1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI TÂY NGUYÊN

46 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 789,5 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAMCHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚCKHCN-TN3/11-15 " Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên " ĐỀ TÀI Điề

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAMCHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

KHCN-TN3/11-15

" Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên "

ĐỀ TÀI Điều tra nghiên cứu các cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và các biện pháp bảo tồn

Mã số: TN3/T10

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Dư

Cơ quan chủ trì: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ SỐ 1

“CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNGNHỮNG LOÀI CÂY THUỐC QUÝ HIẾM VÀ NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN; CHÍNH SÁCH CHO VIỆC GÂY TRỒNG VÀ

PHÁT TRIỂN NHỮNG CÂY THUỐC CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CAO”

Người thực hiện: TSKH.Trần Công Khánh

Cơ quan: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc

và cổ truyền

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAMCHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

KHCN-TN3/11-15

" Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên "

ĐỀ TÀI Điều tra nghiên cứu các cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và các biện pháp bảo tồn

Mã số: TN3/T10

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Dư

Cơ quan chủ trì: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ SỐ 1

“CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NHỮNGLOÀI CÂY THUỐC QUÝ HIẾM VÀ NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN; CHÍNH SÁCH CHO VIỆC GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN

NHỮNG CÂY THUỐC CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CAO”

Người thực hiện

(Ký, họ tên) Chủ nhiệm đề tài(ký, họ tên) (Ký, họ tên và đóng dấu)Cơ quan chủ trì

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 4

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 Mục tiêu 7

2.2 Nội dung nghiên cứu 7

2.3 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 10

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10

3.1.1 Vị trí địa lý 10

3.1.2 Địa hình 13

3.1.3 Khí hậu 14

3.1.4 Thổ nhưỡng 15

4.1.5 Tài nguyên nước 16

3.1.6 Tài nguyên rừng 20

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 22

3.2.1 Đặc điểm dân cư, dân tộc 22

3.2.2 Đặc điểm chung về kinh tế 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1 Các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững những loài cây thuốc quý hiếm 29

4.1.1 Xác định các mối đe dọa 29

4.1.2 Giải pháp 32

4.2 Giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững những bài thuốc quý 35

4.2.1 Các mối đe dọa tới việc bảo tồn và sử dụng bền vững những bài thuốc quý 35

4.2.2 Các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững những bài thuốc quý 36

4.3 Chính sách cho việc gây trồng và phát triển những cây thuốc có giá trị sử dụng cao 37

4.3.1 Giải pháp tăng cường hiệu quả trong sử dụng đất lâm nghiệp 37

4.3.2 Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư 39

4.3.3 Giải pháp miễn giảm thuế thuê đất lâm nghiệp 40

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Kiến nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 5

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ số

Tên chuyên đề: “Các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững nhữngloài cây thuốc quý hiếm và những bài thuốc quý cần được bảo tồn và phát triển;chính sách cho việc gây trồng và phát triển những cây thuốc có giá trị sử dụng cao”

Cán bộ thực hiện: TSKH Trần Công Khánh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc Nam để chữabệnh của người dân Tây Nguyên đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sứckhoẻ không chỉ cho người dân trong vùng mà cả những tỉnh, thành khác trong cảnước, đặc biệt là đối với những người nghèo

Kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc của người dân các tỉnh Tây Nguyên

là rất phong phú và đa dạng, bởi ở đó là vùng có nhiều dân tộc khác nhau, với các trithức sử dụng khác nhau Tuy nhiên, việc thu hái cây thuốc trong nhiều năm với khốilượng lớn không chỉ phục vụ cho các hoạt động phòng và chữa bệnh tại cộng đồng màcòn buôn bán tại các thị trường cây thuốc lớn trong nước, thậm chí cả xuất khẩu sangTrung Quốc qua đường tiểu ngạch, đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và có nguy cơbiến mất của một số loài cây thuốc bài tại vùng Tây Nguyên

Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện chủ trương của vùng về chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đa canh và bền vững Nhiềuloại giống cây trồng, vật nuôi các tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nôngnghiệp, được người dân trong khu vực nghiên cứu ủng hộ và đón nhận Trong đó,nghiên cứu gây trồng các loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao đang là hướng đi mới,không những góp phần tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần vào công tác phòng vàbảo vệ sức khỏe cho người dân trong khu vực, đồng thời bảo tồn được các tri thứcbản địa vật thể và phi vật thể quý giá của các dân tộc thiểu số về sử dụng các loài câythuốc Nam

Trang 6

Vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Chuyên đề “Các giải phápbảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững những loài cây thuốc quý hiếm và những bàithuốc quý cần được bảo tồn và phát triển; chính sách cho việc gây trồng và phát triểnnhững cây thuốc có giá trị sử dụng cao”.

