1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử

166 544 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Đối với tác phẩm báo điện tử, SEO giúp cho các tác phẩm trở nên phù hợp với cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google bằng việc nghiên cứu từ khóa; tối ưu hóa tít, sapô, chính văn, hì

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUANG HIẾU

TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM (SEO) CHO

BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

MÃ SỐ: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang

Hà Nội, năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ Báo chí học với đề tài “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử ở Việt Nam”

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang, giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Đặng Thị Thu Hương, các thầy,

cô giảng viên trong khoa Báo chí – Truyền thông và các thầy, cô giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy

cô giáo, của các anh chị và các bạn đồng môn

Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoàn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; Toàn bộ các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM (SEO) CHO BÁO ĐIỆN TỬ 11

1.1.Khái niệm 11

1.2.Vai trò của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử 19

1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử 24

1.4.Cách thức ứng dụng SEO cho báo điện tử 34

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2: THỰC TRẠNG TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM CHO BÁO ĐIỆN TỬ 44

2.1.Giới thiệu về các cơ quan báo chí được khảo sát 44

2.2.Khảo sát tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên báo Dân Trí, VietNamNet và VietnamPlus 49

2.3.Những kết quả đạt được và tồn tại khi tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ở 3 báo được khảo sát 77

Tiểu kết Chương 2 99

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM CHO CÁC BÁO ĐIỆN TỬ 100

3.1.Những vấn đề đặt ra 100

3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử 105

Tiểu kết Chương 3 119

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

PHỤ LỤC 129

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hình ảnh một số báo điện tử phổ biến ở Việt Nam 11

Hình 1.2 Hình so sánh thị phần của các công cụ tìm kiếm 16

Hình 1.3 Hình ảnh bảng kết quả tìm kiếm của Google 18

Hình 1.4 Ảnh chụp thành phần trong một kết quả tìm kiếm hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm của Google 19

Hình 1.5 Thời gian trung bình mà người Việt dành để dùng internet 28

Hình 1.6 Biểu đồ tỷ lệ người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam 29

Hình 1.7 So sánh tỷ lệ nhấp chuột ở top 10 trên bảng kết quả tìm kiếm 30

Hình 1.8 Biểu đồ tỷ lệ nhấp chuột ở 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên của 31

Hình 1.9 Biểu đồ nghiên cứu tỷ lệ nhấp chuột trên bảng kết quả tìm kiếm Google của Caphyon năm 2014 31

Hình 1.10 Kết quả tìm kiếm thể hiện tít của tác phẩm báo điện tử 37

Hình 1.11 Kết quả tìm kiếm thể hiện phần mô tả của tác phẩm báo điện tử 39

Hình 2.1 Giao diện trang chủ của báo điện tử Dân Trí 44

Hình 2.2 Giao diện trang chủ của Báo điện tử Vetnamnet 46

Hình 2.3 Giao diện trang chủ của Báo điện tử Việt Nam Plus 48

Hình 2.4 Kết quả tìm kiếm với từ khóa “vắc xin Quinvaxem & Pentaxim” 50

Hình 2.5 Kết quả tìm kiếm từ khóa “tái cơ cấu viễn thông” 61

Hình 2.6 Kết quả tìm kiếm từ khóa “đàm phán TPP thành công” 65

Hình 2.7 Kết quả tìm kiếm với từ khóa “thảm sát 6 người Bình Phước” 69

Hình 2.8 Kết quả tìm kiếm từ khóa “động đất ở Nepal” 72

Hình 2.9 Kết quả tìm kiếm từ khóa “kỳ thi THPT Quốc gia 2015” 75

Hình 2.10 Cụm bài viết về chủ đề: Thi THPT Quốc gia 2015 báo VNPlus 76

Hình 2.11 Một số nội dung được chia sẻ không có định hướng cụ thể 91

Hình 2.12 Top 10 báo có số tin bài bị đăng lại nhiều nhất trên Baomoi 92

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời của Internet đã mang đến những thay đổi lớn cho nhân loại

Số người sử dụng Internet trên thế giới ngày càng tăng Tại Việt Nam, Internet xuất hiện từ năm 1997 Trong những năm gần đây, nước ta luôn nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới Theo số liệu của trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), số người dùng Internet ở nước ta hiện nay vào khoảng 31 triệu người, chiếm gần 35% dân

số

Trước một kho dữ liệu khổng lồ, người dùng Internet rất khó khai thác được những thông tin cần thiết Để giải quyết vấn đề này, các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, Altavista đã ra đời và ngày càng phát triển Trong đó, Google với cơ chế hoạt động nhanh, hiệu quả, phù hợp với người dùng, là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay Với công cụ tìm kiếm Google, người dùng chỉ cần gõ một hoặc một cụm từ khóa vào hộp text Gần như ngay lập tức, họ nhận lại được một danh sách những liên kết của các trang web Danh sách đó có thể là vài chục, vài trăm hoặc hàng triệu liên kết của các trang web cá nhân, các trang thông tin điện tử… và cả các báo điện

tử Vấn đề là người dùng sẽ không thể và không muốn truy cập vào tất cả các trang web có trong danh sách Họ thường chỉ chú ý đến những liên kết đầu tiên và nếu không tìm thấy trang web mong muốn, họ sẽ thay đổi từ khóa tìm kiếm để thực hiện lệnh tìm kiếm mới Do đó, những trang web nằm ở những

vị trí đầu tiên của bảng kết quả tìm kiếm Google sẽ có nhiều cơ hội được người dùng ghé thăm Và đây chính là điều mà báo điện tử quan tâm Vì tăng

cơ hội được người dùng lựa chọn tức là tăng lượng truy cập Điều này đồng nghĩa với việc tăng thương hiệu, uy tín; tăng doanh thu quảng cáo, nguồn thu duy nhất của báo điện tử Mặc dù, trên thế giới một số hình thức thu phí đối

Trang 7

với người đọc báo điện tử đã được áp dụng nhưng chưa thực sự phổ biến trên thế giới và Việt Nam

Việc gia tăng thứ hạng trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm Google đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của báo điện tử

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm còn được gọi với thuật ngữ SEO (viết tắt của “Search Engine Optimization” hay “Search Engine Optimizer”) là việc thực hiện những cách thức làm tăng thứ hạng của trang web lên những vị trí đầu trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm Đối với tác phẩm báo điện tử, SEO giúp cho các tác phẩm trở nên phù hợp với cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google bằng việc nghiên cứu từ khóa; tối ưu hóa tít, sapô, chính văn, hình ảnh, liên kết; quảng bá tác phẩm Điều này giúp tăng thứ hạng của tác phẩm báo điện tử trên bảng kết quả của Google, giúp tác phẩm tiếp cận công chúng nhanh hơn

Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ SEO đang dần được biết đến rộng rãi Các báo điện tử cũng bước đầu nắm bắt và thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thông qua bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật của báo, hoặc thuê các công ty SEO, các kỹ thuật SEO bên ngoài và hướng dẫn cho phóng viên, biên tập viên những thao tác cơ bản về SEO Tuy nhiên, việc ứng dụng SEO vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao Bằng chứng là số lượng các báo điện

tử có thứ hạng tốt trên trang kết quả của Google còn khá khiêm tốn Trong khi

đó, nhờ thực hiện SEO tốt hơn mà nhiều trang thông tin điện tử, trang web cá nhân có thứ hạng cao hơn các báo điện tử, dù chất lượng tốt, dù chất lượng nội dung và hình thức thông tin khó có thể sánh bằng

Thực tế là hầu hết các báo điện tử chưa dành sự quan tâm đúng mức cũng như chưa thấy được ý nghĩa đích thực của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với tác phẩm báo điện tử Bản thân đội ngũ sáng tạo tác phẩm phần nhiều vẫn chỉ coi đây là nhiệm vụ của bộ phận kỹ thuật hoặc không hiểu rõ về cơ

Trang 8

chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm, thiếu sự phân tích và áp dụng một cách logic các cách thức tối ưu hóa Trong khi đó, các lớp học về SEO còn nặng về yếu tố kỹ thuật, chưa kết hợp được khả năng tư duy, kỹ năng của nhà báo với các kỹ năng SEO

