1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

72 3,2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 284,42 KB

Nội dung

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

  

Dương Thị Sâm Trần Thị Tuyết Trần Thị Thúy Nguyễn Thị Thủy

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP

SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO

DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

  

Dương Thị Sâm Trần Thị Tuyết Trần Thị Thúy Nguyễn Thị Thủy

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

GVHD: TS Lê Thái Hưng

Trang 3

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đếngiảng viên hướng dẫn - TS.Lê Thái Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡchúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học này

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể quý thầy cô Trườngđại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi cơ

cơ hội được học tập và rèn luyện cũng như truyền đạt tri thức, chuẩn bị hànhtrang cho nghề nghiệp tương lai của chúng tôi

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tớ Phòng tư liệu Trường đại học Giáo dục,Thư viện Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện về tư liệucho chúng tôi thực hiện đề tài

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị giáo sinh K57STrường đại học Giáo Dục đang thực tập tại các trường THPT, gia đình, bạn bè

đã luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài Báo cáonày không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ýkiến của quý thầy cô cùng các bạn để bài đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện

Dương Thị SâmTrần Thị ThúyTrần Thị Tuyết Nguyễn Thị Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM 6

1.1 Tổng quan vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 8

1.2 Các khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Giao tiếp 10

1.2.2 Giao tiếp sư phạm 14

1.2.3 Kĩ năng giao tiếp sư phạm 23

1.2.4 Giáo sinh 26

1.2.5 Giáo sinh thực tập tại các trường THPH 29

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm 32

1.3.1 Yếu tố chủ quan 32

1.3.2 Yếu tố khách quan 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Tổ chức nghiên cứu 38

2.2 Khách thể nghiên cứu 39

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 39

Trang 6

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 39

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 41

3.1 Nhận thức của giáo sinh về kĩ năng giao tiếp khi TT tại các trường THPT 41

3.2 Đánh giá mức độ kĩ năng giao tiếp sư phạm của GS Trường đạihọc Giáo Dục khi thực tập tại các trường THPT 41

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của GS khi TT tại các trường THPT 43

3.3.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của GS khi TT tại các trường THPT 44

3.3.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của GS khi TT tại các trường THPT 49

3.4.Các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng GTSP cho GS 53

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 56

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

GS : Giáo sinhGSTT : Giáo sinh thực tập

SV : Sinh viên

HS : Học sinhĐHGD : Đại học Giáo Dục

TT : Thực tậpGSTT : Giáo sinh thực tậpTHPT : Trung học phổ thông

GT : Giao tiếpKNGT : Kĩ năng giao tiếpKNGTSP : Kĩ năng giao tiếp sư phạm

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ (%) – Những khó khăn của giáo sinh khi thực tập tại các trường THPT 42Biểu đồ 2: Biểu đồ% các yếu tố ảnh hưởng của bản thân đến KNGT 44Biểu đồ 3: Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng của bản thân đến KNGT 45Biểu đồ 4 : biểu đồ % mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía cơ sở thực tập tới KNGTSP của GS 49Biểu đồ 5: biểu đồ % mức độ quan tâm của cơ sở giáo sinh thực tập 50Biểu đồ 6: Biểu đồ % mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía Trường ĐHGD tới KNGTSP của GS 51Biểu đồ 7 : Biểu đồ % giáo sinh gặp khó khăn vì nhà trường sư phạm chưa tạo điều kiện, cơ hội cho sinh viên rèn luyện, thực tế, tích lũy kinh nghiệm 52

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, trên thế giới giao tiếp đã trở thành một ngành khoa học độc lập,một ngành tâm lý học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người vớicon người Ở Việt Nam, ngành tâm lý nghiên cứu về giao tiếp đang hình thành

và phát triển, ngày càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giao tiếptrong đời sống tâm lý cá nhân và xã hội

Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại thì càng ảnh hưởngtới suy nghĩ và cuộc sống của con người nên mối quan hệ giữa con người vớicon người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp hiện nay được xem như vấn đềthời sự trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực có sự giao tiếp trực tiếp nhưgiáo dục, ngoại giao…Theo nghĩa chung nhất, giao tiếp là tập hợp những quytắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàngngày giúp mọi người hiểu nhau hơn Bên cạnh đó, nhân cách con người hìnhthành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động cũng như trong mối quan

hệ giao tiếp với người khác Chính vì thế, giao tiếp là điều kiện tồn tại của conngười, thông qua giao tiếp mỗi cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội,tiếp thu nền văn hóa xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thờicũng góp phần vào sự phát triển văn hóa chung

Sinh viên là thế hệ tri thức trẻ, là nguồn nhân lực tương lai cho đất nước

Vì thế vấn đề giao tiếp của sinh viên là vấn đề đáng quan tâm, 1như A.Steernguyên giám đốc ngân hàng thế giớ tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trườngViệt Nam nên bổ sung ngay từ bậc trung học, đại học đó là: “Dạy cách giảiquyết vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu quả” 2Như ôngTrần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcTPHCM đã chia sẻ tại hội thảo do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức “Theochúng tôi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao

1 Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.

2 Hoài Nam ( 30/09/2013), Diễn đàn dân trí Việt Nam.

Trang 10

tiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánhmất rất nhiều cơ hội.”

Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp không chỉ có vai trò quan trọng hìnhthành nhân cách người giáo viên mà còn là yếu tố thiết yếu trong cấu trúc nănglực sư phạm của người giáo viên Tác giả V.A.Cruchetxki, trong tác phẩm “Những cơ sở tâm lý học sư phạm- tập 2” đã đề cập đến giao tiếp sư phạm là mộttrong những năng lực mà giáo viên phải có.Theo ông năng lực giao tiếp sư phạm

là những năng lực tiếp xúc với trẻ em, kĩ năng tìm được cách đối xử đúng đắnvới học sinh, thiết lập được với trẻ em những mối liên hệ qua lại hợp lý theoquan điểm sư phạm, biết cách ứng xử hợp lý về mặt sư phạm Giao tiếp sưphạm là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáodục Do đó, ở trường sư phạm, mỗi sinh viên phải được đào tạo và chủ động tựđào tạo cho mình về kĩ năng giao tiếp sư phạm Kĩ năng giao tiếp sư phạm làmột trong những kĩ năng quan trọng giúp giáo viên thực hiện mục tiêu của quátrình dạy học và giáo dục, đó là truyền thụ những kinh nghiệm tích lũy được chothế hệ trẻ Đào tạo sinh viên sư phạm có kĩ năng giao tiếp sư phạm tốt chính làhành động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

