1. Trang chủ
  2. » Tất cả

6. KE HOACH GD DAO DUC HS 2011-2012 c

9 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 77 KB

Nội dung

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS ĐÔNG LỖ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 07 / KHLĐ Đông lỗ, ngày 30 tháng 9 năm 2015 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2015 – 2016 Căn cứ Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 9 (4/2001) về nhiệm vụ tiếp tục năng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; Căn cứ Điều 2 Luật Giáo dục năm 2005 về mục tiêu của giáo dục phổ thông; Căn cứ theo Dự án “Giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện; Trường THCS Đông lỗ xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống năm học 2015 – 2016, cụ thể như sau: I MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ RÈN KỸ NĂNG SỐNG Giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Đông lỗ là giúp cho các em có khả năng: - Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày - Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng - Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn Tất cả đều hướng đến mục tiêu giáo dục: - Về kiến thức; - Về kỹ năng; - Về thái độ II Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG 1 Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc học các KNS để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên Đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội pức tạp trong cuộc sống Ngoài kiến thức, mỗi HS đều cần trang bị cho mình những kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát hiện của xã hội Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn Việc giáo dục đạo đức và rèn KNS cho HS cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em trên cơ sở có sự hướng dẫn của GV, không nên giáo dục theo cách áp đặt ý kiến hay suy nghĩa chủ quan của GV cũng như người lớn Rèn KNS cần được xây dựng trên những tình huống cụ thể, gắn với đời sống thực; trong một môi trường an toàn, lành mạnh để các em có thể hiểu và thực hành Rèn KNS được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người gặp phải hằng ngày Bản thân KNS có tính hành vi a Việc giáo dục đạo đức và rèn KNS cho HS THCS trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết, vì: - Những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, biến đổi khí hậu, thiên tai…)đã tạo ra một cuộc sống hiện đại, vận động không ngừng, rất khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường - Những thay đổi về tâm lý của chính bản than trẻ đang có tác động lớn đối với các em Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục KNS cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh, giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống b Những lợi ích trong giáo dục đạo đức và rèn KNS cho HS THCS Rèn KNS như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh Những người có KNS là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình - Lợi ích về cá nhân: giúp các em ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống Rút ngắn thời gian mày mò tìm hiểu, giúp các em trưởng thành sớm hơn Giúp các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khỏe của chính mình và những người khác trong cộng đồng Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai 2 - Lợi ích cho gia đình: KNS của mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập Gia đình không bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá… - Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các em thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin đa dạng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước Đồng thời giúp các em hình thành những hành vi tích cực có lợi cho sức khỏa các nhân, do đó có những hành vi xã hội tích cực góp phần làm giảm các tỷ lệ: có thai sớm, lạm dụng tình dục, uống rượu hút thuốc lá, sử dụng ma túy, phạm pháp trong lứa tuổi vị thành niên III NỘI DUNG THỰC HIỆN 1 Nội dung giáo dục: 1.1 Giáo dục nền nếp ý thức kỷ luật: - Đi học đúng giờ, đi đến nơi về đến chốn: Không nên đi quá sớm và cũng không được đi học muộn Không la cà dọc đường - Thời gian học sáng, chiều của từng khối lớp phải được quy định cụ thể đến từng gia đình học sinh: Cụ thể Căn cứ vào thời gian học mà PHHS chủ động đưa đón con đi học và theo dõi - Nền nếp học tập: Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, tích cực học tập, không nói chuyện riệng Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi tới lớp - Tập thể dục thường xuyên, ngay thẳng, trật tự - Các buổi chào cờ, tập trung: Nhanh chóng, trật tự, chăm chú lắng nghe - Sinh hoạt hoạt Đội và HĐGDNGLL: Thường xuyên, có nền nếp và chất lượng 2 1 Nền nếp ý thức giữ vệ sinh : - Biết giữ vệ sinh cá nhân: Ăn mặc sạch sẽ, hợp thời tiết Biết ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn Không ăn quà bánh bán rong ngoài chợ Ăn chín, uống sôi 3 - Vệ sinh chung: Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định Không ăn quà bánh và vứt rác trong phòng máy, trong phòng học, trên sân trường và nơi công cộng Đi nhẹ nói khẽ ở khu vực cầu thang, phòng học, phòng họp 3.1 ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công Bảo vệ các máy móc, trang thiết bị, bàn ghế… Tiết kiệm điện nước Chăm sóc và bảo vệ cây xanh 5 1 Đoàn kết, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ: - Cư xử quan hệ giáo tiếp: Với thầy cô, bè bạn, với khách ra vào trường học - Giáo dục truyền thống cho các em học sinh: Truyền thống nhà trương, tiểu sử thầy giáo Chu Văn An Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn - Giáo dục cho học sinh thấy được quyền và bổn phận của các em với xã hội Nhà trường, với