MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU …….3 LỜI MỞ ĐẦU ………4 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC PHÁT VIỆT …......6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt. …….6 1.1.1. Tên công ty…………………………………………………………….6 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty…………………………6 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty ……………………..6 1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty………..…7 1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty …….10 1.2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty…………………………………… 10 1.2.2. Nhiệm vụ của từng phần xưởng………………………………………. 11 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt.......................................………………………………………….12 1.3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty……………… 12 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý……...........................13 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt...........................................……………………………………………16 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán…………………………………………….. 16 1.4.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 26 1.4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 18 1.4.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt. ………………………………………………………………….. . ………20 1.4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty..............................................20 1.4.2.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán 21 1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 23 1.4.2.4. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 23 1.4.2.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính...................................................24 PHẦN II : HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY, PHÁP LUẬT VẬN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC PHÁT VIỆT..............................26 2.1. Các văn bản pháp quy và văn bản nội bộ vận dụng trong quản lý công ty...26 2.2. Nội quy, quy chế của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt………27 2.2.1. Thời gian làm việc……………………………………………………27 2.2.1.1 Thời gian làm việc bình thường: 27 2.2.1.2. Chế độ nghỉ. ……..28 2.2.2. Quy tắc làm việc………………………………………………………….33 2.2.2.1 Đúng giờ 33 2.2.2.2 Thông báo vắng mặt 34 2.2.2.3 Thực hiện công việc được phân công 34 2.2.3. Trật tự nơi làm việc……………………………………………………….34 2.2.3.1 Trang phục……………………………………………………… ………34 2.2.3.2 Tầm nhìn và định hướng ( 6T) 34 2.2.3.3 Phong cách làm việc ( 6T)……………………………………………….35 2.2.3.4 Phong cách quản lý ( 5T)…………………………………………………35 2.2.3.5 Thái độ phục vụ khách hàng ( 5C)………………………………………..35 2.2.3.6 An ninh và các chất bị cấm…………………………………………. 36 2.2.3.7 Sử dụng và tiết kiệm điện……………………………………………. 36 2.2.4. Lương, phụ cấp và các khoản phúc lợi khác……………………………37 2.2.4.1 Chính sách lương và phúc lợi………………………………..................37 2.2.4.2 Các khoản phụ cấp………………………………………………………..37 2.2.4.3 Các khoản phúc lợi khác………………………………………………….38 2.2.4.4 Qui định bảo mật lương……………………………………………… 38 2.2.5. Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động tại Công ty…………38 2.2.5.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động…………………………. 38 2.2.5.2 Trách nhiệm của người lao động……………………………… ……………39 2.2.6. Xử lý sự cố…………………………………………………………… 39 2.2.7. Vệ sinh lao động……………………………………………………… 40 2.2.8. Bảo vệ tài sản, hoạt động và bí mật kinh doanh…………………………40 2.2.9. Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động…………………………… 41 2.2.10. Trách nhiệm vật chất…………………………………………………….41 2.2.10.1. Nguyên tắc thực hiện trách nhiệm vật chất………………………………41 2.2.10.2. Lập biên bản sự việc…………………………………………………. 42 2.11. Trách nhiệm của Người lao động……………………………………. 42 2.12. Thay đổi các điều khoản và điều kiện…………………………………….43 KẾT LUẬN …….44
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC PHÁT VIỆT 4
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt 5
1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty 9
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt 15
2.2.1.2 Chế độ nghỉ 26
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tình hình tài chính công ty 3 năm gần đây 8
Bảng 2 : Kết quả kinh doanh công ty 3 năm gần đây 10
Sơ đồ 1.1: Mô hình quá trình sản xuất 10
Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất sản phẩm 11
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý sản xuất tại công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt 13
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán 17
Sơ đồ 1.5: Trình tự thực hiện kế toán máy tại công ty 22
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 2Sơ đồ 1.6: Trình tự lưu chuyển chứng từ của công ty 23
LỜI MỞ ĐẦU
Trong guồng máy vận hành nền kinh tế hiện nay thì lợi nhuận vừa là mụctiêu vừa là động lực để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Đặc biệttrong năm 2013 này, thực hiện đúng lộ trình cam kết khi Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO là tiếp tục mở cửa hơn nữa thị trường trong nướcthì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng trở nên quyết liệtvà mạnh mẽ hơn bao giờ hết Chính vì thế doanh nghiệp cần phải luôn trong tư thếchủ động, sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc nhằm giữ vững và phát huy thế mạnhcủa mình, không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinhdoanh Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp lại kiến tạo cho mình những tổ
Trang 3hợp công cụ kinh tế hữu hiệu nhất sao cho phù hợp nhất với tình hình nội bộ doanhnghiệp Tuy nhiên, một công cụ mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua dù
cho doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ thế nào đi chăng nữa đó là: “Kế Toán”.
