Lý do chọn đề tài Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế gi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, bạn bè trong Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn
Văn Dân, mặc dù bận nhiều công việc nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian
và công sức hướng dẫn tận tình tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Bá Phúc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào Luận văn của tôi là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và luôn có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Văn Dân
Nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Tác giả
Nguyễn Bá Phúc
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản về địa chính trị 11
1.1.1 Một số định nghĩa về địa chính trị trên thế giới 11
1.1.2 Lý thuyết sức mạnh biển của Theyer Mahan 13
1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 17
1.2.3 Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông 18
1.3 Sự leo thang và thực trạng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông 19
1.3.1 Thực trạng tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa 20
1.3.2 Thực trạng tranh chấp các vùng biển tại Biển Đông 29
* Tiểu kết chương 1 34
Chương 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG 36
2.1 Vai trò của Biển Đông trong chiến lược phát triển của các quốc gia có lợi ích cốt lõi tại Biển Đông 36
2.1.1 Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông 36
2.1.1.4 Trên khía cạnh lịch sử - văn hóa 43
2.1.2 Lợi ích chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông 44
2.1.3 Lợi ích chiến lược của các nước ASEAN 47
2.1.4 Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Mỹ và Nhật trên Biển Đông 49
2.1.5 Lợi ích địa chính trị chiến lược của Liên Bang Nga tại Biển Đông 55
2.1.6 Lợi ích địa chính trị của Ấn Độ tại Biển Đông 60
2.2 Bản chất và đặc điểm của tranh chấp địa chính trị trên Biển Đông 62
* Tiểu kết chương 2 65
Trang 6Chương 3 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG - CƠ
SỞ VÀ NHỮNG LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM 67
3.1 Cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp trên Biển Đông 67
3.1.1 Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 67
3.1.2 Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) 68
3.1.3 Tòa án Công lý Quốc tế 69
3.2 Thử thách trật tự địa chính trị trên Biển Đông 70
3.3 Xu thế chuyển dịch địa chính trị trên Biển Đông 74
3.3.1 Chuyển động của hệ hình từ đa phương – đa cực đến đa phương - đơn cực 75
3.3.2 Chuyển động của hệ hình đa phương – đơn cực sang đa phương – lưỡng cực 79
3.4 Lựa chọn cho Việt Nam trong tình thế dịch chuyển địa chính trị trên Biển Đông 84
3.4.1 Tạo mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc và các nước trên thế giới 84
3.4.2 Tăng cường quan hệ với các đối tác như Mỹ, Ấn Độ hay Australia, nhưng không tạo liên minh chống Trung Quốc 86
3.4.3 Yếu tố bất biến và yếu tố khả biến của Việt Nam trong bức tranh địa chính trị trên Biển Đông 88
* Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh
1 ADIZ Vùng nhận diện phòng không Air Defense Identification Zone
South China Sea Code
of Conduct
Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc
The Commission on the Limits
of the Continental Shelf
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
The Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea
4 EEZ Vùng đặc quyền kinh tế Economic Exclusion Zone
6 ITLOS Tòa trọng tài luật biển quốc tế International Tribunal for
the Law of the Sea
(1982)
Công ước của Liên Hợp Quốc
về Luật Biển năm 1982
United Nations Convention
on the Law of the Sea 1982
Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương
North Atlantic Treaty Organization
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng,
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các nước lớn như: Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản….) Chính vì vậy, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông không đơn thuần chỉ là chuyện giữa Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia ven bờ Biển Đông, mà nó vốn dĩ đã là một vấn đề quốc tế kể từ khi phát sinh
Biển Đông hiện nay đang là một điểm nóng về tình trạng mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh của khu vực và thế giới Các vấn đề liên quan đến Biển Đông hiện đang được giới khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu Tranh chấp trên Biển Đông hiện nay là một vấn đề chính trị lớn ảnh hưởng chủ quyền của nhiều quốc gia có liên quan
Trong khi các cường quốc trên thế giới đều thể hiện lợi ích địa chính trị
và chiến lược của mình tại vùng biển này, thì Trung Quốc lại âm mưu độc
chiếm toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ “đường lưỡi bò” của mình khiến cho
tình trạng chồng lần về chủ quyền, và mâu thuẫn lợi ích tại khu vực này trở lên căng thằng hơn bao giờ hết, rất có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trên Biển Đông nói riêng và an ninh thế giới nói chung
Các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… đều có những toan tính chiến lược của mình tại vùng biển này, không chỉ với mục đích bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình, mà đằng sau đó chính là lợi ích địa chính trị, khi gây dựng sự ảnh hưởng của quốc gia mình tại khu vực này, đồng thời kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc
Việt Nam với tư cách là một nước có yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cần xem xét kĩ lưỡng những vấn đề địa chính trị, lợi ích và chiến lược của các
Trang 9nước lớn tại vùng biển này, để đề ra những sách lược cụ thể, có hiệu quả đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này, sao cho bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông và dung hòa được với lợi ích của các nước có liên quan, tránh tình trạng căng thằng xung đột leo thang, gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như ngoại giao của mình
Xuất phát từ những luận điểm trên cho thấy việc nghiên cứu những tranh chấp trên Biển Đông qua lăng kính của lý thuyết địa chính trị là việc làm hết sức cần thiết, nhằm giải mã những toan tính chiến lược của các quốc gia tại vùng biển này, từ đó đưa ra những sách lược cho Việt Nam có thể lựa chọn trong bức tranh địa chính trị hết sức phức tạp hiện nay tại Biển Đông
Từ tất cả những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Tranh chấp trên Biển
Đông dưới góc nhìn địa chính trị” làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
a Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu Biển Đông không phải là một đề tài mới Nó đã được rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, hơn nữa, xung đột Biển Đông
là một hiện tượng đang diễn ra nên càng nhận được sự quan tâm của không chỉ các học giả mà còn của các nhà lãnh đạo, giới hoạch định chính sách của nhiều quốc gia Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Biển Đông trên nhiều lĩnh vực quan hệ quốc tế, luật pháp, quốc phòng,… với nhiều góc độ như: chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, luật pháp, lịch sử…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với bộ sưu tập khổng lồ các bản đồ
và thư tịch cổ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Tiến sĩ sử học
Nguyễn Nhã với tác phẩm : “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Luận án tiến sĩ, bảo vệ tại hội đồng bảo
vệ luận án tiến sĩ Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, tháng
1-2003), Lưu Văn Lợi với công trình: “Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”… Các tác giả đã phác họa bức tranh
tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định Việt Nam có
Trang 10chủ quyền không thể chối cãi trên hai quần đảo này
