1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến lược kinh doanh ngân hàng ĐHTM

8 313 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Chiến lược kinh doanh ngân hàng ĐHTM

Bài tập thảo luận: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) VIỆT NAM TRƯỚC SỨC ÉP HỘI NHẬP Nguồn: Bản tin KT-XH số 9/2007 – NCEIF – Bộ KH-ĐT 1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: Về mặt số lượng, hệ thống NHTM (ngân hàng thương mại) Việt Nam hiện nay bao gồm 4 NHTM nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần, chiếm 63.9% tổng số NHTM hoạt động tại Việt Nam. Những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các NHTM nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (hiện có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần. Hệ thống NHTM Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng tại các khu vực tiềm năng. Chẳng hạn như, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 1611 chi nhánh trên toàn quốc và có trên 450 ngân hàng đại lý. Ngân hàng Ngoại thương có 25 chi nhánh cấp I và 23 chi nhánh cấp II, có quan hệ đại lý với trên 1200 ngân hàng tại 85 nước; ngân hàng công thương có 106 chi nhánh cấp I, II, 160 phòng giao dịch, 358 quỹ tiết kiệm, có quan hệ đại lý với 430 ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển có trên 102 chi nhánh và quan hệ với 565 ngân hàng. Chỉ riêng các ngân hàng thương mại nhà nước đã có 309 chi nhánh cấp I; các NHTM cổ phần cũng hiện diện ở hầu hết các trung tâm lớn của cả nước, với bình quân mỗi ngân hàng có 20 –30 chi nhánh… Về mặt thị phần, các NHTM Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất cả về huy động vốn và cho vay. Khách hàng chủ yếu của các NHTM Việt Nam là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty. 2. Các cam kết mở cửa của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn hiện nay a. Trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Được ký kết vào ngày 10/12/2001, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thực thi gần 7 năm. Theo lộ trình thì đến năm 2009, việc hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng sẽ được bãi bỏ. Như vậy thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn sẽ tăng lên và đây là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà cung ứng dịch vụ tài chính Mỹ sẽ được phép cung ứng 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng 1 theo lộ trình 7 mốc. Lộ trình này sẽ xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung ứng dịch vụ Mỹ được phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này, cũng đồng nghĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng đối với các NHTM trong nước. b. Trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO: Năm 2007 là năm đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ nay, Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện các cam kết với tổ chức này theo một lộ trình nhất định. Cụ thể như sau: Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập, Việt Nam có thể giới hạn quyền của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam từ người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, những chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định được thực hiện theo lộ trình sau: từ ngày 1/1/2007 được huy động gấp khoảng trên 6 lần so với vốn pháp định đã góp đủ, từ năm 2008 gấp 8 lần, từ năm 2009 gấp 9 lần, từ năm 2010 gấp 10 lần. 3. Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay Có thể nói, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với thách thức cạnh tranh không nhỏ, nếu không nói là lớn từ phía các ngân hàng nước ngoài khi họ cũng phát triển các dịch vụ tương tự, với phạm vi và quy mô tương tự mà lại là các lĩnh vực mà họ có ưu thế như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, dự án đầu tư… Trong tình hình đó, NHTM trong nước lại gặp rất nhiều khó khăn. Mà một khó khăn đáng kể nhất đối với các ngân hàng Việt Nam chính là tương quan về năng lực tài chính với các ngân hàng nước ngoài. So với các ngân hàng nước ngoài thì năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam còn rất hạn chế. Tổng vốn điều lệ của 4 NHTM nhà nước hiện mới đạt xấp xỉ 25.