“Kế Toán” là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việcchấp hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sửdụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinhdoanh, chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp Vì thế công tác kế toán được xemlà vô cùng quan trọng trong việc đề ra được những quyết định chính xác nhất củadoanh nghiệp
Nhằm thích ứng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệtnhư hiện nay, bộ phận kế toán nói chung và mỗi nhân viên kế toán nói riêng cầnphải nắm thật vững kiến thức cơ bản, lý luận phải đi liền với thực tiễn nhằm đápứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, theo kịp với xu thế của thời đại Dịp đithực tập lần này là cơ hội quý báu để em có thể tiếp cận và có được cái nhìn rõ néthơn về công tác kế toán trên thực tế, là hành trang cho em bước những bước đầutiên trên con đường kế toán mà em đã chọn
Xuất phát từ thực tế “học đi đôi với hành”, trải qua thời gian thực tập dùchưa dài tại công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt nhưng nhờ sự hướng dẫn chỉ
bảo tận tình của Thầy giáo Nguyễn Hồng Chỉnh cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
cán bộ, các anh chị nhân viên kế toán công ty, em đã hoàn thành được bản báo cáothực tập tốt nghiệp này Do còn nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết và kinh nghiệmthực tế có hạn nên bản báo cáo này của em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vìvậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo, đánh giá của Thầy giáohướng dẫn nói riêng và các thầy cô trong tổ bộ môn kế toán nói chung để em có thểhoàn thiện bài báo cáo này được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn !!!
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2013
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 4Sinh viên thực tập Chu Thị Thoa
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC PHÁT
VIỆT 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt
1.1.1 Tên công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt
Địa chỉ: Khu làng nghề – Hiệp Thuận – Phúc Thọ – Hà Nội
Điện thoại: 043.364.4125 – Fax : 043.364.4125
Địa chỉ Email : cokhichinhxacphatviet@gmail.com
Đăng ký kinh doanh số 0105771585
Cơ quan cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Trang 5Được thành lập từ tháng 04/2008 bởi những kỹ sư trẻ đam mê công nghệ vàđầy nhiệt huyết, sau hơn mười năm xây dựng, phát triển cho đến nay Công tyTNHH cơ khí chính xác Phát Việt đã chiếm được lòng tin của khách hàng cũng nhưkhẳng định vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường với 02 nhà máy, 01 trụ sở Công
ty và hơn 50 Đại lý/Nhà phân phối trên toàn quốc
Không ngừng đổi mới công nghệ để có những sản phẩm đáp ứng ngày càngtốt hơn nhu cầu của người sử dụng, đồng thời hoàn thiện và nâng cao hệ thống dịch
vụ chăm sóc khách hàng, đó là định hướng phát triển nhằm mang lại sức cạnh tranhmạnh mẽ của Công ty trong quá trình hội nhập và phát triển
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt.
Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt là một doanh nghiệp có tư cáchpháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng , nhiệm vụ của mình vàđược pháp luật bảo vệ, công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra,sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lậpdoanh nghiệp
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà Nước về quản lý quá trìnhthực hiện sản xuất và những quy định trong các hoạt động kinh doanh với các bạnhàng trong nước và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
- Thực hiện nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũngnhư thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thịtrường trong và ngoài nước
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà Nước, tổ chức có thẩmquyền theo quy định của pháp luật
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 6- Thực hiện những quy định của Nhà Nước về bảo vệ quyền lợi của ngườilao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triểnbền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng nhưnhững quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh công ty có quyền hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hoạt động sản xuấtkinh doanh, Tổng Giám Đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi,nghĩa vuản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tham gia hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưquảng cáo, tham gia triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tưcách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng…
1.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty:
Trong 3 năm gần đây, mặc dù phải liên tục đối phó với rất nhiều khó khăn,thách thức, biến cố lớn về mặt thị trường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt,lãi suất ngân hàng không ổn định làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực, chịu khó suy ngẫm, tìm tòi của toàn
bộ các thành viên trong công ty từ bộ máy quản lý đến tập thể người lao động màcông ty đã liên tiếp vượt qua khó khăn, phát triển ngày một vững mạnh Điều nàyđược thể hiện rõ hơn qua một số chỉ tiêu sau :
Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2010 – 2012
Bảng 1: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2010- 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Trang 7Chỉ tiêu
TSNH 335.632.120 100 709.270.050 96.1 203.136.215 65.7TSDH 0 0 28.666.060 3.9 106.221.516 34.3Tổng TS 335.632.120 100 737.936.110 100 309.357.731 100
VCSH 335.342.655 99.9
11
228.139.795 30.9 232.073.921 75Tổng NV 335.632.120 100 737.936.110 100 309.357.731 100
(Nguồn: Bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2010, 2011, 2012 )
Như vậy, qua các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính của Công ty trong ba năm
từ 2010 – 2012, ta thấy: Trong 3 năm qua, qui mô tài sản và nguồn vốn của Công tyliên tục có sự thay đổi lớn.Quy mô vốn năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010(402.303.990 vnđ) nhưng đến năm 2012, quy mô vốn lại giảm với lượng lớn(428.578.379 vnđ) Tuy nhiên trong đó, tài sản ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọngrất lớn (năm 2010 là 100%) trong cơ cấu tài sản của Công ty, chủ yếu là tiền vàhàng tồn kho Công ty hoạt động trang trí và lắp đặt thuộc trong lĩnh vực xây lắp,nguyên vật liệu là một khoản mục quan trọng do đó tỷ trọng hàng tồn kho trong cơcấu tài sản chiếm tỷ trọng lớn là điều hợp lý Tuy nhiên, TSNH luôn chiếm tỷ trọngquá lớn như vậy cho thấy các TSDH trong Công ty chưa được chú trọng đầu tư.Công ty cần đầu tư thêm TSDH như: đầu tư các phương tiện thiết bị, máy móc hiện
đại hơn để phục vụ thi công công trình nhằm nâng cao tiến độ kịp thời,nâng cao
hiệu quả tạo ra cơ sở vật chất tiền đề vững mạnh cho Công ty phát triển lâu dài vàtạo niềm tin uy tín cho các bên
Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn qua các năm, đặcbiệt là năm 2010(99.9%) Mặc dù trong năm 2011có giảm xuống 30.9% nhưng đến
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 8năm 2012 lại tăng lên 75% Như vậy, Công ty đang sử dụng chủ yếu là nguồn vốnchủ sở hữu để hoạt động sản xuất kinh doanh, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.
Nợ phải trả chiếm tỉ lệ nhỏ cũng cho thấy công ty chưa tận dụng được nguồn vốnvay.Do đó, trong thời gian tới, công ty cần có kế hoạch sử dụng nhiều vốn vay hơn
để cân đối cơ cấu nguồn vốn, nâng cao mức độ độc lập tài chính của mình, để mởrộng quy mô vốn, tận dụng triệt để có hiệu quả nguồn vốn vay trên cơ sở đó pháttriển công ty
Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 -2012
Bảng 2 : Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 -2012
Đơn vị tính: VNĐ
01 Doanh thu thuần 201.431.270 151.194.700 220.832.560
02 LN trước thuế (8.657.345) (107.202.860) 5.245.501
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010, 2011, 2012)
Trang 9Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù trong năm 2009 và năm 2010 công ty bị lỗ nhưng nhìn chung từ năm 2010 đến 2012, hoạt động kinh doanh của công ty có sự phát triển, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận Doanh thu thuần năm 2012 tăng gần 46.1% lần so với năm 2011 và tăng gần9.63% lần so với năm 2010 làm lợi nhuận năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011và năm 2010, góp phần trang trải chi phí và thực hiện các kế hoạch phát triển của công ty.
