1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết hồ chí minh trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược 1945 1954

175 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 149,64 KB

Nội dung

Nội dung của CLĐĐKHCM đã có thêm những nhân tốmới, phản ánh đầy đủ, cụ thể, tập trung nhất trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng CSVN: Trong thời kỳ mới của công cuộc xâ

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh (CLĐĐKHCM) đợc hìnhthành, phát triển trên cơ sở hệ thống luận điểm cách mạng giải phóng dântộc của Hồ Chí Minh, là một nội dung quan trọng trong đờng lối chiến lợccủa Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN)

Việc thực hiện CLĐĐKHCM trong các giai đoạn cách mạng đã đợc

Đảng CSVN tổng kết là một bài học kinh nghiệm, một nguồn gốc thắng lợicủa cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay Hiện nay,CLĐĐKHCM đang đợc kế thừa và phát huy hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầucủa thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện đổi mới đờng lối xây dựngchủ nghĩa xã hội Nội dung của CLĐĐKHCM đã có thêm những nhân tốmới, phản ánh đầy đủ, cụ thể, tập trung nhất trong Văn kiện Đại hội đại

biểu lần thứ VIII của Đảng CSVN:

Trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nớc, nhân dân ta càng có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ngời trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nớc hay đang định c ở nớc ngoài Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nớc và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên "dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh" Lấy mục tiêu đó làm điểm tơng đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ

định kiến, mặc cảm hớng tới tơng lai, xây dựng tinh thần đại

đoàn kết, cởi mở tin cậy lẫn nhau [36, tr 122]

Trang 2

Vì vậy nghiên cứu CLĐĐKHCM là một đề tài cấp thiết, hấp dẫn đốivới các nhà nghiên cứu t tởng Hồ Chí Minh Tuy nhiên, phạm vi và nộidung của CLĐĐKHCM rất phong phú, rộng lớn cả về nhiều mặt ở nhữnggiai đoạn khác nhau Trong giới hạn một luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên

ngành lịch sử Đảng, chúng tôi chọn đề tài: Quá trình thực hiện chiến lợc

đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc (1945-1954), với hy vọng góp phần nhỏ vào nhiệm vụ nghiên cứu hơn

nữa t tởng Hồ Chí Minh, CLĐĐKHCM trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ngày nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CLĐĐKHCM ở trong và

ngoài nớc Trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, lịch sử Đảng và lý luận cách

mạng có những loại tài liệu chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân

tộc, lịch sử quân sự, chiến tranh đề cập đến CLĐĐKHCM nh các quyển:

Lịch sử Đảng CSVN (sơ thảo), tập I (1981), Nxb Sự Thật, Hà Nội Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc 1945-1954 tập 1, tập 2

(1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Lịch sử Quốc hội Việt Nam

1946-1960 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học (1996), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Loại sách này trên cơ sở lịch sử chỉ đề cập đến các vấn đề về các sựkiện quan trọng diễn ra dới tác động của t tởng đại đoàn kết dân tộc Hồ ChíMinh, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và can thiệp Mỹ, cũng nh đúc kết những bài học kinh nghiệmlịch sử ở lĩnh vực này, một số tác giả nớc ngoài, khi viết về cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lợc của nhân dân Việt Nam, ít nhiều có đề cập

đến TTĐK trong hệ thống TTHCM Đó là các chính khách, tớng lĩnh đã từng

gặp gỡ hoặc đối thoại với Ngời: Ph.Đờ vi le trong Pari - Sài Gòn - Hà Nội

Trang 3

(1993), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh L.A Pátti với Tại sao Việt Nam (1995), Nxb Đà Nẵng G Xanhtơny trong Đối diện với Hồ Chí minh (1970), Nxb Xơghe, Paris, bản dịch tiếng Việt lu Bảo tàng Hồ Chí Minh và quyển Hồ

Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới của Furata Motoo (1997), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội Các tác giả là nhân chứng, sống cùng thời, rất hiểu HồChí Minh, hiểu sâu sắc Việt Nam nên t liệu phong phú Họ có cài nhìn thiệncảm, kính trọng, khâm phục Hồ Chí Minh, họ đều thừa nhận Chủ tịch HồChí Minh đã đoàn kết đợc toàn dân nên chiến thắng trong kháng chiếnchống thực dân Pháp

Thứ hai: Các chuyên khảo về cuộc đời, sự nghiệp, t tởng Hồ Chí Minh ở đây chủ yếu là t tởng CLĐĐKHCM, nh một số quyển: Hồ Chí Minh ngời chiến sĩ trên MT giải phóng dân tộc của Hùng Thắng, Nguyễn

Thành (1985), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Lợc sử MT dân tộc thống

nhất trong cách mạng Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Về con đờng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của Trịnh Nhu - Vũ

D-ơng Ninh (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sự hình thành về cơ bản

t tởng Hồ Chí Minh của GS Trần Văn Giàu (1997), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội T tởng Hồ Chí Minh và con đờng cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội T tởng Hồ

Chí Minh về các vấn đề Quốc tế của Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1995),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Phần Hồ Chí Minh và hai cuộc kháng

chiến, trong quyển Những nhận thức cơ bản về TTHCM của cố Thủ tớng

Phạm Văn Đồng (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Diễn văn củaTổng Bí th Lê Khả Phiêu nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh Chủ tịch HồChí Minh, Báo Nhân Dân ngày 18-5-2000 Các tác phẩm này tập trungnghiên cứu những vấn đề lớn (nội dung t tởng, ý nghĩa tác dụng ) và rút rakết luận: CLĐĐKHCM là một cống hiến vô giá của Hồ Chí Minh cho cáchmạng Việt Nam và thế giới

Trang 4

Về lĩnh vực này, còn phải kể đến sản phẩm của đề tài khoa học cấp

nhà nớc KX 02-07 "Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh" của tập thể các nhà sử học, đợc in thành cuốn Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh do

Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Các tácgiả đã trình bày đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc quá trình hình thành, nguồngốc, nội dung cơ bản, nguyên tắc, phơng pháp đại đoàn kết, những bài học

và giải pháp của CLĐĐKHCM trong các giai đoạn, thời kỳ của cách mạngViệt Nam Tuy vậy, vấn đề CLĐĐKHCM đợc tiến hành trong kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lợc 1945 - 1954 cũng chỉ mới dừng lại ở mức độtổng quan, vĩ mô, cha đi sâu lý giải có hệ thống và chi tiết

Thứ ba: Các công trình tìm hiểu về việc thực hiện CLĐĐKHCM trong thực tiễn cách mạng, qua các thời kỳ, trên các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội, nhiều về số lợng, phong phú về nội dung Những tham luận

và báo cáo khoa học đó đánh giá vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng

lý luận và thực tiễn CLĐĐK dân tộc và quốc tế; những đóng góp của Ngời

đối với thành công của phong trào giải phóng dân tộc trong nớc và trên thếgiới, nêu cao tấm gơng về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

Loại sách chuyên đề về CLĐĐKHCM trong các ngành, lĩnh vực

t-ơng đối phong phú: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao của Viện Quan hệ Quốc tế (1990), Nxb Sự Thật, Hà Nội T tởng dân vận của

Chủ tịch Hồ Chí Minh của Ban Dân vận Trung ơng, (1995), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội Hồ Chí Minh về tôn giáo và tín ngỡng của Viện Nghiên cứu tôn giáo (1996), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội và T tởng Hồ Chí Minh

về dựng nớc và giữ nớc do Viện Quốc phòng và Viện Lịch sử Việt Nam chủ

trì, (2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Loại sách chuyên đề này đã đềcập khá sâu về một số khía cạnh của TTĐĐKHCM có liên quan đến ngành,

đến giới mình trong các giai đoạn cách mạng, trong đó có thời kỳ khángchiến chống Pháp (1945-1954)

Trang 5

Trên các tạp chí khoa học nghiên cứu lịch sử, lịch sử Đảng, lịch sửquân sự, dân vận, có một số bài về CLĐĐKHCM trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp.

Cũng cần kể đến các luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng liên

quan đến đề tài này Đó là: TTĐĐK của Chủ tịch HCM và sự thể hiện trong

cách mạng Việt Nam (1930-1954) của Nguyễn Xuân Thông; HCM với chiến lợc đại đoàn kết quốc tế giai đoạn 1920-1945 của Lê Văn Yên; ĐCS Việt Nam với việc thực hiện CLĐĐKHCM giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nớc (1954-1975) của Hoàng Trang Nhìn chung các luận án này tập trung

nghiên cứu CLĐĐKHCM ở các giai đoạn khác nhau của cách mạng ViệtNam từ khi Nguyễn ái Quốc xác định con đờng cứu nớc đúng cho dân tộc

Ví nh, luận án của Nguyễn Xuân Thông nghiên cứu CLĐĐKHCM thời kỳcách mạng 1930-1954, vì vậy tác giả cha thể trình bày đầy đủ sâu sắc vềquá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Đảng và nhân dân ta thực hiệnCLĐĐK để đánh thắng thực dân Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ

Nh vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu TTHCM về

đại đoàn kết, nhng cha có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệthống CLĐĐKHCM đợc thực hiện trong thời kỳ kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lợc (1945-1954) Thành công của các công trình đã đợc công

bố về CLĐĐKHCM là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để giải quyết

đề tài luận án

3 Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu

Luận án khai thác và sử dụng các tài liệu lý luận và t liệu lịch sử sau:

Thứ nhất: Những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin; các

văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nớc liên quan đến CLĐĐKHCM.Những tài liệu này cung cấp cho chúng tôi cơ sở lý luận cơ bản để thực hiệnluận án

Trang 6

Thứ hai: Các tác phẩm của HCM đợc in trong bộ HCM toàn tập,

xuất bản lần thứ 2, gồm 12 tập (1995-1996), Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, và bộ "Biên niên tiểu sử-Hồ Chí Minh", 10 tập, (1993), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội

Những bài viết của đồng chí Trờng Chinh trên các báo Sự thật, Cờ

giải phóng, đợc tập trung in trong cuốn: CMDTDCND ở Việt Nam gồm 2

tập, (1975), Nhà xuất bản Sự Thật, những bài lu tại Bảo tàng cách mạng.Những di thảo của các đồng chí Lê Duẩn, Trờng Chinh, Phạm Văn Đồng;những công trình của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mời, Lê KhảPhiêu v.v Đây là nguồn t liệu chính, rất quan trọng về lý luận và thực tiễnvới những nhận định, đánh giá khoa học rất có giá trị

Thứ ba: Những tài liệu gốc nh: các văn kiện, nghị quyết, báo cáo,

Biên bản họp Hội đồng Chính phủ, các sắc lệnh đang đợc lu trữ trong cáccơ quan của Đảng và Nhà nớc Chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu này đểnghiên cứu, hình thành các luận điểm khoa học

Thứ t: Các công trình chuyên khảo, các hồi ký cách mạng của các vị

lãnh đạo, những ngời tham gia trực tiếp các sự kiện, những chính kháchngoài nớc Nguồn tài liệu bổ trợ này đợc sử dụng hợp lý sau khi đã tra cứu,

4 Giới hạn, nhiệm vụ, mục đích của luận án

Trên cơ sở tìm hiểu CLĐĐKHCM, luận án tập trung nghiên cứu cácquan điểm t tởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lợc đại đoàn kết đợc

Trang 7

thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc 1954) và vai trò của nó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến đó.