Những năm gần đây, các Hội thảo quốc gia và quốc tế về Biển Đông được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Hội thảo quy tụ rất nhiều các nhà nghiên cứu về Biển Đông nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới Đồng thời, Học viên Ngoại giao Việt Nam còn kết hợp với Nhà xuất bản Thế giới xuất bản Kỷ yếu hội thảo quốc tế tập hợp các công trình nghiên cứu
về Biển Đông như: Đặng Đình Quý (chủ biên), Biển Đông: Hợp tác vì an
ninh và phát triển trong khu vực, 2010; Đặng Đình Quý (chủ biên), Biển
Đông: Hướng tới một khu vực hoà bình, an ninh và hợp tác, 2011; Đặng Đình
Quý (chủ biên), Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa chính trị và Hợp tác
quốc tế, 2012; Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên), Biển Đông: Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp, 2013; Đặng Đình Quý và
Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên), Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính
sách và hành động của các bên liên quan, 2013 Cùng với hàng trăm bài viết
về Biển Đông trên Website: http://nghiencuubiendong.vn/ và http://fess.org.vn/ Chủ đề mà các nhà nghiên cứu đề cập đến cũng rất đa dạng, phong phú và dưới nhiều góc nhìn khách quan khác nhau
Bên cạnh đó, cuốn sách Việt Nam và tranh chấp Biển Đông của Quỹ
nghiên cứu Biển Đông và các tác giả (Nxb Tri thức, 2012) tập hợp các bài viết về Biển Đông của các nhà nghiên cứu trong nước cũng cho thấy những khía cạnh khác nhau trong tranh chấp ở Biển Đông; đồng thời đặt ra nhiều vấn đề trong chiến lược Biển Đông của Việt Nam Các phương án đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông cũng được các tác giả gợi ý
Cuốn Về vấn đề Biển Đông của tác giả Nguyễn Ngọc Trường (Nxb
Chính trị quốc gia, 2014) trình bày diện mạo của Biển Đông từ góc độ vị trí địa lý và chiến lược, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Cuốn sách cũng phác hoạ quan điểm và lợi ích của các nước lớn và các quốc gia ASEAN đối với vấn đề Biển Đông
Cuốn Hợp tác ở Biển Đông - từ góc nhìn quan hệ quốc tế của tác giả
Trang 11Trần Nam Tiến (Nxb Văn hoá – Văn nghệ, 2014), tập hợp bài viết của các nhà nghiên cứu Cuốn sách nhấn mạnh tới các quốc gia có liên quan và vai trò của một số thể chế quốc tế, những lực lượng có khả năng hạn chế xung đột, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông để cùng nhau duy trì lợi ích
Một số nghiên cứu khác về Biển Đông như: Nguyễn Việt Long (2012),
Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb
Trẻ; Trần Công Trục (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền thông… Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu về Biển Đông trên các tạp chí nghiên cứu trong nước
Đặc biệt cuốn sách Xung đột trên Biển Đông không còn là nguy cơ tiềm
ẩn của tác giả Lê Hồng Thọ, do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2012, đã
phân tích khá sâu sắc quan điểm của các bên liên quan tại Biển Đông, đặc biệt
là lợi ích của các nước lớn tại khu vực này, từ đó đưa ra các nhận xét, bình luận một cách khách quan cho trạng thái xung đột tại Biển Đông
Về nghiên cứu địa chính trị không thể không kể đến hai tác phẩm quan
trọng là: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của PGS.TS Nguyễn Văn Dân và tác phẩm Thế giới đa chiều - lý thuyết và kinh
nghiệm nghiên cứu khu vực của TSKH Lương Văn Kế, tác giả đã khái quát
được lịch sử phát triển cũng như hệ thống hóa được các quan điểm về địa chính trị trên thế giới, từ đó kết luận: Địa lý là khung cảnh của mọi hoạt động của con người và xã hội Đó là điều không thể phủ nhận Đặc biệt là các tiến trình và xung đột chính trị không thể diễn ra bên ngoài khung cảnh địa lý Lịch sử cũng cho thấy không có động cơ gì hấp dẫn chính trị bằng động cơ địa lý Đó chính
là ý nghĩa và tầm quan trọng của địa lý, và cũng là ý nghĩa và tầm quan trọng của địa chính trị
Thế giới hiện nay đang phát triển hết sức phức tạp Các quan điểm địa chính trị cũng đang phát triển đa dạng Có những lý thuyết muốn lý giải thế giới để rút ra cách ứng xử cho các quốc gia, nhưng cũng có những lý thuyết muốn làm thành phương châm hành động cho một quốc gia hoặc liên minh
Trang 12quốc gia
Trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt, ví dụ như Từ điển tiếng Việt của
Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, về sau là Trung tâm Từ điển học, do Hoàng
Phê chủ biên, không có mục từ “địa lý chính trị” và “địa chính trị” Cuốn Từ
điển Bách khoa Việt Nam (tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Hà Nội, 1995) lại chỉ có mục từ “địa lý chính trị” chứ không có mục từ
“địa chính trị” Mục từ “địa lý chính trị” được định nghĩa như sau:
“Địa lý chính trị (địa lý), ngành địa lý nghiên cứu sự phân bố và sự
tương quan giữa các lực lượng chính trị trong mỗi nước cũng như giữa các nước và các nhóm trong các liên quan với cơ cấu kinh tế xã hội, các vấn đề hình thành các quốc gia hay các vùng chính trị, biên giới cũng như cơ cấu hành chính của các nước, các vùng Cần phân biệt với địa chính trị
(geopolitics) mà chủ nghĩa phát xít Đức dùng làm cơ sở lý luận cho chính
sách bành trướng và thống trị của các nước phát xít.”[25, tr.782]
Như vậy, các tác giả Từ điển Bách khoa Việt Nam đã không công nhận
địa chính trị là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mà các tác giả đã coi nó là một chủ thuyết chính trị phản động
Chính vì thế mà trong tập 4 của bộ từ điển này (do Nxb Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2005), các tác giả đã đưa ra một mục từ đặc thù là “thuyết địa lý chính trị” để thay cho thuật ngữ “địa chính trị” như sau:
“Thuyết địa lý chính trị là học thuyết chính trị xuyên tạc các tư liệu của
khoa học địa lý để luận chứng cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc nhằm bành trướng và thống trị thế giới Ở thế kỷ XVII, có tư tưởng cho rằng đời sống xã hội được quyết định bởi môi trường địa lý [Môngtexkiơ (C
de Montesquieu), Tuyêcgô (A R J Turgot)] Tư tưởng ấy phần nào có tác dụng tiến bộ vì chống lại quan niệm tôn giáo cho rằng Thượng đế quyết định tất cả Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, thuyết địa lý đã thoái hóa thành Thuyết địa
lý chính trị Những đại biểu chính của thuyết này trong thế kỷ 20 là Haoxhôfơ (K.Haushofer) ở Đức, Mackinđơ (H J Mackinder) ở Anh, Xpychmen (Spykman) ở Hoa Kỳ Kết hợp với chủ nghĩa chủng tộc, Thuyết địa lý chính
Trang 13trị làm cơ sở tư tưởng cho chủ nghĩa phát xít đòi “không gian sinh tồn cho dân tộc Đức” ở châu Âu, đòi thiết lập “khu vực thịnh vượng chung” lấy đế quốc Nhật làm trung tâm ở châu Á.”[26, tr.315]
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (ví dụ bản 1992 của Trung
tâm Từ điển Ngôn ngữ, bản 1994 của Nxb Khoa học xã hội và Trung tâm Từ
điển học), và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (bản 1999), đều không có mục từ “địa lý chính trị” và “địa chính trị”, mà chỉ có mục từ “thuyết địa lý chính trị” được giải thích ngắn gọn như sau: đó là “Thuyết chính trị dựa vào các đặc điểm địa lý
để giải thích, bào chữa cho chính sách bành trướng của các nước đế quốc.”[30, tr.1608]
Mặc dù trong các từ điển của nước ta đã phủ nhận thuật ngữ “Địa chính trị” như một bộ môn khoa học, tuy nhiên thuật ngữ này không phải không được nhắc đến trong giới khoa học, điển hình là các công trình nghiên cứu của TSKH Lương Văn Kế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khái niệm và vấn đề địa chính trị luôn được đề cập trong nhiều công trình của ông
như cuốn Thế giới đa chiều: Lý thuyết và kinh nghiệm khu vực được xuất bản năm 2005, hay các công trình đăng tạp chí như: Các hệ hình chuyển động địa
chính trị, đăng tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8/2012; Chuyển động địa chính trị ở Biển Đông, đăng tạp chí Lí luận chính trị, số
10/2012; Ý nghĩa địa chiến lược của Biển Đông đối với các cường quốc, Báo
cáo tại HTKH về Biển Đông, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 12/2012 Và còn rất nhiều các công trình khác của các học giả khác bàn về địa chính trị