ông bà cha mẹ và những người thân - Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông 2 Các giải pháp tiến hành - Giáo dục thông qua chương trình chính khóa- HĐGDNGLL: Đảm bảo chương trình, có nhiều hình thức tổ chức dạy học cho sinh động phong phú và đạt hiệu quả cao Quan tâm đến rèn kỹ năng sống và thực hành cho học sinh BGH quan tâm chỉ đạo, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm tiết dạy - Chương trình ngoại khóa: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các câu lạc bộ mà các em yêu thích, các chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao Các buổi giao lưu, nói chuyện về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ Tổ chức cho các em đi tham quan, tìm hiểu thực tế - Giáo dục qua các giờ chào cờ đầu tuần: Nhận xét đánh giá, tuyên dương khen thưởng Sinh hoạt theo chuyên đề, tùy tình hình cụ thể - Giáo dục truyền thống nhà trường cho các em học sinh 4 - Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm, nêu cao vai trò kỷ cương tình thương trách nhiệm Các buổi sinh hoạt hội đồng dành thời gian thích đáng cho công tác chủ nhiệm - Xây dựng quy chế, nội quy giáo viên, học sinh - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng - Làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt - Thương xuyên liên hệ với gia đình, kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục Nhà trường- gia đình - xã hội - Phát động phong trào giúp bạn vượt khó, xây dựng đôi bạn cùng tiến - Thường xuyên kết hợp với đoàn Đội để giáo dục đạo đức và rèn kỹ năng sống cho học sinh - Tổ chức 2 lớp trở lên nói chuyện về các chuyên đề rèn ký năng sống cho học sinh Trên đây là kế hoạch giáo dục đạo đức, rèn ký năng sống học sinh trong năm học 2015-2016 của liên đội THCS Đức Thắng Đề nghị các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện có những gì vướng mắc thông báo ban Giám Hiệu cùng phối hợp với GVCN, các đoàn thể, chính quyền địa phương cùng giải quyết./ NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH Tổng phụ trách DUYỆT CỦA BGH Hiệu trưởng Phạm Bá Đức Ngọ văn An Nơi nhận - Phòng GD-ĐT (B/c) - HĐĐ huyện (B/c) - BGH (B/c) - GV &HS (T/h) - Lưu; 5 Tài liệu tham khảo 5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” (GD&TĐ) - Ninh Thuận vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT của liên Bộ GD&ĐT – Bộ Công an và tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị về bảo vệ an ninh trật tư trong trường học và cơ sở giáo dục (GD) của tỉnh Trong các tham luận tại Hội nghị thì sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Nguyễn Đức Vũ trường THPT Tháp Chàm đề xuất sáng kiến GD học sinh “chưa ngoan” với 5 quy tắc cơ bản và khi giáo viên chủ nhiệm áp dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực Mặt khác, sáng kiến này cũng có thể áp dụng cho cả gia đình và các tổ chức khác trong quá trình phối hợp giáo dục học sinh đã mang lại những thành công nhất định: số học sinh “chưa ngoan” và số vụ đánh nhau gây mất trật tự an ninh trường học đã giảm nhiều cả về số lần và mức độ nghiêm trọng Phần lớn những ai quan tâm đến sự nghiệp GD đều luôn tự hỏi: công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường được xuyên suốt từ bé đến lớn Bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, Tiểu học là môn đạo đức, tới Trung học là môn giáo dục công dân Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên đang là sự lo lắng, bức xúc của xã hội? Hy vọng 5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” này sẽ là kênh thông tin giúp giáo viên, phụ huynh, các nhà quản lý GD tham khảo nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật của HS, SV: 1 Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác) 1.1 Hiểu rõ: - Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp - Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em 6 1.2 Hợp tác: - Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt * Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm 2 Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát) 2.1 Quan tâm: - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc) 2.2 Quan sát: - Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi 7 phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em 3 Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu) 3.1 Nghiêm khắc: - Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan” Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em) Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng 3.2 Ngọt dịu: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao 4 Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng) 4.1 Động viên: - Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim” - Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể - Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập 4.2 Định hướng: 8 - Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích 5 Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững 9 ... th? ?c ch? ?c “người kỹ sư tâm hồn” c? ?ch xứng đáng Với quy t? ?c nêu hy vọng c? ?ng t? ?c giáo d? ?c h? ?c sinh “chưa ngoan” c? ? bư? ?c chuyển biến Tuy nhiên vi? ?c giáo d? ?c nhân c? ?ch cho h? ?c sinh thành c? ?ng sớm chiều,... khích c? ? vai trị quan trọng H? ?c sinh “chưa ngoan” đa số em c? ? h? ?c l? ?c yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha đến h? ?c tập, hay nói c? ?ch kh? ?c, khơng c? ? động c? ?, ý th? ?c h? ?c tập Chính giáo viên chủ... d? ?c đạo đ? ?c rèn kỹ sống cho h? ?c sinh - Tổ ch? ?c lớp trở lên nói chuyện chuyên đề rèn ký sống cho h? ?c sinh Trên kế hoạch giáo d? ?c đạo đ? ?c, rèn ký sống h? ?c sinh năm h? ?c 2015-2016 liên đội THCS Đức

Ngày đăng: 10/09/2016, 09:07

w