LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức dạy học ngoại khóa về hiện tượng căng mặt ngoài Vật lí 10 THPT” hoàn thành là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công b
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2Bô GIÁO DUC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Xuân Quý
HÀ NỘI, 2016
ti [ f
Trang 3LỜI CẢM ƠNTrong quá ưình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sựquan tâm và giúp đỡ rất lớn từ quý Thầy cô, đồng nghiệp và gia đình Tôi xin bày tỏlòng biết ơn chân thành của mình đến:
Thầy TS Dương Xuân Quý - người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn, đãrất tận tình chỉ dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Quý Thầy cô trong khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng sauĐại học, quý Thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường và nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Ban Giám hiệu, quý Thầy cô, đồng nghiệp trường trung học phổ thông LạngGiang số 3 đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Quý Thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và có những nhậnxét, góp ý quý giá về luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã sát cánh, động viên và giúp đỡtôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Hằng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức dạy học ngoại khóa về hiện tượng căng
mặt ngoài Vật lí 10 THPT” hoàn thành là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi
và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đứcnghiên cứu; các két quả trong luận văn là két quả nghiên cứu, khảo sát riêng của cánhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫntường minh, theo đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính ưung thực của số liệu và các nộidung khác trong luận văn của mình
Hà Nội, tháng 7 năm 2016Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Hằng
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 1
CHƯƠNG lj_cơ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 6
1.1 Dạy học ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông 6
1.1.1 Vị trí, tác dụng của dạy học ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông 7
1.1.2 Các đặc điểm của dạy học ngoại khóa vật lí 8
1.1.3 Nội dung ngoại khóa vật lí 9
1.1.4 Các hình thức ngoại khóa vật lí 9
1.1.5 Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí 15
1.1.6 Quy trình tô chức hoạt động ngoại khóa vật lí 16
1.1.7 Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên trong tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí 18
1.2 Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 19 1.2.1 Các đặc điểm cở bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản 19
1.2.2 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 20
1.2.3 Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 21 1.2.4 Thí nghiệm vật lí (TNVL) ở nhà của học sinh 22
Trang 61.3 Tính tích cực học tập của học sinh 23
1.3.1 Khái niệm tính tích cực trong học tập 231.3.2 Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập 241.3.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập 251.3.4 Các biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong dạy học ngoại khóa 261.4 Năng lực thực nghiệm trong học tập của học sinh 27
1.4.1 Khái niệm năng lực thực nghiệm 271.4.2 Các biểu hiện của năng lực thựcnghiệm trong học tập 281.4.3 Các biện pháp tăng cườngnăng lựcthực nghiệm của HS trong hoạt độngngoại khóa 291.5 Kết luận chương 1 34CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY CHỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ BÀI “CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ
MẶT CỦA CHẤT LỎNG” CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT 352.1 Các mục tiêu dạy học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” Vật lí 10 THPT 35
2.1.1 Mục tiêu về kiến thức 352.1.2 Mục tiêu về kỹ năng 352.1.3 Mục tiêu phát triển thái độ 362.2 Các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học bài “Các hiện tượng bề mặt của
2.3 Thực tiễn dạy và học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” hiện nay ở lớp 10
THPT thuộc một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 382.3.1 Mục đích điều tra 382.3.2 Phương pháp điều tra 392.3.3 Kết quả điều ưa 39
Trang 72.4 Xây dựng quy trình dạy học ngoại khóa bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” ở
lớp 10 THPT
2.4.1 Ý
định sư phạm chung khi xây dựng quy trinh tổ chức DHNK 45
2.4.2 Mục tiêu của dạy học ngoại khóa về “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” 46
lỏng” 47
2.4.4 Các thí nghiệm mà giáo viên đã nghiên cứu, chế tạo về “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” 51
2.4.5 Quy trình dạy học ngoại khóa bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” ở lớp 10 THPT 67
CHƯƠNG 3:_THựC NGHIỆM SƯ PHẠM 78
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 78
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 78
3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 78
3.4 Phương pháp thực nghiệm 78
3.5 Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm 79
3.6 Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 88
3.6.1 Đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập 88
3.6.2 Đánh giá tính tích cực, năng lực thực nghiệm của HS trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa 90
3.8 Kết luận chương 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả học tập của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP 92
Bảng 3.2 Bảng phân bố tần số điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 94
Bảng 3.3 Bảng phân bố tàn suất điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 96
Bảng 3.4 Bảng phân bố tàn suất tích lũy điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 97
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 99
Bảng 3.5 Bảng thống kê toán học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 100
Bảng 3.6: Các chỉ số thống kê thu được 101
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN, ĐC trước khi TNSP 93
Biểu đồ 3.2 Phân bố tần số điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 95
Biểu đồ 3.3 Phân bố tần suất điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 97 Biểu đồ 3.4 Phân bố tần suất tích lũy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 99
Trang 10Đe đáp ứng nhu cầu đó, ngành giáo dục Việt Nam cần đổi mới toàn diện Do vậytháng 10/2013, Hội nghị Trung ương 8 đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về giáodục đã khẳng định: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý cáchoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ”
Điều 28 luật giáo dục cũng quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từngmôn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui hứng thú cho hoc sinh”
Đối với môn học Vật lí có nhiều phương pháp dạy học có thể phát huy được tínhtích cực và tăng cường năng lực thực nghiệm của học sinh Trong đó có thể kể đếnviệc tổ chức dạy học ngoại khóa
Dạy học ngoại khóa là một hoạt động giáo dục cơ bản ngoài giờ học chính thức,được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen
Trang 11kẽ với chương trình dạy học và diễn ra suốt năm học Hoạt động ngoại khóa giúp HSbiết coi tri thức vừa là mục đích nâng cao nhận thức, vừa là phương tiện để vận dụnggiải quyết các vấn đề thực tiễn; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp;biết nắm bắt những định hướng chính trị xã hội Từ đó, rèn luyện cho mình những kĩnăng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống hợp tác, giao tiếp hiệu quả
Trong nhà trường phổ thông môn Vật lí gắn liền với đời sống nên việc dạy họcVật lí càn làm cho học sinh có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức khoa họcvào thực tiễn đời sống Bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” Vật lí 10 có nhiềuhiện tượng liên quan đến thưc tiễn và có những thí nghiệm đơn giản, có thể tự chế tạođược hoặc khai thác từ những vật dụng, thiết bị có sẵn trong thực tế Nhưng qua tìmhiểu, chúng tôi nhận thấy các giáo viên chưa khai thác và sử dụng có thí nghiệm đótrong giảng dạy Có giáo viên sử dụng các thí nghiệm này toong dạy học nhưng chưanghiên cứu để đưa thí nghiệm vào giảng dạy theo hướng tổ chức hoạt động nhận thứccho học sinh nên học sinh không có cơ hội rèn luyện các kỹ năng, các thao tác làm thínghiệm, cũng như không được hình thành kiến thức một cách đúng đắn, hay khôngtạo được sự hứng thú, tích cực trong học tập cũng như không phát triển được năng lựcthực nghiệm
