Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79],Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ THANH XUÂN
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHỮNG RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
HUẾ - Năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản
xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực,chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Phạm Thị Thanh Xuân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các phòng ban chức năng và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học và PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh
tế đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị; UBND, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ; UBND các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Nghĩa và hộ gia đình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết về cây hồ tiêu để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
Phạm Thị Thanh Xuân
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency
BCR Chỉ số lợi ích chi phí Benefit cost rate
BQC Bình quân chung
BVTV Bảo vệ thực vật
CLB Câu lạc bộ
CRS Doanh thu không đổi theo quy mô Constant returns to scale
DEA Phân tích màng bao dữ liệu Data envelopment analysis
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency
GO Giá trị sản xuất Gross output
GAP Sản xuất nông nghiệp tốt Good agricutural pratices
HQKT Hiệu quả kinh tế
IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ Internal rate of return
IPC Hiệp hội hồ tiêu thế giới International pepper community
KH & CN Khoa học và công nghệ
KTCB Kiến thiết cơ bản
KTXH Kinh tế xã hội
MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income
MP Sản lượng cận biên Marginal product
MPV Giá trị sản phẩm cận biên Marginal product value
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV Giá trị hiện tại thuần Net present value
SE Hiệu quả theo quy mô Scale efficiency
SFA Phân tích tối đa ngẫu nhiên Stochastic frontier analysis
SL Số lượng
TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency
TKKD Thời kỳ kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Viet Nam pepper associationVRS Doanh thu thay đổi theo quy mô Variable returns to scale
Trang 5MỤC LỤC Tran
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH x
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của luận án 4
Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1 Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu trên thế giới 6
2 Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam 11
3 Kết luận 16
Phần 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU 18
1.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 18
1.1.1 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế 18
1.1.2 Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 22
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 25
1.1.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 30
1.2 Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 34
1.2.1 Khái niệm và các quan điểm về rủi ro 34
1.2.2 Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 36
1.2.3 Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 40
1.3 Phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro 44
1.3.1 Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro 44
Trang 61.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong điều kiện có rủi ro 45
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 51
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 51
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 52
2.1.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu 55
2.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 56
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 56
2.2.2 Khung phân tích 57
2.3 Phương pháp nghiên cứu 59
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 59
2.3.2 Thu thập thông tin 61
2.3.3 Phương pháp phân tích 62
Chương 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 66
3.1 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị 66
3.1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị 66
3.1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện 68
3.2 Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra 69
3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra 69
3.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu 70
3.2.3 Đặc điểm vườn hồ tiêu 71
3.2.4 Chi phí sản xuất hồ tiêu 73
3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 80
3.3.1 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm 81
3.3.2 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn 83
3.3.3 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu 84
3.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 87
3.4 Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 93
3.4.1 Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 93
3.4.2 Các biện pháp quản lý rủi ro 103
3.5 HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro 107
3.5.1 Sự biến động năng suất hồ tiêu 107
3.5.2 Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 108
Trang 73.5.3 Phân tích Mô phỏng Monte Carlo 115
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 120
4.1 Căn cứ thiết lập các giải pháp 120
4.1.1 Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam 120
4.1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị 121
4.1.3 Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 123
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu 124
4.2.1 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất 124
4.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu 129
4.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh 130
4.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất 132
4.2.5 Giải pháp về chính sách vĩ mô 133
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
1 KẾT LUẬN 137
2 KIẾN NGHỊ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA 33
Bảng 1.2 Rủi ro và ảnh hưởng của nó sản xuất nông nghiệp 39
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013 53
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013 54
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 -2013 55
Bảng 2.4 Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn huyện 61
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị 66
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện 68
Bảng 3.3 Tình hình chung của các hộ điều tra 69
Bảng 3.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu 70
Bảng 3.5 Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu 71
Bảng 3.6 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản 74
Bảng 3.7 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh 77
Bảng 3.8 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm 81
Bảng 3.9 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn 84
Bảng 3.10 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu 85
Bảng 3.11 Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện 86
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu 88
Bảng 3.13 Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu 90
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu 92
Bảng 3.15 Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị 94
Bảng 3.16 Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu 96
Bảng 3.17 Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu 98
Bảng 3.18 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 104
Bảng 3.19 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường 106
Trang 9Bảng 3.20 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR 111
Bảng 3.21 Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR, BCR 114
Bảng 3.22 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo 116
Bảng 3.23 Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR 116
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Tên sơ đồ,
biểu đồ
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu 58
Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất 37
Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro 42
Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro 43
Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật 80
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu 86
Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu 97
Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013 101
Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013 108
Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị 117
Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị 117
Trang 11Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78].
Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nướcvùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29] Việt Nam là nước giữ ngôi vịđứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới Năm 2013, hồ tiêu ViệtNam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21]
Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giátrị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả caonhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20] Trong chiến lượcphát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đếnnăm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000
ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7] Hiệphội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theoquy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bềnvững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chấtlượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19]
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai,khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu Hồtiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sảnphẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam [51],[38] Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba câycông nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển từ5.000 – 8.000 ha [39] Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêukhông ngừng tăng lên Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4%
so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012 [11] Sản
Trang 12xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyếtviệc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnhQuảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ),phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạnchế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất Bên cạnh đó, hộ sảnxuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định,chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễnbiến phức tạp Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40]
Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồtiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nướcnghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79],Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sảnxuất hồ tiêu của hộ sản xuất Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], LêVăn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toánhàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann[56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn VĩnhTrường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại
và kỹ thuật canh tác Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ởnhiều khía cạnh riêng biệt Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệuquả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh Trong khi đó, cây
hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố tác động Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽkhông phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Vì vậy, nghiêncứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất córủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những
rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến
sĩ của mình
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêutrên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêutrên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quảkinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi rotrong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất
ở quy mô hộ gia đình Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế
và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnhQuảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung
Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng Trong phạm vi nghiêncứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật– một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêutrong bối cảnh sản xuất có rủi ro Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trênđịa bàn tỉnh Quảng Trị
Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân
bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt
Trang 14giữa các hộ sản xuất Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuậngiữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Việc nghiên cứu, đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ Vì vậy, trongphạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồtiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật.
Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp Trong phạm vi nghiêncứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro.Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro vàphân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sảnxuất có các yếu tố rủi ro xảy ra
3.2.2 Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêutrên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại haihuyện Vĩnh Linh và Cam Lộ
3.2.3 Về thời gian
Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xéttrong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộsản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013
4 Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về
hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giáhiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro Đã đưa ra khái niệm về hiệu quảkinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việcnghiên cứu cây hồ tiêu Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệthống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạtđộng sản xuất hồ tiêu
- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế
trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực
sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay cònthấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao Đây lànguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so
Trang 15với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước (ii) Nhận dạng được những rủi ro
trong hoạt động sản xuất hồ tiêu Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi roxảy ra trong quá trình sản xuất Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹthuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh
tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địabàn tỉnh Quảng Trị Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địaphương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tếsản xuất hồ tiêu một cách bền vững
Trang 16Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi rotrong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng Để có cơ sởkhoa học về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giácác công trình theo các nội dung:
1.1 Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã đượcnhiều học giả nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tíchđịnh tính và định lượng đã được sử dụng Trong những năm gần đây, phương phápphân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên(SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quảkinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng Một sốnghiên cứu tiêu biểu:
Bravo - Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phântích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển Các biến đầu vào được sửdụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết củanông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông
hộ Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối
đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai tròquan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển Do đó, chínhsách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăngthêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới
Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kếthợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuấtngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy Các biến đầu vào được sửdụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón
Trang 17Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giáhiệu quả kinh tế Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và
mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông
hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển Ligeon [74] đã sử dụnghàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật vàphi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầuvào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư Trong đó, việc sửdụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất
Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tácđộng của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đếnnăng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuấttruyền thống và mô hình công nghệ hiện đại Kết quả phân tích cho thấy, trong môhình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnhhưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất.Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê Trong mô hình sản xuấttruyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê,các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Kết quả ước lượng sự khác nhau vềnăng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là
do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụngcác yếu tố đầu vào Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khithay đổi công nghệ sản xuất
Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức
độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệuquả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia Tác giả điều tra 678
hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởngcủa trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân vàtham quan trình diễn Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được cònthấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng.Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tốđầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,
Trang 18thuốc diệt nấm 25,35%, thuốc trừ sâu 14,07% Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng củađiều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham giacác tổ chức của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa Vì vậy, hộ sản xuấtcần nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông.
Sivasankari [84] đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản xuất hồtiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 – 2013 bằng phương phápDEA Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (TECRS)
là 0,76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (TEVRS) là 0,81 Trong đó, có 81
hộ có hiệu quả tăng theo quy mô, 9 hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ
hồ tiêu giảm theo quy mô Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do
sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân
Rosli [81] nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất hồ tiêu
thông qua phân tích mô hình Tobit Theo tác giả, kỹ thuật sản xuất liên quan đến việcbón phân, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển củavườn hồ tiêu Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc
áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độgiáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân.Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹthuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹthuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý Để nâng cao hiệuquả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công táckhuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trongdài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất
Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trongsản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vàođược đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biếnđộng giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu Một kết luận quan trọng của tác giả: với phầnlớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để
Trang 19đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnhtranh là tăng năng suất.
Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương phápphân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu
áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chungcũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sửdụng trong nghiên cứu của mình
1.2 Nghiên cứu về rủi ro
Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầuvào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịuảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiệnthời tiết khí hậu, sâu bệnh hại Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiềurủi ro cho sản xuất nông nghiệp Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giảthực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khíacạnh khác nhau
Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi rochính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sảnphẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới
và chính sách của Chính phủ Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hairủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất Theo Hardaker [64],trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi rochính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá vàthị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ;nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tàichính Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháplựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việcmua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính Ngoài ra,Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thờitiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường
Kahan [69] chỉ ra rằng nông dân ở các nước đang phát triển thường xuyênphải đối mặt với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do sự thay đổi của thời tiết, giá
Trang 20cả và tình trạng sâu bệnh Điều này dẫn đến kết quả sản xuất thường xuyên biếnđộng Chính vì vậy, việc hiểu rõ về rủi ro và các nắm chắc các kỹ năng quản lý rủi
ro để dự đoán và giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng Kết quả của các quyếtđịnh quản lý rủi ro phụ thuộc vào sự chính xác và độ tin cậy của thông tin Nghiêncứu chỉ ra rằng để quản lý rủi ro trong nông nghiệp cần thực hiện: Phân loại vànghiên cứu tác động của các rủi ro xảy ra trong hoạt động sản xuất; Nghiên cứu thái
độ của nông dân đối với rủi ro (có 3 nhóm hộ nông dân, bao gồm hộ không thích rủi
ro, hộ trung lập với rủi ro và hộ thích mạo hiểm) Để quản lý rủi ro, nông dânthường xây dựng các chiến lược khác nhau như đa dạng hóa sản xuất, tạo ra thunhập từ hoạt động phi nông nghiệp, lựa chọn các hoạt động có rủi ro thấp Khi lựachọn các chiến lược cần có sự phân tích lợi thế và bất lợi và phải trả lời được cáccâu hỏi: Những rủi ro người nông dân phải đối mặt là gì? Khả năng xảy ra những sựkiện bất lợi? Lợi ích và chi phí cho các chiến lược đề xuất? Làm thế nào để cácchiến lược giảm rủi ro có tác động hỗ trợ nhau trong việc giảm rủi ro? Việc trả lờicác câu hỏi trên sẽ giúp cho nông dân có quyết định tốt nhất trong việc giảm rủi ro
Để đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nôngnghiệp, Helmers [65] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).Tác giả đã sử dụng số liệu trong 14 năm từ 1986 đến 2000 để đo lường hiệu quả củacác hệ thống trồng trọt Tác giả đã so sánh hiệu quả giữa ba hệ thống trồng trọt khácnhau là sản xuất một loại cây trồng liên tục, luân canh hai vụ và luân canh bốn vụ.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trồng trọt liên tục có tính rủi ro cao hơnhoạt động trồng trọt sản xuất luân canh, giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan
hệ với nhau Những hoạt động sản xuất chịu tác động của các yếu tố rủi ro thường
có mức hiệu quả thấp hơn Vì vậy, luân canh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trongviệc giảm rủi ro
Theo Chaddad [60], trong những năm gần đây việc phân tích rủi ro trong nôngnghiệp ngày càng trở nên phổ biến Phân tích rủi ro gắn liền với việc ra quyết địnhcủa tất cả các chủ thể sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của các yếu tốrủi ro thường lớn hơn Vì ngoài rủi ro thị trường, hộ nông dân còn chịu ảnh hưởngcủa rủi ro sản xuất Phương pháp sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị kỳ vọng của
Trang 21NPV được sử dụng để đo lường và phân tích rủi ro Việc phân tích lựa chọn sẽ dựatrên phân phối xác suất và xác suất cộng dồn của NPV Người thích rủi ro có thểquyết định lựa chọn hoạt động có lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro, trong khi ngườikhông thích rủi ro lại lựa chọn hoạt động sản xuất an toàn hơn Ngoài ra, phươngpháp phân tích độ nhạy được sử dụng để xác định các biến quan trọng ảnh hưởngđến kết quả sản xuất và dòng tiền theo thời gian Kết quả phân tích sẽ giúp các nhàquản lý ra quyết định tốt hơn trong sản xuất
Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều thống nhấtchỉ ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến các yếu tố thời tiết, khí hậu,sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, biến động giá đầu vào và đầu ra, chính sách Đểgiảm thiểu rủi ro, nông dân cần xây dựng các chiến lược như đa dạng hóa hoạt độngsản xuất, lựa chọn hoạt động có rủi ro thấp, chia sẻ rủi ro, mua bảo hiểm nông sản
2 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM
2.1 Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng Bùi Nữ Hoàng Anh [2], NguyễnQuang Thụ [45] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra cácquan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
Đỗ Văn Xê [54], Nguyễn Khắc Quỳnh [36] sử dụng các chỉ tiêu hạch toánhàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phântích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp Bên cạnh đó,nhiều tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích định lượng mức độhiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai tròcủa các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộđến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cao su – một cây công nghiệp dài nhưcây hồ tiêu, Nguyễn Văn Ngãi [30] sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợinhuận và phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế Bùi DũngThể [44] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương phápphân tích đầu tư dài hạn để tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất cao su ở khu vực Bắc
Trang 22Trung Bộ Việt Nam Ngoài ra, mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng
để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân vô
cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như trình độvăn hóa của chủ hộ đến năng suất cao su Thái Thanh Hà [17] sử dụng phương phápphân tích màng bao dữ liệu (DEA) để tính toán mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệuquả chi phí khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ gia đình tạitỉnh Kon Tum Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnhhưởng của các yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su,