Nhận thức được tầm quan trọng của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các tác phẩm báo điện tử cùng những hạn chế xung quanh vấn đề này, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện

tử” làm đề tài cho luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam được gần 20 năm nhưng báo điện tử đã

và đang phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như đội ngũ những người nghiên cứu báo chí Thời gian qua, đã có nhiều cuốn sách, đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sĩ về báo điện tử và về tối ưu hóa công

cụ tìm kiếm (SEO)

Những cuốn sách như “Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2011, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội) của PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang, “Sáng tạo tác phẩm báo điện tử” (2014, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội) do PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên, “Báo điện tử - Đặc

trưng và phương pháp sáng tạo” (2014, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật) do

TS Nguyễn Trí Nhiệm và PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên, “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận biên soạn, đều nêu lên những vấn đề cơ bản về báo điện tử

Đề tài nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học KHXH-NV về báo mạng điện tử và Internet chủ yếu mang tầm vĩ mô như: đề tài “Báo chí trực tuyến ở

Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phan Văn Tú năm 2006;

“Truyền thông đa phương tiện trên Internet xu thế của truyền thông hiện đại”

của Nguyễn Xuân Hương năm 2007; “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng

Trang 9

điện tử Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Mai năm 2010; Tương tự như vậy,

ở trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có một số đề tài như “Quản

lý xã hội đối với báo mạng điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của

Nguyễn Thị Huyền Thương năm 2011;

Những khía cạnh, vấn đề cụ thể của báo mạng điện tử đã được đề cập đến trong nhiều luận văn thạc sĩ như: “Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội” (Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí

học của Nguyễn Thị Hằng, Đại học KHXHNV năm 2011); “Sử dụng mạng

xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (Khảo sát Báo Vnexpress, VTC News, Vietnamplus từ tháng 01/2013 đến 01/2014)” (Luận văn Thạc sỹ

chuyên ngành Báo chí học của Hoàng Thị Kim Khánh, Đại học KHXHNV năm 2015); “Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Trần Quang Huy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2006); “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện tử

ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Phạm

Thị Hồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010); “Vấn đề sử dụng

ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành Báo chí học của Lê Minh Yến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2011); “Mối quan hệ giữa tác phẩm báo mạng điện tử và vấn đề

tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google” (Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo

chí học của Đặng Linh Chi, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014);…

Cuốn sách về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chính thống, đầu tiên của

Google là “Google search engine optimization starter guide” vào năm 2010

đã có những giải thích và hướng dẫn rất cụ thể về các cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google và một số những phương pháp để tăng thứ hạng trên bảng tìm kiếm Một cuốn sách quan trọng nữa phải kể đến (được amazon bình chọn trong 2 năm liền) là “Search engine optimization (SEO) secrect” của tác

Trang 10

giả Danny Dover, một thành viên kỳ cựu của SEOmoz Một số cuốn sách

khác về SEO cũng khá nổi tiếng với nhiều thông tin có giá trị như: “The link buiding book” của Paddy Moogan; “ SEO Fitness Workbook” của Jason McDonald; “Tối ưu hóa: làm thế nào để thu hút khách hàng bằng seo , truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung” của Lee Odden; “ SEO for Content Writers and PR Pros” của Phil Byrne; “ SEO for Beginners” của Amit Bhawnani;

“Search Engine Optimization for Dummies” của Peter Kent;… Tại Việt Nam,

Tổ chức giáo dục iNet cũng cho ra đời cuốn sách “SEO Master”của tác giả

Nguyễn Trọng Thơ, NXB Lao Động năm 2010

Cũng do cơ chế tìm kiếm và xếp hạng của Google thường xuyên thay đổi vì vậy việc gây khó khăn cho nhà nghiên cứu trong việc biên tập thành các tài liệu có giá trị tham khảo dài hạn Tuy vậy, các bài viết về SEO từ các

tổ chức giáo dục, từ các đơn vị chuyên về marketing online tương đối nhiều Các chương trình học và tài liệu của tổ chức SEO Việt hoặc Vinalink được những người làm SEO chuyên nghiệp đánh giá rất cao Một số bài viết thu hút

được lượng độc giả lớn như: Tính khả dụng và thứ hạng trên máy tìm kiếm – Việt SEO dot Net; Kết quả tìm kiếm Google không sử dụng Keywords Meta Tag – Việt SEO dot Net; Những vấn đề hay mắc phải trong quá trình SEO – Ngọc Chinh Blog; Thủ thuật tăng CTR bằng tiêu đề mới lạ – SEO Top VN; Thủ thuật tối ưu hóa thẻ title – Thạch Phạm Blog; 8 lưu ý khi viết blog cho SEO – Thạch Phạm Blog;…

Các nghiên cứu và bài viết về SEO cho báo điện tử còn rất hạn chế, tại Việt Nam hiện chưa có các bài viết liên quan đến chủ đề này Tuy nhiên, cũng

đã có rất nhiều các bài viết bằng tiếng nước ngoài mà nổi bật nhất là bài viết

10 SEO tips for journalists” và “PR 2.0 and how the web is changing journalism” của tác giả Paul Anthony viết năm 2010 và được đăng tải trên website webdistortion.com

Trang 11

Bên cạnh những nghiên cứu về SEO và báo điện tử, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Internet với độc giả của báo điện tử cũng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng nhằm giúp các cơ quan báo điện tử hiểu rõ hơn về thế giới kỹ thuật số, nơi mà các báo điện tử đang hoạt động và cung cấp nội dung đến độc giả của mình Một cuốn sách của hai nhà lãnh đạo cấp cao của

Google (Eric Schmidt - Jared Cohen) là “Sống sao trong thời đại kỹ thuật số”

đã được Hoàng Thạch Quân biên dịch và được NXB Trẻ phát hành 7/2015 Đây là cuốn sách mô tả rất kỹ những ảnh hưởng của thế giới kỹ thuật số đến đời sống tinh thần và cách thức độc giả tiếp nhận thông tin trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay

Tuy vậy, tính đến nay ở nước ta vẫn chưa có cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các báo điện tử ở Việt Nam Vì đây là một góc nhìn tương đối mới đối với nền báo chí nước ta và chỉ bắt đầu được các cơ quan báo điện tử biết đến, chú ý trong vài năm trở lại đây

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả luận văn tiếp cận, giải quyết vấn

đề thông qua việc phân tích, lý giải và đưa ra những số liệu dẫn chứng cụ thể, những vấn đề đặt ra và giải pháp cơ bản để nâng cao việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ

sở lý luận về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ở báo điện tử hiện nay để nhận diện được những thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện

tử

Trang 12

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên cần hoàn

thành những nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về báo điện tử, như: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, vai trò của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với các tác phẩm báo điện tử, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử, cách thức báo điện tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

- Khảo sát thực trạng sử dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trên 3 báo điện tử, từ đó, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của việc

sử dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trên 3 báo

- Từ kết quả khảo sát, đề xuất một số giải pháp đối với cơ quan báo điện

tử và đặc biệt là những giải pháp dành cho đội ngũ sáng tạo tác phẩm của báo điện tử nhằm nâng cao việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

4 Đối tƣợng và phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Đối tƣợng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tối ưu hoá công

cụ tìm kiếm cho báo điện tử

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn này, do độ phổ

biến và mức ảnh hưởng của công cụ tìm kiếm Google tại Việt Nam là cao nhất, vì vậy, tác giả luận văn tiến hành khảo sát việc sử dụng tối ưu hoá công

cụ tìm kiếm Google cho các tác phẩm báo chí trên 3 báo điện tử là Dantri, VietNamNet, Vietnamplus từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015 Tuy nhiên vì

số lượng các tác phẩm có sử dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là rất lớn Do

