1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn thi hết môn cao học văn

40 563 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 79,7 KB
File đính kèm Đề cương thi cao học.rar (77 KB)

Nội dung

Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người. Thân (thân thể) của con người là một đối tượng cần được phân tích bên cạnh các khái niệm liên quan khác. Việc phân tích nhân vật văn học từ góc độ “thân” là một cơ sở quan trọng để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm.Trước khi tìm hiểu cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “thân” trong Truyện Kiều, ta phải hiểu được quan niệm về “thân” và cách ứng xử với thân của các tư tưởng triết hoc phương Đông. Một nhận xét tổng quát là các học thuyết Nho – Phật – Đạo vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến trí thức Việt Nam thời trung đại đều tìm cách hạn chế, kiểm soát con người bản năng.

Trang 1

Môn: Vấn đề con người trong văn học trung đại Câu 2: Cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “Thân” trong Truyện Kiều Bài làm

Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người Thân (thân thể) của con người là một đốitượng cần được phân tích bên cạnh các khái niệm liên quan khác Việc phân tích nhân vật vănhọc từ góc độ “thân” là một cơ sở quan trọng để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm.Trước khi tìm hiểu cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “thân” trong TruyệnKiều, ta phải hiểu được quan niệm về “thân” và cách ứng xử với thân của các tư tưởng triếthoc phương Đông Một nhận xét tổng quát là các học thuyết Nho – Phật – Đạo vốn có ảnhhưởng sâu sắc đến trí thức Việt Nam thời trung đại đều tìm cách hạn chế, kiểm soát con ngườibản năng Thân biểu hiện phần bản năng của con người Bản năng chính của con người đượcthực hiện qua nhu cầu ăn, - mặc - ở, tình dục, sống chết Cả ba nhu cầu này của thân xác đềuđược các học thuyết nhìn nhận và lí giải, về cơ bản có nhiều điểm giống nhau Ở đây, chúngtôi xin nói khái quát về quan niệm “dĩ tâm khống nhân” của Nho gia và quan niệm về “thân”

và “khổ” của Phật gia

Con người lí tưởng của Nho gia là thánh nhân Để đạt đến con người lí tưởng là thánh nhân thìnhà nho phải tu dưỡng bằng những hình thức tu trì rất nghiêm khắc Nguyên lí tu thân của cácnhà nho có thể bao gồm các mệnh đề như “tồn thiên lí, khử nhân dục”, “dĩ tâm khống thân”

Về vấn đề ăn – mặc - ở - những nhu cầu bản năng của thân, Nho giáo quan niệm rằng, “Quân

tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an”, người quân tử không đề cao việc ăn – mặc - ở, ăn là để tồntại chứ không cần ăn ngon hay ăn no, mặc cốt đủ che thân chứ không cần nhà cao, cửa rộng,không cần lụa là gấm vóc Về vấn đề tình dục, Khổng Tử cũng rất nghiêm khắc với sắc đẹpcủa phụ nữ, có quan niệm chống lại bản năng tình dục vì cho rằng nó có hai cho việc tu dưỡngtheo lí tưởng thánh nhân Văn hóa cổ đại Trung Quốc đã hình thành thuyết cấm dục vơi 3mệnh đề chính là: 1 Tồn thiên lí, diệt nhân dục; 2 Nam nữ thụ thụ bất thân; 3 Vạn ác dâm vithủ Đối với vấn đề sống – chết, một bản năng hết sức lớn của con người, Khổng Tử đưa ra

mô hình lí tưởng của nhà nho là: đặt các giá trị luân lí đạo đức cao hơn giá trị của thân xác.Nhà nho phân biệt hai phạm trù thân: nhục thể chi thân (thân xác thịt) và danh tiết chi thân(thân danh tiết) Thân xác thịt cũng cần bảo vệ nhưng thân danh tiết quan trọng hơn, vào thờiđiểm bất đắc dĩ thì phải biết hi sinh thân xác thịt cho thân danh tiết

Phật giáo là một học thuyết chú trọng đến tâm nhưng cũng có một triết lí về thân Thái độ củanhà Phật đối với “thân” cũng dựa trên căn bản quan niệm phủ nhận thân thể qua các giác quan(ngũ quan) Phật học chủ trương kiểm soát nghiệt ngã với thân xác bản năng Về vấn đề ăn –mặc - ở, các nhu cầu của các thiền sư được tiết giảm đến mức tối thiểu Về vấn đề tình dục thì

Trang 2

giáo Thiền tông cho rằng một khi ta diệt trừ bỏ tâm, tức các ý nghĩ xung quanh điều sống chếtthì hiển nhiên không còn tồn tại vấn đề sinh tử nữa “Phổ thuyết sắc thân” trong “Khóa hưlục” có ghi rõ: “Thân là gốc của khổ, chất là nhân của nghiệp” Một khi giác ngộ rằng thân xác

là nguồn gốc của đau khổ tất con người không chạy theo dục vọng bản năng của thân xác.Các học thuyết tư tưởng Nho giáo, Phật giáo gặp nhau trong chủ trương ứng xử khá nghiệtngã, đầy khắc kỉ với thân xác Quan niệm trên vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa

có tính không tưởng Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của quan niệm khắc

kỉ của Nho giáo, Phật giáo đến văn học trung đại VN, nhất là văn học từ thế kỉ X đến hếtXVII

Trong văn học Phật giáo thời đại Lí Trần, có thể quan sát thấy khá rõ lí tưởng khắc phục thânxác bản năng Trần Đình Sử đã nhận xét khá sắc sảo: “ Con người trong văn học Lí trần vừa

có mặt yêu nước, thượng võ, vừa có cảm nhận sâu sắc về tính chất hư huyễn của cuộc đời,trước hết là cái thân con người”

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô / Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô”

(Thân như ánh chớp có rồi không / Muôn cây xuân tốt thu não nùng)

(Vạn Hạnh – Thị đệ tử)

Thân cá biệt là huyễn ảo, hoa bướm là huyễn ảo (Giác Hải) Sống là chết, chết là sống (GiớiKhông) Thân xác chỉ là một chặng trong chuỗi hóa sinh, chuyển tiếp giữa hữu và vô, giữakhông và sắc, cái chết như là sự trở về Con người nếu giác ngộ được rằng cả sắc và khôngđều k có thật thì vượt được vòng sợ hãi thông thường Gắn với cái nhìn như vậy về thân xác làthái độ an nhiên, bình thản trước cái chết,một thái độ mà bọn người phàm tục không có được Như vậy, cảm hứng về thân xác trong thơ thiền sư tập trung trong một phổ hạn hẹp, hìnhtượng con người mang tính chất siêu thoát Mô hình ứng xử với thân xác của các bậc thiền sư

có nhiều nét tương đồng với các thánh nhân theo hình mẫu lí tưởng của Nho gia – vẫn lại làkhắc phục các bản năng thể hiện qua tai, mắt, thân thể

Văn học của các nhà nho từ thế kỉ XV trở đi mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo trongcách ứng xử với thân xác Thơ Nguyễn Trãi có nói đến chuyện ăn uống,một trong những bảnnăng lớn nhất của con người liên quan đến thân xác Nhưng Nguyễn Trãi không ca ngợi thú

ăn uống mà ngược lại, mượn đề tài ăn uống để tuyên ngôn về sự ngộ đạo của mình, một lối ănuống rất đạm bạc

“Cơm ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là”

Coi thường dục vọng về ăn, mặc, ở nên con người có dũng khí đề từ chối bả vinh hoa, danhlợi – những thứ luôn đặt ra trước nhà nho Nhà nho đặt thân ra ngoài vòng tục lụy của danh

Trang 3

lợi, hưởng “thân nhàn”: “Qua ngày qua tháng dưỡng thân nhàn” “Lánh thân nhàn được thúmàu” Để không bị vật dục cám dỗ, danh lợi quấy rầy, thì cách tốt nhất là chủ động tách thân

ra khỏi xã hội, tự đặt mình giữa thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên Lối sống đó chính là mộtcách diễn đạt lí tưởng tu thân theo mô hình thánh nhân, quân tử

Sang thế kỉ XVI, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong văn học xuất hiện ngày càng rõ nét hìnhtượng ẩn sĩ Nhìn từ góc độ ứng xử với thân xác, ẩn sĩ là người phản ứng mạnh mẽ nhất nhưngcũng đầy tiêu cực trước xu thế chạy theo vật dục của xã hội quyền quý Ngợi ca cuộc sống ẩndật đạm bạc, lên án thói đời mê đắm trong vật dục là hai mặt của thế ứng xử với thân xác củanhà nho, theo cách biểu đạt lí tưởng thánh nhân về thân

Trong trường thẩm mĩ của các sáng tác thơ ca của các nhà nho, ta không thấy đề cập đến yếu

tố giới tính Người nam nhi, bậc quân tử hiện ra trong văn thơ nhà nho là người biết dồn sứcmạnh của tinh thần và sức lực vào sự nghiệp xây dựng trật tự xã hội lí tưởng thái bình thịnhtrị Tình yêu nam nữ bị lễ giáo chế ngự Những rung động bản năng bị lên án, phê phán

Trong Truyền kì mạn lục ở thế kỉ XVI có một số trang nói đến hoan lạc ái ân nam nữ, tuy

nhiên khó có thể nói tác giả ủng hộ tình yêu thân xác đó Nhìn trong hệ thống, các mối tình có

cảnh hoan lạc ái ân ở Truyền kì mạn lục đều được hình dung đó là những mối tình ma quái, phản ánh tâm thức khinh miệt, ghê sợ tình ái tự do, ngoài hôn nhân Trong Truyền kì mạn lục

có một câu chuyện về dũng khi xả thân chủ nghĩa, sát thân thành nhân của nho gia – Ngườicon gái Nam Xương Khi bị chồng nghi oan rằng không chung thủy, Vũ Nương đã dùng cáichết để chứng minh sự trong trắng của mình

Cũng theo Phạm Tú Châu, sự xuất hiện nghèo nàn các tiểu thuyết tình dục chữ Hán trongVHTĐ VN có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu có lẽ là quan niệm tu thânkhắc kỉ đều nuôi dưỡng nhân cách cao thượng mà các tư tưởng triết học – tôn giáo tuyêntruyền Phải đến thế kỉ XVIII mới lác đác xuất hiện một vài truyện có màu sắc tình dục, khicách nhìn của các nhà nho về con người, về thân xác có nhiều thay đổi

Sang thế kỉ XVIII, tác phẩm Truyện Kiều ra đời đã thể hiện một quan niệm mới mẻ, tiến bộcủa nhà nho Nguyễn Du về thân xác của con người Nhìn chung, quan niệm này khác vớiquan niệm coi thường thân của truyền thống văn hóa và văn học trước đó Nguyễn Du tạinhiều điểm đã có khuynh hướng đề cao thân xác, coi thân xác là một phạm trù giá trị Quanniệm mới mẻ về thân của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có thể khái quát thành các luậnđiểm: Thương thân, xót thân; Người đẹp như một giá trị; Quyền sống của thân xác; Thụ cảmthế giới qua giác quan

Về quan niệm thương thân, xót thân, trong Truyện Kiều, ND thể hiện sự tôn trọng con

người, mà sự tôn trọng đó phải được thể hiện trước hết qua sự trân trọng thân xác của nó.Nguyễn Du thường công khai phản đối việc đánh đập Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có

Trang 4

miêu tả khá nhiều cảnh đánh đập: Cảnh cha con vương ông bị bọn sai nha đánh đập, cảnhThúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, cảnh Thúy Kiều bị quan phủ đánh đòn, cảnh Thúy Kiều bịHoạn bà đánh đón phủ đầu… Khi miêu tả, Nguyễn Du không dùng lối “bạch miêu” như tácgiả Kim Vân Kiều Truyện, không chỉ quan tâm đến việc dựng lại chân thật, chi tiết cảnhtượng mà ông luôn thể hiện nỗi thương xót cho thân thể con người bị chà đạp, giày xéo.Nguyễn Du đã ‘Thương người như thể thương thân”, tình thương con người được bộc lộ ngaytrong sự cảm nhận đầy chất nghiệm sinh của thân thể bị đòn vọt Nguyễn Du bình luận:

Dường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan lọ người”

“Trúc côn ra sức dập vào Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh”

Việc phản đối sự lăng nhục thân xác con người là một điểm mới trong triết lí con người của

ND, cũng là một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của ông

Truyện Kiều được xem là tác phẩm thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học VN thế

kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX Trong tác phẩm, ND nhiều lần dùng ngôn ngữ thấm thía để thểhiện nỗi thương thân, xót thân, thương thân chứ k phải thương tài:

“Trùng phùng dù họa có khi Thân này thôi có ra gì mà mong”

“Nàng rằng trời thẳm đất dày Thân này đã bỏ những ngày ra đi”…

Cũng với quan điểm thương thân, xót thân này, khi miêu tả cảnh Thúy Kiều báo ân, báo oán,Nguyễn Du đã không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như Thanh Tâm Tài Nhân, đồng thời Nguyễn

Du cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự chủ động chỉ đạo của Kiều trong việc tính toán cácmức hình phạt cũng như mục đích phạt Rõ ràng, ND có thái độ trân trọng thân thể con người,

dù là ai, ông hướng sự quan tâm của người đọc đến luật nhân quả,, ý chí của trời đối với sốphận con người hơn là bản thân sự kiện trả thù

Truyện Kiều k chỉ cất lên tiếng nói thương thân, xót thân mà còn là tiếng hát ca ngợi thân, tôn vinh thân Thương xót thân và ngợi ca thân là hai mặt của một quan niệm thống nhất về

con người trong TK, quan niệm này tước bỏ màu sắc thánh nhân, đưa nhân vậ trở về vơi cuộcsống thường ngày, con người tự nhiên Chủ nghĩa khắc kỉ thời trung đại đã dẫn đến một cáchứng xử với sắc đẹp phụ nữ là thái độ miệt thị, ghẻ lạnh, sợ hãi sắc đẹp phụ nữ Nguyễn Du lạirất chú ý ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, khuôn mặt của Thúy Kiều Thúy Vân Điều đáng nói hơn

là ND còn tả vẻ đẹp của thân thể Kiều nữa, ở phần Kiều gặp Thúc Sinh “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà / Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” ND tả Kiều tắm như một cái cớ để bộc lộ

Trang 5

thân thể đẹp đẽ mê hồn của nàng Nói như Xuân Diệu, ND đã “giải y, giải thoát cho mọingười đọc dược chiêm ngưỡng thán phục cái tòa thiên nhiên tuyệt mĩ của tạo vật, là thân thểlành đẹp của con người”

Quyền sống của thân xác

Thân xác của nhân vật Truyện Kiều còn được tác giả đề cập đến trên phương diện quyền đượcsống, quyền được thực hiện như tự nhiên cấp cho nó Mức độ và tính chất của ý thức về quyềnsống của thân xác ở nhân vật TK có thể quan sát qua ứng xử thân xác của Kiều cũng như củacác nhân vật khác trong mối tương quan với Kiều