số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật
Lê Văn Gia Nhỏ [32] đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng hồ tiêu trên
cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tíchngành hàng Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng hồ tiêu có lợi thế so sánh, tức làviệc sản xuất – chế biến – xuất khẩu hồ tiêu đem về ngoại tệ cho quốc gia và thực
sự hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
Nguyễn Đức Cường [12] nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu của các nông hộ ởhuyện Chư Sê Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình tổ chức sản xuất là nhân tố quyếtđịnh đến sự phát triển cây hồ tiêu tại huyện Chư Sê Hiện nay, sản xuất hồ tiêu chủyếu được tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình và trang trại Tuy nhiên sản xuấtquy mô hộ gia đình vẫn là chủ yếu Trong những năm qua, cây hồ tiêu đóng vai tròquan trọng trong thu nhập của hộ gia đình Năm 2010 thu nhập bình quân hộ sảnxuất hồ tiêu là 433 triệu đồng/hộ Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, hộ sản xuấtcòn mang tính tự phát và chưa áp dụng đồng bộ quy trình canh tác Hiệu quả sảnxuất hồ tiêu chưa thật sự bền vững do dịch bệnh, giống tiêu nhiễm bệnh và có biểuhiện suy thoái, chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác khuyến nông Vì vậy, cầnthực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất
và củng cố thương hiệu hồ tiêu Chư Sê trong và ngoài nước
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiếu [23] chỉ ra ở Quảng Trị, hồ tiêu đượctrồng dưới dạng vườn gia đình (diện tích bình quân 1.000 – 2.000 m2/hộ) Hiện nay,mức đầu tư trung bình của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị thấp hơn các vùng khác(mức đầu tư cho sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị ở thời kỳ KTCB chỉ bằng 30% và ởTKKD chỉ bằng 45% so với mức đầu tư ở Gia Lai) Năng suất biến động từ 3,5 –
Trang 234,5 tạ/ha trên đất xấu, mật độ 600 - 800 trụ/ha và có thể đạt 35 - 45 tạ/ha trên đấttốt, mật độ 2.500 trụ/ha và sản xuất theo chế độ thâm canh cao Năng suất hồ tiêugiữa các vùng trong nước ta có sự khác biệt: Bắc Trung Bộ bình quân là 12,2 tạ/ha;Tây Nguyên là 22,8 tạ/ha; Đông Nam Bộ là 22,9 tạ/ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long
là 33,9 tạ/ha Tại Quảng Trị, cây hồ tiêu cho sản lượng cao chủ yếu ở năm thứ 8 đếnnăm thứ 12 Năng suất tiêu cao nhất có thể đạt 12 – 13 kg tiêu khô/trụ Lê Ngọc Báu[4] với đặc thù sản xuất hồ tiêu ở quy mô hộ gia đình, quy mô diện tích sản xuất từ0,25 - 0,5 ha/hộ sẽ cho năng suất cao hơn so với các quy mô khác
Nguyễn Thị Minh Châu [9] đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả thống kê,
mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích định lượng các yếu tố ảnhhưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu ở vùng Đông Nam Bộ Mô hình nghiêncứu tác giả đề xuất nhằm trả lời cho câu hỏi: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tốchính về phía cung đến thu nhập của hộ trồng tiêu vùng Đông Nam Bộ như thế nào?Kết quả phân tích cho thấy năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp vàgiống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ ở các mức độ khác nhau Ngoài ra, kết quảnghiên cứu còn chỉ ra với điều kiện của các hộ như hiện nay, quy mô sản xuất nhỏhơn 1 ha/hộ có xu hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1 ha/hộ.Hiện nay, kiến thức nông nghiệp của hộ trồng tiêu còn hạn chế Một trong nhữngnguyên nhân cơ bản là do hộ có ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹthuật sản xuất, cũng như ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động khuyến nông vàcác tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu Điều này đã làm mất đi những cơ hội đểtăng thu nhập
Đào Mạnh Hùng [24] đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêutrên địa bàn tỉnh Quảng Trị Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng,phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp SWOT để phân tích chuỗigiá trị sản phẩm hồ tiêu Số liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát 90 hộsản xuất hồ tiêu, 32 hộ thu gom tại 9 xã trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh
và Cam Lộ Kết quả phân tích cho thấy, cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong pháttriển nông nghiệp tỉnh Quảng Trị Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu nhập quan trọngcủa gần 20.000 hộ nông dân Hồ tiêu Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh về giá thành
Trang 24và chất lượng sản phẩm nhờ điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi, giống tiêu có chấtlượng tốt và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hồ tiêu Tuynhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu còn nhiều tồn tại đó là mối quan hệ giữa cáctác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.Trong sản xuất hồ tiêu, khả năng đầu tư của nông dân còn hạn chế, năng suất sảnphẩm không ổn định, các loại sâu bệnh hại luôn đe dọa các vùng sản xuất hồ tiêu.
Hộ nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro hơn so với các tác nhân khác trong toàn
bộ chuỗi cung sản phẩm
2.2 Nghiên cứu về rủi ro
Nguyễn Thị Ngọc Trang [48] chỉ ra hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiềuloại rủi ro như rủi ro do biến động giá nông sản, rủi ro do biến động giá vật tư, rủi
ro do thiên tai, rủi ro do sâu bệnh Trong đó, rủi ro do biến động giá là nhân tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
Lê Thị Xuân Quỳnh [35] đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro đến sảnxuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam Kết quả cho thấy, rủi rothiên tai, dịch bệnh và giá nông sản là thách thức lớn nhất đối với nông hộ Các hộgia đình chưa chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý để phòng tránh,giảm thiểu và ứng phó với rủi ro Hơn nữa cơ hội để lựa chọn các công cụ quản lýrủi ro đối với hộ còn bị hạn chế Để quản lý rủi ro cần nâng cao nhận thức củangười dân về các công cụ quản lý nhằm phòng tránh rủi ro, xây dựng hệ thốngthông tin và tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển hìnhthức hợp tác sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm nông sản
Nguyễn Quốc Nghi [31] thông qua kết quả khảo sát 503 nông hộ ở đồng bằngSông Cửu Long đã chỉ ra có 5 loại rủi ro mà hộ nông dân luôn phải đối mặt trongquá trình sản xuất và hầu hết họ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường Trong đó,rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối lo ngại hàng đầu của nông hộ Hộ nôngdân không có khả năng kiểm soát rủi ro về giá Kết quả phân tích hồi quy đa biếncho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan tỷ lệ nghịch đến hiệu quả sản xuất Tuynhiên, những hộ nông dân có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm và thamgia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thì khả năng ứng xử với rủi ro trong quá trình sản
Trang 25xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôngiúp hộ đạt hiệu quả cao hơn.