Giáo sinh trường Đại học giáo dục là nhũng người giáo viên tương lai, vàquan trọng là họ đang bước vào kì thực tập tại các trường phổ thông, bắt đầuđược tiếp xúc với nghề giáo Vì vậy, họ cần được bổ sung những tri thức cũngnhư kỹ năng về giao tiếp Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những mốiquan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, với các em học sinh mới, với giáo viên hướngdẫn Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc học tập, lĩnh hội tri thức, giúp họ tựtin và truyền đạt kiến thức tốt hơn trong quá trình giảng dạy Bên cạnh đó, việctrang bị những tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp sẽ giúp họ thành công trongcác mối quan hệ xã hội, trong môi trường làm việc và nhiều lĩnh vực khác

Hiện nay, hầu hết sinh viên sư phạm được rèn luyện kĩ năng giao tiếp quacác hoạt động nhóm, các giờ tập giảng, thuyết trình… và đã có những tri thức, kĩnăng giao tiếp nhất định nhưng không phải ai cũng có thể giao tiếp một cách tự

Trang 11

tin, hiệu quả Bên cạnh đó còn nhiều bạn khi đã trở thành giáo sinh đi thực tậptại các trường phổ thông nhưng vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin khi giảng dạy, khigiao tiếp với học sinh và thầy cô Hạn chế này do nhiều nguyên nhân khác nhau,

có thể do nguyên nhân chủ quan như chủ yếu là kĩ năng giao tiếp của sinh viênchưa cao

Từ các lý do phân tích bên trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Cácyếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh trường Đại họcgiáo dục khi thực tập tại các trường trung học phổ thông.” với mong muốn tìmhiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh từ đó đưa

ra hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáosinh trường Đại học giáo dục, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao kĩ năng giao tiếp cho giáo sinh, để họ có điều kiện học tập tốt, có năng lựcgiao tiếp với cộng đồng, đặc biệt với học sinh trong quá trình thực tập và làm tốtnhiệm vụ của người giáo viên khi rời ghế giảng đường

3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

3.1.Câu hỏi nghiên cứu

Trong nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong

sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là bộ phận cấuthành chủ yếu trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên Do đó ởtrường sư phạm mỗi sinh viên phải được tào tạo và chủ động tự đào tạo chomình về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm Giao tiếp là một trongnhững kỹ năng quan trọng giúp giáo viên thực hiện được mục tiêu chính của quátrình dạy học và giáo dục là truyền thụ những kinh nghiệm mà loài người đã tíchlũy cho thế hệ trẻ Sinh viên sư phạm trường ĐHGD là những người giáo viêntương lai, họ cần được bổ sung những tri thức cũng như kỹ năng về giao tiếp

- Thực trạng kỹ năng giao tiếp của giáo sinh trường ĐH Giáo Dục –ĐHQGHN hiện nay như thế nào?

Trang 12

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và làm thế nào đểphát triển kỹ năng giao tiếp cho giáo sinh trường ĐHGD tốt hơn ?

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên Song

có 2 yếu tố chính Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan chính

là bản thân sinh viên bao gồm nhận thức , hứng thú nghề nghiệp và động cơnghề nghiệp chưa phát triển mạnh Yếu tố khách quan bao gồm sự giúp đỡ củagiáo viên , giảng viên nhà trường , nơi sinh viên học tập,bạn bè , gia đình và xãhội Theo cá nhân tôi yếu tố chủ quan hay chính là yếu tố bản thân sẽ yếu tố ảnhhưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp của giáo sinh trường ĐH Giáo Dục

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh trường ĐH Giáo Dục ĐHQGHN

-4.2 Khách thể nghiên cứu

- Giáo sinh năm thứ 4 trường ĐH Giáo Dục:60 người

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng KNGTSP của GS ĐHGD và các yếu tố ảnhhưởng đến KNGTSP của GS khi thực tập tại các trường THPT

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

- Mức độ giao tiếp của giáo sinh ĐHGD hiện nay ra sao

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp sư phạm

- Nghiên cứu giáo sinh trường Đại học giáo dục khi thực tập tại trường phổthông

7 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản ,tài liệu

- Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (sử dụng chương trìnhSPSS )

Trang 13

7.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản , tài liệu

Phân tích và khái quát hóa một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu ,từ đó xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho nghiên cứu thực tiễn

7.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Dùng những câu hỏi đặt ra cho giáo sinh để tìm hiểu về thực trạng kỹnăng giao tiếp của giáo sinh ĐHGD PP điều tra bảng hỏi là một trong số nhữngphương pháp chính của đề tài

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết quảnghiên cứu về cả mặt định tính và định lượng , từ đó rút ra được những kết luậnmang tính khoa học chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài

Các số liệu thu được sau quá trình điều tra thực tiễn được xử lý bằngchương trình SPSS

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG GIAO

TIẾP SƯ PHẠM 1.1 Tổng quan vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới.

Giao tiếp là mặt đặc trưng trong đời sống tâm lý cũng như hành vi củacon người, nó không chỉ là điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và pháttriển tâm lý, nhận thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người sự thành công

và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sưphạm của nhà giáo dục với học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thunhững tri thức khoa học trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà loàingười đã tích lũy được theo phương pháp nhà trường, là sợi dây gắn kết tâm tư,tình cảm giữa giáo viên và học sinh

Xác định được vai trò quan trọng của giao tiếp trong đời sống, đặc biệt làgiao tiếp sư phạm trong hoạt động giáo dục, trên thế giới đã có rất hiều các côngtrình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề giao tiếp và kĩ năng giao tiếp

sư phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau như: tâm lí học, giáo dục học, sư phạmhọc,…

Ngay từ thời cổ đại hai nhà triết học học Xocrat(470-399TCN) vàPlaton(428-347TCN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sốngcon người Hai ông cho rằng đối thoại được coi là một sự giao tiếp có trí tuệ củanhững người biết suy nghĩ, là nơi bộc lộ đời sống tâm hồn của con người

Tại Anh Quốc, khi bước sang thế kỉ XIX, giao tiếp đã được đánh giá nhưmột vấn đề quan trọng đặc biệt trong sự hình thành, phát triển về mặt xã hội củacon người Mác và Ăng Ghen đã đề cập đến giao tiếp với tư cách là một trongnhững phạm trù quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử Lần đầu tiênphạm trù này xuất hiện trong các bản thảo kinh tế-triết học của Mác vào năm

1844 và trong tác phẩm" tình hình giai cấp công nhân ở Anh" của Ăng Ghen Ởđây giao tiếp được hiểu như " một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lạigữa người và người.”