Trước hết, ta xem xét các thế ứng xử thân xác của Thúy Kiều Có thể phân loại các thế ứng xửkhác nhau này thành 3 nhóm chủ yếu: ứng xử thân xác trong quan hệ đạo đức (sự kiện bánmình chuộc cha), ứng xử trong tình yêu nam nữ, vấn đề sống chết

Về sự kiện Kiều bán mình chuộc cha Nếu như theo cách hành xử của người châu Âu thì chủ

nghĩa cá nhân được đề cao, ai có phận nấy, không có chuyện con bán mình để chuộc cha thìtheo quan niệm của người Á Đông, hành động hi sinh tình yêu cho đạo hiếu của Kiều rất đượcngợi ca Tuy nhiên, trong hành động này, nếu Kiều của TTTN có ý thức trở thành liệt nữkhông kém những tấm gương kim cổ hi sinh thân vì cha mẹ thì Kiều của Nguyễn Du hành xửvới thân như vậy chỉ là vạn bất đắc dĩ, vô cùng đau xót, hoàn toàn là vì tình cảm xót thươngcho sự đau đớn thân xác bị hành hạ của cha và em

Về vấn đề sống chết, trong Truyện Kiều, k có cái nhìn 1 chiều về thân xác mà có những cái

nhìn, những tiếng nói khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Ở Kiều có sự sẵn sàng xả thânhoặc chán chường sự sống (Thà rằng liều 1 thân con ) có sự âm thầm chuẩn bị cho cái chếtkhi cần bảo toàn phẩm giá (Phòng khi nước đã đến chân / dào này thì liệu với thân sau nay),

có quyết tâm chết k chịu nhục khi bị Tú Bà lăng mạ (Thôi thì thôi có tiếc gì), có tiếng nóithương thân xót phận, than thân tủi phận (Thân nghìn vàng để ô danh má hồng), lại có tiếngnói thiết tha với thân, tiếc thân, ân hận vì đã giữ ngọc gìn vàng với người yêu, có tiếng nóibuông thân theo dòng đời, tiếng nói lo lắng cho thân, thậm chí lo lắng cái ăn cái mặc ND đãmượn lời Tú Bà – 1 nhân vật phản diện để nói lên tiếng nói của lí trí về giá trị thân xác và sự

sống hiện hữu: Một người dễ có mấy thân - Người còn thì của hãy còn” Như vậy, TK k hề

có cái nhìn 1 chiều, phiến diện về thân như các học thuyết tôn giáo – đạo đức Thân có thể hisinh khi cần thiết nhưng thân cũng đáng quý, sự sống của thân là đáng trân trọng Đây là mộtđiểm mới, tầm tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du

Ứng xử thân xác trong tình yêu là một thử thách quan trọng đối với quan niệm thân của nhân

vật Thông thường, trong văn học trung đại, quan hệ nam nữ có hơi hướng sắc dục được trìnhbày với cảm hứng phê phán Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có cái nhìn mới mẻ khi miêu

tả các mối tình của Thúy Kiều với các nhân vật chính diện có màu sắc nhục dục ND tỏ thái

Trang 6

độ tán đồng, trân trọng nâng niu những mối tình đó, hoàn toàn đối lập với lập trường truyềnthống với vấn đề tình yêu thân xác ND đã miêu tả những rung động mang tính chất nhục thểrất hiển nhiên của KT khi ngồi bên Thúy Kiều, miêu tả sự say mê k kém phần lãng mạn củangười anh hùng Từ Hải, miêu tả cảnh sống lứa đôi hạnh phúc của Kiều và Từ Hải, miêu tả nỗinhớ gối chăn của Thúy Kiều và Thúc Sinh khi phải chia li Nói tổng quát, với truyện Kiều, lầnđầu tiên trong VHTĐ VN, các nhân vật chính diện được tả trong những chân dung có màu sắcthân xác với cảm hứng khẳng định rõ rệt Thân xác k phải là nguồn gốc của khổ đau, cũng kphải là dấu hiệu của sự thấp hèn, Thân xác là 1 phần quan trọng của nhân cách.

Khi xây dựng các nhân vật phản diện, từ trong vô thức nghệ thuật, nguyên tắc trọng thân, quýthân của Nguyễn Du đã được thể hiện nhất quán, thân cũng được nhận thức như một phạm trùgiá trị Mã Giám Sinh là kẻ buôn bán, luôn tính đến lời lãi khi mua được nàng Kiều xinh đẹp,nhưng trước sắc đẹp của nàng, họ Mã k thể k rung động Điều này khiến cho nhân vật sốngđộng hơn, chân thực hơn

Tầm quan trọng của thân trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua sự cảm thụ thế giới bằng các giác quan Ảnh hưởng từ quan niệm “khắc kỉ phục lễ” của Nho gia và Thanh tịnh

thân khẩu ý của Phật gia mà trong văn học trung đại ít gặp các kiểu hoạt động của ngũ quan

như là một cửa ngõ quan trọng qua đó con người tiếp xúc với ngoại giới Nguyễn DutrongTruyeenj Kiều đã thể hiện một quan niệm mới, ông đã đem lại một phổ khá rộng cáccảm giác tiếp nhận được thông qua giác quan, rộng hơn của văn chương nhà nho Nhiều trạngthái tâm lí được thể hiện qua cảm nhận thân xác, nhiều trạng thái tư tưởng tình cảm của nhânvật xuất hiện thông qua con đường của thân xác, thân phận (vị trí của cá nhân trong xã hội )được ý thức qua việc thân xác được định vị như thế nào, được đối xử thế nào trong xã hội.Những cặp từ ngữ như xót thân, thương thân, ngậm ngùi thân… đã bằng cảm giác của thânxác mà diễn đạt thấm thía ý thức về nỗi đau khổ của nhân vật và khơi gợi sự cảm thông sâusắc của người đọc vì ở bất cứ người đọc nào cũng có kinh nghiệm thân xác Truyện Kiều k chỉ

có những cảm giác đau khổ, bé nhỏ, tủi nhục của thân phận qua kinh nghiệm thân xác của conngười dưới đáy mà còn có những cảm giác hạnh phúc, tương tư qua cảm giác của thân thể.Trong đoạn Kim Trọng tương tư Thúy Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảm giác lạnh lẽo trongcăn phòng để diễn tả nỗi cô đơn, trống vắng của Kim Trọng, miêu tả mùi hương thơm (đượccảm nhận bằng khứu giác) để miêu tả cảm giác về thân thể người con gái

Màu sắc trong Truyện Kiều “chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới mà còn là phương

tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính”(TĐS) Đặc biệt, trong TK, màu sắc thông qua mắt nhìn, một yếu tố cấu thành của thân thể, đãtác động đến nhân cách, hành vi, tư tưởng, tình cảm của nhân vật Ví dụ, khi Kim Trọng lần

Trang 7

đầu tiên xuất hiện, cái nhìn về màu sắc của Kiều đã góp phần quan trọng làm nảy nở tình yêugiữa hai người

Thế giới âm thanh trong Truyện Kiều cũng rất phong phú Có những âm thanh quen thuộc

với thơ văn trung đại như tiếng chim oanh, tiếng gà gáy, tiếng sóng nước… nhưng cũng cónhiều âm thanh lần đầu xuất hiện hoặc hiếm thấy trong thơ văn trung đại, như tiếng xôn xaocủa bọn sai nha, tiếng ồn ào như ruồi xanh của cảnh cướp phá… Điều đáng chú ý là, Nguyễn

Du đã rất chú tâm đến địa vị cua âm nhạc Âm nhạc trong Truyện Kiều k phải là thứ âm nhạc

Lễ kí, có chức năng giáo hóa như theo quan niệm của Nho giáo, mà là thứ âm nhạc giải trí,việc nghe nhạc như là sự thỏa mãn nhu cầu vừa mang tính vật chất vừa mang tính tinh thần,nghe nhạc là sự chiếm lĩnh thế giới qua thân thể (qua thính giác).Tiếng đàn của Thúy Kiềuđược ND miêu tả theo nguyên tắc vật chất hóa

“Trong như tiếng hạc bay qua….như trời đổ mưa”

Nguyễn Du cũng rất chú ý tả phản ứng của người nghe Tiếng đàn của Kiều k thuộc về lễ, kgợi xúc cảm đạo đức mà đụng đến phần sâu thẳm của tâm thức con người, gợi lên những xúccảm ai oán nhất hoặc gợi lên cảm giác đầm ấm, vui vầy

Trang 8

Câu 1: Xu hướng giải phóng tình cảm trong văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.

Bài làm

Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người Ở mỗi giai đoạn văn học khác nhau, cáchxây dựng hình tượng nhân vật có những đặc điểm riêng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,trong đó, quan trọng nhất là ảnh hưởng của quan niệm của tác giả cũng như của cả thời đại vềvấn đề con người Cảm xúc, tình cảm của con người luôn là đối tượng của khoa nghiên cứuphê bình văn học Vấn đề kiểm soát hay giải phóng cảm xúc luôn được đặt ra trong văn họcxưa và nay

Trong văn học trung đại Việt Nam, vấn đề ứng xử với tình cảm con người chịu ảnh hưởng knhỏ bởi các học thuyết triết học đạo đức – tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, vì thời kì hìnhthành văn học viết Việt Nam (khoảng thế kỉ X) ngang với thời Tống, là thời kì phát triển của

Lí học với chủ trương kiểm soát tình càm rất nghiêm ngặt, cũng là thời kì Phật giáo thiền tôngphát triển với chủ trương tu tâm, đạt đến tâm hư, tâm thanh tịnh, thực chất là chủ trương diệttình Quan niệm của Nho giáo đối với tình, cảm xúc được thể hiện khá rõ trong sách TrungDung Sách này nói về đạo “trung hòa”, bàn đến việc làm chủ hay kiểm soát tình cảm, cảmxúc, đưa tình cảm vào quỹ đạo, khuôn khổ của tính, của đạo Theo Nho giáo, tâm có hai trạngthái, “tâm vị phát” và “tâm dĩ phát” “Tâm vị phát” là cảm xúc chưa phát lộ, ở dạng tiềm ẩn,chưa thể thiên lệch Đây là trạng thái lí tưởng cần phải duy trì “Tâm dĩ phát” thì phải kiểmsoát chặt chẽ, đưa vào khuôn khổ của đạo Khổng Tử đề cao thứ cảm xúc trung hòa, khôngthái quá mà k bất cập “lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” Phàm người ta ai cũng có tính, tình

và vật HỌc giả nên bảo tồn tâm, nuôi dưỡng bản tính mà tiết chế tình Tồn tâm dưỡng tính,bảo toàn chân tâm, tiết chế tình thực ra đối với nhà nho là bảo toàn tâm phù hợp với đạo đức,nhân nghĩa Nói cách khác, Nho gia thu hẹp phạm vi của tâm vào bản tính đạo lí, đề cao chủnghĩa duy lí đạo đức mà tỏa chiết tình cảm con người

Văn học Trung đại VN thời kì đầu còn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo thiền tông Phật giáonói chung, phật giáo thiền tông nói riêng còn chủ trương kiểm soát tâm lí tình cảm con ngườitriệt để hơn, nghiệt ngã hơn cả Nho giáo NHững khái niệm như “hư tâm”, “không tâm”, “vôtâm” của nhà Phật hướng đến lí tưởng diệt dục,vô dục, xóa sạch tất cả những hỉ, nộ, ái, ố, dục

để tìm sự an lạc trong tĩnh mịch, thanh tịnh Tất nhiên trong bối cảnh văn hóa Phật giáo đó,tình bị coi là nguồn gốc dẫn đến đau khổ, tội lỗi, nghiệp chướng Nếu Nho giáo chủ trươngchế tình, tòng tính, thì Phật giáo chủ trương vô tình, diệt dục Tình khó mà mở đường đi vàovăn học như một đối tượng được quan tâm, đề cao Trong áp lưc văn hóa của Nho giáo vàPhật giáo cộng lại, tình bị áp chế, bị dồn nén để cho chí, đạo, tu tâm, quả dục, diệt dục thắngthế

Trang 9

3 Trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến XVII, vấn đề ứng xử với tình cảm theomột đường hướng chính là kiểm soát cảm xúc tình cảm của mẫu hình thánh nhân, quân tử.Thơ Thiền Lí trần không đề cập đến những tình cảm, cảm xúc cá nhân của con người Cácthiền sư thường thể hiện cái tình “say mùi thiền”, “đượm mùi thiền”, những hỉ, nộ, ái, ố đềuđược kiểm soát trong “đạo”, sung sướng hay khổ đau, sống hay chết không phải là vấn đề cácthiền sư quan tâm nên dường như k nói đến và k có cảm xúc Khi nói đến chuyện sống – chếtthì các thiền sư, trong các bài kệ của mình, đều thể hiện thái độ bình thản, sống gửi thác về.Đến thế kỉ XV, trong thơ văn Nguyễn Trãi, ta cũng chưa thấy có dấu hiệu của việc đề cao tìnhcảm, cảm xúc Nguyễn Trãi “say mùi đạo, trà ba chén / Tả lòng phiền, thơ 4 câu” Những tìnhcảm được nói đến trong thơ Nguyễn Trãi là những “tình vị phát”, tình còn nằm trong tầmkiểm soát, đó là lòng yêu nước thương dân, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bần hài hòavới thiên nhiên…

Trong văn xuôi, ở thế kỉ XVI, các tác phẩm truyện, kí vẫn chưa có xu hướng đề cao tình cảm,cảm xúc Chuyện người con gái Nam Xương có nói đến tình cảm vợ chồng của Vũ Nương vàTrương Sinh Nhưng không hề có đoạn nào nói về tình yêu của hai người, chỉ là “Trương Sinhmến vì dung hạnh của nàng nên hỏi nàng làm vợ” Đến khi Trương Sinh đi lính, trong cảnhchia ly, không thấy Vũ Nương bày tỏ tình cảm yêu thương, nhớ nhung, buồn bã mà là một lờinhắn nhủ, dặn dò “ Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc

áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi” Trong suốt ba năm, nỗinhớ được tả chỉ là “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bểchân trời lại k thể nào ngăn được” Rõ ràng, văn học thời kì này chưa chú tâm tả tình cảm,cảm xúc mà chủ yếu kể sự việc Tình cảm nếu có thì cũng là tình cảm nằm trong tầm kiểmsoát của đạo

Phải đến thế kỉ XVIII, khi hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hóa có nhiều thay đổi, trong vănhọc có xu hướng giải phóng tình cảm cảm xúc Chính xác hơn là khoảng giữa thế kỉ XVIII,trong đời sống văn học có dấu vết chắc chắn của việc đề cao tình Rất nhiều thể loại đi sâu thểhiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của con người như ngâm khúc, hát nói, truyện nôm bác học,thơ đường luật Các cung bậc cảm xúc đa dạng của con người được thể hiện trong văn thơ,bao gồm cả tình yêu lứa đôi Sự phát triển của các tác phẩm văn học theo xu hướng đề caotình cảm, cảm xúc đã làm thành một trào lưu văn học đề cao tình (trào lưu chủ tình) trong vănhọc trung đại VN thế kỉ XVIII – XIX