Nguyễn Thị Phương Hảo [18] đã chỉ ra rủi ro về giá là trở ngại cho sự pháttriển của các hộ nông dân quy mô nhỏ Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy giáđầu vào và giá đầu ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân Giávật tư phân bón biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việcnông dân hạn chế đầu tư thâm canh, hoặc phải chuyển sang các cây trồng khác ítphải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn Điều này dẫn đến năng suất và hiệu quảkinh tế có thể giảm xuống và thu nhập của người dân cũng bị giảm theo
Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro chủ yếu được tiếp cận nghiên cứu trên góc độ kỹthuật sản xuất và sâu bệnh hại Nghiên cứu sản xuất hồ tiêu Quảng Trị, NguyễnVĩnh Trường [50] chỉ ra nguyên nhân lớn nhất để giải thích năng suất hồ tiêu giảm
là do thời tiết bất thường cũng như bệnh vàng lá chết nhanh và bệnh vàng lá chếtchậm Các loại sâu bệnh hại hồ tiêu đang có xu hướng gia tăng trong vài năm qua.Nguyễn Minh Hiếu [23], Trương Thị Bích Phượng [34] đều có chung một kết luận
bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora trên cây tiêu ở Quảng Trị là trở ngại cho sản
xuất hồ tiêu tại địa phương Bệnh này đã gây thiệt hại năng suất từ 17 – 18%, 96,7%
hộ sản xuất hồ tiêu có diện tích hồ tiêu đã từng bị nhiễm bệnh chết nhanh Để phòngtrừ các loại sâu bệnh hại, Nguyễn Tăng Tôn [47], Tôn Nữ Tuấn Nam [28] chỉ racách phòng trừ chung cho các loại sâu bệnh hại phát sinh từ đất là phải đảm bảo cho
hệ thống rễ tốt và cây phát triển khỏe mạnh Chiến lược phòng trừ hiệu quả cácbệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng tiêuphù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như trồng tiêu trên cây trụ sống đểcây tiêu được chiếu sáng thích hợp, điều chỉnh cây che bóng, thoát nước tốt chovườn, hạn chế làm đất, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn tiêu Biện pháp phòng trừbằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, Huỳnh Văn Định [13] chỉ ra kỹ thuật canhtác chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh hại gia tăng, giảm năng suất của các vườntiêu ở Phú Quốc Việc bón phân vô cơ cân đối và kết hợp sử dụng phân hữu cơ visinh sẽ giúp hồ tiêu đạt năng suất cao Kết quả phân tích cho thấy năng suất hồ tiêu
Trang 26ở những vườn ít bón phân hữu cơ là 0,84 kg/gốc và vườn bón phân hữu cơ thườngxuyên là 1,86 kg/gốc.
Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro đều có chung một kết luận có nhiều loại rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp Trong đó, rủi ro sản xuất vàrủi ro thị trường là những rủi ro có tác động lớn nhất đến quyết định và hiệu quả sảnxuất của hộ nông dân
- Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêunói riêng, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phươngpháp hạch toán hàng năm, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu - DEA, hàmsản xuất Cobb –Douglas, mô hình Tobit Đặc biệt, phương pháp định lượng được sửdụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế
về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ Các nghiên cứu đã phân tích hiệu quảkinh tế sản xuất hồ tiêu trên góc độ hiệu quả kỹ thuật, phân tích ảnh hưởng của cácyếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nóiriêng chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng các phương pháp này trong nghiên cứucây hồ tiêu Đây cũng là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệuquả kinh tế sản xuất hồ tiêu của luận án
- Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nóiriêng, các nghiên cứu đã chỉ ra được những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp trongquá trình sản xuất Trong đó, rủi ro sản xuất (thay đổi thời tiết, tình hình sâu bệnh, kỹthuật canh tác), rủi ro thị trường (sự biến động giá yếu tố đầu vào và giá đầu ra) cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất Phương pháp tính giá trị kỳ vọng của chỉ tiêuNPV, phương pháp xác suất, phương pháp hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh
Trang 27hưởng của rủi ro đến hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy: giữa hiệu quảkinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau Những hoạt động sản xuất chịu tác độngcủa yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả kinh tế thấp hơn Vì vậy, việc thực hiện cácbiện pháp giảm thiểu rủi ro sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài cấpNhà nước, cấp Bộ, bài báo nghiên cứu về cây hồ tiêu Tuy nhiên, các tác giả chủyếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất Các nghiên cứu về hiệu quảkinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống Cho đến nay, chưa
có công trình nào phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trongđiều kiện sản xuất có rủi ro Điều này chính là cơ hội để tác giả thực hiện nghiêncứu này tại tỉnh Quảng Trị
Phần 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 28Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU
1.1 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU
1.1.1 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng đểđánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế Đây cũng
là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được Việc nâng caoHQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đolường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sảnxuất của một hoạt động trong nền kinh tế
Theo Nguyễn Đức Dỵ [14] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu
tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế
được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phânphối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành côngcủa các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sảnxuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó
Theo Samullson và Nordhaus [82] Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề
cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việcphân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả
Theo Phạm Ngọc Kiểm [26] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và
tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo
chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất
Trang 29Theo các tác giả Farrell [63], Coelli [61], Schultz [83] và Ellis [62], Kalirajan[70] hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹthuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency).
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho
trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu
ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số
nguồn lực sử dụng vào sản xuất Theo Koopman [73] một nhà sản xuất đạt hiệu quả
kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sảnxuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào.Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất Nóphản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào vàyếu tố đầu vào Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụngcũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất
- Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản
xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu Khi nắm được giá của các yếu tốđầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vàotheo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa
- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ (EE=TE∗AE¿ Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế củacác doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Colman và Young [10] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chấtcủa quá trình sản xuất Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi
hệ thống kinh tế Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đíchcủa nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa
Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu làsản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lựcsao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối
đa hóa lợi nhuận Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất
Trang 30trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Kháiniệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phảnánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đểđạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa haikhái niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT
Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau HQKT làphạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất Kết quả đạtđược cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, kết quảsản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận Nhưngnhững kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thựchiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó khôngphản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sửdụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp rasao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặttrong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng Vớiđiều kiện nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao.Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này
Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: HQKT là
một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinhdoanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng Trong khi đó, các chỉ tiêu đolường HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng
Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh củacác tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quảsản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuấtcủa xã hội HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệluật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc.Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền
Trang 31sản xuất xã hội Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất,trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao.
Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệbằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra Thông qua các chỉ tiêuthống kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnhnào đó của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh đượcđầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ vớinhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng
lẻ của quá trình sản xuất Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sảnxuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chiphí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT vànâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướngtích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
1.1.1.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xãhội và mục đích của việc đánh giá HQKT Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT
* Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của
kết quả sau khi đã trừ đi chi phí HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT Sự thiếu
toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh
doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳsản xuất Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quátrình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tưhay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào Trên phương diện này, quan
điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ Thứ hai, quan điểm truyền thống
không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạtđộng kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chínhxác Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời
gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng Thứ ba, HQKT được xác định
Trang 32bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT.
Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lựclớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không cónghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy
mô nhỏ Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phícác yếu tố nguồn lực
* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ
vào tổ hợp các yếu tố Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệnày, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ vàHQKT của từng hoạt động sản xuất
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT.Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng
có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau Đặc biệt trong sản xuấtnông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời giancủa dòng tiền là rất quan trọng
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phùhợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vữngcủa các quốc gia [2], [25]
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong
phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù
phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất
1.1.2 Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồnlực trong sản xuất Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả kinh tế đóngvai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm đưa ra giảipháp tối ưu nhất, phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề
ra Việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt
Trang 33thời gian và không gian, trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của toàn vùng vàhiệu quả của từng đơn vị sản xuất Xét trong từng đơn vị sản xuất, hiệu quả kinh tếkhông chỉ được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố nguồn lực, màcòn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp của các yếu tố nguồn lực Nângcao hiệu quả kinh tế tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trongsản xuất, đạt được mục tiêu đề ra Trong điều kiện các yếu tố nguồn lực có hạn,nâng cao hiệu quả kinh tế là không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt độngsản xuất nào, bất kỳ một người sản xuất nào
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế
là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất, bởi xác định đúng hiệu quả kinh tế làmột trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp Cũngnhư các hoạt động sản xuất khác, HQKT sản xuất hồ tiêu phản ánh trình độ sử dụng
và khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật) để đạtđược những mục tiêu mà người sản xuất đề ra
Từ những quan điểm đánh giá HQKT, trong phạm vi luận án, quan điểmHQKT sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất Khái niệm HQKT sản
xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một phạm trù
khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.
Khi đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần chú ý:
- Hồ tiêu là cây trồng dài ngày, chu kỳ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: thời kỳkiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài 3 năm, lượngchi phí đầu tư lớn mà chưa cho thu hoạch Thời kỳ kinh doanh kéo dài 15 – 20 năm,năng suất và sản lượng thay đổi theo tuổi cây [29] Trong thời kỳ kinh doanh, năngsuất hồ tiêu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên năng suất tăng nhanhtheo tuổi cây, giai thứ hai năng suất đạt cao nhất và giai đoạn cuối cùng là năng suấtbiến động giảm Bên cạnh đó, HQKT sản xuất hồ tiêu ở một năm không chỉ phụthuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của năm đó mà còn phụ thuộc vào cách thứcđầu tư, chăm sóc của các năm trước Do vậy, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêukhông chỉ thực hiện trong một năm mà đòi hỏi phải thu thập số liệu và phân tíchtrong toàn bộ chu kỳ sản xuất
Trang 34- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu để xuất khẩu Thị trường hồ tiêu trên thếgiới luôn biến động, giá hồ tiêu trên thị trường rất nhạy bén với những thay đổi kinh
tế, chính trị Giá hồ tiêu trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của giá hồ tiêu trên thếgiới Do đó, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu phải căn cứ vào tình hình giá cả củathị trường thế giới
- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình Tronghoạt động sản xuất của hộ, sản xuất hồ tiêu có mối quan hệ với các hoạt động sảnxuất khác trong việc xác định quy mô, cách thức sử dụng các nguồn lực Ngoài ra,hoạt động sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc khai thác các thế mạnh của từng vùng,tạo việc làm, nâng cao thu thập cho người dân nông thôn Vì thế, xem xét HQKTsản xuất hồ tiêu phải đặt trong mối quan hệ cả về HQKT và phát triển bền vững vềmặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
1.1.2.2 Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất,còn tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau Tùy theo phạm vi đánh giá hiệuquả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đốivới từng cơ sở sản xuất Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế làmột vấn đề phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất Tuy nhiên, đa số các nhàkinh tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứngnhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao tài nguyên
Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của hộ sản xuất là tăng năng suất và chấtlượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất Hay nói cáchkhác, hộ sản xuất thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trongđiều kiện các nguồn lực sản xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực mộtcách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định Như vậy,tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tốithiểu hóa chi phí
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Trang 35Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng chịu sự tácđộng của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội Những yếu tố ảnh hưởng đến HQKTsản xuất hồ tiêu bao gồm:
1.1.3.1 Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên - khí hậu
Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố về điều kiện tự nhiên,khí hậu Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu như đặc điểm đất đai, thời tiết khíhậu, lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh sáng,…có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinhtrưởng, phát triển cũng như năng suất hồ tiêu
1 Thời tiết khí hậu
- Lượng mưa và độ ẩm: Cây hồ tiêu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm,với độ ẩm không khí từ 70 – 90%, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm/năm và phân bốđều Cây cần một mùa khô kéo dài khoảng 2 – 3 tháng để chuẩn bị phân hóa mầmhoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau Mai Văn Trị [49] mưa và lượngmưa là yếu tố lớn nhất của khí hậu chi phối đến sản xuất hồ tiêu Mưa nhiều và mưatập trung trong mùa mưa tạo điều kiện cho sự phát sinh và lây lan dịch bệnh, làmtăng chi phí phòng trừ và de đọa sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu Trong mùakhô, nhiệt độ trung bình cao, tổng lượng bức xạ lớn, đã gia tăng bốc hơi nước nênphải tăng số lần tưới và lượng nước tưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển củacây hồ tiêu
- Ánh sáng: Hồ tiêu là cây thân leo nên thích nghi với ánh sáng tán xạ Ánhsáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng, phát dục, ra hoa đậuquả và kéo dài tuổi thọ của vườn cây Do vậy, trồng hồ tiêu trên các loại trụ sống làkiểu canh tác thích hợp
- Nhiệt độ: Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp từ 20– 30oC Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 10oC sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng vàphát triển của cây Nhiệt độ dưới 15oC cây bắt đầu ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài
có thể gây rụng lá non, hoa và quả non
- Gió: Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ Gió nóng, giólạnh hoặc bão đều không thích hợp cho cây tiêu Gió mạnh làm dây tiêu tróc ra khỏicây trụ và làm gãy cây trụ Do đó, khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việcthiết lập các hệ đai rừng chắn gió là điều không thể thiếu được Ở Quảng Trị có gió
Trang 36mùa Đông Bắc lạnh kéo dài có thể làm cho tiêu ra hoa, đậu quả kém, rụng lá non,rụng quả xanh; gió Lào khô nóng làm cây héo, sinh trưởng kém và giảm năng suất.
