1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt Phát

26 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt PhátBáo cáo thực tập kế toán Công ty TNHH công nghiệp Việt Phát

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự pháttriển của việc kinh doanh sản phẩm thiết bị nâng hạ, cung cấp các sản phẩm thiết bịcông nghiệp phục vụ trong quá trình sản xuất Là một doanh nghiệp có nhiều năm xâydựng và phát triển đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng

vị thế, hình ảnh công ty và thu được lợi nhuận, tạo chỗ đứng cho mình trên thị trường

Bằng những kiến thức đã học và thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công tyTNHH công nghiệp Việt Phát, em đã tìm hiểu được một số vấn đề khái quát về công

ty, các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức kế toán, PTKT và tài chính tại công ty

Trong thời gian thực tập tổng hợp em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tậntình của các thầy cô giáo, cùng sự giúp đỡ của các cán bộ, công nhân viên của công ty

đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt bài báo cáo này Do khả năng và thờigian có hạn nên báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được

sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIỆT PHÁT.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát 1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ; chức năng, nhiệm vụ; ngành nghề kinh doanh.

* Tên, quy mô và địa chỉ

- Tên công ty: Công ty TNHH công nghiệp Việt Phát.

- Địa chỉ: 219 Lương Thế Vinh – Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội

- Điện thoại: 04 36501486

- Fax: 04 36501487

- Website: thietbinangha.com.vn

- Quy mô: + Vốn điều lệ: 5.000.000.000 ( Năm tỷ đồng chẵn)

+ Số công nhân viên: dưới 20 người

* Chức năng

- Cung cấp các sản phẩm xe nâng và thiết bị nâng hạ mới, cũ

- Cung cấp linh kiện và dịch vụ bảo hành, sửa chữa

- Đầu tư đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

* Nhiệm vụ

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiệnsản xuất và tuân thủ những quy định của hợp đồng kinh doanh với các đối tác trong vàngoài nước

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi

- Thực hiện nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao cạnh tranh của công ty trên thịtrường trong và ngoài nước

* Ngành nghề kinh doanh

- Cung cấp các sản phẩm xe nâng và thiết bị nâng hạ mới, cũ

- Cung cấp linh kiện và dịch vụ bảo hành, sửa chữa

- Đầu tư đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát.

Trang 3

Là một doanh nghiệp có nhiều năm xây dựng và phát triển đã và đang từngbước khẳng định vị thế của mình trên thị trường và trong sự lựa chọn của người sửdụng Với sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi, công ty không ngừng có những phương hướng,

kế hoạch đẩy mạnh dịch vụ của mình tốt nhất, chất lượng nhất và phù hợp nhất chongười sủ dụng lựa chọn Với các ngành nghề kinh doanh mà Việt Phát đang phát triển

• Buôn bán đồ gia dụng, dân dụng, văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng

• sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí

• Sản xuất buôn bán,lắp ráp máy móc, thiết bị ngành cơ khí

• Môi giới thương mại, xúc tiến thương mại

• Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị máy móc,công ty kinhdoanh

• Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

• Đại lý mua, đại lý bán ký gửi hang hóa

Thế mạnh của công ty hiện nay là dịch vụ về xây dựng, là máy nâng, máy độnglực

Với phương châm chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh ViệtPhát tự tin để quý khách lựa chọn dịch vụ của mình

Sự tin tưởng của các bạn là sự thành công của Việt Phát

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát.

- Hình thức sở hữu vốn: công ty TNHH 1 thành viên

- Lĩnh vực kinh doanh chính:

+ Cung cấp các sản phẩm xe nâng và thiết bị nâng hạ mới, cũ

+ Cung cấp linh kiện và dịch vụ bảo hành, sửa chữa

+ Đầu tư đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát

Trang 4

Công ty TNHH công nghiệp Việt Phát được tổ chức theo mô hình cơ cấu quản

lý trực tuyến gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và các bộ phận:

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục 01)

Cụ thể phân cấp quản lý như sau:

- Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt

động SXKD, tổ chức bộ máy, đầu tư và phát triển của Công ty

- Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc và được trực tiếp giải quyết phần

việc được giám đốc uỷ quyền, phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ

SX thuốc lá, an toàn lao động và môi trường

- Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn Tham mưu

cho giám đốc về lĩnh vực kinh tế, công tác kế hoạch,… Điều hành tiến độ kinh doanhtheo kế hoạch đặt ra

- Phòng Tài chính - kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán về tất cả các hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng các chuẩn mực kế toán cũng như cácvăn bản hướng dẫn của Nhà nước; lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực về vốn như:tiền, vật tư, tài sản Giúp Giám đốc quản lý, thanh tra, giám sát các nguồn vốn, đảmbảo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính; tổng hợp báo các kết quả sảnxuất kinh doanh của Công ty; tham mưu cho Ban lãnh đạo những phương pháp điềuhành kinh doanh có hiệu quả

- Phòng thị trường: nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm Hoạch định các chiến

lược phát triển SP Tổ chức xây dựng thị trường, ổn định thị phần hiện có và phát triểnthị trường mới, Thu thập, phân tích thông tin, xây dựng các chính sách và chế độ vềtiêu thụ SP

- Phòng tổ chức: tổ chức nhân sự, theo dõi lao động và tham mưu cho giám đốc về

việc tuyển dụng lao động, đào tạo, bố trí sắp xếp lao động

1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm gần nhất (theo các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận).

