Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm trong quá trình thực tập

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Các khái niệm cơ bản .1. Giao tiếp

Trong bài báo “ Tâm lý học giao tiếp”, V.N.Phanpherop định nghĩa giao tiếp như là sự tác động qua lại của con người, nội dung của nó là sự nhận thức qua lại, trao đổi thông tin nhờ sự giúp đỡ của những phương tiện khác nhau với mục đích xây dựng mối quan hệ qua lại có lợi đối với quá trình hoạt động chung. 4Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh định nghĩa: Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác, tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình trong luận án Phó tiến sĩ khoa học đã đưa ra khái niệm: Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giáo dục giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa nhà giáo dục với nhau để thực hiện mục đích giáo dục.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: hoạt động này giúp giáo sinh phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người giáo sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Trong giai đoạn này, giáo sinh có cơ hội vận dụng những lý thuyết đã được học ở trường đại học vào thực tiễn, đồng thời học thêm những kiến thức mới từ thực tiễn, phát triển những năng lực khác nhau ( giảng dạy, quản lý, tổ chức lớp học, xử lý các mối quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh), thể hiện và tự đánh giá năng lực và tình yêu của bản thân với nghề nghiệp tương lai. Vai trò của trường đại học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành và kiến thức về khoa học giáo dục, tổ chức cho sinh viên thực hành những lý thuyết đã học vào điều kiện gần giống thực tế ở trường phổ thông ( tổ chức cho sinh viên thực hành trong các phòng thí nghiệm, tập giảng trước các bạn cùng lớp).

Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm .1 Yếu tố chủ quan

Điều này đồng nghĩa với việc giáo sinh phải có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và không ngừng phấn đấu để khi đứng trước đồng nghiệp và học sinh họ được công nhận là người có phẩm chất và năng lực sư phạm tốt.Như vậy nếu giáo sinh có ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và học sinh thì sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của người giáo viên nói chung và KNGTSP của họ nói riêng. Tuy nhiên nếu được trang bị những kiến thức về giao tiếp mà giáo sinh kgoong có ý thức luyện tập những kĩ năng đó, biến những lí thuyết,kinh nghiệm sách vở thành kinh nghiệm cá nhân thì lý thuyết vẫn là lí thuyết.Muốn có kĩ năng giao tiếp tốt các GS sư phạm không những có trang bị của thầy cô nhà trường mà cần tự giác nhận thức tầm quan trọng và thường xuyên cố gắng đề có thói quen giao tiếp và hình thành,nâng cao kĩ năng giao tiếp của mình.Chính vì vậy. Còn đối với giáo viên và cơ sở nơi mình thực tập thì đây cũng là lần đầu tiên giúp giáo sinh bước đầu làm quen với môi trường làm việc.Đây là môi trường khác hẳn khi các bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.Chính vì vậy để các GS có niềm tin vào công việc và cố gắng hết mình thì giáo viên và nhà trường THPT cần tạo điều kiện thuận lợi,tạo cảm giác thoải mái cho các GSTT.

-Kĩ năng giao tiếp của giáo sinh ĐHGD khi thực tập tại các trường THPT chịu tác động từ nhiều yếu tố , trong đó các yếu tố chủ quan như động cơ nghề dạy học, ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và học sinh, các kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm , yếu tố kinh tế và vùng miền của mỗi giáo sinh.Các yếu tố khách quan như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của trường ĐHGD, sự mẫu mực trong phong cách giảng dạy của giảng viên , giáo viên, sự hợp tác của học sinh nơi giáo sinh thực tập.

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp này nhằm tìm hiểu, tham khảo những nội dung đã được nghiên cứu, đề cập trên thế giới và trong nước từ trước đến nay, các trang wed, cơ sở dữ liệu điện tử có liên quan đến đề tài về kĩ năng giao tiếp sư phạm. Cách tiến hành: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm sách báo, tạp chí khoa học, giáo trình, luận văn sau đó tiến hành tổng hợp. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập những nội dung chính bao gồm: Thực trạng kĩ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của giáo sinh ĐHGD khi thực tập tại các trường THPT.

Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS bản 32 bit để xử lí số liệu nhằm đưa ra các thông số về điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm, các bảng biểu đồ thể hiện các mức độ khác nhau.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

    Như vậy, giáo sinh của trường ĐHGD đã nhận thức được động cơ nghề dạy học chính là động cơ tích cực để phát triển và thúc đẩy các bạn phát triển KNGT , chăm chỉ học tập, vượt qua mọi khó khăn trở ngại về cả vật chất lẫn tinh thần để có thể toàn tâm toàn ý cho việc học và tu dưỡng để sau này trở thành người giáo viên giỏi về mọi mặt (có đến 52.6% giáo sinh đồng tình với ý kiến này). 94.7% ý kiến cho rằng trình độ nắm vững tri thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm sẽ ảnh hưởng mạnh đến kĩ năng giao tiếp sư phạm , còn lại là ảnh hưởng nhẹ .Giáo viên là những người đem tri thức của bản thân đề truyền đạt lại cho học sinh, một người giáo viên giỏi phải là người có cả năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Để tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp sư phạm của GS từ phía cơ sở thực tập chúng tôi khảo sát GS với câu hỏi: Anh (chị) cho biết mức độ ảnh hưởng của yếu tố kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo viên trường THPT đang trực tiếp hướng dẫn giáo sinh thực tập và sự hợp tác của các giáo viên và học sinh trường THPT với giáo sinh trong quá trình thực tập giảng dạy đến kĩ năng giao tiếp của GS.

    Biểu đồ cho biết, 65,8% GS đều cho rằng sự mẫu mực trong phong cách giảng dạy của các giảng viên ĐH, các nội dung, hình thức và mức độ thường xuyên tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho Giáo sinh của trường Đại học Giáo Dục ảnh hưởng mạnh đến KNGTSP của GS, chỉ có 2,6% GS cho rằng không ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra thấy GS đã đánh giá cao về tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp sư phạm ( đạt 100% ) trong quá trình thực tập và giảng dạy.Trong thực tế khi đi thực tập giảng dạy hầu hết GS đã đạt được yêu cầu trong giao tiếp nhưng kết quả chưa cao (78.9%), vẫn còn 21.1% chưa đạt yêu cầu trong giao tiếp.Các GS gặp khó khăn trong thuyết trình vấn đề, viết bảng khoa học, sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, cách tạo mối quan hệ với học sinh…. Nguyên nhân là do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.Yếu tố chủ quan hay là yếu tố bản thân sẽ ảnh hưởng nhiều tới kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh.Vì thế mà GS cần tích cực rèn luyện và nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hơn nữa, có động cơ nghề dạy học và yêu quý nghề hơn nữa.Nhà trường ĐHGD cần tạo điều kiện thuận lợi cho GS thực tập sớm hơn, và tổ chức nhiều cuộc thi nghiệp vụ sư phạm.