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VỀ HIỆN TƯỢNG CĂNG MẶT NGOÀI VẬT LÍ 10 THPT
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu nội dung khoa học và các thí nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoàicủa chất lỏng trong chương trình vật lí lớp 10 để xây dựng chuyên đề dạy học ngoạikhóa nhằm phát huy tính tích cực và tăng cường năng lực thực nghiệm của học sinh
3 Giả thuyết khoa học của đề tài:
Neu xây dựng được kiến thức dạy học ngoại khóa về “Các hiện tượng bề mặt củachất lỏng” trong chương trình vật lí 10 THPT trong đó có sử dụng các thí
Trang 12nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoài thì sẽ góp phần nâng cao tính tích cực và tăngcường năng lực thực nghiệm của học sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài:
Quá trình tổ chức dạy học ngoại khóa bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”Vật lí 10
Một số DCTN bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” Vật lí 10
Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí lớp 10 cho học sinh trường THPT Lạng Giang số 3 - Bắc Giang
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi xác định các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, đặc biệt là các biểu hiện của tính tích cực và nănglực thực nghiệm của HS trong hoạt động dạy học
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học ngoại khóa, đặc biệt làdạy học ngoại khóa môn vât lí, vào việc góp phần phát huy tính tích cực và tăngcường năng lực thực nghiệm của HS
- Tìm hiểu mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần đạtđược khi học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” Trên cơ sở đó, thử nghiệmchế tạo được các DCTN đơn giản về hiện tượng căng mặt ngoài
- Tìm hiểu thực tế dạy học bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” ởtrường THPT Lạng Giang số 3 - Bắc Giang, đặc biệt là các khó khăn, sai làm mà HSthường mắc phải để căn cứ vào đó đề ra ké hoạch DHNK nhằm khắc phục những hạnchế đó
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính khả thi của tiến trình ngoạikhóa đã xây dựng và bước đầu đánh giá hiệu quả của dạy học ngoại khóa về nội dungkiến thức “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”
Trang 136 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu đề tài, tôi lựa chọn sử dụng phối hợp cácphương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách nhà nước cùng với các chỉ thịcủa Bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề vận đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ởtrường phổ thông
+ Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, giáo dục học, tự học,các luận văn liên quan đến vấn đề DHNK trong dạy học Vật lí
+ Nghiên cứu SGK, SGV, SBT và các sách tham khảo khác
- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng:
+ Thực hiện các điều tra thăm dò ý kiến thực tế của giáo viên đang giảng dạybằng phiếu thăm dò ý kiến để có thông tin về dạy học hiện nay
+ Thực hiện các điều tra thăm dò ý kiến và thu thập thông tin thực tế từ cảmnhận thực của học sinh về dạy học ngoại khóa
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra
- Phương pháp thống kê toán học:
+ Tổng hợp các dữ liệu điều tra để có những thông tin về thực trạng dạy và học.+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích các số liệu thực nghiệm
7 Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ hơn cở sở lí luận của dạy học ngoại khóa vật lí tại trường
THPT
Trang 14- Có thể bổ sung làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho các GV THPT trongquá trình dạy học Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí THPT.
8 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về việc tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí ở trường THPT
- Chương 2: Tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” cho học sinh lớp 10 THPT
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Dạy học ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông.
* Khái niệm về dạy học ngoại khóa: Dạy học ngoại khóa là một trong những hoạtđộng giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợcho giáo dục chính khóa (nội khóa), được tổ chức có kế hoạch và phương hướng xácđịnh, được tiến hành trên tinh thần tự nguyện của HS dưới sự hướng dẫn của GV.Nội dung ngoại khóa rất phong phú và đa dạng, nhờ đó các kiến thức tiếp thuđược trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực té, đồng thời có tácdụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa Khi HĐNK, HS có thể tham quan học tập,
tổ chức thảo luận theo chuyên đề, tổ chức các buổi dạ hội từ đó bổ sung và mở rộngkiến thức vật lí, góp phàn phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu
và sáng tạo của HS [1]
Do đặc trưng của bộ môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm nhưng lâu nay việcdạy môn học này ở các trường học vẫn thường mang tính hàn lâm nặng về trang bịkiến thức lí thuyết HS học cũng chủ yếu để phục vụ thi, ít đi sâu tìm hiểu bản chấtcủa hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống Vì vậy,nội dung HĐNK cần phải bổ sung kiến thức nội khóa, củng cố, đào sâu, mở rộng hợp
lí các kiến thức trong chương trình vật lí, bổ sung những kiến thức lí thuyết, kỹ năngthực hành, giới thiệu các ứng dụng kĩ thuật vật lí trong khoa học và kỹ thuật hoặckhắc phục những sai làm mà HS thường mắc phải khi học nội khóa; giúp cho HS hiểu
rõ, biết liên kết và khái quát hóa những kiến thức được hình thảnh một cách rời rạc.HĐNK làm cho HS cảm thấy hứng thú, yêu thích môn học và giúp HS rèn luyện khảnăng phân tích và giải quyết vấn đề Việc tham gia HĐNK sẽ giúp HS phát triển tínhđộc lập, tăng khả năng tư duy và tăng cường năng lực thực nghiệm của HS từ đó gópphần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lí
Trang 161.1.1 Vị trí, tác dụng của dạy học ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tồ chức dạy học vật lí ở trường phổ thông.
1.1.1.1 Vị trí của dạy học ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức
dạy học ở trường phổ thông.
Nhà trường phổ thông có ba hình thức tổ chức đào tạo là: dạy học trên lớp, giáodục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề và công tác giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động rộng rãi trong các lĩnhvực: Xã hội - chính trị, văn hóa - khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao, quốc phòng.Công tác ngoại khóa nói chung và công tác ngoại khóa vật lí nói riêng thuộc lĩnh vựcthứ hai của toàn bộ công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
[4]
1.1.1.2 Tác dụng cửa dạy học ngoại khóa vật lí [1 ], [4].
Để hoàn thành tốt mục tiêu dạy học vật lí, GV cần có sự phối hợp hợp lí cácHĐNK bên cạnh các giờ học chính khóa Ngoại khóa vật lí là một công tác hỗ trợ choviệc nâng cao chất lượng giảng dạy và sự yêu thích bộ môn vật lí, đặc biệt là tăngcường năng lực thực nghiệm cho học sinh, hình thành thái độ học tập tích cực Ngoạikhóa vật lí là phương tiện để phát hiện, phát huy năng lực, năng khiếu của học sinh,làm tăng hứng thú của học sinh về một hoạt động, kiến thức, lĩnh vực nào đó Ngoạikhóa vật lí có tác dụng:
* Tác dụng giáo dục nhận thức: Giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức
đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn
đề thực tiễn đời sống đặt ra, theo phương châm học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liềnvới thực tiễn
* Tác dụng rèn luyện kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng tự quản, tổ chức, điềukhiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp, chếtạo dụng cụ và làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề
Trang 17* Tác dụng giáo dục tinh thần thái độ: Tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểubiết, muốn hoạt động của HS, lôi cuốn HS tự giác tham gia nhiệt tình vào các hoạtđộng, phát huy tính tích cực, tự lực và tăng cường khả năng thực nghiệm
* Tác dụng rèn luyện năng lực: Rèn luyện năng lực cho HS như năng lực tư duy,năng lực sáng tạo, năng lực thực nghiệm
* Tác dụng giáo dục đạo đức: Ngoài ra DHNK còn góp phần giáo dục đạo đức, lốisống, tư tưởng, tình cảm cho HS
Trên cơ sở tham gia các hoạt động ngoại khoá HS sẽ nảy nở tình cảm nghềnghiệp, bước đầu có ý thức thiên hướng của mình về nghề nghiệp mà mình sẽ chọntrong tương lai