đó, tác giả luận văn sẽ khảo sát thực trạng sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho báo điện tử thông qua 8 sự kiện nổi bật được công chúng quan tâm diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015

trên 3 báo điện tử này

Trang 13

Dựa trên những sự kiện thời sự nổi bật trên các báo điện tử và mức độ phổ biến của các từ khóa trên Google, tác giả luận văn đã lựa chọn 8 sự kiện tiêu biểu đi kèm là những từ khóa đặc trưng cho sự kiện:

- Vấn đề vacxin cho trẻ nhỏ (Từ khoá: Vắc xin Pentaxim & Quinvaxem),

- Đà Nẵng kiện nhân tài (Từ khoá: kiện nhân tài),

- Khủng bố tại Paris (Từ khoá: khủng bố Paris),

- Tái cơ cấu ngành viễn thông Việt Nam (Từ khoá: Tái cơ cấu viễn thông)

- Việt Nam kết thúc đàm phán hiệp định TPP (Từ khóa: Đàm phán TPP thành công)

- Thảm sát tại Bình Phước (Từ khóa: Thảm sát 6 người Bình Phước)

- Thảm họa động đất Nepal (Từ khóa: Động đất ở Nepal)

- Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT (Từ khóa: Kỳ thi THPT Quốc gia 2015)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về Internet và hoạt động báo chí; lý luận về

báo chí cách mạng Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu chính sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để tham khảo các thông tin, các

kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó hoàn thiện cơ sở lý luận cho

đề tài nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát: dùng để khảo sát thực trạng việc sử dụng tối ưu

hóa công cụ tìm kiếm Google trên 3 báo điện tử: Dantri, VietNamNet và VNPlus

Trang 14

- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ

liệu… có được trong quá trình khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:

dùng để thu thập thông tin, ý kiến từ các phóng viên, biên tập viên

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dùng để phân tích, đánh giá, tổng

kết những kết quả nghiên cứu

- Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích nội dung các bài

viết trên các báo điện tử được khảo sát

6 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên

quan đến vấn đề tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử, một vấn đề còn khá mới mẻ hiện nay Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể, cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho các tác phẩm báo điện tử

Ý nghĩa thực tiễn: Về mặt ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ đem đến cái nhìn

sơ lược về thực trạng sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên các báo điện

tử hiện nay, giúp cho người làm báo điện tử thấy được những thành công, hạn chế của việc sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với tác phẩm báo điện

tử Đề tài đóng góp những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho báo điện tử

Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử, phóng viên, biên tập viên báo điện

tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung như sau:

Trang 15

- Chương 1 Cơ sở lý luận về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo

điện tử

- Chương 2 Thực trạng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

- Chương 3 Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao tối

ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

Trang 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM

(SEO) CHO BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm

1.1.1 Báo điện tử

Trong lịch sử báo chí thế giới, báo điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn nhất Tuy mới xuất hiện được hơn 20 năm nhưng báo điện tử đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình và đang trở thành một kênh thông tin không thể thiếu Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng Internet dưới dạng một trang web Người ta định ra nhiều tên gọi như: Internet newspaper (báo Internet), Online newspaper (báo trực tuyến), Electronic journal còn gọi là E-journal (báo điện tử), Cyber newspaper (báo mạng) … Ở Việt Nam, những thuật ngữ được sử dụng là báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến, Báo điện tử, …

Hình 1.1 Hình ảnh một số báo điện tử phổ biến ở Việt Nam

Trang 17

Có nhiều ý kiến chưa thống nhất về khái niệm báo điện tử như sau: Điều 3, Chương 1, trong Luật số 12/1999/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989 quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí

thực hiện trên trang mạng thông tin máy tính” [26]

Trong nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 16/4/2002 của Chính phủ, Chương 1, Điều 1 đưa ra giải thích: “Báo điện tử: là tên gọi loại hình báo chí

thực hiện trên mạng thông tin máy tính” [31]

Trong “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản” của

Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông có khái niệm về Báo điện tử như sau: “Báo điện tử là hình thức báo chí mới sinh ra từ

sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao hơn như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu” [48, tr.205]

PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản” cho rằng: “Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet”

[11, tr.53] Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả luận văn sử dụng thuật ngữ Báo điện tử với tư cách là một loại hình báo chí tồn tại dưới dạng một trang web, được phát hành và tiếp nhận trên mạng Internet

1.1.2 Tác phẩm báo điện tử

Trong nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 16/4/2002 của Chính phủ, Chương 1, Điều 1, quy định: “Tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho tất cả

các thể loại tin, bài, ảnh… đã được đăng, phát trên báo chí” [31]

Trong Tác phẩm báo chí, tập 1, NXB Giáo dục, năm 1995, các tác giả

Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn Tiến Hải đã đưa ra quan niệm: “Tác phẩm báo chí là

một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó Tính chất chỉnh thể của tác phẩm báo chí

Trang 18

mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí hoàn chỉnh”

[40, tr7]

Trong “Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương”, TS Nguyễn Thị

Thoa cùng nhóm tác giả Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra một khái niệm mở về tác phẩm báo chí như sau: “Là sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy

hiện thực khách quan (mang tính thời điểm) làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh; Có hình thức tương ứng với nội dung thông tin; Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí; Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi người tiếp nhận thông tin; Được pháp luật bảo hộ bản quyền tác giả và được trả tiền” [42, tr.11]

Từ những khái niệm nêu trên có thể đưa ra cách hiểu cơ bản về tác phẩm

báo điện tử như sau: Tác phẩm báo điện tử là tác phẩm báo chí được đăng tải trên một báo điện tử, là sản phẩm của tập thể đội ngũ những người sáng tạo tác phẩm báo điện tử và mang đặc trưng của báo điện tử Các đặc trưng của

báo điện tử giúp cho tác phẩm báo điện tử khác biệt với những loại hình báo chí khác

Quy trình sáng tạo tác phẩm báo điện tử

Báo điện tử ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác nên nó kế thừa

và phát huy tính tích cực của các loại hình có trước Người ta gọi báo điện tử

là loại hình truyền thông đa phương tiện Nó bao gồm một phần của báo in, một phần của phát thanh và một phần của truyền hình Hiện nay, báo điện tử phần lớn khai thác khả năng chuyển tải thông tin báo in thông qua dạng văn bản được xuất bản trên mạng và công chúng tiếp thu thông qua màn hình máy tính, điện thoại di động Việc khai thác loại hình thông tin báo chí phát thanh

và truyền hình chưa nhiều do các điều kiện về hạ tầng cơ sở, đường truyền, thiết bị tích hợp Vì vậy, trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện

Trang 19

tử, các bước tiến hành phụ thuộc nhiều vào những yếu tố kỹ thuật như việc thiết kế các giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản thông tin trên mạng Những yếu tố này tác động trực tiếp đến quy trình sáng tạo tác phẩm Các bước cơ bản trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử bao gồm 8 bước sau đây:

- Một là, Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế

- Hai là, Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm

- Ba là, Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên quan để phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm định thông tin liên quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí)

- Bốn là, Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)

- Năm là, Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh

- Sáu là, Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến hành thể hiện tác phẩm (thể loại)

- Bảy là, Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)

- Tám là, Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau

1.1.3 Tối ƣu hoá công cụ tìm kiếm

1.1.3.1 Công cụ tìm kiếm

Vào thời kỳ đầu của Internet, số lượng trang web không nhiều, các trang web được biết đến thông qua truyền miệng hoặc qua một trang web danh bạ chứa địa chỉ của tất cả các trang web khác (gọi là web hub) Nhưng khi Internet phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với sự ra đời của không gian thông tin toàn cầu World Wide Web, số lượng các trang web ngày càng tăng, với nhiều định dạng file, việc tìm kiếm chính xác thông tin trở nên vô cùng khó khăn Số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng với nhu cầu tìm kiếm ngày càng cao hơn Do đó, các công cụ tìm kiếm ra đời

Trang 20

Công cụ tìm kiếm (tiếng Anh là “Search Engines”) là một hệ thống thông minh được lập trình và nâng cấp nhằm giúp người dùng tìm thấy những thông tin cần thiết trong hàng triệu trang web trên Internet Công cụ tìm kiếm dựa trên các từ khóa tìm kiếm của người dùng phân tích trong cơ sở dữ liệu

