1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội quy lao động theo pháp luật việt nam

19 400 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 413,36 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Nội quy lao động là một nội dung đã được đề cập đến trong các giáo trình, luận văn, luận án, bài viết đăng trên tạp chí,… Nội quy lao động đã được đề cập đến

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG ANH

NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG ANH

NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thúy Lâm

Hà nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG 11

1 1 Khái niệm nội quy lao động 11 1.1.1 Định nghĩa 11

1.1.2 Đặc điểm Error! Bookmark not defined 1.2 Vai trò của nội quy lao động Error! Bookmark not defined 1.2.1 Đối với Nhà nước Error! Bookmark not defined 1.2.2 Đối với người sử dụng lao động Error! Bookmark not defined 1.2.3 Đối với người lao động Error! Bookmark not defined 1.3 Điều chỉnh pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not defined

1.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về nội quy lao động

Error! Bookmark not defined 1.3.2 Nội dung pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not defined

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN

HÀNH VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG Error! Bookmark not defined 2.1 Chủ thể và phạm vi ban hành nội quy lao độngError! Bookmark not defined

2.2 Nội dung nội quy lao động Error! Bookmark not defined 2.3 Thủ tục ban hành nội quy lao động Error! Bookmark not defined 2.4 Hiệu lực của nội quy lao động Error! Bookmark not defined

Trang 5

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO

ĐỘNG Ở VIỆT NAM Error! Bookmark not defined 3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not defined

3.1.1 Những kết quả đạt được Error! Bookmark not defined 3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân Error! Bookmark not defined

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật về nội

quy lao động ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về nội quy lao độngError! Bookmark not defined

3.2.2 Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nội quy lao động Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý lao động là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Để thực hiện quyền quản lý lao động của mình, người sử dụng lao động có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau Trong

đó, việc thiết lập và duy trì kỷ luật lao động thông qua nội quy lao động là một trong những biện pháp quản lý quan trọng và hữu hiệu nhất

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động ngày càng cao thì việc thiết lập và duy trì nội quy lao động trong đơn vị thường xuyên là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển sản xuất và kinh doanh Nội quy lao động hiện diện trong doanh nghiệp mọi nơi, mọi lúc và giúp người lao động trong doanh nghiệp hình thành chung một cách ứng xử

có trật tự, thống nhất và bình đẳng Nội quy lao động là sự cụ thể hóa pháp luật lao động tại doanh nghiệp dựa trên đặc trưng của từng doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện việc quản lý lao động và xử lý kỷ luật lao động; phân định rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động; góp phần hạn chế các tranh chấp lao động, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quan hệ lao động Vì vậy, nội quy lao động là một nội dung không thể thiếu của pháp luật lao động nói chung và pháp luật lao động Việt Nam nói riêng Đặc biệt Bộ luật lao động năm 2012 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định mới về nội quy lao động, khẳng định vai trò của nội quy lao động trong việc thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật lao động Tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, nếu nội quy lao động được xây dựng một cách phù hợp và thiết thực thì nó sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là căn cứ để quản lý lao động Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về nội quy lao động của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết, góp phần giải quyết những vấn đề trên, nhằm mục đích để cho nội quy lao động phát huy được

Trang 7

hết vai trò của mình trong thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Đó là lý do em chọn thực hiện đề tài: “Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam”

để làm luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nội quy lao động là một nội dung đã được đề cập đến trong các giáo trình, luận văn, luận án, bài viết đăng trên tạp chí,…

Nội quy lao động đã được đề cập đến trong các giáo trình thuộc nhóm quản trị nhân lực như: Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010; Giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Thương mại năm 2008;… Trong các giáo trình này, nội quy lao động được đề cập tới dưới góc độ là một trong những biện pháp quản lý con người của những người sử dụng lao động,

và được giới thiệu thông qua nội dung về xử lý kỷ luật lao động Nhóm giáo trình luật lao động cũng có những nội dung khá rõ nét liên quan đến nội quy lao động, bao gồm: Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tái bản lần thứ 5) của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động –

Xã hội năm 2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999;… Các giáo trình luật lao động này đã đề cập tới nội quy lao động là một trong những nội dung của chương xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất Một số giáo trình đã đưa

ra định nghĩa của nội quy lao động như Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động – Xã hội

Một số sách tham khảo cũng đã đề cập đến nội quy lao động, nhưng cũng chỉ

đề cập thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động Các sách tham khảo có đề

cập đến nội quy lao động bao gồm: “Đề cương giới thiệu Bộ luật lao động năm

2012” (2012) của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; “Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài” (2010) của Bộ lao động Thương binh và xã

Trang 8

hội và Vụ pháp chế; “Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam” (2002) của Phạm Công

Bảy, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi;…

Các đề tài, luận văn, luận án đã công bố nghiên cứu những vấn đề liên quan

đến nội quy lao động bao gồm: “Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – thực

trạng và giải pháp” (2005) của Trần Thị Thúy Lâm; “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” (2014) của Đỗ Thị Dung; “Pháp luật lao động Việt Nam về nội quy lao động – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2010) của Đặng Thị Oanh;… Trong đó, luận văn của Đặng Thị Oanh đã trực

tiếp đề cập đến nội quy lao động

Một số bài viết đăng trên tạp chí chủ yếu mang tính nghiên cứu trao đổi các vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động cũ, bao gồm: “Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong Bộ luật lao động” của ThS Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 1998; “Thực trạng pháp luật

về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006; “Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2006;…

Nhìn chung, nội quy lao động là một vấn đề quan trọng và đã được gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, luận án, luận văn, bài viết trên tạp chí,… Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu chỉ đề cập đến nội quy lao động thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong

Bộ luật lao động 1995 Khi Bộ luật lao động 2012 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung thể hiện rõ vị trí, vai trò của nội quy lao động trong doanh nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu nội quy lao động một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết; góp phần nâng cao, làm mới các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về nội quy lao động

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trang 9

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về nội quy lao động Trên cơ sở quan điểm lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về nội quy lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về nội quy lao động ở Việt Nam theo hướng phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng với quốc tế và khu vực như hiện nay

Từ mục đích đặt ra như trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nội quy lao động

và pháp luật về nội quy lao động

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nội quy lao động trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật lao động trong các giai đoạn trước đây, các quy định pháp luật hiện hành của pháp luật

có liên quan ở Việt Nam và pháp luật lao động quốc tế

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động

ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành

Thứ tư, luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay

Thứ năm, đề xuất các ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về nội quy lao động trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu, nhằm đảm bảo sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế

4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Nội quy lao động có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trong luận văn của mình, tác giả chỉ nghiên cứu nội quy lao động dưới góc độ luật

Trang 10

học và trong phạm vi pháp luật lao động Cụ thể, luận văn nghiên cứu nội quy lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và vấn đề đặt ra, luận văn tham khảo, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật có liên quan ở Việt Nam, quy định của pháp luật quốc tế trong các công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật lao động của một số nước trên thế giới có liên quan đến nội quy lao động

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, phép duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nội quy lao động

5 Những đóng góp mới của luận văn

Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp luật Việt Nam về nội quy lao động, luận văn có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

- Luận văn đã làm mới hơn khái niệm nội quy lao động, đồng thời làm rõ bản chất, vai trò của nội quy lao động, góp phần làm phong phú thêm về mặt học thuật của khoa học luật lao động

- Luận văn đã khái quát các nội dung của pháp luật về nội quy lao động và phân tích một cách có hệ thống các nội dung này trên cơ sở quy định của ILO và pháp luật các nước trên thế giới

- Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực trạng pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam và việc thực hiện các quy định này trong thực tiễn

- Luận văn đã luận giải về các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của

Trang 11

Bộ luật 2012 về nội quy lao động nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật lao động để nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy lao động trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu trong luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nội quy lao động và pháp luật về nội

quy lao động

- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội quy lao động

- Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng

cao hiệu quả pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam

Với thời gian nghiên cứu không dài, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, do đó luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong các thầy, cô giáo và các bạn góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ

PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG

1 1 Khái niệm nội quy lao động

1.1.1 Định nghĩa

Theo từ điển Tiếng Việt, “nội quy” được định nghĩa là “những quy định để đảm bảo trật tự và kỷ luật trong một tập thể, một cơ quan” [36] Theo định nghĩa này, nội quy có thể được hiểu là những quy tắc, quy định, những trật tự mà con người phải tuân thủ khi tham gia vào các hoạt động của một tập thể và trong quan

hệ với cộng đồng Những quy tắc này luôn có tính bắt buộc đối với đối với hành vi của mỗi người khi tham gia vào các hoạt động chung của tập thể Vì vậy, nội quy

Trang 12

là phương tiện để thống nhất hoạt động của các cá nhân với nhau nhằm đạt được những mục đích chung nhất định của tập thể

Trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, tùy theo tính chất của các nhóm quan hệ xã hội mà có các loại nội quy khác nhau, như: nội quy trường học, nội quy

ký túc xá, nội quy khách sạn, Trong đó, nội quy lao động là một dạng phổ biến bởi lao động là hoạt động chủ yếu và đặc trưng của loài người Theo từ điển Tiếng Việt, “lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”[36] Lao động của con người là những hoạt động cụ thể, diễn ra theo một quy trình nhất định và nhằm mục đích để hoàn thành những nhiệm vụ đã đặt ra trước đó Trên thực tế, con người thường không thực hiện các hoạt động đó một cách đơn lẻ, tách rời mà họ thường liên kết lại với nhau

để cùng thực hiện một công việc Lao động là một quy trình, muốn hoàn thành nhiệm vụ thì cần phải có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp trong hoạt động của tất

cả các cá nhân tồn tại trong tập thể Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của quy trình

đó cũng như sự hài hòa giữa mối quan hệ của các cá nhân với nhau, của các cá nhân với tập thể đã dẫn tới một yêu cầu khách quan – đó là sự quản lý

Sự quản lý của người này đối với người khác không phải là sản phẩm của xã hội hiện đại, mà đã xuất hiện từ rất sớm Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người đã biết dựa vào nhau để cùng săn bắt, hái lượm, chống chọi với thiên nhiên Mỗi cá nhân trong một nhóm phải tuân theo những quy tắc, luật lệ nhất định và phải chịu

sự chỉ huy của một người hoặc một nhóm người đứng đầu Khi xã hội phát triển, bắt đầu xuất hiện sự phân công lao động xã hội thì sự quản lý trở thành một yếu tố không thể thiếu để duy trì trật tự lao động và trật tự xã hội Trải qua hàng nghìn năm phát triển thì quyền quản lý ngày càng hoàn thiện và phong phú Mác đã nhận định: Hình thức lao động mà trong đó “nhiều người làm việc bên cạnh nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên kết với nhau thì lao động của họ mang tính hiệp tác” [4] Ở đâu có

Ngày đăng: 09/09/2016, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w