1.1.2 Các đặc điểm của dạy học ngoại khóa vật lí.
- Việc tổ chức HĐNK dựa trên tính tự nguyện tham gia của HS và có sự hướngdẫn của GV Trên cơ sở đó, HS sẽ yêu thích công việc, hoạt động tích cực, có hiệuquả và phát triển được năng lực của mình
- Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể làtập thể đông người Trong điều kiện cho phép có thể huy động HS toàn trường thamgia, không phân biệt ữình độ HS
- Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịchhoạt động cụ thể và thời gian thực hiện
- Ket quả HĐNK của HS không đánh giá bằng điểm như đánh giá két quả học tậpnội khóa
- Việc đánh giá kết quả của HĐNK vật lý thông qua sản phẩm mà HS có được,thông qua sự tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình tham gia hoạt động và sự đánhgiá này phải công khai, kết quả của học sinh phải được kích lệ kịp thời
- Nội dung và hình thức tổ chức HĐNK phải đa dạng, mềm dẻo, hấp dẫn để lôicuốn được nhiều học sinh tham gia [1], [12]
Trang 181.1.3 Nội dung ngoại khóa vật lí
- HS đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ thuật
- HS nghiên cứu những lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kĩ thuậtđiện, kĩ thuật vô tuyến, kĩ thuật chụp ảnh
- HS nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ, làm thí nghiệm vật lí,nghiên cứu những ứng dụng của vật lí trong cuộc sống
Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức HĐNK vật lí, GV phải dựa vào một số yếu
tố, đó là:
- Mục tiêu của HĐNK vật lí
- Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứngdụng trong thực tiễn
- Nội dung DHNK phải hấp dẫn để thu hút HS tự nguyện tham gia
- Cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức, hình thức tổ chức HĐNK [1]
Căn cứ vào các hướng có thể tổ chức HĐNK vật lí như trên và thực tế giảng dạy ởtrường THPT hiện nay, chúng tôi lựa chọn nội dung HĐNK về bài “Các hiện tượng
bề mặt của chất lỏng” (SGK vật lí 10) như sau:
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thiết kế chế tạo các dụng cụ đơn giản, tiếnhành một số thí nghiệm đơn giản, tìm hiểu kiến thức vật lí liên quan tới nội dung kiếnthức của bài
- Tổ chức một buổi để HS báo cáo két quả thực hiện các nhiệm vụ được giaokét hợp với thi tài hiểu biết về vật lí
1.1.4 Các hình thức ngoại khóa vật lí.
1.1.4.1 Dựa vào sổ lượng học sinh tham gia ngoại khóa.
a) Hoạt động ngoại khóa theo các nhóm
Trang 19Dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn vật lí: các kiến thức vật lí không khó nhưngbiểu hiện khá phức tạp trong thực tế và các kiến thức được xây dựng chủ yếu bằngcon đường thực nghiệm Cho nên tổ chức ngoại khóa về vật lí nên lựa chọn nhiều nộidung liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm Để HĐNK về vật lí có liên quan nhiềuđến thí nghiệm thành công thì hình thức tổ chức HĐNK theo nhóm là ưu việt nhất.Hình thức này vừa đảm bảo cho quá trình thiết kế, chế tạo và tiến hành thí nghiệmdiễn ra nhanh, có chất lượng vừa tạo điều kiện cho HS tự học hỏi lẫn nhau và rènluyện kĩ năng làm việc theo nhổm
Các nguyên tắc tổ chức nhóm ngoại khoá để HĐNK có hiệu quả tốt:
- Phải dựa trên tinh thần tự nguyện, hứng thú của HS, HS phải được lựa chọn lĩnhvực kiến thức yêu thích để thiết kế, chế tạo thí nghiệm
- Nhóm ngoại khoá không nên quá đông (nên từ 3 => 7 HS) và phải xây dựngđược hạt nhân của nhóm Hạt nhân của nhóm phải thích thú và có sự nhiệt tình caovới đề tài mà nhóm đang theo đuổi, đồng thời cũng phải có khả năng đoàn kết vớithành viên khác trong nhổm
- Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
và phát triển sự hứng thú và tích cực của nhóm
- Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, nhưng không tuỳ tiện
Nội dung của nhóm ngoại khóa: Tùy theo nội dung hoạt động của nhóm ngoạikhóa có thể phân loại thành nhóm “Vật lí lý thuyết”, nhóm “Ché tạo dụng cụ thínghiệm vật lí”, nhóm “Vật lí kĩ thuật”
- Nhóm “Vật lí lý thuyết”
+ Nhóm này đi sâu vào tìm hiểu và sưu tầm các tài liệu xoay quanh vấn đề đanghọc hoặc các vấn đề đang được quan tâm nhằm giúp cho các thành viên trong lớphiểu sâu hơn kiến thức được học Đồng thời nghiên cứu, giải thích các hiện tượng màtrong hoàn cảnh hạn ché của thời gian trên lớp mà GV không thể đi sâu được
Trang 20+ Nhóm có thể phụ trách công việc ra báo tường hoặc tập san vật lí của trường,nội dung hoạt động của nhóm ngoại khóa này phải mới so với nội khóa, không đơnthuần là sưu tập các thông tin đã có trong SGK hoặc sách bài tập
+ Trong quá trình thực hiện đề tài, GV cần lưu ý tới sự hứng thú của HS theohướng tìm hiểu, nghiên cứu mà các em đã chọn để đảm bảo cho đề tài được thànhcông, đúng tiến độ và cung cấp được những sản phẩm có chất lượng
- Nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí”
+ Do đặc thù của môn học cho nên hình thức nhóm ngoại khóa “Ché tạo dụng cụthí nghiệm vật lí” là phổ biến nhất trong công tác ngoại khóa vật lí
+ Tại các trường phổ thông hiện nay đã được trang bị các dụng cụ thí nghiệm phục
vụ cho giờ học thực hành của HS Tuy nhiên, số lượng các thí nghiệm còn hạn chế,đặc biệt là các thí nghiệm có liên quan đến các ứng dụng vật lí của kĩ thuật Để có thểphát huy tính tích cực của HS và tăng cường được năng lực thực nghiệm của các emthì việc phải ché tạo thêm các dụng cụ thí nghiệm là rất càn thiết
+ GV cũng càn lưu giữ các hình ảnh hoạt động và sản phẩm của nhóm trongphòng thí nghiệm của nhà trường để giáo dục và làm gương cho các thế hệ sau
- Nhóm “Vật lí kĩ thuật”
+ Hình thức HĐNK với nội dung liên quan đến các ứng dụng của vật lí trong kĩthuật cũng được nhiều học sinh tham gia, dễ hứng thú, đồng thời có tác dụng giáo dục
kĩ thuật trực tiếp do đó cần phải được đề cao và khuyến khích
+ Nhóm ngoại khóa này có thể hoạt động theo nhiều hướng, với tên gọi phong phú
và hấp dẫn Những nhóm ngoại khóa này mang nhiều tính chất thực hành chuyên mônhơn nhóm “Ché tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí” nhưng hoạt động của nhóm vẫn phảigắn liền với hai mặt lí thuyết và thực hành
b) Hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng rộng rãi
Trang 21HĐNK này thường là két quả của quá trình hoạt động của nhóm vật lí CácHĐNK vật lí có các hình thức tổ chức như: Hội vui vật lí; Triển lãm; Báo tường vềvật lí
- Hội vui vật lí là một hình thức ngoại khóa dễ phổ biến, lôi cuốn được đông đảo
HS tham gia, tạo ra được khí thế trong học tập và nghiên cứu Hội vui có thể tổ chứctheo từng chuyên đề hoặc theo khối lớp Chẳng hạn: hội vui cơ học; hội vui về nhiệthọc; hội vui về điện học; hội vui về quang học
- Triển lãm về vật lí ở trường phổ thông có thể tổ chức nhân ngày lễ của trườnghoặc dịp tổng kết một kì học hoặc cuối năm học
- Báo tường về vật lí là một hình thức hoạt động ngoại khóa khá hấp dẫn, dễ tổchức, lôi cuốn được đông đảo HS tham gia, không phân biệt trình độ HS nhiều