Vì vậy, cần thiết kế hàng cây chắn ở hướng Đông Bắc để chống gió Bơớc và hướngTây Nam để chống gió Lào [6], [29]
2 Đất đai, địa hình
Đây là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với qui hoạch phát triển hồ tiêu
- Đất đai: Hồ tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhaunhư đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám Đất trồng hồ tiêu cần có tầng canh tácdày từ 0,7 mét trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 mét, thành phần cơ giới nhẹ đếntrung bình, giàu mùn, độ pH từ 5 – 6, dễ thoát nước, tuyệt đối không bị ngập úng
- Độ dốc: Độ dốc của đất có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu Những vùng đấtdốc thoải từ 5o – 10o có năng suất cao hơn vùng bằng phẳng Vì vậy, khi xây dựngvườn hồ tiêu ở những vùng đất bằng phẳng cần thiết lập hệ thống thoát nước chotừng vùng và cho toàn vùng [6],[ 29]
1.1.3.2 Nhóm nhân tố về điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ
1 Điều kiện sản xuất của hộ
Bao gồm kiến thức và kỹ năng, tình hình kinh tế, thu nhập, diện tích sảnxuất, số lượng lao động, trình độ văn hóa
- Kiến thức và kỹ năng của hộ góp phần quan trọng trong việc nâng caoHQKT Khả năng tiếp thu, nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất có liên quan chặt chẽ với kiến thức và trình độ văn hóa của hộ Trình độ vănhóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất Những người cótrình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất Hộ càng có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng cácđầu vào sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, rủi ro sản xuất sẽ thấp hơn
- Tình hình kinh tế của hộ: hồ tiêu là cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài,lượng vốn đầu tư ban đầu nhiều và sau ba năm mới bắt đầu cho thu hoạch Để đầu
tư phát triển cây hồ tiêu đòi hỏi người sản xuất phải có một lượng vốn đầu tư banđầu lớn Việc đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và năng suất
Trang 37hồ tiêu ở những năm sau này Khả năng về tài chính sẽ giúp hộ lựa chọn cácphương án đầu tư tốt nhất
- Các yếu tố nguồn lực như đất đai, lao động có ảnh hưởng đến việc lựa chọnquy mô sản xuất của hộ Những vườn hồ tiêu có quy mô lớn thường thuận lợi hơncho việc đầu tư thâm canh
2 Kỹ thuật canh tác
Hồ tiêu là cây lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần Việc thực hiệncác biện pháp, quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc có ảnh hưởngquan trọng đến năng suất và chất lượng của vườn cây Vì vậy, cần nắm chắc và tuânthủ đúng các yêu cầu kỹ thuật Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồmviệc lựa chọn giống, cây trụ, cách thức chăm sóc, bón phân, thu hoạch
- Giống: Giống đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chấtlượng sản phẩm Do vậy, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của cả chu kỳ sản xuất
Ở nước ta có nhiều giống tiêu như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Sẻ, tiêu Ấn
Độ, tiêu Lộc Ninh Hiện nay, giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Ấn Độ được khuyến cáo
sử dụng do sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suấtcao [6], [29],[8],[ 33]
- Cây trụ: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng có thể dùng các loại trụkhác nhau như trụ sống, trụ gỗ hoặc trụ vật liệu xây dựng Một số loại trụ sốngthường được sử dụng là keo dậu, lồng mức, giả anh đào, mít, hoa sữa, núc nác,muồng, keo Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông
do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xóimòn Ở Quảng Trị, hộ sản xuất hồ tiêu thường sử dụng trụ sống như lồng mức, keodậu, mít [6],[8]
- Mật độ: Mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất vườn
cây Nếu trồng với mật độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai vàsản lượng thu được thấp Ngược lại, trồng với mật độ quá cao, khi cây hồ tiêutrưởng thành sẽ có sự cạnh tranh nhau về ánh sáng, dinh dưỡng do đó cũng ảnhhưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm Mật độ và khoảng cách trồng thườngthay đổi theo từng loại giống và loại trụ khác nhau Hồ tiêu được trồng theo từng hốvới mật độ 1.300 – 1.600 trụ/ha, khoảng cách giữa các trụ 2,5 m x 2,5 m hoặc 2,5 m
Trang 38x 3,0 m Trồng 3 - 4 hom giống cho mỗi trụ [6], [8],[33],[29].