Có thể mô tả trào lưu này từ nhiều góc độ khác nhau Trên phương diện quan niệm về conngười, ta nhận thấy mẫu nhân vật sống chủ tình, “việt danh giáo nhiệm tự nhiên” rất rõ nét.Tiếng khóc như là biểu hiện của cảm xúc k bị kiềm chế nữa mà đã đi vào trong thơ Một nhànho thế kỉ XIX nhận xét: Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như khóc Kiều, người đời nay khóc

Trang 10

người đời xưa, người đời sau khóc người đời nay, hai chữ tài tình là một mối thông lụy củabọn tài tử khắp gầm trời, suốt xưa nay NHững người phụ nữ k che giấu xúc cảm, cam chiulặng câm theo giáo lí nữa mà đã nói lên tiếng lòng với những nỗi khát kha chảy bỏng về tìnhyêu, hạnh phúc lứa đôi Đó là người chinh phụ, người cung nữ, là Hồ Xuân Hương NguyễnCÔng Trứ theo đuổi lối sống phong lưu, trọng tình cảm và có những nét “nhiệm đản”: ngấtngưởng, công khai ca ngợi thú tài tình, lên chùa dẫn theo ả đào…

Về phương diện thể loại, những thể loại quan trọng của giai đoạn này như ngâm khúc, truyệnthơ, hát nói đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con người tự nhiên, trần thế Ngâm khúc

là bài thơ dài miêu tả thế giới nội tâm với nhiều trạng thái cảm xúc của người phụ nữ

VD: Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi Buồn rầu nói chẳng nên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Chinh phụ ngâm được Phan Huy Ích đánh giá là “tình cao điệu lạ đứng đầu rừng thơ văn” Cảkhúc ngâm là những tiếng lòng, những tâm tình sâu kín của người phụ nữ xa chồng với buồnnhớ, hoài niệm, hồi tưởng Tóm lại là các trạng thái tâm lí, tình cảm phong phú, phức tạp đềuđược thể hiện trong Chinh phụ ngâm

Truyện thơ Nôm bác học có tính chất trữ tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ tình của truyệnNôm là Truyện Kiều, tác phẩm được giới nghiên cứu mệnh danh là cuốn bách khoa toàn thưcủa một ngàn tâm trạng ND đã nén thời gian hàng năm trong1 đôi câu thơ và để miêu tả nộitâm nhân vật, ông sẵn sàng “dãn” thời gian của một vài tuần trong vài chục câu thơ, Trongkhoảng thời gian được dãn rộng đó, đối tượng được miêu tả k phải là sự kiện mà chính là cáctrạng thái tâm lí, cảm xúc Phạm trù thời gian cá thể xuất hiện trong truyện Nôm bác học nhất

là trong Truyện Kiều gắn liền với khuynh hướng đề cao tình cảm riêng tư, cá nhân nhân vật.Trong Truyện Kiều, ND cũng đã đề cập đến tình yêu lứa đôi với nhiều cung bậc khác nhau, làtình cảm không được thể hiện trong văn học các giai đoạn trước đó

“Người về chiếc bóng năm canh / Người đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”

Hát nói là thể loại ra đừi trong không gian văn hóa vui chơi giải trí thích hợp cho nội dungdiễn tả con người cá nhân tự do, siêu việt danh giáo Trong không gian này người văn nhân tài

tử được thể hiện tính cách phong lưu ngất ngưởng của mình Ngay những bài hát nói của NCT

về chí nam nhi đầy khí phách thì chất cá nhân vẫn rất rõ nét

Trang 11

Những thể loại có nguồn gốc ngoại nhập như thơ Đường luật cũng được cách tân để chuyểntải cảm xúc riêng tư, nhất là tình yêu Tập Lưu Hương Ký của HXH có nhiều bài thơ Đườngluật viết gửi tặng những người bạn tình, ghi lại nỗi nhớ nhung, tình cảnh cô đơn.

Trong văn xuôi chữ Hán việc nhận diện nhân vật trong cuộc sống thường ngày, nhìn nhận conngười tự nhiên là xu hướng nổi trội

Như vậy, văn học trung đại giai đoạn XVIII- XIX đã có những đổi mới trong cách ứng xử vớitình cảm, cảm xúc, theo xu hướng đề cao tình, lấy con người tự nhiên, phàm trần làm đốitượng thể hiện Mẫu hình nhân vật như vậy thiên về đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc

đa dạng, mang đậm màu sắc cá nhân thầm kín, riêng tư chứ không phải là những lí tưởng tuthân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con người xã hội, con người cộng đồng, con người theo

lí tưởng “nội thánh ngoại vương”, tu kỉ trị nhân Trào lưu chủ tình đã tạo nên một bước ngoặtlớn trong tiến trình văn học trung đại, làm nên những giá trị chủ yếu của văn học giai đoạnnày

Trang 12

Môn: Diễn tiến các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại Việt Nam

1 Đặc trưng thơ song thất lục bát

STLB là 1 thể thơ mang nhiều đặc trưng dân tộc, một “lối vần riêng của ta mà Tàu k có” Thơ STLB có dung lượng phóng khoáng, nhịp điệu kết cấu ổn định, tạo cảm giác lặp đi lặp lạithường phù hợp với nhu cầu miêu tả sự sâu sắc, phong phú của tâm trạng trong những tácphẩm vãn, khúc ngâm

Về cấu trúc, thơ STLB gồm nhiều khổ thơ, mỗi khổ thơ có 1 cặp thất và 1 cặp lục bát Một

khổ thơ STLB có 28 chữ, bằng số chữ một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Tuy nhiên, sự đan xencâu thất với câu lục, câu bát ở thơ STLB tạo nên sự co duỗi nhịp nhàng, phù hợp để diễn tảnhững cung bậc tâm trạng liên tiếp

Có khi là 4-2: VD: Khéo vô duyên bấy / cửu trùng

- Câu bát thường được chia thành 4 nhịp 2,

có khi là 3-3-2 Hoa đèn kia với bóng người khá thương

hoặc 2-4-2: Bên đường / trông lá cờ bay / ngùi ngùi

Trong thơ STLB có sự kết hợp dòng thơ có số chữ lẻ với dòng thơ có số chữ chẵn Thơ STLBkết hợp 7-7-6-8 tức là kết hợp dòng thơ có số chữ lẻ với dòng thơ có số chữ chẵn Sự kết hợpnày làm cho nhịp thơ phong phú, tiết điệu trong khổ thơ đa dạng Nhà nghiên cứu NguyễnPhan Cảnh đã dùng 4 chữ căng thẳng – giải tỏa để hình dung sự thay đổi tiết điệu từ cặp thấtđến cặp lục bát Hai câu thất thường gợi sự “căng thẳng” Cặp lục bát lại gợi sự “giải tỏa”, tạocảm giác nhẹ nhàng Sự đan xen căng thẳng – giải tỏa tạo nên sự thay đổi tiết điệu, tạo nên giátrị miêu tả tâm lí, cảm xúc của thơ STLB

Về thanh điệu

Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 cả dòng thất dưới đều là tiếng thanh bằng nhưng sắp đặt thanh bằngcao (B) và thanh bằng thấp (b) xê dịch theo 4 kiểu:

- Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng cao (BB)

VD:Sớm đã trông nào thấy hơi tăm

- Tiếng thứ 3 là thanh bằng thấp, tiếng thứ 7 là thanh bằng cao (bB)

VD: Mảnh quần hồng hoen ố rượu rơi

Trang 13

- Tiếng thứ 3 là thanh bằng cao, tiếng thứ 7 là thanh bằng thấp (Bb)

VD: Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng

- Tiếng thứ 3 và tiếng thứ 7 đều là thanh bằng thấp (bb)

VD: Gieo bói tiền tin dở còn ngờ

Về cách gieo vần

Trong một khổ thơ STLB gồm 1 cặp thất và 1 cặp lục bát có 5 chỗ gieo vần, có khả năng kếtnối các câu thơ và các khổ thơ với nhau Trong 5 chỗ gieo vần đó bao gồm cả vần chân và vầnlưng Trong thơ thất ngôn Trung Quốc chỉ gieo vần chân và thanh bằng, còn thơ STLB củanước ta gieo cả vần chân và vần lưng, cả thanh bằng và thanh trắc Thanh trắc gợi sự căngthẳng, thanh bằng gợi sự dàn trải Sự kết hợp luân phiên bằng trắc giúp nhịp thơ co duỗi nhịpnhàng

Mô hình gieo vần của thơ STLB là: Vẽ mô hình

Tiếng thứ 7 của câu thất trên bắt vần với tiếng thứ 5 , của câu thất dưới Tiếng thứ 7 của câuthất dưới bắt vần với tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 của câu lục lại bắt vần với tiếng thứ 6của câu 8 Tiếng thứ 8 của câu bát lại bắt vần với tiếng thứ 5 của câu thất ỏ khổ tiếp theo

VD: Lòng này gửi gió đông có tiện (vần chân)

Ngàn vàng xin gửi đến non Yên (vần lưng - chân)

Non Yên dù chẳng tới miền (vần chân)

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời (vần lưng - chân)

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu (vần lưng - chân)

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong (vần lưng - chân)

Cảnh buồn người thiết tha lòng (vần chân)

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun… (vần lưng)

Gieo vần ở các chữ: tiện – đến - Yên – miền – lên – / Trời – vời – thấu – đáu – xong – lòng –trùng

Về đối

Một trong những đặc điểm nghệ thuật cần phải nhắc đến khi nghiên cứu về thơ STLB chính làđối, các chi tiết đối phải cân với nhau về nhiều bình diện Đối thường chia ra có bình đối, tiểuđối

Bình đối: Chàng thì đi cõi xa mưa gió >< Thiếp thì về giường cũ chiếu chăn

Tiểu đối: Dây uyên kinh đứt >< phím loan ngại chùng

2 Ứng dụng phân tích một đoạn thơ STLB

Trang 14

Môn Văn học đương đại Việt Nam – diện mạo và đặc trưng Câu 1: Phân tích khuynh hướng chủ đạo trong văn xuôi thời kì đổi mới từ 1986 đến nay Chứng minh qua 1 tác phẩm cụ thể.

Bài làm

1 Nhu cầu đổi mới (giống bài về thơ)

2 Khuynh hướng nổi bật của văn xuôi thời kì đổi mới từ 86 đến nay là khuynh hướngđạo đức –thế sự

Từ sau 1986, khuynh hướng sử thi – lãng mạn ngự trị văn học 45-75 đã được thay thếbằng cảm hứng đạo đức – thế sự Con người sử thi trong văn học trước 75 được thay thếbằng con người “nếm trải’ Đề tài chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đềliên quan đến những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tài gia đình,thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng Cácnhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm củahiện thực cuộc sống (Cái đêm hôm ấy, Đêm gì của Phùng Gia Lộc, Suy nghĩ trên đườnglàng của Hồ Trung Tú, Vua lốp và Thủ tục cho người còn sống của Trần Huy Quang ).Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực vớicảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản xuất hiện, với sự mở đầu là tiểuthuyết Thời xa vắng của Lê Lựu Chiến tranh được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ phíatác động của nó đến số phận và tính cách con người (Cỏ Lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam),còn Bảo Ninh thì thể hiện thấm thía nỗi buồn chiến tranh của những thế hệ phải trải quacuộc chiến ấy trong Thân phận tình yêu Hậu quả của chiến tranh ở thời hậu chiến cũngđược cảm nhận thấm thía đến cuộc đời và số phận của những con người đã đi qua cuộcchiến (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Chim én bay – Nguyễn Trí Huân, Người sót lại củarừng cười – Võ Thị Hảo ) Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày tình trạng khủng hoảng của xãhội qua sự khủng hoảng của các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua, Huyềnthoại phố phường) CÒn Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều

ma của Nguyễn Khắc Trường…lại là những bức tranh hiện thực với nhiều mẩng tối trướcđây thường bị khuất lấp, nay đã hiện ra trên trang sách với biết bao điều xót xa về số phậncon người, về những bi kịch của niềm tin và ảo tưởng lầm lạc

Nhiều cây bút đi vào thẻ hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ đandệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng Con người tự nhiên và những chiềusâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức vốn là một phần k thể thiếu của đời sống conngười nhưng trước đây do nhiều nguyên nhân mà nó thường bị văn học xem nhẹ,bỏ qua.Nay dường như để bù lại phần thiếu hụt ấy của văn học một thời, nhiều tác phẩm đã đi vàokhám phá và thể hiện phần bản năng tự nhiên của con người và trong một số tác phẩm

Trang 15

người ta đã thử thăm dò vào lĩnh vực tâm linh,vô thức còn đầy bí ẩn Nhấn mạnh phươngdiện bản thể tự nhiên của con người là chỗ gặp gỡ của nhiều cây bít như Nguyễn HuyThiệp, Ma Văn KHáng, Phạm thị Hoài, Nguyễn Bản.

+ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI – 1986 là nỗ lực của Đảng và nhà nước đổi mới đất nướctrên nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội, trong đó có những đổi mới

về văn học Đây cũng là thời kì chúng ta mở rộng giao lưu, tiếp xúc với quốc tế, đưa đất nước

đi vào quỹ đạo chung của quá trình phát triển, họi nhập đang diễn ra khắp các quốc gia trênthế giới

+ Cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và gần 200 nghệ sĩ, trí thức và các nhàkhoa học tiêu biểu ở HN và các tỉnh lân cận vào ngày 6-7/10/1987 Tại cuộc gặp gỡ này TBT

đã nhấn mạnh vấn đề đổi mới tư duy Đó là một yếu tố sống còn của văn nghệ Văn nghệ sĩphải cởi trói cho mình, phải tự cứu mình trước khi trời cứu TBT cũng yêu cầu văn học khôngđược né tránh cái xấu, cái tiêu cực Tuy nhiên, văn học phản ánh chứ không bôi đen chế độ.TBT cũng nhấn mạnh đến tính dự báo của văn học, dự báo cả những điều tốt và những điềuxấu Bài nói chuyện của TBT được xem như 1 kim chỉ nam, định hướng và thúc đẩy văn nghệphát triển

+ Nghị quyết 05 của Bộ chính trị, nhấn mạnh vai trò, chức năng của văn nghệ sĩ, của văn học,nhấn mạnh đến đườnglối đổi mới văn học

2

* Khuynh hướng chủ đạo của thơ ca sau đổi mới là cảm hứng thế sự đời tư

Thơ cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ở giai đoạn trước 75 đã được thay thế bằng cảm hứng thế sự, đời tư Trong nửa cuối những năm 80, hầu hết các nhà thơ đều