1.1.4.2 Dựa vào cách thức tổ chức cho học sinh tham gia ngoại khóa.
a) Tham quan các công trình kĩ thuật vật lí
Tham quan các công trình kĩ thuật ứng dụng kiến thức vật lí đã học là một hìnhthức tổ chức dạy học trong thực tế, quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của
GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng, qui trình cần tìm hiểutrong nội dung dạy học
Tác dụng của việc tham quan :
- Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp HS yêu quý côngviệc, có nhận thức đúng đắn về lao động
- Nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp tư liệuthu thập Kích thích sự tìm tòi sáng tạo của HS
- Góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS
Khi tổ chức tham quan ngoại khóa, cần chú ý :
- Liên hệ và thống nhất với cơ sở tham quan về mục đích tham quan, nội dunghướng dẫn tham quan
Trang 22- Dặn dò, sinh hoạt với HS về việc giữ trật tự kỷ luật, giữ vệ sinh và an toàn khi
đi tham quan
- Cần tránh để xảy ra tình trạng biến tham quan ngoại khóa học tập thành mộtbuổi tham quan đơn thuần
bị cho các em những kĩ năng cần thiết để vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hộic) Hội thi vật lí
Hội thi vật lí là nơi để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình,khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong họctập Qui mô, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi phụ thuộc vào mục đích,yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi Một số hình thức của hội thi vật lí:Thi trả lời nhanh; Thi giải thích hiện tượng; Thi giải bài tập; Thi giải ô chữ; Thi thựchành, làm thí nghiệm, ché tạo dụng cụ thí nghiệm; Thi chơi một số trò chơi có sửdụng kiến thức vật lí
Các bước tổ chức hội thi gồm:
- Chọn chủ đề cho hội thi, thành lập ban tổ chức
- Dự thảo ké hoạch tổ chức, đề ra mục tiêu, nội dung và đối tượng dự thi Xâydựng quy ché, thang điểm và chỉ tiêu khen thưởng Thời gian và địa điểm tổchức Kinh phí tổ chức (nguồn thu và phân bổ chi phí cho các hoạt động)
- Đồ xuất dự thảo với Ban Giám Hiệu nhà trường, bàn bạc thảo luận, góp ý hoànthiện ké hoạch
Trang 23- Chuẩn bị kỹ hệ thống âm thanh, ánh sáng và các phương tiện kỹ thuật.
1.1.4.3 Dưa vào cách thức tham gia hoat đông ngoai khóa của hoc sinh.
HS đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật, hình thức này có thể tổ chức trong một lớp học
GV tạo điều kiện cho các em trình bày những thông tin mà các em đã đọc về các lĩnhvực vật lí nhằm mục đích cung cấp thông tin, mở rộng hiểu biết cho các HS còn lạitrong lớp học
HS tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí có thể nghiên cứu thêm
về một số kiến thức còn khó hiểu, trừu tượng mà giờ học nội khóa không có thời gian
để tìm hiểu Bên cạnh đó, HS có thể tự tạo thí nghiệm để minh họa; HS biểu diễn thínghiệm hoặc giới thiệu sản phẩm vật lí ché tạo được
HS tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo đượchoặc làm báo tường hoặc tập san về vật lí: hình thức này ít được học sinh áp dụng vìkhông gây hứng thú, nó chỉ được thực hiện nếu GV yêu cầu
Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình kỹ thuật: hình thứcnày thu hút được nhiều HS tham gia vì học sinh lứa tuổi này rất thích tự thể hiện mình
và thích khám phá những điều mới lạ so với những kiến thức thuần túy trong giờ họcnội khóa
Luyện tập giải các bài tập vật lí: Việc tổ chức cho HS giải bài tập vật lí là hìnhthức rất hay, giúp cho HS tìm tòi phương pháp giải toán mới và đưa ra một số bàitoán lạ Hoạt động này rất thiết thực góp phần làm tăng hiệu quả học tập rất rõ và dễ
Trang 24về cơ học từ những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, đơn giản Với hướng nội dung đó, chúngtôi cũng lựa chọn hình thức tổ chức HĐNK cơ bản là HS hoạt động theo nhóm Ngoài
ra để HĐNK của HS có ý nghĩa và tăng sự hứng thú của HS hơn, chúng tôi có tổ chứcmột buổi để cho các nhóm HS báo cáo sản phẩm và két hợp với hội vui vật lí
1.1.5 Phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí.
Phương pháp DHNK vật lí thường có tính mềm dẻo và nhẹ nhàng, nhưng không
hề đơn giản, nó tuỳ thuộc vào nội dung ngoại khoá, trình độ của học sinh và giáoviên Tuy nhiên, phương pháp DHNK phải dựa trên các định hướng của chiến lượcdạy học nói chung, đó là:
* Định hướng tìm tòi
Đó là kiểu hướng dẫn mà GV không chỉ ra cho học sinh một cách tường minh cáckiến thức và cách thức hoạt động cần áp dụng mà chỉ đưa ra những gợi ý mang tínhtổng quát để HS có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cáchthức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận
* Định hướng khái quát chương trình hoá
Đó là kiểu hướng dẫn mà GVcũng gợi ý cho HS tự tìm tòi nhưng sự hướng dẫnđược chương trình hóa theo các bước dự định hợp lí, theo các yêu cầu từ cao đến thấpđối với HS
* Định hướng tái tạo
Tức là GV chỉ ra một cách cụ thể các kiến thức cần huy động và cách thức hoạtđộng để sau đó HS tự chủ giải quyết nhiệm vụ
Trang 25Với mục đích và nội dung của đề tài, chúng tôi chọn kiểu định hướng cho HSkhông phải chỉ là định hướng tái tạo hay chỉ là định hướng tìm tòi mà là kiểu địnhhướng khái quát chương trình hoá Chúng tôi sẽ giao nhiệm vụ cho HS dưới dạngnhững nhiệm vụ học tập, sau đó yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm cách giảiquyết nhiệm vụ được giao Neu học sinh gặp khó khăn thì GV gợi ý thêm, cụ thể hoánhiệm vụ hơn để thu hẹp phạm vi tìm tòi, nghiên cứu và vừa sức hơn với HS
Việc hướng dẫn HĐNK khác với dạy học nội khoá ở chỗ:
- Ở nội khoá, nếu HS gặp khó khăn không trả lời được câu hỏi hoặc tình huống
mà GV đưa ra thì GV có thể ngay lập tức thu hẹp phạm vi nghiên cứu dần sao chovừa sức với HS Neu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướng dẫn của GV chuyểndần sang kiểu định hướng tái tạo, mà trước hết là kiểu định hướng angôrít để theo đó
HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Neu HS vẫn không đáp ứng được thì mới thực hiện
sự hướng dẫn tái tạo đối với mỗi hành động, thao tác đó
- Ở DHNK thì không như vậy, nếu HS gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm
vụ được giao, do có nhiều thời gian nên GV có thể cho HS về nhà suy nghĩ tiếp trongvài ngày thì có thể HS sẽ tự giải quyết được khó khăn đó Neu HS vẫn gặp khó khănthì GV sẽ gợi ý tiếp mà không sử dụng phương pháp tái tạo ngay từ đầu
1.1.6 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí.