(1945-Để giải quyết chủ đề đợc xác định trên, luận án có nhiệm vụ nghiêncứu:

- Nội dung CLĐĐKHCM

- Những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch HồChí Minh trong quá trình lãnh đạo toàn quân, toàn dân thực hiện chiến lợc

đại đoàn kết thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Việc hoạch định các đờng lối chính sách của Đảng, Nhà nớc trêncơ sở CLĐĐKHCM, những kết quả thu đợc, những bài học kinh nghiệm có

ý nghĩa thực tiễn và lý luận

5 Đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu những vấn đề nêu trên thể hiện một số đóng gópcủa luận án về lý luận và thực tiễn:

Xác định rõ nguyên tắc, nội dung, phơng pháp tổ chức, biện phápgiáo dục các lực lợng cách mạng của toàn dân tộc trong việc thực hiệnchiến lợc đại đoàn kết, nhằm đạt đợc mục tiêu của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954)

- Đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình vận dụng và thực hiệnCLĐĐKHCM giai đoạn 1945-1954

- Đa ra một số t liệu mới góp phần tiếp tục nghiên cứu sâu hơnCLĐĐKHCM trong tình hình và nhiệm vụ hiện nay

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụlục, luận án có 3 chơng, 7 tiết

Trang 8

Chơng 1

Sự hình thành và vai trò của chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh

đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh (CLĐĐKHCM) ra đời là kết quảcủa sự vận động, sự kết hợp tất yếu của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, là

t duy chính trị lớn thể hiện trong con đờng cứu nớc giải phóng dân tộc của

Ng-ời Đã có nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu [40, tr 56], luận ánnêu một số điểm chủ yếu

1.1 Cơ sở và quá trình hình thành chiến lợc đại đoàn kết

Có thể tìm thấy ở mọi dân tộc trên quả đất những khái niệm về đoànkết chung lòng, hợp sức, đặc biệt là ở những vùng từng là cái nôi của loài ngời,

nh Trung Quốc, ấn Độ hay ở các nớc phơng Tây Dù cách thể hiện có khác

nhau, nhng đều chung một nội dung: đoàn kết là quy luật phổ biến, là yếu tốnội sinh, là nhu cầu trớc tiên để con ngời tồn tại và phát triển

Trang 9

Quy luật phổ biến ấy thể hiện rất đậm nét ở Việt Nam.

Việt Nam tuy là một nớc có nhiều dân tộc, nhng đều chung sống tronglịch sử và ngày càng gắn bó với nhau trong công cuộc dựng nớc và giữ nớc.Quá trình ấy tạo nên một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếngnói, các tộc ngời vẫn duy trì và phát triển các đặc điểm riêng của mình Do vịtrí chiến lợc của đất nớc, nhân dân Việt Nam thờng xuyên phải đối phó vớinhững cuộc xâm lợc hay âm mu xâm lợc của kẻ thù từ nhiều hớng Bên cạnhnhững thuận lợi về khí hậu, tài nguyên, mảnh đất này còn phải hứng chịunhiều thiên tai khắc nhiệt với các trận ma bão, lũ lụt, hạn hán, xảy ra theo định

kỳ hay bất ngờ Đúng là thiên nhiên không hề dành cho ngời Việt một cuộcsống dễ dãi nh nhiều tộc ngời khác trên trái đất Giáo s Nhật Bản YohibataTsuboi nhận xét: cùng một lúc, ngời Việt Nam phải gồng mình lên để chốngcả ba thiên tai lớn là lũ lụt, hạn hán và đủ loại côn trùng, sâu rầy tàn phá [87,

tr 48] Với điều kiện tự nhiên và xã hội nh vậy, nhân dân phải hợp lực vớinhau để tồn tại và phát triển Từ thực tiễn sinh động của cuộc đấu tranh chomục tiêu dựng nớc và giữ nớc, truyền thống yêu nớc và đoàn kết dân tộc đãhình thành và từng bớc phát triển Truyền thống ấy đợc phản ánh cụ thể, sinh

động và biểu hiện vô cùng phong phú theo dòng chảy của cuộc sống, đợc lutruyền từ đời này qua đời khác

Lịch sử đã nhắc nhở mọi thế hệ ngời Việt Nam từ khi còn nằm nôi quavới lời ru tha thiết về nghĩa đồng bào

"Bầu ơi thơng lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhng chung một giàn"

và "Nhiễu điều phủ lấy giá gơng

Ngời trong một nớc phải thơng nhau cùng"

Thơng nhau, sống nhân nghĩa, thủy chung trong tình huyết thống, cùngcội nguồn, ngời Việt Nam hiểu rõ hơn giá trị, vai trò của đoàn kết, đúc kết

Trang 10

bằng kinh nghiệm xơng máu, mồ hôi nớc mắt của bản thân Nhân dân đã khái

quát cái quy luật phổ biến, yếu tố nội sinh - đoàn kết - trong câu ca dao có ý

tởng một triết lý nhân sinh đầy tính khoa học và chẳng bao giờ xa cũ

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Và câu chuyện bẻ đũa - một truyện dân gian quen thuộc diễn tả sứcmạnh của nhân tố cố kết cộng đồng trong đời sống bình thờng hàng ngày thì

ai cũng biết Không một ngời Việt Nam nào có thể quên các truyền thuyết vềThánh Gióng dẹp giặc Ân, Sơn Tinh trị thủy hay bài học nhớ đời: Nỏ thần của

An Dơng Vơng và tìm thấy trong đó những điều có ý nghĩa tới ngày nay:

đoàn kết, cảnh giác Truyền thống ấy đã đợc phản ánh sâu sắc trong truyềnthuyết, các truyện của kho tàng văn học dân gian Nó còn đợc hiện thực hóatrong cuộc đấu tranh chống xâm lợc, chống những kẻ thù, đợc trang bị đầy đủ

và mạnh hơn gấp bội, nhng tất cả bọn chúng đều thất bại Phải chăng điều kỳdiệu ấy đã xảy ra ở Việt Nam là kết quả của đoàn kết và nguồn gốc của mọithắng lợi đều ở sức mạnh toàn dân? "chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng làdân", là kết quả của sự thống nhất ý chí: " vua tôi đồng tâm, anh em hòamục, cả nớc góp sức, giặc phải bị bắt" [37, tr 79]

Truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống đoàn kết đã đợc kế thừa

và phát huy trong sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc của nhân dân Việt Nam Tiếpthu quan điểm mácxít-lêninnít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch

sử, sức mạnh của đoàn kết dân tộc , giai cấp và nhân loại tiến bộ, Hồ ChíMinh đã nhìn thấy rõ giá trị của bài học lịch sử về đoàn kết Kết thúc quyển

Trang 11

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" [72, tr 607].

Nh vậy, cố kết cộng đồng là một yêu cầu khách quan của lịch sử giữ

n-ớc và dựng nn-ớc, nó trở thành động lực và mở rộng đến đoàn kết toàn dân vìnghĩa lớn, làm cho cộng đồng chấp nhận mọi hy sinh để cứu nớc, một việcnghĩa lớn nhất mà mọi ngời Việt Nam yêu nớc đều phải thực hiện Với ý nghĩa

đó, quá trình hình thành, bảo vệ và phát triển của dân tộc Việt Nam là sự đồngtâm nhất trí của khối đoàn kết dân tộc, là sự đồng tâm nhất trí của lãnh tụ,triều đình và dân chúng

Truyền thống dân tộc, đồng thời truyền thống quê hơng Nghệ An cũng

có ý nghĩa rất sâu sắc, tạo nên nhân tố đầu tiên tác động đến quá trình đa ra ttởng chiến lợc đại đoàn kết của Nguyễn ái Quốc

1.1.1.2 Thực tiễn cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam trớc khi có Đảng

Bài học đoàn kết của mấy nghìn năm dựng nớc và giữ nớc đợc vậndụng trong cuộc đấu tranh chống xâm lợc và giải phóng dân tộc Từ giữa thế

kỷ 19 trở đi, để hiện thực hóa âm mu ấp ủ từ lâu, thực dân Pháp thực hiện xâmlợc Việt Nam Trớc nguy cơ nền độc lập dân tộc có khả năng bị thủ tiêu, nhândân Việt Nam đã anh dũng kháng chiến mạnh mẽ ngay từ đầu và quyết tâmchiến đấu đến thắng lợi cuối cùng Trái lại, triều đình Huế đợc thiết lập trên cơ

sở đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đã không có khả năng và mongmuốn phát động nhân dân đứng lên kháng chiến giữ nớc, từng bớc dâng nonsông của tổ tiên cho thực dân Pháp Trong cuộc đối đầu với kẻ thù mới, triều

đại phong kiến nhà Nguyễn không còn đại diện cho dân tộc trong đấu tranhbảo vệ Tổ quốc, họ tự đối lập với nhân dân, làm cho sự thống nhất của ý chí

độc lập dân tộc giữa triều đình và nhân dân không còn nữa Trách nhiệm củavua quan nhà Nguyễn là ở chỗ, biến việc mất nớc không phải là tất yếu trởthành tất yếu

Trang 12

Ngàn năm gấm vóc giang san

Bị vua nhà Nguyễn đem hàng cho TâyTội kia càng đắp càng đầy

Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng [66, tr 227]

Bình định xong Việt Nam, ngay trong bớc đầu thiết lập nền thống trị,thực dân Pháp đã tính ngay đến việc chia rẽ nhân dân Việt Nam Đây là mộttrong những chính sách căn bản xuyên suốt trong quá trình cai trị của chúng -

chính sách cổ truyền: chia để trị Bằng sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày

17-10-1887, Liên bang Đông Dơng ra đời, gồm: ba kỳ của Việt Nam,Campuchia, sau đó thêm Lào (1899) và Quảng Châu Loan (1890) Từ đó, dântộc Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới Nớc Việt Nam thống nhất bị chialàm ba xứ, với những chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là đất thuộc địa, Bắc

Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là xứ lỡng trị Không dừng lại ở đó, thực dân Phápcòn thực hiện chính sách "chia để trị" trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội hòngxóa bỏ tính thống nhất, truyền thống yêu nớc, đoàn kết của nhân dân ViệtNam Thủ đoạn thâm độc đó cũng đã làm yếu đi sức mạnh đấu tranh giảiphóng dân tộc

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Nguyễn ái Quốc đã vạch trần âm mu chia để trị của thực dân Pháp và khẳng định yêu cầu khách quan, yêu

cầu tự thân của sự đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù:

Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn

"chia để trị" của nó Chính vì thế mà nớc An Nam, một nớc cóchung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục,chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã

bị chia năm xẻ bảy Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, ngời

ta hy vọng làm nguội đợc tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòngngời An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịtvới nhau [65, tr 116]

Trang 13

Chống lại chính sách thâm độc đó của thực dân Pháp, các nhà yêu nớcViệt Nam đơng thời dới ngọn cờ Cần vơng hay theo xu hớng dân chủ t sản,

đều nhận thức rằng, sức mạnh chống Pháp không gì khác ngoài sự đồng tâmhiệp lực, đoàn kết hết thảy mọi ngời Việt Nam yêu nớc, không phân biệt giaicấp, tôn giáo, dân tộc cùng nhau đứng lên đánh đuổi bọn xâm lợc, giành lại

độc lập cho xứ sở Tuy nhiên, việc tập hợp mọi lực lợng chống Pháp của cáctầng tớp nhân dân phụ thuộc nhiều ở con đờng cứu nớc, cách cứu nớc Vì vậy,

các vấn đề đợc đặt ra: Cứu nớc bằng giải pháp nào?, theo con đờng nào?,

dùng phơng pháp nào? đang là câu hỏi lớn, phản ánh tình trạng bức xúc của

lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ

Sau thất bại của phong trào Cần vơng - thực chất là phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, phong tràoyêu nớc bớc sang giai đoạn mới, theo khuynh hớng dân chủ t sản Kế tục tinhthần yêu nớc của cha anh, với nỗi lòng đau đáu thơng nớc, thơng nòi, các bậc sĩphu, văn thân đại biểu cho lớp trí thức yêu nớc ở đầu thế kỷ XX nh Phan BộiChâu, Lơng Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

đều nhận thấy phải làm cho nhân dân thức tỉnh, đồng tâm hiệp lực đứng lênchống Pháp Cổ xúy tinh thần yêu nớc, nâng cao dân trí, chuẩn bị lực lợng lànhững điều mà những nhà yêu nớc đơng thời lo lắng Tuy có khác nhau vềcách thức hoạt động, song tất cả đều nhận thấy phải làm sao cho nhân dân

đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do

Trờng Đông Kinh Nghĩa Thục, dới hình thức hoạt động hợp pháp trên

MT văn hóa, giáo dục, đã chú trọng việc khơi dậy tinh thần quật khởi của dântộc, sự tập hợp quần chúng:

"Buổi diễn thuyết ngời đông nh hội

Kỳ bình văn khách đến nh ma"

Trên thực tế, những hoạt động này đã khơi dậy tinh thần dân tộc, kêugọi, động viên truyền thống đoàn kết toàn dân của những ngời yêu nớc Vì

Trang 14

thế, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ tồn tại một thời gian ngắn đã bị nhà cầmquyền Pháp ngăn cấm.

Đi đầu trong số những ngời kiên quyết chống lại chính sách chia để trị

của thực dân Pháp và cố gắng khôi phục lòng tin tởng vào sức mạnh đoàn kếttoàn dân là nhà yêu nớc Phan Bội Châu (1867-1940) Trong suốt cuộc đời hoạt

động cứu nớc, Phan Bội Châu đã xác định rõ ràng, để giành đợc độc lập dântộc và chủ quyền quốc gia, nhất thiết phải cố kết mọi tầng lớp nhân dân thànhsức mạnh Vì vậy, Phan Bội Châu luôn luôn kêu gọi và tổ chức nhân dân đứnglên, hợp sức với nhau để chống Pháp giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốcgia bằng phơng pháp bạo động vũ trang Theo ông: "Muốn cho đất nớc ta giàumạnh, thì chỉ cần ngời nớc ta một lòng, một chí, nh vậy thì việc xoay trờichuyển đất, đều làm đợc hết" [12, tr 275]

Truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nớc quật cờng của nhândân, lòng mong muốn nhiệt thành của những nhà yêu nớc, chống Pháp cuốithế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã không đa đến thắng lợi Một lý do duy nhất làkhông có một con đờng cứu nớc, một đờng lối lãnh đạo đúng, phù hợp với yêucầu phát triển của đất nớc trong bối cảnh lịch sử mới Tuy nhiên, t tởng, tổchức, kinh nghiệm tổ chức, giáo dục quần chúng để tạo nên một sức mạnh

đồng tâm nhất chí của các nhà yêu nớc thời kỳ này là một bài học vô cùng quýbáu cho cuộc đấu tranh chống Pháp đợc tiếp tục sau này

Thời đại mới đòi hỏi một con ngời hội tụ mọi tinh hoa của dân tộc, cókhả năng giải quyết thắng lợi mọi nhiệm vụ mà lịch sử đang đặt ra Đúng nh

C Mác đã khẳng định: Lịch sử không bao giờ đặt cho mình những vấn đề không

đợc giải quyết Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX và mấy thập kỷ đầu của thế kỷ

XX, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra một Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái

Quốc - Hồ Chí Minh Trong buổi đầu, tuy cha biết một con đờng cứu nớc mới,

nhng với lòng yêu nớc và t duy độc lập của mình, Nguyễn Tất Thành cũngnhận thấy: Muốn cứu nớc giành lại nền độc lập dân tộc, không thể tiếp tục các

Trang 15

con đờng đấu tranh theo kiểu cũ, mà phải tìm con đờng mới trên cơ sở tập hợp,huy động đợc sức mạnh của nhân dân Việt Nam Dần dần Ngời cũng nhận thấy

sự đoàn kết của các dân tộc bị chủ nghĩa t bản đế quốc thống trị

Một trang sử mới trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc mở

đầu với Hồ Chí Minh, ngời sẽ thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc trên cơ sở đoàn kết toàn dân dới ngọn cờ và theo con đờng cách mạngcủa giai cấp vô sản

1.1.1.3 Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố quan trọng quyết định

b-ớc phát triển mới về chất của CLĐĐKHCM

Truyền thống dân tộc Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nớc, tinhthần nhân ái và sự cố kết cộng đồng cùng với thực tiễn sôi động, bi hùng củadân tộc và nhân loại những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là cơ sở gópphần hình thành CLĐĐKHCM, nhng chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở t tởng, lýluận quan trọng nhất

Khẩu hiệu chiến đấu của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản, "Vô sản tất cả các nớc đoàn kết lại", sau bổ sung thành "Vô

sản tất cả các nớc và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" đợc V.I Lênin giơngcao Nguyễn ái Quốc tiếp nhận dới góc độ của một nhân sinh quan cáchmạng và nhân văn sâu sắc Ngời tìm thấy trong hai khẩu hiệu chiến lợc ấykhông chỉ sức mạnh vô địch của giai cấp vô sản, mà còn là sức mạnh của hàngtriệu, triệu con ngời bị áp bức, bóc lột, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đếquốc để giành tự do hạnh phúc

Trong những điều kiện mới của lịch sử thế giới, từ ngời yêu nớc trởthành ngời cộng sản, chiến sĩ cộng sản quốc tế sau Cách mạng xã hội chủnghĩa tháng Mời Nga vĩ đại (1917), Nguyễn ái Quốc đã chú trọng sự đoàn kếtdân tộc và quốc tế trong hoạt động lý luận cũng nh thực tiễn cách mạng T t-ởng và luận điểm nổi tiếng của Mác - Ăngghen và Lênin về sứ mệnh lịch sử

Trang 16

của giai cấp vô sản - giai cấp có sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa t bản, đợcNguyễn ái Quốc ghi nhớ nhất câu nói về sức mạnh của nhân dân, của giai cấpvô sản trong lịch sử:

Những vũ khí mà giai cấp t sản đã dùng để đánh đổ chế độphong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính giai cấp t sản Nhnggiai cấp t sản không những đã rèn vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ranhững ngời sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, những công nhân hiện

đại, những ngời vô sản [62, tr 605]

Những ngời vô sản này là biểu tợng của tinh thần đoàn kết quốc tếchân chính, thủy chung mà Nguyễn ái Quốc đã tiếp nhận và đoàn kết trongcuộc đời hoạt động cách mạng của mình Những điều kiện khách quan cụ thểcủa thời đại cha cho phép C.Mác, Ph Ăngghen đi sâu nghiên cứu những mặttích cực và hạn chế của từng giai cấp đang sống trong một xã hội, nhng các

ông cũng đã đa ra những nhận định quan trọng để những ngời cộng sản saunày có cơ sở lý luận và thực tiễn khi đánh giá từng giai cấp, trong đó có vấn đề

chiến lợc: giai cấp vô sản có thể liên minh với các giai cấp phi vô sản khác,

đặc biệt với giai cấp nông dân khi thực hiện sứ mệnh vẻ vang của mình.