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU I.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ thời thượng cổ đến nay, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1985, trên thế giới đã có khoảng 20.000 loài thực vật bậc cao có mạch và bậc thấp trong số các loài đã biết được sử dụng trực tiếp làm thuốc, hoặc là nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc Hiện nay số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài.

Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc được coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia

Cho đến nay nhiều tài liệu quý ghi chép kinh nghiệm sử dụng của người xưa vẫn còn lưu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thồng lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ để

trị bệnh Trong tập “Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5.000 năm trước đây người Trung

Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh Vào đời nhà Hán

(năm 168 trước CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương”, tác giả thống kê 52 đơn thuốc

trị bệnh từ các loài cây cỏ Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong

tập “Bản thảo cương mục”

Các tài liệu cổ xưa về sử dụng cây thuốc cũng được người Ai Cập cổ đại ghi chép cách đây khoảng 3.600 năm trước với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc Nguời Ấn Độ cổ đại cách đây 2.000 năm để lại tài liệu về công dụng của cây cỏ làm thuốc của người Hindu Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của Châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật Đông

Trang 8

gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast

Asia”, v.v.

I.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên thực vật làm thuốc rất đa dạngnhờ sự phong phú của các khu phân bố, hệ sinh thái và các sinh cảnh ở các vùng khíhậu, thổ nhưỡng khác nhau Từ lâu đã có nhiều nhà khoa học quan tâm về việc sưutầm, phát hiện các loài cây, thảo mộc để trị bệnh

Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi (1999) giớithiệu 800 cây con và vị thuốc Sách "Cây thuốc Việt Nam" của Lương y Lê Trần Đức(1997) có ghi 830 cây thuốc Cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của TS Võ VǎnChi (1997) đã thống kê khoảng 3200 loài cây thuốc, nhưng trong đó lại có cả nhữngcây nhập nội như bạch chỉ (Angelica dahurica), đương quy (Angelica sinensis), độchoạt (Angelica pubescens) và theo số liệu mới nhất của Viện dược liệu (2000) thì ởViệt Nam có 3830 loài cây làm thuốc Chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng(Trần Công Khánh, 2000)

Quả đúng như vậy, tài nguyên thảo mộc làm thuốc của chúng ta thực sự phongphú và chưa được khám phá tường tận phục vụ cho đời sống và sức khoẻ của conngười, trong khi đó nguồn tài nguyên rừng tự nhiên của chúng ta đang suy giảmnghiêm trọng; điều này đã dẫn đến hậu quả suy giảm sự đa dạng sinh vật, thảo mộc

và đang có nguy cơ làm mất đi những loài cây làm thuốc có giá trị

Vì vậy nghiên cứu để phát hiện, bảo tồn và phát triển để sử dụng bền vữngnguồn tài nguyên cây thuốc bản địa là một việc làm cần thiết và cấp bách trong giaiđoạn hiện nay

Đa số cây thuốc bản địa mọc ở nơi hoang dã, vùng rừng núi nơi cư trú của cáccộng đồng dân tộc thiểu số; họ đã có hàng ngàn đời nay cùng tồn tại với tự nhiên, sửdụng thảo mộc để chống chọi với bệnh tật, và điều này đã hình thành một kho tàng tri

Trang 9

Nhiều nghiên cứu trước đây hoặc quá nặng về nghiên cứu khoa học thực vật làmthuốc mà chưa chú ý đến những tri thức bản địa và kinh nghiệm tích luỹ bao đời naytrong nhân dân; hoặc cũng có nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm đến kiến thức bảnđịa trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, nhưng kiến thức sử dụng cây thuốc củatừng cộng đồng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và đang có nguy cơ thấttruyền.

