1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .... Đặc điểm ngành xây dựng Hà N
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO QUANG HUY
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO QUANG HUY
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI THỊ NGỌC LAN
Hà Nội - 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 7 1.1 Lý luận về nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 1.1.1 Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 7 1.1.2 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa 13 1.2 Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội và sự cần thiết phát triển nguồn
nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18 1.2.1 Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18
1.2.2 Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH
XÂY DỰNG HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 31 2.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 31 2.1.1 Những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực của ngành xây
dựng Hà Nội 31 2.1.2 Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng
Hà Nội và nguyên nhân 42 2.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực của ngành
xây dựng Hà Nội 51
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 57 3.1 Những quan điểm cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành
xây dựng Hà Nội trong những năm tới 57
Trang 43.1.1 Phát triển, nguồn nhân lực của ngành phải được coi là chiến
lược ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm của Đảng bộ, chính
quyền, ngành xây dựng và nhân dân Thủ đô 57
3.1.2 Phát triển nguồn nhân lực của ngành phải phù hợp với chiến lược phát triển Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 58
3.1.3 Quán triệt quan điểm phát triển chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 59
3.2 Những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 60
3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức cho chủ thể lãnh đạo, quản lý ngành xây dựng Hà Nội và bản thân người lao động 60
3.2.2 Nhóm giải pháp tạo cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành 62
3.2.3 Nhóm giải pháp giáo dục và đào tạo 65
3.2.4 Nhóm giải pháp chính trị 70
3.2.5 Nhóm giải pháp văn hóa - xã hội 73
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,dưới sự hướng của PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng
Tác giả luận văn
Đào Quang Huy
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện sau gần 30 năm thực hiện đã và đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước ta Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và hội nhập sâu rộng với thế giới Kinh tế xã hội phát triển khá, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, quốc phòng an ninh được củng cố, Việt Nam thoát khỏi tình trạng đất nước kém phát triển và vị thế được nâng lên trên trường quốc tế Nhưng hiện nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta đã bộc lộ những tồn tại hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế hạn chế Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp, đặc biệt thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao Do vậy, yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra một trong những khâu đột phá:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” [16, tr.106]
Trước định hướng đó của Đảng, ngành xây dựng Việt Nam nói chung
và ngành xây dựng Hà Nội nói riêng không nằm ngoài xu thế chung đó mà cũng phải coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Nhiệm vụ của ngành xây dựng Việt Nam và ngành xây dựng Hà Nội rất nặng nề trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, hiện đại hóa bộ mặt của đất nước để “góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn
Trang 72
Hơn nữa, Hà Nội lại là Thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế,
là cửa ngõ của đất nước với thế giới bên ngoài, đầu tầu kinh tế của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc nên nhiệm vụ lại càng nặng nề Trước yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hiện đại hóa bộ mặt đô thị, phát triển hạ tầng nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn mới ở ngoại thành, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thủ đô Theo đề án phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội giai
đoạn năm 2011 - 2020, từ nay đến năm 2020, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản
tăng từ 11 đến 13% Căn cứ vào đó, tốc độ tăng trưởng nhân lực ngành xây dựng bình quân hàng năm từ nay đến 2020, lực lượng của ngành sẽ có 1,5 triệu người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề là khoảng 900 nghìn người
Để đạt được mục tiêu về số lượng và chất lượng nhân lực qua đào tạo đến năm 2020, hàng năm đào tạo nghề phải tăng 3,57 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,75 lần và giáo dục đại học tăng 1,37 lần Theo Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, tình trạng chung thực tế tại các công trình là thiếu trầm trọng nhân lực có trình độ, được đào tạo, đặc biệt là công nhân trình độ cao Các nhà thầu xây dựng vẫn phải tuyển dụng những thợ hồ, thợ phu, dân bốc vác thuê, thậm chí phụ nữ làm trên công trường Lực lượng này trình độ học vấn thấp, không được đào tạo, nên việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, thậm chí sau các dịp lễ tết, một số lượng lớn không quay lại, khiến không ít nhà thầu mất nhiều thời gian công sức để đạt tiến độ công trình Vì vậy, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và ngành xây dựng Hà Nội nói riêng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từ lý do trên tôi
chọn: “Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài tốt nghiệp
Trang 83
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được nhiều học giả quan tâm, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
