất

Trang 25

đất nước, đã có mặt 5 chiếc ghe Tràng Đà và 50 người con của Cảnh Dương”

[11; 33] Thêm vào đó, nhân dân Cảnh Dương đã gửi tấm lòng mình với người

anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong việc đúc chiếc chuông đồng "Hồng chung cảnh viện" vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), tức là năm cuối cùng của Triều Tây Sơn Bài ký khắc trên chuông do giám sinh Nguyễn Đức Quýnh soạn, cuối bài ký có lời cầu nguyện

Nạn tai tiêu diệt…"

Đây chính là một bằng chứng về ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn đối với nhân dân Cảnh Dương, đồng thời, đây cũng là vật chứng của nhân dân Cảnh Dương trên bước đời hưng thịnh và hưởng ứng phong trào Tây Sơn, chứng tỏ sức mạnh kinh tế - xã hội của làng Cảnh Dương lúc bấy giờ

Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân Cảnh Dương không ngừng được phát huy theo năm tháng Năm 1802, sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Gia Long lên ngôi vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), thừa hưởng sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Tây Sơn Cảnh Dương nằm trên trục đường thiên lý Bắc - Nam thống nhất, càng có điều kiện mở rộng giao lưu và phát triển Nghề hàng hải buôn bán bằng thuyền buồm giờ đây có cơ hội mở mang về hướng Nam, tạo ra một thị trường buôn bán rộng lớn Nghề làm nước mắm, nghề buôn bán đem lại

sự phồn vinh cho người Cảnh Dương Dựa vào đặc điểm này, nhà Nguyễn đã lệnh cho làng Cảnh Dương kết hợp với làng biển Lý Hòa (Quảng Trạch) thành lập đội vận tải quân lương Dương – Hòa (Cảnh Dương - Lý Hòa) phục vụ công tác hậu cần cho nhà Nguyễn Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhà Nguyễn bất lực đầu hàng, nhưng nhân dân Cảnh Dương dưới sự lãnh đạo của các nhà nho yêu nước, đã tham gia phong trào chống quân “Tà đạo” với tấm lòng mẫn cảm Khôn khéo không nhường đất để các giáo sỉ Gia – tô lập nhà thờ; từ chối quyết liệt việc gia nhập đạo Thiên chúa Nhân dân Cảnh Dương còn tổ

Trang 26

chức bố phòng, trồng cây gai mận suốt dọc bải bờ phía Nam làng phòng đêm giặc đến, đêm đêm tích cực luyện tập võ nghệ, đi lùng bắt và giết những tên theo Tây Khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi rời Tân Sở Quảng Trị ra vùng núi Tây Bắc tỉnh Quảng Bình ban chiếu Cần Vương thì nhân dân Cảnh Dương đã đứng lên hưởng ứng mạnh mẽ, các nhà nho yêu nước hăng hái lên đường phò vua cứu nước, tiêu biểu có tú tài Phạm Thế Lộc “Trên đường liên lạc với quân thứ

Kỳ Anh (tức Kỳ thứ) do Vũ Pháp lãnh đạo, thì bị bắt tại Đèo Ngang Chúng giải ông về Đồng Hới, đến quán cháo, Thầu Đâu (Quảng Xuân), ông tuẫn tiết” [11; 36] Dù bị giặc đàn áp hết sức dã man, nhân dân Cảnh Dương vẫn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho phong trào Cần Vương: Như cá khô, nước mắm… Phong trào Cần Vương tuy thất bại nhưng đã để lại cho nhân dân Cảnh Dương một khí thế sôi sục, một ấn tượng mạnh mẽ về lòng yêu nước ngọn lửa hồng quật cường

ấy được truyền từ đời này sang đời khác

Đặc biệt, nhân dân Cảnh Dương còn thể hiện lòng yêu nước của mình trong những năm dài dưới ách phong kiến và thực dân đô hộ, nhân dân Cảnh Dương đã không ngừng vùng lên đấu tranh chống áp bức bất công, đùm bọc, tương thân tương ái trong những lúc khó khăn Điều đó được thể hiện qua phong trào cải cách hương chính, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Canh tân quốc ngữ Ở Cảnh Dương từ năm 1917, cuộc vận động học chữ quốc ngữ diễn ra rầm

rộ, năm 1926 thầy trò trường tiểu học Roòn bãi khóa, năm 1930 truyền đơn hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất hiện ở đầu làng, năm 1940 nhân dân Cảnh Dương chống thuế bãi thị Những tư tưởng tiến bộ như làn gió mới thắp sáng những con tim tràn đầy nhiệt huyết của những người con Cảnh Dương Các nhân sĩ, thầy giáo, công chức, những con người tiến bộ đã dần dần giác ngộ

lý tưởng của Đảng, đi theo đường lối cách mạng Hồ Chí Minh từ những năm đầu vào thập niên 30 của thế kỷ XX Đến thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám, họ đã giác ngộ và trở thành đội ngũ cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng tại làng, xã, tổng Trong đó tiêu biểu có Lê Hoàng, Ngô Mai, Nguyễn Ngọc Bơn, Nguyễn Đình Viên, Ngô Đình Khiêm, Trần Thị Tính,… đã tích cực vận động tập kết lực lượng cùng với những người con tiến bộ khác ở phủ Quảng Trạch chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền phong kiến ở Xã

