1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà hình sự

79 934 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành cácquan hệ người – người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủthể này với chủ thể khác [24, tr.48] Như vậy, khác với xu hướng chỉ nhấn

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp tiếp là một phương thức tồn tại xã hội của loài người Conngười không thể sống, hoạt động và thể hiện các giá trị vật chất, tinh thầncủa mình nếu không được giao tiếp, giao tiếp vừa là con đường để mỗingười hoàn thiện nhân cách, vừa là điều kiện thiết yếu để con người hoạtđộng

Cho đến nay tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếpnhưng vẫn còn nhiều vấn đề lí luận về thực tiễn đang bỏ ngỏ như: Vấn đềgiao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp…

Hiện nay chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Để đáp ứng yêucầu đổi mới nhất là đổi mới các cơ quan tư pháp, trong đó đổi mới Việnkiểm sát nhân dân là vấn đề rất quan trọng, vì nó giữ vai trò đặc biệt trong

hệ thống các cơ quan tư pháp Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công

tố, vừa giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp khác để bảo vệ trật tự

xã hội, trật tự pháp luật

Kiểm sát viên là người đại diện cho Viện kiểm sát, nhân danh Việnkiểm sát để thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp Đểhoàn thành trọng trách này, Kiểm sát viên phải giao tiếp với rất nhiều đốitượng: Với những người tiến hành tố tụng khác, với những người thamgia tố tụng và với những người tham dự phiên toà Đây là quan hệ giaotiếp rất phức tạp Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp củamình, Kiểm sát viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,

Trang 2

có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực xã hội và phải có kỹ năng giao tiếptốt

Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu

đề tài: “Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp củaKiểm sát viên

3.2 Khảo sát thực trạng một số kỹ năng giao tiếp của Kiểm sátviên

3.2 Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả nănggiao tiếp của Kiểm sát viên

4 đối tượng và Khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Một số kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toàhình sự

4.2 Khách thể nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi điều tra trên 46 khách thể

là các Kiểm sát viên Trong đó có 25 Kiểm sát viên cấp huyện và 21

Trang 3

Kiểm sát viên cấp tỉnh và tối cao; 34 Kiểm sát viên và 12 Viện trưởng,Viện phó viện kiểm sát

5 Phạm vi nghiên cứu

Kỹ năng giao tiếp của con người là một vấn đề rất rộng lớn Do đó,chúng tôi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp có ảnh hưởngnhiều nhất đến hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên khi tham gia tạiphiên toà hình sự

6 Phương pháp nghiên cứu (Được trình bày chi tiết ở chương 2)

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sauđây:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm giao tiếp V.D.Zakharov;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp thống kê toán học

Chương 1

Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm kĩ năng

Cho đến nay, xung quanh khái niệm kỹ năng còn có nhiềuquan điểm khác nhau Ngay từ thời cổ đại Aristote (384 – 322

Trang 4

TCN) đã xem kỹ năng như một yếu tố của phẩm hạnh con người

nó giúp người ta biết định hướng, biết làm việc và biết tìm tòi [6]

Các tác giả A.V.Petrovxki và V.A.Gruchetxki cho rằng, kỹnăng là phương thức thực hiện hành động được con người nắmvững dựa trên cơ sở của tri thức và những kỹ năng được hình thànhtrước đó [18]

Theo tác giả N.D.Levitov thì kỹ năng cần gắn liền với kết quảhành động, đòi hỏi cá nhân nắm vững và vận dụng một cách thíchhợp những tri thức để tạo ra hành động có hiệu quả [9]

Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng là khả năngvận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào

đó vào thực tế” [28]

Trong những năm gần đây khái niệm kỹ năng được mở rộngnội hàm khi nó không chỉ dừng ở tiêu chí nhiệm vụ chính xác màcòn bao hàm cả yếu tố thái độ, khả năng linh hoạt thậm chí cả yếu

tố động cơ của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ đó, đặc biệt với

kỹ năng nghề nghiệp Điều này có thể thấy được trong bài viết “Sựthay đổi ý nghĩa của kỹ năng và ứng dụng trong chính sách giáo dục và

đào tạo tại Anh quốc [33].

Trong Từ điển Tâm lý học, kỹ năng được hiểu là: “Năng lựcvận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đãđược chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng ởmức độ kỹ năng công việc hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnhkhông thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác còn chưa thuần thục

Trang 5

và còn phải tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thànhqua luyện tập” [4].

Dưới góc độ tâm lý học, kỹ năng được hiểu là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ năng,

kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với mục tiêu, điều kiện thực tế.

Hay nói cách khác, một người được coi là có kỹ năng về hành độngnào đó thì phải có tri thức về hành động, thực hiện hành động theođúng yêu cầu, đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra, và cóthể hành động có kết quả trong các tình huống tương tự khác [27]

1.1.2 Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là một trong những hiện tượng tâm lý phức tạp.Xung quanh khái niệm giao tiếp có rất nhiều quan điểm khác nhau,bởi mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm giao tiếp đã nhìn nhận, nghiêncứu nó ở những góc độ khác nhau

Qua nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nước về giaotiếp cho thấy các nhà tâm lý học đã và đang tiếp cận bản chất củahiện tượng giao tiếp theo 5 khuynh hướng chủ yếu sau:

1 Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét thông qua việc xác định

những khía cạnh tâm lí khác nhau chứa đựng trong nội hàm kháiniệm giao tiếp

2 Khuynh hướng thứ hai: Xác định giao tiếp qua lăng kính

các chuyên ngành khác nhau của tâm lý học

3 Khuynh hướng thứ ba: Xem xét giao tiếp từ góc độ các

ngành ứng dụng của tâm lý học

Trang 6

4 Khuynh hướng thứ tư: Xác định vị trí của giao tiếp trong

hệ thống các khái niệm, phạm trù của tâm lý học

5 Khuynh hướng thứ năm: Hiểu bản chất giao tiếp qua sự

phân biệt giữa khái niệm giao tiếp với các khái niệm liên quankhác như: Mối quan hệ xã hội, mối quan hệ thông tin, sự ứng xử(hay xử sự)… [5]

Tuy nhiên ở phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiêncứu khái niệm giao tiếp theo khuynh hướng thứ nhất đó là xem xétkhái niệm giao tiếp thông qua việc xác định những khía cạnh tâm lýkhác nhau chứa đựng trong nội hàm khái niệm giao tiếp Đó là:

a) Nhóm các tác giả chỉ nhấn mạnh một khía cạnh trong nội hàm khái niệm

Các tác giả E.E.Acquyt, M.A.Acgain, K.K.Platonov,A.L.Kolominxki, G.Thines, J.P.Grueve… nhấn mạnh khía cạnhthông tin Chẳng hạn, tác giả G.Thines cho rằng, giao tiếp là sựtruyền đạt thông tin, trong đó trạng thái của hệ thống phát thông tinảnh hưởng tới trạng thái của hệ nhận tin [10, tr.7] Các tác giảE.E.Acquyt, M.A.Acgain cho rằng, giao tiếp là sự tác động sự truyền

và tiếp nhận thông báo, sự trao đổi thông tin của con người [23]