Cơ sở lý luận trực tiếp mà Nguyễn ái Quốc tiếp nhận là t tởng của

V.I.Lênin khi đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cơng về vấn đề dân tộc và

vấn đề thuộc địa (7-1920) Bản Luận cơng thể hiện sự phát triển sáng tạo chủ

nghĩa Mác của Lênin, chứa đựng 5 luận điểm cách mạng, trong đó có điểmnhấn mạnh về sức mạnh đoàn kết của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thếgiới Giá trị lớn của vấn đề chính là sự liên kết chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xãhội khoa học không chỉ với giai cấp công nhân mà còn với cả các dân tộcthuộc địa và phụ thuộc, tạo nên sự thống nhất trong phong trào cách mạng vôsản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc Sự kiện này đợc coi là

một mốc lớn trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn ái Quốc: Ngời đã gặp đợc

t tởng cách mạng lớn của thời đại - chủ nghĩa Mác-Lênin Những điều nhận

Trang 17

thấy trong hành trình gian khổ để tìm đờng cứu nớc bắt đầu đợc nâng lênthành lý luận trong t duy chính trị của Ngời

Tiếp đó, qua tìm hiểu sâu sắc hơn Cách mạng tháng Mời Nga (1917)

về chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp cận với những hoạt động của Quốc tế cộng sản,Nguyễn ái Quốc thấu hiểu hơn nhiều vấn đề lý luận của phong trào cáchmạng ở các nớc thuộc địa và phụ thuộc Nổi bật lên một vấn đề mà Nguyễn áiQuốc đặc biệt quan tâm là: giành quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấpcông nhân; sắp xếp lực lợng cách mạng, xây dựng các tổ chức quần chúng,giải quyết vấn đề cách mạng ruộng đất trong cách mạng nói chung và trongviệc bảo đảm liên minh công nông nói riêng

Sức hấp dẫn của học thuyết đó chính là ở chỗ những ngời sáng lập ra

nó là hiện thân của tình hữu ái giai cấp vô sản, nó đã đáp ứng đầy đủ những

điều mà con đờng cứu nớc mới của dân tộc đòi hỏi, qua quá trình tìm kiếmgần một thập kỷ của Nguyễn ái Quốc Chính vì vậy, mặc dù hiểu kỹ các bảntuyên ngôn nổi tiếng đợc sản sinh từ những cuộc cách mạng t sản vĩ đại (cáchmạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789), nhng cha bao giờ Ngời cho rằng đó làcon đờng cách mạng phù hợp với đòi hỏi của lịch sử dân tộc Việt Nam Ngờiluôn lu ý những ngời cách mạng Việt Nam phải hiểu rõ bản chất chính trị củanhững cuộc cách mạng đó, tránh khỏi sai lầm trong việc định hớng đi chophong trào cách mạng Việt Nam Xuất phát từ thực tiễn hoạt động, tiếp nhậnnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn ái Quốc đã xác

định con đờng cứu nớc mới cho dân tộc Đồng thời, Ngời còn đánh giá đúng

đắn, chính xác những nhân tố tạo nên các giá trị truyền thống dân tộc, trong

đó có nhân tố đoàn kết dân tộc và quốc tế Đây là một cơ sở hình thành vàphát triển CLĐĐKHCM Tuy vậy, quan điểm lý luận, hệ thống giải pháp thựchiện CLĐĐK của Ngời cũng mang nét riêng, vừa đảm bảo những nguyên lýcơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vừa mang tính đặc trng Hồ Chí Minh ở

Trang 18

điểm này, cũng nh một số luận điểm khác, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo,góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin Giáo s Trần Văn Giàu nhận xét:

Chủ nghĩa Lênin mở đờng chỉ lối Vấn đề kế tiếp là phải làmcách mạng cho thành công Trong sự hoạt động của mình, Nguyễn

ái Quốc sẽ đụng phải nhiều vấn đề lớn, cụ thể, cần giải quyết màcâu giải đáp tất nhiên không có sẵn trong Lênin Vì vậy, Nguyễn vàcác bạn của Nguyễn phải tự mình sáng tạo Ngay bây giờ, 1920,ngay cái việc đi vào lâu đài chủ nghĩa Lênin, không phải bằng cửangõ giai cấp đấu tranh, cửa ngõ vô sản chuyên chính, mà bằng cửangõ giải phóng dân tộc thuộc địa và lệ thuộc, ngay cái lối "nhậpmôn" đặc sắc ấy đã là dấu hiệu đầu tiên của sự sáng tạo rồi Chính

sự sáng tạo không ngừng đó sẽ là một nguyên nhân thành công củacách mạng Việt Nam [45, tr 75-76]

Cần nhấn mạnh, trong các cơ sở thực tiễn và lý luận hình thànhCLĐĐKHCM, yếu tố tiếp thu, phát triển lý luận mácxít - lêninnít về vai tròquần chúng nhân dân trong việc sáng tạo ra lịch sử, là cơ sở lý luận quan trọnghàng đầu, đánh dấu bớc phát triển mới về chất của TTHCM nói chung và về

đoàn kết (dân tộc và quốc tế) nói riêng Đại tớng Võ Nguyên Giáp đánh giá:

"Bớc ngoặt đó đánh dấu sự định hình và khẳng định t tởng Hồ Chí Minh thuộc

hệ t tởng của giai cấp vô sản - chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản chất cáchmạng và khoa học triệt để " [42, tr 50]

Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh cũng là yếu tố quan trọng làm sáng rõ

Trang 19

hàng, bà con, đồng bào Hơn bao giờ hết, Nguyễn Sinh Cung sớm có ý thức vàthấm thía tình đoàn kết, đạo lý "lá lành đùm lá rách", "một miếng khi đóibằng một gói khi no" Tình nghĩa của quê hơng đã từng ngày, từng giờ, nuôidỡng và làm lớn thêm tình cảm sâu nặng của Anh đối với đất nớc, đồng bào.

Chung cảnh ngộ ngời dân mất nớc, Nguyễn Sinh Cung thật sự đaulòng khi chứng kiến kiếp sống đau khổ của dân mình ách áp bức bóc lột củathực dân đối với quê hơng, làng xóm đã khơi gợi trong ngời thanh niên yêu n-

ớc ấy nỗi cảm thông sâu sắc đối với đồng bào bị đọa đầy, đồng thời khắc sâulòng căm thù giặc nớc Chính quê hơng, đất nớc là cái nôi nuôi dỡng và hun

đúc tinh thần yêu nớc, những manh nha của khát vọng và ý chí đánh đuổi thựcdân giải phóng đồng bào trong t tởng của Anh

Trong quá trình tìm đờng cứu nớc, Nguyễn Tất Thành - Văn Ba đã quanhiều nớc t bản, đế quốc, thuộc địa, phụ thuộc ở đâu Anh cũng thấy nhân dânlao động đều khổ cực, nghèo đói nh đồng bào ở quê hơng Họ đều có chungmột nguyện vọng là thoát khỏi ách áp bức bóc lột Từ lòng yêu thơng đồngbào, mong muốn và quyết tâm đấu tranh cho độc lập dân tộc, Nguyễn TấtThành đã mở rộng và dành tình thơng yêu cho tất cả các dân tộc cùng cảnhngộ ở Ngời, dần dần nảy sinh và phát triển về lý luận và hoạt động thực tiễn

sự đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức, giữa nhân dân lao động toàn thế giới,

đấu tranh chống kẻ thù chung để giành những quyền lợi chính đáng Đoàn kếtdân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế đợc nảy sinh trong hoạt động cứu nớccủa Hồ Chí Minh

Tiếp nhận t tởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn áiQuốc đã khái quát lý luận về sự đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc bằngmột nhận xét đầy chất nhân văn: "Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời nàychỉ có hai giống ngời: giống ngời bị bóc lột và giống ngời bóc lột Mà cũng chỉ

có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản" [64, tr 266]

Trang 20

Từ nhận thức đó, Nguyễn ái Quốc đã tự nâng mình lên một trình độnhận thức mới, với tố chất mới về tình đoàn kết trong một phạm vi rộng lớnhơn "bốn phơng vô sản đều là anh em " Tiếp nhận đợc con đờng cứu nớc

đúng nhất của thời đại-con đờng cứu nớc theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin,Nguyễn ái Quốc đã làm đợc một việc quan trọng: "Gắn phong trào cách mạngViệt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đa nhân dân ta đi theo con đờng

mà chính Ngời đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nớc đến chủ nghĩa Mác-Lênin"[20, tr 10]

Trong tình hình phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam nh

đêm tối không có đờng ra, sự kiện ấy đã mở ra một triển vọng mới cho sựthắng lợi Nếu việc xác định con đờng cứu nớc đúng đã mở ra phơng hớng mớicho sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì Nguyễn ái Quốc đãtìm thấy ở học thuyết cách mạng đó "cẩm nang thần kỳ" để thực hiện thành

công sự nghiệp giải phóng dân tộc: sự đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Từ khi xác định con đờng cứu nớc đúng đắn, Nguyễn ái Quốc nghĩ

đến việc tập hợp cho đợc đông đảo nhân dân chống Pháp Tháng 4-1921,

vụ phải thúc đẩy cho thời có đó mau đến [64, tr 28]

Tháng 6-1923, trớc khi rời Pháp sang Nga, Ngời đã nói rõ ý định củamình với các bạn cùng hoạt động ở Pháp: "Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng:

Trang 21

Trở về nớc, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đa họ

ra đấu tranh giành tự do độc lập" [83, tr 51-52] Có thể coi 3 chữ đoàn kết họ

là ý tởng đầu tiên về nguyên lý đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết sau này.

Trên đất Pháp, TTĐK (dân tộc, quốc tế) đợc trở thành hiện thực trong

tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa mà Nguyễn ái Quốc là một trong những ngời

sáng lập (1921) Nguyễn ái Quốc viết th kêu gọi đồng bào:

Nếu câu phơng ngôn " Đoàn kết làm ra sức mạnh " không phải

là một câu nói suông,

Nếu đồng bào muốn giúp đỡ lẫn nhau,

Nếu đồng bào muốn bênh vực cho bản thân mình cũng nhquyền lợi của bản thân mình, cũng nh quyền lợi của tất cả đồng bào ở

các xứ thuộc địa, Hãy gia nhập Hội Liên hiệp thuộc địa [64, tr 447].

Hội Liên hiệp thuộc địa và sau đó Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức

(1925), một tổ chức đầu tiên có thể đợc xem là những MT (tuy còn ở trình độthấp), thể hiện TTĐK quốc tế của Nguyễn ái Quốc Cùng với TTĐK dân tộc,TTĐK quốc tế của Nguyễn ái Quốc đã thể hiện một cách hoàn chỉnh TTĐĐKcủa Ngời trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê nin Dới các cách diễn đạt khác nhau,Ngời đã nhấn mạnh mục tiêu đấu tranh của mình: bênh vực không những chobản thân dân tộc mà còn cho tất cả nhân dân các xứ thuộc địa T tởng này nổibật hai nội dung chủ yếu:

1- Nhân dân các xứ thuộc địa đều cùng cảnh ngộ nh mình nênmình cũng cần phải bênh vực cho nhau (đoàn kết với nhau)

2- Vì cùng cảnh ngộ nên họ cũng là anh em (chung nguyệnvọng)

Ban đại diện "Hội liên hiệp thuộc địa" có các đại biểu của nhân dâncác xứ thuộc địa Một trong những thành công và ảnh hởng to lớn của hội đó

là đã xuất bản, chuyển đến tay những ngời dân thuộc địa đang sống ở Pháp, ở

Trang 22

các nớc thuộc địa tờ "Le Paria" (Ngời cùng khổ) để truyền bá sâu rộng chủnghĩa Mác-Lênin và tố cáo sự lạm quyền về chính trị, bóc lột về kinh tế củathực dân Pháp Báo còn kêu gọi những ngời bị áp bức thực hiện tình thơng yêu

và hữu nghị, đoàn kết đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần, để giảiphóng chính mình khỏi lực lợng thống trị của chủ nghĩa thực dân