Có thể thấy rằng các từ điển của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ cuốn từ điển của Liên Xô khi bàn về nội hàm của khái niệm này Trong cuốn
Đại từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô năm 1971 viết: “Địa chính trị, quan
niệm tư sản phản động, sử dụng các dữ liệu của địa lý học tự nhiên và địa lý học kinh tế, được giải thích một cách xuyên tạc, để làm cơ sở luận chứng cho các nước đế quốc.”[7]
Trang 14Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vấn đề Biển Đông trên phương diện các lý thuyết quan hệ quốc tế như: PGS TS Hoàng Khắc Nam, TSKH Lương Văn Kế, TS Trần Trường Thủy, PGS TS Nguyễn Hồng Thao… đăng trên các tạp chí khoa học uy tín, là các công trình rất đáng chú ý
b Nghiên cứu ngoài nước
Đối với các học giả nước ngoài, nghiên cứu về Biển Đông cũng rất sôi động Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như, bài viết của Robert D Kaplan (2011), “The South China Sea is the Future of Conflict”, trên tạp chí
Foreign Policy Dưới nhãn quan của một nhà chủ nghĩa hiện thức mới, Robert
D Kaplan đã mô tả Biển Đông như một đấu trường của sức mạnh giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc Kaplan đã dự báo rằng “Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ là trên mặt nước” và “Biển Nam Trung Hoa (tức Biển
Đông) là xung đột trong tương lai” Sau đó, trong cuốn sách Asia’s Cauldron:
the South China Sea and the End of a Stable Pacific (tạm dịch: Vạc dầu châu Á: Biển Đông và sự kết thúc của một Thái Bình Dương ổn định, Nxb Random
House, 2014), Robert D Kaplan cho rằng, cân bằng quyền lực đang diễn ra ở châu Á và đó là một cuộc cạnh tranh của thế kỉ 21 Bắc Kinh đang cố gắng đẩy Washington ra khỏi Đông Nam Á và đưa khu vực này vào trong quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh, như họ đã từng làm được trong quá khứ
Cuốn The South China sea: The struggle for power in Asia (tạm dịch:
Biển Đông: Cuộc đấu tranh vì quyền lực ở châu Á, Nxb Yale University
Press, 2014) của Bill Hayton Tác giả đi vào tìm hiểu và giải thích lịch sử của các triều đại, các quốc gia quanh khu vực Biển Đông trong khoảng 5000 năm,
và cho tới tận ngày nay Tiếp theo, Bill Hayton lý giải một số nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại hiếu chiến ở Biển Đông Bill Hayton nhận định rằng, Biển Đông, sẽ là “khu vực đầu tiên tham vọng của Trung Quốc đối đầu trực tiếp với quyết tâm chiến lược của Mỹ.”[34]
Công trình của Monique Chemillier-Gendrenau, giáo sư công pháp và
khoa học chính trị Trường Đại học Pais VII với tác phẩm: Chủ quyền trên hai
Trang 15quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bradford L Thomas với tác phẩm: Quần đảo Trường Sa: một tranh chấp, Ferrier Jean-Pierre với tác phẩm: Tranh chấp các đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền trên các đảo không người ở, Hurel
Audrey với tác phẩm: “Các đảo Trường Sa: Một ngồn tranh chấp tại Đông
Nam Á”… Nhìn chung các học giả và nhà nghiên cứu phương Tây đã phân
tích chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách khách quan, trung lập vì họ không chịu ảnh hưởng và không bị chi phối bởi tinh thân dân tộc hay bất cứ thế lực nào của các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Về phía các học giả và nhà nghiên cứu châu Á, đáng chú ý nhất là các học giả và nhà nghiên cứu của Trung Quốc, họ luôn tìm cách cắt xén, chắp nối một cách lố bịch nhằm xuyên tạc, bóp méo các tài liệu lịch sử, cố chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa và Tây Sa Tiêu biểu trong số
này có Hàn Chấn Hoa với tác phẩm: Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu
Hối Biên, Sử Lệ Tổ với một số bài tổng hợp về các cứ liệu lịch sử mà ông ta
cho rằng đó là bằng chứng chứng minh chủ quyền của Trung Quốc…
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu, trình bày tại Hội thỏa Khoa học Quốc tế về Biển Đông (lần 1, 2, 3) tổ chức tại
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tiêu biểu như: GS Stein Tonnesson – Viện
nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Oslo Nauy: Liệu có thể giải quyết được các
tranh chấp chủ quyền và phân định trên Biển Đông với các đảo ở Biển Đông;
GS.TS Ramsees Amer – Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu
châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Stockhome Thụy Điển với bài viết: Cách
tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Trung Quốc và Việt Nam: Bài học, liên hệ và tác động tới tình hình Biển Đông…vv Hầu hết các nhà nghiên
cứu phương Tây nhìn chung đều đi sâu, phân tích các vấn đề liên quan đến pháp lý quốc tế, an ninh chính trị, tự do hàng hải trên Biển Đông, giữ lập trường khách quan
Trang 16Những tài liệu vừa kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá khi tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình Luận văn của tôi dựa trên sự kế thừa các quan điểm của các học giả đi trước, qua đó vận dụng sáng tạo vào việc nghiên cứu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để có cái nhìn khách quan và khoa học về sự tranh chấp này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a Mục đích nghiên cứu: Khái quát được tình hình mâu thuẫn và tranh
chấp trên Biển Đông, đi sâu phân tích vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, thông qua lăng kính của lý thuyết địa chính trị, qua đó giải mã cơ bản những hành động
và chiến lược của các quốc gia có liên quan Đồng thời trên cơ sở những phân tích
đó, sẽ bước đầu đưa ra các hệ hình chuyển động của địa chính trị trên Biển Đông trong tương lai và kiến nghị các giải pháp về vấn đề Biển Đông cho Việt Nam, góp phần vào công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các ý kiến có liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông + Phân tích lợi ích cũng như chiến lược của các quốc gia có liên quan trong tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị
+ Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các mâu thuẫn và tranh chấp chủ quyền tại
Biển Đông, cùng với lợi ích địa chính trị chiến lược của các quốc gia và các chủ thể có liên quan tại vùng biển này Từ đó giải thích nguyên nhân tranh chấp chồng chéo trên Biển Đông dưới góc nhìn của lý thuyết địa chính trị
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Giai đoạn 1949 - 2016
Không gian: Bao gồm toàn bộ Biển Đông và các nước có liên quan
(Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Nga, Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vv)
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài các phương pháp chung thuộc cấp phương pháp luận khoa học chung như các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp đặc thù chủ yếu sau đây:
- Phương pháp hệ thống: được dùng để hệ thống hoá và phân loại các
quan điểm và ý kiến về tranh chấp trên biển nói chung và Biển Đông nói riêng
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, thu thập các
thông tin có liên quan đến vấn đề Biển Đông, tôi đã đi sâu phân tích và tiến hành so sánh, để từ đó đưa ra các nhận xét về vấn đề
- Phương pháp suy luận lôgic: Từ các dữ liệu đã có, tôi sẽ tổng hợp và
liên kết chúng lại, sử dụng phương pháp suy luận lôgic để đưa ra những nhận xét về bản chất của vấn đề và dự báo vấn đề
Và tất cả các phương pháp này đều phải được sử dụng dưới góc độ của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm đến nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, đă ̣c biê ̣t là vấn đề Biển Đông thông qua các tuyến lý thuyết quan hê ̣ quốc tế Đồng thời Luận văn cũng đóng góp khẳng định chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, Ngoài ra Luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành chính trị học, quan hệ quốc tế, địa lý - nhân văn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương và 9 Tiết:
Trang 18Chương 1
VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA BIỂN ĐÔNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản về địa chính trị
1.1.1 Một số định nghĩa về địa chính trị trên thế giới
Với cấu tạo là một từ ghép, khái niệm địa chính trị khó có thể xếp riêng
và một lĩnh vực chuyên biệt, với cách gọi như vậy nó nằm trên hai lĩnh vực là chính trị và địa lý, vì thế quan niệm về địa chính trị còn chưa thống nhất trong cách hiểu
Có người cho rằng khi mới ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, địa chính trị là một đứa con lai giữa khoa học địa lý với một ngành khoa học chính trị còn chưa rõ hình hài Khi nói đến địa chính trị là người ta nghĩ đến việc phải nghiên cứu quốc gia trong sự vận động của nó bằng cách nghiên cứu nó trong mối liên quan đến địa lý học Còn ngày nay, thực chất thì có vẻ như người ta dùng khái niệm địa chính trị để chỉ tất cả những gì có quan hệ ít nhiều đến các
vụ việc đối ngoại
Từ đó có thể thấy rằng nếu đặt ra câu hỏi địa chính trị là gì thì khó có thể có một câu trả lời nhất quán cho vấn đề này, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm về địa chính trị của giới khoa học trên thế giới
Năm 2003, trong cuốn sách Geopolitics of the World System (“Địa chính trị của hệ thống thế giới”), Saul Bernard Cohen đã định nghĩa: “Địa
chính trị là việc phân tích mối tương tác giữa một bên là môi trường và bối cảnh địa lý, với một bên là các tiến trình chính trị ( ) Cả môi trường địa lý lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng lẫn nhau Địa chính trị sẽ quan tâm đến hậu quả của mối tương tác này[48.] Như vậy,
Cohen tập trung vào sự tương tác giữa bối cảnh địa lý và tiến trình chính trị, qua quan sát sự năng động và quá trình ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai yếu tố này để đưa ra sự quan tâm của vấn đề địa chính trị nằm ở kết quả tương quan giữa sự tương tác của hai yếu tố này
Trang 19Giống như Cohen, cuốn từ điển bách khoa của Pháp Le dictionnaire
kỷ XX”], do Serge Cordellier chủ biên (La Découverte, 2005), cũng tập trung
chú ý đến quyền lực chính trị và không gian: “Việc nghiên cứu địa chính trị
nhằm chủ yếu vào việc làm sáng tỏ những mối quan hệ tương tác giữa những hình thể không gian với những gì thuộc về chính trị.” Vì thế, theo nó, việc phân tích địa chính trị “cần phải đưa ra được những yếu tố khách quan của cuộc tranh luận dân chủ về những ván bài lớn của thế giới có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia và đến các phương thức quản lý lãnh thổ của họ.”[7]
Từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustré của Pháp (năm 2000) đã định nghĩa “Địa chính trị là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa
lý với nền chính trị của các quốc gia.”[7] Theo cách định nghĩa này thì thuật
ngữ địa chính trị nằm giữa hai lĩnh vực địa lý và chính trị, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở địa lý và nền chính trị của quốc gia
Từ điển Bách khoa Britannica (2004 CD-ROM) định nghĩa địa chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền
lực trong chính trị quốc tế Trong việc hoạch định chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như việc xác lập được đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan trọng, và quyền kiểm soát những khu vực đất liền có tầm quan trọng chiến lược.”[7] Như vậy theo khái niệm này thì địa chính trị
là sự nghiên cứu về không gian địa lý trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia, đây là một khái niệm khá hay, mà có thể thấy rõ qua ý
đồ của các nước lớn trên Biển Đông khi chuyển trọng tâm sang khu vực Châu
Trang 20nay người ta đã sử dụng cho nhiều việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ tất cả những gì liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó: đó là sự cạnh tranh giữa
đủ loại thế lực chính trị chứ không phải chỉ là giữa các quốc gia, mà còn giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang ít nhiều bất hợp pháp - đó là
sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát hoặc thống trị đối với các vùng lãnh thổ có quy mô lớn hoặc nhỏ.”[7] Trong định nghĩa này, Lacoste vào quy mô
của quyền lực bao gồm cả sự chống lại các tổ chức của nhà nước và sự thống trị của các vùng lãnh thổ lớn đối với vùng lãnh thổ nhỏ
Theo quan điểm của chúng tôi, địa chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý và chính trị Mục đích của nó
là nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếu tố địa lý, tức là nghiên cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chính trị trên phạm vi địa lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể
Tóm lại, mặc dù vẫn còn có nhiều định nghĩa khác nhau về địa chính trị, nhưng nhìn chung các nhà khoa học về địa chính trị vẫn có một điểm chung đó chính là mối tương quan giữa yếu tố địa lý và chính trị trong mỗi quốc gia hay việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia đều có tính toán đến yếu tố địa chính trị có lợi cho quốc gia mình, một mặt kiềm chế
sự lớn mạnh của các quốc gia có nguy cơ gây hại đến quốc gia mình, một mặt thể hiện sự hiện diện của mình trên vùng lãnh thổ đó nhằm bảo vệ quyền lợi
và sự ảnh hưởng của mình tại khu vực đó Đúng như câu nói của Napoléon
Bonaparte đã nói: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”
một câu nói vẫn thường được các nhà địa chính trị trích dẫn
1.1.2 Lý thuyết sức mạnh biển của Theyer Mahan
Người được coi là cha đẻ của địa chính trị là một lý thuyết gia người
Mỹ Alfred Theyer Mahan (1840-1914) Khái niệm cơ bản được ông sử dụng
là "các vùng biển và quyền lực quốc gia" Tác phẩm được coi là kinh điển của địa- chính trị học có tên gọi "Sự ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với
lịch sử 1660-1783" được Mahan viết năm 1890
Trang 21Lý thuyết về quyền lực biển của Mahan áp dụng để giải thích sự trỗi dậy của các cường quốc hải dương từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 Các đặc trưng kinh tế, xã hội và địa lý được ông phân chia làm sáu thành tố chính, được coi như những thành tố giúp định vị một quốc gia có phải là cường quốc biển hay không Tuy nhiên, tác giả sẽ không đề cập chi tiết đến sáu thành tố này, mà đề cập đến những yếu tố khác trong lý thuyết của Mahan giúp làm rõ hơn vấn đề
về tranh chấp địa chính trị trên Biển Đông hiện nay giữa các quốc gia
Hệ thống của lý thuyết của Mahan không chỉ đề cập tới các thành tố của quyền lực biển, mà còn đề cập tới các cách thức giúp duy trì và triển khai sức mạnh trên biển: bao gồm “kiểm soát mặt biển” (command of the sea) và “sử dụng mặt biển” (use of the sea) “Kiểm soát mặt biển” đề cập tới các yếu tố quân sự, trong khi “sử dụng mặt biển” hướng về các yếu tố kinh tế Cả hai bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, giúp một quốc gia có đầy đủ công cụ để khẳng định sức mạnh trên biển của mình Trọng tâm vẫn là kiểm soát mặt biển, như Mahan
đã khẳng định: “…, những cuộc đụng độ có thể chuyển hoá vì những lý do khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn là kiểm soát cho được mặt biển”[4, tr.37]
Kiểm soát mặt biển là nhiệm vụ của hải quân, “không phải là việc bắt một vài con tàu riêng lẻ hay đoàn tàu vận tải, dù là đông, có thể làm lung lay sức mạnh quốc gia, mà sự vượt trội hơn hẳn đối thủ trên mặt biển, đủ sức đuổi hạm đội địch hay chi cho phép họ xuất hiện như những kẻ đang tháo chạy…” [4, tr.18]
Theo Mahan, tranh giành quyền kiểm soát mặt biển “mãi mãi vẫn là những tác nhân vĩ đại trong lịch sử thế giới”
Yếu tố đầu tiên để “kiểm soát mặt biển” là một quốc gia phải sở hữu cho được một lực lượng hải quân mạnh Trong toàn bộ các tác phẩm của mình, Mahan đều nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng hải quân và chiến lược hải quân Nói cách khác, hệ thống các lý thuyết của Mahan xoay quanh việc
sử dụng lực lượng hải quân để bảo vệ các lợi ích về mặt thương mại và kinh
tế của một quốc gia “Chiến lược của hải quân có mục tiêu là thiết lập, ủng hộ
Trang 22và làm gia tăng, cả trong thời bình lẫn thời chiến, sức mạnh trên biển của một đất nước”[4, tr.61]
Tất cả sáu thành tố sức mạnh biển mà Mahan đã đề cập cũng xoay quanh việc làm thế nào để có thể xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh, dựa trên các lợi thế địa lý (giúp bố trí hải quân), con người (văn hoá, kinh nghiệm hải chiến), và chính sách (chính sách ưu tiên hải quân, đóng tàu…) Tóm lại, Alfred Thayer Mahan quan niệm “một quốc gia có sức mạnh biển thì sẽ trở thành một cường quốc hùng mạnh, và sức mạnh biển của một quốc gia chủ yếu được suy giản thành sức mạnh hải quân, tức là vào khía cạnh quân sự của quyền làm chủ trên biển”[8, tr.53]
Trong các tác phẩm của Mahan, ông cũng nhấn mạnh tới việc lực lượng hải quân phải luôn giữ xu hướng tấn công Cũng vì xu hướng này mà nhiều lực lượng hải quân nước xanh trên thế giới sau này, kể cả của Hoa Kỳ, đã bỏ qua xu hướng phòng thủ, ví dụ như bảo vệ các đội tàu thương mại hay phòng chống thuỷ lôi[72] Mahan cũng cho rằng phòng thủ bờ biển chỉ mang lại các giá trị tối thiểu, hải quân không phải để dành cho một mục tiêu như vậy Đối với vị chiến lược gia này, bảo vệ bờ biển là một yếu tố mang tính phòng thủ, trong khi lực lượng hải quân phải được sử dụng trong mục tiêu tấn công[73] Ông cho rằng việc chỉ đóng ở cảng để làm nhiệm vụ phòng thủ khiến cho sức mạnh của cả một hạm đội bị lãng phí, đồng thời tác động tới tinh thần và kỹ năng của thuỷ thủ Khi đó thì lực lượng hải quân đã từ bỏ thế mạnh của mình rồi Mahan viết rằng: “một lực lượng hải quân chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ là hoàn toàn sai nguyên tắc, thực tế rằng đặc trưng của một lực lượng hải quân là
di động, trong khi phòng thủ thụ động là đứng yên một chỗ”
Yếu tố thứ ba trong các phương thức giúp tăng cường kiểm soát mặt biển chính là chiếm giữ các thuộc địa ở nước ngoài Các thuộc địa vừa đóng vai trò quan trọng giúp quốc gia “khai thác mặt biển”, lại vừa có thể giúp hải quân tăng cường “kiểm soát mặt biển” Thuộc địa tạo ra những điểm trú ẩn và tiếp tế cho những đội thuyền thương mại hay thuyền chiến hoạt động dài ngày
Trang 23trên biển Ngoài ra, theo Mahan, “các trạm dừng chân trên đường hàng hải” nhiều khi mang “mục đích phòng thủ và chiến tranh”, đóng vai trò như các
“các vị trí trọng yếu mang tính chiến lược”[4, tr.68] Nói tóm lại, khi quyền lực hải quân và thương mại của một quốc gia lan rộng ra khắp các vùng biển trên thế giới, thì việc thiết lập thuộc địa là điều hiển nhiên Các thuộc địa và các điểm nút chiến lược giúp cho lực lượng hải quân có thể dễ dàng kiểm soát các đường hàng hải quan trọng, qua đó kiểm soát hoàn toàn mặt biển
Ngày nay, kiểm soát mặt biển là xu hướng chủ đạo của hải quân Hoa
Kỳ, lực lượng hải quân được đánh giá là đứng đầu thế giới
Có thể nói theo lý thuyết của Mahan thì nước nào kiểm soát được mặt biển thì nước đó có thể làm bá chủ của thế giới, áp dụng vào khu vực Biển Đông hiện nay thì vấn đề kiểm soát vùng biển đang là một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt của các quốc gia có chủ quyền trực tiếp tại khu vực này như Việt Nam, Trung Quốc, Philippins… Và các cường quốc lớn trên thế giới có lợi ích và muốn mở rộng sự hiện diện tiến tới kiểm soát vùng biển này như Mỹ, Nhật, Nga… Điều này tạo nên một bức tranh địa chính trị đan xen
về quyền lợi giữa các quốc gia vì vậy cục diện tranh chấp trên Biển Đông hoàn toàn là một vấn đề quốc tế và cần được giải quyết theo hướng đa phương hóa, quốc tế hóa để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan
1.2 Khái quát về Biển Đông
1.2.1 Vị trí địa lý
Biển Đônglà một biển nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương còn gọi là biển Nam Trung Hoa (tên tiếng Anh: The South China Sea và tiếng Pháp: Mer de Chine Méridionale) Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210Đông Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ
Trang 241.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), phốt phát Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 -
2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt
cá trên toàn thế giới[44] Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei - Saba, Sarawak, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích
có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi “Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 khí Theo đánh giá của
Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07
tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới”[44] Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia Bên cạnh đó, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn
có một lượng phốt phát từ phân chim rất lớn Phốt phát trên hai quần đảo này, được hình thành do phân chim tác dụng với cácbonnát canxi san hô Người ta
Trang 25gọi đó là phốt phát dưới dạng guano (phân chim) Tầng phốt phát ở trên các đảo được tích tụ qua nhiều năm, khá dày, có chất lượng tốt, hàm lượng từ 23 đến 25%, thậm chí 42%[27, tr.23] Tháng 8/1973 một số kỹ sư hóa học hầm
mỏ Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức một đợt điều tra trữ lượng phốt phát tại Hoàng Sa Chỉ tính riêng các đảo trong nhóm phía Tây Nam (trong đó có đảo Hoàng Sa), trữ lượng có thể lên tới 780.000 tấn[24, tr.116]
1.2.3 Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: Tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Australia, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc
Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc
tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới “Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các
loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên”[44] Trong khu
vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn
và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Kông “Dọc bờ Biển
Đông là một số cảng container lớn nhất và nhộn nhịp nhất thế giới như cảng Singapo, Hồng Kông và Cao Hùng”[18, tr.94] Hơn 90% lượng vận tải
thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải
đi qua vùng Biển Đông Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong
16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar) Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz)
Trang 26Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia và Malaysia) Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua Ba eo biển thuộc chủ quyền của Indonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hoá giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước châu Á Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la)[1] Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông
1.3 Sự leo thang và thực trạng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trước hết là hai quần đảo Hoàng
Sa (Pracel hay Paracels) và Trường Sa (Spratlys) nổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng chúng leo thang với mức độ khá nghiêm trọng, nhất là
Trang 27từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI bởi các hành động cứng rắn đòi chủ quyền của một số nước liên quan Như vậy là ở đây có sự hiện diện của 3 vấn đề: Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và tranh chấp trên toàn bộ khu vực Biển Đông Do vậy cần có một cách hiểu đúng đắn và đóng khung lại vấn đề
1.3.1 Thực trạng tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa
1.3.1.1 Trên quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng vĩ độ 150 45’ đến 170 15’ Bắc, kinh độ 1110
đến 1130 Đông Hoàng Sa là một quần đảo nằm án ngữ ngang cửa vào của vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) hơn 120 hải lý, hòn đảo ở gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhất cũng cách khoảng 140 hải lý Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 hòn đảo, đá, cồn san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm một diện tích biển rộng khoảng 15000 km2[13, tr.5]
Có thể khẳng định rằng, hiện nay tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa hai nước là Trung Quốc và Việt Nam
Từ năm 1950, sau khi ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã
cho công bố bản đồ Trung Hoa nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ vẽ
gộp cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, coi đó như là phần
lãnh thổ của Trung Quốc
Ngày 15-8-1951, Bộ ngoại giao nước CHND Trung Hoa tuyên bố các quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức
quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ Trung Quốc
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Sài Gòn còn chưa kịp thay thế Pháp trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã cho quân đội ngụy trang thành ngư dân, bất ngờ đổ bộ lấn chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng
Sa Năm 1959, Trung Quốc mưu toan dùng lại chiến thuật này hòng chiếm nốt nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, nhưng đã bị quân đội Sài
Gòn phát hiện và bắt giữ 82 “ngư dân” đổ bộ trái phép
Trang 28Tháng 1-1974, được sự đồng tình và làm ngơ của đế quốc Mỹ, lợi dụng tình hình nhân dân Việt Nam đang phải tập trung vào nhiệm vụ thống nhất đất nước, lúc quân đội Sài Gòn đang mất tinh thần trước thắng lợi của cách mạng miền Nam Việt Nam, phía Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự lớn, bao gồm cả hải quân và không quân, đánh chiếm nốt nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa Kể từ khi chiếm được hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã ra sức tăng cường xây dựng nơi đây trở thành một căn cứ quân sự liên hợp, có cầu cảng, có sân bay để làm bàn đạp mở rộng xâm lược xuống quần đảo Trường Sa ở phía Nam mà từ trước tới nay họ chưa lúc nào đặt chân đến
1.3.1.2 Trên quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa là một quần đảo nằm ở phía Đông Nam của Biển Đông Trong khoảng vĩ độ 60
50’ đến 120 vĩ Bắc và 1110 30’ đến 1170 20’ kinh Đông, nằm trên một vùng biển từ Tây sang Đông rộng khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng trên 360 hải lý, chiếm diện tích khoảng 160.000 – 180.000 km2 Hòn đảo gần nhất là đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý 210 hải lý [13, tr.8-9]
Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên
và yêu sách về chủ quyền có 5 nước 6 bên, cụ thể:
+ Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: gồm 9 đảo nổi,
12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường
Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây,
Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan) Và nắm giữ các đảo, các bãi cát ven đó không có người nhưng đã nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam
+ Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma,
Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988, và tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef)
+ Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005
Trang 29+ Philipin: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại
Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây
+ Malayxia: Chiếm đóng 7 đảo: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa,
Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm
Cụ thể về lịch sử tranh chấp của các bên như sau
- Trung Quốc:
Ngày 30-7-1977, Ngoại trưởng Trung Quốc khi đó là Hoàng Hoa đã
công khai đe dọa “khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam
Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà không cần phải thương lượng
gì hết.”[16, tr.105]
Tháng 6-1984, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập khu hành chính Hải Nam trực thuộc tỉnh Quảng Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Ngày 5-9-1987, Hội nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc lần thứ 22 đã thông qua đề nghị của Thủ tướng Triệu Tử Dương thành lập tỉnh Hải Nam (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là tỉnh thứ 30 của Trung Quốc và giao cho Quốc vụ viện chuẩn bị trình Quốc hội khóa 7 phê chuẩn vào đầu năm 1988
Tháng 2-1987, Trung Quốc đã cho một đội tàu quân sự trên 10 chiếc giả dạng tàu đánh cá đi nắm tình hình các đảo đá, bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa, có lúc vào sát các đảo quân đội Việt Nam đang đóng giữ Từ ngày 16-5-1987 đến ngày 6-6-1987, hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tại quần đảo Trường Sa, cuộc diễn tập có sự tham gia của nhiều tàu thuộc hạm đội Nam Hải Tháng 10 và tháng 11-1987, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc
đã diễn tập hành quân trên biển nhiều ngày với nhiều loại tàu tham dự, công
bố kết quả mà họ đã khảo sát vùng biển xung quanh 200 hòn đảo san hô trên Biển Đông với diện tích 820.000 km2, đổ bộ lên một số đảo, bãi cạn ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cắm mốc chủ quyền lên đảo Luxia mà họ gọi là đảo Nam Thông của họ
Trang 30Cuối tháng 1-1988, Trung Quốc đã phái 10 tàu chiến xuống quần đảo Hoàng Sa trong đó có 4 tàu được điều động xuống quần đảo Trường Sa và ngày 31-1-1988 đã tiến hành khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải của Việt Nam trong khu bãi đá Chữ Thập và đá Châu Viên Sang tháng 2-
1988, Trung Quốc lại tăng cường thêm lực lượng hoạt động tại khu vực này,
có lúc lên tới 16 đến 20 tàu các loại một Bộ tư lệnh đặc biệt đã được thành lập để chỉ huy các hoạt động quân sự
Ngày 14-3-1988, một biên đội tàu gồm 6 chiếc có trang bị tên lửa và pháo 100mm đã gây tội ác, bắn chìm hai tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ bình thường ở cụm đảo Sinh Tồn, tấn công giết hại các chiến sĩ công binh Việt Nam tại băi đá Gạc Ma Đây là một hành động táo tợn, ngang ngược, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, là tội ác không thể dung thứ của bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh Từ đây, Trung Quốc chính thức lộ
rõ dã tâm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và xa hơn nữa là đối với toàn bộ Biển Đông
Năm 1998, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp tục tuyên bố sáp nhập các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của mình, đặt các cột mốc lãnh thổ hay phao trên bãi cát Thomas (tức bãi Cỏ Mây) thứ nhất
và thứ hai, bãi cát Pennsylvania (tức Đá Gò Già), bãi cát Half Moon (tức bãi Trăng Khuyết) và đảo san hô vòng Sabina cùng đảo Jackson
Năm 2007, Trung Quốc đã cản trở và gây sức ép buộc hãng dầu khí BP của Anh phải hủy dự án trị giá hơn 2 tỷ đôla đã ký kết với phía Việt Nam, lắp đặt tuyến đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Trường Sa Phía Trung Quốc còn ngang nhiên cho phép công ty dầu khí PetroChina của mình thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Vào tháng 4 năm 2007, Trung Quốc đã bắt 41 ngư dân Việt Nam và chỉ trả tự do cho họ sau khi những người này nộp phạt Đến ngày 9 tháng 7 tàu Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt
Trang 31Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, ít nhất một ngư dân thiệt mạng
và một số người khác bị thương
Ngày 7 và 8-12-2009, hải quân Trung quốc đã dùng vũ khí uy hiếp bắt hơn 43 ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Theo lời kể của một trong ba thuyền trưởng bị bắt, thì họ được thả sau ba ngày bị dọa nạt, phía Trung Quốc đã bắt họ phải ký vào một tờ khai xác nhận họ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc Cũng theo những ngư dân này thì hải quân Trung Quốc đã đem thuốc nổ xuống tàu của ngư dân Việt Nam, quay phim và dọa đánh đập nếu họ từ chối ký vào biên bản
Ngày 11-9-2010, Trung Quốc bắt giữ tàu cá số hiệu QNg 66478TS cùng 9 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa Tàu cá và
9 ngư dân nêu trên sống tại tỉnh Quảng Ngãi, đang hoạt động nghề cá bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Khi đi đánh bắt, tàu cá nêu trên chỉ mang theo các ngư cụ đánh bắt thông thường như lưới, đèn soi cá [46]
Từ cuối tháng 5-2010, Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát MV Western Spirit và nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát đảo địa chấn đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 thuộc thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, khoảng 90-116 hải
lý Trung Quốc còn cho san lấp mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo Những việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng
Sa, quyền chủ quyền của Việt Nam về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý, trái với tinh thần Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC) và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về việc duy trì hòa bình ổn định không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông[45]
Ngày 24-2-2011, theo Tân Hoa Xã đưa tin, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo
Trang 32Trường Sa Tiếp đó, ngày 3-3-2011 Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa tin, hạm đội Nam Hải của hải quân nước này đã tiến hành diễn tập phòng ngự đảo tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận này của phía Trung Quốc, coi đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Bước sang năm 2012, phía Trung Quốc liên tục có những hành động làm nghiêm trọng thêm tình hình tranh chấp chủ quyền Cụ thể ngày,
21/6/2012 Trung Quốc đã công bố quyết định thành phố cấp huyện “Tam Sa”
trực thuộc tỉnh Hải Nam, thành phố này bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (TP
Đà Nẵng – Việt Nam) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa - Việt Nam Tiếp
đó, ngày 19/7/2012 Quân ủy Trung ương Trung Quốc phê chuẩn việc thành
lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt căn cứ
trên đảo Phú Lâm Ngày 21/7/2012, Trung Quốc tổ chức bầu 45 đại biểu của
“Hội đồng Nhân dân Tam Sa” Hai ngày sau đó, ngày 23/7/2012 Phiên họp
đầu tiên của “Hội đồng Nhân dân Tam Sa” đã bầu Tiêu Kiệt làm “Thị
trưởng” Và ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa” Như vậy, chỉ trong hơn một tháng, bất chấp sự phản đối của Việt
Nam và dư luận quốc tế, thậm chí cả dư luận trong nước, Trung Quốc đã lần lượt thực hiện các bước đi hết sức mạnh tay nhằm khai sinh ra cái gọi là
“thành phố Tam Sa”
- Đài Loan:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, năm 1947 quân đội Tưởng Giới Thạch đã đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc Nhóm Đông của quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (tên quốc tế
là Itu Aba, tên tiếng Hoa là Thái Bình) của quần đảo Trường Sa Kể từ đó Đài Loan đã chiếm cứ trái phép và luôn duy trì một số lượng đáng kể quân đồn trú trên đảo Ba Bình, xây dựng đảo này trở thành một căn cứ quân sự mạnh làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp trên khu vực quần đảo Trường Sa
Trang 33- Philippines:
Ngày 17-5-1949, Tổng thống Philippines Quirino tuyên bố: “Quần đảo
Trường Sa nên thuộc về Philippines vì nó gần Philippines” [16, tr.125], và
thừa nhận các trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa (trạm Phú Lâm 48859, trạm Hoàng Sa 48860) và quần đảo Trường Sa (trạm Ba Bình 489189)
Năm 1951, Philippines bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhảy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa Chính phủ Philippines đã tán thành lời tuyên bố của Zi Tomas Cloma, chủ một đội ngư thuyền và là giám đốc một trường hàng hải,
cho rằng ông ta đã “khám phá” ra quần đảo Trường Sa và tuyên bố lập một
“xứ tự do” bao gồm tất cả quần đảo này
Ngày 15-3-1956, Philippines đã cho tàu chở một số sinh viên, do thuyền trưởng Filemon Cloma chỉ huy, đến cắm cờ Philippines tại một số đảo
ở quần đảo Trường Sa Ngày 19-5-1956, trong một cuộc họp báo tại Manila,
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Carlos P.Garcia tuyên bố nhóm đảo phía Đông của Trường Sa, trong đó có cả đảo Ba Bình và đảo Trường Sa, là thuộc
về Philippines
Từ năm 1971 đến 1973, lợi dụng cơ hội Việt Nam đang tập trung vào nhiệm vụ chống Mỹ thống nhất đất nước, chính quyền Philippines đã cho quân chiếm đóng trái phép năm hòn đảo ở phía Bắc và phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa là: Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Loại Ta, Thị Tứ và Song Tử Đông mà họ tự gọi là: Lawak, Patag, Kota, Pagasa và Parola Ngày 10-7-
1971, trong một cuộc họp báo tại Manila, Tổng thống Philippines, Ferdinandn Marcos đã tố cáo quân đội Đài Loan xâm chiếm đảo Ba Bình và nổ súng vào tàu của Philippines đến gần đảo, đồng thời yêu cầu Đài Loan rút quân khỏi đảo Ba Bình
Từ 1977 đến 1978, Philippines đã cho quân đội chiếm đóng trái phép thêm hai đảo nữa là đảo Dừa (Bến Lạc) và cồn san hô Lan Can mà họ gọi là Likas và Panata, nâng tổng số đảo họ chiếm trái phép tại quần đảo Trường Sa
Trang 34lên 7 đảo Philippines ra sức củng cố vị trí của mình tại bảy hòn đảo này bằng cách chở đất ra để trồng dừa, cạp thêm đảo để làm đường băng cho máy bay chiến đấu, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm dò khai thác dầu khí tại bãi Cỏ Rong nằm ở phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa
Ngày 11-6-1978, Tổng thống Philippines kí sắc lệnh số 1596 xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa gồm hơn 60 dảo, bãi đá ngầm (trừ đảo Trường Sa) là thuộc lãnh thổ Philippines và đặt tên hành chính là Kalayaan, nằm trong tỉnh Palawan Với sắc lệnh này, Philippines đã hủy bỏ đường biên giới phái Tây của Philippines đã được xác định rõ ràng trong Hiệp ước Paris năm
1898 Ngày 28-9-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc Philippines sáp nhập hầu hết quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Philippines
Tháng 7-1980, quân đội Philippines mở cuộc hành quân Polaris-I chiếm đóng thêm một đảo ở phía Nam đảo Công Đo (Commoodoro Reef) mà
họ gọi là đảo Rizal, nằm cách hòn đảo gần nhất mà họ chiếm đóng trái phép trước đây 150 hải lí Ngày 26-7 và 11-8-1980, Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm phản đối hành động nói trên của Philippines
Tháng 4-1982, Thủ tướng Philippines là Virata và một số quan chức
cao cấp ra đảo mà họ chiếm đóng và tuyên bố: “Do những hành động vừa
qua, chúng ta có thể tiến hành một cách hòa bình tới vùng lãnh hải rộng lớn xung quanh Philippines để xác định những tài nguyên thiên nhiên có thể có ở đáy biển để phục vụ cuộc phát triển đất nước của chúng ta.”[16, tr.95]
Ngày 10-11-1987, Ngoại trưởng Philippines là Manglapus đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Bộ Ngoại giao Philippines đang chuẩn bị một dư luận về vạch các đường biên giới của Philippines, trong đó có thể bao gồm cả quần đảo Trường Sa Cuối tháng 11-1987, dự luật quy định hệ thống đường
cơ sở dùng để tính lãnh hải của Philippines được đưa ra thảo luận tại Thượng Ngị Viện Theo dự luật này, hệ thống đường cơ sở của Philippines đi qua tất
cả các hòn đảo thuộc phạm vi quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) Philippines đã lợi dụng quy chế quốc gia quần đảo trong Công ước của Liên
Trang 35Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để củng cố cái gọi là “cơ sở
pháp lí” mà họ đặt ra, bất chấp thực tế lịch sử và pháp luật quốc tế Tuy
nhiên, Quốc hội Philippines đã không thông qua dự luật này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không thống nhất đường lối đối ngoại
Ngày 17-2-2009, Thượng viện Philippines đã thông qua một dự luật liệt
kê tất cả những khu vực thuộc chủ quyền của Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa
- Malaysia:
So với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền đối với Việt Nam, trên quần đảo Trường Sa thì Malaysia là quốc gia bộc lộ ý đồ nhảy vào cuộc tranh chấp muộn hơn cả