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tuy chỉ chiếm khoảng 10% thị phần tín dụng tại Việt Nam, nhưng nhóm ngân hàng nước ngoài có tiềm lực khá mạnh với khoảng 30% vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM đang hoạt động tại Việt Nam. 2 Bình quân vốn tự có của các NHTM nhà nước chỉ là 200 –250 triệu USD, bằng vốn của một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Chỉ có một số ít ngân hàng thương mại có vốn trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, phần lớn các NHTM còn có mức nợ xấu cao; khả năng thanh toán bình quân của các tổ chức tín dụng mới xấp xỉ 60%. Bảng 1: Tình hình vốn tự có trên tổng số tài sản có rủi ro của các NHTM quốc doanh Ngân hàng 2001 2002 2003 2004 2005 Ngân hàng NN & PTNT 3.09% 4.75% 4.30% 5.43% 3.9% Ngân hàng Ngoại thương 1.39% 3.08% 3.50% 3.64% 11.1% Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 1.74% 3.38% 3.50% 4.76% 7.31% Ngân hàng Công Thương 1.47% 3.00% 3.50% 3.64% 6.14% Bình quân 4 ngân hàng 1.92% 3.57% 3.80% 4.20% 7.11% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trước tình hình này, Chính phủ đã tiến hành bốn đợt tăng vốn cho các NHTM quốc doanh bằng trái phiếu đặc biệt và nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhà nước lên khoảng 7%. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM quốc doanh sẽ liên tục duy trì ở mức cao (khoảng trên 20% năm). Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước sẽ không đủ khả năng cấp vốn cho các NHTM quốc doanh. Thực tế này đòi hỏi cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa nhằm tăng vốn điều lệ và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các NHTM quốc doanh. Xét về lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn còn đạt thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lợi tức trên tổng số tài sản có (ROA) của toàn hệ thống là 0.65% (nếu tính riêng của các NHTM quốc doanh là 0.45%), thấp hơn theo thông lệ quốc tế là 1%. Trong khối ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Công Thương là đạt được tỷ lệ này; còn lại các ngân hàng khác đều có tỷ lệ thấp hơn. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của các ngân hàng ở mức thấp (nợ xấu lớn) nên khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng tài sản có thấp. Có thể thấy được điều này qua bảng dưới đây: Bảng 2: Hiệu quả kinh doanh của các NHTM quốc doanh năm 2005 3 Tỷ lệ lợi tức trên vốn (ROE) Tỷ lệ lợi tức trên tổng tài sản có (ROA) Ngân hàng NN & PTNT 12.74% 0.49% Ngân hàng Ngoại Thương 11.86% 0.44% Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 7.9% 0.41% Ngân hàng Công Thương 14.9% 1.0% Ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long 7.85% 0.56% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn các NHTM Việt Nam về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản. Một thực tế cũng được ghi nhận là các dịch vụ ngân hàng trong nước còn rất đơn điệu, chất lượng chưa cao, còn nặng về các dịch vụ ngân hàng truyền thống mà chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động), và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập của các ngân hàng). Thật vậy, cho đến nay, các NHTM trong nước mới thực hiện khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau, trong đó thu từ dịch vụ chỉ chiếm 6 – 10%, còn lại là thu từ hoạt động tín dụng. Tín dụng có thể nói là hoạt động chủ yếu tạo thu nhập cho các NHTM Việt Nam, còn các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định chính sách vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các NHTM nhà nước. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã có dấu hiệu tích cực, nhưng còn nhiều vướng mắc. Và một khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lý để đảm bảo cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết thì khả năng cạnh tranh với các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng sẽ tăng lên. Ngoài ra, nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh là dịch vụ ngân hàng với trên 30% thu nhập và trên 6000 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau như thanh toán quốc tế, đầu tư dự án, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt, tư vấn đầu tư, dịch vụ thẻ… Không những thế, so với các ngân hàng nước ngoài thì hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các NHTM Việt Nam còn yếu, thiếu tính độc lập, hệ thống thông tin quản lý và báo cáo tài chính, kế toán chưa đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn 4 của ngân hàng nước ngoài thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chôn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ… 4. Chiến lược kinh doanh của các NHTM Việt Nam để đối phó với thách thức của hội nhập. Đứng trước thách thứ của hội nhập cộng thêm những khó khắn nội tại của mình, các NHTM Việt Nam nhận thấy cần phải triển khai một số chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh như sau: a. Mở rộng mạng lưới hoạt động Để đón đầu sự đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, các ngân hàng trong nước liên tục mở rộng chi nhánh hoạt động của mình. Đây được coi như là một chiến lược kinh doanh được nhiều ngân hàng trong nước lựa chọn áp dụng để đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới. Lấy một ví dụ điển hình là ngân hàng Sài gòn thương tín, gọi tắt là Sacombank. Tính đến nay, Sacombank, một trong những ngân hàng có thị phần khá lớn, đã có gần 165 chi nhánh và phòng giao dịch rải đều khắp cả nước. Nhưng không dừng lại ở đó, tham vọng của Sacombank là trong năm nay mở thêm 14 chi nhánh và gần 40 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm hoạt động trong cả nước lên trên 230 điểm và đến năm 2010, con số này sẽ là 300 điểm. Nhưng trước đó, vào thời điểm năm 2008, Sacombank sẽ mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Campuchia Lúc này, người tiêu dùng, kể cả những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, như Cà Mau, Đắc Lắc, Quảng Bình… đều có thể dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm tín dụng của Sacombank, chứ không chỉ là khách hàng ở những thành phố lớn như trước. b. Tăng vốn điều lệ để nâng cao sức cạnh tranh Cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam với việc hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng xuất hiện trên thị trường chứng khoán tập trung lẫn phi tập trung. Đây chính là kết quả của việc hàng loạt các NHTM Việt Nam tăng vốn điều lệ để nâng cao sức cạnh tranh. Một ví dụ điển hình là việc tăng vốn điều lệ của NHTMCP ngoài quốc doanh. Ngày 3/4/2007, Ban lãnh đạo VPBank đã xác nhận với khách hàng và cổ đông về việc ngâ nhàng này sẽ tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng hiện nay lên 1.500 tỷ dồng trong lần tăng vốn đợt I năm 2007. Kế hoạch tăng vốn đợt này của VPBank sẽ được hoàn tất trong tháng 5/2007. Ngân hàng này cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2007 và bán tiếp 10% cho đối tác chiến lược OCBC. Quý I/2007, hoạt động kinh doanh của VPBank tiếp tục ổn định và phát triển. Tháng 3 vừa qua, VPBank là một trong hai ngân hàng đứng trong top 50 doanh nghiệp có môi trường làm việc và quản trị nhân sự tốt nhất Việt Nam do 2 tập đoàn của Mỹ và Navigos Group và AC Nielsen khảo 5 sát. Về hoạt động năm 2006, VPBank đã được ngân hàng nhà nước xếp loại A và là ngân hàng tốt nhất trong tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần ở phía Bắc. c. Xúc tiến quá trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước Theo chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, từ nă m2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát tiển, Ngân hàng Công thương sẽ phải tiến hành cổ phần hóa và đến năm 2008 sẽ đến lượt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng yêu cầu hoàn chỉnh trình Chính phủ đề án cổ phần hóa ngay trong năm 2006 để hòan tất việc cổ phần hóa trong 2007. Đứng trước yêu cầu này, các NHTM nhà nước đã rất nỗ lực triển khai phương án định giá tài sản để tiến hành cổ phần trong thời gian đã định. Ví dụ như Vietcombank đã chọn được nhà tư vấn cổ phần hóa là ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ, và theo lời ông Tổng giám đốc, cổ phiếu của ngân hàng này sẽ được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khóan thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2007 sau khi được đấu giá công khai, và đặc biệt là dự kiến được niêm yết tại trường chứng khóan Singapore vào năm 2008. d. Tăng cường hợp tác với các đối tác khác Trước nguy cơ các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực hiện đang được NHTM Việt Nam nắm giữ, các NHTM Việt Nam đã thực hiện chiến lược liên kết không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các đối tác chiến lược như các doanh nghiêp, tập đòan trong nước để tận dụng mạng lưới và khách hàng từ đối tác. Thông qua việc hợp tác này, các ngân hàng sẽ có cơ hội thu hút thêm khách hàng thanh toán, cũng như cơ hội đầu tư vốn và hỗ trợ tín dụng vào nhiều dự án của doanh nghiệp. Nhằm tranh thủ cơ hội phát triển mạng lưới hoạt động, một số ngân hàng đã đi đường tắt bằng hình thức trên, với mong muốn đem lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng. Ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc ngân hàng Phương Đông, đơn vị đã bán 5% cổ phần cho công ty Savico và 5% cổ phần cho Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn cho biết, mục đích của việc bán cổ phần cho doanh nghiệp là muốn khách hàng, cũng như người tiêu dùng biết đến những sản phẩm của Phương Đông ngày một nhiều hơn thông qua hệ thống của đối tác. Theo ông Châu thì nhờ thé ngân hàng sẽ dễ dàng đem đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính đã rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, sự cạnh tranh thu hút khách ngày càng gay gắt hơn. Thậm chí, các NHTM trong nước còn bắt tay với chính đối thủ nước ngoài của mình để tận dụng công nghệ, trình độ quản lý của họ. Lấy việc hợp tác