Sự đa dạng về dân tộc của Việt Nam và sự giao thoa văn hoá của nó cũng tạonên sự phong phú, kế thừa kinh nghiệm trong sử dụng thảo mộc làm thuốc Nguồncây cỏ phong phú và tri thức về cách sử dụng chúng để làm thuốc là hai mặt của vấn

đề tài nguyên cây thuốc Giả thử, trong một quốc gia hay một khu vực tuy có nhiềucây thuốc nhưng nếu không có hoặc chỉ có ít người biết sử dụng chúng thì những câythuốc đó rất ít ý nghĩa, hoặc chúng cũng giống như cỏ cây hoang dại chẳng có ích gì(Trần Công Khánh, 2000)

Như vậy Việt Nam có cả hai yếu tố tạo nên sự đa dạng tài nguyên cây thuốc là

sự đa dạng thảm thực vật và đa dạng văn hoá, tri thức bản địa trong các cộng đồngdân tộc

Nhưng thực tế hiện nay chỉ có các công trình khoa học công bố về thực vật câythuốc, ít thấy tài liệu cây thuốc, bài thuốc nào ghi nhận tên tuổi những người dânbình thường trong các dân tộc thiểu số với những bài thuốc có hiệu quả của họ, điềunày cho thấy việc sưu tập tri thức bản địa đã xem nhẹ “bản quyền”, sở hữu trí tuệ củacác cộng đồng dân tộc bản địa

Từ 1993 đến nay Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổtruyền (CREDEP) ở Hà Nội, đã và đang tiến hành điều tra, nghiên cứu về tài nguyêncây thuốc tại cộng đồng các dân tộc Tày, Dao, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Rục ởmột số khu vực trên miền Bắc và miền Trung, theo các phương pháp mới của thực

Trang 10

vật dân tộc học Đồng thời cũng triển khai các dự án nghiên cứu bảo tồn và sử dụngbền vững tài nguyên những cây có ích, trong đó có cây làm thuốc.

Bảo tồn tài nguyên cây thuốc là một nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện nay, nếukhông làm điều này chúng ta sẽ để mất đi một nguồn tài nguyên, di sản quý báu vàkhông thể nào cứu vớt

Điểm qua các vấn đề nghiên cứu này cho thấy một số điểm cần tiếp tục thảoluận và nghiên cứu thêm là:

Cần tiếp tục phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, phát hiện và bảo tồn tàinguyên cây thuốc cả về tri thức bản địa và thực vật Phương pháp luận thực vật dântộc học là một con đường đúng đắn, tuy vậy cũng cần phát triển thêm cách tiếp cậnthích hợp để có thể sưu tầm, phát triển một cách đầy đủ và hệ thống hơn tri thức bảnđịa ẩn náu trong nhân dân

Tiếp cận phát hiện cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng chúng là chưa đủ; trongthực tế bệnh được chữa theo bài thuốc; mỗi bài có thể có nhiều cây thuốc; mỗi câythuốc nào đó có thể có công dụng và giá trị khác nhau khi trong bài thuốc khác nhau

Do đó tiếp cận theo bài thuốc là một cách làm để phát hiện được toàn diện và hệthống tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc

Cần có chương trình nghiên cứu tài nguyên cây thuốc cho từng vùng sinh thái

và nhân văn khác nhau ở Việt Nam để có thể bảo tồn toàn bộ di sản văn hoá, tri thứccủa dân tộc, đặc biệt phục vụ cho sức khoẻ con người

Công trình nghiên cứu này với mong muốn giải quyết và đáp ứng một phần cácyêu cầu trên, tuy nhiên nó được tiến hành chỉ ở một địa điểm cụ thể là vườn quốc giaYok Đon; nơi có nhiệm vụ chính là bảo tồn đa dạng sinh học và tri thức/văn hoá củacác dân tộc thiểu số sống trong vùng đệm

Trang 11

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu

Mục tiêu 1: Nghiên cứu được các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bềnvững những loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu

Mục tiêu 2: Nghiên cứu được các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bềnvững những bài thuốc quý cần được bảo tồn và phát triển

Mục tiêu 3: Chính sách để gây trồng và phát triển những cây thuốc quý hiếm

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Các mối đe dọa và đề ra các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụngbền vững những loài cây thuốc quý hiếm