để trả lại danh sách kết quả phù hợp

Công cụ tìm kiếm đầu tiên mang tên Archie ra đời năm 1990, trước khi mạng toàn cầu (World Wide Web) xuất hiện Tiếp đến là sự ra đời của hàng loạt các công cụ tìm kiếm mới với nhiều cải tiến hơn trong kỹ thuật tìm kiếm như: Excite, ALIWEB, Primitive Web Search, WebCrawler, Altavista Sau

đó là sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm là Yahoo, Google, Bing

Google chính thức xuất hiện năm 1998 do Larry và Sergey sáng lập Hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm, mỗi công cụ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng Google vẫn được nhiều người dùng lựa chọn nhờ sự đơn giản, thuận tiện trong thao tác cũng như sự nhanh chóng việc tìm kiếm

Theo thống kê của Công ty chuyên đo lường và đánh giá các thông tin

về hành vi người sử dụng internet, StatCounter, trong năm 2015 thị phần tìm kiếm của Google chiếm đến 90,53% vượt hơn hẳn các công cụ tìm kiếm khác Tại Việt Nam, cũng theo số liệu của StatCounter trong năm 2015 thì con số này là 91,67%

Trang 21

Nguồn: Google Organic CTR 2014

Hình 1.2 Hình so sánh thị phần của các công cụ tìm kiếm

1.1.3.2 Tối ƣu hoá công cụ tìm kiếm

“Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” được biết đến với thuật ngữ thông dụng

là SEO (viết tắt của “Search Engine Optimization” hay “Search Engine Optimizer”) Cụm từ “Search Engine Optimization” được cho là chính thức xuất hiện vào khoảng năm 1997 bởi một người không rõ danh tính Danny Sullivan, một trong những chuyên gia hàng đầu về công cụ tìm kiếm trên thế giới, lần đầu tiên tìm thấy cụm từ này khi nó được sử dụng vào khoảng tháng

5 năm 1997 trên một thẻ siêu dữ liệu tại website của Danny Sullivan lúc bấy giờ là searchenginewatch.com Và Danny Sullivan cũng thừa nhận rằng có thể thuật ngữ này đã từng được sử dụng trước đây nhưng không tìm thấy được những bằng chứng lưu trữ [59] Theo cách định nghĩa của Google: “SEO là từ

viết tắt cho “sự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” hoặc “tìm kiếm tối ưu hóa động cơ” [57] Về cơ bản có thể hiểu: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc thực hiện những phương pháp, thao tác làm tăng thứ hạng của trang web lên những vị trí đầu trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm

Trong giai đoạn đầu các công cụ tìm kiếm đưa ra kết quả theo thứ tự bảng chữ cái Alphabet hoặc theo thứ tự mà các trang web được tìm thấy

Trang 22

Những người thực hiện việc tối ưu hóa lợi dụng việc này để đặt tên các trang web, tít bài bằng những chữ cái đầu tiên hoặc cập nhật trang web vào lúc công cụ tìm kiếm thực hiện việc sắp xếp dữ liệu mà thường là vào lúc nửa đêm Những năm sau đó, các công cụ tìm kiếm mới lần lượt xuất hiện với việc áp dụng các thuật toán phức tạp hơn khi sử dụng những yếu tố liên quan đến mật độ từ khóa và những thẻ siêu dữ liệu (metatag) Những người thực hiện việc tối ưu hóa lại tận dụng những yếu tố này để làm tăng mức độ liên quan của trang web với việc lặp từ khóa nhiều lần trong nội dung và thẻ siêu

dữ liệu

Vào khoảng cuối những năm 90, các công cụ tìm kiếm lớn và hiện đại bắt đầu sử dụng những yếu tố dựa trên liên kết để xếp hạng kết quả tìm kiếm Các công cụ tìm kiếm cũng nhận ra sự hiện diện của những kỹ thuật tối ưu hóa nên cũng không ngừng nghiên cứu thay đổi các thuật toán để tránh việc nhồi nhét từ khóa hay mua bán liên kết của các trang web Các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vì thế cũng được cải tiến và phức tạp hơn rất nhiều

Sau đó, ngành công nghiệp SEO cũng hình thành và phát triển một cách chuyên nghiệp hơn Các buổi hội thảo lớn được tổ chức và các tổ chức chuyên nghiệp lần lượt ra đời Những hội nghị về SEO như Triển lãm thiếp thị tìm kiếm – Search Marketing Expo (SMX), Chiến lược công cụ tìm kiếm – Search Engine Strategies (SES) được tổ chức trên thế giới và thu hút hàng ngàn người tham dự Các trang thương mại điện tử sử dụng SEO như một chiến dịch làm gia tăng lợi nhuận Nhận thấy vai trò của SEO, Báo điện tử cũng sử dụng nó như một biện pháp hiệu quả nhằm tăng lượng truy cập

Tại Việt Nam, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bắt đầu xuất hiện vào khoảng giữa năm 2006 Đến nay, SEO đã trở thành một khái niệm mà hầu như bất kỳ nhà quản trị website nào cũng biết đến và ít nhiều tìm hiểu về nó

SEO còn được đưa vào hoạt động của nhiều công ty, đặc biệt là những công ty có hoạt động thương mại điện tử để giúp tăng doanh thu Nhiều công

Trang 23

ty chuyên về SEO ra đời cùng với việc tổ chức các buổi hội thảo về SEO Nhiều trang web, diễn đàn về SEO xuất hiện và có số lượng lớn thành viên hoạt động thường xuyên như SEO24h.com, thegioiseo, vnwebmaster.com…

1.1.3.3 Tối ƣu hoá công cụ tìm kiếm Google

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google là việc thực hiện những phương pháp, thao tác làm tăng thứ hạng của trang web lên những vị trí đầu tiên trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm Google

Bảng kết quả tìm kiếm Google được đề cập ở đây là bảng kết quả tìm kiếm không bao gồm những liên kết trang web quảng cáo, tài trợ Ví trí những liên kết trang web quảng cáo, tài trợ nằm ở 3 liên kết phía trên cùng, 3 liên kết cuối cùng và 10 liên kết bên phải Các liên kết quảng cáo, tài trợ này được ngăn cách với bảng kết quả tìm kiếm theo hệ thống bằng những đường ngăn cách mờ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google chỉ ảnh hưởng đến các kết quả

có tính phí hoặc được tài trợ như Google AdWords

Hình 1.3 Hình ảnh bảng kết quả tìm kiếm của Google

Sau khi nhận được một truy vấn tìm kiếm, tức là sau khi người dùng đánh một hoặc một vài từ khóa vào ô tìm kiếm và ấn nhập, công cụ tìm kiếm

Trang 24

sẽ xác định nội dung chính của truy vấn Sau đó, công cụ tìm kiếm sẽ lọc ra danh sách tất cả các trang web có chung chủ đề, đánh giá các trang web đó và xếp các trang web theo thứ tự phù hợp giảm dần đối với từ hoặc cụm từ khóa Một bảng kết quả tìm kiếm chứa các trang web phù hợp đã được sắp xếp sẽ được trả về cho người dùng trong khoảng 0,5 giây sau khi người dùng gửi lệnh tìm kiếm Để xếp hạng được các trang web, công cụ tìm kiếm Google sử dụng một loạt các thuật toán phức tạp Có hơn 200 tiêu chí để xác định Google chỉ công bố một số và ẩn đi đến 50%

Bảng kết quả tìm kiếm được chia thành nhiều trang, tùy thuộc vào số lượng các kết quả tìm được Mỗi trang chứa 10 liên kết gồm tin tức, hình ảnh, bản đồ, địa chỉ, điểm đánh giá của người dùng, thông tin sản phẩm và video Mỗi kết quả gồm tiêu đề, đường dẫn địa chỉ trang web (URL) và phần mô tả nội dung