Tác giả L.O.Retnhicov nhấn mạnh khía cạnh tri giác trong giaotiếp và cho rằng: “Giao tiếp là sự tri giác hiểu biết lẫn nhau”

Tác giả I.Stecxon nhấn mạnh khía cạnh cảm xúc của sự giaotiếp, ông xem giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm và cảm xúcgiữa con người với nhau [26, tr.21]

Trang 7

Các tác giả J.Chuccon (Mỹ), P.Oathanit, G.Bvanh, D.Giacson(Pháp) nhấn mạnh khía cạnh hoạt động, hành vi của giao tiếp Họ đãcoi giao tiếp là một tổ hợp nhiều hành vi khác nhau: Hành vi ngônngữ, hành vi điệu bộ, hành vi cử chỉ [2, tr.11]

Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã nhấn mạnh: “Giao tiếp phi ngônngữ và coi giao tiếp là những biểu diễn thông qua cơ thể, như những

cử động, tư thế” [10, tr.10]

Tuy các tác giả nêu trên đã chính xác hoá được từng mặt trongnội hàm của khái niệm giao tiếp nhưng giao tiếp là một hiện tượngtâm lí phức tạp bao hàm cả 3 mặt: Nhận thức (thông tin), xúc cảm vàhoạt động Nếu chỉ phân tích như các tác giả này thì mới chỉ dừng lại

ở việc mô tả bề ngoài, chưa nêu rõ được bản chất bên trong của quátrình giao tiếp

b) Nhóm các tác giả mở rộng khái niệm giao tiếp

Các tác giả B.V.Xocolov, L.V.Beva, J.Bremont, M.Bertrand,R.Chakin và các nhà tập tính động vật học khác thì quá mở rộng kháiniệm giao tiếp, đến mức xem giao tiếp như là một hiện tượng tâm lý

có chung ở cả người và động vật

Tác giả B.V.Xocolov cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động giữanhững con người với nhau và giữa những động vật có tâm lí vớinhau Nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữacon người với những động vật có tâm lí giống nhau Nếu thu hẹp hơnnữa thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với nhữngđộng vật nuôi trong nhà” [20, tr.103]

Trang 8

Hạn chế của nhóm này là đã đồng nhất giao tiếp của người vàđộng vật đánh mất bản chất xã hội của giao tiếp con người, khôngthấy được sự khác nhau về chất giữa giao tiếp của người với sự thôngbáo, truyền tín hiệu ở động vật.

c) Nhóm các tác giả đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của

giao tiếp

Tác giả A.G.Spirkin cho rằng, giao tiếp là quá trình trao đổinhững ý nghĩa, tình cảm kiến thức, ý chí với mục đích người nàyđiều khiển người kia [22, tr.209] đồng thời

Tác giả V.N Papherov thì cho rằng, giao tiếp là sự tác độngqua lại của con người Nội dung của nó là sự nhận thức qua lại vàtrao đổi thông tin nhờ sự giúp đỡ của những phương tiện khác nhau,của sự thông báo với mục đích xây dựng mối quan hệ qua lại có lợiđối với quá trình hoạt động nói chung [17] Và ông chia giao tiếp ralàm bốn thời điểm: Tiếp xúc hoặc liên hệ, tác động lẫn nhau, nhậnthức và quan hệ lẫn nhau

Gần đây, tác giả G.M.Andreva đã cho rằng, giao tiếp bao gồm

ba mặt có quan hệ hữu cơ với nhau: Sự thông tin qua lại, sự tác độngqua lại và sự tự giác giữa con người với nhau [1, tr.137]

ở Việt Nam, các nhà tâm lý học cũng có một số quan điểmkhác nhau về khái niệm giao tiếp Chẳng hạn:

Tác giả Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, giao tiếp là sự tiếp xúcgiữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm traođổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫnnhau [8, tr.53]

Trang 9

Tác giả Trần Tuấn Lộ thì cho rằng, giao tiếp là một loại nhucầu và là một loại hoạt động của mỗi người nhằm tiếp xúc, đối tác vàgiao lưu với người khác, để trao đổi sức lực, thông tin, kinh nghiệm,trí tuệ, tình cảm và thể xác với người khác [12, tr.8].

Còn theo tác giả Nguyễn Quang uẩn thì giao tiếp là sự tiếp xúctâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi vớinhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác độngqua lại với nhau Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành cácquan hệ người – người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủthể này với chủ thể khác [24, tr.48]

Như vậy, khác với xu hướng chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nhấtđịnh của giao tiếp, nhóm các tác giả này đã thực sự đi sâu vào nghiêncứu bản chất giao tiếp và đã chỉ ra được nhiều khía cạnh khác nhauchứa đựng trong nội hàm khái niệm Điều này giúp các nhà nghiêncứu có điều kiện đi vào nghiên cứu hiện tượng giao tiếp một cách sâusắc và toàn diện hơn

Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của conngười (lao động, học tập, trò chơi tập thể…) bảo đảm việc địnhhướng cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm trahoạt động của con người Giao tiếp là nhu cầu của con người muốntiếp xúc với con người

Tiếp xúc tâm lí giữa con người – con người mang lại sự thôngcảm lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớtlẫn nhau để từng con người, từng nhóm người và cộng đồng ngườitồn tại và phát triển Cơ sở của sự tiếp xúc tâm lí đó là sự hiểu biết

Trang 10

lẫn nhau và thông cảm lẫn nhau, nảy sinh và phát triển hội tụ ở đỉnhcao của sự tiếp xúc tâm lí và sự đồng nhất.

Đồng cảm là khả năng nhạy cảm đối với trải nghiệm của ngườithân, là sự đồng nhất của nhân cách này với nhân cách khác và ngườinày thâm nhập vào tình cảm của người kia, đã là trạng thái tâm lí màngười này có thể đặt mình vào vị trí người kia

Từ các quan điểm nêu trên có thể thấy giao tiếp có những dấuhiệu cơ bản như sau:

- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa làchỉ riêng con người mới có giao tiếp thật sự khi sử dụng phương tiệnngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đồng thời được thực hiện chỉ trong xãhội loài người

- Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự hiểu biếtlẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau

- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người vớicon người

Khái niệm về giao tiếp mà chúng tôi thấy phù hợp nhất để làmcăn cứ nghiên cứu đó là: Khái niệm giao tiếp được đưa ra trong tácphẩm “Giao tiếp sư phạm” – Nxb Giáo dục 1998 của các tác giả Ngô

Công Hoàn, Hoàng Anh: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự giao tiếp tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau” [7].