của ngân hàng Hồng Công – Thượng Hải (gọi tắt là HSBC) với ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (gọi tắt là Techcombank) làm ví dụ. Ngân hàng HSBC sở hữu đến 20% cổ phần của Techcombank. Qua đó nân hàng Techcombank 6 cũng có thêm vốn và kinh nghiệm du nhập từ nước ngoài để phát triển và khẳng định mình hơn nữa. e. Phát triển các loại hình dịch vụ và mở rộng đối tượng khách hàng Một hướng đi khác của các NHTM Việt Nam chính là mở rộng các đối tượng khách hàng. Nếu như trước đây, khách hàng chủ yếu của các ngân hàng trong nước là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước thì nay, khi các NHTMCP xuất hiện ngày càng nhiều, quá trình cổ phần hóa các DNNN cho ra đời hàng loạt các công ty cổ phần thì các NHTM trong nước ngày càng hướng sự quan tâm của mình đến những đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm xuống. Đến tháng 6 năm 2006, khu vực quốc doanh chiếm 41% tổng dư nợ. Việc tăng lượng vốn đàu tư nước ngoài chiếm 12% tổng dư nợ. Việc tăng lượng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa giúp các ngân hàng đa dạng hóa rủi ro vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của khu vực này. Bảng 3: Tín dụng của ngân hàng cho các loại hình kinh tế Loại hình kinh tế 2003 2004 2005 6/2006 Tổng số 367.900 459.875 553.674 597.635 - DN quốc doanh 150.000 179.351 238.266 244.865 - DN ngoài quốc doanh 167.416 217.419 255.628 285.973 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 50.484 63.105 59.780 66.797 Tỷ trọng - DN quốc doanh 40.7% 39.0% 43.0% 41% - DN ngoài quốc doanh 45.5% 47.3% 46.2% 47% - DN có vốn đầu tư nước ngoài 13.8% 13.7% 10.8% 12% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam f. Nâng cao chất lượng dịch vụ Các NHTM Việt Nam cũng ý thức được tầm quan trọng của dịch vụ thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng dịch vụ, được biểu hiện ở thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý… Nhưng như đã phân tích ở trên, trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý của các ngân hàng trong nước còn yếu kém so với các ngân hàng nước ngoài. Đây chính là một trong những trở ngại lớn của các ngân hàng này trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì thế mà các ngân hàng trong nước nhìn chung đã chú trọng hơn đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ của mình. Hàng năm, ngân hàng TMCP Á Châu (gọi tắt là ACB) phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng dành cho đào tạo. 7 (Đơn vị: tỷ đồng) Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ, các ngân hàng trong nước cũng đã từng bước cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới, đồng thời chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của mình, xây dựng cá quy chế quản lý và hoạt động cho phù hợp với thông lệ quốc tế như quản lý rủi ro, quản lý tài sản, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Không những thế, các NHTM trong nước cũng đã nhanh chóng phát triển công nghệ ngân hàng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Theo thống kê, hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xử lý bằng hệ thống máy tính, kết nối trực tuyến; đồng thời các quy trình nghiệp vụ đã được chuẩn hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Các NHTM cổ phần cũng đã triển khai xây dựng và phát triển công nghệ trong hoạt động kinh doanh với các mức độ ứng dụng và quy mô phát triển khác nhau. Về cơ bản hầu hết các NHTMCP đã trang bị hệ thống máy tính và nối mạng cục bộ; nối mạng với Ngân hàng Nhà nước theo ứng dụng các chương trình phần mềm khác nhau theo điều kiện mỗi tổ chức tín dụng. Trong đó các NHTMCP Eximbank, NHTCMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn Thương tín, NHTMCP Đông Á đã phát triển và ứng dụng công nghệ với mức độ và trình độ cao cho phép kết nối toàn hệ thống và mang lại hiệu quả cao. Đề thảo luận 1: Thiết lập mô thưc EFAS & IFAS để nhận dạng, phân tích & đánh giá các cơ hội, thách thức, các điểm mạnh, điểm yếu cơ bản đối với các NHTM Việt Nam hiện nay ? Đề thảo luận 2 : Căn cứ vào các thời cơ, đe dọa, điểm mạnh & điểm yếu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, anh (chị) hãy xây dựng ma trận TOWS để từ đó thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp ? 8 . thu chủ yếu của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh là dịch vụ ngân hàng với trên 30% thu nhập và trên 6000 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau như. quan hệ đại lý với 430 ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển có trên 102 chi nhánh và quan hệ với 565 ngân hàng. Chỉ riêng các ngân hàng thương mại nhà

Ngày đăng: 04/06/2013, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w