Hình 1.4 Ảnh chụp thành phần trong một kết quả tìm kiếm hiển thị trên

bảng kết quả tìm kiếm của Google

1.2 Vai trò của tối ƣu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

Trang 25

khác, nguồn thu chính của Báo điện tử đến từ quảng cáo Theo “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013” của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong các hình thức quảng cáo doanh nghiệp lựa chọn thì Báo điện tử chiếm 58% Một trong những tiêu chí hàng đầu để những nhà quảng cáo lựa chọn báo điện tử nào để đăng tải quảng cáo của mình là lượng truy cập vào tờ báo đó Do đó, Báo điện tử cần thu hút nhiều công chúng để tăng càng nhiều càng tốt lượng truy cập Độc giả truy cập vào một báo điện tử theo ba cách là truy cập trực tiếp, truy cập chuyển tiếp qua các website trung gian và truy cập thông qua công cụ tìm kiếm Theo một nghiên cứu của Pew Internet & American Life được thực hiện vào tháng 2 năm 2012, trung bình công cụ tìm kiếm chịu trách nhiệm về 30% lượng truy cập vào các trang web tin tức hàng đầu, trong đó, Google đóng vai trò lớn nhất [53] Phải nói rằng đối với một báo điện tử đã xây dựng được thương hiệu thì lượng công chúng trực tiếp truy cập vào trang báo là không nhỏ Nhưng không phải tất cả những người tìm kiếm thông tin trên mạng Intertnet đều tìm kiếm một tờ báo nhất định Đối với những người chỉ đơn thuần là tìm kiếm một thông tin gì đó họ tình cờ nghe thấy trên đài phát thanh, qua truyền hình hoặc thông qua người khác thì việc sử dụng công cụ tìm kiếm là việc thường xuyên và hiệu quả Vì

họ có thể ngay lập tức tìm thấy bài viết mà họ quan tâm

Vấn đề là kết quả mà công cụ tìm kiếm đưa đến cho người dùng lại quá nhiều Đó có thể là vài trăm, vài nghìn, thậm chí hàng triệu kết quả Người dùng không muốn và không có khả năng xem tất cả các kết quả Do đó, 10 kết quả đầu tiên trên bảng kết quả tìm kiếm Google sẽ có nhiều khả năng nhất được người dùng lựa chọn truy cập Nếu một tác phẩm Báo điện tử không nằm trong những kết quả đầu tiên thì tức là nó sẽ ít có khả năng được tiếp nhận Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ giúp giải quyết vấn đề này Vì nó đảm bảo cho tác phẩm Báo điện tử có được thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm

Trang 26

kiếm của Google Nhờ đó, tăng khả năng truy cập, giúp thu hút người đọc trực tuyến mới và độc giả tiềm năng

1.2.2 Tăng độ tin cậy

Thông tin trên báo điện tử thường có độ cậy thấp hơn báo in và các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống khác Ngoài ra, do thông tin trên các báo điện tử bị sao chép và đăng tải lại rất nhiều trên các trang tin tức tổng hợp khác, do vậy, việc báo điện tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google sẽ giúp tăng độ tin cậy của báo điện tử

Vì thường những trang web có chất lượng tốt, cập nhật thông tin liên tục, và có nhiều lượng truy cập sẽ được ưu tiên xếp vào những vị trí đầu trong bảng kết quả tìm kiếm Việc báo điện tử xuất hiện ở những vị trí đầu của bảng kết quả tìm kiếm Google sẽ thể hiện được độ tin cậy cao của trang báo trong suy nghĩ của người dùng công cụ tìm kiếm, do vậy người dùng sẽ lựa chọn để đọc nhiều hơn, uy tín của trang báo cũng ngày được nâng cao hơn

1.2.3 Tiếp cận công chúng nhanh hơn

Tác phẩm Báo điện tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google sẽ tiếp cận với công chúng trực tiếp hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn Dù người dùng là người truy cập thường xuyên vào một trang báo nhất định thì việc phải hướng người dùng đi từ trang chủ đến một tác phẩm báo chí cụ thể sẽ mất nhiều thời gian mà chưa chắc đã hiệu quả Thay vào đó, tối ưu hóa công

cụ tìm kiếm sẽ giúp hướng công chúng thẳng đến một tác phẩm Báo điện tử

cụ thể Việc biết và sử dụng thành thạo những cách thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google sẽ giúp cho nhà báo biết cách giới thiệu tác phẩm của mình tới công chúng, đồng thời có khả năng xây dựng tác phẩm phù hợp với công chúng Mục đích của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google là làm cho chắc chắn rằng người đọc có thể tìm thấy tác phẩm Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Trang 27

Google là viết tác phẩm báo chí chứa thông tin theo cách mà cả công cụ tìm kiếm và con người dễ dàng tìm và hiểu

1.2.4 Tăng khả năng cạnh tranh

Việc tác phẩm Báo điện tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Báo điện tử Trong môi trường Internet, không chỉ có Báo điện tử cung cấp thông tin mà bên cạnh đó còn có những trang thông tin điện tử, các trang thương mại điện tử hay blog Trong

số đó, có một số lượng lớn các trang có hệ thống tự động cập nhật tin bài từ các báo điện tử như baomoi.com, xemngay.com Công việc duy nhất của các trang web này là tiến hành tối ưu hóa tác phẩm Báo điện tử vừa sao chép Không cần trả lương, phụ cấp cho phóng viên, biên tập viên để sản xuất tin bài, chi phí duy nhất mà các trang web này bỏ ra có lẽ là chi phí cho SEO Nhờ có SEO tốt mà các trang web này có vị trí cao trong bảng kết quả tìm kiếm của Google Thậm chí, tác phẩm của một báo điện tử “qua tay” các trang web này còn đứng ở vị trí cao hơn nhiều so với tác phẩm đó ở chính báo điện tử sản xuất ra nó Có thể nói các trang này đang sống dựa trên công sức

mà các báo điện tử bỏ ra và hưởng phần lợi nhuận mà các báo điện tử đáng lẽ được hưởng

Bên cạnh những vai trò tích cực, cũng phải kể đến những trang web có nội dung nghèo nàn, thiếu thông tin nhưng lại biết cách SEO, nhờ đó “leo” lên được những vị trí đầu trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm Google Điều này không chỉ khiến các báo điện tử có nội dung chất lượng bị tụt hạng

mà còn khiến cho người dùng không có được những thông tin thực sự chất lượng mà họ tìm kiếm Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh của Báo điện tử với các trang web cung cấp thông tin khác, Báo điện tử cần ứng dụng việc tối

ưu hóa công cụ tìm kiếm Google một cách hiệu quả

Trang 28

Có thể nói, Báo điện tử đang nắm trong tay nhiều thuận lợi trong quá trình ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các tác phẩm của mình Nội dung là điểm mấu chốt, cơ bản trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google Báo điện tử có số lượng tin bài lớn Nhờ có hệ thống lưu trữ một cách logic, khoa học, có quy luật tìm kiếm rõ ràng mà các nội dung gốc vẫn luôn tồn tại trên Báo điện tử Thêm vào đó, số lượng tin bài liên tục được cập nhật giúp Báo điện tử có lượng nội dung phong phú, không trùng lặp và liên tục được

bổ sung Báo điện tử đang nắm trong tay điểm mấu chốt của tối ưu hóa công

cụ tìm kiếm Google Người làm Báo điện tử vì thế cũng đang sở hữu một trong những kỹ năng quan trọng nhất của SEO: kỹ năng sản xuất nội dung nhanh chóng và chất lượng Do đó, việc tiếp cận với những kỹ năng khác trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google đối với người làm Báo điện tử sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Nền tảng xuất bản web hiện nay giúp SEO trở nên đơn giản, với những thao tác thân thiện cho phép phóng viên, biên tập viên tập trung vào nội dung hơn là kỹ thuật Điều này cho thấy việc hiểu công

cụ tìm kiếm một cách cơ bản cũng là điều quan trọng để nội dung của tác phẩm báo mạng thực hiện được chức năng của mình

Công cụ tìm kiếm đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển của báo điện

tử, đặc biệt là Google Mục đích của Google là phân phát nội dung chất lượng cho người dùng Đưa đến cho công chúng những tác phẩm chất lượng nhất cũng là mục đích của Báo điện tử Do đó, báo điện tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chính là để phục vụ công chúng tốt hơn

1.2.5 Quảng bá tác phẩm báo điện tử

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp quảng bá các tác phẩm báo điện tử Tối ưu hóa báo điện tử giúp cho việc chia sẻ các tác phẩm báo điện tử dễ dàng hơn Một nghiên cứu của Pew được công bố vào ngày 23/5/2010 đã chỉ ra rằng 44% người sử dụng tin tức trực tuyến biết được những thông tin thông

Trang 29

qua thư điện tử, cập nhật tự động hoặc bài viết từ các trang web mạng xã hội [58] Do đó, để quảng bá tin bài tới công chúng, các báo điện tử có thể sử dụng những tính năng quảng bá tự động là RSS và Newsletter “Đây là cách

thức rẻ tiền nhiều trang sử dụng nhất để phân phát nội dung và giữ chân độc giả” [56, tr.24] RSS (Real Simple Syndication) là tính năng tự động thông

báo cho người đọc – những người đã đăng ký nhận RSS khi web có nội dung mới Newsletter là dạng thức gửi thư điện tử (email) tự động khi độc giả cung cấp địa chỉ email và đồng ý nhận email tin vắn từ báo

Hiện nay, các trang mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ Số lượng người sử dụng mạng xã hội đã và đang tăng một cách nhanh chóng Thông tin được lan truyền với tốc độ cao trong cộng đồng mạng

xã hội Đơn cử như sự kiện World Cup 2014 đã mang tới những cuộc bàn luận sôi nổi với quy mô lớn chưa từng thấy trên Facebook Theo khảo sát Reuters, World Cup 2014 đã đạt mốc 1 tỷ tương tác trên Facebook chỉ sau 2 tuần diễn ra sự kiện này, phá vỡ kỷ lục và trở thành sự kiện thể thao được quan tâm, bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook Việc cộng đồng mạng xã hội chia sẻ, bình luận về tác phẩm Báo điện tử sẽ giúp tăng lượng thời gian thực của tác phẩm Vì công cụ tìm kiếm Google ngày càng hướng đến mức độ thời gian thực của bài viết Do đó, việc tận dụng các trang mạng

xã hội để quảng bá cho tác phẩm là một việc làm vô cùng thiết thực và hiệu quả

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho báo điện tử

1.3.1 Đặc điểm công chúng báo điện tử

Người dùng đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của công cụ tìm kiếm Google Vì mục tiêu của Google là phục vụ người dùng một cách tốt nhất Người dùng công cụ tìm kiếm Google là những người thường xuyên sử

Trang 30

dụng Google để tìm kiếm thông tin trên môi trường Internet Trong những thông tin mà đối tượng này tìm kiếm có những thông tin nằm trong các báo điện tử “Theo Trung tâm điều tra nghiên cứu Pew, 20% người Mỹ lên mạng xem tin tức ít nhất mỗi tuần một lần Con số đó nhảy vọt từ 11 triệu lên 36 triệu người sử dụng chỉ trong vòng 2 năm Đối tượng tiếp nhận thông tin trực tuyến ngày càng trẻ hơn, học vấn cao hơn, có điều kiện kinh tế hơn và quan tâm theo dõi tình hình nội dung chính hơn là dân chúng nói chung Hơn một nửa trong số những người lướt mạng để xem tin tức nói rằng họ lên mạng để tìm hiểu thêm về những câu chuyện họ đã đọc hoặc đã xem từ nguồn tin truyền thống.” [13, tr.419] Và khi người dùng nhấp chuột vào một liên kết trên bảng kết quả tìm kiếm của Google để truy cập vào một báo điện tử, họ trở thành công chúng Báo điện tử

Công chúng Báo điện tử có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được Báo điện tử tác động hoặc hướng vào để tác động Công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ra đời, tồn tại và thành công của Báo điện tử nói chung

và tác phẩm Báo điện tử nói riêng

Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử phụ thuộc lớn vào đặc điểm của đối tượng công chúng Báo điện tử sử dụng công cụ tìm kiếm Google Trong cuốn “Báo điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” PGS

TS Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những đặc điểm của công chúng Báo điện tử là: có trình độ nhận thức và văn hóa nhất định so với mặt bằng chung của xã hội; có điều kiện và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại; có khả năng tự nhận biết và xử lý thông tin; có quỹ thời gian hạn hẹp song lại có nhu cầu thông tin cao; có tuổi đời trung bình từ 15 đến 30 tuổi [33, tr.127] Có thể nói đặc điểm công chúng Báo điện tử và người sử dụng công cụ tìm kiếm

có nhiều nét tương đồng vì hoạt động của nhóm đối tượng này đối với Báo điện tử và công cụ tìm kiếm đều dựa trên môi trường Internet Trong khuôn

Trang 31

khổ của luận văn này, tác giả luận văn xin được nêu ra một số đặc điểm của công chúng Báo điện tử sử dụng công cụ tìm kiếm như sau: có độ tuổi trung bình dưới 35 tuổi; thường xuyên sử dụng mạng xã hội, có nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh; có nhu cầu thông tin cao; có khả năng nhận biết, đánh giá và

xử lý thông tin

1.3.1.1 Độ tuổi trẻ (dưới 35)

Trong cuốn “Báo điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, các tác giả đưa ra nhiều số liệu đáng quan tâm: Theo khảo sát mới nhất của WeAreSocial, một tổ chức có trụ sở chính ở Anh, nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, 73% người sử dụng Internet ở Việt Nam dưới

35 tuổi Theo báo cáo mới nhất (tính đến hết tháng 7/2013) của comScore, Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có lượng người dùng Internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 15 –

24 và ở Thái Lan tỷ lệ tương ứng là 45% Độ tuổi người dùng Internet từ 25 đến 34 ở Việt Nam là 32% [33, tr.131]

Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam năm 2010 của Cimigo, một công

ty khảo sát thị trường Châu Á Thái Bình Dương: độ tuổi trung bình của người

sử dụng Internet ở Việt Nam là 29 tuổi và 50% số người sử dụng Internet dưới 27 tuổi [4, tr.12] Cũng theo báo cáo NetCitizens Việt Nam của Cimigo năm 2012, có 60% số người thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm Google dưới 35 tuổi [53, tr.62]

Như vậy, số người thường xuyên sử dụng Internet thuộc nhóm người

có độ tuổi trung bình dưới 35 tuổi Điều này kéo theo việc người dùng thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm cũng như truy cập Báo điện tử cũng nằm trong nhóm độ tuổi này

Trang 32

1.3.1.2 Nhu cầu cao về thông tin

Trong cuốn “Công chúng báo chí” của TS Phạm Thị Thanh Tịnh có đưa ra khái niệm như sau: “Khái niệm nhu cầu tiếp nhận thông tin là những

đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về tiếp nhận các luồng thông tin trong mọi mặt đời sống được cung cấp từ các phương tiện truyền thông khác nhau để thêm hiểu biết, tri thức và thỏa mãn những thiếu thốn đang cần có của mỗi người.” [44, tr.16]

Nhu cầu thông tin của công chúng Báo điện tử sử dụng công cụ tìm kiếm Google là rất cao được thể hiện bằng thời gian họ dành cho việc tìm kiếm thông tin trên Internet và độ phong phú, đa dạng trong những thông tin

mà họ tìm kiếm “Các thống kê gần đây cho thấy: 76% người sử dụng

Internet của thế giới thường xuyên sử dụng mạng để đọc tin tức của báo chí Mỗi ngày họ sử dụng 10% đến 20% thời gian của mình để truy cập các trang

đa phương tiện và đọc thông tin.” [33, tr.135-136]

Theo “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013” của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 92% số người sử dụng Internet truy cập Internet hầu hết các ngày trong tuần và 87% người sử dụng Internet

để cập nhật thông tin [5, tr.27-28] Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam năm

2012 của Cimigo, thì 95% số người sử dụng Internet là tìm kiếm tin tức [54] Theo báo cáo của WeAreSocial về Internet và di động tháng 1/2014 tại Việt Nam, thời gian trung bình một người sử dụng Internet trên máy tính mỗi ngày

là 4 giờ 37 phút [50] Thời gian sử dụng Internet trong một ngày càng lớn thì người dùng càng có khả năng tiếp nhận nhiều thông tin

Trang 33

We Are Social Source: US Census Bureau, GlobalWebIndex wearesocial.sg • @wearesocialsg • 206

Hình 1.5 Thời gian trung bình mà người Việt dành để dùng internet

Người dùng luôn có xu hướng tìm kiếm những thông tin mới nhất Theo Google, có hàng tỷ lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày Từ năm 2003, Google đã trả lời 450 tỷ truy vấn tìm kiếm mới mà chưa từng gặp trước đó và 16% các tìm kiếm trên Google hàng ngày là tìm kiếm mới

1.3.1.3 Sử dụng mạng xã hội nhiều

Người dùng, đặc biệt là giới trẻ, thường xuyên truy cập vào các trang mạng xã hội để chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến Theo “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013” của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 73% số người sử dụng Internet tham gia diễn đàn và mạng xã hội [5, tr.28] Theo báo cáo về Internet và di động tháng 1/2014 tại Việt Nam của WeAreSocial: Tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội chiếm 38% tổng dân số, Facebook là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với 22% dân

số sử dụng, theo sau là Google+, Twitter, Linkedin Dự đoán của eMarketer đến năm 2017 trên thế giới sẽ có 2,33 tỷ người sử dụng mạng xã hội [50]

Average time that internet

users spend using the

internet each day through

a desktop or laptop

Mobile internet penetration as a percentage of total population

Average time that mobile internet users spend using the mobile internet each day

Trang 34

We Are Social Source: GlobalWebIndex Figures represent percentage of internet users wearesocial.sg • @wearesocialsg • 208

Hình 1.6 Biểu đồ tỷ lệ người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam

Thông tin trên mạng xã hội được truyền đi với tốc độ nhanh và độ phát tán rộng Đây cũng là một trong những điểm đáng chú ý khi Báo điện tử tối

ưu hóa công cụ tìm kiếm cho tác phẩm của mình Vì việc sử dụng các trang mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá tác phẩm Báo điện tử sẽ đem lại hiệu quả cao

1.3.1.4 Nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh

Mục đích duy nhất của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm là tìm thấy những thông tin mà họ mong muốn một cách tốt nhất Do đó, người dùng thường có xu hướng lựa chọn những công cụ tìm kiếm đưa ra được kết quả nhanh và chính xác Đây cũng là lý do khiến công cụ tìm kiếm Google được nhiều người dùng lựa chọn

Người sử dụng công cụ tìm kiếm theo những bước cơ bản là:

- Xác định nhu cầu bằng cách tìm kiếm câu trả lời, thông tin phù hợp

- Định hình nhu cầu đó thành một từ hay một cụm từ cụ thể, gọi là từ khóa

- Nhập từ khóa đó vào công cụ tìm kiếm

- Xem lướt các liên kết trên bảng kết quả để tìm nội dung phù hợp

- Lựa chọn và nhấp chuột vào một liên kết

Any Social Network

Facebook

Google+

Twitter Linkedin Pinterest

Trang 35

- Nếu không thỏa mãn với liên kết vừa truy cập, quay trở lại trang kết quả của công cụ tìm kiếm để nhấp vào một liên kết khác, hoặc thực hiện một lệnh tìm kiếm mới với từ khóa mới

Các bước trong quá trình trên diễn ra rất nhanh Khi công cụ tìm kiếm trả về bảng kết quả, người dùng muốn ngay lập tức nhìn thấy kết quả phù hợp với nhu cầu của họ Vì vậy, họ thường chú ý đến những kết quả đầu Người dùng cũng không có đủ kiên nhẫn để tìm kiếm với một số lượng lớn các trang kết quả được công cụ tìm kiếm trả về Đối với họ việc thực hiện một lệnh tìm kiếm mới dễ dàng hơn nhiều so với việc phải xem các trang kết quả tiếp theo

Nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi Slingshot đã tiết lộ tỉ lệ nhấp chuột của các thứ hạng hàng đầu: Vị trí ố 1 trên bảng kết quả tìm kiếm của Google nhận 18,2% lưu lượng truy cập thông qua nhấp chuột Vị trí thứ hai nhận 10,1%; vị trí thứ ba nhận 7,2%; vị trí thứ tư nhận 4,8% và những vị tiếp theo đều chưa đến 2% Nghiên cứu của Tổ chức quảng cáo trực tuyến Chikita năm 2013 cho thấy: vị trí thứ 1 chiếm 32,5%; vị trí thứ 2 chiếm 17,6%; vị trí thứ 3 chiếm 11,4% [52, tr.14]

Nguồn: Google Organic CTR (Click-Through Rate) 2014

Hình 1.7 So sánh tỷ lệ nhấp chuột ở top 10 trên bảng kết quả tìm kiếm

Google

Trang 36

Nghiên cứu của Chikita năm 2013 cũng chỉ ra rằng 3 trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google chiếm 97,4% số lượt nhấp chuột

Nguồn: Chitika Insights June 2013

Hình 1.8 Biểu đồ tỷ lệ nhấp chuột ở 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên của

Google

Một nghiên cứu do Caphyon, Công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp tiếp thị công cụ tìm kiếm, thực hiện năm 2014 cũng cho thấy 3 trang kết quả tìm kiếm đầu tiên chiếm 76,92% lượt nhấp chuột [52, tr.25]

Nguồn: Google Organic CTR 2014

Hình 1.9 Biểu đồ nghiên cứu tỷ lệ nhấp chuột trên bảng kết quả tìm kiếm

Google của Caphyon năm 2014

Như vậy, đa số người dùng luôn sẵn sàng thực hiện một lệnh tìm kiếm mới ngay khi họ không tìm được những gì mình mong muốn trong không quá

3 trang đầu tiên trên bảng kết quả tìm kiếm, thậm chí là không quá 10 kết quả đầu tiên

Trang 37

1.3.1.5 Có khả năng nhận biết, đánh gía và xử lý thông tin

Trước một bảng kết quả tìm kiếm với số lượng lớn các kết quả, người dùng có khả năng nhận biết, đánh giá được liên kết nào là cái mà họ đang tìm kiếm, liên kết nào không phù hợp thông qua những thành phần được hiển thị như tít, phần mô tả Từ đó, họ đưa ra những quyết định gần như ngay lập tức

là nhấp chuột hoặc không nhấp chuột vào liên kết nào Và một khi người dùng đã nhấp chuột vào một liên kết trên bảng kết quả tìm kiếm, khả năng nhận biết và cách đánh giá của họ được thể hiện trong quá trình họ ở lại với trang web đó, nhấp chuột vào những liên kết có trong trang web để đến với những bài viết khác hoặc ấn nút “back” để quay trở lại với bảng kết quả tìm kiếm của Google Quyết định đọc thông tin nào; đọc ra sao; tìm kiếm những thông tin bổ sung; đưa ra những ý kiến, đánh giá thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào người dùng

Như vậy, đối với phóng viên, biên tập viên Báo điện tử trong quá trình sáng tạo, đăng tải tác phẩm cần phải tâm niệm rằng mình đang phục vụ công chúng Báo điện tử, và cũng là người dùng công cụ tìm kiếm Tức là phải viết phù hợp với đặc điểm công chúng Báo điện tử sử dụng công cụ tìm kiếm

1.3.2 Nhận thức của cơ quan báo điện tử

Nhận thức của cơ quan Báo điện tử về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho các tác phẩm báo điện tử chính là nhận thức của các thành viên trong cơ quan Báo điện tử Điều này đóng vai trò quyết định trong việc cơ quan Báo điện tử có tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google hay không, tiến hành ở mức độ nào, quy trình cùng sự phối hợp giữa các bộ phận như thế nào

Trong đó, vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí là đặc biệt quan trọng Tổng biên tập, Phó tổng biên tập là những người sẽ quyết định lộ trình ứng dụng SEO cho tác phẩm, quyết định mở lớp đào tạo, tập huấn hoặc cử

Trang 38

phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đi học những lớp về tối ưu hóa công

cụ tìm kiếm Google cho tác phẩm Báo điện tử

Đối với đội ngũ sáng tạo tác phẩm Báo điện tử, nhận thức của họ về vai trò của ứng dụng SEO này quyết định tới việc họ dành bao nhiêu thời gian, công sức, sự quan tâm cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử Đội ngũ sáng tạo tác phẩm Báo điện tử nhận thức càng sâu sắc về tầm quan trọng của việc SEO cho tác phẩm càng giúp cho họ có ý thức dành sự quan tâm, đầu tư phù hợp cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng về SEO, nghiêm túc ứng dụng hiểu biết và cách thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện

tử

1.3.3 Kỹ năng sử dụng tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm của đội ngũ sáng tạo tác phẩm báo điện tử

Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử không chỉ là nhiệm

vụ của bộ phận kỹ thuật hệ thống hay của bộ phận chuyên trách về SEO, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm phải được thực hiện từ khâu sáng tạo tác phẩm Đội ngũ sáng tạo tác phẩm báo điện tử cần phải thực hiện tối ưu ngay từ khi tiến hành sáng tạo các tác phẩm để đảm bảo các thành phần trong tác phẩm Báo điện tử phù hợp với công cụ tìm kiếm Google Đây thực ra là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho tác phẩm báo điện tử vì công cụ tìm kiếm Google sẽ không chỉ căn cứ vào các kỹ thuật SEO được thực hiện trên hệ thống phần mềm mà Google còn căn cứ vào nội dung các bài viết và cách thức xử lý các thành phần trong tác phẩm

Dù đội ngũ sáng tạo tác phẩm Báo điện tử có nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho báo điện tử và việc tối ưu hóa không được tiến hành trong thực tế và sẽ không đem lại bất kỳ hiệu quả nào

Do đó, việc đội ngũ sáng tạo tác phẩm Báo điện tử thuần thục các thao tác,

Trang 39

cách thức SEO và biến nó thành một kỹ năng là nhân tố không thể thiếu trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google cho tác phẩm Báo điện tử

Trong các cơ quan báo điện tử, việc thực hiện tối ưu cho báo điện tử cần được thực hiện đồng đều, tránh tình trạng có tác phẩm được tối ưu, có tác phẩm thì lại không được tối ưu, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc xếp hạng của trang báo điện tử

1.4 Cách thức ứng dụng SEO cho báo điện tử

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google, trong vài năm trở lại đây, một số báo điện tử bắt đầu ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google đối với tác phẩm Dựa trên các nguyên tắc viết cho Báo điện tử và cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Goole, các báo điện tử đã áp dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google nhằm gia tăng chất lượng, hiệu quả của tác phẩm, thu hút công chúng, tăng lượng truy cập

Trong 8 bước của quy trình sáng tạo tác phẩm báo điện tử, yếu tố SEO cho tác phẩm báo điện tử được đưa vào ở bước 6, là bước thực hiện sáng tạo tác phẩm báo điện tử

Theo tìm hiểu của tác giả luận văn cũng như dựa trên một số tài liệu về SEO, tác giả luận văn xin đưa ra những cách thức cơ bản tác phẩm Báo điện

tử ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google như sau:

- Lựa chọn từ khóa

- Tối ưu hóa nội dung tác phẩm Báo điện tử

- Quảng bá tác phẩm Báo điện tử

1.4.1 Lựa chọn từ khoá

Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ dùng để thể hiện, nhấn mạnh nội dung quan trọng mà tác phẩm Báo điện tử đề cập Từ khóa là một từ hay một cụm từ mà người dùng công cụ tìm kiếm sử dụng để tìm ra thông tin cần thiết, trong đó có các tác phẩm Báo điện tử

Trang 40

Google xác định mức độ liên quan của trang web với từ khóa tìm kiếm bằng cách xem xét xem nội dung trang web có chứa từ khóa hay không, tần suất xuất hiện của từ khóa trong văn bản và những từ trong nội dung trang web có liên quan đến từ khóa tìm kiếm Do đó, để tăng độ liên quan của trang web tới từ khóa, cần xác định chính xác từ khóa và chèn từ khóa một cách hợp lý vào những vị trí quan trọng của tác phẩm Báo điện tử Việc xác định từ khóa đóng vai trò to lớn vì nó sẽ giúp định vị được nội dung chủ yếu của tác phẩm đồng thời giúp tác phẩm xuất hiện ở những vị trí đầu của bảng kết quả tìm kiếm

Đầu tiên cần xác định từ khóa chính Đây là từ khóa giúp tác phẩm Báo điện tử nằm ở đầu trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm Google Việc xác định từ khóa chính cho một tác phẩm Báo điện tử không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi cùng một nội dung có thể có nhiều cách chọn từ khóa Thậm chí có nhiều tác phẩm Báo điện tử có từ khóa chính giống nhau Nhà báo có thể lựa chọn từ khóa chính bằng kinh nghiệm, độ nhạy cảm, thói quen hoặc bằng các công cụ hỗ trợ Bên cạnh từ khóa chính, nhà báo có thể xác định thêm các từ khóa liên quan Để xác định từ khóa, nhà báo cũng có thể sử dụng những công cụ tìm kiếm từ khóa như: Google Từ khóa Planner, Google Trends, WordTracker.com, Google Suggets

Lựa chọn từ khóa tốt, đặt đúng chỗ trong tác phẩm sẽ đem lại hiệu quả cao khi SEO Cần rải rác từ khóa trong tác phẩm ở mọi thành phần của bài viết: tít, sapô, chính văn Một bài báo chỉ sử dụng từ khóa trong tít sẽ yếu hơn khi công cụ tìm kiếm tiến hành tìm kiếm “Dù là do thiết kế hay ngẫu nhiên,

cách công cụ tìm kiếm tiếp cận, đánh giá tác phẩm cũng tương tự như cách công chúng đọc Báo điện tử: đầu tiên là tít, tiếp đến là sapô, rồi đến hai đoạn văn bản đầu tiên.” [56, tr.21] Google sẽ biết được liệu nội dung tác phẩm có

phù hợp với truy vấn tìm kiếm hay không, mức độ liên quan tới đâu, cũng

Ngày đăng: 12/09/2016, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frank Bass (2007), Hướng dẫn tìm kiếm trên internet và viết báo của hang thông tấn AP, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tìm kiếm trên internet và viết báo của hang thông tấn AP
Tác giả: Frank Bass
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2007
2. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2008
3. Bộ thông tin và Truyền Thông (2013), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2013, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2013
Tác giả: Bộ thông tin và Truyền Thông
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
4. Cimigo (2010), Báo cáo NetCitizens Việt Nam: Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam, www.cimigo.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo NetCitizens Việt Nam: Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam
Tác giả: Cimigo
Năm: 2010
5. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương (2013), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2013, www.vecita.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2013
Tác giả: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương
Năm: 2013
6. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2002
7. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và đào tạo báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2010
8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền thông hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2011
9. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2012
10. Nguyễn Văn Dững (chủ biên, 2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
11. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2011
12. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo điện tử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo điện tử
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
13. The Missouri Group (2009), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà báo hiện đại
Tác giả: The Missouri Group
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2009
14. Trần Dzĩ Hạ (2005), Thuật làm báo, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật làm báo
Tác giả: Trần Dzĩ Hạ
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
15. Vũ Kim Hải (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thủ thuật làm báo điện tử
Tác giả: Vũ Kim Hải
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2006
16. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2012
17. Jack Hart (2007), Huấn luyện viên của người viết báo, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện viên của người viết báo
Tác giả: Jack Hart
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2007
18. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, HV Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam
Tác giả: Hà Thu Hương
Năm: 2002
20. Jean – Lucmartin – Lagardette (2006), Hướng dẫn cách viết báo, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn cách viết báo
Tác giả: Jean – Lucmartin – Lagardette
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2006
21. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2008), Đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội
Tác giả: Kỷ yếu hội thảo khoa học
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w