TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNMÔN : “Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954... Lý do chọn đề tàiThắng lợi của cuộc kháng chiến chố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
MÔN : “Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Là sinh viên, bạn cần gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
hiện nay”
Lớp : HIS 362 E
Thành viên : (156-167)
Trang 2Thành viên :
6 Phạm Thị Phương Thảo MSSV: 25207214269
7 Nguyễn Đức Ngô Thìn MSSV: 25217216986
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 4
1 Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau cách mạng tháng tám 4
2 Quá trình kháng chiến chống Pháp và đường lối khách chiến của Đảng năm 1946 – 1954 7
3 Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm 11
3.1 Kết quả của đường lối kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 11
3.2 Ý nghĩa của đường lối kháng chiến 12
3.3 Bài học kinh nghiệm 13
C KẾT LUẬN 14
1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với mục đích nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của một Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh Mặt khác giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm, những bài học quý báu Một trong những bài học có giá trị lớn nhất là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Với những đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh giặc, phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ rất nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt Và một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc đấu tranh
đó là nhờ ở đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh đạo Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, xin được đi vào tìm hiểu đề tài: “Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1945 – 1954”
2 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ đường lối kháng chiến mà Đảng đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 - 1954, đánh giá thành quả của việc
Trang 5thực hiện của các chủ chương đường lối của đảng, nhằm rút ra được bài học cách mạng đúng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đồng thời góp phần làm tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm, biết trân trọng, kế tục và phát huy tinh thần cách mạng cha ông ta để lại
Trang 6B NỘI DUNG
1 Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau cách mạng tháng tám
Cách mạng tháng 8 mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước
ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Công hòa Đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo
Cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý và xây dựng đất nước Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi “thù trong, giặc ngoài” những tàn
dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ Có thể nói, tình thế Việt Nam lúc bấy giờ là “ngàn cân treo sợi tóc”
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, lực lượng đế quốc đã suy yếu hơn trước, song với bản chất phản động, bọn Đế quốc ra sức đàn áp phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc, giành giật lại những thuộc địa đã mất Việt Nam trở thành đối tượng đàn áp và giành giật của các thế lực Đế quốc và tay sai Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôtxđam, vấn đề giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương, mà cụ thể là ở Việt Nam được quy định như sau: từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa là giải giáp quân Nhật nhưng âm mưu chính là lật đổ chính quyền cách mạng Mang theo bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng và Việt
Trang 7Nam Cách Mạng đảng tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng Còn Nam
vĩ tuyến 16 được giao cho quân Anh, âm mưu lại là giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù đến như vậy Đó là chưa kể đến lúc này ở nước ta còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Một bộ phận quân Nhật đã có tình gây ra nhiều tội ác cho nhân dân ta Lúc này, Đảng ta nhận định: Việt Nam nằm trong vòng vây trùng trùng điệp điệp của chủ nghĩa Đế quốc
Về tài chính tiền tệ, khi cách mạng thành công, kho bạc hoàn toàn trống rỗng Thực tế đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát: Chính phủ cách mạng lúc đó là một chính phủ “không tiền” Có một địa chỉ giữ tiền và đang in tiền là Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật đóng giữ và chờ trao lại cho quân Đồng minh Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn Số tiền do ngân hàng này phát hành năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10-1945, tới 2.483 triệu Đồng tiền trong tay người dân Việt Nam
“teo lại” nhanh chóng Giá gạo từ chỗ 4-5 đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700-800 đồng/tạ Tình hình văn hóa và y tế cũng thê thảm khôn xiết
Sau 80 năm chịu sự “khai hoá văn minh” của người Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam vẫn không biết đọc, biết viết Sự dốt nát dẫn tới những tệ nạn mê tín, dị đoan, những hủ tục vừa tốn kém, vừa vô ích cho đời sống Trong lĩnh vực y tế, dịch tả diễn ra ở nhiều nơi, giết chết hàng vạn người Nạn đói, rét đã sản sinh ra không biết bao thứ bệnh tật mà trước đó chưa được gọi tên Trên mọi nẻo đường Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thị trấn nhỏ, người Việt Nam trông thật tiều tụy, rách rưới, bẩn thỉu, đầy rẫy bệnh tật Đó cũng là kết quả của sự “khai sáng” trong 80 năm Pháp thuộc và 5 năm “cách mạng da vàng” Nhật Bản
Trang 8Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục Tiếp đến là nạn lũ lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được
Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu, chưa có kinh nghiệm quản lý Nhà nước
Ngày 20.11.1946, Pháp cho đổ bộ hàng ngàn quân lính vào Đà Nẵng, đồng thời
nổ súng đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, giáp biên giới Trung Quốc Tình hình Thủ đô Hà Nội trở nên căng thẳng Trong hồi ký của mình, Giáo sư Hồ Đắc Di viết: những tháng cuối năm 1946, không khí ở Hà Nội nặng nề ngột ngạt như trước một cơn giông tố Sau vụ gây hấn ở Hải Phòng, bọn Pháp luôn luôn giở những trò khiêu khích ở Hà Nội Lính mũ đỏ Pháp nghênh ngang trên đường phố, chúng phóng xe Jeep bừa bãi, đè chết cả người đi đường Chúng bắn vào đồng bào ta ở phố Yên Ninh, Hàng Bún Từ khu Cửa Bắc chúng bắn súng cối ra, làm đổ nhà cửa của nhân dân ở các phố chung quanh Nhân dân Thủ đô căm phẫn, chỉ muốn Hồ Chủ tịch và Chính phủ ra lệnh cho diệt bọn Pháp ngay Nhưng Hồ Chủ tịch khuyên đồng bào ta phải bình tĩnh Nỗi uất ức như than hồng âm ỉ trong lòng mọi người Ở các đường phố, anh chị em tự vệ đã đào hào, đắp ụ, sẵn sàng chiến đấu Ban đêm trong thành phố những đoàn xe nhà binh Pháp rú còi lồng lộn Đây đó lác đác tiếng súng nổ Tình hình hết sức căng thẳng…
Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ
vũ khí đầu hàng Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Trang 9Đêm 19.12.1946, tiếng súng đại bác của ta từ pháo đài Láng đã nổ vang rền, cả nước đứng lên kháng chiến, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc
Sáng ngày 20, Đài phát thanh Việt Nam phát đi lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống thực dân xâm lược Pháp của Hồ Chủ tịch: “ Hỡi đồng bào! Chúng
ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người gi người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà nội, 2002, t4, tr 480)
2 Quá trình kháng chiến chống Pháp và đường lối khách chiến của Đảng năm
1946 – 1954
Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất diễn
ra vào ngày 19.10.1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Hội nghị đề ra nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”
Cũng tại hội nghị Đảng ta đã đề ra những biện pháp, chủ trương cụ thể cả về tổ chức và tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu lên chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946) những việc có tầm toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến toàn cục và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng
Trang 10(12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946)
và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh
Nội dung của đường lối kháng chiến là:
- Nội dung kháng chiến: Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược: Đây là mục tiêu thiết yếu trong giai đoạn này bởi thực dân Pháp đã trở lại Việt Nam xâm lược nhằm đô hộ nước ta thêm một lần nữa Chỉ khi đánh bại thực dân Pháp thì đất nước mới có thể độc lập, dân tộc mới được tự do
- Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ
sự giúp đỡ của quốc tế
Tính chất kháng chiến:
Tính chất kháng chiến : trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến
“Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài” Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới Phương châm tiến hành kháng chiến
Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài
Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao Trong đó :
+ Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình tự do
Trang 11+ Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”
+ Về kinh tế: Tiêu thổ khsáng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng – các ngành phục vụ cho kháng chiến trường kì + Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân (phong kiến) , xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng
+ Về ngoại giao: Thêm bạn bớt thù, biểu dương lực lượng “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập
Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch
Dựa vào mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta đã bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, nhưng lúc đó cũng không được ỷ lại
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi Đường lối kháng của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của ông cha ta, đúng
Trang 12với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước ta lúc bấy giờ
Chiến dịch biên giới 1950
Phối hợp với Chiến dịch Biên Giới, quân và dân ta đồng loạt tiến công địch trên khắp các chiến trường Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, những quyết sách sáng tạo, hiệu quả của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, như nhận định tình hình chính xác, kịp thời hạ quyết tâm mở chiến dịch, tạo nên bước ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc phát triển, kịp thời, chuyển hướng chiến lược tiến công; tập trung lực lượng lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Quân đội, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 là sự kết tinh sức mạnh tổng hợp của cả nước, thành quả của cuộc chiến đấu kiên cường suốt 5 năm (1945-1950) trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc Quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới, từ thị xã Cao Bằng đến thị trấn Đình Lập (Lạng Sơn) - một địa bàn chiến lược trọng yếu, tạo nên thế trận mới vững chắc; làm phá sản âm mưu “khóa chặt biên giới Việt-Trung” và chọc thủng “hành lang Đông-Tây” của thực dân Pháp Thủ đô kháng chiến Việt Bắc không những được giữ vững, mà còn được củng cố, mở rộng, trở thành vùng tự
do, an toàn; niềm tin vào thắng lợi của quân và dân cả nước ngày càng thêm vững chắc; nối liền đường giao thông quốc tế giữa căn cứ địa Việt Bắc (Việt Nam) với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nguồn viện trợ về vật chất, vũ khí, trang bị quân sự và học hỏi kinh nghiệm tổ chức chiến đấu của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh
em
Trang 13Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu và tăng thêm niềm tin cho các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập, tự do, nhất là trong giai đoạn này đế quốc Mỹ đang mở cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Triều Tiên Sau Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950, quân và dân ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến công chiến lược trong những năm 1951
- 1953; tiến tới giành thắng lợi liên tiếp trong các cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh vào quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương cho cách mạng Việt Nam; bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc
3 Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
3.1 Kết quả của đường lối kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954
Kết quả:
- Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến Bộ máy chính quyền được củng cố từ Trung ương đến cơ sở Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập Khối đại đoàn kết toàn dần phát triển lên một bước mới Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng
- Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh - pháo binh Thắng lợi của các chiến dịch Trung du, Đường 13, Hà - Nam- Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, v.v đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai
và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và giúp đỡ cách mạng