Nội dung 2: Các mối đe dọa và Các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bềnvững những bài thuốc quý cần được bảo tồn và phát triển

Nội dung 3: Chính sách cho việc gây trồng và phát triển những cây thuốc có giátrị sử dụng cao

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xác định các mối đe dọa

Nghiên cứu các mối đe dọa với nguồn tài nguyên cây thuốc vừa có ý nghĩa về

cơ sở lý luận, vừa có ý nghĩa về thực tiễn cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc tạiTây Nguyên, đặc biệt là các loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp

Để nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốcnhư: Mất môi trường sống, nghèo đói, tình trạng quản lý,… Chúng tôi đã sử dụng haiphương pháp nghiên cứu là RRA và PRA

- RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): Là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các thông tin liên quan đến cây thuốc, tại các thôn,

xã, huyện vùng đệm

Trang 12

- PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia): Thu thập thông tin trong quá trìnhđiều tra, phỏng vấn các cá nhân, tổ chức có liên quan như: Các trưởng thôn, thầy lang,người dân thu hái cây thuốc, Ủy ban Nhân dân các cấp, Ban quản lý các VQG, cácHạt, Trạm kiểm lâm địa bàn về tình hình tổ chức quản lý tài nguyên rừng, thực trạngkhai thác, sử dụng cây thuốc, đời sống của người dân vùng đệm.

Phương pháp nghiên cứu giải pháp:

Dựa trên những mối đe dọa trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn kết hợp cácphương pháp phân tích SWOT và sơ đồ VENN với người thúc đẩy là cán bộ Đề tại,còn những người tham gia là những người thu hái thuốc, thầy lang, các cấp quản lý.Trong các thành phần mời tham gia thực hiện, chúng tôi đầy đủ các thành viên có đànông, phụ nữ, thanh niên, người giàu, người nghèo cùng cán bộ lãnh đạo các cấp thôn,

xã, phòng Nông Nghiệp

Phương pháp nghiên cứu chính sách

Với phương pháp này, cần kế thừa các tài liệu về giải pháp bảo tồn, trong đó cócác văn bản pháp quy về chính sách sử dụng, bảo tồn cây thuốc, cũng như chính sáchquản lý sử dụng đất, chính sách giao đất giao rừng tại khu vực nghiên cứu

Phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý chính sách như phòng nông nghiệp,

sở nông nghiệp, hội đông y của các địa phương khu vực nghiên cứu, từ đó Đặc biệt,

là các công việc triển khai thực hiện Quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ

- Phương pháp phỏng vấn.

Sẽ tiến hành phỏng vấn với các hiệu thuốc Đông Y để lấy được thông tin về cácbài thuốc quý cần được bảo tồn và phát triển Trong đó chú trọng những bài thuốc cógiá trị chữ bệnh cao, những bài thuốc chữa được những căn bệnh nan y, bệnh phổbiến và những bài thuốc đặc trưng của khu vực nghiên cứu Đối tượng phỏng vấn sẽ

là các chuyên gia về dược liệu như Hội Đông Y, các dược sĩ, các thầy thuốc Đông Ytrong khu vực Với phương pháp này, sẽ thu thập được tiêu chí đánh giá về bài thuốc

Trang 13

quý, những bài thuốc quý cần đưa vào danh sách đánh giá Từ đó, lập phiếu đánh giácho điểm từng bài thuốc, và chọn 10 bài thuốc được tính điểm cao nhất, đưa vào danhsách những bài thuốc cần được bảo tồn và phát triển.

Trang 14

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC

Trang 15

Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đônggiáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, BìnhThuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với các tỉnhAttapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulki (Campuchia) Trong khi Kon Tum có biêngiới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk, và Đắk Nông chỉ

Trang 16

có chung đường biên giới với Campuchia Còn Lâm Đồng không có đường biên giớiQuốc tế.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạtcao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyênKon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên M'Drăkcao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông caokhoảng 800 - 1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên DiLinh cao khoảng 900 - 1000m Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phíaĐông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam)

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùngkhí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước làmột tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk, và Đắk Nông), Nam