- Mai Quốc Chánh, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước”- Nxb CTQG, H 1999
Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và
sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Phạm Minh Hạc, “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”- Nxb CTQG, H 2001 Cuốn sách trình bày
khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con người Nêu ra một số kết quả đạt được trong chương trình Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nghiên cứu toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Bùi Thị Ngọc Lan,“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam” - Nxb CTQG, H 2002 Công trình phân tích làm rõ quan niệm, vai trò
của trí tuệ, nguồn lực trí tuệ trong phát triển xã hội, đánh giá một cách khái quát đặc điểm, thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
- Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” - Nxb LLCT, H, 2005 Tác giả đã làm rõ vai
trò, thực trạng của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Trang 94
- Phạm Công Nhất, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” - Nxb CTQG, H 2007 Cuốn sách đã
giới thiệu khái quát vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất; nghiên cứu thực trạng của nó, đồng thời đề xuất những giải pháp phát huy nhân tố con người nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở 2010, do PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
H 2010 Đề tài làm rõ quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tri thức với nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng, đề ra các xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
- Luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú
Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”
của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004)
Những công trình nghiên cứu trên là rất đáng trân trọng và là tài liệu quý, bổ ích để tác giả tham khảo Song ở luận văn này, tác giả nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành xây dựng, mà cụ thể là nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội, để đáp ứng những yêu cầu của ngành xây dựng Hà Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội, luận văn đề xuất những phương hướng
Trang 105
và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích làm rõ những lý luận chung về nguồn nhân lực, và mối quan
hệ giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nguồn nhân lực
- Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
4.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô từ sự nghiệp đổi mới đất nước đến nay
5 Cơ sở lý luận của luận văn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về con người và nguồn lực con người, kết hợp với chủ trương chính sách của Đảng bộ thành phố Hà Nội
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, logic lịch sử; kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, điều
Trang 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Xây dựng (2010), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây
dựng giai đoạn 2011-2020, Hà Nội
2 Cơ quan Báo cáo phát triển của con người Liên Hiệp Quốc (1990), Chỉ
tiêu và chỉ số phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội
3 Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối
quan hệ giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người”, Tạp
chí Triết học (2)
4 Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học (2)
5 Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Hà Nội
6 Nguyễn Quang Du (1994), “Tài liệu con người trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thông tin lý luận (11)
7 Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
8 Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội
9 Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội
10 Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4, BCHTW
(khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội
11 Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành TW (khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội
12 Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13 Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp
hành TW (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 127
14 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15 Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 53, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
16 Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
17 Tống Văn Đường (1995), “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở
nước ta”, Kinh tế và phát triển (5)
18 Bùi Thị Ngọc Lan (chủ biên) (2001), Phát triển nguồn lực chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HDH, gắn với Kinh tế trí thức,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
19 Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20 V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Maxcơva
21 C Mác (1975), Sự khốn cùng của triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội
22 C Mác (1978), Tư bản, phê phán khoa học kinh tế chính trị, Tập 3, Nxb
Hà Nội
23 C Mác (1987), Bộ tư bản, Tập thứ nhất, Quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội
24 C Mác, F.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
25 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
26 Phạm Công Nhất (2008), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
sau 20 năm đổi mới (1986-2006), Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng
viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội
27 Phát triển nguồn nhân lực - thách thức của thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế (2009), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
28 Đỗ Quốc Sam (2006), “Về công nghiệp hóa, hiên đại hóa ở Việt Nam”,
Tạp chí Cộng sản (6)