Trang 15

Trong tác phẩm" Những vấn đề lí luận và phương pháp luận tâm lí học",tác giả B.Ph.Lomov đã bàn đến khá nhiều về vấn đề giao tiếp Ông đã chỉ rõgiao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lí học, chức năng và cấu trúc của giao tiếp,đặc điểm của quá trình tâm lí trong điều kiện giao tiếp.

Ở Liên Xô, nhiều tác phẩm nổi tiếng đã nghiên cứu về vấn đề giao tiếp.X.L.Rubinstein đã khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người

và người B.G.Ananhev khi nghiên cứu về giao tiếp đã thừa nhận giao tiếp làmột trong ba dạng hoạt động của con người, ngang với lao động và nhận thức.A.N.Leonchiev cho rằng giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt độngcủa con người

Ở Đức, nhà triết học tâm lí học Cac Giatxpe(1883-1969) đã đưa ra líthuyết giao tiếp hiện sinh, thuyết này cho rằng con người cần phải giao tiếp vớinhau một cách sống động, liên tục qua các cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội,

đó là điều kiện cho sự tồn tại của con người Giao tiếp hiện sinh là cuộc tròchuyện giữa các người gần gũi về các vấn đề quan trọng đối với họ

Năm 1960, Bavelas(Pháp) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc giaotiếp, đưa ra khái niệm về “khoảng cách” được xác định như một mắt xích giaotiếp cần thiết để một thông điệp tới được người khác bằng con đường ngắn nhất Ngoài ra, các tác giả Maes, Jeanne D; Weldy Teresa G and Icenogle,Majorie L khi nghiên cứu kĩ năng giao tiếp cần thiết nhất đối với sinh viên khimới tốt nghiệp bắt đầu làm việc đã cho rằng kĩ năng gioa tiếp bằng lời là quantrọng nhất đối với họ Nó được biểu hiện ở những hành động: biết làm theo chỉdẫn; lắng nghe; chuyển tải thông điệp và phản hồi Từ kết quả nghiên cứu thựctiễn, các tác giả kết luận những sinh viên mới đi làm ở họ có ba kĩ năng phổ biếnnhất: giao tiếp bằng lời, giải quyết vấn đề và năng động Không tìm thấy sựkhác biệt giữa các ngành nghề khác nhau

Tác giả V.P.Dakharov trong quá trình nghiên cứu giao tiếp sư phạm, đãchỉ ra rằng để có các kĩ năng giao tiếp cần có các kĩ năng sau: kĩ năng thiết lậpmối quan hệ trong giao tiếp, kĩ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối

Trang 16

tượng giao tiếp, kĩ năng nghe và biết lắng nghe, kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành

vi, kĩ năng tự kiểm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp, kĩ năng diễn đạt dễ hiểu,ngăn ngọn, mạch lạc, kĩ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kĩ năng thuyếphục trong giao tiếp, kĩ năng điều kiển quá trình giao tiếp Ông đã xấy dựng trắcnghiệm thăm dò những kĩ năng giao tiếp nhằm phát hiện những khả năng tiềmtàng về giao tiếp của mỗi người Trong phần rèn luyện kĩ năng giao tiếp sưphạm, mỗi sinh viên sẽ được tiến hành trắc nghiệm này để biết được chỗ mạnh,chỗ yếu của bản thân trong quan hệ giao tiếp

Tác giả A.Cubanova và M.Rakhmatulina đã chỉ ra một quá trình giao tiếp

sư phạm bao gồm ba thành phần lớn: Nhóm các kĩ năng định hướng trước khigiao tiếp sư phạm, nhóm các kĩ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp sưphạm, nhóm các kĩ năng độc đáo hướng quá trình giao tiếp sư phạm đến cácđịnh hướng khác nhau mà giáo viên hướng đến

Nhìn chung, vấn đề lí luận và thực tiễn giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sưphạm đã được nhiều nhà khoa học nước ngoài đề cập đến với nhiều nội dungkhác nhau, bổ sung cho nhau, làm cho vấn đề nghiên cứu ngày càng có chiềusâu

1.1.2 Nghiên cứu trong nước.

Tại Việt Nam, tâm lí học là khoa học còn non trẻ Bắt đầu từ những năm

70, vấn đề giao tiếp được tập trung nghiên cứu và cũng thu hút nhiều tác giảquan tâm Giao tiếp ở Việt Nam được nghiên cứu có cả ở những công trìnhnghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn

Có thể kể đến một số những công trình bàn đến vấn đề giao tiếpnhư:”Tâm lí học xã hội” của Trần Hiệp," Tâm lí học đại cương" của NguyễnQuang Uẩn, " Kĩ năng giao tiếp" của Trịnh Xuân Dũng, "Ứng xử sư phạm" củaNguyễn Văn Hộ,Trịnh Trúc Lâm, “Giao tiếp sư phạm” của Ngô Công Hoàn vàHoàng Anh, “Giao tiếp tâm lí và nhân cách” của Trần Trọng Thủy vào năm

1981, “Nghệ thuật giao tiếp” của Chu Sỹ Diện năm 1995.Đến năm 2005, Tiến sĩNguyễn Bá Minh cũng cho ra đời hai tác phẩm”Tâm lí học lứa tuổi và giao tiếp

Trang 17

sư phạm” và cuốn” Nhập môn khoa học giao tiếp”.

Các tác giả đều đã khẳng định được bản chất tâm lí của giao tiếp, chỉ rađược nội dung, đặc điểm,hiệu quả, phương tiện… của giao tiếp

Hơn nữa, những năm gần đây giáo dục sư phạm được đặt lên hàng đầu thì phạmtrù kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm cũng được nhiều nhà nghiêncứu đề cập đến Như tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh đã nghiên cứuKNGTSP và chia KNGTSP gồm có 5 nhóm sau: kĩ năng định hướng, kĩ năngđịnh vi, kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kĩ năng nhận biết những dấuhiệu bề ngoài của học sinh và kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp

Tác giả Hoàng Anh:" Kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên", ( luận án

TS tâm lí) đã nêu ra ba nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm bao gồm: nhóm kĩ năngđịnh hướng giao tiếp, nhóm kĩ năng điều khiển bản thân, nhóm kĩ năng điều kiểnđối phương

Nguyễn Thanh Bình" Những khó khăn tâm lí trong giao tiếp sư phạm"( 1997), ( luận án PTS tâm lí học) đã đưa ra thực trạng một số trở ngại tâm lítrong giao tiếp sư phạm của sinh viên với học sinh phổ thông trung học khi đithực tập

Trong công trình nghiên j

sSScứu”Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáoviên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp quân đội, tác giả Trương Quang Học