Trang 17

Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn

và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và phía Nam

3.1.2 Địa hình

Đặc điểm quan trọng nhất về địa hình vùng Tây Nguyên là một sơn nguyên, baogồm các dãy núi cao trên 2.000m, tiếp đến là các dãy núi cao dưới 2.000m và các caonguyên với độ cao từ 300 - 800m thoải dần về phía Tây, Tây Nam và Nam Vùng caonguyên khoảng 2.637,7 nghìn ha (chiếm 47%); vùng núi có độ cao từ 800 - 2.598m

có diện tích khoảng 1.536,14 nghìn ha (chiếm 34,5%); thung lũng giữa núi khoảng1.037,8 nghìn ha (chiếm 17,5%) Địa hình Tây Nguyên bị chia cắt phức tạp, nhưng

có thể chia thành 3 dạng chính như sau:

- Địa hình vùng núi cao: Bao gồm các dãy núi Ngọc Linh, An Khê, Chư Dju,Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin (có đỉnh cao nhất Nam TrườngSơn), dãy Núi Bà (Lang Biang) Địa hình vùng núi cao bị chia cắt phức tạp, diệntích rừng của Vùng Tây Nguyên tập trung chủ yếu ở đây, phần lớn là rừng nguyênsinh và rừng đầu nguồn, trong vùng còn tồn tại nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm,các loại khoáng sản quý như: đá quý, vàng, kim loại , phân bố tập trung ở vùng núi.Dân số ở địa hình vùng núi còn rất thưa, chủ yếu là các dân tộc ít người

- Địa hình cao nguyên: gồm cao nguyên Kon Tum, M’Drăk, Buôn Ma Thuộtcao khoảng 500m; cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m;cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800 - 1.000m; cao nguyên Di Linh cao khoảng 900

- 1.000m; cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1.500m Tất cả các cao nguyên này đềuđược bao bọc về phía Đông bởi các dãy núi cao

- Địa hình thung lũng: Gồm cánh đồng An Khê rộng 15 km, dài 45 km; miềntrũng giữa núi Kon Tum chạy dọc sông Pôkô; Bình nguyên Easup nằm ở phía BắcBuôn Ma Thuột; Vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc nằm theo đứt gãy Tây Bắc - Đông

Trang 18

Nam kéo dài từ Kon Tum xuống; Vùng trũng Krông Pắk - Lắk ở phía Nam caonguyên Buôn Ma Thuột Vùng có địa hình thung lũng là vùng phát triển cây lươngthực, thực phẩm chủ yếu của Tây Nguyên, vùng này là vùng có tiềm năng phát triểnthủy sản nuôi cá nước ngọt.

3.1.3 Khí hậu

Nằm giữa 110 - 150 vĩ độ Bắc, Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa,với 2 mùa mưa và khô rõ rệt Tuy nhiên, do vị trí và hướng núi, do ảnh hưởng của đaicao nên khí hậu Vùng Tây Nguyên bị phân dị khá nhiều tùy theo từng khu vực Toànvùng có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu tương ứng với 3 tiểu vùng địa hình, gồmBắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên(tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng vớitỉnh Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn haitiểu vùng phía Bắc và phía Nam

Do ảnh hưởng của đai cao, nên cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 0,60C, do

đó ở xấp xỉ trên cùng vĩ tuyến, nhiệt độ trung bình ở Pleiku (800m) thấp hơn ở QuyNhơn 50C; ở Buôn Ma Thuột thấp hơn Nha Trang 30C; ở Đà Lạt (1.500m) thấp hơnPhan Rang (500m) 90C

Trừ các vùng giữa núi, các bình nguyên (Cheo Reo - Phú Túc, Kon Tum) cónhiệt độ cao, nói chung càng lên cao các cao nguyên đều mát hơn Nhiệt độ trungbình hàng năm ở các khu vực có độ cao 500 - 800m là 21 - 230C; các khu vực có độcao 800 - l.100m, nhiệt độ không khí trung bình năm là 19 - 210C; các khu vực có độcao trên 1.500m nhiệt độ không khí trung bình của năm ổn định trong khoảng 180C.Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 30C - 60C Nhiệt độ trung bình hàngnăm của toàn vùng là 240C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định Tổng lượngbức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240 - 250 kcal/cm2 Số giờ nắng trung bình