Trang 11

1.1.3 Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Hiện nay qua nghiên cứu các tài liệu chúng tôi thấy rằng cáctác giả khi nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp thường quan tâm tới bảnchất, đặc điểm của giao tiếp, các kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp cụ thể,hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giaotiếp… mà đưa ra một định nghĩa về kỹ năng giao tiếp làm cơ sởnghiên cứu

Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi sử dụng định nghĩa kỹnăng giao tiếp do tác giả Ngô Công Hoàn đã đưa ra, làm khái niệm

công cụ để nghiên cứu đề tài này Theo tác giả thì kỹ năng giao tiếp

là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hoà hợp lí của con người, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với đối tượng giao tiếp đạt kết quả cao nhất, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất, trong những điều kiện thay đổi [7]

1.1.4 Khái niệm Kiểm sát viên

Theo Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dânnăm 2002 thì Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp

Kiểm sát viên phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổquốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cóphẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhânluật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát có tinh thần kiên quyếtbảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa có thời gian làm công tác thực tiễn

Trang 12

theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm

vụ được giao, và phải được tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sátviên [30]

1.1.5 Khái niệm kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên

Giao tiếp của Kiểm sát viên trong phiên toà phải tuân theo quyđịnh của pháp luật thông qua giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiệnbiểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm làm sáng tỏ sựthật khách quan của vụ án Để hoạt động này đạt được hiệu quả,Kiểm sát viên ngoài việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạođức nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực xã hội… thì

họ còn cần phải có kỹ năng giao tiếp và sử dụng kỹ năng đó một cáchthuần thục

Từ khái niệm về kỹ năng giao tiếp đã nêu ra ở phần trên chúngtôi tạm thời xây dựng khái niệm kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viênnhư sau:

Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hoà hợp lí của Kiểm sát viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng để đạt được mục đích đề ra.

Trang 13

1.2 Đặc thù nghề nghiệp của Kiểm sát viên

1.2.1 Lao động của Kiểm sát viên là lao động trí não, đầy khó khăn, phức tạp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân

Lao động của Kiểm sát viên là lao động đặc thù Đối với một

vụ án hình sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ xem xét các tình tiết của

vụ án, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, vấn đề định khung hình phạt…

và áp dụng với từng bị cáo Tuy nhiên, sự áp dụng ở đây không phải

là cứng nhắc mà là một quá trình tư duy căng thẳng và phải huy độngtổng thể của những hiểu biết không chỉ về pháp luật mà còn về cáclĩnh vực xã hội Trên cơ sở quy định của pháp luật, Kiểm sát viêncòn có nhiệm vụ kiểm sát việc thực hiện pháp luật trong hoạt động tốtụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng Nhưvậy, Kiểm sát viên phải theo sát quá trình giải quyết vụ án từ khi cóquyết định khởi tố vụ án

Hoạt động (lao động) của Kiểm sát viên phải chịu những áplực, không chỉ từ phía những người phạm tội, mà còn từ phía xã hội,công luận Nguyên tắc Toà án xét xử công khai đã tạo điều kiện chonhân dân tham dự phiên toà, giám sát hoạt động của những ngườitiến hành tố tụng nói chung và hoạt động của Kiểm sát viên nóiriêng Nếu việc làm của Kiểm sát viên là đúng đắn thì được xã hội,công luận ủng hộ, nhưng nếu là việc làm sai trái sẽ bị công luận phêphán Điều này ảnh hưởng to lớn đến nền công lí quốc gia, uy tín củaViện kiểm sát

Trang 14

1.2.2 Hoạt động của Kiểm sát viên là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước

Nói đến chức năng của Nhà nước là đề cập đến phương diệnhoạt động chủ yếu của bộ máy Nhà nước mà mỗi cơ quan Nhà nướcđều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau Còn chứcnăng của các cơ quan Nhà nước là những phương diện hoạt động chủyếu của các cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chungcủa Nhà nước Đối với Viện kiểm sát có nhiều hoạt động khác nhau,nhưng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp làchức năng chính, chủ yếu của Viện kiểm sát

Điều 137 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2002, đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối caothực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, gópphần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sátquân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháptrong phạm vi trách nhiệm do luật định” [29], [31]

Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp làhoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động nói chung

1.2.3 Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà phải tuân theo một trật tự pháp lí chặt chẽ được qui định trong pháp luật tố tụng

Trang 15

Kiểm sát viên tại phiên toà phải tuân theo một trình tự pháp líchặt chẽ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm2003.

Hoạt động xét xử có tính tổ chức rất chặt chẽ Khi xét xử một

vụ việc cụ thể, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, thư ký toà án vànhững người tham gia tố tụng phải tuân theo một trình tự thủ tục dopháp luật quy định, không được tuỳ tiện bỏ qua bất cứ giai đoạn nào:Đầu tiên là giai đoạn bắt đầu phiên toà, xét hỏi tại phiên toà, tranhluận tại phiên toà cuối cùng là nghị án và tuyên án Không chỉ cótoàn bộ quá trình xét xử mà mỗi giai đoạn trong quá trình xét xửcũng phải diễn ra tuần tự theo các bước mà luật tố tụng hình sự quyđịnh Ví dụ: Trong giai đoạn xét hỏi, đối với từng đối tượng thì Chủtoạ phiên toà hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sátviên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự Quyđịnh như vậy nhằm tránh sự tuỳ tiện, lạm quyền của cơ quan tiếnhành tố tụng và những người tiến hành tố tụng bảo đảm quyền, lợiích hợp pháp của công dân, tổ chức

Tại phiên toà Kiểm sát viên phải tuân theo sự điều hành củaThẩm phán chủ toạ phiên toà, không được xử sự và phát ngôn tuỳhứng

Tham gia phiên toà hình sự, Kiểm sát viên đại diện cho Việnkiểm sát đọc bản cáo trạng truy tố bị cáo trước toà Cáo trạng là mộtbản luận tội bị cáo với đầy đủ chứng cứ và căn cứ pháp luật Trên

cơ sở bản cáo trạng hội đồng xét xử sẽ xem xét lại các chứng cứ mộtcách công khai và ra bản án đối với bị cáo.Bản cáo trạng không phải

Trang 16

là quyết định cuối cùng giải quyết vụ án nhưng nếu không nêu đầy

đủ, chi tiết các chứng cứ đã được xác minh liên quan đến vụ án, truy

tố không đúng người, đúng tội, hoặc truy tố không hết các đối tượngliên quan đến vụ án sẽ dẫn đến những hậu quả rất phức tạp, khôngnhững công lí không được thực hiện mà còn ảnh hưởng đến uy tíndanh dự của những người bị truy tố oan Do đó, Kiểm sát viên phảinghiên cứu kỹ càng, tỉ mỉ hồ sơ vụ án, luật nội dung có liên quan để

ra bản cáo trạng hoặc ra quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lí

1.3 đặc điểm Giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự

Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xửcác vụ án hình sự sẽ tham gia phiên toà với tư cách là đại diện của cơquan Nhà nước Vì thế quan hệ giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiêntoà hình sự là quan hệ giao tiếp chính thức chịu sự điều chỉnh củapháp luật Tại phiên toà hình sự, Kiểm sát viên phải giao tiếp với rấtnhiều đối tượng, với từng nhóm đối tượng Kiểm sát viên lại có vị thế

và mục đích khác nhau

Trước hết, đối với nhóm đối tượng là người tiến hành tố tụngbao gồm: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thì một mặt, Kiểm sát viênphải đáp ứng những yêu cầu hợp pháp và chịu sự điều khiển củaThẩm phán Chủ toạ phiên toà, nhưng mặt khác họ lại thực hiện chứcnăng kiểm sát việc xét xử Tuy nhiên, Thẩm phán Chủ toạ phiên toàluôn giữ vai trò chủ động điều khiển phiên xét xử

Đối với nhóm đối tượng là người tham gia tố tụng bao gồm: Bịcáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa,

Trang 17

người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, người giám định, người phiêndịch thì vị thế của họ với Kiểm sát viên là ngang bằng nhau, hai bênphải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhau, không bên nào đượcphép sử dụng thủ đoạn ép buộc bên kia hành động theo ý mình Tuynhiên, trong giao tiếp với những đối tượng này (trừ người bào chữa,người bảo vệ quyền lợi của đương sự) Kiểm sát viên giữ vai trò chủđộng, phối hợp điều chỉnh các tác động, có quyền tổ chức và điềuchỉnh cuộc tiếp xúc để nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, giao tiếp củaKiểm sát viên khi tham gia phiên toà hình sự khác với các loại giaotiếp khác bởi một số đặc điểm đặc thù sau đây:

- Về mặt pháp lý, nội dung giao tiếp phải tuân thủ các quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự Phương pháp giao tiếp phải kết hợp tácđộng xã hội với tác động bằng pháp luật

- Về chủ thể, trong giao tiếp Kiểm sát viên phải có khả năngthuyết phục, chủ động, sáng tạo, có thái độ khách quan, tính quyếtđoán, tính độc lập

- Về mục đích, giao tiếp để xác minh, kiểm tra tính đúng đắn,khách quan của các chứng cứ trong vụ án

- Về mặt khoa học, nội dung giao tiếp được xây dựng trên cơ sởcủa nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học giao tiếp, khoa họcpháp lý, khoa học nghiệp vụ kiểm sát và ngôn ngữ học…

1.4 Nội dung kỹ năng giao tiếp của kiểm sát viên

Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự baogồm 3 nhóm kỹ năng: Kỹ năng định hướng giao tiếp (hiểu rõ đối

Trang 18

tượng để vạch kế hoạch chuẩn bị giao tiếp); Kỹ năng định vị (đặtmình vào tâm lí, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng giao tiếp để tạo ra

sự đồng cảm); Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp (luôn giữ được

sự bình tĩnh, tự chủ, sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác độngđến đối tượng giao tiếp)

1.4.1 Kỹ năng định hướng giao tiếp

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của Kiểm sát viêntrong hoạt động xét hỏi và tranh luận tại phiên toà Nó bao gồm kỹnăng định hướng trước khi giao tiếp và kỹ năng định hướng trong quátrình giao tiếp với các đối tượng giao tiếp

Kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp thể hiện khi Kiểm sátviên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xửvới một vụ án hình sự cụ thể, đã nghiên cứu kỹ những tài liệu, chứng

cứ đã thu thập được từ giai đoạn khởi tố vụ án Trên cơ sở đó, Kiểmsát viên định hướng được những vấn đề cần làm sáng tỏ trong quátrình xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, những tài liệu, chứng cứ đãthu thập được, những câu hỏi được đưa ra để đối tượng trả lời, dự kiếnchiến thuật lấy lời khai của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngườilàm chứng, người giám định Kỹ năng định hướng trước khi tiếp xúcvới các đương sự còn thể hiện khi Kiểm sát viên nghiên cứu nhữngđặc điểm cá nhân của những đối tượng nói trên như: Giới tính, tuổi,trình độ học vấn, nghề nghiệp, sự hiểu biết, tính cách, khí chất, trạngthái tâm lí của họ… Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên cần dự đoán xemnhững đối tượng giao tiếp đó (đặc biệt là bị cáo) sẽ có những phản

Trang 19

ứng như thế nào với nội dung sẽ được đưa ra khi tiếp xúc với họ Điềunày, giúp cho Kiểm sát viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn và

áp dụng các phương pháp lấy lời khai của những đối tượng đó sao chophù hợp, tránh những tình huống bất ngờ bị động, lúng túng trướcnhững phản ứng tiêu cực của họ Sau khi đã dự kiến được các phảnứng có thể xảy ra, Kiểm sát viên cần phải dự kiến cách mở đầu, diễnbiến và kết thúc giao tiếp với họ

Kỹ năng định hướng trong quá trình giao tiếp với đối tượng giaotiếp thể hiện khi tiếp xúc với họ, Kiểm sát viên phải quan sát nét mặt,

cử chỉ, hành vi, lời nói của họ để nhanh chóng nắm bắt và phán đoánđược trạng thái tâm lí, suy nghĩ, tình cảm của họ Ví dụ: Nếu quan sátthấy họ nhoài người về phía Kiểm sát viên chứng tỏ họ đang ở trongtrạng thái tâm lí tích cực, họ đồng ý với Kiểm sát viên hoặc ít nhất là

họ đang quan tâm đến những gì Kiểm sát viên đang nói Ngược lại,nếu họ khoanh tay cho thấy họ đang bảo vệ chính họ và có thể khôngtin vào những điều Kiểm sát viên đang nói Trên cơ sở định hướngđúng được đối tượng qua quá trình giao tiếp, Kiểm sát viên cũng cóthể điều chỉnh hành vi giao tiếp của bản thân thông qua nét mặt, cửchỉ, lời nói, hành vi Ví dụ: Nếu họ đang phân vân chưa muốn thổ lộ,Kiểm sát viên đoán được suy nghĩ đó có thể thể hiện sự khuyến khích,đồng tình thông qua những biểu hiện bên ngoài để đương sự đặt niềmtin vào Kiểm sát viên, từ đó họ mạnh dạn trình bày những suy nghĩcủa mình một cách trung thực, cung cấp các tài liệu có ý nghĩa quantrọng cho việc giải quyết vụ án

Trang 20

1.4.2 Kỹ năng định vị khi giao tiếp

Đây là khả năng của Kiểm sát viên biết xác định vị trí trong giaotiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của những người tiến hành tốtụng khác và những người tham gia tố tụng để tạo mối quan hệ bìnhđẳng và sự đồng cảm, giúp họ có điều kiện tích cực, chủ động khi giaotiếp với mình Ví dụ: Khi hỏi bị cáo là người chưa thành niên, đây làlứa tuổi hết sức nhạy cảm vì thế Kiểm sát viên phải tìm hiểu đặc điểmtâm lí của trẻ chưa thành niên, phải có thái độ tôn trọng tình cảm vàsuy nghĩ của bị cáo, phải hiểu được sự mặc cảm của trẻ khi thực hiệnhành vi sai trái và bị lên án