Các bài giảng của Nguyễn ái Quốc ở lớp huấn luyện cho các hội viêncủa "Hội Việt Nam thanh niên cách mạng" do Ngời tổ chức có nhiều phần nói

về vấn đề tổ chức, phơng pháp cách mạng, mà sự đoàn kết (dân tộc, quốc tế)

là một trong những nội dung cơ bản

Sách Đờng Cách mệnh, ấn hành năm 1927 tập trung những bài giảng

của Nguyễn ái Quốc Ngay bìa cuốn sách, Nguyễn ái Quốc trân trọng ghi lạilời dạy của V.I.Lênin: "Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnhvận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mớilàm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong" [65, tr 259 ]

Đờng Cách mệnh là một tác phẩm lớn đánh dấu một mốc quan trọng

trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc Đây là một vănkiện lý luận đầu tiên, đặt cơ sở t tởng cho đờng lối cách mạng Việt Nam, trong

đó phản ánh tập trung nhất sự định hình những quan điểm cốt lõi của

TTĐĐKHCM trớc khi Đảng CSVN ra đời Đờng Cách mệnh đợc đánh giá có

tầm quan trọng nh tác phẩm: "Làm gì" nổi tiếng của V.I.Lênin trong việcchuẩn bị thành lập Đảng CSVN [54]

Trong sách Đờng Cách mệnh, Nguyễn ái Quốc nêu luận điểm về đoàn

kết:

Phàm làm việc gì cũng vậy, bất kỳ lớn bé, bất kỳ khó dễ nếukhông ra sức thì chắc không thành công Việc gì khó cho mấy, quyếttâm làm thì làm chắc đợc, ít ngời làm không nổi, nhiều ngời đồng tâmhiệp lực mà làm thì phải nổi, cách mạng là việc chung của cả dânchúng chứ không phải việc của một hai ngời [75, tr 261-262]

Trang 23

Trong khi khẳng định cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúngnhân dân, bằng t duy biện chứng, Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ: khối quần chúng

dù có đông đến hàng triệu, hàng chục, hàng trăm triệu mà không đợc tổ chứclại, không đợc giác ngộ đa ra tập dợt đấu tranh thì sẽ rời rạc nh đũa mỗi chiếcmột nơi và không thể thành lực lợng cách mạng đợc Ngời cảnh báo hậu quả

sẽ nguy hại khôn lờng nếu khối quần chúng ấy không đợc tổ chức lại và bị kẻthù lợi dụng cho mu đồ chống lại dân tộc, chống lại bản thân quần chúng Đểlực lợng cách mạng mạnh hơn nhiều lần, Nguyễn ái Quốc nêu luận điểm phải

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhng chủ nghĩachân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin [65, tr 267]

Sự đoàn kết dân tộc do Đảng lãnh đạo sẽ làm rõ vai trò, vị trí của các

giai cấp, tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh chung Lần đầu tiên trong Đờng

Cách mệnh, khái niệm "gốc", "chủ" của cách mạng đã đợc xác định cụ thể rõ

ràng Theo Nguyễn ái Quốc, cách mệnh sinh ra bởi ách áp bức bóc lột tàn bạocủa kẻ thù, ai mà bị áp bức càng nặng thì tinh thần cách mệnh càng bền, chícách mệnh càng quyết Giai cấp t sản có vai trò lịch sử khi nó bị phong kiến

áp bức, họ kêu gọi công, nông làm cách mạng Cách mạng thành công, họ

Trang 24

quay lng lại ngời bạn đờng, áp bức công, nông thậm tệ, vì vậy, trong cuộcchiến đấu chống lại chủ nghĩa t bản, chủ nghĩa thực dân, công nhân và nôngdân là lực lợng nòng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng Ngời tổng kết:

"Công nông là tay không, chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu

đợc thì đợc cả thế giới cho nên họ gan góc Vì những cớ ấy, nên công nông làgốc cách mệnh" [65, tr 266]

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đợc Nguyễn áiQuốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, một nớc thuộc địa nửa phongkiến có nhiều tầng lớp, giai cấp, có quan điểm, thái độ khác nhau trong công cuộcgiải phóng dân tộc Ngời chỉ rõ, muốn đoàn kết toàn dân và thực hiện đoàn kếtdân tộc, phải có phơng pháp khoa học, cách mạng, biện chứng, khi phân tích

điều kiện tồn tại, thái độ chính trị và quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội

Đành rằng, nếu xa rời quan điểm giai cấp khi phân tích thì sẽ phạm sai lầmnghiêm trọng, nhng cũng sẽ phạm sai lầm nếu vận dụng phơng pháp lý luận

đấu tranh giai cấp một cách máy móc, giáo điều Ngay từ năm 1924, Nguyễn

ái Quốc đã nhận thấy cơ cấu các giai cấp cũng nh đấu tranh giai cấp ở ViệtNam không diễn ra nh ở phơng Tây Vì vậy, với Ngời, để nhận định, đánh giá

đúng vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các giai cấp nhằm sắp xếp lực lợng chocách mạng, thì việc sử dụng phơng pháp phân tích giai cấp phải đợc coi là vũkhí sắc bén nhất Phơng pháp phân tích giai cấp của Nguyễn ái Quốc rất độc

đáo, Ngời không chỉ dừng lại ở việc lấy quan hệ kinh tế, hình thái kinh tế xãhội làm cơ sở mà cơ sở lý luận quan trọng, đồng thời cũng là điểm xuất phát

đó là từ một trục lớn dân tộc, đặt mối quan hệ giữa các giai cấp trong mối

quan hệ với dân tộc Ngời nhấn mạnh: chủ nghĩa dân tộc chân chính chính là

động lực lớn của đất nớc, vì vậy, theo t tởng của Ngời, lực lợng cách mạngkhông chỉ bó hẹp ở hai giai cấp công, nông mà là lực lợng của toàn dân tộc

Trang 25

Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà thơ Xô viết Ôxíp Mandenstamtại Mátxcơva, Nguyễn ái Quốc đã không ngần ngại khi kết luận: cần phải ghi

thành tích vua Duy Tân đã đứng lên kháng Pháp năm 1916 Trong báo Thanh

niên ngày 27/9/1925, bài "Trả lời bạn nữ sinh viên X của chúng ta", một lần

nữa Ngời lại ghi nhận lòng yêu nớc và ý thức dân tộc của những công dânkhông thuộc thành phần công nông:

Các vua quan, th lại, thông ngôn, theo chị là những ngờiphản cách mạng Chị đã nhầm rồi, bạn thân mến, bởi vì một ông vua

có thể suy nghĩ và biết cảm thông với những bất hạnh cha từng thấy

đang giáng xuống dân tộc của ông; vì vậy ông ta thà làm một ngờidân bình thờng còn hơn là trị vì một dân tộc nô lệ Chính chúng tôi

là ngời dạy cho các vị vua chúa bài học đó và chỉ ra cho họ thấyrằng họ làm cách mạng thì có lợi hơn là sống dới ách ngoại bang[65, tr 442]

Sau này, trong Đờng Cách mệnh Ngời đã phân tích cụ thể, sâu sắc hơn:

"Dân tộc cách mệnh thì cha phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thơng đềunhất trí chống lại cờng quyền" [65, tr 266] Trong đó, công

nông là "gốc", "chủ" của cách mạng, "còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủnhỏ cũng bị t bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ

là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi" [65, tr 266] Việc phân tích

các giai cấp trong mối quan hệ với dân tộc là một đóng góp lớn có giá trị

về mặt lý luận của Nguyễn ái Quốc ở đây chúng ta không thấy có một chút gì là máy móc, giáo điều hoặc xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin T tởng của Nguyễn ái Quốc về tập hợp mọi lực lợng vì đại nghĩa cứu nớc không chỉ khác với t tởng của các nhà cách mạng đơng thời ở Việt Nam mà cũng có những khác biệt với một số lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lúc bấy giờ.

Trang 26

T tởng đoàn kết dân tộc đã có tác động to lớn trong việc tập hợp mọigiai cấp, tầng lớp yêu nớc đấu tranh chống Pháp Các tổ chức cộng sản đã ra

đời ở Việt Nam vào những năm 1929, 1930 cần phải nhanh chóng thống nhất

để đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào cứu nớc của toàn dân Vì vậy, khi

đợc tin các tổ chức cộng sản có hành động chia rẽ, Nguyễn ái Quốc đã từXiêm đến Trung Quốc để thống nhất phong trào Ngời đã lu ý các tổ chứccộng sản "chia rẽ thì suy yếu", "Vô sản các nớc còn phải liên hiệp lại, huốngchi vô sản trong một nớc Chúng ta phải đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân,

đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Để đạt mục đích ấy phảithống nhất tổ chức" [83, tr 74-75] Đầu năm 1930, tại Cửu Long (Hơng Cảng -Hồng Kông, Trung Quốc), Nguyễn ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các

tổ chức cộng sản Hội nghị này đợc xem nh một Đại hội thành lập Đảng.Những đại biểu trong Hội nghị đã tán thành lời kêu gọi đoàn kết của Nguyễn

ái Quốc hợp nhất các tổ chức cộng sản: Đông Dơng cộng sản Đảng và AnNam cộng sản Đảng, sau đó cả Đông Dơng cộng sản liên đoàn thành ĐảngCSVN - Chính đảng cách mạng duy nhất ở Việt Nam

Một trong những thành công lớn nhất của Hội nghị là đã thảo luận và

nhất trí thông qua đợc các văn kiện do Nguyễn ái Quốc soạn thảo: Chánh cơng

vắn tắt của Đảng, Sách lợc vắn tắt của Đảng, Chơng trình tóm tắt của Đảng,

Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Nội dung của

nó chứa đựng những vấn đề cơ bản của đờng lối chiến lợc và sách lợc cáchmạng và thực tế đã trở thành Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN

Trên cơ sở phân tích sâu sắc tính chất của xã hội Việt Nam thời thuộc

địa nửa phong kiến và những mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong lòng nó,Nguyễn ái Quốc xác định đờng lối chiến lợc của cách mạng Việt Nam là:

"Chủ trơng làm t sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xãhội cộng sản" [26, tr 2] Đây là một sáng tạo lớn của Ngời trong việc tiếp thu,

kế thừa và phát triển quan điểm cách mạng không ngừng của Lênin để xây

Trang 27

dựng mô hình cách mạng vô sản ở các nớc thuộc địa, điều mà sinh thời Mác,

Ăngghen cũng cha đề cập đến

Nhiệm vụ chiến lợc của "cách mạng t sản dân quyền" tuy mới ở mức

độ vắn tắt, song đã hàm chứa hai nội dung cơ bản: Dân tộc và dân chủ - Đánh

đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, làm cho nớc Việt Nam hoàn toàn độc lập vàtiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc đợc

đặt lên hàng đầu Căn cứ vào mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội thuộc địa nửaphong kiến, sự sáng tạo của Nguyễn ái Quốc đã đi đến thành công trong việcgiải quyết mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp của cuộccách mạng giải phóng dân tộc Đó chính là cơ sở để Ngời tránh đợc xu hớngtả khuynh đang ngự trị trong t tởng một số lãnh đạo Quốc tế cộng sản lúc đó,

và tiếp tục phát triển hơn nữa t tởng chiến lợc đại đoàn kết đã đợc phản ánh

tập trung và hình thành trong Đờng Cách mệnh.

Về lực lợng cách mạng, Nguyễn ái Quốc chỉ rõ Đảng phải vận độngthu phục cho đợc đông đảo công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo đ-

ợc dân chúng, phải thu phục cho đợc đông đảo nông dân và dựa vững vào nôngdân nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất Đảng phải hết sức lôi kéotiểu t sản, trí thức, trung nông đi về phía giai cấp vô sản, lợi dụng hoặc trung lậpphú nông, trung, tiểu địa chủ và t bản Việt Nam Bộ phận nào đã ra mặt phản

cách mạng thì phải đánh đổ [26, tr 2] Nh vậy, trên cơ sở liên minh công nông,

Ngời đã chủ trơng đoàn kết tất cả mọi ngời dân Việt Nam yêu nớc dới ngọn cờ

độc lập dân tộc mà không xa rời lập trờng giai cấp vô sản: "Trong khi liên lạctạm thời với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhợng bộ một chútlợi ích gì của công nông mà đi vào đờng lối thỏa hiệp" [26, tr 2]

Cơng lĩnh đã nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết quốc tế; khẳng định sựlãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết trong Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầuquyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam và góp phần vào thành côngcủa cách mạng thế giới [26, tr 2] Nh vậy, với phơng pháp tiến hành đúng đắn,

Trang 28

biết tôn trọng ý kiến ngời khác, không áp đặt, buộc ngời khác phải tuân theo ýkiến của mình, Nguyễn ái Quốc đã thành công trong việc đoàn kết thống nhấtcác lực lợng yêu nớc chống Pháp dới sự lãnh đạo của Đảng.

Từ một nớc thuộc địa cha hề có nền công nghiệp hiện đại, số lợngcông nhân ít ỏi, chỉ chiếm có 1,2% dân số cả nớc vào cuối những năm 1920,trong khi đó, giai cấp nông dân, tiểu t sản chiếm số đông, đa số mù chữ,Nguyễn ái Quốc đã cùng các đồng chí của mình xây dựng đợc một chính

đảng cộng sản vững vàng, kiên định cách mạng, tập hợp mọi lực lợng trong

n-ớc, gắn liền với phong trào cách mạng thế giới Đảng CSVN ra đời là thànhquả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân vàphong trào yêu nớc của nhân dân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX.Quy luật đặc thù ấy góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin Thành công của Hội nghị càng làm sáng tỏ tầm cao t tởng

và phơng pháp lãnh đạo của Nguyễn ái Quốc Điều tạo nên nét vợt trội củaNguyễn ái Quốc so với những nhà cách mạng đơng thời là ở chỗ: bằng t duy

chính trị sáng tạo và sắc bén, Ngời đã nhận thấy điểm tơng đồng quan trọng

làm cơ sở cho việc xác định CLĐĐK dân tộc đó là: "Toàn thể nhân dân Việt

Nam chỉ trừ những phần tử cam tâm làm tay sai cho chính quyền thuộc địa,

đều thiết tha tranh đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng đất nớcgiàu mạnh" [75, tr 34]

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Nguyễn ái Quốc đã tiếp thu, khai tháctruyền thống đoàn kết dân tộc, những hạt nhân hợp lý và nhân bản của quyluật phổ biến về tình đoàn kết của loài ngời, của các nền văn minh Đông - Tây

và quan trọng hơn hết là tiếp nhận đợc chân lý cách mạng của thời đại - chủnghĩa Mác- Lênin về quan điểm sức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch

sử, phát triển chủ nghĩa yêu nớc, yếu tố đoàn kết truyền thống của dân tộcthành TTĐĐK (dân tộc và quốc tế) rồi hoàn thiện và trở thành CLĐĐK Chiến

lợc này đợc thể hiện rõ trong Đờng Cách mệnh và đợc định hình trong Cơng

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN

Trang 29

1.2 Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh cội nguồn thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)

1.2.1 Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh từng bớc đợc Đảng nhận thức trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Sau khi ra đời, Đảng ta đã thực hiện TTHCM nói chung, CLĐĐK nóiriêng đợc thể hiện trong phong trào cách mạng 1930- 1931 do Đảng lãnh đạo.Phong trào cách mạng 1930- 1931 chứng minh sự lãnh đạo của Đảng và liênminh công nông là những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cao trào.Tuy nhiên, những điều kiện khó khăn, phức tạp của phong trào cách mạng thếgiới đã tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam, đến việc thực hiện chiếnlợc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Trở lại bối cảnh lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tếlúc đó, chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật là xu hớng tả khuynh đangngự trị trong t tởng những ngời lãnh đạo Quốc tế cộng sản Tình trạng ấy dẫn

đến sự đánh giá quá khe khắt khả năng và tinh thần cách mạng của giai cấp

địa chủ, t sản dân tộc, các trí thức yêu nớc tiến bộ xuất thân từ tầng lớp trên ởViệt Nam của một số đồng chí lãnh đạo Đảng Thực tế đó ảnh hởng đến việcxác định chiến lợc liên minh các giai cấp, dân tộc, thành lập MT dân tộc thốngnhất (MTDTTN) chống đế quốc; những quan điểm của Nguyễn ái Quốc vềgiải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp cha nhận đợc sự ủng hộ

từ phía Quốc tế cộng sản và Ban chấp hành Trung ơng Đảng lúc bấy giờ Hiệntợng ấy thể hiện ở việc phủ nhận những quan điểm cách mạng đúng đắn củaNguyễn ái Quốc trong các văn kiện thành lập Đảng và quyết định thủ tiêu

Chánh cơng, Sách lợc vắn tắt [26, tr 110] của Hội nghị Trung ơng lần thứ nhất

(10-1930)

Theo họ, quan điểm của Nguyễn ái Quốc trái với đờng lối chủ trơngcủa Quốc tế cộng sản

Trang 30

Từ tháng 10-1930 cho đến những năm cuối của thập kỷ 30, cuộc đấutranh t tởng giữa một số ngời lãnh đạo Quốc tế cộng sản, những ngời lãnh đạo

Đảng cộng sản Đông Dơng với Nguyễn ái Quốc diễn ra không ồn ào nhngquyết liệt gay gắt Nguyễn ái Quốc bị lên án là "hữu khuynh", "nặng tinh thầndân tộc", " nhẹ về đấu tranh giai cấp" Trớc đề nghị phải kiểm điểm các "sailầm" của Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng cộng sản Đông Dơng, Nguyễn áiQuốc đã kiên trì giữ vững quan điểm với tinh thần kỷ luật và ý thức tổ chứccao

Thực tiễn cách mạng trong nớc và thế giới đã xác nhận quan điểmcách mạng của Nguyễn ái Quốc, của CLĐĐK là đúng đắn Mặc dù ra quyết

định thủ tiêu Chánh cơng, Sách lợc, nhng chỉ sau 18 ngày, Thờng vụ Trung ơng

đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội phản đế đồng minh Chỉ thị không chỉ nêu

rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và động lực của giai cấpnông dân là "hai động lực chính căn bản cho sự bố trí hàng ngũ lực lợng cáchmạng", mà còn nhắc đến vai trò của các giai cấp khác" [26, tr 227] Chỉ thịphải thừa nhận rằng: "Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng t sản dân quyền ở

Đông Dơng mà không tổ chức đợc toàn dân lại thành một lực lợng thật rộng,thật kín, cuộc cách mạng cũng khó thành công" [28, tr 227] Nh vậy, trên thực

tế lại thừa nhận quan điểm của Nguyễn ái Quốc về vị trí và mối quan hệ giữavấn đề dân tộc và giai cấp trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc

địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Sự nhận thức vai trò của các giai cấp,tầng lớp xã hội trong Hội phản đế đồng minh trong cách mạng ở thuộc địa, vàviệc tổ chức Hội phản đế đồng minh tập hợp đông đảo nhân dân là đúng vàcần thiết [26, tr 228] Mặc dù nội dung của Chỉ thị trên phù hợp với CLĐĐKdân tộc đã nêu trong Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, nhng cha giữ vai

trò chủ đạo trong Ban chấp hành Trung ơng lúc đó Thơ của Trung ơng gửi cho

các cấp Đảng bộ (9-12-1930) [26, tr 233] đã nói lên tình hình này Tiếp đó, Chơng trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dơng năm 1932, Nghị quyết

Trang 31

của Hội nghị nhân viên Ban chỉ huy ở ngoài và các đại biểu của các đảng bộ

ở trong nớc (6-1934), cũng nh Nghị quyết chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ nhất (3-1935),

vẫn tiếp tục đứng trên các quan điểm và chủ trơng của Hội nghị Trung ơng

10-1930 và Luận cơng chính trị của Đảng do Hội nghị này nêu ra Tuy vậy, cómột thực tế khách quan là những quan điểm đúng đắn của TTHCM về đại

đoàn kết dân tộc vẫn đợc thể hiện trong nhiều tài liệu, văn kiện của Đảng Ví

nh, một trong ba nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng nêu ra trong Nghị quyết chính trịcủa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (1935) đã thể hiện TTHCM về tập hợp

đoàn kết nhân dân :

Đảng muốn chỉ huy nổi phong trào, muốn đa cao trào cáchmạng mới lên trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh

đổ đế quốc, phong kiến, lập nên chính quyền Xô viết, thì trớc hết

phải thâu phục quảng đại quần chúng Thâu phục quảng đại quần

chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiệnthời [27, tr 489-490]

Trớc bối cảnh lịch sử mới, những nghị quyết tại Đại hội VII của Quốc

tế cộng sản cũng phần nào xác định tính đúng đắn của TTHCM về đại đoànkết và có tác động lớn đến nhận thức của Đảng Hội nghị TW tháng 3-1936 đãnêu lên nhiệm vụ trớc mắt của nhân dân Đông Dơng là: "Chống phát xít,chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ,cơm áo, hòa bình" [56, tr 84] Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hội nghị trở về vớivấn đề đoàn kết, coi đó nh là một phơng pháp hiệu quả nhất Hội nghị chủ tr-

ơng: Lập MT nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái,các đoàn thể chính trị và tín ngỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ ĐôngDơng để cùng nhau tranh đấu MT nhân dân phản đế nhằm tập hợp tất cả cácgiai cấp có tinh thần yêu nớc, ý thức dân tộc "tranh đấu đòi những quyền lợihàng ngày cho toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo, để dự bị cho

Trang 32

cuộc vận động dân tộc giải phóng đợc phát triển" [29, tr 93] và "nhiệm vụ của

Đảng cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền mà còn phảithâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu t sản ở thành thị Đồng thờitrong lúc lập MT rộng rãi, chúng ta phải thâu phục hết các tầng lớp trong nhândân" [29, tr 136]

Tháng 10-1936, Đảng cộng sản Đông Dơng ra Văn kiện: "Chungquanh vấn đề chính sách mới" đã thể hiện đậm nét việc xác nhận tính đúng

đắn của những quan điểm cách mạng trong TTHCM, trong đó vấn đề độc lậpdân tộc, tự do đợc coi trọng Cũng trong văn kiện này, Đảng chỉ rõ phải chú ýnhiệm vụ giải phóng dân tộc, không nên chỉ nặng về đấu tranh giai cấp: "Nếuphát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phảilựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trớc để tập trung lực lợngcủa một dân tộc mà đánh cho đợc toàn thắng" [28, tr 132]

Thực chất những Nghị quyết này đã thể hiện tinh thần cơ bản của

Chánh cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và đợc

nhất trí thông qua tại Hội nghị hợp nhất Đảng ngày 3-2-1930, đánh dấu bớc ởng thành trong tiến trình nhận thức lý luận cách mạng của Đảng

tr-Tuy MT thống nhất toàn dân phản đế Đông Dơng cha thật phù hợp vớinhiệm vụ và những điều kiện cụ thể ở Đông Dơng lúc bấy giờ, nhng cũng cóvai trò trong việc vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cao tràocách mạng dân chủ Những hoạt động sôi nổi nhằm "ủng hộ Chính phủ MTnhân dân Pháp"; yêu cầu chính phủ Pháp thả tù chính trị ; cải cách xã hội ở

Đông Dơng; vận động thành lập "ủy ban trù bị Đông Dơng đại hội"; chuẩn bị

"đón phái viên Gô-đa"; tiến hành bãi công bãi thị liên tiếp diễn ra

Từ năm 1937 trở đi, hàng trăm cuộc bãi công đã nổ ra, lớn nhất làcuộc bãi công của công nhân xe lửa Tràng Thi (Nghệ An) Năm 1938, MTNDphản đế đã huy động đợc hơn 25.000 ngời đủ các tầng lớp, thành phần giaicấp, xã hội tham dự kỷ niệm ngày 1-5 tại Hà Nội Công tác báo chí thời kỳ

Trang 33

này phát triển mạnh mẽ Đảng đã triệt để sử dụng báo chí công khai, coi đây

là một vũ khí đấu tranh cách mạng Khi địch khủng bố, tờ báo này bị cấm, tờbáo khác liền ra đời Cùng với cuộc vận động báo chí công khai, nhiều tậpsách giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và giải thích những chính sách mới của

Đảng cũng đợc xuất bản Cuốn "Về vấn đề dân cày" của Qua Ninh (TrờngChinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp) đã tố cáo tội ác của đế quốc và phongkiến, phản ánh trung thực đời sống của nông dân Việt Nam và vai trò của họtrong cách mạng Các tác phẩm mang tính chiến đấu của Hải Triều (NguyễnKhoa Văn) cũng lần lợt ra đời để chống những quan điểm sai lầm về "nghệthuật vị nghệ thuật" và chế độ phong kiến Việt Nam Chịu ảnh hởng đờng lốichính trị đúng đắn của Đảng ta, nhiều nhà văn tiến bộ viết những tác phẩmmang tính hiện thực phê phán rõ rệt và có giá trị cao Những "Tắt đèn" củaNgô Tất Tố, "Bớc đờng cùng" của Nguyễn Công Hoan là tiêu biểu cho khuynhhớng này, góp phần vạch trần chế độ phong kiến, thực dân thối nát

Những kết quả trên là thực tế sinh động chứng tỏ hiệu lực của CLĐĐKHCM đợc thể hiện trong tổ chức và hoạt động của MTDTTN

Tháng 3-1938, Trung ơng Đảng họp Hội nghị toàn thể, nhất trí nhấnmạnh và coi vấn đề lập MTTN dân chủ là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảngtrong giai đoạn lịch sử lúc đó

Trên đờng về nớc, trớc những biến động của tình hình chính trị thếgiới những năm 1938-1940, Nguyễn ái Quốc đã viết một loạt bài đăng trênbáo "Notre voix" (Tiếng nói của chúng ta) Thông qua những bài báo ấy, Ngờitrực tiếp nhắc nhở những ngời cộng sản Đông Dơng: "Không thể khờ dại, nhânnhợng kẻ thù" vì làm nh vậy "sẽ rơi vào cạm bẫy", "sẽ bị diệt vong", "phải độngviên tổ chức nhân dân", "cần có sự đoàn kết" [66, tr 100-101) trong nhiệm vụcách mạng mới Cũng thời gian này, Ngời đã gửi Đảng cộng sản Đông Dơngnhiều chỉ thị quan trọng Chỉ thị nhấn mạnh, khi đoàn kết dân tộc cần tranh thủlôi kéo giai cấp t sản dân tộc và đoàn kết quốc tế [66, tr 138] Trong báo cáo gửi

Trang 34

Quốc tế cộng sản, Nguyễn ái Quốc nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải xâydựng MTDTTN, Ngời tiên liệu, tiền đồ cách mạng của các dân tộc bị áp bứcchỉ có thể tơi sáng khi MTTN của các dân tộc ấy đợc xây dựng và mở rộng.

Từ khi tìm thấy con đờng cứu nớc và phơng pháp để thực hiện con

đ-ờng đó là Đoàn kết dân tộc, trải qua một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp,

Nguyễn ái Quốc đã kiên quyết giữ vững t tởng này nhằm thức tỉnh ở nhân dântinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nớc, đoàn kết đấu tranh giải phóng dân tộc.Những t tởng ấy đợc xác nhận trong thực tiễn cách mạng và phát huy tác dụngmạnh mẽ khi Ngời trở về nớc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

1.2.2 Thắng lợi của Cách mạng Tháng 8/1945 - biểu hiện thành

công của chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh

Ngày 28-1-1941, Nguyễn ái Quốc đã trở về sau 30 năm tìm đờng cứunớc Không một ngày ngơi nghỉ, Ngời bắt đầu một thời kỳ hoạt động cách mạngsôi nổi ở trong nớc Hội nghị Ban chấp hành Trung ơng lần thứ VIII từ ngày

10 đến 19-5-1941, tại Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng dới sự chủ trì của Ngời làmột hoạt động có tầm vóc lịch sử Hội nghị lần này đã nhất trí và hoàn thiệnhơn nữa t tởng chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc cách mạng giải phóng dân tộc

mà Hội nghị VI và Hội nghị VII Ban chấp hành Trung ơng đã thông qua với

việc: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Theo mục tiêu chiến

l-ợc đúng đắn đó, Hội nghị chủ trơng thành lập ở mỗi nớc một MTDTTN nhằmphát huy tối đa sức mạnh của mỗi dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập,

tự do cho Tổ quốc ở Việt Nam, Hội nghị đã quyết định thành lập MTDTTN

có tên "Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh" gọi tắt là "Mặt trận Việt minh"(MTVM) Đây là một tất yếu lich sử và là sáng kiến tuyệt vời của Nguyễn áiQuốc cả về hình thức, tên gọi [46, tr 37] ở vào thời điểm lịch sử đó, MTVM là

một hình thức phù hợp chứa đựng nội dung Đoàn kết toàn dân, thể hiện sự kế

thừa và phát triển các hình thức MT ở giai đoạn trớc: "Hội phản đế đồng minh"(1930 - 1935); "Mặt trận dân chủ Đông Dơng" (1936- 1939); "Mặt trận thống

Trang 35

nhất dân tộc phản đế Đông Dơng" từ tháng 11-1939 MTVM ra đời đã khắcphục đợc hạn chế của các hình thức MT trớc đó trong việc thực hiện cuộc liênhiệp toàn dân tộc chống Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở Nh vậy,tùy theo hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu của cách mạng trong từng giai

đoạn, hình thức MT đợc thay đổi cho phù hợp, song tính chất chính trị và mụctiêu cơ bản của MTDTTN không thay đổi Cũng tại Hội nghị này, vấn đề dântộc tự quyết đã đợc bàn đến với chủ trơng sẽ thành lập ở mỗi nớc một chínhphủ riêng sau khi giành đợc chính quyền Nghị quyết Hội nghị nêu rõ, sẽthành lập Nhà nớc dân chủ nhân dân ở Việt Nam sau khi giành đợc chínhquyền Tất cả những chủ trơng đó thể hiện sâu sắc hơn nhận thức về mối quan

hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh

Vừa là ngời thiết kế, vừa là ngời thi công, Hồ Chí Minh đã có nhữnghoạt động thiết thực nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ngay sau Hội nghị Trung ơng lần thứ VIII, Nguyễn ái Quốc đã viết

th "Kính cáo đồng bào" kêu gọi: "Hỡi các bậc phụ huynh, hỡi các bậc hiềnnhân chí sĩ; hỡi các bạn sĩ, nông, công, thơng, binh, quyết nối gót ngời xa,phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích" [66, tr 197] Để giành thắng lợi,Ngời chỉ rõ:

Việc lớn cha thành không phải vì đế quốc mạnh, nhngmột là vì cơ hội cha chín, hai là vì dân ta cha hiệp lực đồngtâm Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều:

"Toàn dân đoàn kết" [66, tr 197]

Ngời đã nêu quy luật phổ biến : Đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là yếuhèn; từ đó tiếp tục khẳng định chân lý: Đoàn kết là yếu tố trớc hết để thànhcông, không đoàn kết là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại Lịch sử ViệtNam cũng nh các nớc khác ở mọi thời đại đã chứng minh điều đó

Trang 36

Trong điều kiện vô cùng kham khổ và ngày đêm bị kẻ thù rình rập, HồChí Minh rất tin tởng vào tơng lai ngày một sáng sủa của nớc nhà vì có sự

đoàn kết toàn dân Sự thống nhất trong toàn Đảng về t tởng chiến lợc nh ngọn

đèn thắp sáng niềm tin trong Ngời Với nhiệt huyết cách mạng và t duy mẫntiệp, Ngời cùng Ban chấp hành TW soạn thảo các văn kiện của MTVM Saukhi hoàn thành, các văn kiện này đợc bổ sung vào NQTW lần thứ VIII (5-1941)

Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (MTVM) đã

ra mắt đồng bào, nêu lên chơng trình cứu nớc của mình, gồm: Tuyên ngôn,Chính cơng và Điều lệ

Chơng trình cứu nớc của VM bao gồm hệ thống các chính sách chínhtrị, kinh tế, văn hóa; cùng các chính sách cụ thể khác đối với giai cấp côngnhân, nông dân, bộ phận binh lính, tầng lớp công chức, học sinh, phụ nữ [29,

tr 445-446] Tinh thần cơ bản của các chính sách đợc MT nêu lên cốt để thựchiện hai điều mà toàn thể dân tộc đang mong ớc:

1- "Làm cho nớc Việt Nam đợc hoàn toàn độc lập

2- Làm cho dân Việt Nam đợc sung sớng tự do" [29, tr.446]

Để đoàn kết rộng rãi, vững chắc các tầng lớp nhân dân theo giới,ngành, MTVM kêu gọi đồng bào tổ chức những hội cứu quốc chống Pháp,chống Nhật Nhiều Hội Cứu quốc: Phụ lão, Nông dân, Phụ nữ, Thiếu niên, Nhi

đồng, Hớng đạo, Công chức, Thơng mại, Văn hóa ra đời và tham gia MTVM

MTVM ra đời đáp ứng những yêu cầu của phong trào cách mạng ViệtNam trong giai đoạn mới Chơng trình 10 điểm của MTVM truyền đến côngnhân với mục tiêu "ngày làm 8 giờ, cấm đánh đập, chửi mắng, có hu trí", nôngdân ai cũng có ruộng cày Những chính sách mang lại quyền lợi thiết thực này

đợc hai giai cấp công, nông, các giai cấp và tầng lớp yêu nớc đón nhận Họ

Trang 37

tham gia đông đảo và trở thành một lực lợng to lớn trong MT Là một thànhviên của MT, Đảng cộng sản Đông Dơng đợc MT thừa nhận là tổ chức chínhtrị duy nhất lãnh đạo, đây chính là điều kiện để Đảng phát huy vai trò tiênphong của mình.

Ngoài hai giai cấp cơ bản của xã hội, các tầng lớp trí thức, địa chủ yêunớc tiến bộ, t sản dân tộc cũng hoan nghênh chính sách của VM và tích cựctham gia phong trào cứu nớc do Đảng lãnh đạo Họ không quản ngại tốn kém

và so sánh thiệt hơn đã góp nhiều tiền của, thóc gạo, mua công phiếu VM,giúp đỡ cán bộ VM hoạt động Các nhà hữu sản chủ xí nghiệp, hãng buôn kín

đáo ủng hộ tiền vàng, mua súng giúp VM Tầng lớp trí thức tiến bộ đã ngả vềphía VM, hoạt động trong các hội truyền bá chữ quốc ngữ Các văn nghệ sĩthành lập Hội văn hóa cứu quốc, học sinh các trờng trung học tổ chức các đêmdiễn kịch "Chi Lăng", "Bạch Đằng", sáng tác các bài ca yêu nớc Nhiều tríthức nổi tiếng theo tiếng gọi VM, "xếp bút nghiên" lên vùng chiến khu thamgia cách mạng Các vị giáo sĩ, tăng lữ, đồng bào theo đạo Thiên chúa và cáctôn giáo khác giúp VM làm cơ sở in tài liệu, trạm giao thông, giúp đỡ cán bộ

VM ẩn náu Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp t sản

và tiểu t sản trí thức đợc thành lập và cũng tuyên bố tham gia MTVM Từmiền núi đến miền xuôi, ngoài Bắc, trong Nam một cao trào cứu nớc mới xuấthiện phát triển mạnh mẽ Tinh thần đoàn kết của toàn dân, hoạt động của MTngày càng có hiệu lực rõ rệt Với MTVM, khối đoàn kết dân tộc lớn mạnh chatừng có Từ đầu nguồn cách mạng với "thôn", "xã", "huyện" hoàn toàn đến cảnớc, trong một thời gian ngắn đã tạo nên sự phát triển về chất cho sự nghiệpgiải phóng dân tộc

Trong thời gian này, lời kêu gọi của Hồ Chí Minh dới hình thức thơ ca

đã xuất hiện ngày càng nhiều, có tác dụng khơi gợi, động viên lòng yêu nớc

Trang 38

và truyền thống cố kết cộng đồng của mỗi con dân nớc Việt Từ nhận thứckhoa học và chiến lợc:

Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặtdới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này,nếu không giải quyết đợc vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại

đợc độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốcgia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận,giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại đợc [29, tr 195-196],

MTDTTN đợc xem là vấn đề chiến lợc có ý nghĩa cốt tử đối với cáchmạng Việt Nam, tạo nên tính khả thi của chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh.Ngọn cờ đoàn kết rộng rãi của MTVM đã lôi cuốn hầu hết quần chúng nhândân ở đô thị, nông thôn vào MTVM tạo nên đặc điểm to nhất, đáng chú ý nhấtcủa MTVM là tổ chức rất rộng rãi, rộng rãi đến một trình độ xa nay cha từngthấy trong lịch sử cách mạng Việt Nam Rộng rãi về phạm vi: "Từng xã, từngtổng, từng châu, từng huyện đã hoàn toàn tham gia vào hàng ngũ cách mạng,rộng rãi về mặt thành phần nhân dân: Nam, nữ, lão,ấu rầm rộ tham gia vàocông tác cứu quốc, chỉ trừ một số ít trung lập và phản động" [49, tr 6] Từ saungày phát xít Nhật làm đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dơng,phong trào cứu quốc càng lên cao, VM chuẩn bị khởi nghĩa càng gấp rút

Dới sự hiệu triệu của MTVM, cao trào kháng Nhật cứu nớc đã kết hợpchặt chẽ, linh hoạt hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh

vũ trang Tiến hành đấu tranh du kích, chiến tranh cục bộ, khởi nghĩa từngphần, giành chính quyền bộ phận, thành lập căn cứ địa khu giải phóng Nhanhchóng phát triển lực lợng về mọi mặt, chuẩn bị chớp thời cơ tiến lên tổng khởinghĩa giành chính quyền trong cả nớc

Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang),Ngời chỉ thị phải thành lập Khu giải phóng Tổng bộ VM đã triệu tập Hội nghị

Trang 39

cán bộ tuyên bố chính thức thành lập Khu giải phóng ủy ban nhân dân cáchmạng đợc cử ra để lãnh đạo nhân dân về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội; thực hiện 10 chính sách của MTVM Khu giải phóng thực chất là hình

ảnh thu nhỏ của nớc Việt Nam mới đợc giải phóng hoàn toàn Tại đây, nhândân không nề hà bất cứ một khó khăn nào, không tiếc công sức, của cải đónggóp cho công cuộc kháng Nhật cứu nớc Khu giải phóng, một sáng tạo của HồChí Minh thực chất là hình ảnh tơi sáng của nớc Việt Nam mới

Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, thời cơ khởinghĩa đã trực tiếp xuất hiện Kịp thời nắm bắt thời cơ, Hồ Chí Minh nhanhchóng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dơng (14-8) vàkhai mạc Đại hội quốc dân tại Đình Tân Trào lúc 14h30 ngày 16-8-1945, ngaysau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa bế mạc Hơn 60 đại biểu thay mặtcác giới đồng bào, đảng phái chính trị, các Hội Cứu quốc, dân tộc, tôn giáotrong cả nớc và kiều bào tại nớc ngoài đã tham dự Đại hội Quốc dân đại hội

đã biểu thị một tinh thần của khối đại đoàn kết dân tộc, một Diên Hồng củathế kỷ XX

Quốc dân đại hội đã nhất trí tán thành chủ trơng tổng khởi nghĩa ủyban dân tộc giải phóng đợc thành lập gồm 15 đại biểu của các ngành, các giới,

đảng phái, tôn giáo, dân tộc do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi

đồng bào cả nớc phải đoàn kết với nhau, "lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta":

Hỡi đồng bào yêu quý! Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã,phong trào cứu quốc lan tràn khắp nớc Giờ quyết định cho vậnmệnh dân tộc đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta

mà tự giải phóng cho ta Tiến lên! Tiến lên! Dới lá cờ VM, đồngbào hãy dũng cảm tiến lên: [66, tr 553-554]

Hởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của quốc dân đạihội, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết sát cánh bên nhau dới ngọn cờ đạinghĩa cứu nớc của MTVM, nổi dậy đánh Nhật giành chính quyền Chỉ trong

Trang 40

vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8-1945), với quyết tâm dù phải đốt cháy cả dãyTrờng Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đợc độc lập, cuộc tổng khởi nghĩatháng Tám năm 1945 đã thắng lợi hoàn toàn Ngày 2-9-1945, tại vờn hoa Ba

Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh nớcVNDCCH "Tuyên ngôn độc lập" kế thừa tinh thần độc lập, tự do, chủ quyềndân tộc đợc nhấn mạnh trong bài thơ "thần" của Lý Thờng Kiệt trên phòngtuyến sông Cầu; "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi mà còn thể hiện tính đúng

đắn, hiệu lực, kết quả của chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh [75, tr 54]

"Tuyên ngôn độc lập" là lời thề cùng nhau tiếp tục đoàn kết để bảo vệ thànhquả mà toàn quốc đồng bào đã giành đợc

Đứng trên lễ đài ngày độc lập, bên cạnh những ngời cộng sản, nhân dântrong nớc và thế giới còn thấy nhà trí thức yêu nớc Nguyễn Văn Tố, nhà t sảncông giáo yêu nớc Nguyễn Mạnh Hà; một số trí thức tiến bộ khác: Vũ TrọngKhánh, Đào Trọng Kim cùng một số đại biểu các dân tộc khác nhau trong nớc

Đây là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân trong Chính phủ lâm thời

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là "kết quả của mờilăm năm đấu tranh anh dũng, kiên cờng của toàn thể nhân dân ta dới sự lãnh

đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Thắng lợi đó là thắng lợicủa đờng lối kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; làthắng lợi của đờng lối phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tập hợp hếtthảy lực lợng yêu nớc trong MT dân tộc thống nhất, đa phong trào tiến lêntừng bớc đến thắng lợi hoàn toàn" [38, tr 4] Đánh giá vai trò lịch sử của HồChí Minh, tạp chí " Đất nớc", xuất bản tại Sài Gòn viết:

nhìn lại kỷ niệm sâu sắc tháng 8-1945, cụ Hồ hiện ra nhmột bức tợng đúc sẵn, đúng với kích thớc mà chúng tôi mơ ớc.Chúng tôi đang cần lãnh tụ, và ngay từ lúc ấy, Cụ đã vợt xa nhữngngời có thể làm lãnh tụ Lần đầu tiên mà tôi nghe nói tới hai chữ

dân tộc có ý niệm đợc cái thực tại dân tộc, đó là dới hình ảnh Cụ Hồ,

Ngày đăng: 28/07/2023, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w