Trang 19

2.200 - 2.700 giờ/năm Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô

từ 15 - 200C, mùa mưa từ 10 - 150C)

Lượng mưa ở Tây Nguyên phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình.Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn vùng khoảng 1.900 - 2.000mm, tập trungchủ yếu trong mùa mưa Những sườn cao đón gió mùa Tây Nam như Pleiku, BảoLộc có lượng mưa (2.200mm - 2.500mm) lớn hơn lượng mưa các vùng thấp nhưBuôn Ma Thuột (1.700mm) Những nơi bị khuất đối với cả gió mùa Tây Nam và giómùa Đông Bắc như trũng Cheo Reo có lượng mưa thấp nhất (l.200mm)

Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Tây Nguyên là sự phân chia thành 2 mùa rõrệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu mát mẻ, ổn định, nhiệt độ trung bìnhhàng tháng khoảng 21 - 250C, hầu hết lượng mưa trong năm tập trung trong mùa này,đỉnh mưa thường xuất hiện vào tháng 8 - 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau, khí hậu khắc nghiệt, khoảng đầu mùa nhiệt độ thấp (tháng 1 nhiệt độ trung bình

16 - 180C), nhưng cuối mùa nhiệt độ lên cao (tháng 4 nhiệt độ trung bình 24 - 280C),lượng mưa trong các tháng mùa khô rất thấp và tháng 3 lượng mưa thấp nhất

Như vậy kết hợp với các yếu tố địa hình, đất đai đã phân chia lãnh thổ TâyNguyên thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau, thích hợpcho nhiều loại động, thực vật sinh trưởng và phát triển

3.1.4 Thổ nhưỡng

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m sovới mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, cacao, hồ tiêu, dâu tằm Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây Càphê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùngtrồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ Và đang tiến hành khai thác Bô xít TâyNguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa

Trang 20

dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịchlớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừabãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thayđổi môi trường sinh thái.

Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nônglâm nghiệp Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượnsóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu,Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại câytrồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng; Đất đỏ vàng diệntích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốpnên thích hợp với nhiều loại cây trồng Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên cácsườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợpcho trồng cây lương thực

Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoáihoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặngchiếm tới 20%)

4.1.5 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn là Sesan, Serepok (đổ

về sông Mê Kông), sông Ba (đổ về Tuy Hòa - Phú Yên) và sông Đồng Nai (đổ vềĐồng Nai) Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng Duyên hảiNam Trung Bộ Các hệ thống sông này đã cung cấp cho Tây Nguyên một lượng nước

là 53,7 km3/năm; bình quân 972.000 m3/km2

+ Sông Sesan và Serepok: Tổng lượng nước hàng năm của 2 sông Sesan và

Serepok là 30,3km3, trong đó sông Sesan chiếm 1/3 Độ sâu dòng chảy bình quân

Trang 21

toàn lưu vực là 987mm ứng với mô dun dòng chảy là 31,3 lít/s/km2 Sự phân bố dòngchảy trên lưu vực không đều Thượng nguồn sông Sesan có mô dun dòng chảy đạt 35

- 40 lít/s/km2, thượng nguồn Serepok nhỏ hơn 20 lít/s/km2

+ Hệ thống sông Ba: Có diện tích lưu vực 11.410km2, nhánh chính và dòngchính từ nguồn đến giáp giới tỉnh Phú Yên dài 304 km, có 3 nhánh chính:

 Nhánh Ya Yun dài 177 km, có diện tích lưu vực 2.847 km2

 Nhánh Krông H’măng dài 100 km, có diện tích lưu vực 1.975 km2

 Nhánh sông Hinh dài 74 km, có diện tích lưu vực 439 km2

+ Hệ thống thượng nguồn sông Đồng Na chiếm gần hết diện tích phần Nam

Tây Nguyên Dòng chính thượng Đồng Nai nằm trong lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng cónhánh Đa Nhim dài 130km với diện tích lưu vực là 2.010km2 và nhánh lớn đáng kể là

Đa Đơn dài 90km với diện tích lưu vực là 1.225km2 Các nhánh lớn khác là của hệthống thượng nguồn sông Đồng Nai, gồm:

 Nhánh Đa Tẻ có diện tích lưu vực 470 km2 ở Tây Nam Lâm Đồng

 Nhánh Đa Hoàn có diện tích lưu vực 965km2 nằm giữa Đa Tẻ và Đa Ngà

 Nhánh Đa Ngà có diện tích lưu vực 968 km2 nằm ở phía nam Lâm ĐồngTrung bình hàng năm các lưu vực sông ở Tây Nguyên tiếp nhận một lượng mưakhá lớn, gần 2.000mm Khả năng bốc hơi của các lưu vực ở Tây Nguyên rất lớn:lượng bốc hơi từ các lưu vực còn kém nhiều so với khả năng bốc hơi thực tế vì trongthời gian khô hạn kéo dài lượng nước trong đất không đủ cung cấp cho bốc hơi

Trang 22

Bảng 1 Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính trung bình

theo lưu vực sông

Lưu vực

(diện tích lưu vực, km2)

Tổng lượng mưatrung bình(106m3/năm)

Tổng lượng dòngmặt trung bình(106m3/năm)

Tổng lượng dòng ngầm(106m3/năm)

Tổng tiềm năng toàn lưu

Trong đó:

Sông Sesan (11.620) 22.368,50 12.422,60 2.235,33Sông Serepok (18.480) 32.635,68 14.919,30 2.071,09

Sông Đồng Nai (10.938) 21.010,48 10.841,06 1.622,41

Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

Tây Nguyên có rất nhiều hồ lớn có khả năng cung cấp nguồn nước như:

- Hồ Xuân Hương (Đà Lạt): là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố ĐàLạt Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa Đây là địa điểm du khách

ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt

- Hồ Than Thở: là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt và cũng là mộtđịa điểm du lịch hấp dẫn Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là TơnôPang Đòng Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấpnước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt Người Pháp đặt tên hồ là Lacdes Soupirs vớinghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứnhất: hồ Than Thở Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bứctranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ SươngMai

- Hồ Lắk: là hồ nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, nằm trên tuyến giao thônggiữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56km vềphía nam theo quốc lộ 27 Trên sườn đồi cạnh Hồ Lắk có ngôi biệt thự nghỉ mát của

Trang 23

cựu hoàng đế Bảo Đại Đây là nơi ông thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơimỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao nhìn

ra mặt nước của Hồ Lắk Hồ Lắk dài uốn bao quanh thị trấn Lạc Thiện Hồ rộng trên

5 km2, được thông với sông Krông Ana Mặt hồ luôn xanh thắm in bóng rừng thôngtrên các ngọn đồi ven hồ Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với

hệ động thực vật phong phú

- Hồ Ayun Hạ: là hồ nước nhân tạo thuộc tỉnh Gia Lai Hồ hình thành khi dòngsông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thủylợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai -huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây Vùng ngập chính của hồthuộc địa phận xã H’Bông huyện Chư Sê Mặt nước hồ có diện tích 37 km2, chiều dài

25 km, nơi rộng nhất 5 km

Bảng 2 Tiềm năng nước mặt vùng Tây Nguyên tính theo tỉnh

Tên tỉnh

Tổng lượng mưa trung bình (10 6 m 3 /năm)

Tổng lượng dòng mặt trung bình (10 6 m 3 /năm)

Tổng lượng dòng ngầm (10 6 m 3 /năm)

Nguồn: QH phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm được phân bố ở độ sâu 50 - 150m, vì vậy nếu

khai thác cần đầu tư lớn Hiện nay, tình trạng thảm rừng đang bị xâm hại, là nguy cơảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm nguồn nước ngầm.Tài nguyên nước ngầm củavùng mất cân đối nghiêm trọng về mùa khô Các hồ tự nhiên, nhân tạo, các kho nước

Ngày đăng: 07/09/2016, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Stefani D. Hines and Susanne Valvic, 2007: F rom plant to Drug. The Uni. Of Arizona Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: rom plant to Drug
2. Hội Dược liệu Việt Nam: Cây thuốc quý. Tạp chí hàng quý (từ 2002-2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc quý
3. Nguyễn Văn Chiển (chủ biên), 1983: Danh lục thực vật Tây Nguyên; NXB KH&KT 4. Trường Đại học Khoa học Huế (2002): Sưu tầm, định danh các loài dược liệu Gia Lai (Đề tài NCKH cấp tỉnh Gia Lai) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục thực vật Tây Nguyên"; NXB KH&KT4. Trường Đại học Khoa học Huế (2002): "Sưu tầm, định danh các loài dược liệu Gia Lai (Đề tài NCKH cấp tỉnh Gia Lai
Tác giả: Nguyễn Văn Chiển (chủ biên), 1983: Danh lục thực vật Tây Nguyên; NXB KH&KT 4. Trường Đại học Khoa học Huế
Nhà XB: NXB KH&KT4. Trường Đại học Khoa học Huế (2002): "Sưu tầm
Năm: 2002
5. Phạm Văn Linh – trường Đại học Y khoa Huế (2006): Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học cây thuốc dân tộc bản địa tỉnh Đăk Lăk. (Đề tài NCKH cấp tỉnh Đăk Lăk) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sưu tầm, định danh, xác định "thành phần hóa học và tính chất sinh học cây thuốc dân tộc bản địa tỉnh Đăk Lăk
Tác giả: Phạm Văn Linh – trường Đại học Y khoa Huế
Năm: 2006
6. Phan Văn Tân, 2004: Hệ thống canh tác truyền thống của đồng bào M’nông - yếu tố góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cây trồng. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hà Đình Tuấn, BHWON STHAPIT, Bảo tồn nội vi tài nguyên cây trồng vì sự phát triển bền vững. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống canh tác truyền thống của đồng bào M’nông - yếu tố góp "phần bảo tồn đa dạng sinh học cây trồng. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hà Đình Tuấn, BHWON "STHAPIT, Bảo tồn nội vi tài nguyên cây trồng vì sự phát triển bền vững
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
7. Phan Văn Tân, Phạm Văn Hiền, 2004: Đánh giá tài nguyên rừng và các hình thức quản lý sau giao đất giao rừng tại xã Easol, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lắk. Trường đại học Tây Nguyên, Một số kết quả nghiên cứu khoa học phát triển nông thôn và nông thôn Tây Nguyên. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên rừng và các hình thức quản "lý sau giao đất giao rừng tại xã Easol, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lắk. Trường đại học Tây "Nguyên, Một số kết quả nghiên cứu khoa học phát triển nông thôn và nông thôn Tây "Nguyên
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Trần Văn Thuỷ, Phan Văn Tân, Nguyễn Thị Mừng, 2006: Ý kiến của nông dân và các bên có liên quan về tài nguyên di truyền ở Đắc Lắc. Trường ĐH NN I-Viện tài nguyên di truyền quốc tế, Kỷ yếu hội thảo đề xuất chính sách tài nguyên di truyền I; NXB NN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý kiến của nông dân và các "bên có liên quan về tài nguyên di truyền ở Đắc Lắc. Trường ĐH NN I-Viện tài nguyên di "truyền quốc tế, Kỷ yếu hội thảo đề xuất chính sách tài nguyên di truyền
Nhà XB: NXB NN
9. Trần Khắc Bảo, 1991. Sử dụng và bảo tồn tài nguyên di truyền cây thuốc ở Việt Nam, Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng và bảo tồn tài nguyên di truyền cây thuốc ở Việt Nam, Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 1998. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
11. Gary J.Martin, 2002. Thực vật dân tộc học - Sách về bảo tồn của chương trình “Con người và cây cỏ”. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật dân tộc học - Sách về bảo tồn của chương trình "“Con người và cây cỏ”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
12. Bùi Việt Hải, 2007. Phương pháp nghiên cứu quản lí tài nguyên thiên nhiên dựa trên cộng đồng – Nghiên cứa có sự tham gia. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu quản lí tài nguyên thiên nhiên dựa trên cộng đồng – Nghiên cứa có sự tham gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
14. Đỗ Tất Lợi (1977). Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội
Năm: 1977
15. Trần Văn Ơn, 1997. Phương pháp điều tra cây thuốc. Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp điều tra cây thuốc
16. Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tập
Năm: 2007
17. Bùi Minh Vũ và ctv (2001). Báo cáo khái quát và phân tích các chính sách liên quan đến LSNG ở Việt Nam. Dự án sử dụng bền vững LSNG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khái quát và phân tích các chính sách liên quan đến LSNG ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Minh Vũ và ctv
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w