Trang 27

Cảnh Dương và tổng Thuận Hòa Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được đưa

ra, trong khí thế hừng hực cách mạng của cả nước, nhân dân Cảnh Dương và cả nhân dân phủ Quảng Trạch hòa chung với khí thế cả tỉnh theo Việt Minh, theo Bác

Hồ đứng lên giành độc lập, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 20 – 8- 1945, cuộc họp bàn cướp chính quyền của Ủy ban khởi nghĩa

xã Cảnh Dương đã diễn ra tại nhà ông Ngô Hoàng Chiều 21 – 8 – 1945, Ủy ban khởi nghĩa đứng đầu là ông Ngô Hoàng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa cướp chính quyền ở Cảnh Dương Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra nhanh chóng Đúng 3 giờ chiều ngày 21 – 8 – 1945, sau khi một hồi mõ do anh Nguyễn Ngọc Bơn đánh đổ hồi Đây là hồi mõ lịch sử thông báo công việc cánh mạng Nghe lệnh khẩn cấp đặc biệt, toàn dân làng đổ ra quây quần trước nhà thờ đình tổ, địa điểm cuộc mít tinh Cuộc mít tinh gồm hơn 300 người dự, đa số là thanh niên, trung niên và các cụ già vì lúc này một số đông ngư dân đã ra biển hoặc đi buôn bán các chợ trong vùng Cũng vào thời điểm này, tuy bộ máy chính quyền ở xã đã hoang mang rời rạc nhưng bộ máy hương lý vẫn thừa lệnh bộ máy chính quyền bù nhìn dự định tổ chức cuộc mít tinh mừng “ngày độc lập” do Nhật trao trả cho chính quyền Trần Trọng Kim Ta thừa cơ hội này vừa biến cuộc mít tinh của ngụy quyền thành cuộc mít tinh công bố ngày xuống đường khởi nghĩa Thông báo cho một số thủ lĩnh thanh niên Phan Anh và hương lý bù nhìn khởi nghĩa của ta; bọn chúng phải tuân thủ không thể chống đối tuy thực tình ta chưa có cơ sở và phong trào Việt Minh nhưng nhờ khí thế của phong trào chung trong cả nước và trong vùng áp đảo Trong mít tinh, anh Nguyễn Ngọc Bơn - người đại diện Việt Minh thay mặt Ủy ban khởi nghĩa đứng lên bàn cao, nói về tôn chỉ và mục đích của Việt Minh, về độc lập đất nước, về tổng khởi nghĩa và công bố thời gian, địa điểm xuống đường cướp chính quyền Kết thúc cuộc mít tinh, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh:

Trang 28

Đây là những khẩu hiệu đầu tiên được nhân dân hưởng ứng, mở đầu cho thời kỳ cách mạng mới và đầy vinh quang của nhân dân Cảnh Dương Về thực chất, chính quyền cũ ở Cảnh Dương đã bị xóa bỏ từ cuộc mít tinh lịch sử này Tối ngày 21 – 8, một cuộc họp được tổ chức để quyết định chỉ huy các đơn

vị nghĩa quân nổi dậy Mỗi nghĩa quân phiên chế theo đơn vị kiểu trung đội, mỗi đơn vị khoảng 40 – 50 người chia làm nhiều tiểu đội Sáng hôm sau, ngày 22 – 8 – 1945, Ủy ban khởi nghĩa đã phái lực lượng tự vệ đi tước đồng triện của lý trưởng các làng trong vùng Roòn, chiếm nhà thương chính Roòn, chiếm trạm khố xanh ở cửa biển Chính quyền bù nhìn đến đây bị xóa bỏ Cách mạng tháng Tám

ở Cảnh Dương thành công, Ủy ban khởi nghĩa tổ chức lễ ra mắt nhân dân của chính quyền cách mạng Danh sách ủy ban lâm thời được công bố và niêm yết trang nghiêm, gồm: Chủ tịch: Ngô Hoàng; Các ủy viên: Ngô Mai, Nguyễn Ngọc Bơn, Ngô Đình Phác, Nguyễn Đình Viễn; bộ phận giúp việc đa phần những tầng lớp thanh niên, trung niên, giáo viên, công chức như: Ngô Văn Khiêm, Ngô Đình Kiểm, Ngô Đình Bá, Phạm Gia Dụ, Nguyễn Khắc Soạn Phạm Tính Lễ ra mắt kết thúc và mở đầu ngày làm việc đầu tiên của chính quyền cách mạng, mở đầu

kỷ nguyên của chế độ dân chủ cộng hòa ở Cảnh Dương

Cách mạng tháng Tám ở Cảnh Dương thành công đã thổi vào nhân dân lao động một luồng sinh khí mới Dù chưa hiểu nhiều về cách mạng nhưng trong lòng mỗi người dân Cảnh Dương như được đổi đời Từ đây, phong trào nhân dân Cảnh Dương đã có những điều kiện thuận lợi cơ bản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến liên trong giai đoạn mới: Xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân

Truyền thống và nguồn lực con người đó, chính là nguồn sức mạnh to lớn

để quê hương và con người Cảnh Dương vững vàng đi lên trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 29

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.1 Cảnh Dương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

2.1.1 Về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời Nước ta bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập tự do Từ đây nhân

dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, đứng lên làm chủ vận mệnh dân tộc và vận mệnh của chính mình: Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới dân chủ cộng hòa Hòa trong không khí chung của cả nước, nhân dân Cảnh Dương phấn khởi tham gia xây dựng chế độ mới

Về mặt thuận lợi: Sau Cách mạng tháng Tám, phong trào cách mạng như

một dòng thác lôi cuốn tất cả các thành phần trong xã hội: người lao động, sư sãi, binh lính (lính đi Tây về), hương chức, tri thức, tài gia hăng hái tham gia Họ ra đường chào nhau bằng hai chữ “đồng bào”, và gọi nhau bằng hai chữ “đồng chí” Tầng lớp hăng hái nhất là thanh niên, mà nòng cốt là tổ “Trần Quốc Toản” hầu hết là anh em nghèo đói, thất học Số này về sau trở thành lực lượng trụ cột của phong trào Nhân dân toàn xã giàu lòng yêu quê hương đất nước, có truyền thống

đấu tranh kiên cường

Về khó khăn: Cùng với những khó khăn chung của cả nước, tình hình Cảnh

Dương lúc này gặp rất nhiều khó khăn

Về kinh tế: Là một vùng giáp biển, thiên tai liên tiếp xảy ra cùng với hậu quả của nạn đói năm 1945 đã để lại gánh nặng cho chính quyền cách mạng Hàng hóa khan hiếm, chợ làng không mở, nhân dân trong vùng thiếu ăn, làm cho nền kinh tế kiệt quệ

Về văn hóa: Do hậu quả cai trị của chính quyền thực dân phong kiến và của thực dân Pháp, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, cướp giật, đói kém, mù chữ,… ngày càng tăng

Về giặc ngoại xâm: Ngày 6 – 9 – 1945, khi quân đội Nhật rút quân khỏi Quảng Bình thì một liên đội 200 quân Tàu Tưởng do Hoàng Thiếu Linh chỉ huy

Trang 30

lũ lượt kéo đến thị Xã Đồng Hới với danh nghĩa quân Đồng Minh vào tước giới quân đội Nhật Vừa đặt chân, chúng đã đưa ra hàng loạt yêu sách ngang ngược, tung đồng bạc Quan Kim mất giá ở Trung Quốc phá rối thị trường và đòi chính quyền cách mạng phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng Chúng khiêu khích, hách dịch, cướp bóc, phá hoại nhân dân ta Có một điều đáng lo ngại nữa

là cơ hội đó bọn Quốc dân đảng, bọn phản động đội lốt tôn giáo đã câu kết với quân Tưởng ra sức tuyên truyền nói xấu cách mạng, nói xấu Đảng Chúng liên kết và kích động một số đồng bào xấu trong các tôn giáo, ngấm ngầm lập ra cái gọi là “Liên tôn chống cộng”, làm lung lạc tinh thần của nhiều binh lính cũ mới

đi theo cách mạng

Đội ngũ cán bộ đã từng lăn lộn, gắn bó với phong trào cách mạng của xã nhà, làm nên kỳ tích trong Cách mạng tháng Tám tiếp tục đứng ra quản lý xã hội mới nên chưa có kinh nghiệm, tổ chức Đảng của xã chưa được thành lập

Như vậy sau Cách mạng tháng Tám cùng với nhân dân cả nước nhân dân Cảnh Dương phải đối mặt với ba thứ giặc là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Trước tình hình khó khăn chung trong toàn tỉnh sau khi giành chính quyền,

để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là “Củng cố chính quyền, chống kẻ thù xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”, thì việc thành lập tổ chức Đảng là hết sức cấp bách

Ngày 7 – 10 – 1945, Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại thị xã Đồng Hới Hội nghị bàn biện pháp phát triển Đảng và phát động toàn dân thực hiện 6 nhiệm vụ cấp bách do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong phiên họp của chính phủ ngày 3 – 9 – 1945 Hội nghị đã quyết định: “Xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng Mặt trận Việt Minh, phát triển các đoàn thể quần chúng vững chắc”

Sau hội nghị, phủ ủy Quảng Trạch triển khai nghị quyết của tỉnh trong toàn huyện Tình hình cách mạng đang đặt ra cho phủ ủy Quảng Trạch một trách nhiệm vô cùng nặng nề là cần có một tổ chức Đảng thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn, thử thách, xây dựng, cũng cố và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng Quảng Trạch là địa phương sớm có cơ sở Đảng và phong trào cách mạng của

Trang 31

quần chúng Tổ chức Đảng ở Quảng Trạch có từ năm 1933, song trong thực tế phong trào cách mạng trước năm 1945 thường xuyên bị địch khủng bố Hoạt động của tổ chức Đảng ở Quảng Trạch thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của các tổ chức cấp trên… Ngay sau hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh, trước tình hình khó khăn của phong trào cách mạng ở Quảng Trạch, tỉnh ủy lâm thời Quảng Bình đã cử đồng chí Nguyễn Đồng (tức là đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, nguyên ủy viên bộ chính trị ĐCS Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch HĐBT Nước CHXHCN Việt Nam) về làm Bí thư Phủ ủy và đồng chí Trần Văn Sớ về làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời

Cuối tháng 10 – 1945, Phủ ủy Quảng Trạch đã triệu tập Hội nghị cán bộ Đảng toàn huyện tại Phủ lỵ Ba Đồn Hội nghị kiểm điểm, đánh giá lại tình hình hoạt động các mặt trong hơn 3 tháng qua và quán triệt nội dung các chủ trương của Hội nghị cán bộ Đảng của tỉnh (7 – 10 – 1945) về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị thảo luận và đi đến thống nhất thành lập huyện ủy lâm thời thay cho Phủ ủy và đề ra một số nhiệm vụ trước mắt:

- Xây dựng, củng cố Đảng bộ, phát triển Đảng viên mới, thành lập các chi

bộ thôn, xã còn lại

- Củng cố chính quyền, mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc

- Phát động toàn dân tham gia các hoạt động xây dựng cuộc sống mới, hưởng ứng phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và phong trào “tuần

lễ đồng” “tuần lễ vàng”, xây dựng quỹ “độc lập”

Hội nghị bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện lâm thời, do đồng chí Nguyễn Đồng làm Bí thư

Ở Cảnh Dương, nhân dân Cảnh Dương hưởng ứng nghị quyết của tỉnh ủy

và phủ ủy, ra sức phấn đấu xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng đang còn non trẻ trên mọi mặt

2.1.1.1 Về chính trị - quân sự

Về xây dựng chính quyền cách mạng: Việc xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là một nhiệm vụ hết sức cấp bách Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa vào ngày 3 – 9 – 1945 đã quyết định “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng

Trang 32

tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” Trong lúc cả nước nói chung và nhân dân Cảnh Dương nói riêng đang ra sức chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm thì nhân dân ta vẫn luôn luôn ấp ủ khát vọng về một nền dân chủ Và chủ trương bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh và làng, xã đã được ban hành theo hình thức phổ thông đầu phiếu Thời gian ấn định cho bầu cử Quốc hội thống nhất hợp pháp, hợp hiến trong cả nước vào ngày 6 – 1 – 1945

Những ngày đầu chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử bầu Quốc hội là những ngày sôi động, mọi người hết sức phấn khởi như tái hiện lại khí thế cách mạng của quần chúng trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Cách mạng tháng Tám Nét mới của ta lúc này đó chính là các tầng lớp nhân dân đã được sống trong hòa bình, được làm người dân tự do, làm người công dân có ý thức, có trách nhiệm với quốc gia, với dân tộc, ý thức xây dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân Nhân dân vui mừng với sự vui mừng của cả dân tộc dồn

về cho mỗi người Từ đây khẳng định được nhân dân ta kiên quyết giữ vững chủ quyền, kiên quyết tiêu diệt bọn thù trong giặc ngoài Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng thụ quyền dân chủ của mình… Ngày mai quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chống bọn thực dân, kiên quyết tranh quyền độc lập” [6; 374]

Đây là một cuộc vận động tuyển cử rộng lớn, chưa từng có ở nước ta và ở Quảng Bình, cũng như chưa từng diễn ra ở địa phương, được nhân dân hưởng ứng sôi nổi Cán bộ của Mặt trận Việt Minh tỏa về các xóm, thôn, tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong toàn dân để người dân hiểu rõ về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, nắm vững mục đích, yêu cầu, thể lệ của cuộc bầu cử Quốc hội Trong cuộc học tập, bầu cử về Quốc hội, biết bao nhiêu điều mới lạ, khó hiểu về thể thức, về chính trị, đều được quần chúng phổ vào thơ, ca,

hò, vè, chuyện đố, chuyện vui, để nhắc nhở, khuyên mời nhau đi học tập, để dễ hiểu thêm về nhiệm vụ và vinh dự của một công dân nước độc lập Các tờ báo tường đã sáng tác thơ ca, hò vè, động viên nhân dân hưởng ứng ngày hội của toàn dân Khắp đường làng ngõ xóm treo cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, khẩu hiệu được viết trên nong, nia, các vật dùng, tường vách đình làng Các điểm bầu cử

Trang 33

trang trí trang nghiêm, có cờ đỏ sao vàng, có ảnh Bác Hồ, đèn sáng suốt đêm trước ngày bầu cử và có các đội tự về tuần tra bảo vệ

Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, huyện Quảng Trạch có đồng chí Nguyễn Đồng được giới thiệu vào Quốc hội Như vậy cuộc tổng tuyển cử Quốc hội được tiến hành sau Cách mạng tháng Tám 4 tháng, trong khi mà cả nước nói chung, Cảnh Dương nói riêng đang bị các hoạt động phá hoại của bọn phản động tăng lên Thì cùng với nhân dân cả nước, ngày 6 – 1 – 1945 thực sự là ngày hội của nhân dân Cảnh Dương, tất cả nhân dân trong vùng đã đến đình làng bầu cử Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hơn 90% cử tri theo danh sách đăng ký đi bầu Các ứng cử viên được quần chúng lựa chọn và bầu đủ số phiếu đại biểu