Trang 16

có sự chuyển giọng: “Bao năm hát giọng cao, giờ anh hát giọng trầm – Chế Lan Viên” Nhiều cây bút của thế hệ thơ chống Mĩ đã nỗ lực vượt mình bằng sự đổi mới nội dung cảm hứng và giọng điệu (Nguyễn Duy, Thanh THảo, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn…) Chế Lan Viên có nhiều trăn trở, tự vấn, phản tỉnh, với một cái tôi đa diện, phức tạp trong các tập “Di cảo thơ”, chỉ được công bố sau khi ông qua đời ĐỐi mặt với thực tại nhiều phức tạp ngang trái, thơ nói nhiều đến nỗi buồn và cả sự xót xa, day dứt về thời thế, nhân thế, bằng sự trải nghiệm thấm thía và ý thức trách nhiệm công dân của nhà thơ Nhiều nhà thơ không ngần ngại phô bày tất

cả những cái sần sùi thô ráp, những nghịch lý của đời thường

Đề tài chiến tranh, người lính vẫn xuất hiện trong thơ ca sau 86 như một quán tính, nhưng các nghệ sĩ đi sâu vào số phận người lính sau chiến tranh với những nỗi buồn và mất mát lớn lao (Cánh rừng nhiều đom đóm bay – Nguyễn Đức Mậu, Mùa xuân về - Nguyễn Hoa, Ra đi – Phùng Khắc Bắc)

Thơ ca còn thể hiện sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, thể hiện khao khát được bầy tỏ cái tôi bản thể Trở về với đời thường, thơ đòi hỏi sự thức tỉnh những nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Ta là ai” là một khao khát nhận diện chính mình, là ý thức về vị trícủa mình trong cuộc đời này, dẫu sự tồn tại đó là nhỏ bé, thậm chí vô hình

Trong thơ ca thời kì đổi mới, tình yêu là một chủ đề được thể hiện ở nhiều góc độ Thành thựcđối diện với cuộc sống như chính bản thân nó đang tồn tại, nhà thơ chấp nhận đối diện với tình yêu trong mọi dạng thức của nó, kể cả cảm giác bị bỏ rơi, bị lãng quên, cảm giác k trọn vẹn của kẻ đến sau Tình yêu bao giờ cũng có 2 cung bậc; Tinh thần và vật chất Thơ tình hiệnnay tô đậm nét cảm nhận về tình yêu trần thế, vấn đề tình dục được đặt ra một cách nghiêm túc, vói tư cách là 1 yếu tố trong đời sống con người, là 1 nhu cầu mang tính nhân văn (Vi Thùy Linh, Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn )

4 Chứng minh qua một tp

Cảm nhận bài thơ “Người dệt tầm gai” của Vi thùy Linh

Yêu thương, hạnh phúc, hờn ghen, nhớ nhung,…là những cung bậc cảm xúc bất biến tạo nên

sự hấp dẫn kì diệu của tình yêu Bởi vậy tình yêu luôn trở thành cảm hứng dồi dào nhất của thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung Thơ tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ, từ sự hờn

ghen cao cả củaTôi yêu em (Puskin), sự yêu thương trong sáng trong Thuyền và biển (Xuân quỳnh) đến sự lâm li diễm lệ của Hai sắc hoa tigôn (TTKH),… tất thảy đều mục đích chung

khắc họa chân dung tình yêu Đến thời điểm hiện nay, nữ thi sĩ trẻ Vi Thùy Linh, bằng sức trẻ sôi nổi, cũng hăm hở đóng góp vào bộ sưu tập ấy những chân dung tình yêu mới Bài

thơ Người dệt tầm gai là một bài thơ tiêu biểu như thế của chị.

Trang 17

Nếu đánh giá bài thơ Người dệt tầm gai của Vi Thùy Linh, tôi không cho rằng đây là một tác

phẩm độc đáo to lớn về nội dung hay nghệ thuật Trên thực tế, để đánh giá một tác phẩm thơ cho đúng đắn thì cần thiết đòi hỏi những kĩ năng chuyên môn sâu sắc cùng một lượng thời gian hợp lí Bởi vậy ở đây, tôi đơn giản chỉ muốn đề cập đến một câu chuyện tình yêu cùng những cung bậc cảm xúc tinh vi của nó Đồng thời, tôi cũng liên hệ so sánh với một số tác giả,tác phẩm thơ trước hoặc cùng thời để thấy được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của cây viết thơ trẻ Vi Thùy Linh

Vi Thùy Linh là một nhà thơ tuổi đời còn khá trẻ, nhưng với phong cách hiện đại và độc đáo,

cô gái mảnh dẻ mới hơn 20 tuổi đầu đã trở thành “hiện tượng Vi Thùy Linh” vào năm 1998 Với danh hiệu này, nữ thi sĩ Vi Thùy Linh đã thực sự có chỗ đứng vững chắc trong nền thơ ca

Việt Nam đương đại Tuyển tập các tác phẩm thơ Đồng Tử (2005), Linh (2000)

và Khát (1999) của nhà thơ đã nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của người đọc đặc biệt

là giới trẻ Yêu mến nhiều nhưng ác cảm cũng lắm Người khen hết lời mà người chê thì cũng mạnh mẽ Nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng Bởi tác phẩm của chị đã không bị quên lãng Nó đã có đời sống và số phận của nó Đối với sự sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự

im lặng Một tác phẩm ra đời mà không gây nên tiếng vọng nào thì cũng chỉ như hạt cát ném vào sa mạc, rút cục là bị quên lãng mà thôi

Dù trở thành hiện tượng cách đây đã hơn 10 năm, nhưng dường như sức nóng của những tác phẩm Vi Thùy Linh vẫn chưa giảm xuống Đọc thơ Vi Thùy Linh, ta vẫn thấy mới mẻ, vẫn mạnh mẽ và hứa hẹn những ý nghĩa mà ta chưa thể khám phá hết Tâm hồn thơ phong phú của

chị đã tạo nên những vần thơ nóng bỏng, tinh tế và đầy gợi cảm Người dệt tầm gai là một bài

thơ tiêu biểu Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, bởi vậy nó không bị gò ép, qua đó cảm xúc

của nhà thơ được thể hiện chân thực và tinh tế hơn Người dệt tầm gai là một bài thơ tình diễn

tả nỗi nhớ và sự chờ mong khắc khoải của người con gái khi yêu Nó chất chứa cái thiếu thốn ngàn đời của trái tim, chất chứa cái đong đầy ngàn đời của khao khát yêu đương mê đắm Các cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu được khúc xạ qua từng câu, từng chữ trong bài Bất cứ người con gái nào khi yêu cũng có thể tìm thấy một phần bản thân của mình trong đó

Vi Thùy Linh đã nói thay, nói hộ cho tâm trạng của biết bao người con gái

Bài thơ mở đầu với sự xuất hiện của một không gian đặc biệt: Không gian xa cách Chỉ bằng một câu thơ duy nhất, nhà thơ đã vẽ lên một không gian xa cách đầy thương nhớ giữa “em” và

“anh”:

“Chúng mình ở hai miền”

Trang 18

Chúng mình là một đại từ nhân xưng chỉ sự kết hợp giữa em và anh Nó nhất quán thể hiện sự gắn bó gần gũi giữa hai con người yêu nhau Nhắc tới chúng mình là ta nghĩ ngay đến sự đoàn

tụ Vậy mà ở đây, chúng mình lại được đặt trong không gian “hai miền” – không gian xa cách,chia lìa Điều đó khiến cho người con gái đau đớn và cô phải yếu đuối thú nhận:

gì có thể ngăn cản cô gái hòa tan bản ngã trong tình yêu của mình:

“Anh yêu của em

Em yêu anh cuồng điên

Yêu đến tan cả em ra”