- Chăm sóc: hoạt động chăm sóc cho cây hồ tiêu diễn ra quanh năm Việc tuânthủ đúng các yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển và năng suất hồ tiêu Hoạt động chăm sóc bao gồm:
* Buộc dây: Sau khi trồng, từ mỗi hom mọc ra 1 – 2 cành tược, cành lên đếnđâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ Khi rễ bám chắc vào trụ thì mớiphát triển cành ra quả Một thời gian sau, khi rễ đã bám chắc vào trụ cần cắt dâybuộc để cây tiêu phát triển
* Làm cỏ và che phủ đất: Vườn hồ tiêu cần làm sạch cỏ thường xuyên Tại mỗigốc tiêu phải làm cỏ bằng tay để tránh làm tổn thương vùng rễ, hạn chế đi lại trongvườn tiêu trong mùa mưa Không dùng thuốc trừ cỏ cho vườn tiêu Vào mùa nóngcần dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất để giảm sự bốc thoát hơi nước vàgiảm nhiệt độ Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để vườn thông thoáng, khôráo nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại
* Cắt tỉa, tạo tán cho cây trụ sống và cây hồ tiêu trong TKKD: Khi cây trụsống đã lớn cần rong tỉa bớt cành lá để cây hồ tiêu nhận đủ ánh sáng Mỗi năm cầncắt tỉa vài lần vào mùa mưa Khi cây hồ tiêu cao 4 – 5 mét cần khống chế độ caobằng cách hãm ngọn và xén tỉa định kỳ Sau khi thu hoạch, đến mùa mưa cần tỉa bớtnhững cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc và cành lươn mọc ngoài khung thânchính Việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầmhoa trong vụ tiếp theo Ở một số vườn hồ tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác khôngđúng thời vụ nên cắt bỏ những cành hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt vàquả chín tập trung [8]
* Tưới nước và thoát nước: Cây hồ tiêu cần nhiều nước Tuy nhiên, lượngnước tưới và thời gian tưới khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cây Vườntiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới nước và kếthợp che chắn, không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô để tạo ẩm độ trongvườn và che bóng cho cây tiêu Trong TKKD, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nướcvừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng
và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng mùa thu hoạch kế tiếp [8]
- Bón phân: Hồ tiêu là cây trồng lâu năm do đó cần có một chế độ bón phân
Trang 39thích hợp ngay từ khi mới trồng để cây có đủ dinh dưỡng, phát triển nhanh, khỏemạnh, cho năng suất cao và chống chịu với các loại sâu bệnh Lượng bón phân trênmột đơn vị diện tích mỗi năm phụ thuộc điều kiện đất đai, giống, mật độ Khi bónphân cho cây phải quan tâm đến số lượng phân bón theo yêu cầu kỹ thuật và thờiđiểm bón phân Việc xác định đúng thời điểm bón phân có ảnh hưởng lớn đến việc
ra hoa và đậu quả từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất
1.1.3.3 Nhóm nhân tố về thị trường
Thị trường tác động trực tiếp đến sản xuất và HQKT sản xuất hồ tiêu Sảnphẩm hồ tiêu chủ yếu sản xuất để xuất khẩu Vì vậy, nhu cầu và giá cả hồ tiêu trênthị trường thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất hồ tiêu trong nước
Biến động giá các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, cây trụ, lao động,thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến khả năng và mức độ đầu tư Giá đầu vào biến độngtăng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm hoặc làm giảmmức đầu tư vì thế làm giảm sản lượng
Giá sản phẩm hồ tiêu biến động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tâm
lý của người sản xuất hồ tiêu Giá hồ tiêu giảm sẽ làm giảm thu nhập của người sảnxuất Giá hồ tiêu tăng cao, như những năm gần đây, giúp tăng thu nhập và lợi nhuậncho người sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro do việc mở rộng sản xuấtkhông theo quy hoạch
Như vậy, các nhân tố như giá đầu vào, giá sản phẩm biến động sẽ ảnh hưởngđến chi phí sản xuất, đến thu nhập, hiệu quả kinh tế và các quyết định sản xuất của
hộ trồng hồ tiêu
1.2.2.4 Nhóm các nhân tố vĩ mô
Nhóm các nhân tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng đến việc nâng cao HQKTcũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành hàng trong sảnxuất nông nghiệp Nhóm các nhân tố vĩ mô bao gồm các hoạt động hỗ trợ cũng nhưcác chính sách của Chính phủ
- Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm việc cungứng các yếu tố đầu vào, hệ thống tín dụng, chương trình khuyến nông, hình thành vàphát triển các mô hình câu lạc bộ sản xuất, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗtrợ thông tin thị trường Các chương trình khuyến nông và mô hình CLB sản xuất sẽ
Trang 40giúp cho hộ sản xuất tiếp cận với quy trình kỹ thuật sản xuất từ đó giúp nâng caohiệu quả và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra
- Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất hồtiêu bao gồm chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân, chính sách đất đai, chínhsách tỷ giá Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của địa phương như quy hoạch vùng sảnxuất, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và phát triểncác mô hình sản xuất bền vững, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu có ýnghĩa quan trọng và góp phần thúc đẩy nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu của các hộnông dân
1.1.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
Trên cơ sở khái niệm và các quan điểm đánh giá HQKT trong sản xuất nôngnghiệp Trong phạm vi luận án, hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được đánh giábằng cách kết hợp quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại
1.1.4.1 Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính
Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, mức đầu tư và thu nhập khác nhau quatừng năm Chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu gắn liền với chu kỳ sống Vì vậy, khi đánhgiá HQKT không chỉ xét trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và gắn vớiphát triển bền vững Việc lựa chọn các chỉ tiêu, cách thức để đánh giá HQKT là mộtvấn đề quan trọng Để đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần kết hợp phương pháphạch toán hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn
1 Phương pháp hạch toán hàng năm
Phương pháp hạch toán hàng năm sử dụng các chỉ tiêu để tính toán mối quan
hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra hàng năm Việc hạch toán hàng năm giúpchỉ ra năng suất, mức đầu tư và lợi nhuận thu được hàng năm
Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu bao gồm chi phí giống, chi phí cây trụ, chiphí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí nước tưới, chi phí lao động,…Tuynhiên, với đặc điểm là cây công nghiệp dài ngày nên chi phí đầu tư có một số khácbiệt với các loại cây trồng hàng năm Chi phí giống, cây trụ chỉ đầu tư một lần vàđược sử dụng trong toàn bộ chu kỳ sản xuất Vì vậy, chi phí đầu tư trong ba năm