Biểu 1 Kết quả SXKD của công ty qua 2 năm 2010 – 2011 (Phụ lục 02)

Nhận xét:

Trang 5

Qua bảng số liệu biểu 1 (Phụ lục 02) ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như sau: Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 19.911.130.770đ.Chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 19.891.842.150đ Lợi nhuận của doanhnghiệp tăng 19.288.620đ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011

so với năm 2010 tăng 11.946.678.462đ, tương ứng với tăng 7,05%

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 11.573.172đ tươngứng tăng 4,17%

Ta thấy tỷ lệ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn hơn

tỷ lệ tăng của lợi nhuận trước thuế (7,05%>4,17%)

Trước khi tiến hành hoạt động KD thì DN bao giờ cũng có kế hoạch cho nhữnghoạt động đó Quá trình hoạt động KD của DN sẽ hình thành nên các loại tài sản nhưtài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn…để phục vụ cho chính quá trình hoạt động đó Đểhình thành nên các loại tài sản này thì phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng gồmvốn ngắn hạn và vốn dài hạn Và nguồn vốn phải phù hợp với đặc điểm ngành nghềkinh doanh của DN

II - TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIỆT PHÁT.

2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH công nghiệp Việt Phát.

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

Công ty TNHH công nghiệp Việt Phát tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tậptrung Phòng kế toán chịu trách nhiệm thu nhận mọi hóa đơn chứng từ, xử lý mọi côngviệc kế toán và hệ thống toàn bộ thông tin kế toán Vì vậy đảm bảo sự chỉ đạo tậptrung thống nhất với công tác kế toán, kiểm tra và cung cấp thông tin kịp thời choGiám đốc Công ty

Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Phụ lục 03)

* Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

- Niên độ kế toán: năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúcvào ngày 31 tháng 12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)

Trang 6

- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, ban hành theo QĐ 15/2006

QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do bộ tài chính ban hành

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giáhàng xuất kho: Phương pháp nhập trước - xuất trước

- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ.

2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.

* Tổ chức hạch toán ban đầu.

- Doanh nghiệp tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Nhóm chứng từ kế toán sử dụng:

+ Nhóm chứng từ tiền mặt: chứng từ thu gồm: phiếu thu, báo cáo bán hàng chi tiết từngngày; Chứng từ chi gồm: phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng thôngthường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho

+ Nhóm chứng từ tiền gửi ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng

+ Nhóm chứng từ về tiền lương: bảng chấm công, bảng tiền lương, bảng thưởng nhânviên theo từng thời điểm

+ Nhóm chứng từ vật tư, hàng hóa: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng tổng hợpnhập - xuất - tồn

+ Nhóm chứng từ tài sản cố định: giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất

- Chứng từ kế toán được lập theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán hiệnhành.Việc ghi chép trên chứng từ đúng nội dung, bản chất, mức độ nghiệp vụ kinh tếphát sinh và được pháp luật cho phép, có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấuđơn vị

* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

- Công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các Tài khoản cấp 1theo đúng quy định trong chế độ kế toán theo quyết định số QĐ15/2006 QĐ – BTCngày 20/03/2006 của BTC

TK 111: Tiền mặt

Trang 7

TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

TK 131: Phải thu của khách hàng

TK 331: Phải trả người bán

TK 641: Chi phí bán hàng

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, trên

cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và hạch toán cho thuậntiện

* Tổ chức hệ thống sổ kế toán.

Do doanh nghiệp có không nhiều các nghiệp vụ kinh thế phát sinh, điều kiện kếtoán thủ công, dễ chuyên môn hóa nhân viên kế toán nên Công ty đã lựa chọn tổ chức

bộ sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theothứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm phải được

kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hệ thống sổ kế toán tại đơn vị:

1 Bảng cân đối kế toán

Trang 8

2 Báo cáo kết quả HĐKD

3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5 Bảng cân đối phát sinh các TK

2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế.

2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành phân tích kinh tế.