Quy trình tổ chức DHNK vật lí có thể tuân theo các bước sau:
* Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá và đặt tên cho HĐNK
- Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế củadạy học nội khoá, đặc điểm của HS và điều kiện của GV cũng như của nhà trường đểlựa chọn chủ đề của HĐNK cần tổ chức Việc lựa chọn này phải rõ ràng để có tácdụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tự lực của HS ngay từ đầu
- Đặt tên cho HĐNK là việc làm cần thiết vì tên của nó nói lên được chủ đề, mụctiêu, nội dung, hình thức của ngoại khóa Tên HĐNK cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôicuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS Đặt tên
Trang 26cho HĐNK cần rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung, tạođược ấn tượng ban đầu cho HS
* Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá
Khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá thì GV cần:
- Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến thức; mụctiêu về kĩ năng và yêu càu về phát triển năng lực, trí tuệ; mục tiêu về thái độ, tìnhcảm
-Xây dựng nội dung cho HĐNK dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể
- Xác định hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
- Xác định các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết
- Xác định những công việc có thể cần hợp tác với cán bộ quản lí của địaphương, nhà trường,với cha mẹ HS, với các tổ chức quần chúng khác
- Xác định thời gian và địa điểm tổ chức
* Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch GV cần:
- Luôn theo dõi quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp thời,đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nộidung diễn ra không đúng kế hoạch
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như khối lớp, trường hoặc liêntrường thì GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động Đồng thời GVcũng phải là người trọng tài để tổ chức cho HS có thể tham gia tranh luận hay bảo vệ
ý kiến của mình về những nội dung hoạt động ngoại khoá
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như trong tổ, nhóm, một lớp thìcần để cho HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, GVchỉ có vai trò hướng dẫn khi HS gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được
Trang 27- Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì GV phải đánh giá, rút kinhnghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp cho hợp lí để tổ chứcnhững đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn
* Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng.
- Việc đánh giá két quả của quá trình HĐNK phải đánh giá thông qua cả quátrình hoạt động GV đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạocủa HS và cả những kết quả mà HS đạt được trong quá trình hoạt động Trong đó sảnphẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá
- Quy trình tổ chức DHNK như trên có thể đem lại hiệu quả cao nếu GV biết vậndụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của HS
1.1.7 Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên trong tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí.
* Vai trò và nhiệm vụ: Trong việc tổ chức dạy học ngoại khóa người GV có vaitrò hết sức quan trọng đó là:
- Là người thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
- Là người đại diện cho tập thể giáo dục của nhà trường quản lí giáo dục toàndiện một tập thể học sinh thông qua cac HĐNK cụ thể
- Là cầu nối giữa các tập thể học sinh với nhau, giữa tập thể HS với các tổ chức
xã hội trong và ngoài nhà trường
- Là người đánh giá và chịu trách nhiệm chính về hiệu quả của các HĐNK
Trang 28+ Có kĩ năng lập kế hoạch dạy học.
+ Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng về việc tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục cho HS
+ Có kĩ năng tập hợp, thu hút HS, tổ chức cho HS các hoạt động theo kế hoạch.+ Có kĩ năng phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục
+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tổ chức HĐNK như:
hệ thống âm thanh, máy chiếu, thiết bị thí nghiệm, các phần mềm vi tính
+ Có kĩ năng lãnh đạo, điều khiển chương trình hoạt động
+ Có khả năng thuyết phục và thu hút học sinh, tạo mối quan hệ thân thiện và cởi
mở với HS
- về phẩm chất:
+ Có lòng yêu nghề và yêu thương học sinh
+ Tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và tận tụy trong công việc
+ Có tinh thanh tự nguyên, tất cả vì mục tiêu chung, khắc phục khó khăn trong công việc
1.2 Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thống.
1.2.1 Các đặc điểm cở bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
- Việc chế tạo các DCTN đòi hỏi ít vật liệu Các vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm
- Dễ ché tạo DCTN từ việc gia công các vật liệu đơn giản bằng các công cụthông
Trang 29dụng như kìm, kéo, cưa, giũa
- Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của DCTN
- Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong chế tạo cũng như trong quá trình tiếnhành thí nghiệm
- Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những DCTN này cũng đơn giản, khôngtốn nhiều thời gian
- Hiện tượng vật lí diễn ra trong thí nghiệm với DCTNĐG phải rõ ràng, dễ quansát
Những đặc điểm cơ bản nêu trên của các DCTNĐG cũng chính là những yêu cầuđòi hỏi đối với việc thiết ké, ché tạo chúng
1.2.2 Sư cần thiết của vỉêc sử dung các dung cu thí nghiêm đun giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.
Việc giao cho HS nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và sử dụng các DCTNĐG để tiến hànhcác thí nghiệm vật lí có tác dụng trên nhiều mặt, góp phần nâng cao chất lượng nắmvững kiến thức, phát triển năng lực thực nghiệm và sáng tạo của học sinh
- Do được tự tay chế tạo và sử dụng các DCTN để tiến hành các thí nghiệm, HSnắm vững kiến thức sâu sắc, chính xác và bền vững hơn Thông qua đó, các kiến thức
mà HS đã lĩnh hội được củng cố, đào sâu, mở rộng và hệ thống hóa
- Việc sử dụng các DCTNĐG trong dạy học vật lí ở trường phổ thông còn là cầnthiết, bởi vì các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm, trong nhiều trường hợp, “cáihiện đại” của các thiết bị này che lấp mất bản chất vật lí của hiện tượng xảy ra trongthí nghiệm mà HS phải nhận thức rõ
- Nhiệm vụ thiết ké, chấ tạo các DCTNĐG và tiến hành các thí nghiệm vớichúng làm tăng hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành công trong học tập, kíchthích tính tích cực và phát triển óc sáng kiến kỹ thuật của HS
- GV cũng có thể cá thể hóa quá trình học tập của HS bằng cách giao cho các loạiđối tượng HS khác nhau nhiệm vụ ché tạo DCTN và tiến hành thí nghiệm với mức độ
Trang 30khó, dễ khác nhau, nông sâu khác nhau và với mức độ hướng dẫn khác nhau
Chính vì những lí do trình bày ở hên, bên cạnh sự cần thiết phải trang bị chotrường phổ thông những thiết bị thí nghiệm hiện đại, việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo
và sử dụng những DCTNĐG trong dạy học vật lí ở trường phổ thông luôn luôn là mộthướng nghiên cứu phổ biến của các nhà lí luận dạy học bộ môn, ngay cả ở các nướccông nghiệp phát triển
1.2.3 Các khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đtfn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.