đã đề cập đến thực trạng giao tiếp trên các phương diện như: nội dung giao tiếp,đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp Từ kết quả nghiên cứu được, tác giả đãkiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của học viên

Tác giả Lô Thị Mai nghiên cứu về “Thực trạng khả năng giao tiếp củasinh viên sư phạm tỉnh Sơn La” đã khẳng định khả năng giao tiếp là một khảnăng quan trọng đối với người làm nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả cáchoạt động mà người giáo viên tiến hành Vì vậy, sau khi nghiên cứu tìm hiểu tácgiả đã cho rằng phải chú trọng rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp của SV sưphạm

Trang 18

Từ những công trình trên có thể thấy rằng vấn đề giao tiếp và KNGTSP

đã được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu, bàn luận đến.Những công trình nghiên cứu đó của các tác giả đã góp phần phát triển khoa họcgiáo dục Việt Nam, nâng cao hiệu quả giáo dục Từ đó chúng tôi rút ra đượcnhiều bài học bổ ích cho việc nghiên cứu của mình Chúng tôi nhận thấy răngvấn đề KNGTSP rất được nhiều công trình quan tâm đến Tuy nhiên, nghiên cứusâu vấn đề các yếu tố ảnh hướng đến kĩ năng giao tiếp của sinh viên thì chúngtối chưa thấy công trình nào nghiên cứu sâu Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tàinghiên cứu" Các yếu tố ảnh hướng đến kĩ năng giao tiếp của giáo sinh trườngĐại Học Giáo Dục khi thực tập tại các trường THPT" nhằm góp phần nâng cao,bồi dưỡng các kĩ năng cho sinh viên trường Đại Học Giáo Dục khi đi thực tậptại các trường THPT

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Giao tiếp.

* Khái niệm giao tiếp.

Giao tiếp là một vấn đề quan trọng và phức tạp, là một phạm trù nền tảngcủa khoa học tâm lý, đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và biểu hiện tâm

lý con người Vì thế vấn đề giao tiếp được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ởnhiều góc độ, khía cạnh khác nhau

- Các quan niệm giao tiếp trên thế giới:

3Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng: “ Giao tiếp bao gồm cáchành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.Giao tiếp là một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.” Nhà tâm lýhọc Fisher đã đưa ra khái niệm: “ Giao tiếp là một quá trình xã hội thườngxuyên bao gồm các cách ứng xử từ lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy,không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời Giaotiếp là một tổng thể toàn vẹn.”

3 Nguyễn Thị Bình (2013), Đề tài NCKH, Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Tây Nguyên.

Trang 19

Trong cuốn Những vấn đề giao tiếp trong tâm lý học của A.Ph.Lomer, ôngcoi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại và định nghĩa: “ Giaotiếp là mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể.”

Theo B.Ph.Lomov trong cuốn “ Những vấn đề lý luận và phương phápluận tâm lý học”, giao tiếp được xem là hình thái đặc trưng của sự tác động qualại giữa người này và người khác như là tác động qua lại của các chủ thể Ở đâykhông đơn giản nói về hành động, về tác động của một chủ thể lên một chủ thểkhác, mà cụ thể về sự tác động qua lại

4A.A.Leonchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ thống những quátrình có mục đích và động cơ, bảo đảm sự tương tác giữa người này với ngườikhác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội của nhân cách, cácquan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ

G.M Andreeva định nghĩa giao tiếp là quá trình bao gồm ba mặt có quan hệ hữu

cơ với nhau, đó là mặt thông tin, mặt tri giác của con người với con người, mặttác động qua lại của con người với nhau

Trong bài báo “ Tâm lý học giao tiếp”, V.N.Phanpherop định nghĩa giaotiếp như là sự tác động qua lại của con người, nội dung của nó là sự nhận thứcqua lại, trao đổi thông tin nhờ sự giúp đỡ của những phương tiện khác nhau vớimục đích xây dựng mối quan hệ qua lại có lợi đối với quá trình hoạt độngchung

Từ các quan niệm trên ta nhận thấy đa số các nhà tâm lý học cho rằng giaotiếp là hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể, có sự tác động qua lạivới nhau nhằm chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin

- Các quan niệm giao tiếp của các tác giả Việt Nam

Trong từ điển tâm lý học, tác giả Vũ Dung đã đưa ra khái niệm giao tiếpnhư sau: “ Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân,xuất phát từ nhu cầu phối hợp hoạt động Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tốnhư trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược, hoạt động thống nhất, tri giác và

4 Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.

Trang 20

tìm hiểu người khác Giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ

và tri giác”

5Hai tác giả Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991), mở rộng khái niệmgiao tiếp, họ cho rằng động vật cũng có giao tiếp Hai ông quan niệm: “ Giaotiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xãhội Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống có giaotiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”

Tác giả Trần Hiệp, trong cuốn “ Tâm lý học xã hội” đã định nghĩa giaotiếp là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động con người Nó làm tăngcường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tácđộng qua lại

6 Hai tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh quan niệm: “ Giao tiếp là hìnhthức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh

sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rungcảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau

7Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “ Giao tiếp là sự tác động qua lạigiữa con người với con người, là sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở sự trao đổithông tin, ở sự rung cảm lẫn nhau, hiểu biết nhau và ảnh hưởng đến nhau Mốiquan hệ giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khácnhau:

- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân

- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng…

Như đã tìm hiểu bên trên, có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp.Tuy nhiên, các định nghĩa này đều hướng tói các đặc điểm chung như sau:

- Giao tiếp là hoạt động của con người trao đổi thông tin thông qua ngônngữ và giao tiếp chỉ diễn ra ở xã hội loài người

5 Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, NXB giáo dục.

6 Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp Sư phạm, Trường đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.

7 Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Trang 21

- Nội dung của giao tiếp là: trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau, sự rungcảm và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người Trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm về giao tiếp của các tác giả trên thế giớicũng như Việt Nam, chúng tôi hiểu: Giao tiếp là hoạt động con người sử dụngngôn ngữ để trao đổi thông tin, tri giác và tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định

* Một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp.

- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa chủ thể và chủ thể: mỗi cá nhân vừa

là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao tiếp

- Giao tiếp bao giờ cũng mang tính nhận thức: giao tiếp là quá trình màcon người ý thức được mục đích, nội dung và những phương thức cần đạt đượckhi tiếp xúc với người khác Giao tiếp dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết lẫnnhau

- Giao tiếp được quy định bởi các mối qua hệ xã hội: giao tiếp nhất thiếtđược thực hiện trong một quan hệ xã hội

- Giao tiếp mang tính lịch sử - xã hội, chịu sự chi phối của các điều kiện

do xã hội tạo ra, các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội

* Chức năng của giao tiếp.

- Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức năng của giao tiếp nhưng có

Đặc điểm của giao tiếp

Mangtính lịch

sử - xãhội

Giaotiếpmangtínhnhậnthức

xã hội

Trang 22

thể nhóm thành các chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng định hướng hoạt động của con người: để định hướng hoạtđộng, cá nhân tham gia giao tiếp và chỉ trong giao tiếp chủ thể hoạt động mớixác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghệm… củađối tượng giao tiếp

- Chức năng thông tin/nhận thức: muốn truyền đạt thông tin, muốn biết vềnhau, người ta phải tiến hành giao tiếp

- Chức năng điều chỉnh hành vi: trong quá trình giao tiếp, hai chủ thể có sựtác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, chịu sự điều chỉnh của nhau và tự điềuchỉnh chính mình

- Chức năng thể hiện và đánh giá thái độ cảm xúc trong giao tiếp: thái độ,cảm xúc của cá nhân bao giờ cũng được bộc lộ trong quá trình giao tiếp, giaotiếp có thể làm tăng hoặc giảm cảm xúc vốn có của chủ thể, vì thế phải đánh giámức độ cảm xúc và thái độ của đối tượng

- Chức năng liên kết và đồng nhất: nhờ có giao tiếp mà các cá nhân liên kếtlại với nhau, làm việc cùng nhau và đây cũng là con đường thảo mãn nhu cầugiao tiếp, gắn bó của con người

* Phương tiện giao tiếp

- Phương tiện ngôn ngữ: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu củacon người Hiệu quả giao tiếp ở chừng mực nào đó là do trình độ của người sửdụng ngôn ngữ Hai loại ngôn ngữ thường dùng trong giao tiếp là ngôn ngữ nói

Trang 23

Các nghiên cứu về giao tiếp sư phạm có thể hệ thống theo hai xu hướngsau:

+ Xu hướng thứ nhất: các tác giả theo xu hướng này thường bó hẹp phạm

vi của giao tiếp sư phạm trong việc giảng dạy, truyền thụ tri thức và đối tượng ởđây chỉ là học sinh, họ cho rằng giao tiếp sư phạm là phương tiện để thực hiệnhoạt động giảng dạy – giáo dục của người giáo viên

N.D.Levitop, trong cuốn Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm (tập 3)quan niệm rằng: “ Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằngcách trình bày rõ ràng, hấp dẫn”

8Ph.N.Gônôbôlin cho rằng: “Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền đạt mộtcách dễ hiểu để các em học sinh nắm vững và ghi nhớ tốt tài liệu”

4Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh định nghĩa: Giao tiếp sư phạm làgiao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trìnhgiảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm

lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác, tạo rakết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạtđộng dạy cũng như hoạt động học

Nhìn chung các tác giả theo xu hướng này đều coi giao tiếp sư phạm lf mộtnhân tố rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên Tuynhiên, các tác giả chỉ bó hẹp chủ thể giao tiếp là giáo viên và đối tượng giao tiếp

là học sinh Trên thực tế để dạy học và giáo dục có hiệu quả cho học sinh thìngười giáo viên phải biết phối hợp với đồng nghiệp, gia đình học sinh, các lựclượng xã hội khác…Như vậy, các định nghĩa này đã thu hẹp khái niệm giao tiếp

sư phạm

+ Xu hướng thứ hai: theo xu hướng này các tác giả đã mở rộng phạm vinghiên cứu giao tiếp sư phạm và đưa ra những định nghĩa bao quát hơn, đồngthời nhấn mạnh hơn bản chất và chức năng của giao tiếp sư phạm

8 Ph.N.Gônôbôlin (1972), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trang 24

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình trong luận án Phó tiến sĩ khoa học đã đưa

ra khái niệm: Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sựtrao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau,nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giáo dục giữa nhà giáo dục với đối tượnggiáo dục, giữa nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa nhà giáo dục vớinhau để thực hiện mục đích giáo dục

Trong cuốn giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tác giảNguyễn Kế Hào và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Giao tiếp sư phạm là sự tiếpxúc giữa thầy giáo và học sinh, là sự tiếp xúc giữa nhà giáo và những ngườikhác có mối quan hệ hợp tác trong việc giáo dục học sinh Đây cũng chính làhoạt động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ giữa con người với conngười

Trong giáo trình Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạmtác giả Ngô Công Hoàn quan niệm: Giao tiếp giữa con người với con ngườitrong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm”

Theo xu hướng này khái niệm về giao tiếp sư phạm đã bao quát hơn Chủthể không còn bó hẹp là giáo viên mà là tất cả các lực lượng có liên quan đếnviệc giáo dục học sinh Đồng thời mục tiêu cuối cùng của giao tiếp sư phạmkhông chỉ là truyền đạt tri thức mà còn phát triển nhân cách cho học sinh

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đi theo xu hướng thứ hai về giao tiếp

sư phạm và rút ra một số ý về giao tiếp sư phạm:

- Giao tiếp sư phạm vừa là điều kiện hoạt động vừa là một thành tố củahoạt động sư phạm

- Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể giáo dụcvới nhau và với đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục nhất định Qua đó, chúng tôi đưa ra quan niệm về giao tiếp theo ý hiểu như sau: giaotiếp sư phạm là sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động lẫn nhaugiữa các chủ thể liên quan đến quá trình giáo dục và giữa chủ thể giáo dục vớiđối tượng giáo dục để thực hiện mục đích giáo dục

Trang 25

* Chủ thể và đối tượng của giao tiếp sư phạm.

Trong dạy học và giáo dục, diễn ra các giao tiếp sau:

- Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên và cá nhân học sinh

- Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên với nhóm hay tập thể học sinh

- Giao tiếp giữa học sinh với nhóm

Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có thể khái quát như sau:

- Khi giáo viên lên lớp giảng bài thì quan hệ giao tiếp giữa giáo viên vàhọc sinh là: chủ thể giao tiếp và đối tượng tiếp nhận, có tác động qua lại

- Khi học sinh trao đổi ý kiến với giáo viên; khi học sinh có thắc mắc, hỏigiáo viên thì giữa giáo viên và học sinh có mối quan hệ: chủ thể với chủ thể cótác động qua lại với nhau

Bên cạnh đó, để có thể giáo dục học sinh thì giáo viên phải kết hợp vớicác lực lượng giáo dục khác như các đoàn thể, phụ huynh học sinh, các tổ chức

xã hội khác Do đó, chủ thể giao tiếp sư phạm là toàn bộ các lực lượng tham giavào quá trình giáo dục

* Mục tiêu của giao tiếp sư phạm

Mục đích của giao tiếp sư phạm là nhằm truyền đạt vốn sống, kinhnghiệm, tri thức khoa học, các kĩ năng để xây dựng và phát triển nhân cách toàndiện ở học sinh

Mục tiêu giao tiếp sư phạm ở trường phổ thông:

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất và các kĩnăng cơ bản hình thành nhân cách, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị hành trang cho học sinh tiếp tục cấp học cao hơn hay đi vào cuộc sốnglao động

* Nội dung giao tiếp sư phạm.

- Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm

+ Nhận thức

Giao tiếp trao đổi vốn sống, kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, tháiđộ… giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với các lực lượng giáo dục khác

Trang 26

đều mang lại nhận thức mới cho các thành viên trong quá trình giao tiếp.

Giao tiếp sư phạm truyền đạt tri thức khoa học tự nhiên, xã hội…bên cạnh

đó, học sinh còn học tập ở thầy cô những phương pháp tư duy, phong cách giaotiếp, cách lập luận, dẫn giải, gợi ý

Giao tiếp gữa thầy và trò giúp thầy cô hiểu hơn về hoàn cảnh học sinh để

có thể giúp đỡ các em trong học tập và cuộc sống

Thông qua các hoạt động lao động và hoạt động xã hội ( lễ hội, vănnghệ…) Giúp thầy cô giáo nhận thức về khả năng của học sinh, học sinh tự nhậnthức về khả năng, vị trí của mình

Nhận thức luôn luôn diễn ra trong suốt quá trình giao tiếp Vì vậy, để hoạtđộng sư phạm thành công, giáo viên luôn tạo cho mình những giá trị mới đểtrong giao tiếp học sinh luôn nhận thức được những điều mới mẻ và tốt đẹp

+ Cảm xúc

Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần gợi lên cho học sinh những cảmxúc tích cực, say mê, hứng thú và thiện cảm để quá trình tiếp xúc trong và ngoàigiờ lên lớp đạt hiệu quả cao

Cảm xúc không chỉ định hướng và nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà ởthời điểm kết thúc quá trình giao tiếp cũng nảy sinh những cảm xúc mới

+ Hành vi

Hành vi trong giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những vận độngcủa đầu, chân, tay, đặc biệt là sự vận động của các bộ phận trên khuôn mặt nhưmắt, miệng, trán… sự vận động đó hợp thành hành vi giao tiếp xảy ra trong quátrình sư phạm gọi là hành vi giao tiếp sư phạm

Hành vi trong giao tiếp sư phạm là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữcủa thái độ cá nhân, của thế giới nội tâm, vì vậy đôi khi qua hành vi mà mọingười thấu hiểu nhau hơn so với ngôn ngữ nói

Hành vi giao tiếp sư phạm biểu lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu,động cơ, nhận thức, niềm tin, thái độ của cá nhân hòa quyện với yêu cầu của xãhội tạo thành nội dung tâm lý quan trọng trong hoạt động sư phạm

Trang 27

Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm.

Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm như giảng dạy trên lớp, nộidung mang tính chất kinh tế ( thu học phí, quỹ lớp ), mang tính chính trị ( sinhhoạt, tổ chức đoàn…) pháp quyền ( nội quy, các hình thức kỉ luật )

Những công việc trong nhà trương bao giờ cũng chứa đựng nội dung giáodục, rèn luyện nhất định cho sự phát triển nhân cách học sinh Do đó, giáo viênbằng cách giao tiếp, ứng xử, bằng những việc làm của mình tạo điều kiện chohọc sinh học tập và rèn luyện

Trang 28

* Nguyên tắc giao tiếp sư phạm.

- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp

Tôn trọng nhân cách đối tượng là đánh giá đúng đắn nhân phẩm của họcsinh, đối xử bình đẳng, dân chủ với các em, tin tưởng, tôn trọng các riêng và yêuthương học sinh

Vì thế, là một người giáo viên chúng ta hãy để học sinh được bộc lộnhững nét tính cách, thái độ, nhu cầu riêng, không nên áp đặt bắt học sinh phảitheo ý của thầy cô hay bố mẹ, hãy biết lắng nghe và đồng cảm với học sinh

- Có niềm tin trong giao tiếp sư phạm

Niềm tin là một điều kiện tiên quyết của mọi sự tiếp xúc giữa con ngườivới con người Trong giao tiếp sư phạm, tin tưởng vào học sinh là nguồn cổ vũ,nguồn sức mạnh giúp cả thầy và trò vượt qua những khó khăn trong giảng dạy,học tập Niềm tin có một sức mạnh giáo dục to lớn đối với học sinh

- Nguyên tắc vô tư, không vụ lợi

Nguyên tắc này thể hiện người giáo viên phải biết đặt lợi ích của học sinhlên trước hết, không vì lợi ích bản thân mà gây ảnh hưởng tới uy tín, nhân cáchcủa học sinh Đối xử với học sinh phải công bằng, không định kiến

- Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp

Nguyên tắc GTSP

Có niềm tin trong giao tiếp

Nguyên tắc vô

tư, không

vụ lợi

Nhạy bén đồng cảm trong giao tiếp

Trang 29

Thầy cô biết đặt mình vào vị trí của học sinh khi tiếp xúc, giải quyết cáctình huống giao tiếp sư phạm Có như vậy, thầy cô mới sống cùng niềm vui, nỗibuồn của học sinh và sẽ xử sự phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các em.

Nhờ đồng cảm vơi học sinh mà giáo viên tạo ra được sự gần gũi, thân mậtvới học sinh và tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh Bên cạnh đó, giáo viêncũng có biện pháp giảng dạy, giáo dục hiệu quả

* Phương tiện giao tiếp sư phạm.

- Tri thức

Tri thức là những hiểu biết, những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy

về tất cả các mặt như tự nhiên, xã hội, con người v.v… Hay nói cách khác trithức là toàn bộ nền văn hóa của nhân loại đã được tích lũy theo thời gian Trongdạy học thì tri thức là kiến thức đã được kiểm nghiệm, được đánh giá, đượcchứng minh là khoa học và đúng đắn nên những tri thức đó được gọi là những trithức khoa học Còn những kiến thức khác được gọi là tri thức thông thường

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển, điều chỉnhhoạt động học của học sinh nhằm tái tạo lại tri thức mà loài người đã phát hiện

Trong dạy học, giáo viên không chỉ sử dụng các tri thức khoa học làmphương tiện để dạy học mà ngay cả những tri thức thông thường mà họ tiếp thu,học hỏi trong cuộc sống cũng được giáo viên sử dụng như phương tiện bổ trợcho bài giảng của mình

Tóm lại, hệ thống tri thức trong quá trình dạy học rất rộng lớn, đa dạng vàsâu sắc Đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chủ động, tích cực và khôngngừng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để nắm vững các tri thức cơ bản, vận dụng

Trang 30

được vào hoạt động của mình và mở rộng được các kiến thức khác nhằm hìnhthành và phát triển nhân cách của bản thân theo yêu cầu của xã hội.