Ở mỗi thời đại khác nhau con người ta có cách thể hiện tình yêu khác nhau Qua rồi cái thời yêu thương nhung nhớ kín đáo nhẹ nhàng “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, một người chín nhớ mười mong một người” (Nguyễn Bính), thơ tình ngày nay có cách thể hiện tình yêu mạnhbạo hơn với những ý tưởng ngày càng lạ hơn “Yêu đến tan cả em ra” thể hiện một thứ tình yêu vô điều kiện, yêu đến tôn thờ, yêu đến độ sẵn sàng hòa tan mình, dâng hiến bản thân mìnhcho đến giới hạn cuối cùng

Hai câu thơ đầu tiên thật ngắn nhưng cũng thật đầy đủ để dựng lên một không gian ngập căng nỗi nhớ Đó là sự súc tích trong ngòi bút của Vi Thùy Linh Đối với việc tạo dựng thời gian nghệ thuật trong bài, Vi Thùy Linh cũng tận dụng triệt để thủ pháp này Chị tạo dựng thời gian nghệ thuật bằng ba câu thơ:

“Ngày dài hơn mùa”

“Ngày nối ngày bằng hi vọng”

“Mỗi ngày dài hơn một mùa”

Trang 19

Ba câu thơ trên là ba câu thơ đặc sắc được thể hiện theo hình thức của nguyên lí song song Nhưng ý đồ nghệ thuật của tác giả tập trung ở hai câu “Ngày dài hơn mùa” và “Mỗi ngày dài hơn một mùa” Sự lặp đi lặp lại của cụm từ “ngày dài” có tác dụng tạo nên ấn tượng thời gian lặp đi lặp lại, bất biến Nó diễn tả tâm trạng chán chường của người con gái trước sự trôi chảy của thời gian Với cô, mỗi ngày không có anh là mỗi ngày giống nhau, buồn tẻ và dài đằng đẵng Ẩn sau ba câu thơ ta như nghe được tiếng thở dài của một tâm hồn mệt mỏi và tuyệt vọng Bằng chứng là câu thơ “ngày dài hơn mùa” so với câu thơ “mỗi ngày dài hơn một mùa”

đã gia tăng về số lượng câu chữ, tính từ chỉ số lượng “mỗi” “một” xuất hiện Chỉ khi sự chờ đợi đã lâu dài đến độ đủ thiêu đốt trái tim thì cô gái mới có thể thẫn thờ ngồi đếm thời gian như vậy Ở đây sự chờ đợi tuyệt vọng được gia tăng tỉ lệ thuận với cấp độ thời gian Nếu câu thơ thứ nhất đơn thuần chỉ thời gian thì câu thơ sau đã mang theo đầy đủ tâm trạng của cô gái:Mệt mỏi, khắc khoải và tuyệt vọng

Từ không gian, thời gian đầy cảm xúc, nhà thơ dần dần dẫn dắt người đọc bước vào thề giới tâm trạng của nhân vật trữ tình Mặc dầu không gian, thời gian hết sức quen thuộc trong thơ Việt Nam nhưng với biểu tượng thơ, Vi Thùy Linh đã táo bạo chọn cho mình một biểu tượng rất lạ lẫm và mang đậm phong vị cổ tích Nếu ta từng quen thuộc với các loại biểu tượng tình yêu như hoa hồng, trái tim, sôcôla, thì ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp biểu tượng tình yêu trong bài thơ này Đó là tầm gai Tầm gai vốn là một loài cây dùng để kéo sợi, hình dạng xấu xí lại vô cùng nhiều gai Vậy mà Vi Thùy Linh lại chọn nó làm biểu tượng của tình yêu Nhưng nếu ta biết đến câu truyện cổ tích về nàng Lidơ may áo bằng sợi tầm gai thì ta sẽ không còn ngạc nhiên nữa Xưa kia nàng công chúa Lidơ xinh đẹp tuyệt trần may áo bằng sợi tầm gai để giải thoát các anh trai mình khỏi lốt chim thiên nga do lời nguyền của mụ phù thủy độc ác Áo may xong cũng là lúc nàng giải thoát cho các anh, đồng thời đạt được hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời : có được người mình yêu thương Có lẽ câu truyện cổ tích cảm động

này là nguồn cảm hứng chính để Vi Thùy Linh viết Người dệt tầm gai Biểu tượng tầm gai

xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ, trở thành nỗi ám ảnh không ngừng trong tâm tríngười đọc Tầm gai trở thành biểu tượng cho tình yêu, cho hạnh phúc mà cô gái đeo đuổi bằngtất cả sự nhiệt tình và khao khát của mình Như nàng Lidơ dệt áo tầm gai với những ngón tay rớm máu, nhân vật trữ tình trong bài thơ khao khát dệt nên hạnh phúc bằng niềm vui và cũng bằng cả nỗi buồn, nỗi đau:

“Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui

Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khổ

Truân chuyên đè lên thanh thản

Ôi sự trái ngược – những sợi tầm gai !

Trang 20

Không kỳ vọng những điều lớn lao

Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn – những sợi tầm gai – không ai nhìn thấy”

Có một nghịch lí đắng cay trong những câu thơ trên Cô gái khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc và gồng mình lên để đấu tranh cho hạnh phúc ấy Nhưng cuối cùng thì cô lại chỉ nhận được “rất nhiều nỗi khổ” bởi chính thứ hạnh phúc cô đang đeo đuổi đã trở thành một camboorang, khi không thể mang lại hạnh phúc, nó quay lại đâm ngược vào chính trái tim cô:

“Gai tầm gai đâm em đau đớn

Em chờ anh mãi…

Tưởng chừng không thể vượt qua nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước

Những giọt tâm hồn thấm xót mười ngón tay rớm máu”

Mỗi câu thơ đều mang nặng nỗi cô đơn xót xa đến tột cùng Phải từng trải, phải thẩm thấu được nỗi đắng cay của sự thất bại trong tình yêu thì mới có thể viết lên được những câu thơ gợi cảm đầy xót xa đến vậy Hình ảnh “hai bàn tay trầy xước” cũng được lặp lại tới hai lần, lần nào cũng tràn ngập cảm xúc Đó là sự chuyển hóa thành nỗi đau tinh thần thành nỗi đau thể xác Điều này khiến cho nỗi đau trở nên cụ thể, rõ nét hơn Không phải là nỗi đau tột cùng nhưng nó cứ ám ảnh và day dứt trong tâm hồn cô gái Điều này còn khó chịu hơn cả Cách thểhiện trên của Vi Thùy Linh còn đồng thời tạo cho người đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc hơn tâm trạng của nhân vật

Vi Thùy Linh đã vận dụng dày đặc những tính từ “cuồng điên”, “mong mỏi”, “nông nổi”,

“thảng thốt”,… Đồng thời sử dụng những động từ mạnh “tan”, “run”, “nấc”, “đè” để bổ sung vào đó những trạng thái tình cảm phức tạp của nhân vật Đó là tâm trạng yêu thương trong hi vọng có xen lẫn nhiều hơn tuyệt vọng Mỗi từ ngữ, câu chữ được đặt đúng vị trí của mình mộtcách tinh tế và tài tình Đó chính là cái tài của nhà thơ Bởi như chính nhà thơ đã tâm sự “Tôi cho rằng viết “Tôi đang vui, tôi đang buồn, đang thất vọng” thì người nào đó biết chữ cũng cóthể viết ra Những người đã mang chữ “sĩ” – nghệ sĩ, thi sĩ hay họa sĩ, văn sĩ thì phải biết thể hiện trang thái và thế giới và con người một cách khác thường…Nhà thơ phải đem đến cho người đọc những rung cảm mới đầy tinh tế, phóng khoáng và mãnh liệt”

Bài thơ là một bản nhạc với đủ các cung bậc cảm xúc Cuối bài thơ, cảm xúc của thi sĩ dâng lên đến cực điểm:

Ngày đăng: 08/09/2016, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w