Sau bầu cử Quốc hội, Ủy ban cách mạng lâm thời, Mặt trận Việt Minh tiếp tục lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã vào tháng 3 -

1946 Từ kinh nghiệm tổ chức bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và làng cũng được tổ chức chu đáo, tạo nên phong trào sôi nổi trong phong trào quần chúng

Cùng với việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Đảng bộ hết sức quan tâm đến xây dựng, củng cố Mặt trận Việt Minh Các đoàn thể cứu quốc thấy

rõ những đặc thù của địa phương và nắm vững vận động quần chúng của Đảng, huyện ủy lâm thời nên đã có nhiều chỉ thị, hướng dẫn công tác xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh Cùng với toàn huyện nhân dân Cảnh Dương đã tích cực tham gia xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh, nhiều cán bộ, Đảng viên đã được

cử về Cảnh Dương để tuyên truyền, giáo dục Mặt trận nhân dân tham gia vào Mặt trận Việt Minh đã chuyển sang chuyên trách các đoàn thể cứu quốc, được

sự chỉ đạo của huyện ủy, chính quyền cấp xã và các đoàn thể cứu quốc ở Cảnh Dương dần dần hoạt động có nề nếp theo đường lối và phương pháp cách mạng mới Ủy ban nhân dân xã Hòa Trạch đảm nhiệm mọi công việc hành chính dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Quảng Trạch Mặt trận Việt Minh xã chuyên lo việc tổ chức các đoàn thể cứu quốc và vận động quần chúng nhân dân tham gia các chủ trương của cấp trên Các đoàn thể cứu quốc: Ngư dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, thiếu niên cứu quốc

Trang 34

được chấn chỉnh, kiện toàn và phát triển về tổ chức để thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ, và điều lệ của Việt Minh

Phương thức làm việc của chính quyền được chấn chỉnh theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, hội họp có mục đích, có nội dung cụ thể,

rõ ràng; có chương trình nghị sự, chủ tọa điều hành, thư ký ghi chép Các chuyên mục: yêu cầu, chất vấn, phê bình trở thành nề nếp, tạo nên bầu không khí dân chủ, đoàn kết trong nội bộ, khác hẳn với cách làm việc, cách điều hành theo

lệ làng và việc làng dưới thời phong kiến thực dân; từng bước hình thành nề nếp mới, dân chủ, văn minh của chế độ mới dân chủ cộng hòa

Thực hiện sắc lệnh bỏ phủ lập huyện, bỏ tổng lập xã, đầu năm 1946, các làng liền canh, liền cư được xắp xếp lại thành mô hình xã mới Xã Hòa Nam ra đời, bao gồm những làng ở phía Nam sông Roòn, làng Cảnh Dương nằm trong xã

Hòa Nam và từ làng chuyển thành thôn Cảnh Dương bao gồm 11 xóm

Về chống ngoại xâm: Cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Cảnh Dương thực hiện các biện pháp để chống lại quân Tưởng Để giao thiệp với quân Tưởng bằng phương pháp êm dịu, tỉnh đã xúc tiến việc thành lập Ban Hoa Việt thân thiện, Ban tiếp tế, hàng ngày sát cánh họ, đáp ứng mọi yêu cầu lương thực, thực phẩm cung ứng tại chỗ cho họ và trực tiếp nhận tiền Quan Kim của họ, không để đồng bạc này lọt ra thị trường Chúng ta cũng giành chổ trú quân tốt lành cho họ

ở đồn lính Khố Xanh cũ (góc Đông Nam thành nội)… Bề ngoài, hình như đó là

sự nhượng bộ nhưng sự thật đó là một chủ trương sáng suốt, vừa hạn chế sự giao

du của lính Tàu Tưởng, vừa ngăn ngừa được sự liên lạc bên ngoài đối với họ khi

họ ở biệt lập một cõi có thành cao, hào rộng bao quanh

Về quân sự: Việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân được nhân dân Cảnh Dương chú trọng và tham gia tích cực Lúc đầu, các đơn vị nghĩa binh phiên chế thành trung, tiểu đội (30 – 40 người/trung đội) theo đơn vị từng xóm

Số lượng và thành phần tham gia lực lượng tự vệ ngày càng đông và đa dạng, chỉ các bà già, trẻ nhỏ là chưa vào đội ngũ Các cụ già, chị em phụ nữ cũng tham gia thành lập các đội Lão dân quân, Nữ dân quân và góp phần vào công cuộc bảo vệ chính quyền mới

Trang 35

Nhân dân tự giác tham gia đội hình đội ngũ tự vệ, tự trang bị vũ khí: mác, gậy tày, gươm, đại đao, kiếm Nhật do nhân dân cướp được trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền

Mặc dù lực lượng tự vệ có phần non kém về động tác quân sự hiện đại, có pha chút võ nghệ cổ truyền; trang phục và khí giới không đồng bộ nhưng phong cách quân sự, động tác nhanh nhẹn, hùng dũng, trang nghiêm, tinh thần hăng hái, dũng cảm cầm vũ khí đều thể hiện trong mỗi người dân tự vệ Hàng ngũ đội trưởng chỉ huy có huy hiệu sao vàng viền đỏ đeo ở ngực hoặc mũ thể hiện quyền lực người chỉ huy để thi hành công vụ Các đội hình tự vệ dần dần đồng nhất khẩu lệnh, động tác và kỷ cương càng chặt chẽ Lực lượng tự vệ của nhân dân Cảnh Dương từng bước trưởng thành và là lực lượng chủ chốt để bảo

vệ chính quyền cách mạng non trẻ

2.1.1.2 Về kinh tế - tài chính

Đi đôi với việc xây dựng chính quyền cách mạng, công tác chống “giặc đói” được triển khai khẩn trương Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Cảnh Dương gấp rút cứu đói bằng biện pháp phát động phong trào tăng gia sản xuất, tích cực ra khơi vào lộng đánh bắt cá, trao đổi hàng hóa để ổn định cuộc sống Đồng thời, với tình ái hữu tương trợ lẫn nhau nhân dân đã thực hiện

“Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa” để lấy gạo cứu đói Hũ gạo cứu đói được phổ biến trong các gia đình và được mọi người sôi nổi hưởng ứng, vận động tài gia lạc quyên “Phát chẩn” cho dân nghèo, phong trào tiết kệm xây dựng “Quỹ cứu tế” Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Cảnh Dương trong đó có các tài gia, các vị khoa bảng đã có ý thức góp công, góp của và tài năng cho quê hương, đất nước Sau cách mạng, họ càng có ý thức hơn trong các phong trào chống giặc đói dù đời sống kinh tế, việc làm ăn buôn bán có phần chững lại Với tinh thần nhường cơm sẻ áo, nhân dân Cảnh Dương không những đùm bọc nhau mà còn giúp đỡ nhân dân các vùng lân cận và nhân dân các tỉnh bạn Cảnh Dương là nơi giao lưu buôn bán, gần đường quốc lộ 1A, lại có tiếng là làng giàu có nên người đói khổ từ các tỉnh phía Bắc và trong vùng tìm đến xin ăn, được nhân dân Cảnh Dương chia sẽ và giúp đỡ

Trang 36

Dể giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất phải là biện pháp hàng đầu

có tính chất lâu dài Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ chí Minh: “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” Phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên khắp các thôn xóm ở Cảnh Dương Các chủ trương ra khơi bám biển, đi chợ gần, đi chợ xa được mọi người, mọi nhà đoàn kết thực hiện Đặc biệt chính quyền và Mặt trận Việt Minh Cảnh Dương có một hình thức ủng hộ mang tinh thần cách mạng cao, gắn liền vời đặc điểm nghề nghiệp của địa phương được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ đó là: Toàn dân tổ chức một ngày “Hội đồng” Thuyền câu, thuyền lưới đánh bắt được cá đưa bỏ chung, các ngành khác

bỏ tiền một ngày công đóng góp xây dựng “Quỹ độc lập” Mùa biển năm 1946, nhân dân Cảnh Dương được mùa đã góp phần cứu đói cuộc sống hằng ngày

Về tài chính: Thực hiện sắc lệnh xây dựng “Quỹ độc lập”, và tổ chức “Tuần

lễ đồng”, “Tuần lễ vàng” ngày 4 – 9 – 1945 của Chính phủ, Chính quyền và Mặt trận Việt Minh Cảnh Dương đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền vì lòng yêu nước và ý thức xây dựng Tổ quốc để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, vận động mọi người ai có ít ủng hộ ít, ai có nhiều ủng hộ nhiều, phong trào đã cuốn hút mọi người dân, mọi gia đình tham gia

Hưởng ứng “tuần lễ vàng”, nhân dân Cảnh Dương tham gia tích cực Nhiều gia đình ủng hộ nhiều thứ quý giá như tói bạc, nồi đồng, mâm thau và những hiện vật thờ cúng thiêng liêng như tam sự, ngũ sự… Nhiều phụ nữ còn mang cả đồ trang sức như nhẫn, hoa tai, vòng vàng đến ủng hộ Trong phong trào này, Cảnh Dương đã đóng góp được 22.000 đồng (Đông Dương), 16 lạng vàng, phần lớn nộp lên trên, một phần giữ lại góp vào quỹ Tiếp đó “tuần lễ đồng” được phát động, nhân dân Cảnh Dương góp được 332kg đồng, 1.217kg sắt

Tổ chức bán đấu giá “Ảnh Bác Hồ”, người đạt được số tiền cao nhất có ông Trần Phương (2.000 đồng), ông Đồng Mắn (1.000 đồng) Vận động tài gia mua

“ngân phiếu kháng chiến”

Cùng với đó các phong trào giúp đỡ quốc phòng cũng được đẩy mạnh Nhân dân đã góp được:

- Quỹ ủng hộ kháng chiến: 20.000 đồng (Đông Dương),

Trang 37

- Quỹ ủng hộ mua súng 8.000 đồng (Đông Dương), nhân dân Cảnh Dương

đã mua 6 khẩu để tự vệ

- Quỹ ủng hộ dân quân 10.000 đồng (Đông Dương)

Tấm lòng nhiệt tình cách mạng của nhân dân được khơi dậy, cùng gánh vác công việc cách mạng trong thời kỳ mới

Hoạt động tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế mọi mặt được nhân dân Cảnh Dương phát huy trong cuộc kháng chiến trường kỳ và đã góp nhiều công của cho sự nghiệp kháng chiến, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến

2.1.1.3 Về văn hóa - xã hội

Sau hơn 80 năm đô hộ nước ta, ngoài các chính sách đàn áp về chính trị,

bóc lột về kinh tế, với chính sách ngu dân cực kỳ phản động của thực dân Pháp

đã kìm hãm nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Cảnh Dương nói riêng trong vòng dốt nát, hơn 95% nhân dân không biết chữ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước nhân dân Cảnh Dương ra sức xóa nạn mù chữ Với phương châm “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít”, cộng với việc nhân dân Cảnh Dương vốn có truyền thống hiếu học, nên khi chính quyền cách mạng phát động, được các đoàn thể quần chúng vận động, phong trào xóa nạn mù chữ đã diễn ra sôi nổi trong khắp làng xóm Trên các đường phố, trường học, đình chùa, nơi công cộng, giăng đầy áp phích với những dòng chữ lớn: “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”, “Thêm một người đi học là thêm một viên đạn bắn vào quân thù, thêm một viên gạch xây đài độc lập,

tự do”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến”, “Đi học là kháng chiến”… Với tinh thần đó nhân dân Cảnh Dương không phân biệt già trẻ, trai gái, mọi người đều hăng hái tham gia học tập Để động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã tham gia học tập, chính quyền cách mạng đã thành lập

“Ban Bình dân học vụ” của làng xóm Từ đó, các lớp học bình dân học vụ ra đời, nhà nhà đi học, người người đi học, mỗi xóm có một đến hai lớp thường học về ban đêm, các lớp học về ban đêm đa phần là trung niên và thanh nữ Có một số

Trang 38

lớp học buổi trưa thì các mẹ, các cụ và anh em trai, giáo viên chủ yếu là những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học xung phong giảng dạy

Để vận động mọi người tích cực tham gia học chữ, Ban Bình dân học vụ của xã đã động viên bằng nhiều hình thức, nâng cao ý thức tự giác của mọi người dân Ngoài ra, Ban Bình dân học vụ đã tổ chức nhiều trạm kiểm soát cố định và

di động ở nơi công cộng, các ngả đường, cổng chợ để kiểm tra, thúc đẩy mọi người phấn đấu thoát nạn mù chữ Những biện pháp đó thúc dục mọi người phấn đấu khắc phục khó khăn để đến lớp học chữ, học số, biết đọc, biết chữ quốc ngữ Với sự cố gắng của các tổ chức chính quyền, sự chuyên cần của thầy dạy và trò học nên sau hai tháng đa số nhân dân Cảnh Dương đã biết đọc và làm được bốn phép tính thông thạo Do đó tuy là một làng đông dân nhưng Cảnh Dương là địa phương đầu tiên xóa được nạn mù chữ, được tỉnh và huyện khen thưởng Nhờ phong trào này, nhiều anh chị em đã trở thành cán bộ đảm nhiệm được công việc

xã khá vững vàng, và quan trọng hơn nữa là nhân dân đã “hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”

Cùng với phong trào Bình dân học vụ, nhân dân cũng hăng hái tham gia và phát triển sôi nổi Phong trào văn hóa – văn nghệ Các đoàn thể cứu quốc như: thanh niên, phụ nữ, nông dân, phụ lão, thiếu niên,… vừa chấn chỉnh kiện toàn, vừa đi đầu trong phong trào văn hóa – văn nghệ Cán bộ và nhân dân Cảnh Dương đã tổ chức các cuộc vận động dân chủ; tuyên truyền chính sách đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa – chính trị thu hút nhiều người tham gia Đó là những buổi nói chuyện thời sự, tuyên truyền chính sách cách mạng, vạch trần âm mưu phản động của bọn “Việt quốc”, “Việt cách” và những kẻ đội lốt tôn giáo để lung lạc, mê hoặc nhân dân, tố cáo tội ác của thực dân Pháp quay trở lại đô hộ nước ta một lần nữa Ngoài ra, Cảnh Dương

tổ chức một buổi nói chuyện do một số cán bộ cấp trên chủ trì về những chuyên

đề về Duy vật, Duy tâm, về chủ nghĩa Cộng sản [10; 223] Qua những buổi sinh hoạt đó đã tạo tiền đề cho một số anh em tìm đọc thêm về chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là đối với số thanh niên có học thức và tầng lớp trí thức ở Cảnh Dương Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Chi bộ Đảng ở Cảnh Dương sau này