Ngày 3-2-1971, Đại sứ Malaysia tại Sài Gòn gửi một công hàm cho chính quyền Sài Gòn, nói một cách dè dặt rằng họ có chủ quyền đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa mà họ gọi là nước Cộng hòa Morac Songhrati Meads nằm trong Liên bang Malaysia Ngày 20-4-1971, chính quyền Sài Gòn gửi công hàm bác bỏ quan điểm đó, khẳng định quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam
Ngày 21-12-1979, Maylaysia cho xuất bản một bản đồ vẽ ranh giới lãnh hải của Malaysia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trường Sa, trong đó có các đảo An Bang, Thuyền Chài do quân đội nhân dân Việt Nam đang trấn giữ và đảo Công Đo do Philippines đang chiếm giữ trái phép
Năm 1982, Malaysia cho dựng cột mốc, dựng cột cờ trên đảo đá Hoa Lau (Swallow Reef) mà họ gọi là Terumbu Layang Layang Tháng 6-1982, đích thân Tổng tham mưu trưởng quân đội Malaysia là tướng Ta Sri Mohamed Chazali chỉ huy, tổ chức một cuộc hành quân chiếm đóng đảo đá Hoa Lau ở phía Đông Nam đảo An Bang 60 hải lí, nhằm giành chủ quyền trên một vùng biển rộng 150 hải lí vuông tính từ đảo đá Hoa Lau trở về vùng biển của Malaysia và để có một chỗ đứng chân để tranh chấp một phần quần đảo
Trường Sa của Việt Nam Tướng Ta Sri Mohamed Chazali tuyên bố “bảo
Trang 36đảm chắc chắn rằng các vùng ngoài biển của chúng ta được an toàn”[16,
tr.100] Malaysia đã cho công binh đào một con kênh qua bãi san hô vào sát đảo, dài 1.800m, rộng 300m cho tàu thuyền vào trú ẩn an toàn, biến nơi đây thành một điểm tựa vững chắc cho những hành động lấn chiếm tiếp theo Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối Maylaysia chiếm đóng trái phép đảo Đá Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tháng 12-1986, Malaysia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm đóng trái phép đá Kì Vân (Mariveles Reef) và đá Kiêu Ngựa (Ardasier Reef)
mà họ gọi là Terumbu Mantanani và Terumbu Ubi ở phía Bắc đá Hoa Lau
Hiện nay, Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo, đưa ra yêu cầu chủ quyền với 12 đảo và bãi đá ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo
Đá Hoa Lau (tiếng Malaysia là Layang Layang) là đảo lớn nhất Các nhà lãnh đạo Malaysia đã từng đi thăm các đảo gồm có: Mahathir Mohamad, Abdullah Badawi, Najib Tu Razak, các vị bộ trưởng nội các, các tư lệnh hải quân và một số quan chức khác
- Brunei
Năm 1984, Brunei đã thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền gồm cả đảo chìm Louisa ở phía Nam quần đảo Trường Sa (tranh chấp một phần nhỏ vùng
Tư Chính – Vũng Mây) nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó
và không có lực lượng chiếm đóng Tuy nhiên, cho đến nay Brunei vẫn chưa
có hành động rõ ràng trong việc tuyên bố chủ quyền và tham gia tranh chấp trên khu vực quần đảo Trường Sa
1.3.2 Thực trạng tranh chấp các vùng biển tại Biển Đông
1.3.2.1 Các vùng biển chồng lấn theo Công ước Luật biển quốc tế 1982
Ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS
1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ
Trang 37về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia
không có biển, cùng chấp nhận
Công ước Luật Biển năm 1982 với 320 điều khoản và 9 Phụ lục là thành quả của một cuộc thương lượng lâu dài giữa các nhóm nước khác nhau, Công ước là một giải pháp công bằng và đỉnh cao trong quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ ngành luật biển quốc tế Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại dương và Ủy ban Thềm lục địa Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước Luật Biển năm
1982, trong đó có 7 quốc gia trong khu vực Biển Đông, là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapo, Brunei
Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc vào điều kiện cụ thể của Biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy
và lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình Đáng lưu ý là theo luật biển quốc tế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế Như vậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông thêm 9 hải lý
- Thứ hai, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý của mình Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì
Trang 38quốc gia ven Biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước
Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình Mỗi quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác ven Biển Đông Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải,
tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển
- Thứ ba, xuất phát từ Công ước Luật Biển năm 1982 thì sự kiện Trung
Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò” ra Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà
họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982
Còn về yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009)
và thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả Pháp, Bỉ, Mỹ và nhiều học giả quốc tế khác đã nêu rõ yêu sách
“đường lưỡi bò” mơ hồ, không có cơ sở và cho rằng Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “đường lưỡi bò” đó Nhưng
Trang 39cho đến nay, cả giới chính trị lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng
Dùng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” Đơn giản bởi vì vùng biển
mà “đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc Đó chính là vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesiavà Brunei Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình Chính vì vậy, mà Việt Nam và các quốc gia khác lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách này
Việc đưa yêu sách phi lý nói trên ra Liên Hợp Quốc và tiến hành các việc làm gần đây ở trên thực địa nhằm theo đuổi yêu sách này đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới và buộc dư luận phải lên tiếng Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này
Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau Từ đó nảy sinh một số tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaysia trong Vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Indonesia ở Phía nam Biển Đông Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng
Trang 40chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaysia và Thái Lan giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Indonesia và Malaysia Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam
và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982
1.3.2.2 Đường“lưỡi bò” của Trung Quốc
Trong cục diện tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Trung Quốc là nước có tham vọng lớn nhất, đòi hỏi vô lý nhất, thông qua bản yêu sách 9
đoạn “đường lưỡi bò” Chính vì vậy, Trung Quốc là nước có mâu thuẫn về
chủ quyền trên biển lớn nhất với Việt Nam và các quốc gia liên quan khác
Đường lười bò (còn gọi là đường chữ U) ở Biển Đông được Hu Jinjie vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914, sau khi nước Trung Hoa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (Pratas) từ tay Nhật Bản (1909) Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này Đương chữ U được Bai Meichu, một viên chức Trung Hoa sử dựng lại vào cuối năm 1947[28, tr.4] Các vùng phía bên trong đường này được coi là các vùng nước lịch sử Lập luận của Bai Meichu về việc vẽ đường này không thực sự rõ ràng Một điều cũng chưa rõ đó là liệu Bai có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không Đường chữ U xác định vùng của Trung Quốc và vùng nước bên trong nó thành các "vừng nước lịch sử” Các bài báo của Trung Quốc đã cáo buộc về việc các nước khác xâm lấn vừng này Một số tính toán sơ bộ về diện tích vùng "lấn chiếm" như sau: Việt Nam 1.170.000 km2, Philippines 620.000 km2 Malaysia 170.000 km2, Brunei 50.000 km2 và Indonesia 35.000 km2[41]
Ngày 6/5/2009, Malaysia và Việt Nam nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía phía nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa LHQ (CLCS) Ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ để phản đối, trong đó có đính kèm bản đồ đường chữ U" hay "đường 9 khúc" chiếm khoảng 80% Biển Đông Đây là lần đầu