- Bộ phận thực hiện: phòng kế toán

- Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: kết thúc năm tài chính và đã lập đẩy đủ cácbáo cáo tài chính vì vào thời điểm này có đầy đủ số liệu để có thể phân tích kinh tế củađơn vị một cách đầy đủ, chính xác

2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị.

- Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Nợ phải trả

Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh = Tiền, tương đương tiền, đầu tư NH, các khoản phải thu/

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ tới hạn và nợquá hạn

Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT/ Lãi vay phải trả

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu = LNST/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh = LNST/ Tổng tài sản bình quân

Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

- Phân tích tình hình doanh thu:

Mức độ tăng giảm doanh thu = Doanh thu kỳ so sánh – Doanh thu kỳ gốc

Tốc độ tăng giảm doanh thu = Mức độ tăng giảm doanh thu/ DT kỳ gốc

- Phân tích tình hình chi phí:

Mức độ tăng giảm tỷ suất = Tỷ suất so sánh – tỷ suất kỳ gốc

Tốc độ tăng giảm tỷ suất = Mức độ tăng giảm tỷ suất / tỷ suất kỳ gốc

Trang 9

- Phân tích tình hình lợi nhuận:

Mức độ tăng giảm lợi nhuận = Lợi nhuận kỳ so sánh – Lợi nhuận kỳ gốc

Tốc độ tăng giảm lợi nhuận = Mức độ tăng giảm lợi nhuận/ LN kỳ gốc

2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên sổ liệu của các báo cáo kế toán.

Biểu 2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Phụ lục 05)

2010 lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu (10,81%>7,05%)

Hệ số doanh thu trên VLĐ giảm 0,14 đồng, cụ thể hệ số doanh thu trên VLĐnăm 2010 là 5,01 đồng, tức là cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được 5,01 đồng doanhthu; sang năm 2011 thì một đồng VLĐ bỏ ra chỉ thu được 4,87 đồng doanh thu Nhưvậy, với cùng một đồng VLĐ năm 2011 giảm 0,14 đồng doanh thu so với năm 2010

Hệ số doanh thu trên VCĐ giảm 12,29 đồng, cụ thể hệ số doanh thu trên VCĐnăm 2010 là 88,27 đồng, tức là cứ một đồng VCĐ bỏ ra thì thu được 88,27 đồngdoanh thu; sang năm 2011 thì một đồng VCĐ bỏ ra chỉ thu được 75,98 đồng doanhthu Như vậy, với cùng một đồng VCĐ năm 2011giảm 12,29 đồng doanh thu so vớinăm 2010

Hệ số lợi nhuận trên VKD giảm 0,0005 đồng, cụ thể hệ số lợi nhuận trên VKDnăm 2010 là 0,0078 đồng, tức là cứ một đồng VKD bỏ ra thu được 0,0078 đồng lợinhuận, sang năm 2011 thì một đồng VKD bỏ ra chỉ thu được 0,0073 đồng lợi nhuận.Như vậy so với năm 2010 thì năm 2011 khả năng sinh lời giảm 0,0005 đồng trên mộtđồng VKD Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của VKD bình quân năm 2011 so với năm

2010 lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận (10,81%>4,17%)

Trang 10

Hệ số lợi nhuận trên VLĐ giảm 0,0004 đồng, cụ thể hệ số lợi nhuận trên VKDnăm 2010 là 0,0082 đồng, tức là cứ một đồng VLĐ bỏ ra thu được 0,0082 đồng lợinhuận, sang năm 2011 thì một đồng VLĐ bỏ ra chỉ thu được 0,0078 đồng lợi nhuận.Như vậy so với năm 2010 thì năm 2011 khả năng sinh lời giảm 0,0004 đồng trên mộtđồng VLĐ.

Hệ số lợi nhuận trên VCĐ giảm 0,024 đồng, cụ thể hệ số lợi nhuận trên VCĐnăm 2010 là 0,145 đồng, tức là cứ một đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,145 đồng lợinhuận, sang năm 2011 thì một đồng VCĐ bỏ ra chỉ thu được 0,121 đồng lợi nhuận.Như vậy so với năm 2010 thì năm 2011 khả năng sinh lời giảm 0,024 đồng trên mộtđồng VCĐ

Tóm lại các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty đều có xuhướng giảm, điều này nói lên hiệu quả sử dụng VKD của công ty năm 2011 đã giảmxuống so với năm 2010 Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp tăng

2.3 Tổ chức công tác tài chính.

2.3.1 Công tác kế hoạch hóa tài chính:

- Thường được lập vào cuối quý và cuối năm do phòng kế hoạch tài chính làm

- Kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

+ Kế hoạch vốn và nguồn tài trợ vốn kinh doanh

+ Kế hoạch khấu hao tài sản cố định

+ Kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm

+ Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận

+ Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 11

Qua biểu số 3 ta thấy, cả 2 năm Công ty đều sử dụng nguồn vay khá lớn Cụthể:

- Tổng vốn vay năm 2011 tăng 17.597.875.080đ, tỷ lệ tăng 57,3% so với năm 2010+ Vay ngắn hạn tăng 18.317.875.080đ, tỷ lệ tăng 69,2%

+ Vay dài hạn giảm 720.000.000đ, tỷ lệ giảm 16,97%

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 13.126.854đ, tỷ lệ giảm 12,46%

Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp tăng chủ yếu được huy động từ nguồn

nợ phải trả Như vậy tình hình huy động vốn của doanh nghiệp trong kỳ là không tốt

2.3.3 Công tác quản lý và sử dụng tài sản:

Biểu 4 Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty năm 2011 và năm 2010 (Phụ lục 07)

Qua biểu số 4 ta thấy rằng trong tổng tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sảndài hạn thì TSNH trong năm 2011 tăng so với năm 2010 Mức tăng là 17.627.548.160đồng tương ứng với tăng 62,02% Đối với TSDH thì lại giảm 16.546.238 đồng tươngđương với giảm 0,69%

Điều đó cho thấy rằng tổng tài sản của năm 2011 tăng so với năm 2010 là do sựtăng lên rất nhiều của TSNH Cho thấy công ty đã đầu tư rất nhiều vào tài sản ngắnhạn, có khả năng trả nợ nhanh và nợ ngắn hạn tốt

2.3.4 Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ.

+) Các chỉ tiêu nộp ngân sách:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế môn bài

Trang 12

- Nợ phải thu: Các khoản phải thu khách hàng phải thực hiện đối chiếu xác nhận nợ,nếu không phù hợp với số phải thu trên sổ kế toán của công ty thì phải kiểm tra đốichiếu xác định nguyên nhân sai lệch và điều chỉnh sổ kế toán cho phù hợp.

Biểu 6 Tình hình quản lý công nợ của công ty năm 2011 và năm 2010 (Phụ lục 09)

2.4 Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại công ty.

2.4.1 Về tổ chức công tác kế toán.

* Ưu điểm:

Vì được tổ chức theo mô hình tập trung nên có sự quản lý và trao đổi trực tiếpgiữa kế toán trưởng và các kế toán phần hành, thông tin được cung cấp và tổng hợpmột cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời Mọi thắc mắc về nghiệp vụ chuyên môncũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước đều được giảiquyết một cách nhanh chóng, kịp thời

* Hạn chế:

Mặc dù là một doanh nghiệp không lớn mỗi kế toán đều chuyên môn hóa mộtviệc riêng nên nếu có ai nghỉ một thời gian về một lý do nào đó thì sẽ rất khó để ngườilàm thay làm quen công việc làm cho công tác bán hàng bị gián đoạn

2.4.2 Về tổ chức công tác phân tích kinh tế của công ty.

* Ưu điểm:

Phân tích kinh tế do phòng kế toán thực hiện để đánh giá được chính xác hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp Ban Giám đốc có thể đưa ra nhữngquyết định đúng hướng kinh doanh cho doanh nghiệp

Trang 13

Công tác tài chính tại công ty được tiến hành thường xuyên, trách nhiệm đượcphân chia đầy đủ, không trùng lặp giúp cho ban giám đốc có những quyết định nhanhchóng và chính xác.

* Hạn chế:

Các chỉ tiêu tài chính của công ty mới chỉ được so sánh giữa các năm mà chưađược đối chiếu với các chỉ tiêu cùng loại của các công ty kinh doanh cùng ngành đểthấy được vị thế của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát trong ngành kinh doanhcủa mình

KẾT LUẬN

Trong HĐKD của công ty TNHH công nghiệp Việt Phát nói riêng và các doanhnghiệp nói chung rất cần thực hiện tốt công tác kế toán, công tác PTKT, công tác tàichính

Công tác kế toán giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tàisản và sự vận động của tài sản

Công tác PTKT giúp doanh nghiệp đưa ra những chủ trương, chính sách và biệnpháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật phát triển kháchquan

Công tác tài chính giúp doanh nghiệp nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn,toàn diện, khách quan tình hình và khả năng tài chính doanh nghiệp, từ đó thấy được

sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và kết quảkinh doanh

Với tầm quan trọng như trên, cùng với quá trình thực tế tại công ty em đã tìmhiểu được một số thông tin về các vấn đề nêu trên Hy vọng bài báo cáo cũng là mộtlần nữa công ty nhìn lại tổng quát về các vấn đề này

Kính mong các thầy cô giáo góp ý, bổ xung thêm, giúp em nắm chắc hơn lý thuyếtcũng như thực tiến để làm hành trang tốt khi ra trường

Em xin chân thành cảm ơn !!!

Ngày đăng: 28/12/2017, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w