Kiểm sát viên cần phải chú ý phát hiện và xoá bỏ các chướngngại tâm lí ảnh hưởng tới quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực củađối tượng giao tiếp với mình như thái độ thách thức, tâm thế cảnh giác

đề phòng, đối phó Cùng với việc khắc phục các chướng ngại tâm lí vàtạo điều kiện để các đối tượng bộc lộ đầy đủ các phẩm chất tâm lí, cáckhả năng cũng như các đặc điểm khác nhau trong nhân cách của họ,Kiểm sát viên phải tìm hiểu những vướng mắc trong nhận thức và tưtưởng của họ, giúp họ giải quyết kịp thời những vướng mắc đó Như

ví dụ nêu trên: Kiểm sát viên phải giải thích cho bị cáo (là người chưathành niên) hiểu được hành vi của mình là sai trái, đồng thời giải thích

về sự khoan hồng của pháp luật nếu bị cáo thành thật khai báo Mặtkhác, chính Kiểm sát viên cũng phải đẩy lùi chương ngại tâm lí củamình với đối tượng giao tiếp như tâm thế định kiến, áp đặt, hoặc xúcphạm danh dự nhân phẩm của họ mà luôn phải thể hiện thái độ chân

Trang 21

tình, có tình, có lí, dùng lời lẽ đúng mực để khơi dậy các động cơ thôithúc sự tích cực chủ động cung cấp các tình tiết của vụ án ở họ.

1.4.3 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

Kỹ năng này thể hiện ở chỗ Kiểm sát viên biết lôi cuốn đốitượng giao tiếp tham gia tích cực vào giao tiếp, biết duy trì giao tiếptheo đúng hướng để đạt mục đích, nhiệm vụ đặt ra, biết làm chủ trạngthái cảm xúc của mình, biết sử dụng phương tiện giao tiếp

Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân thể hiện ở chỗbiết tự chủ hành vi, biết kiềm chế xúc cảm và tình cảm của mình khicần thiết, biết hướng phản ứng, hành vi của mình theo mục đích, nộidung nhiệm vụ giao tiếp Để khích lệ, động viên, thuyết phục đốitượng theo mục đích của cuộc giao tiếp thì Kiểm sát viên phải hiểuđược những đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh sống, nhu cầu hứngthú… của họ

Khi tiếp xúc với những đối tượng giao tiếp, Kiểm sát viên tránhcác biểu hiện thái quá như nóng nảy, cục cằn, có lời lẽ nhạo báng, nạt

nộ, hay khuyên nhủ không cần thiết mà phải có tác phong đàng hoàng,

có thái độ đúng mực, tỉ mỉ, chu đáo, nhã nhặn, bình tĩnh trong mọihoàn cảnh, phải biết biểu lộ thái độ chú ý lắng nghe

Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp của Kiểm sát viên cònthể hiện qua kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ, đó là:

- Kỹ năng nói: Để việc nói được thực hiện có hiệu quả, Kiểm sát

viên cần chú ý tốc độ, nhịp độ nói, cách nhấn giọng Nếu nói nhanh

Trang 22

quá sẽ làm người nghe khó theo dõi, còn nói chậm quá dễ làm chongười nghe buồn chán, nói chậm vừa đủ nghe nhưng nhịp nói cần phảiliên tục, lúc trầm, lúc bổng và có điểm nhấn mạnh thì mới hấp dẫnngười nghe Khi nói Kiểm sát viên có thể sử dụng các động tác (cử chỉbằng đầu, tay) một cách hợp lí để làm cho vấn đề đang nói trở nênsinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn Khi nói vấn đề nào đó cần biết giớihạn nó trong những điểm chính Nên sử dụng những thuật ngữ thôngdụng khi nói, không nên sử dụng những thuật ngữ quá chuyên môn.Khi nói phải chú ý đến những cử chỉ, điệu bộ của đối tượng giao tiếp

vì nó cho ta biết được rất nhiều thông tin có liên quan đến phần trìnhbày của mình

- Kỹ năng nghe: Trong vụ án hình sự, Kiểm sát viên thu thập

thông tin từ nhiều đối tượng khác nhau: Bị cáo, người bị hại, ngườilàm chứng Những thông tin này có thể mâu thuẫn nhau, vì vậy Kiểmsát viên cần phải chú ý lắng nghe để thu được những thông tin có giátrị Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào Kiểm sát viên cũng

có thể làm được điều này vì khi nghe họ dễ rơi vào trạng thái xaonhãng, khó tập trung tư tưởng, không gắn kết được các thông tin mà

họ đã nghe được

Để lắng nghe có hiệu quả, Kiểm sát viên phải đạt đến mức độnghe chăm chú và đặc biệt nghe thấu cảm Muốn làm được điều đó,Kiểm sát viên cần chú ý rèn luyện một số thủ thuật sau để khuyếnkhích đối tượng giao tiếp trút bầu tâm sự :

Trang 23

+ Tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với đối tượng giaotiếp (ánh mắt, nét mặt, nụ cười, gật đầu…)

+ Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng

trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án nhưng nó không tự đến vớiKiểm sát viên Muốn có thông tin Kiểm sát viên phải biết đặt câu hỏicho đối tượng giao tiếp để khai thác thông tin từ phía họ Tuỳ từngtình huống giao tiếp và đối tượng giao tiếp mà Kiểm sát viên phải lựachọn những câu hỏi cho phù hợp

Như vây để có kỹ năng giao tiếp tốt Kiểm sát viên phải rènluyện thường xuyên, liên tục, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn ba kỹnăng: kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều khiển quátrình giao tiếp

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHáP Và Tổ CHứC NGHIÊN CứU

2.1 KHáCH THể NGHIÊN CứU

Trang 24

Khách thể nghiên cứu là các Kiểm sát viên đương nhiệm tạimột số Viện Kiểm sát nhân dân.

Số phiếu điều tra được phát ra là 50 phiếu, sau khi kiểm tra mức độhoàn thành thông tin thì có 4 phiếu không đủ thông tin cần thiết nên đãloại bỏ không đưa vào phân tích số liệu để đảm bảo tính chính xác củathông tin Do đó, số phiếu được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu là

46 phiếu Tức mẫu nghiên cứu gồm 46 khách thể Sự phân bố khách thểnghiên cứu là các Kiểm sát viên đang công tác tại các Viện Kiểm sát nhândân trong khảo sát thực tiễn được trình bày tóm tắt ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

%Thõm niờn

%

Trang 25

Khu vực Viện Kiểm sỏt huyện 25 54,3

%Viện Kiểm sỏt tỉnh, tối cao 21 45,7

%

%Viện trưởng, Viện phú 12 26,1

%

2.2 PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để

hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề

kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên Cũng như xây dựng khung lýthuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo trongviệc nghiên cứu vấn đề kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên trênthực tiễn

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổnghợp, so sánh, hệ thống hoá và khái quát các nghiên cứu lý luận, cácnghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sởnhững công trình đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí về cácvấn đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên

Trang 26

Phiếu trắc nghiệm gồm 80 câu hỏi (xem phụ lục 1) Mỗi câu

có 3 cách trả lời tương ứng (a, b, c ) Nếu câu trả lời nào phù hợpvới khách thể nghiên cứu sẽ được đánh dấu (+) trên phiếu của mình

Thời gian để trả lời tất cả các câu hỏi của phiếu trắc nghiệm là

30 phút

Cách tính điểm ở trắc nghiệm này như sau:

Có 3 mức độ (0, 1, 2) tương ứng với 3 tần số thể hiện nănglực: Không có, không thường xuyên và thường xuyên

- Điểm 0: ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng

- Điểm 1: ứng với năng lực không thường xuyên

- Điểm 2: ứng với năng lực thể hiện một cách thường xuyên.Trắc nghiệm được chia thành 10 kỹ năng, mỗi kỹ năng gồm 8câu hỏi, cụ thể như sau:

1 Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ gồm các câu: 1,

Trang 27

7 Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp gồm các câu: 7,

- Nhóm B: Những kỹ năng thể hiện sự thụ động trong giaotiếp bao gồm các kỹ năng: 3, 10

- Nhóm C: Những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằngtrong giao tiếp bao gồm các kỹ năng: 1, 2, 4, 7

- Nhóm D: Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu gồm kỹ năng 6

2.2.3 Phương pháp quan sát

Thông qua phương pháp quan sát, chúng tôi có thể theo dõi vàghi chép:

- Diễn biến phiên toà

- Những biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi

thực hiện quyền công tố tại phiên toà

2.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Trang 28

Số liệu thu được sau khi điều tra chính thức được xử lý bằngchương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trườngWindow, phiên bản 10.0 Các thông số và phép thống kê được dùngnghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy

luận

a) Phân tích thống kê mô tả

Trong phần phân tích mô tả sử dụng các chỉ số sau:

- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng tính điểm đạt đượccủa từng câu hỏi, của từng kỹ năng giao tiếp và của từng nhóm kỹnăng giao tiếp

- Điểm lệch chuẩn (stadardizied deviation) được dùng để mô

tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời củamẫu

- Tần xuất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câuhỏi đóng

b) Phân tích thống kê suy luận

Các phép thống kê được sử dụng trong phân tích thống kê suyluận bao gồm:

Trang 29

xác suất p<0,05 Độ mạnh của sự khác nhau được đánh giá bởi hệ

số Eta

Đối với các phép so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm, phépkiểm định t về độc lập giữa hai mẫu (Independent Samples T- Test)cho biết đối với một nhóm đơn thì trung bình của một nhóm chủ thểnày có khác với trung bình của các nhóm chủ thể khác không Cácgiá trị trung bình được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi T-Testcủa phân tích biên thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kê với xácxuất p<0,05

* Phân tích tương quan nhị biến

Tương quan nhị biến là tương quan giữa hai biến trong đókhông phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc Mục đích của phântích tương quan là tìm hiểu sự liên quan giữa hai biến với nhau rasao? Chúng tồn tại độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau Mức độ chặt chẽcủa mối liên quan giữa hai biến số được chỉ số hoá bởi hệ số tươngquan, ký hiệu r Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến +1 cho biết;

- Độ mạnh của mối quan hệ hai biến

- Hướng của mối quan hệ đó (nghịch hay thuận thể hiện ở dấucủa r) Nếu giá trị +(r>0) cho biết mối quan hệ thuận giữa hai biến,tức là khi giá trị của một biến càng tăng hay giảm thì giá trị của biếnkia cũng tăng hay giảm theo Còn nếu –(r<0) cho biết mối quan hệnghịch giữa hai biến, tức là giá trị vủa một biến càng tăng hay giảmthì giá trị của biến kia càng giảm và ngược lại nếu r=0 thì hai biếnkhông có quan hệ nào

Trang 30

Mức độ ý nghĩa của mỗi một quan hệ dựa vào hệ xác xuất (p).Khi p<0,05 thì giá trị của r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phântích mối quan hệ giữa hai biến [11], [25].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng tìm hiểu mối quan

hệ giữa các kỹ năng giao tiếp và giữa các nhóm kỹ năng giao tiếp

Như vậy, nghiên cứu được tiến hành theo một qui trình thốngnhất, chặt chẽ, và có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau:Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Phương pháp trắcnghiệm; Phương pháp quan sát Các số liệu được xử lý theo phươngpháp định lượng và phương pháp định tính cho phép có những kếtquả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viênchúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm giao tiếp của V.P.Zakharov đểđiều tra

3.1 mức độ biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên

Mức độ biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viênđược trình bày ở bảng 3.1 và biểu độ 3.1

Trang 31

Bảng 3.1: M c ức độ biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm độ biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm ểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm bi u hi n c a các k n ng giao ti p c a Ki m ện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm ủa các kỹ năng giao tiếp của Kiểm ỹ năng giao tiếp của Kiểm ăng giao tiếp của Kiểm ếp của Kiểm ủa các kỹ năng giao tiếp của Kiểm ểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên

ST

T

trung bình

Độ lệnh chuẩ n

Th ứ bậ c

Xế p loại

1 Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập

quan hệ giao tiếp

2 Kỹ năng biết cân bằng nhu

cầu cá nhân khi giao tiếp

5 Kỹ năng kiềm chế và kiểm tra

đối tượng giao tiếp

8 Kỹ năng thuyết phục đối

tượng giao tiếp

9 Kỹ năng chủ động điều khiển

quá trình giao tiếp

10 Sự nhạy cảm trong giao tiếp 9.48 1.82 3 III

Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện của các kỹ năng giao tiếp của

Kiểm sát viên

Trang 32

Sự hiểu biết cụ thể của từng kỹ năng theo từng thứ bậc chothấy: Kỹ năng có điểm cao nhất trong 10 kỹ năng giao tiếp củaKiểm sát viên là: Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra đối tượng giao tiếp(KN5) và kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu (KN6) đều có điểmtrung bình bằng 10.24 (theo tiêu chí cũng chỉ đạt mức II) Kỹ năng

có điểm thấp nhất là kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi (KN4) cóđiểm trung bình là 7.87 thấp hơn mức điểm trung bình ( < 8) Các kỹnăng còn lại (KN1, KN8, KN2, KN3, KN7, KN9, KN10) tuy cóđiểm trung bình khác nhau (từ 8.24 đến 9.48) nhưng cũng chỉ đạt ởmức trung bình (mức III)

Xét tổng thể thực trạng kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên,chúng tôi phân chia 10 kỹ năng giao tiếp thành 3 mức độ biểu hiệnkhác nhau: Mức cao, mức trung bình và mức thấp

Trang 33

3.1.1 Các kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên biểu hiện ở mức

độ cao

Những kỹ năng thuộc nhóm này có điểm trung bình cao hơn

so với các kỹ năng còn lại là đáng kể, bao gồm 2 kỹ năng: Kỹ năngkiềm chế, kiểm tra người khác (KN5) và kỹ năng diễn đạt dễ hiểu,

cụ thể (KN6) đều có điểm trung bình bằng 10,24 điểm Có đượckết quả nghiên cứu này cũng là điều dễ hiểu vì khách thể mà chúngtôi nghiên cứu có thâm niên công tác kiểm sát từ 11 năm trở lên là26/46 Kiểm sát viên chiếm 56,5% trong đó số Kiểm sát viên cóthâm nhiên công tác từ 21 năm trở lên là 24 Kiểm sát viên chiếm52,2% Do thời gian công tác kiểm sát đã lâu, tiếp xúc với nhiều vụviệc, tình huống phức tạp khác nhau nên họ có kinh nghiệm trongviệc kiềm chế người khác, đồng thời có thời gian trau dồi, rènluyện kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, khả năng vận dụngngôn ngữ để diễn đạt ngắn gọn, súc tích Tuy số lượng Kiểm sátviên có thâm niên công tác từ 5 – 10 năm là không nhỏ bao gồm 19Kiểm sát viên chiếm 43,5% nhưng hầu hết là những Kiểm sát viên

có trình độ từ bậc đại học trở lên (theo tiêu chuẩn Kiểm sát viênquy định tại Pháp lệnh Kiểm sát viên 2002), vì vậy khả năng vậndụng ngôn ngữ của họ khá linh hoạt Họ cũng biết cách diễn đạtsuy nghĩ của mình sao cho dễ hiểu nhất, gây được sự chú ý củangười nghe

Từ nhận định chung vừa nêu ra chúng tôi đi sâu vào phân tíchtừng kỹ năng như sau:

Trang 34

- Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra người khác (KN5)

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số thấp là những Kiểm sát

viên có điểm số  9 điểm, bao gồm 16 Kiểm sát viên chiếm34,8% Đây là những Kiểm sát viên mà khả năng làm cho ngườikhác trở về trạng thái cân bằng cảm xúc là hạn chế Những Kiểmsát viên này không biết cách kiềm chế, ngăn cản người khác màvẫn khiến cho họ không thấy khó chịu, đặc biệt là với những ngườihung hăng khi tranh luận Họ không biết cách chỉ dẫn, khuyên bảongười khác nên làm gì, làm lúc nào và làm như thế nào vì họ chorằng những người này đã biết cách làm việc đó rồi Thậm chí, họcòn không quan tâm xem người khác sẽ nghĩ gì, làm gì vì cảm thấy

áy náy khi xen vào chuyện của những người đó

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số cao là những Kiểm sát viên

có điểm số  12 điểm, bao gồm 14 Kiểm sát viên chiếm 30,5%.Đây là những Kiểm sát viên biết cách kiềm chế và kiểm tra khảnăng của người tiếp xúc với mình Họ luôn mong muốn tìm hiểungười khác, biết được điểm yếu, điểm mạnh của những người này

để từ đó chuẩn bị những biện pháp khuyến khích điểm mạnh vàhạn chế điểm yếu Tại phiên toà đối tượng giao tiếp lúng túng, bốirối, họ có thể có những cử chỉ, hành vi, lời nói làm cho nhữngngười này bình tĩnh trở lại Do vậy, lời khai của những đối tượngnày chính xác và cung cấp được nhiều thông tin hơn Hoặc trongnhững trường hợp bị cáo ngoan cố, có thái độ không hợp tác vớiKiểm sát viên, thì Kiểm sát viên có thể sử dụng ánh mắt, lời lẽđanh thép để khuất phục bị cáo khiến bị cáo phải cúi đầu nhận tội

Trang 35

Đối với những đối tượng giao tiếp là những người hay nói, Kiểmsát viên thuộc nhóm này sẽ có nhiều cách để ngắt lời họ Có thểKiểm sát viên sẽ đưa ra một câu hỏi khác để đưa bị cáo, người bịhại, người làm chứng… quay lại nội dung của vụ án khi nhữngngười này nói không ngừng nghỉ và lạc đề.

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số trung bình là những Kiểm

sát viên có điểm số gần với điểm trung bình của mẫu điều tra Sựkhác biệt điểm số của nhóm này so với điểm trung bình nằm trongkhoảng  1 độ lệch chuẩn (từ 10 đến 11 điểm), bao gồm 16 Kiểmsát viên chiếm 34,8% Những Kiểm sát viên thuộc nhóm nàykhông có sự thiếu hụt đáng kể, cũng không có sự vượt trội đáng kể

về khả năng này

- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể (KN6)

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số thấp là những Kiểm sát

viên có điểm số  8 điểm, bao gồm 8 Kiểm sát viên chiếm 17,4%.Những Kiểm sát viên thuộc nhóm này thường không biết cách diễnđạt để người nghe thấy dễ hiểu, nắm bắt được thông tin chính xác

và đầy đủ Khi họ nói không thu hút được sự chú ý của người nghe

vì họ thường diễn đạt dài dòng, cách nói chuyện kém hấp dẫn.Ngay cả khi diễn đạt suy nghĩ của mình họ cũng không biết cáchlàm cho nó dễ hiểu và ngắn gọn nhất Tư duy của những người nàythường rời rạc, vụn vặt

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số cao là những Kiểm sát viên

có điểm số  12 điểm, bao gồm 13 Kiểm sát viên chiếm 28,2%.Đây là những Kiểm sát viên biết cách truyền tải thông tin một cách

Trang 36

dễ hiểu, gây được sự chú ý của người nghe Họ thường diễn đạtngắn gọn, súc tích, mạch lạc những suy nghĩ của mình NhữngKiểm sát viên thuộc nhóm này “luôn sẵn sàng học cách nói ngắngọn, sáng sủa, dễ dàng” Do vậy, kỹ năng này của họ ngày mộthoàn thiện hơn Khi kỹ năng này được rèn luyện khá tốt, họ sẽ biếtcách đặt ra những câu hỏi để hướng tư duy người trả lời vào nhữngvấn đề mấu chốt, tránh cho họ tình trạng xa đề, nói những vấn đềrời rạc, không chính xác.

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số trung bình là những Kiểm

sát viên có điểm số gần với điểm trung của mẫu điều tra Sự khácbiệt điểm số của nhóm này so với điểm trung bình nằm trongkhoảng  1 độ lệch chuẩn (từ 9 đến 11 điểm), bao gồm 25 Kiểmsát viên chiếm 54,3% Những Kiểm sát viên thuộc nhóm nàykhông có sự thiếu hụt đáng kể, cũng không có sự vượt trội đáng kể

về khả năng này

Đây là những kỹ năng không thể thiếu đối với Kiểm sát viêntại phiên toà vì giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiên toà là giao tiếptrực tiếp bằng ngôn ngữ và nhiều chiều (giao tiếp với rất nhiều đốitượng khác nhau) Tại một phiên toà đối tượng giao tiếp của Kiểmsát viên rất khác nhau, có thể họ khác nhau về tuổi tác, trình độ họcvấn, hiểu biết xã hội, kinh nghiệm sống… Do đó, để các đối tượngnày hiểu được rõ nhất những vấn đề mà Kiểm sát viên trình bày thìKiểm sát viên phải tìm hiểu thật kỹ từng đối tượng giao tiếp khôngchỉ về trình độ, tuổi tác mà còn phải tìm hiểu về đặc điểm tâm lícủa họ Từ đó, Kiểm sát viên sẽ tìm được cách diễn đạt sao cho

Trang 37

phù hợp nhất Ví dụ: Với bị cáo là người chưa thành niên hoặcngười có trình độ văn hoá thấp, hiểu biết xã hội kém, Kiểm sát viênphải giảng giải cặn kẽ dùng lời lẽ nhẹ nhàng với thái độ tôn trọngkhiến họ không mặc cảm, tự ti từ đó, họ nhận thức được về hành viphạm tội của mình Không chỉ giải thích cụ thể, mà Kiểm sát viêncòn phải sử dụng những ngôn từ phổ thông mà họ hay sử dụng đểgiải thích, không thể sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành với nhữngđối tượng nêu trên Ngược lại với những đối tượng trình độ hiểubiết cao Kiểm sát viên có thể sử dụng thuật ngữ chuyên ngành thay

vì diễn giải dài dòng Điều này vừa khiến đối tượng giao tiếp nểphục vì trình độ chuyên môn sâu rộng của Kiểm sát viên, lại vừatránh tình trạng chán nản, lơ đễnh hoặc thái độ thiếu tôn trọng ngoan

cố của họ

Những kỹ năng này cũng rất cần thiết trong giai đoạn tranhluận tại phiên toà Nếu không hiểu, không biết cách kiềm chế khảnăng hùng biện của luật sư thì Kiểm sát viên chỉ như một cái bóng

mờ nhạt tại phiên toà Vì vậy, Kiểm sát viên sẽ không đạt đượcmục đích giao tiếp của mình đó là làm sáng tỏ sự thật vụ án và giáodục pháp luật cho những người có mặt tại đây Hơn nữa, bằng cáchdiễn đạt mạch lạc, khúc triết, ý tứ rõ ràng Kiểm sát viên dễ dàngbảo vệ được quan điểm của mình trước một luật sư kinh nghiệm và

có tài hùng biện

Thực tế quan sát tại phiên toà cho thấy vẫn còn có những hạnchế như sau: Có không ít Kiểm sát viên do không rèn luyện giọngnói nên thường nói ngọng hoặc nói lắp, điều này dễ gây phản cảm

Trang 38

cho người nghe, khiến họ không còn chú ý vào vấn đề Kiểm sátviên trình bày Bên cạnh đó, Kiểm sát viên chưa trau dồi vốn từnên đã sử dụng từ ngữ địa phương hoặc ngôn ngữ đời thường khitrình bày khiến người nghe không hiểu, đôi khi gây cười làm mấttính trang nghiêm của phiên toà Với một Kiểm sát viên còn trẻ,chưa có kinh nghiệm phải “đối đầu” với một đội ngũ luật sưchuyên nghiệp dày dạn kinh nghiệm, có thể sẽ mất bình tĩnh dẫnđến tình trạng diễn đạt dài dòng không thoát ý hoặc nói lắp khiếnngười nghe không theo dõi được Có những Kiểm sát viên sử dụngngôn ngữ không linh hoạt, vốn từ nghèo nàn, nên tại một phiên toàxét xử người chưa thành niên, Kiểm sát viên đã hỏi bị cáo bằngnhững thuật ngữ chuyên ngành mà có khi ngay cả người lớn cũngkhông hiểu được Những trường hợp này thường rơi vào nhữngKiểm sát viên có kỹ năng định hướng và kỹ năng định vị biểu hiện

ở mức độ thấp

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực tếnêu trên là do Kiểm sát viên có trình độ học vấn chưa cao, khôngchịu trau dồi kiến thức, làm phong phú vốn từ vựng Hơn nữa, họlại không nhiệt tình với công việc, không tìm hiểu kĩ về đối tượnggiao tiếp để chuẩn bị những cách diễn đạt sao cho hợp lí, dễ hiểunhất

3.1.2 Những kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên biểu hiện ở mức độ trung bình

Những kỹ năng thuộc nhóm này so với các kỹ năng còn lạicủa khách thể điều tra có điểm trung bình không quá cao mà cũng

Trang 39

không quá thấp, trong khoảng từ 8,24 điểm đến 9,48 điểm, bao

gồm 7 kỹ năng (KN1, KN8, KN2, KN3, KN7, KN9, KN10)

- Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ giao tiếp (KN1)

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số thấp là những Kiểm sát

viên có điểm số  6 điểm, bao gồm 11 Kiểm sát viên chiếm23,9% Đây là những Kiểm sát viên mà nhu cầu tiếp xúc với ngườikhác là hạn chế hoặc tuy nhu cầu tiếp xúc cao nhưng lại gặp khókhăn khi tiếp xúc với người lạ, khó khăn để tạo lập một cuộc nóichuyện thân thiện, vui vẻ Họ rất hay “cúi đầu hoặc quay mặt sanghướng khác khi tiếp xúc với người lạ” Sự xao nhãng, lơ là với câuchuyện khiến cho đối tượng giao tiếp mất hứng thú, do đó cuộctiếp xúc trở nên mất tự nhiên Đây cũng là những Kiểm sát viênthường không đồng tình với những ai ngay lập tức niềm nở tiếpchuyện với mình Chính vì thế mà Kiểm sát viên làm cho hầu hếtcác cuộc tiếp xúc trở nên nghiêm túc quá mức cần thiết Khi họ đáplại thái độ vồn vã chào hỏi bằng cái nhìn kém thiện cảm, cái nhìnthờ ơ lãnh đạm hoặc một cái chau mày đương nhiên sẽ khiến đốiphương rụt rè và lúng túng, họ không muốn và không thể cởi mởsuy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình được

+ Nhóm Kiểm sát viên có điểm số cao là những kỹ năng có

điểm số  10 điểm, gồm 14 Kiểm sát viên chiếm 30,5% Đây lànhững Kiểm sát viên biết thiết lập mối quan hệ, biết tạo dựng mộtcuộc tiếp xúc cởi mở, tự nhiên Họ thường nhìn thẳng vào ngườitiếp xúc với mình khiến cho những người này cảm thấy đang đượcquan tâm, chú ý từ đó có hứng thú để bộc bạch suy nghĩ, tâm tư

Ngày đăng: 13/09/2016, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w