Trang 39

Tiêu biểu trong phong trào quần chúng là sự ra đời, hoạt động có hiệu quả của tổ thanh niên Trần Quốc Toản Đây là tổ chức tập hợp lực lượng thanh niên hăng hái, có trình độ học vấn và am hiểu khá rộng Mục đích của tổ là ái hữu, tương trợ và góp phần xây dựng quê hương đổi mới Điều đặc biệt là tổ có tờ báo Mới – là loại báo tường viết tay, do những thanh niên có học thức sáng tác và phát triển Nội dung của các tờ báo thường cổ vũ những cái mới, phê phán cái lạc hậu trong cuộc sống như: cờ bạc, rượu chè, các hủ tục mê tín dị đoan đã thu hút nhiều người đọc và lôi cuốn những trung niên, thanh niên có học thức hưởng ứng, tham gia viết bài cổ vũ phong trào Từ đó các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ngày càng được đẩy lùi Các ca khúc cách mạng, các bài thơ, hò vè, được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong toàn nhân dân, đoàn thể, các đám cưới, hỏi, ma chay được tổ chức theo nếp sống mới tiến bộ hơn, các công trình văn hóa ngày càng được tu sửa Phần đông anh chị em trong tổ Trần Quốc Toản đều trưởng thành và sau này họ trở thành đảng viên, đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ, có đồng chí đã quên mình, hy sinh anh dũng trong những ngày đầu kháng chiến như Đậu Đình, Trần Bá Quyền, phát huy sáng kiến của báo Mới, các tờ báo tường Giữ làng, Xây dựng, tiếp tục ra đời trong thời kì kháng chiến và hòa bình xây dựng Xây dựng những sự kiện mới, tiến bộ trong đời sống văn hóa xã hội của nhân dân Cảnh Dương lúc bấy giờ Qua các cuộc vận động và các phong trào quần chúng,

có tính chất liên tục đó, trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân Cảnh Dương ngày càng được nâng cao, hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh huyện Phong trào sinh hoạt văn hóa, chính trị của nhân dân Cảnh Dương càng sâu rộng, trở thành lá cờ đầu của huyện Quảng Trạch và tỉnh Quảng Bình

Cuộc vận động xây dựng đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng được nhân dân Cảnh Dương hưởng ứng và thu được kết quả tốt Nhiều tệ nạn xã hội, mê tín nhị đoan, trộm cắp, cho vay nặng lãi, ma chay tốn kém bị đẩy lùy ra khỏi đời sống xã hội Dưới chế độ dân chủ cộng hòa, một cuộc sống vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đã dần dần thay thế cuộc sống nặng nề, u

ám, đầy gian tham, ích kỷ ủa chế độ thực dân phong kiến trước kia Chế độ mới

đã đem lại cho nhân dân cuộc sống mới

Cùng với đời sống tinh thần và vật chất ngày càng tăng, nhân dân Cảnh Dương càng coi trọng việc phòng bệnh, chính quyền kêu gọi nhân dân phải giữ

Trang 40

vệ sinh, làm sạch đẹp làng xóm, thực hiện ăn chín uống sôi, bảo vệ sức khỏe của mình Phong trào thể dục thể thao trên tinh thần: “Khỏe vì nước, “Khỏe để kiến thiết quốc gia”, được các lực lượng, nhất là thanh niên tham gia sôi nổi

Rõ ràng, những thành quả mà cán bộ, nhân dân xã Cảnh Dương giành được trên mặt trận diệt giặc đói, giặc dốt, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao dân trí, giúp mọi người hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân trong thời đại mới

Tóm lại, những thành tích rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng

cố chính quyền Cảnh Dương đã tạo lập sức mạnh cơ bản của chế độ mới, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân dân Cảnh Dương Nhân dân Cảnh Dương tin tưởng và ra sức bảo vệ tính ưu việt của chế độ dân chủ cộng hòa, đó là cội nguồn sức mạnh để nhân dân tiếp tục đi lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, trước mắt là ra sức chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp lần thứ hai

2.1.2 Nhân dân Cảnh Dương ra sức chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

2.1.2.1 Đặc điểm tình hình và những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng, tỉnh ủy Quảng Bình và huyện ủy Quảng Trạch

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn do Đảng đề ra, Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương nói riêng, nhân dân Quảng Trạch và cả tỉnh cả nước nói chung đã đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược

Đêm 19 – 12 – 1946, cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta nổ ra ở thủ

đô Hà Nội và các thành phố, thị xã Nam Định, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng,… đã phá tan mưu đồ của thực dân Pháp định huy động toàn bộ lực lượng

để đè bẹp quân và dân ta bằng hành động quân sự chớp nhoáng

Ngày 2 – 1 - 1947, khi trả lời các nhà báo, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho Tổ quốc

họ thì không ai, không một lực lượng gì chiến thắng được họ” [18; 122]

Để cụ thể hóa đường lối kháng chiến trong tình hình trước mắt và kịp thời rút kinh nghiệm những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị cán bộ từ ngày 3 đến ngày 6 – 4 -

Ngày đăng: 19/09/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w