- Các DCTNĐG có thể được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: Đặt vấn
đề (tạo tình huống có vấn đề), hình thành kiến thức mới (kiểm tra các giả thuyết đãnêu ra), củng cố và vận dụng các kiến thức đã học (trong đó có việc đề cập các ứngdụng của kiến thức vật lí trong sản xuất và đời sống) và cũng có thể dùng để kiểm tra,đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS
- Các DCTNĐG được sử dụng trước hét cho thí nghiệm của HS, tiến hành trênlớp hoặc ở nhà Chúng cũng có thể được GV sử dụng trong giờ học để tiến hành cácthí nghiệm biểu diễn
- Việc chế tạo và sử dụng các DCTNĐG để tiến hành các thí nghiệm có thể giaocho từng HS hoặc các nhóm HS làm ở nhà hay trong giờ ngoại khóa, không những đểcủng cố các kiến thức đã học mà có khi để cung cấp các dữ liệu thực nghiệm chuẩn bịcho nội dung kiến thức ở các bài học sau
- Cùng một mục đích về mặt nội dung kiến thức vật lí, GV có thể tiến hành thínghiệm trên lớp với DCTN có sẵn trong phòng thí nghiệm, còn HS được giao nhiệm
vụ thí nghiệm này nhưng với DCTNĐG do mình chế tạo
- GV cũng có thể tiến hành thí nghiệm trên lớp với DCTNĐG, yêu cầu HS về nhàchế tạo lại hoặc chế tạo DCTN theo phương án khác (nếu có)
- Với DCTNĐG do mình ché tạo, HS tiến hành lại thí nghiệm mà GV đã biểudiễn trên lớp nhưng nghiên cứu sâu hơn các mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí được
đề cập
Trang 31trong nội dung thí nghiệm
- Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và sử dụng các DCTNĐG để tiến hành các thí nghiệmgiao cho HS phải có nội dung sao cho phát triển được năng lực hoạt động trí tuệ -thực tiễn của HS, chứ không đơn thuần chỉ là sự đòi hỏi hoạt động tay chân đơn giản
1.2.4 Thí nghiệm vật lí (TNVL) ở nhà của học sinh.
a) TNVL ở nhà của học sinh là một loại bài làm mà GV giao cho từng HS hoặcnhóm HS thực hiện ở nhà
Khác với các loại TN khác, HS tiến hành TNVL trong điều kiện không có sự giúp
đỡ, kiểm tra trực tiếp của GV Vì vậy, loại TN này đòi hỏi cao tính tự giác, tự lực của
HS trong học tập Cũng khác với các loại TN khác, TNVL ở nhà chỉ đòi hỏi HS sửdụng các dụng cụ thông dụng trong đời sống, những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền hoặc cácdụng cụ đơn giản được HS tự chế tạo từ những vật liệu này Chính đặc điểm này tạonhiều cơ hội để phát triển năng lực sáng tạo của HS toong việc thiết kế, chế tạo và sửdụng các dụng cụ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao
Loại TN này khác với các loại bài làm khác của HS ở nhà ở chồ: Nó đòi hỏi sự kếthợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và hoạt động tay chân củaHS
b) Với các đặc điểm nêu trên, TNVL ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt đối vớiviệc phát triển nhân cách của HS: Quá trình tự lực thiết ké phương án TN, lập kéhoạch TN, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành TN, xử lí kết quả TN thuđược góp phần vào việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ - thực tiễn của HS Việcthực hiện và hoàn thành các công việc trên sẽ làm tăng rõ rệt hứng thú học tập, tạoniềm vui của sự thành công toong học tập của HS Việc thiết kế phương án TN, tiênđoán hoặc giải thích các kết quả TN đòi hỏi HS phải huy động các kiến thức đã học,
mà nhiều khi ở nhiều phần khác nhau của vật lí Nhờ vậy, chất lượng kiến thức của
HS được nâng cao TNVL ở nhà có tác dụng làm phát triển những kĩ năng, kĩ xảo TN,các thói quen của người làm thực nghiệm mà HS đã thu được trong các loại TN khác
Trang 32Loại TN này cũng tạo điều kiện cho GV cá thể hóa quá trình học tập của HS bằngcách giao cho các đối tượng HS khác nhau nhiệm vụ chế tạo DCTN, tiến hành TN vớimức độ khó dễ, nông sâu khác nhau và với mức độ hướng dẫn khác nhau về cách chếtạo, lựa chọn dụng cụ, tiến hành TN được thể hiện trong đề bài
Khi sử dụng loại TN này trong dạy học vật lí, GV cần bố trí thời gian để HS báocáo trước lớp các kết quả đã đạt được, giới thiệu những sản phẩm của mình, nhậnđược sự đánh giá của GV và của tập thể cũng như động viên, khen thưởng kịp thời.Mặc dù có những tác dụng to lớn nói trên, đáng tiếc rằng, loại thí nghiệm này cònrất ít được sử dụng trong thực tiễn dạy học vật lí Trong xu hướng đổi mới phươngpháp dạy học vật lí hiện nay, GV cần tăng cường sử dụng nó trong dạy học
c) TNVL ở nhà không những nhằm đào sâu, mở rộng các kiến thức đã học màtrong nhiều trường hợp các kết quả mà HS thu được sẽ là cứ liệu thực nghiệm choviệc nghiên cứu kiến thức mới ở các bài học sau trên lớp Nội dung của các TNVL ởnhà không phải là sự lặp lại nguyên xi các TN đã làm ở trên lớp mà phải có nét mới,không đơn thuần chỉ là sự tiến hành TN với những hướng dẫn chi tiết
Nội dung của loại bài làm ở nhà này rất phong phú, có thể ra dưới nhiều dạng khácnhau: Mô tả một phương án TN, yêu cầu HS tiến hành TN, tiên đoán hoặc giải thíchkết quả TN; cho trước các dụng cụ, yêu cầu HS thiết kế phương án TN để đạt đượcmột mục đích nhất định (quan sát một hiện tượng, xác định một đại lượng vật lí); yêucầu HS ché tạo một DCTNĐG từ các vật liệu càn thiết cho trước, rồi tiến hành TN vớidụng cụ này nhằm đạt được một mục đích nào đó Nội dung của các TNVL ở nhà cóthể mang tính chất định tính hoặc định lượng
1.3 Tính tích cực học tập của học sinh.
1.3.1 Khái niệm tính tích cực trong học tập.
Tính tích cực là một thuộc tính nhân cách, nó liên quan và phụ thuộc vào các thuộctính khác nhau như thái độ, nhu cầu, hứng thú và động cơ chủ thể Tính tích cực luôngắng với một hoạt động cụ thể nào đó Nó nằm trong hoạt động, biểu hiện qua hànhđộng và
Trang 33ảnh hưởng lớn đến kết quả hành động
Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao
về nhiều mặt trong học tập Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “Một sựnhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáoviên”(P.N.Erddơniev, 1974) Vì vậy nói đến tích cực học tập thực chất là nói đến đếntích cực nhận thức Mà tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS,đặc trưng ở sự khát vọng học tập, cố gắng và tự giác trong việc chiếm lĩnh kiến thức.Tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học là tổ hợp các hoạt động đểnhằm thay đổi, chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ chồ làđối tượng tiếp nhận sang chỗ là chủ động tìm kiếm kiến thức, thông qua đó nâng caohiệu quả học tập
1.3.2 Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập.
Tính tích cực của HS trong học tập biểu hiện qua các yếu tố cụ thể sau:
* Sự chuyên càn: Tính tích cực hoạt động nhận thức trước hết thể hiện qua sự huyđộng ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết vấn đề nhận thức Vì vậy,
GV cần lưu ý đến tính chuyên cần trong hoạt động học tập của HS thể hiện qua:
- Ý thức tự tìm hiểu để làm rõ vấn đề đang tìm hiểu
- Tính thường xuyên trong việc tìm hiểu trước bài học kế tiếp ở nhà và đưa ranhiều ý kiến phát biểu trong quá trình học
- Mức độ thực hiện các nhiệm vụ GV yêu cầu trong suốt quá trình học
* Sự hăng hái, nhiệt tình: Tính tích cực còn thể hiện toong việc hăng hái tham giavào các hoạt động học tập: tính tích cực tìm kiếm, xử lí thông tin và vận dụng giảiquyết các nhiệm vụ học tập, thực tiễn cuộc sống, tìm tòi khám phá các vấn đề bằngphương pháp mới Sự hăng hái còn thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán toong tư duy,trí óc tò mò, khoa học, sự sáng tạo trong học tập Do đó, trong quá trình dạy
Trang 34học GV có thể đánh giá sự hăng hái, nhiệt tình của HS thông qua các biểu hiện:
- HS tự nguyện tham gia và các hoạt động học tập, tự nguyện tham giacâu trả lờicủa GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về nhữngvấn đề nêu ra
- HS sẵn sàng, hãng hái đón nhận các nhiệm vụ mà GV giao cho Luôn nhiệt tìnhtham gia vào các hoạt động nhận thức hoặc HĐNK do GV hoặc nhà trường tổ chức
- HS hay nêu thắc mắc, yêu cầu được giải đáp cặn kẽ về những lĩnhvực, vấn đềcòn chưa rõ
- HS mong muốn được đóng góp ý kiến với GV với bạn bè những thông tin mới
mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở từ những nguồn khác nhau
* Sự tự giác: Sự tự giác là dấu hiệu cơ bản của tích cực Đó là sự quan tâm đếnmôn học, tự giác học tập không cần nhắc nhở, không bị bắt buộc bởi các tác động bênngoài Sự tự giác biểu hiện qua:
- HS tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà không cần GV phảiđôn đốc, nhắc nhở
- HS tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hoàn thành công việc hoặc hoànthành công việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ
- HS thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyếtvấn đề, mong muốn được GV giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn
* Ngoài ra, tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập cũng như tronghoạt động ngoại khoá còn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí, như: sự tậptrung vào vấn đề đang nghiên cứu, kiên trì theo đuổi mục tiêu, không nản chí trướcnhững khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt động nhóm làhào hứng, sôi nổi hay chán nản, thờ ơ
1.3.3 Các cấp độ của tính tích cực học tập.
Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau như sau:
Trang 35- Cấp độ 1- Tái hiện, bắt chước (chủ yếu dựa vào trí nhớ): HS tích cực bắt chướchoạt động của GV và của bạn bè HS tái hiện thể hiện lại những gì đã nhận thức đãbiết; Tái tạo lại những kiến thức đã học thực hiện được những thao tác, kỹ năng mà
Các biểu hiện và các cấp độ của tính tích cực trong học tập của HS nêu trên chính
là những căn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của quy trình DHNK bài “Các hiệntượng bề mặt của chất lỏng” đối với việc phát huy tính tích cực của HS trong thựcnghiệm sư phạm
1.3.4 Các biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong dạy học ngoại khóa.
Khả năng nhận thức của HS phụ thuộc vào mức độ ham thích hoạt động nhận thứccủa họ Sự ham thích nhận thức do nhiều yếu tố xác định như động cơ học tập, sựthích thú với những điều học hỏi được, tác động từ các yếu tố bên ngoài, nghị lựccủa từng HS _Như vậy, trong quá trình dạy học, GV cần nắm được nhu cầu hứngthú, động cơ của HS để thu hút HS vào quá trình học tập tích cực Trong quá trình dạyhọc, GV cần tạo được hứng thú học tập cho HS
DHNK là một biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực của HS Thông quaDHNK HS được học tập, vui chơi, độc lập suy nghĩ, tìm tài liệu, Ngoại khóa là điềukiện để HS trao đổi những ý tưởng, giúp đỡ, hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề đặt
ra, phát triển tư duy độc lập, tính tích cực, chủ động của mồi cá nhân
Trong hoạt động DHNK, để kích thích tính tích cực nhận thức của HS, GV cầnđưa HS vào tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí của HSkhi gặp một khó khăn và sẵn sàng giải quyết khó khăn này
Trang 36Một số loại tình huống có vấn đề thường gặp:
* Tình huống lựa chọn: làm cho HS ở tình thế phải lựa chọn một trong nhiềuphương án khác nhau mà thoạt nhìn, phương án nào cũng có tính hợp lí nhất địnhnhưng trong đó chỉ có một phương án đúng
* Tình huống bác bỏ: làm cho HS thấy rằng cơ sở để giải thích một sự kiện nào
đó có những vấn đề sai lầm, có những mâu thuẫn nội tại và do đó cần phải bác bỏ
nó để tìm cơ sở khác có logic chặt chẽ hơn
* Tình huống bế tắc: làm cho HS lúng túng, bế tắc, không biết dùng kiến thứcnào, cách nào để giải quyết vấn đề nên cần phải tìm những cái mới để giải quyết
* Tình huống không phù hợp: làm cho HS băn khoăn, nghi ngờ những sự kiệngặp phải vì chúng trái với những tiêu chuẩn, những quy tắc đã được rút ra từ một điềukhẳng định nào đó trước đấy Do đó cần phải tìm hiểu cả những sự kiện mới lẫnnhững tiêu chuẩn đã có để tìm chân lí
* Tình huống phán xét: làm cho HS thấy cần thiết phải xem xét, kiểm tra lại các
cơ sở làm căn cứ giải thích một sự kiện nào đó
1.4 Năng lực thực nghiệm trong học tập của học sinh.
1.4.1 Khái niệm năng lực thực nghiệm.
Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng, thái độvào trong các điều kiện ngoại cảnh (khách quan) khác nhau để giải quyết các vấn đềthực tiễn một cách có hiệu quả nhất
Xét theo sự chuyên môn hóa, năng lực gồm có hai loại: năng lực chung và nănglực chuyên biệt Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho nhiều hoạt độngkhác nhau, năng lực chuyên biệt là những năng lực có tính chuyên môn nhằm đáp ứngnhư cầu của một lĩnh vực chuyên môn nào đó NLTN vật lý là một trong những nănglực chuyên biệt của bộ môn vật lí có thể hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹnăng thực nghiệm trong lĩnh vực vật lí cúng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong thực tiễn Đó có thể là khả năng lý giải được một hiện
Trang 37Năng lực thực nghiệm
Mô tả
Xác định vấn đề cần
nghiên cứu - Các giả thuyết được đưa ra có vẻ hợp lí, có căn cứ và có thể
kiểm tra được
- Xác định chính xác, đầy đủ mục tiêu nghiên cứuThiết kế phương án
- Xây dựng bộ dụng cụ cần thiết và thiết kế sơ đồ thí nghiệm
- Xác định các bước thực hiện thí nghiệm: Cách quan sát,
đo đạc, thu thập số liệu
Tiến hành phương án
thí nghiệm đã thiết kế
Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
- Lắp đặt sơ đồ thí nghiệm như đã thiết kế
Thực hiện các thao tác thí nghiệm, quan sát thu thập số liệu
Trang 38Xử lí, phân tích và Trình bày thông tin đã quan sát được.
trình bày két quả
Trình bày số liệu khoa học (lập bảng số liệu) và xử lí số liệu ( tính các đại lượng trung gian, giá trị trung bình, sai số, vẽ đồ thị, )
Đánh giá kết quả ( nhận xét tính đúng đắn của các giả thuyết ban đầu, nếu phủ định các giả thuyết đó thì cần đua ra các giả thuyết mới có tính khái quát hơn và sẽ được kiểm ưa bằng các thí nghiệm khác)
Những biểu hiện của NLTN của HS trong học tập như nêu trên cũng sẽ làm nhữngcăn cứ để chúng tôi đánh giá hiệu quả của HĐNK về “Các hiện tượng bề mặt của chấtlỏng” đối với việc tăng cường năng lực thực nghiệm của HS trong quá trình thựcnghiệm sư phạm
1.4.2 Các biện pháp tăng cường năng lực thực nghiệm của HS trong hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng thỉ nghiệm.
Việc sử dụng TNVL góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện những phẩm chấtnăng lực của HS, sự phát triển toàn diện của người học Nhờ có thí nghiệm HS có thểhiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện tượng, định luật, quá trình Nói cách khác,
TN là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn Qua thí nghiệm học sinh có cơ hội rèn luyện
kỹ năng thực nghiệm góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng NLTN cho HS Như vậy
TN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng của NLTNcho HS
Mục đích của việc tăng cường làm TN trước hét là để HS có niềm tin vào việc cóthể tự lực làm thí nghiệm Từ chỗ đơn giản là bắt chước, làm thí nghiệm theo hướngdẫn và có phương án cho trước đén việc tự đề xuất phương án TN, tự ché tạo dụng cụ
và tiến hành TN độc lập
Trang 39Các thí nghiệm biểu diễn đa phần là GV thực hiện, tuy nhiên nếu tăng cường sửdụng chúng sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, nhận xét két quả TN, đồng thờiHScó thể bắt chước thực hiện được các thao tác đó Đó là cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành các kỹ năng của NLTN ở HS
Khi thực hiện các thí nghiệm thực tập, HS có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ,được lụa chon, sắp xếp, đo đạc trực tiếp với dụng cụ và xử lí số liệu Nhờ đó màNLTN của các em được bồi dưỡng và phát triển thêm
Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và chế tao dung cu thí nghiêm dưa trên các nguyên tắc vât lí.
Sau mồi phần kiến thức đã được học, GV cần cho các em vận dụng các kiến thức
đã học để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, nguyên tắc hoạt động của một
số thiết bị trong đời sống hàng ngày, chế tạo các dụng cụ TNĐG Vận dụng, giải thíchđược càng nhiều càng tốt, càng rèn luyện kỹ năng cho HS Nhờ đó mà HS có thể diễn
tả chính xác các vấn đề bằng ngôn ngữ vật lí, đề xuất được những phương án TN.Bằng con đường như vậy các kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ vật lí, kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực té, kỹ năng sử dụng kiến thức liên quan, kỹ năng hợp tác, kỹ năng
xử lí thông tin của HS được rèn luyện và phát triển
GV tổ chức cho HS tự làm các thí nghiệm giúp các em tự rèn luyện các kỹ năngthực nghiệm, bồi dưỡng NLTN cho HS Quy trình chế tạo các DCTN tạo điều kiện tốtcho các em rèn luyện các thao tác tay chân và giúp các em nắm vững lí thuyết hơn, rènluyện các đức tính tốt như: tính cẩn thận tỷ mỷ, chính xác khoa học, khả năng tự lậ Đóchính là những kỹ năng của NLTN mà chúng ta cần bồi dưỡng cho HS
Nhằm phát huy hiệu quả việc phát triển NLTN cho HS trng quá trình tổ chức GVcần lưu ý:
- Động viên, khuyến kích, kích lệ các em tham gia chế tạo các dụng cụ, đồ dùnghọc tập
Trang 40- Tăng cường giao cho HS các nhiệm vụ có ứng dụng các nguyên tắc vật lí vàoviệc lý giải các hiện tượng tự nhiên, đời sống hàng ngày Căn cứ vào năng lực HS màgiao nhiệm vụ với các mức độ khác nhau và hướng dẫn các mức độ khác nhau
- Công việc này GV nên tổ chức theo nhóm Trong quá trình đó, GV cần thườngxuyên kiểm tra hoạt động của các nhóm Trước hết là yêu cầu HS trình bày ý tưởngtrước lớp, các nhóm khác có thể góp ý, và bổ sung thêm vào để hoàn thiện hơn Nhờ
đó mà kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được bồi dưỡng
- Sau khi hoàn thành, GV sẽ tổ chức cho HS báo cáo trên lớp, thậm chí trước khối
Tổ chức các cuộc thi nhỏ giữa các nhóm rồi giữa các lớp về sản phẩm của mình nhằmkhuyến khích, động viên HS, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực mà các em đã đạtđược
- Từ việc thực hiện trên lớp, GV có thể tạo điều kiện, kích lệ, động viên các emtham gia vào các cuộc thi làm dụng cụ học tập, thi sáng tạo KHCN của ngành giáo dục
tổ chức
- Một điểm cần lưu ý là khi giao nhiệm vụ cho HS thì GV đưa ra phải vừa sức,không quá dễ, cũng không quá khó Có như vậy thì mới khích lệ được sự húng thútham gia khám phá của HS mới mang lại hiệu quả tốt
Biện Pháp 3: Tăng cường tổ chức dạy học ngoại khóa.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt với bộ môn vật lí thì tổ chức DHNK là mộtphương pháp được sử dụng để dạy thành công nhiều bài học Trong chương trình phổthông, có rất nhiều phàn kiến thức có thể tổ chức theo phương pháp DHNK Đó chính
là cơ hội tốt để các em bồi dưỡng và phát triển NLTN Vì vậy, trong quá trình dạy học,
GV cần tăng cường tổ chức DHNK
Để thực hiện tốt công việc này, GV cần lưu ý:
- Khai thác và sử dụng tối đa các bài học có thể tổ chức DHNK
- Khi DHNK cần phát huy tối đa khả năng của HS như đề xác định vấn đề, thiết kếphương án, tiến hành và xử lí kết quả nghiên cứu