1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty:
SƠ ĐỒ 1.1: Mô hình quá trình sản xuất
SƠ ĐỒ 1.2:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
CHÍNH XÁC PHÁT VIỆT
PHÂN
XƯỞNG II
PHÂN
XƯỞNG III
KHO
NGUYÊN VẬT LIỆU SẮT, THÉP, NHÔM, INOX
CẮT UỐN
TIỆN, HÀN, ĐỘT
DẬP
KIỂM TRA VÀĐÓNG GÓI NHẬP KHO
Trang 10Là nơi tập kết thành phẩm và xuất bán thành phẩm đem tiêu thụ.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt
1.3.1.Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty.
Trên thực tế không hề tồn tại một mô hình bộ máy quản lý chung nào có thể
áp dụng cho tất cả các DN, kể cả DN nhà nước Mọi DN tuỳ thuộc vào đặc trưng
GIA CÔNG, LẮP RÁP
THÀNH PHẨM
Trang 11ngành nghề, đặc điểm SP sản xuất, những đòi hỏi về yêu cầu quản lý sao của đơn vịmình để xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đemlại hiệu quả công việc cao nhất Mỗi mô hình tổ chức bộ máy công ty cũng đượccoi là đặc trưng của Công ty ấy Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt đã xâydựng một bộ máy quản lý đồng nhất và chặt chẽ, có thể khái quát qua mô hình sau.
SƠ ĐỒ 1 3 :
BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH
XÁC PHÁT VIỆT
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHÒNG KẾ TOÁN
BẢO VỆ
PHÂN XƯỞNG II:
GIA CÔNG, LẮP RÁP SP
PHÂN XƯỞNG
III:
KIỂM TRA VÀ ĐÓNG GÓI SP
Trang 12Chú thích :
: Quan hệ quản lý, giám sát
: Quan hệ hợp tác, phối hợp
1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý:
• Tổng giám đốc Công ty: Hiện nay tổng giám đốc công ty là ông Đỗ
Văn Ngôn có những chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ sau:
a) Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày củacông ty
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư củacông ty
c) Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộcông ty
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trongcông ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổnggiám đốc)
f) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệcông ty
Trang 13• Phó giám đốc Công ty: Phó giám đốc Công ty do Tổng giám đốc công
ty bổ nhiệm và được Tổng giám đốc phân công quyết định những công việc củaCông ty Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và nhiệm vụđược giám đốc phân công và uỷ quyền
• Phòng kế toán(văn phòng công ty): Đây là nơi tập trung toàn bộ nhân
viên văn phòng của Công ty Có nhiệm vụ chấp hành và đôn đốc việc thực hiệnchính sách, chế độ, các mệnh lệnh của ban giám đốc; được quyền đề xuất với bangiám đốc những ý kiến vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyết định quản
lý Song chức năng chính của phòng kế toán đó là phụ trách công tác kế toán công
ty, đồng thời phụ trách vấn đề giao dịch, tiêu thụ SP
• Phòng kỹ thuật:
a) Giúp giám đốc triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹthuật trong phạm vi xí nghiệp và gia công
b) Trực tiếp điền hành bộ phận kỹ thuật trong toàn xí nghiệp
c) Chịu trách nhiện lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới và triển khai.d) Quản lý tỷ lệ hàng lỗi, đưa ra đối sách để giảm tỷ lệ hàng lỗi
• Phòng kinh doanh:
a) Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
b) Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhàphân phối
c) Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lạiDoanh thu cho Doanh nghiệp
d) Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phânphối, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
• Phòng kế hoạch:
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 14a) Đánh giá và phân tích cung – cầu của thị trường về sản phẩm công tyđang kinh doanh, dự báo về kế hoạch sản xuất và định mức tiêu thụ theo kế hoạch
g) Phân công công việc phù hợp với năng lực từng nhân viên Tạo mốiquan hệ lâu dài với khách hàng
h) Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện cân đối sản xuất của các mã hàng
• Phòng bảo vệ: Có chức năng bảo vệ hoạt động sản xuất, phòng chống
cháy nổ, bảo vệ máy móc thiết bị, kho hàng của công ty và phương tiện đi lại củacán bộ công nhân viên và của khách tới công ty, quản lý việc ra vào công ty, kiểmtra việc quét thẻ chấm công của công nhân viên
• Phân xưởng 1: là phân xưởng sản xuất chính của công ty Đứng đầu
PXI là quản đốc, có 1 thủ kho chuyên theo dõi về nguyên vật liệu và sản phẩm sảnxuất của xưởng Ngoài ra, bộ phận chịu trách nhiệm về yêu cầu kỹ thuật cũng nhưmẫu mã sản phẩm cũng nằm dưới sự quản lý của quản đốc phân xưởng I Đây là 1lựa chọn mà công ty đã lựa chọn đúng, do công ty chuyên sản xuất hàng cơ khí chonên bộ phận giám sát kỹ thuật cần gắn liền và sát sao bên cạnh bộ phận sản xuất làhợp lý nhất
Trang 15• Phân xưởng 2: Phân xưởng có một tổ trưởng đứng đầu quản lý, sắp
xếp kế hoạch lắp đặt sao cho phù hợp với thời gian giao hàng có khách hàng, nhiệm
vụ chủ yếu của phân xưởng II là sản xuất và lắp ráp SP
• Phân xưởng 3: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm.
• Kho: Là nơi để tập kết nguyên vật liệu, sản phẩm và xuất bán sản
phẩm để tiêu thụ
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
1.4.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán:
Công tác kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Do đó,công tác quản lý kinh tế tài chính được hạch toán chung cho toàn công ty, các phânxưởng không có bộ phận kế toán riêng Đây là hình thức phù hợp với quy mô vàđặc điểm của công ty
Phòng kế toán gồm 7 người: 1 kế toán trưởng, 6 kế toán phần hành, mỗi kếtoán viên đảm nhiệm 1 phần hành kế toán cụ thể
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN
Kế toán tiền mặt, TGNH
Kế toán công nợ, thanh toán
KT bán hàng, thuế
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê kho và các phân xưởng
Trang 16Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Quan hệ báo sổ
1.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Văn phòng kế toán của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ thuthập, phân loại, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích vá tổng hợpcủa Công ty Công ty bố trí các nhân viên thống kê tại các phân xưởng và bộ phậnkho Thông thường thì định kỳ 10 ngày hoặc đến cuối tháng theo yêu cầu của cấptrên mà nhân viên thống kê phải tập hợp chứng từ và gửi về phòng kế toán
* Kế toán trưởng:
- Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy gọnnhẹ và hoạt động có hiệu quả Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổchức thực hiện công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công tytheo cơ chế quản lý mới, đồng thời kế toán trưởng còn thực hiện những nhiệm vụkhác mà cấp trên yêu cầu
- Có nhiệm vụ tổng hợp và vào sổ cái, kiểm tra các phần hành kế toán chitiết, tập hợp CP sản xuất vá tính giá thành SP, lập báo cáo định kỳ
* Kế toán nguyên liệu, vật tư:
- Tổ chức phân loại, đánh giá NVL, công cụ dụng cụ phù hợp với yêu cầu quản
lý của Công ty
- Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán vào sổ kế toán
- Quản lý, theo dõi tình hình nhập, xuất NVL, CCDC
Trang 17- Tính đúng, đủ, kịp thời giá trị thực tế nhập kho của NVL,CCDC.