- Phẩm chất đạo đức của nhân cách người thầy

Trong dạy học, người giáo viên không chỉ sử dụng các tri thức, kinhnghiệm của loài người tích lũy được làm phương tiện giúp học sinh hình thành

và phát triển nhân cách của mình mà ngay bản thân người giáo viên với nhữngphẩm chất, năng lực của mình chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh Đặc biệt học sinh chịu ảnh hưởng rấtlớn từ những phẩm chất đạo đức của người thầy mà dạy các em Do đó giáo viênđược coi là tấm gương lớn cho học sinh soi mình vào đó mà học tập và tu dưỡngđạo đức bản thân

Phẩm chất đạo đức của người giáo viên thể hiện trong cái tâm của họ Mỗithầy, cô giáo phải luôn thể hiện rõ cái tâm trong sáng trong nghề nghiệp Cáitâm của người thầy, giáo được biểu hiện ở sự gần gũi, tận tình trong dạy bảo họcsinh trong mọi lúc, mọi nơi mà không quản ngại gian nan, khó nhọc

Cái tâm trong sáng của người thầy còn được thể hiện ở lòng dũng cảm, sựkiên quyết trong đấu tranh chống cái xấu, cái sai trong xã hội, những tiêu cực lệchlạc trong suy nghĩ và hành động của những đồng nghiệp và trong chính bảnthân mình

Trong giao tiếp sư phạm, mỗi cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành vi ứng xửcũng như lời nói của giáo viên đều được học sinh coi như những chuẩn mực đểcác em học tập và làm theo Vì vậy, để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình,mỗi người thầy giáo hôm nay phải không ngừng tự đổi mới, tự rèn luyện đạođức, tác phong mẫu mực của nhà giáo để mỗi người thầy thực sự là những tấmgương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo

* Vai trò của giao tiếp sư phạm.

Giao tiếp có vai trò quan trọng trong hoạt động sư phạm nói chung vàtrong việc hình thành nhân cách người giáo viên và học sinh nói riêng

Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sư phạm của nhà giáo dục với học

Trang 31

sinh nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu những tri thức khoa học trong cáclĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà loài người đã tích lũy được theo phươngpháp nhà trường Qua đó các loại tri thức mà học sinh đã tiếp thu trở thành công

cụ, phương tiện tác động vào thế giới xung quanh, đồng thời tác động vào bảnthân mỗi học sinh Trong quá trình đó, các phẩm chất và năng lực từng bước đượchình thành và phát triển ngày càng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn đáp ứng tốthơn yêu cầu của sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân

Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với cácchủ thể giáo dục khác và với lớp lớp các thế hệ học sinh Vì vậy, giáo viên ngàycàng thấu hiểu trọng trách của mình đối với việc góp phần đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp chấn hưng đất nước, đảm bảo cho sựphát triển bền vững của đất nước Và từ đó họ càng yêu tha thiết nghề nghiệp,không ngại gian khổ, hy sinh vươn lên trau dồi năng lực và phẩm chất mẫu mựccủa nhà giáo Nói cách khác, giao tiếp sư phạm với học sinh và các lực lượnggiáo dục khác trở thành điều không thể thiếu và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy

sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của nhà giáo

1.2.3 Kĩ năng giao tiếp sư phạm.

* Kĩ năng

Kĩ năng là từ ngữ rất quen thuộc trong đời sống, đã có nhiều tác giả trong

và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau về kĩ năng.Hiện nay kĩ năng được hiểu theo hai xu hướng sau:

- Xu hướng thứ nhất: kĩ năng như mặt biểu hiện của năng lực

4A.V.Petropxki quan niệm “ Kĩ năng là năng lực sử dụng các tri thức haykhái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bảnchất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thựctiễn nhất định

Theo từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dung kĩ năng là năng lực vậndụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnhhội để thực hiện nhiệm vụ tương ứng.Kĩ năng được hình thành qua luyện tập

Trang 32

Nhìn chung, theo xu hướng này, kĩ năng là một biểu hiện năng lực củacon người, năng lực này thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiếttrong thời gian nhất định.

- Xu hướng thứ hai: Kĩ năng là kỹ thuật thực hiện hành động

Trong cuốn “ Những cơ sở tâm lý học sư phạm” A.V.Cruchetxki chorằng: “ Kĩ năng là phương thức thực hiện hành động – những cái con người đãnắm vững”

Trong cuốn “ Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, các tác giảA.V.Petropxki và A.V.Cruchetxki cho rằng: Kĩ năng là phương thức thực hiệnhành động đã được con người nắm vững không cần tính toán đến kết quả hànhđộng, cơ sở hình thành kĩ năng là tri thức Kĩ năng được hình thành bằng conđường rèn luyện Kĩ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành độngkhông chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả những điều kiện đã thay đổi

Theo từ điển tiếng việt, kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa họcvào thực tiễn

Các tác giả dù theo quan niệm nào cũng đều đề cập đến khả năng vậndụng tri thức vào hoạt động thực tiễn để đạt hiệu quả trong công việc

* Kĩ năng giao tiếp sư phạm

Là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi phối hợp hài hòa, hợp

lý của giáo viên nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp với học sinh trong hoạt độngdạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao Diễn biến của quá trình giao tiếp sư phạmbao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong những điều kiện thay đổi, do đó kỹnăng giao tiếp là một tổ hợp nhiều kĩ năng

* Kỹ năng giao tiếp sư phạm thể hiện ở các khả năng:

+ Nhận thức nhanh chóng những biểu hiện của học sinh và bản thân.+ Sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

+ Điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đich giáo dục

* Kĩ năng giao tiếp sư phạm được hình thành từ các con đường:

+ Từ những thói quen ứng xử được xây dựng từ gia đình, quan hệ xã hội

Trang 33

+ Do vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân qua tiếp xúc với mọi người.

+ Do rèn luyện trong môi trường sư phạm

* Các kĩ năng giao tiếp sư phạm

+ Các kĩ năng định hướng giao tiếp: biểu hiện ở khả năng dựa vào biểu lộbên ngoài của học sinh mà phán đoán một cách chính xác những trạng thái tâm

Định hướng trong quá trình giao tiếp: huy động vốn kinh nghiệm, quansát, tư duy… để nhận thức điều chỉnh thái độ cho phù hợp với nội dung, diễnbiến quá trình giao tiếp

+ Các kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của của học sinh

Các dấu hiệu bên ngoài của học sinh có thể nhận biết bằng nhận thứccảm tính ( chiều cao, dáng vẻ) hay mang tính chất tổng quát ( tính cách, tìnhcảm, đạo đức)

+ Kĩ năng định vị

Kĩ năng định vị thể hiện ở các khả năng:

_ Biết xác định vị trí trong giao tiếp

Kĩ năng định hướng giao tiếpCác kĩ

Trang 34

_ Biết đặt mình vào vị trí đối tượng, đồng cảm với đối tượng.

_ Biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình

_ Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp

_ Biết chọn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc giao tiếp.+ Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm:

Giáo viên cần phải:

_ Có khả năng làm chủ nhận thức, thái độ và hành vi, phản ứng của mình._ Đoán được những vận động trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… của đốitượng

_ Biết lắng nghe và xử lý thông tin

_ Có hành vi ứng xử phù hợp, linh hoạt với đối tượng giao tiếp ở các hoàncảnh và nội dung giao tiếp khác nhau

+ Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp bao gồm: kĩ năng sử dụng ngônngữ nói và viết, kĩ năng sử dụng phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, hành vi…

1.2.4 Giáo sinh.

* Khái niệm

Giáo sinh là những sinh viên đang học tập và rèn luyện trong các trườngkhối sư phạm, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để hình thành những nănglực, kĩ năng và phẩm chất người giáo viên phục vụ cho công tác trồng ngườitrong tương lai của họ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ giáo sinh thay vì sinhviên sư phạm vì chủ yếu nghiên cứu sinh viên khi thực tập tại các trường THPT,trong thời gian này sinh viên sư phạm thường được gọi là các giáo sinh

* Đặc điểm tâm sinh lý

Giáo sinh chính là sinh viên vì thế họ cũng có những đặc điểm tâm sinh lýcủa sinh viên

-Sự phát triển thể chất:

+ Ở lứa tuổi này, sự phát triển về thể chất đã đạt đến mức tương đối hoànthiện, có sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng Chiều cao

Trang 35

đã phát triển gần như hoàn thiện, não bộ đạt đến trọng lượng tối đa.

+ Đặc điểm quan trọng nhất của thời kì này là tuổi dậy thì Đây là giaiđoạn kéo dài nhiều năm, có thể bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên với những thay đổilớn cả về thể chất và tâm lý Đây là quãng thời gian cơ thể có những sự thay đổi,phát triển từ một đứa trẻ trở thành người lớn Thay đổi lớn nhất trong thời kỳnày là sự hoạt động mạnh mẽ của các hormone sinh sản Đến tuổi thanh niên,quá trình này đã diễn ra tương đối hoàn thiện, khi các chức năng sinh sản đãphát triển đầy đủ, giới tính đã phân biệt rõ cả biểu hiện bề ngoài lẫn biểu hiệnnội tiết tố Cần chú ý cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết (đạm,canxi, sắt, kẽm, các vitamin) để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạngmất cân bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

-Sự phát triển về mặt xã hội:

+ Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của giáo sinh có ýnghĩa vô cùng quan trọng Những thay đổi vị thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầuphát triển mới Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạntrước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo chonhững nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực, với đầy đủ quyềnhạn và nghĩa vụ trước pháp luật

- Đặc điểm hoạt động:

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có một hoạt động chủ đạo chi phối các hoạtđộng khác.Những hoạt động này giúp phát triển nhân cách toàn diện và sâu sắchơn, tạo nên những nét tâm lý đặc thù cho độ tuổi này và trang bị cho giáo sinhnhững kiến thức năng lực cần thiết cho tương lai Ở giáo sinh hoạt động chủ đạo

là : hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động học nghề,hoạtđộng thực tập, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động giao lưu

+ Hoạt động học tập: Mặc dù có những sự khác biệt cơ bản so với bậcgiáo dục phổ thông nhưng hoạt động học tập của giáo sinh ở đại học vẫn khôngtách rời hoạt động nhận thức để khám phá tri thức, chiếm lĩnh tri thức và sángtạo tri thức, qua đó phát triển các năng lực tương ứng

Trang 36

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: hoạt động này giúp giáo sinh pháttriển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những

kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người giáo sinh trong quá trình tiếpnhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và thựctiễn

+ Hoạt động học nghề: nhằm chuẩn bị cho giáo sinh tay nghề, năng lựclàm việc có hiệu quả trong tương lai, đăc biệt là áp dụng khi đi thực tập giảngdạy tại các trường THPT

+ Hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giao lưu: các hoạt động nàygiúp giáo sinh phát triển kĩ năng sống và giải trí sau những giời học căng thẳng

- Đặc điểm nhận thức

+ Bản chất hoạt động nhận thức của giáo sinh trong các trường ĐH-CĐ là

đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cáchchuyên sâu để nắm đc đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các mônkhoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhấtđịnh

+ Nét đặc trưng trong hoạt động trí tuệ của giáo sinh là sự tập trung phốihợp nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, kháiquát hoá

Các đặc điểm sau trong hoạt động nhận thức của giáo sinh:

+ Hoạt động động nhận thưc của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứukhoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia

+ Hoạt động học tập của họ diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích,nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian mộtcách chặt chẽ nhưng không quá khép kín, mà có tính chất mở rộng khả năngtheo năng lực, sở trường để sv có thể phát huy tối đa năng lực trí tuệ của mìnhtrong nhiều lĩnh vực ( học theo tín chỉ, đào tạo liên ngành, bằng kép…)

+ Phương tiện hoạt động nhận thức của giáo sinh được mở rộng phongphú với thư viện , phòng đọc , phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, môi trường

Ngày đăng: 08/09/2016, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS Khác
2. Hoài Nam ( 30/09/2013), Diễn đàn dân trí Việt Nam Khác
3. Nguyễn Thị Bình (2013), Đề tài NCKH, Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Tây Nguyên khi thực tập giảng dạy tại trường THCS Khác
4. Nguyễn Thị Kim Chung, Luận văn ThS.Tâm lý học, Kĩ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh Khác
5. Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, NXB giáo dục Khác
6. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp Sư phạm, Trường đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội Khác
7. Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
8. Ph.N.Gônôbôlin (1972), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thực hiện - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG GIAO TIẾP  SƯ PHẠM CỦA GIÁO SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hình th ức thực hiện (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w