- Tổ chức việc kiểm tra và tham gia phân tích, đánh giá tinh hình thực hiện kếhoạch mua hàng, tình hình thanh toán với người cung cấp, tình hình sử dụng vật liệu,kiểm kê đánh giá khi cần thiết
* Kế toán tiền lương và TSCĐ:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ côngnhân viên
- Tính toán và phân bổ hợp lý đầy đủ CP tiền lương và các khoản trích theolương
- Kiểm tra việc tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên từ
đó lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theolương
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ tiền lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hìnhbiến động và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ Công ty
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có và tình hình biến động, giámsát chặt chẽ thu, chi, quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
- Chuyển khoản, uỷ nhiệm chi đối với khách hàng hay nhà cung cấp
- Làm thủ tục vay ngân hàng khi có yêu cầu
* Thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt,…tại quỹ tiền mặt
- Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổquỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểmtra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch, phải chấphành sự kiểm tra khi có kiểm tra quỹ bất thường
* Kế toán công nợ, thanh toán:
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 18- Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả trong kỳ Theo định kỳ nhất định phảibáo cáo cho cấp trên.
- Theo dõi chi tiết thời hạn các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng vàđốc thúc việc thu hồi các khoản nợ phải thu, tiến hành lập các biên bản đối chiếucông nợ với khách hàng
- Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không đòi được thì lập dựphòng phải thu khó đòi vào thời điểm cuối niên độ kế toán theo đúng quy định của chế
độ tài chính hiện hành
* Kế toán bán hàng, thuế:
- Phản ánh kịp thời và đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thanh toán vớiNgân sách Nhà nước, lập tờ khai thuế
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán hàng và
các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán (giá vốn hàng bán, doanh thuthuần, thuế GTGT,…)
- Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa, phát hiện, xử
lý kịp thời hàng hóa ứ đọng
- Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hóa và báocáo tình hình tiêu thụ, kết quả tiêu thụ hàng hóa
- Có nhiệm vụ viết hoá đơn GTGT, tổng hợp thuế GTGT đầu ra, định kỳbáo cáo cho cấp trên biết
1.4.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt.
1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Hiện nay, Công ty TNHH cơ khí chính xác Phát Việt áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành Công ty cũng vận dụng chế độ một cách linh hoạt, chi tiết để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình
Trang 19- Niên độ kế toán được bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm.
- Đồng tiền sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá trị thực tế
+ Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng
1.4.2.2 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán:
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, Công
ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” trên phần mềm kế toán
máy Hiện tại, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán EFFECT, được thiết kế dựa
trên đặc điểm hoạt động kinh doanh đặc thù của công ty Quy trình đối với việcnhập liệu và in báo cáo trên phần mềm này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trang 20Phần mềm máy tính
Chứng từ phân
bổ, k/c,bổ sung
Bảng cân đối số
phát sinh hoàn
chỉnh
Báo cáo tài chính Bảng cân đối số
phát sinh thử
Trang 21Căn cứ vào chứng từ gốc hay các bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tiếnhành phân loại chứng từ: (phiếu thu, phiếu chi - các loại giấy tờ thanh toán), cáchoá đơn mua hàng Các chứng từ sẽ được cập nhật vào từng phân hệ tương ứngcủa máy theo trình tự thời gian phát sinh Cuối tháng, chỉ cần in ra từ máy danhsách các nghiệp vụ đã được cập nhật, đóng thành từng quyển Sổ Nhật ký chung vàđóng dấu của đơn vị, Sổ Cái, Sổ kế toán chi tiết Cuối quý hoặc theo yêu cầu quản
lý, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh, lên Báo cáo tài chính và các báocáo liên quan
1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản trong danh mục tài khoản kế toántheo Quyết định 48/2006 do Bộ tài chính ban hành, trừ các tài khoản dành riêngcho phương pháp kiểm kê định kỳ Ngoài ra ứng với mỗi phần hành cụ thể,Công ty có thêm các TK chi tiết riêng để tiện theo dõi
1.4.2.4 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.Theo đó, hệ thống chứng từ của công ty được chia thành các nhóm sau:
1 Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảngphân bổ tiền lương, giấy đi đường…
2 Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật
tư, bảng cân đối vật tư…
3 Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, bảng kê chi tiềnmặt, giấy báo nợ, giấy báo có…
4.TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ,biên bản thanh lý TSCĐ, báo cáo TSCĐ…
5 Chứng từ khác: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Sơ đồ 1 6 :
Chu Thị Thoa, lớp KT9 – K9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp