Hải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHNHải dương học Biển Đông - ĐHQGHN
Trang 1§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC Tù NHI£N
L£ §øC Tè
H¶I D¦¥NG HäC BIÓN §¤NG
Hµ NéI - 1999
Trang 2MụC LụC
Lời giới thiệu
Chương 1: Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu biển đông Việt Nam
1.2 Lịch sử điều tra nghiên cứu Biển Đông 21 Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên Việt Nam
2.2 Đặc điểm cấu trúc hình thái Biển Đông 63
2.6 Sóng biển trong hai mùa gió, sóng biển khi bão 106
Chương 3: Sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Việt Nam
Chương 4: tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển
việt nam
4.3 Tài nguyên muối và các hoá phẩm biển 169 4.4 Điều kiện phát triển giao thông vận tải 170 4.5 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 175 4.6 Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển 187
Trang 3The textbook "Oceanography of South-China Sea" presents the basic problems on natural conditions, resources and environment of the South-China sea Chapter 1 deals with the geographical situation, the important role of this sea to Vietnam state Chapter 2 presents natural conditions of South-China sea such as geological formulations, geomorphology, thermal and dynamical processes Chapter 3 is paid to the estimation of biodiversity and ecological systems Chapter 4 focuses to the problems of optimal use of marine resources and environmental protection as a main task of the economics fields
Trang 4LờI GIớI THIệU
Hải Dương học Biển Đông có thể xem như kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học, vì cho đến hiện nay chưa có tác giả nào viết về vấn đề này một cách toàn diện, nhưng đề cập đến từng mặt của Biển Đông thì có nhiều Với tư cách là một giáo trình giảng dạy ở bậc đại học, "Hải Dương học Biển Đông" phải được viết một cách thận trọng phản ánh đầy đủ đặc điểm điều kiện tự nhiên tài nguyên, môi trường của Biển Đông Tập thể tác giả phải chắt lọc các thông số cơ bản nhất, tin cậy nhất
từ những công trình nghiên cứu của các Chương trình Biển quốc gia (từ 1980 đến 1995), đã được các hội đồng cơ sở và cấp Nhà nước công nhận, trong đó có danh từ Biển Đông và Biển Đông Việt Nam Khi nói đến Biển Đông Việt Nam là muốn giới hạn sự nghiên cứu ở vùng nước thuộc Việt Nam
Hải Dương học Biển Đông đã đề cập đến 4 vấn đề lớn một cách cơ bản, không tham vọng đi sâu như một chuyên đề Vấn đề thứ nhất về vị trí địa lý và tầm quan trọng của Biển Đông đối với quốc gia ven biển, trong đó khẳng định chủ quyền quốc gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên Biển Đông Vấn đề thứ hai và thứ
ba là phần chính của cuốn sách Trong vấn đề thứ hai đã trình bày đầy đủ các thành tạo địa chất, trầm tích, địa mạo hình thái và những đặc điểm khí tượng thủy văn là những nhân tố quan trọng tạo nên diện mạo và bản chất của Biển Đông Vấn đề thứ
ba giành riêng cho những nội dung về thế giới sinh vật, phản ánh khá đầy đủ và toàn diện tính đa dạng sinh học của một biển nhiệt đới lớn nhất Thái Bình Dương Vấn đề thứ tư là tài nguyên và môi trường, ở đây đề cập đến nhiều nội dung quan trọng của vấn đề, vừa có tính lý luận vừa thực tiễn của Biển Đông Việt Nam Trong đó tập trung vào nội dung chính là đánh giá các dạng tài nguyên và hiện trạng môi trường Biển Đông đang đứng trước những thách thức của sự nghiệp phát triển kinh tế, nhân dân ta, Nhà nước ta phải có thái độ đối xử đúng đắn đối với tài nguyên môi trường Biển Đông
Chúng tôi cho rằng về cấu trúc và nội dung cuốn "Hải Dương học Biển
Đông" do GS Lê Đức Tố - chủ biên có thể được chấp nhận như một giáo trình cho sinh viên khoa KTTV và HDH trường ĐHKHTN và cũng có giá trị tham khảo nhất
định cho các nhà khoa học quan tâm đến Biển Đông Chúng tôi chân thành cảm ơn
GS TS Đặng Ngọc Thanh, GS TS Nguyễn Ngọc Thụy, TS Lê Duy Bách, TS Hoàng Trọng Lập và TS Trương Văn Tuyên đã cung cấp những bài viết làm tư liệu cho cuốn sách này Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, chúng tôi mong sự góp ý của bạn đọc
Trang 5Chương 1
Khái quát về vị trí địa lý
và lịch sử nghiên cứu Biển đông việt nam
1.1 Vị trí địa lý Biển Đông Việt Nam
1.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
Biển Đông là biển rìa phía Tây của Thái Bình Dương đã từng được gọi bằng nhiều tên : Biển Đông, Giao chỉ Dương, Biển Nam Hải, Biển Nam Trung
Hoa Tên " Biển Đông" đã xuất hiện trong cuốn Địa lý vào loại cổ nhất ở
nước ta do Nguyễn Trãi soạn năm 1435 trình lên vua Lê Thái Tông với dòng chữ "Hải Đông Hải dã" tức là "Biển là Biển Đông vậy"
Tên Biển Đông được viết hoa trang trọng cả hai chữ hiện đang được dùng trong các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam Trên các bản đồ thế giới xuất bản, Biển Đông có tên tiếng Anh là South China Sea, tức là Biển Nam Trung Hoa Theo qui ước của tổ chức thuỷ văn quốc tế, tên của các biển
được đặt tên theo vị trí tương đối của lục địa lớn nhất kề bên
Biển Đông có diện tích khoảng 3.447.000 km2, gấp hơn 8 lần Biển Đen
và gần một lần rưỡi Địa Trung Hải, Biển Đông bao gồm cả vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, có độ sâu trung bình 1.140m, diện tích khoảng 3.928.000km2, chiều dài 3.500km (hình 1) Biển Đông tương đối kín xung quanh được bao bọc bởi các đảo, quần đảo và đất liền, tuy vậy Biển Đông đều thông với các biển lân cận và các đại dương qua các eo biển Phía tây nam Biển Đông thông
ra ấn Độ Dương qua eo Malacca giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra (Indonesia), phía nam qua eo Karimata và Biển Giava (Indonesia) đi ra ấn Độ Dương bằng hai cửa Sunda (giữa Giakacta và Lombok (gần Bali), mặc dù tàu
bè ít qua lại hai cửa này song chúng cũng có vị thế quan trọng Phía bắc và phía đông của Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua các eo biển sâu và các eo biển của quần đảo Philippine
Ven Biển Đông có 9 quốc gia, là Trung Quốc, Philippin, Malaysia , Indonesia, Brunây, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam Ngoài ra còn phải kể đến các vùng lãnh thổ phụ thuộc có nền kinh tế phát triển như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao nằm ven bờ đông bắc Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất ven Biển Đông án ngữ phía bắc
Trang 6Hình 1a Địa hình đáy Biển Đông
Trang 7Hình 1b Biển Đông trong khu vực Đông Nam á
Các quốc gia quần đảo là Indonesia và Philippin với hàng nghìn đảo lớn nhỏ án ngữ phần phía nam và phía đông của Biển Đông
Việt Nam là quốc gia ven bờ phía tây của Biển Đông cùng với Campuchia và Thái Lan, Việt Nam có 3.260km bờ biển Tính trung bình cứ 100km2 đất liền có 1 km độ dài bờ biển Trong lúc đó trên thế giới, trung bình 600km2 diện tích lục địa mới có 1km độ dài bờ biển, vì vậy Việt Nam là quốc
Biển Đông
Trang 8gia rất lợi thế về biển
Biển Đông quan trọng về chiến lược, giàu về tài nguyên và đa dạng về
sinh học, giữ vị trí quan trọng thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải Đây là
con đường hàng hải quốc tế nối ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Đông á
với Nam á và từ đó với các con đường đi về châu Phi, châu Âu Nhìn lên bản
đồ giao thông vận tải của thế giới tất cả các con đường hàng không và hàng
hải quốc tế chủ yếu giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều qua Biển
Đông Biển Đông có hai hải cảng lớn của thế giới là Hồng Kông ở cửa phía
bắc của Biển Đông và Singapore nằm ở cửa phía nam của Biển Khối lượng
vận chuyển qua Biển Đông khá lớn, chỉ tính riêng dầu lửa đã có hơn 90% nhu
cầu dầu lửa của nước Nhật vận chuyển qua biển này Nơi đây trước kia đã
từng có căn cứ hải quân lớn của siêu cường trên biển đó là căn cứ hải quân của
Mỹ ở Subich (Philippin)
Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây của Biển Đông, rộng từ kinh tuyến
105o36'E đến 109055E trải dài từ vĩ tuyến 170 N xuống vĩ tuyến 210N Diện
tích của vịnh vào khoảng 140.000 km2 đến 160.000 km2 tuỳ theo cách quy
định phạm vi Chu vi của vịnh khoảng 1.950km, chiều dài vịnh là 496km, vịnh
có chiều rộng lớn nhất là 314km Trên bản đồ thế giới vịnh Bắc Bộ còn có tên
Tonkin gulf
Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi bờ biển miền Bắc Việt Nam ở phía tây,
bởi lục địa Trung Quốc ở phía bắc và bán đảo Lôi Châu cùng với đảo Hải
Nam ở phía đông Bờ vịnh khúc khuỷu và có vô số đảo ven bờ, tập trung chủ
yếu ở phía tây bắc vịnh ven bờ biểnViệt Nam, riêng phần vịnh phía Việt Nam
có khoảng 1.300 đảo Đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nằm gần
giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km2, cách đất liền Việt Nam khoảng
110km Chiều dài bờ vịnh phía Việt Nam từ cửa sông Bắc Luân đến mũi Lay
khoảng 740km, bờ vịnh phía Trung Quốc từ cửa sông Bắc Luân qua bán đảo
Lôi Châu tới mũi Oanh Ca phía tây đảo Hải Nam khoảng 889km
Nguồn nước chủ yếu giao lưu với vịnh Bắc Bộ qua cửa phía Nam với
Biển Đông rộng chừng 230 km ở nơi hẹp nhất, một phần nhỏ khối nước trao
đổi qua eo biển Quỳnh Châu, Đông Hải Eo Quỳnh Châu hoàn toàn thuộc về
Trung Quốc là một eo biển hẹp, chỗ hẹp nhất khoảng 18 km và sâu khoảng
Trang 920m
Vịnh Bắc Bộ là một vịnh nông độ sâu trung bình vào khoảng 40 - 50m, nơi sâu nhất khoảng 100m Khu vực có độ sâu nhỏ hơn 30m chiếm diện tích khoảng 60% vịnh Địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ, dạng lòng chảo nghiêng về phía đông nam (phía đảo Hải Nam) Từ cửa vịnh trở ra Biển Đông đáy thụt sâu xuống tới 1.000m và hơn nữa
Vịnh Thái Lan nằm ở phía tây nam của Biển Đông Vịnh được bao bọc bởi bờ biển, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malasia Diện tích vịnh khoảng 293.000 km2, gần gấp đôi diện tích vịnh Bắc Bộ, chu vi vịnh khoảng 2.300km, chiều dài vịnh 628km
Vịnh Thái Lan là một vịnh nông, độ sâu lớn nhất ở trung tâm vào khoảng 80m và độ sâu lớn nhất ở cửa vịnh khoảng 60m Góc trong cùng của vịnh là eo Bangkok có dạng lõm hình chữ nhật
Các đảo chính trong vịnh Thái Lan là Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu,
đảo Poulowai, đảo Kokut ở phía đông vịnh các đảo Kotao, đảo Kophangan, Kosamui ở phía tây vịnh
1.1.2 Các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam
Bản đồ kinh tế chính trị biển của thế giới và của Biển Động đã và đang thay đổi theo quá trình phát triển của Luật Biển Căn cứ vào sự phát triển của Luật Biển quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ra "Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam" ngày 12/5/1977
và tiếp sau đó ngày 12/11/1982 ra "Tuyên bố về đường cơ bản ven bờ lục địa Việt Nam"
Hai bản tuyên bố rất quan trọng này đã chính thức phân chia vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của nước ta thành vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và ấn định thềm lục địa của nước ta Ngày 23/6/1994 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, biểu thị quyết tâm của nước ta cùng với cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển trong khu
vực
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước ta thuộc loại đường cơ sở thẳng Trong ban Tuyên bố quy định đường cơ sở dùng để tính chiều
Trang 10rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982 nước ta mới quy định đường cơ sở ven bờ lục địa, còn đường cơ sở của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở ngoài khơi sẽ được công bố sau (hình 2)
Điểm xuất phát của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải nước Việt Nam là điểm 0 - một điểm nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch
sử chung của hai nước Việt Nam - Campuchia kéo đến điểm A1 trên hòn Nhạn trong quần đảo Thổ Chu, thuộc tỉnh Kiên Giang, qua điểm A2 thuộc hòn Đá
Lẻ nằm ở đông nam hòn Khoai thuộc tỉnh Minh Hải, đến điểm A3 ở hòn Tài Lớn, điểm A4 ở hòn Bông Lang, điểm A5 ở hòn Bảy Cạnh trong nhóm quần
đảo Côn Đảo, kéo lên điểm A6 ở hòn Hải thuộc nhóm đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận,đến điểm A7 ở trên hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà, và điểm A8 ở mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, đến điểm A9 ở hòn Ông Can thuộc tỉnh Bình Định, qua
điểm A10 ở đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi đến điểm A11 ở đảo Cồn Cỏ thuộc Quảng Trị, và kéo đến điểm giữa của vịnh Bắc Bộ sẽ được công bố sau
Theo Tuyên bố này, những điểm của đường cơ sở cách bờ xa nhất là hòn Nhạn khoảng 80 hải lý, hòn Hải trên 70 hải lý, Côn Đảo trên 50 hải lý Các đoạn đường cơ sở thẳng giữa hai điểm liên tiếp dài nhất là từ hòn Hải đến Côn Đảo trên 170 hải lý, từ hòn Hải đến hòn Đôi 160 hải lý, từ hòn Nhạn đến hòn Đá Lẻ khoảng 100 hải lý
Tuy đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam đi qua một số đảo cách xa bờ
từ 50 đến 80 hải lý và cách xa nhau trên 100 hải lý, nhưng đường cơ sở này vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn của luật pháp và thực tiễn quốc tế vì các đảo
có những lợi ích kinh tế riêng biệt mà thực tế và tầm quan trọng của những lợi ích ấy đã được quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng và đường cơ sở của nước ta vẫn chạy theo xu thế chung của bờ biển
Dọc theo dải ven biển nước ta có nhiều mũi đất nhô ra ngoài biển, có trên 110 cửa sông, lạch lớn nhỏ, có nhiều vũng, vịnh, có các đảo nhỏ và quần
đảo nằm tương đối xa bờ, nhưng về mặt kinh tế, quốc phòng, lịch sử, địa lý hành chính luôn gắn bó với dải ven bờ và đất liền, là một bộ phận lãnh thổ nước Việt Nam không thể tách rời
Ví dụ như điểm A1 trên hòn Nhạn là một đảo nhỏ xa nhất của quần đảo Thổ Chu nằm ngoài khơi vùng biền tây nam của Tổ Quốc Hòn Nhạn cùng với
8 hòn đảo lớn nhỏ khác họp thành quần đảo Thổ Chu gắn bó chặt chẽ với đất liền từ bao đời nay về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng Trong sách "Đại Nam nhất thống chí" do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã
Trang 11viết: "Đảo Thổ Chu ở ngoài biển khơi huyện Hà Châu, cách bờ hai ngày rưỡi
đường, lại có tên là hòn Châu Dầu, chu vi chừng vài trăm dặm, cây cối xanh
um, hang động âm u, sản xuất yến sào, đồi mồi, vích, hải sâm, trên cù lao có dân cư ở"
Hình 2 Đường cơ sở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đảo Phù Liễn Vinh
A10 đảo Lý Sơn
Quần đảo Hoàng Sa
Phan Thiết
Tp Hồ Chí Minh đảo Phú Quốc
Vũng Tàu A6.hòn Hải Minh Hải
Vùng nước lịch sử
Côn Đảo A5.hòn Bảy Canh A4.hòn Đồng Lang A2.hòn Đá Lẻ
Trang 12Ba điểm A2, A3, A4 nằm trên ba hòn đảo Bông Lang, Bảy Cạnh, Tài Lớn
là những điểm nhô ra nhất của quần đào Côn Đảo - một quần đảo gồm 13 đảo lớn nhỏ khá trù phú, đất đai màu mỡ , dân Việt hàng bao đời sinh sống trên
đảo bằng nghề đánh bắt hải sản và trồng trọt Thời Pháp thuộc, Côn Đảo là một đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc một tỉnh trong đất liền Năm
1979 do vai trò quan trọng, giữa Côn Đảo và đất liền Vũng Tàu, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đã được Nhà nước thành lập và hiện nay Côn Đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành một vùng kinh tế quan trọng của cả nước
Hòn Hải nơi có điểm A6 của đường cơ sở là hòn đảo ngoài cùng của nhóm đảo Phú Quý, gồm trên 8 đảo và bãi cạn là một quần đảo giàu, về tổ chức là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận Quần đảo nằm ở vị trí án ngữ con
đường biển vào cảng Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh Quần đảo có diện tích 32 km2, dân số đông đúc hơn 15.000 người sinh sống trong các làng xóm sầm uất Dân ở đây theo nghề đi biển xa và nổi tiếng về giỏi nghề cá mập
Vùng biển nội thuỷ của nước Việt Nam bao gồm
a) Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam kể cả vùng vịnh, cửa sông, vùng nước cảng biển
b) Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
c) Các vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước thuộc Việt Nam trong vùng nước lịch
sử của hai nước Việt Nam và Cămpuchia
Vùng nước lịch sử của Việt Nam tồn tại ở hai vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan:
Vịnh Bắc Bộ là một vịnh nằm sâu trong lãnh thổ của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước CHND Trung Hoa Về mặt địa lý - địa chất, vịnh Bắc Bộ gắn bó hữu cơ với lãnh thổ đất liền phía bắc của nước ta và án ngữ hầu như toàn bộ vùng lãnh thổ quan trọng này
Vùng biển vịnh Bắc Bộ có một tầm quan trọng đặc biệt đối với nền an ninh và quốc phòng của nước ta Năm 1887 giữa toàn quyền Pháp và nhà Thanh đã ký công ước về biên giới, trong đó có quy định "kinh tuyến 105043' Paris (tức là 108003'13" kinh đông Greenwich) đi qua mũi phía đông đảo Trà
Cổ tạo thành biên giới kể từ điểm phân vạch cuối cùng mà hai uỷ ban cắm
Trang 13mốc đã vạch ra" Chính quyền Pháp ở Đông Dương cũng đã có các quy định
và hành động cụ thể buộc các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở phía tây
đường kinh tuyến trên phải đăng ký và đóng thuế Sau năm 1954, các hoạt
động kinh tế hay nghiên cứu khoa học ở trong vịnh giữa nước ta với Trung Quốc cũng đã sử dụng đường kinh tuyến trên làm đường phân chia ranh giới trên biển giữa các quốc gia (hình 2a)
Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã quy định rằng phần vịnh thuộc phía Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây kinh tuyến 108003'13" là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thuỷ của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam Sau này khi hai nước đàm phán xác định chính thức đường biên giới trong vịnh, quy chế vùng nước trong vịnh Bắc Bộ sẽ được xác định cụ thể
Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia ở vịnh Thái Lan nằm giữa
bờ biển của tỉnh Kampot và đảo Wai của Campuchia với bờ biển đảo Phú Quốc và nhóm đảo Thổ Chu của Việt Nam đã được xác định là vùng nước lịch
sử trong hiệp định về vùng nước lịch sử của hai nước ký ngày 7/7/1982 (hình 2b)
Hình 2b Bản đồ hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam Campuchia
Trang 14Về mặt địa lý và điều kiện tự nhiên vùng biển này gắn liền với phần đất liền của hai nước Việt Nam và Campuchia, từ lâu đời đã thuộc về hai nước Nó
có một vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nền an ninh quốc phòng của các tỉnh miền Tây Nam Bộ và các tỉnh ven biển miền Nam Campuchia
Trong khi chưa xác định được đường biên giới quốc gia trên biển trong vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia, hai nước cùng thực hiện quản lý và kiểm soát trên biển, việc đánh bắt và khai thác hải sản của nhân dân địa phương vẫn được tiếp tục như tập quán Riêng việc khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên khác thì cần phải có sự bàn bạc thoả thuận giữa hai
nước
Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh thổ đất liền và tiếp liền với nội thuỷ của nước ven biển là nơi chủ quyền nước ven biển đó được mở rộng ra ngoài lãnh thổ nội thuỷ Chủ quyền này mở rộng ra cả vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy lãnh hải Chiều rộng lãnh hải theo Công ước Luật Biển 1982 quy định không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở Vì vậy đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển Lãnh hải được coi là một bộ phận lãnh thổ của nước ven biển
Theo qui định của Nhà nước ta, lãnh hải của Việt Nam là một dải biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven biển của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra Trong vùng biển này những người thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải Tính chất chủ quyền trong lãnh hải có khác với tính chất chủ quyền ở nội thuỷ Trong nội thuỷ ta
thực hiện chủ quyền đầy đủ, tuyệt đối và toàn vẹn Còn trong lãnh hải ta thực
hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn Có sự khác nhau đó vì trong lãnh hải tàu thuyền các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại vô hại với điều kiện là không xâm phạm đến hoà bình, an ninh, trật tự và phải tôn trọng các quy định
về lãnh hải của quốc gia ven bờ
Phần lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà sẽ
Trang 15được công bố sau (hình 3)
Vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam là một vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý và hợp với lãnh hải tạo thành một vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Nước ta thực hiện sự kiểm soát và ngăn ngừa cần thiết ở vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm mục đích bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi hải quan, thuế khoá, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam So với các quy định của Công
ước về Luật Biển 1982 và của các quốc gia ven biển khác, do tình hình và đặc
điểm riêng của nước ta, Chính phủ ta đã quy định việc kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp đối với người và tàu thuyền nước ngoài nhằm ngăn ngừa
và trừng trị những vụ vi phạm đối với pháp luật của Việt Nam về an ninh và di cư từ đất liền hay trong nội thuỷ và lãnh hải của nước ta
Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc quyền
về kinh tế nên ngoài những nội dung pháp lý đã quy định cho vùng tiếp giáp lãnh hải đã nói ở trên, nó còn chịu sự chi phối hoàn toàn của những nội dung pháp lý đã quy định cho vùng đặc quyền về kinh tế
Trong bản Tuyên bố 12/5/1977 Chính phủ ta quy định vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp liền với lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải đó thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam Như vậy, bề rộng của vùng đặc quyền về kinh tế thực
sự chỉ là 188 hải lý, bắt đầu từ ranh giới ngoài lãnh hải Trong vùng đặc quyền kinh tế, người nước ta có đầy đủ các quyền do Công ước về Luật Biển 1982 quy định Nước ta có chủ quyền hoàn toàn đối với các quyền lợi về kinh tế trong vùng đặc quyền về kinh tế, nhưng ta cũng vẫn để cho tàu thuyền và máy bay nước ngoài tự do hàng hải và hàng không và có thể cho phép các nhà khoa học của các nước khác tiến hành nghiên cứu trong vùng đặc quyền theo những điều kiện mà Công ước mới về Luật Biển đã trù định, Nghị định 242 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ngày 05/8/1991 đã quy định chi tiết
Công ước về Luật Biển 1982 đã đưa ra một định nghĩa mới về thềm lục
địa Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền và các hải đảo của quốc gia ven biển tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải cho tới bờ
Trang 16ngoài của rìa lục địa Bờ ngoài của rìa lục địa được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định
Hình 3 Một số đảo, bãi đá chính của quần đảo Hoàng Sa
Nhà nước Việt Nam đã quy định : thềm lục địa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa Nơi nào bờ biển ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa ấy được mở rộng ra 200 hải lý
đường cơ sở Nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam
Khi nghiên cứu biển Việt Nam, chúng ta còn cần chú ý tới một vùng rộng lớn không phải là biển riêng của một quốc gia, đó là biển cả, mà có người gọi là biển công hay biển quốc tế Nói một cách khái quát, đây là vùng
Trang 17biển nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Tất cả các nước
đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không kể là nước có biển hay không có biển Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền tham gia vào việc khai thác đáy đại dương vùng biển quốc tế Nếu không tham gia trực tiếp khai thác cũng có quyền được hưởng tất cả những lợi ích do việc cộng đồng quốc tế khai thác đáy đại dương đem lại
1.1.3 Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
Vị trí địa lý và tầm quan trọng của hai quần đảo
Hoàng Sa - Trường Sa Hai quần đảo mà các bản đồ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là Parcels
và Sprathy hay Sratly chính là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã từ lâu đời
Thời xưa các nhà hàng hải hiểu biết về Hoàng Sa và Trường Sa còn rất mơ hồ chưa chính xác, họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn giữa Biển Đông gồm các bãi, cụm đá ngầm nguy hiểm cho các tàu thuyền Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, các nhà hàng hải các nước phương Tây đều có thể hiểu chung hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một mà họ thường gọi dưới cái tên Pracel hay Paracels Tên Paracels, theo giáo sư Piere Yves Manguin, xuất xứ từ tiếng Bồ Đào Nha Ithas do Parcel (Paracel có nghĩa là
"đá ngầm") Trên các bản đồ cổ của Việt Nam cũng như của phương Tây, cả hai quần đảo được vẽ gộp liền với nhau Như bản đồ hàng hải của người Bồ
Đào Nha thế kỷ thứ XVI hay bản đồ về Biển Đông của nhà hàng hải Hà Lan Henricus Van Langren vẽ năm 1595 về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gộp chung làm một với cái tên Paracel Sau đó, người ta dần tách ra làm hai khu vực Như trong "Đại Nam thống nhất toàn đồ" ở đời Nguyễn vẽ năm 1838
đã đề phía bắc là "Hoàng Sa" và phía nam "Vạn lý Trường Sa" Sau này nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hàng hải, người ta đã phân biệt được hai quần đảo riêng biệt là Hoàng Sa và Trường Sa (Paracel và Spratly) Cho mãi tới đầu thế kỷ XX mới xuất hiện cái tên không rõ nguồn gốc là "Tây Sa quần
đảo" mà người Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của Việt Nam Còn khoảng giữa những năm 30, cái tên Nam Sa mới bắt đầu xuất hiện để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 đảo, bãi đá cạn, nằm trong một vùng rộng
Trang 18khoảng 14.000 km2 kéo từ vĩ độ 15045' đến 17015' vĩ Bắc và từ 1100 đến 1130kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý về phía đông, cách cù lao Ré 220km (120 hải lý), cách Hải Nam Trung Quốc ở điểm gần nhất khoảng 260km (140 hải lý) Quần đảo gồm hai nhóm Nhóm phía đông Việt Nam gọi
là AnVĩnh, còn người phương Tây gọi là "Amphitrite" để kỷ niệm tên một chiếc tàu Pháp lần đầu tiên được gửi sang Biển Đông bị bão đánh dạt vào vùng này Nhóm phía tây các đảo xếp thành hình cong như trăng lưỡi liềm nên Việt Nam gọi là nhóm Lưỡi Liềm và người phương Tây thường gọi là "Croissant"
Trong quần đảo Hoàng Sa có một đảo tên là Hoàng Sa, nhưng đảo Hoàng Sa không phải là đảo lớn nhất quần đảo mà là đảo Linh Côn và Phú Lâm Mỗi đảo có diện tích 1,6km2 Cách quần đảo Hoàng Sa về phía đông Nam 300 hải lý (450km) là quần đảo Trường Sa Quần đảo này có tên quốc tế Spratly do người Anh đặt năm 1867 (hình 3) Khi tàu của người thuyền trưởng Anh Spratly đến vùng quần đảo Trường Sa, ông tưởng đã phát kiến ra một vùng quần đảo mới Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng vĩ độ 6050'
đến 120 vĩ Bắc và kinh độ 111030' đến 117020' đông, gồm khoảng 100 hòn
đảo, đá, cồn, san hô và trải dài trên một diện tích rộng khoảng 160 đến 180 ngàn km2 biển Hòn đảo Trường Sa gần đất liền nhất, cách Cam Ranh 450km (250 hai lý) Tổng cộng phần đảo trên mặt nước của quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa đều xấp xỉ khoảng 10km2, nhưng diện tích biển của quần đảo Trường Sa lớn gấp 10 lần so với vùng biển quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa rất giàu có về mặt tài nguyên và đặc biệt chúng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với khu vực này Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam Việc xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí chiến lược của chúng đối với nước
ta mà chình là xuất phát từ những chứng cớ lịch sử và những cơ sở pháp lý vững chắc dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản của luật pháp và tập quán quốc tế
Việt Nam hiện đang có mặt bảo vệ 21 đảo và bãi ngầm trên quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, hòn Sập (Phan Vinh), An Bang, đá Lát, đá
Đông, đá Tây, đá Giữa, bãi Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên nữ, bãi Thuyền Chài,
đá Cô Lin, đá Len Đao, đá Lớn, đá Núi Thị
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh ở Việt Nam và khó khăn trong lúc phải xây dựng lại đất nước, nhiều nước đã nhảy vào chiếm đóng một số đảo và bãi
Trang 19ngầm trong quần đảo Trường Sa tạo nên tình thế tranh chấp chủ quyền với Việt Nam Hiện nay Philippin chiếm 8 đảo, Malaysia chiếm 3 đảo phía nam quần đảo Trường Sa, Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo và từ tháng 2 năm 1988 tới nay, Trung Quốc đã chiếm 8 bãi ngầm trong quần đảo Trường
Sa và chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của nước ta
Quan điểm và lập trường của Chính phủ ta từ trước tới nay đối với hai quần đảo này đã rõ ràng và nhiều lần được công bố trong các văn kiện chính thức của Nhà nước với tinh thần như sau :
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay Việt Nam đã chiếm hữu thực sự hai quần đảo ngay từ khi
nó chưa thuộc chủ quyền thực sự của bất kỳ quốc gia nào Những bằng chứng lịch sử, những căn cứ pháp lý mà phía Việt Nam đã đưa ra và sẵn sàng tiếp tục đưa ra để chứng minh sự thực đó
Nhiều thế kỷ trước đây, những hành động thực hiện chủ quyền của các Nhà nước Việt Nam đối với những quần đảo trên chưa hề vấp phải bất cứ một phản ứng nào của bất cứ một nước nào trong khu vực hoặc ngoài khu vực
Chính sách của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề hai quần đảo là :
" kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời tôn trọng nguyên tắc không dùng vũ lực đe doạ hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trước sau như một chủ trương giải quyết bằng thương lượng hoà bình mọi tranh chấp"
1.2 Lịch sử điều tra nghiên cứu Biển Đông Việt Nam
Sự nghiệp điều tra nghiên cứu Biển Đông Việt Nam thực sự được tiến hành một cách hệ thống từ 1930, ngày thành lập viện Hải Dương học Đông Dương, sau đó là Hải học viện Nha Trang, ngày nay là Viện Hải Dương học Nha Trang và từ 1960 khi một loạt các cơ quan nghiên cứu biển miền Bắc ra
đời như : Trạm nghiên cứu biển Hải Phòng (ngày nay là phân viện Hải dương học Hải Phòng), Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản Hải Phòng (nay là Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng), phòng hải văn, nha khí tượng Hà Nội (nay là Trung tâm KTTV biển) v.v
Từ khi thành lập đến 1930 dưới sự chỉ đạo của nhiều nhà khoa học có
Trang 20tên tuổi như A Kremp, P.Chevey, E.Saurin, R Serene Viện hải dương học
Đông Dương đã thực hiện một khối lớn công tác điều tra, nghiên cứu Biển
Đông về nhiều mặt Từ 1939 sau khi đại chiến thế giới II bùng nổ và cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của Việt Nam kéo dài cho đến năm 1954 công tác điều tra nghiên cứu Biển Đông mới được phục hồi Từ 1960 đến nay có hai giai đoạn hoạt động điều tra nghiên cứu như sau :
1.2.1 Hoạt động điều tra nghiên cứu biển ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian 1954 - 1975
Từ năm 1954, trước những yêu cầu mới về xây dựng và bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng và Chính phủ ta có chủ trương khai thác, sử dụng biển phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng Để thực hiện chủ trương này, Nhà nước đã thành lập một số cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên trách hoặc bán chuyên trách vể biển như : Trạm Nghiên cứu Biển Hải Phòng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước được thành lập năm
1961, đến năm 1967 phát triển thành Viện Nghiên cứu Biển Hải Phòng Trạm Nghiên cứu Cá Biển thuộc Tổng cục Thuỷ sản đựoc thành lập năm 1961, đến năm 1967 phát triển thành Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng Đài Khí Tượng Trung ương thuộc Nha Khí Tương thành lập năm 1955, đa số với một
số trạm quan trắc khí tượng hải văn tại một số khu vực ven biển từ Móng Cái tới Cửa Tùng Đội Khảo sát Thiết kế Giao thông cũng được thành lập năm
1960 Nhà nướccũng có chủ trương đào tạo chuyên gia về biển từ các nước Liên Xô , Trung Quốc từ 1957 và từ 1966 trường Đại học Tổng hợp Hà Nội bắt đầu đào tạo các chuyên gia khoa học biển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế của đất nước Quan hệ hợp tác quốc tế phát triển giữa nước ta với các nước XHCN thời đó, trước hết là với Liên Xô, Trung Quốc, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra nghiên cứu biển Việt Nam Hàng loạt các chương trình hợp tác điều tra vùng biển vịnh Bắc Bộ được thực hiện, có thể hệ thống lại như sau:
Chương trình Điều tra Cơ bản Tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1959 - 1962)
Chương trình Điều tra Cơ bản Tổng hợp vịnh Bắc Bộ là một kế hoạch lớn của Nhà nước, do UBKH Nhà nước chủ trì thực hiện với sự phối hợp lực lượng của ngành Thuỷ sản, Khí tượng, Hải quân, Giao thông và hợp tác với UBKH Trung Quốc điều tra vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải hai nước, rộng 128.300 km2 Kế hoạch điều tra trên biển gồm hai đợt:
Trang 21 Từ tháng 9/1959 đến tháng 12/1960 dùng 6 tầu điều tra (Hải Điều : 01, 02, 03; Nam Ngư : 228, 402 và Hồng Kông 1) thay thế nhau hàng tháng đo đạc các số liệu và thu thập mẫu vật trên 88 trạm ở 16 mặt cắt của vịnh Bắc Bộ
Từ tháng 12/1961 đến 11/1962 dùng 2 tầu (Hải Điều 01, Việt Xô 33) thay nhau điều tra trên 41 trạm ở 9 mặt cắt với nhiệm vụ điều tra bổ sung
Nội dung điều tra cơ bản tổng hợp bao gồm các yếu tố vật lý, khí tượng
và thuỷ hoá, địa chất, địa hình, sinh vật nổi, sinh vậy đáy và trứng cá bột với nguồn số liệu điều tra và mẫu vật thu được khá phong phú đó, đã phân tích nghiên cứu rút ra những kết luận cơ bản về cấu trúc không gian ba chiều và những dao động theo chu kỳ mùa, ngày trong năm của nhiều hiện tượng về khí tượng, thuỷ văn, động lực nước biển, hoá học, địa chất biển, địa hình, sinh vật nổi, sinh vật đáy và trứng cá bột, biên soạn tổng hợp thành 60 báo cáo chuyền
đề khoa học, một bộ Atlas vịnh Bắc Bộ tỉ lệ 1 : 2.000.000 và một bộ sưu tập chuẩn sinh vật vịnh Bắc Bộ
Chương trình Điều tra Nguồn lợi Cá đáy vịnh Bắc Bộ (1959-1962)
Đồng thời với Chương trình Điều tra Cơ bản Tổng hợp vịnh Bắc Bộ, trong những năm 1959 - 1962 UBKH Nhà nước cũng thực hiện một chương trình điều tra nguồn lợi cá đáy vịnh Bắc Bộ với sự phối hợp lực lượng của các cơ quan thuộc Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam và UBKH Trung Quốc, nhằm mục đích xác định các bãi cá đáy, đánh giá nguồn lợi cá đáy và gần đáy, nghiên cứu sinh học một số loài cá sản lượng cao, phục vụ cho kinh tế nghề cá
ở vịnh Bắc Bộ
Kế hoạch điều tra trên Biển gồm hai đợt:
Từ tháng 9/1959 đến tháng 12/1960, các tầu đánh cá thí nghiện Tuệ Ngư
219, Tuệ Ngư 306 và Tuệ Ngư 220 hàng tháng luân phiên kéo lưới trên 98 trạm phân bố trên toàn vịnh, cự ly từ 15 - 30 hải lý
Từ tháng 12/1961 đến tháng 11/1962, hai tàu đánh cá thí nghiệm Tiền Phong và Việt Trung 102 đã thay nhau hàng tháng kéo lưới tại 41 trạm phân bố trên toàn vịnh
Trong hai đợt điều tra biển đã kéo 1.355 mẻ lưới thí nghiệm, phân tích
112 tấn cá, thu thập số liệu sinh học 696.000 con cá thuộc 9 loài có sản lượng cao Trong khi kéo lưới thí nghiệm còn đồng thời đo đạc các số liệu ngoại
Trang 22cảnh và mẫu vật môi trường
Kết quả nghiên cứu phân tích chỉnh lý các số liệu và mẫu vật cho biết : vịnh Bắc Bộ có khoảng trên 960 loài cá thuộc 457 giống, 28 bộ, trong đó có
30 loài sản lượng cao, khả năng khai thác hàng năm từ 30 - 40 vạn tấn Tất cả các kết quả nghiên cứu đã được tổng hợp thành báo cáo ngư trường và tập bản
đồ đánh cá lưới giã vịnh Bắc Bộ và 9 báo cáo sinh học các loài cá có sản lượng
đánh bắt cao
Điều tra cá tầng đáy và thăm dò cá tầng trên ở vịnh Bắc Bộ
Theo thoả thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô trong 2 năm
1960 - 1961, Viện Hải dương học và Nghề cá Thái Bình Dương (TINRO) đã hợp tác với Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam thực hiện 5 chuyến điều tra trong năm 1960 và 4 chuyến trong năm 1961 ở 105 trạm trong vịnh Bắc Bộ và một
số chuyến ở 51 trạm phía tây Biển Đông (hình 4) Trên cơ sở các kết quả thu
được đã rút ra được những kết luận đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển ở vịnh Bắc Bộ, nhận định về sự biến động theo mùa của các yếu tố thuỷ học cùng các hiện tượng thuỷ sinh vật ảnh hưởng đến biến động trữ lượng và tập tính cá vịnh Bắc Bộ
Các hoạt động điều tra cơ bản vùng biển ven bờ miền Bắc Việt Nam
* Điều tra địa chất địa hình vùng ven bờ khu vực Đầm Hà - Móng Cái (1967-1969)
Viện Nghiên cứu Biển đã tổ chức điều tra vùng biển ven bờ biển từ
Đầm Hà đến Móng Cái rộng 1.600 km2 trên 15 mặt cắt với 63 trạm Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số đặc điểm địa chất, địa hình đáy và bờ biển, các bậc thềm biển, sự phân bố các loại trầm tích tầng mặt, khoáng vật và một số yếu tố khí tượng thuỷ văn ven biển
* Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng
(1971-1972)
Từ tháng 2/1971 đến tháng 3/1972 Viện Nghiên cứu Biển đã sử dụng 2 tầu vỏ gỗ 60 mã lực NCB-01 và NCB-02 thực hiện 13 chuyến điều tra tổng hợp vùng biển ở độ sâu 5 m đến 30m, từ Mũi Ngọc đến Cát Bà rộng 5.800
km2, bao gồm các vịnh Bái Tử Long, Hạ Long cho tới đảo Cát Bà Nội dung
điều tra tổng hợp gồm : một số vấn đề về khí tượng thuỷ văn, động lực, thuỷ hoá, địa chất, địa hình, sinh vật đáy, sinh vật nổi, trứng cá, cá bột ở 41 trạm
Trang 23(trong đó có trạm do liên tục trong 24 giờ trong 4 tháng liền đại diện của 4 mùa) Kết quả nghiên cứu đã cho biết về sự phân bố không gian, sự biến động theo mùa của những yếu tố vật lý thuỷ văn, hoá học địa chất, địa hình, thành phần giống, loài, sinh vật lượng và một số tập tính sinh thái tự nhiên của sinh vật đáy, sinh vật phù du, trứng cá và cá bột
Hình 4 Các trạm khảo sất hải dương học và đánh cá của
Đoàn Nghiên cứu Việt-Xô tại vịnh Bắc Bộ (1960-1961)
1 Trạm nghiên cứu hải dương học 2 Vùng triều được nghiên cứu
Hải Nam Hải Phòng
Hải Khẩu
Trang 24* Điều tra nguồn lợi cá và sinh vật ven bờ biển miền Bắc Việt Nam
Từ 1965 - 1975, Viện Nghiên cứu Biển đã thực hiện nhiều đợt điều tra nguồn lợi cá và sinh vật ven bờ biển., điều tra khu hệ cá Quảng Ninh (1967 - 1968) Nam Hà (1967-1971), Hải Phòng - Thái Bình (1971-1973), Thanh Hoá
- Quảng Bình (1973-1975), điều tra nguồn lợi động vật vùng triều Quảng Ninh (1967-1968), Nam Hà (1970 - 1971), điều tra nguồn lợi động vật vùng triều Hải Phòng (1973-1976), điều tra ba cửa sông ờ Nam Hà (1970-1971) Từ 1964-1976, Viện Nghiên cứu Biển tổ chức điều tra nguồn lợi rong biển ven
bờ từ Quảng Ninh tới Nghệ Tĩnh
Trạm Nghiên cứu Cá biển và Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Hải sản cũng tổ chức nhiều đợt điều tra khác : Điều tra nguồn lợi cá phía tây vịnh Bắc
Bộ (1964-1965), điều tra di giống trai ngọc Quảng Ninh - Hải Phòng 1971), điều tra nguồn lợi tôm và bãi tôm (1971-1973), điều tra bãi cá và kiểm tra công tác dự báo cá (1973-1975)
Điều tra vùng biển ven bờ phục vụ chuyên môn
Điều tra chuyên ngành nhằm phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng cầu cảng, chỉnh trị luồng lạch , cải tạo bến bãi, chống sa bồi của Công ty Khảo sát Thiết kế Đường bộ Giao thông (1959-1975), đo sâu lập hải đồ, đo mực nước dự báo thuỷ triều của Phòng Bảo đảm Hàng hải
Bộ Tư lệnh Hải quân (1959-1975), điều tra sự biến động theo mùa của nồng
độ muối (S%o) và những ảnh hưởng của thời tiết đến sản lượng muối ở Văn
Trang 25chuyên khảo sát nhỏ như : điều tra đảo Phú Quý, điều tra trữ lượng phân chim trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa (1973), tham gia khảo sát địa chất vùng Cam Ranh, Côn đảo (1965-1966), nghiên cứu âm học, đo đạc địa hình, quan trắc thuỷ triều và tính hằng số điều hoà, dự báo mực nước biển ở một số nơi Trong thời gian này, Hải học Viện Nha Trang là thành viên của tổ chức IOC, tham gia một số chương trình nghiên cứu biển và hải dương học khu vực như NAGA (1959-1961), CSK (1965-1977)
Hoạt động điều tra nghiên cứu biển quan trọng ở vùng biển phía nam Biển Đông do Viện Hải dương Scripps California Mỹ hợp tác với chính quyền miền Nam tổ chức thực hiện với sự tham gia của Sở Nghề cá và Hải quân Thái Lan, nhằm tìm hiểu những vấn đề cơ bản về điều kiện tự nhiên (hoàn lưu nước, thuỷ hoá, địa hình đáy biển, năng suất sinh học), đánh giá nguồn lợi sinh vật ở vùng biển phía đông nam Việt Nam và vịnh Thái Lan Tàu điều tra chủ yếu là tàu "Stranger" của Mỹ và một số xuồng máy của Hải quân và Hải học viện Nha Trang Chương trình điều tra được tiến hành từ tháng 6/1959 tới tháng 6/1961, thực hiện 5 chuyến khảo sát ở vùng biển phía nam Việt Nam, 6 chuyến ở vịnh Thái Lan, bao gồm các chuyến khảo sát cơ bản, mô tả khái quát trong năm đầu và các chuyến bổ sung trong năm sau Các tuyến điều tra gồm mặt cắt ở vịnh Thái Lan và 6 mặt cắt ở vùng Biển Đông nam Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cà Mau Các trạm khảo sát cách xa nhau 30-40 hải lý, tới độ sâu 1.000m, một số trạm tới 4.000m Ngoài các trạm điều tra mặt rộng còn có các trạm khảo sát thuỷ văn liên tục ngày đêm, các trạm đặc biệt khảo sát địa hình
và chụp ảnh các hiện tượng đặc biệt ở đáy biển (hình 5)
Kết quả chương trình NAGA đã được công bố từ 1960-1973 trong 17 báo cáo khoa học về các vấn đề vật lý thuỷ văn (Wyrtki 1961 ; Robinson, 1974), cấu trúc rìa lục địa (Parke, Emery, Szymankiawics, Reynolds, 1971), sinh vật (Alvarino, 1967; Brinton, 1961 :Imbach, 1967; Shino, 1963; Stephenson, 1967, và các tác giả khác ) Đây là những tư liệu rất có giá trị, với những số liệu và các luận điểm rất cơ bản về các yếu tố điều kiện tự nhiên,
đặc biệt là về vật lý thuỷ văn của vùng biển phía nam Việt Nam và Biển Đông
b Chương trình khảo sát nghề cá viễn duyên Nam Việt Nam (1968-1971)
Chương trình này được thực hiện trong thời gian 1968-1971 với sự tài trợ của tổ chức FAO, Hoa Kỳ và Hà Lan Mục tiêu của chương trình là tìm thêm ngư trường và đối tượng khai thác nằm ngoài khơi Biển Đông, phục vụ cho nhiệm vụ đánh bắt hải sản vùng biển xa bờ Phạm vi điều tra gồm toàn
Trang 26thềm lục địa Nam Việt Nam tới độ sâu 200m, cách xa bờ 20 hải lý, từ vĩ độ
200N tới vùng biển Malaysia, Indonesia, vịnh Thái Lan với diện tích điều tra khoảng 960.000 km2, sử dụng hai tàu điều tra Kyoshi Maru 52 và tàu Hữu Nghị Từ năm 1969 tới 1971, tàu Kyoshin Maru đã thực hiện 33 chuyến khảo sát kéo lưới đáy thí nghiệm trên 406 ô, mỗi ô kéo lưới 8 lần trong năm Tàu Hữu Nghị đã tiến hành 12 chuyến khảo sát trữ lượng tôm bằng lưới giã trên 45
ô ở ven bờ và 92 ô ở ngoài 20 hải lý từ vĩ độ 8"N tới 110N Từ tháng 1.1971, tàu Hữu Nghị lại thực hiện 20 chuyến khảo sát nguồn lợi cá nổi trên vùng biển
từ vĩ độ 70N đến 160N, cách xa bờ trên 20 hải lý và sâu trên 50m
Các kết quả của Chương trình này đã cho được những kết luận khái quát
về các yếu tố môi trường, bãi cá, bãi tôm, đánh giá trữ lượng tôm, cá, mùa vụ
đánh bắt và các vấn đề kỹ thuật đánh bắt (thuyền, lưới), chế biến, bảo vệ nguồn lợi, thị trường tiêu thụ
Trang 27Hình 5 Lộ trình chuyến khảo sát tháng 11-12/1959 trong vùng biển Nam Việt Nam của Chương trình NAGA (1959-1960)
Hoạt động điều tra vùng biển Việt Nam của Hải quân Hoa kỳ
Từ 1965 đến 1966, cơ quan Hải dương học Hải quân Hoa Kỳ đã sử dụng các tàu điều tra Rchoboth, Serano, Cable Enterprise tổ chức các chuyến
điều tra trên toàn Biển Đông, nhằm đo sâu lập hải đồ, xác định cấu trúc nằm ngang và thẳng đứng của trường tốc độ âm để phục vụ việc sử dụng máy SONAR-3, thu thập các số liệu về biển ven bờ, cung cấp số liệu để đánh giá các thông số âm học, chuẩn bị cho các kế hoạch điều tra sau này
Các nội dung trên được thực hiện tại 31 trạm lấy mẫu nước ở các tầng tiêu chuẩn, 10 trạm quan trắc hải dương, 4 trạm âm học đại diện cho khu vực biển khác nhau trong vùng biển từ Nam Đài Loan tới NamVũng Tàu bao gồm cả vùng trung tâm Biển Đông Tiếp theo cuộc điều tra này, còn có một cuộc
điều tra vùng biển ven bờ Nam Việt Nam bằng tàu Serrano nhằm mục đích thu thập số liệu về dòng chảy ven bờ và trầm tích đáy bể xây dựng bản đồ thuỷ văn, các số liệu về điều kiện thuỷ lý hoá học nước ở những khu vực biển trọng yếu như vịnh Cam Ranh (12 trạm), Vịnh Nha Trang (6 trạm), Côn Đảo (20) trạm
1.2.3 Hoạt động thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trước
1975
Hoạt động thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Nam Việt Nam, trước hết
là địa chất - địa vật lý bắt đầu từ năm 1967, với hoạt động khảo sát từ hàng không lập bản đồ tỉ lệ 1 : 250.000 phủ kín khắp phần đất liền với đới ven biển của Hải quân Hoa Kỳ Trên 200 điểm đo trọng lực, tập trung chủ yếu dọc ven biển Nam Việt Nam, 19.510 km tuyến địa chấn và lấy mẫu địa chất ở phần phía Nam Biển Đông đã được thực hiện Năm 1969 Công ty Ray Geophysical Mandrell đã tiến hành đo địa vật lý ở vùng thềm lục địa miền Nam Việt Nam
và phía nam Biển Đông với tổng số 3.482 km tuyến địa chấn và đầu năm 1970 lại tiến hành đo đợt 2 nhiều tuyến địa vật lý dài 8,639 km ở phía nam Biển
Đông và dọc bờ biển Nam Việt Nam kết hợp các phương pháp địa chấn, trọng lực và từ Vào các năm 1973 - 1974, các Công ty dầu khí nước ngoài như Mobil, Pecten, Exxon Union Texas Marathon, Sunning Dale sau khi trúng
Trang 28thầu khoảng 40 lô trên thềm lục địa Nam Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên nhiều lô riêng biệt, với khối lượng hàng chục nghìn km tuyến địa vật lý Trên cơ sở các tài liệu đo được đã tiến hành phân tích liên kết phân chia ranh giới
địa chấn, xây dựng một số bản đồ đẳng thời tỉ lệ 1:100.000 các lô riêng biệt
và tỉ lệ 1: 50.000 cho một số cấu tạo có triển vọng dầu khí như Bạch Hổ, Dừa, Mía
1.2.4 Hoạt động điều tra nghiên cứu biển Việt Nam sau năm 1975
Việc thống nhất đất nước năm 1975 đã tạo ra tình hình mới cho hoạt
động điều tra nghiên cứu biển ở nước ta, với một vùng biển thống nhất rộng gấp 3 lần đất liền, một đường bờ biển dài trên 3.260km Việc lực lượng cán bộ khoa học về biển ở cả hai miền Nam và Bắc được thống nhất lại, các cơ sở nghiên cứu khoa học ở các ngành đã có và mới xây dựng ở hai miền được tổ chức lại, là điều kiện thuận lợi để có thể tổ chức thực hiện các chương trình
điều tra nghiên cứu biển của Nhà nước và các ngành trong phạm vi cả nước
Chương trình điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Thuận Hải - Minh Hải (1977-1980)
Đây là một trong 4 chương trình của Nhà nước đầu tiên về điều tra tổng hợp vùng lãnh thổ trọng điểm trong kế hoạch 5 năm 1976-1980, là Chương trình điều tra nghiên cứu biển ở quy mô trung bình, được tổ chức thực hiện với khả năng phương tiện và lực lượng hiện có của ta lúc đó Mục tiêu của Chương trình là cung cấp các dẫn liệu, số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi biển của vùng biển giảm nguồn lợi hải sản, phục vụ các ngành sản xuất, quốc phòng trên biển, góp phần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước 1976-1980 làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho thời gian sau, đề xuất phương hướng biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi biển và thềm lục địa nước ta Chương trình gồm 16 đề tài điều tra nghiên cứu về vật lý thuỷ văn, địa hình địa mạo, địa chất, nguồn lợi sinh vật và khoáng sản vùng thềm lục địa, ven biển và cửa sông Tham gia thực hiện Chương trình có các cơ quan nghiên cứu khoa học biển thuộc Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Hải sản, Bộ tư lệnh Hải quân, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học, Bộ Y tế, Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước và các địa phương ven biển, do Viện khoa học Việt Nam chủ trì
Trang 29Phạm vi điều tra bao gồm dải đất ven biển rộng 30-40 km tính từ bờ biển, từ Phú Khánh tới Minh Hải, với diện tích khoảng 25.000 km2 Phần khảo sát trên biển nhìn chung kéo dài từ vĩ độ 70 - 120 Bắc, kinh độ 1050 - 1150
Đông Hoạt động khảo sát trên biển do các tàu Biển Đông (Viện Hải sản), NCB-03 (Viện Nghiên cứu Biển) đảm nhiệm Tàu Biển Đông đã thực hiện 12 chuyến khảo sát, đường dò cá tổng cộng dài 34.650 hải lý, khảo sát 333 lần/trạm, tới độ sâu 500m, cách xa bờ 300 km Tàu NCB-03 đã thực hiện 5 chuyến điều tra tổng hợp theo 18 trạm mặt rộng và 1 trạm liên tục tới độ sâu 125m, cách xa bờ 100km Toàn khu vực biển điều tra có diện tích khoảng 10.000 km2
Chương trình được thực hiện trong 3 năm (1977-1980) đã thu một khối lượng tư liệu giá trị về điều kiện tự nhiên, sinh vật, khoáng sản của vùng biển phía Nam còn ít biết, phát hiện nhiều vấn đề quan trọng của vùng biển nhiệt
đới mà trước đây còn chưa rõ, đặc biệt là các vùng nước trồi (upwelling) trên vùng biển lục địa phía nam các hệ sinh thái vùng biển cửa sông với hệ thực vật sú vẹt phát triển, đặc tính phân bố di động của cá nổi, sinh vật nổi vùng nhiệt đới và các vấn đề khác Một ý nghĩa quan trọng khác của Chương trình
là ở chỗ đây là lần đầu tiên ta tổ chức thực hiện một chương trình điều tra biển liên ngành, với phương tiện kỹ thuật của ta hiện có, không có sự hỗ trợ, tham gia của nước ngoài, qua đó có được kinh nghiệm tốt cho các hoạt động
điều tra nghiên cứu biển lớn sau này
Chương trình điều tra tổng hợp biển và thềm lục địa Việt Nam (1981-1985) (Chương trình 48-06)
Với kinh nghiệm tổ chức thực hiện và lực lượng tập hợp được trong chương trình Thuận Hải - Minh Hải Chương trình Điều tra Nghiên cứu Biển 48-06 giai đoạn 1981-1985 đã mở rộng ra trên phạm vi toàn vùng biển Đây
là lầm đầu tiên ta có một chương trình điều tra cơ bản về biển ở cấp Nhà nước tương đối toàn diện, đồng bộ, lớn về quy mô, địa bàn hoạt động cũng như nội dung khảo sát
Chương trình gồm 13 đề tài, tập trung các vấn đề cơ bản của vùng biển Việt Nam, trong đó chú ý đến các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu, dải ven biển, các quá trình sinh học và động lực như năng suất sinh học sơ cấp, nước dâng trong bão Chương trình do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì với sự tham gia thực hiện của các cơ quan đã tham gia Chương trình Thuận Hải -
Trang 30Minh Hải Các hoạt động hợp tác với nước ngoài (Liên Xô) của các ngành như Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đã hỗ trợ cho chương trình khảo sát vùng biển khơi, vùng sâu mà ta chưa có khả năng tiến hành do yêu cầu chi phí về phương tiện quá lớn
Sau 4 năm hoạt động Chương trình đã thu được những kết quả đáng kể
Từ chỗ chỉ có những tư liệu về từng khu vực biển, lần đầu tiên đã xây dựng
được phác hoạ bức tranh tổng thể về điều kiện tự nhiên trên phạm vi toàn vùng biển và thềm lục địa Việt Nam trong khung cảnh Biển Đông, về khí tượng thuỷ văn, động lực, địa hình, địa mạo, phân bố trầm tích, cấu trúc địa chất, phân bố sinh vật, đánh giá một số nguồn lợi sinh vật và khoáng sản ven bờ, triển vọng dầu khí ở mức độ dự đoán, đặc trưng các hệ sinh thái biển nhiệt
đới như : rừng sú vẹt, rạn san hô, đầm phá ven biển, vùng triều cửa sông Trên cơ sở các kết quả này, bước đầu đề xuất phương hướng, biện pháp sử dụng hợp
lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên, các hệ sinh thái biển Với những kết quả nói trên Chương trình 48-06 có thể coi là một bước phát triển của hoạt động
điều tra nghiên cứu biển nước ta, từ mức độ khu vực đã tới mức độ bao quát trên toàn vùng biển, nâng cao hiểu biết về các vấn đề cơ bản của biển nước
ta
Chương trình điều tra nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế xã hội biển phục vụ phát triển kinh tế biển (1986-1990) (Chương trình 48-B)
Chương trình 48-B là chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước thứ ba kể từ năm 1977, được tổ chức thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 trong hoàn cảnh có nhiều đổi mới Ngành kinh tế biển trước hết là hải sản và dầu khí, trong tình hình chung đã có nhiều chuyển biến của đất nước ta, đang đặt ra nhiều vấn đề của thực tiễn sản xuất cần giải quyết Lực lượng khoa học kỹ thuật biển nước ta cũng đã có những bước phát triển về tổ chức cũng như về trình độ, từ chỗ chỉ có một số ít cơ quan nghiên cứu biển chuyên trách trước đây, cho tới nay đã có tới hơn 20 đơn vị (viện, trung tâm, phòng thí nghiệm nghiên cứu) ở các ngành tham gia hoạt động nghiên cứu biển, với số lượng cán bộ trình độ Tiến sĩ, Phó tiến sĩ nhiều hơn Từ chỗ chỉ quen với phương pháp thống kê mô tả, đã tiếp cận được và sử dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại trong nghiên cứu biển như mô phỏng toán học,
kĩ thuật tin học, viễn thám, nâng cao trình độ và chất lượng nghiên cứu Với
Trang 31những đặc điểm mới của tình hình trên đây Chương trình Biển 48-B do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của trên 20 cơ quan thuộc 10 bộ, ngành và 16 địa phương ven biển đã có nhiều đổi mới về quy mô và trình độ nghiên cứu Chương trình gồm 19 đề tài thuộc 7 vấn đề, trong đó có những vấn đề còn chưa đặt ra trong các chương trình trước đây như : ô nhiễm môi trường biển, kĩ thuật công trình biển, kinh tế xã hội biển Phạm vi điều tra khảo sát của Chương trình đã bao quát được từ dải ven biển tới các quần đảo vùng khơi như Trường Sa Bên cạnh nhiệm vụ bổ sung và hoàn thiện điều tra cơ bản vùng biển và thềm lục địa, đã có khả năng đặt ra nhiệm vụ ứng dụng phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế giao thông hàng hải, thăm dò khai thác dầu khí, hải sản
Kết quả thực hiện Chương trình 48-B có ý nghĩa quan trọng đối với công tác điều tra nghiên cứu biển nước ta Thừa kế các kết quả điều tra khảo sát đã có từ trước tới nay, được bổ sung, hoàn thiện, tổng hợp lại trong Chương trình lần này, nên đã có được một tài liệu tương đối hoàn chỉnh, đủ tin cậy về những nét đặc trưng cơ bản của điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu của nước ta, hoàn thành một bước quan trọng nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn điều tra khái quát, làm cơ sở cho việc định hướng các nhiệm vụ khảo sát khu vực cũng như nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu các ngành, các địa phương trong giai đoạn tới Các kết quả nghiên cứu ứng dụng phục vụ thực tiễn sản xuất của Chương trình tuy chưa lớn, song cũng đóng góp thiết thực cho hoạt động của các ngành kinh tế, quốc phòng trên biển
Chương trình điều tra nghiên cứu biển Việt Nam, mã số KT-03 giai
đoạn 1991-1995 Chương trình KT-03 có 22 đề tài, đề cập một cách toàn diện
các lĩnh vực khoa học hải dương, nhưng đều tập trung vào các vấn đề điều tra nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên Biển Đông như sau :
* Điều tra cập nhật các số liệu điều tra cơ bản các vùng biền còn ít
được quan tâm như vùng biển ven bờ Cà Mau, Kiên Giang, vùng biền miền Trung Việt Nam theo hai hình thức, một là tự tổ chức điều tra vùng nước nông (<50m), hai là hợp tác với Viện Hải Dương học Viễn Đông Nga điều tra vùng nước xa bờ miền Trung (50-500m) bằng NC Bogorop (1.200 CV) Điều tra đánh giá đặc sản ven bờ biển Việt Nam và xây dựng các bản đồ địa chất
Trang 32biển tỷ lệ 1 : 1.000.000đ
* Tập trung nghiên cứu, tính toán bằng các phương pháp mô hình toán hiện đại động lực thuỷ triều Biển Đông, các qúa trình xói lở bờ biển, bờ đảo, cửa sông
* Nghiên cứu xây dựng các qui trình công nghệ dự báo sóng biển, nước dâng trong bão, dự báo biến động sản lượng khai thác và phân bố nguồn lợi cá khai thác nguồn lợi cá biển, dự báo lan truyền ô nhiễm do sự cố tràn dầu
* Xây dựng những cơ sở khoa học về xây dựng công trình trên đảo, về ranh giới thềm lục địa, và thiết kế, sản xuất các thiết bị đo hải dương
Chương trình KT-03 đã đánh dấu một bước tiến bộ về công nghệ điều tra nghiên cứu biển Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã đặt nền tảng cho các bước nghiên cứu ứng dụng tiếp theo
Bên cạnh các chương trình điều tra tổng hợp biển của Nhà nước nói trên, còn có các hoạt động nghiên cứu từng vấn đề về biển trong các chương trình cấp Nhà nước khác do các bộ chuyên ngành quản lý như: Tìm hiểu thăm
dò, đánh giá tiềm năng nguồn lợi dầu khí (Chương trình 22-01); Nguồn lợi hải sản (Chương trình 08-02, 08-A): Môi trường sinh thái ven biển (Chương trình 52.02, 52-D); Xây dựng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi ven biển (Chương trình 06-8); Hiện tượng sa bồi, luồng lạch ở các cảng (Chương trình 36-A) và các chương trình khác
Công tác điều tra nghiên cứu biển trong giai đoạn này, ngoài các chương trình cấp Nhà nước, còn có các hoạt động của các ngành và các địa phương Đây là các hoạt động nghiên cứu mang tính ứng dụng rõ rệt, được
đẩy mạnh trong thời gian từ 1985 trở lại đây, như khảo sát hiện tượng xói lở
và bồi lắng vùng cửa sông và bờ biển Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam Ninh, huyện Duyên Hải, các cảng miền Trung, điều tra khảo sát thuỷ văn phục vụ công trình dầu khí phát triển kinh tế các huyện ven biển, nghiên cứu kỹ thuật biển phục vụ xây dựng công trình dàn khoan biển, công trình trên nền san hô trên thềm lục địa
Cần phải kể đến cả những hoạt động hợp tác điều tra nghiên cứu biển nước ta với nước ngoài trong thời gian này Chương trình hợp tác nghiên cứu sinh thái, các yếu tố hải dương giữa Viện Khoa học Việt Nam và Viện HLKH Liên Xô đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát bằng các tàu công suất lớn, ra tới tận khu vực Trường Sa thu được số liệu trên 10.000 điểm đo thuỷ văn, tư liệu
Trang 33điều tra các đảo ven bờ và vùng khơi ( Trường Sa và Hoàng Sa) Chương trình hợp tác khảo sát tuyến 1C trong Chương trình SEATAR của CCOP-IOC Chương trình hợp tác điều tra đánh giá nguồn lợi cá biển giữa Bộ Thuỷ sản và
Bộ Nghề cá Liên Xô từ 1979-1987 đã thực hiện 32 chuyến khảo sát theo ô vuông trên toàn vùng biển với hàng chục tàu lớn nhỏ Chương trình hợp tác giữa Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn với Uỷ ban Khí tượng Thuỷ văn Nhà nước Liên Xô đã khảo sát có hệ thống theo các trạm trên toàn vùng thềm lục địa từ
vĩ độ 7" đến 22" Bắc, kinh độ 103" đông với trên 200 trạm và 3 polygon Công tác thăm dò dầu khí trên thềm lục địa trong thời gian này cũng được đẩy mạnh hơn với chính sách mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Các bể trầm tích sông Hồng, Malaysia - Thổ Chu, Cửu Long, Nam Côn Sơn được khảo sát chi tiết hơn, đã phát hiện trên 100 cấu tạo và đã khoan tìm kiếm một số cấu tạo, đã tìm thấy dầu chứa trong tầng móng ở mỏ Bạch Hổ, hiện đang khai thác
Các hoạt động hợp tác điều tra khảo sát biển trên đây góp phần quan trọng vào công tác điều tra cơ bản biển và thềm lục địa nước ta, nhất là trong
điều kiện khả năng phương tiện kĩ thuật khảo sát lớn của ta còn hạn chế
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu biển Việt Nam có thể thấy rằng, trong khi vùng cực đông và nam Biển Đông đã được điều tra khảo sát từ thế kỷ trước, thì vùng biển Việt Nam chỉ mới được nghiên cứu từ đầu thế kỷ này Những công trình nghiên cứu thực sự đóng góp vào sự hiểu biết về biển Việt Nam chỉ có
từ khi thành lập viện Hải dương học Nha Trang (1930) với lực lượng chuyên viên, phương tiện kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu cần thiết
Kết quả 70 năm điều tra nghiên cứu đã cho ta hiểu biết được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lợi thiên nhiên vùng biển nước
ta Đây là cơ sở trong việc định hướng nghiên cứu ứng dung cũng như nghiên cứu chuyên đề, đi vào giải quyết các vấn đề quan hệ, cơ chế của các quá trình biển trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, có ý nghĩa to lớn về khoa học cũng như về ứng dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế biển nước ta Lực lượng cán
bộ khoa học về biển nước ta, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức các cơ quan nghiên cứu cũng có bước phát triển to lớn Từ chỗ phải dựa vào lực lượng khoa học nước ngoài, hiện nay ta đã có thể tự đảm nhiệm được việc tổ chức thực hiện những chương trình nghiên cứu lớn về biển Từ chỗ chỉ có duy nhất (Viện Hải dương học Nha Trang), đến nay trong cả nước đã có tới hàng chục
đơn vị nghiên cứu khoa học về biển ở các ngành Trình độ cán bộ nghiên
Trang 34cứu từ chỗ chỉ ở mức điều tra mô tả, thống kê hiện tượng, đã có thể tiếp cận
được với các phương pháp kĩ thuật hiện đại trong nghiên cứu biển, từng bước trưởng thành, tiến kịp trình độ tiên tiến thế giới Quan hệ quốc tế về khoa học biển cũng ngày càng được mở rộng
Trang 35Chương 2
Đặc điểm điều kiện tự nhiên Biển đông
2.1 ĐặC ĐIểM địA CHấT ĐịA MạO
Biển Đông nằm ở một vị trí đặc biệt trên bình đồ kiến trúc hiện đại của hành tinh - đới chyển tiếp giữa các miền kiến trúc kiểu địa máng uốn nếp có tuổi tạo lập khác nhau thuộc phần đông nam đại lục á - Âu và các miền động hiện đại của các đai động hành tinh Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải - Hymalaya Vì vậy, đã từ nhiều thập kỷ nay, vùng biển kỳ thú này luôn hấp dẫn sự quan tâm của nhiều nhà khoa học địa chất Những hiểu biết cơ bản hiện nay về cấu trúc thạch quyển và tiềm năng khoáng sản của lưu vực Biển
Đông dựa vào các kết quả điều tra của các nước trong khu vực là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Brunây, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và phần rất quan trọng là các kết quả nghiên cứu nhiều năm của CCop, ESCAP và một số
tổ chức quốc tế khác ở phần này chúng tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản về các thành tạo địa chất, đặc điểm kiến tạo, đặc điểm cấu trúc hình thái
và các hoạt động động đất của Biển Đông
2.1.1 Các thành tạo địa chất
Cấu trúc địa chất của biển Việt Nam được đặc trưng bởi các thành tạo
địa chất đa nguồn, được sinh thành trong suốt lịch sử phát triển lâu dài khoảng
3 tỉ năm từ Tiền Cambri sớm đến nay Các nhóm thành tạo tuổi trước Kainozoi bao gồm các hệ tầng trầm tích phun trào, biến chất và các phức hệ macma xâm nhập phân bố chủ yếu trên đới duyên hải, các đảo và quần đảo của thềm lục địa Việt Nam Còn các thành tạo tuổi Kainozoi phủ trên toàn bộ phần còn lại của đới duyên hải, thềm lục địa, vùng đáy biển và các quần đảo biển khơi
Các đá trước Kainozoi
Các thành tạo này lộ chủ yếu trên hệ thống đảo ven bờ Tuy nhiên một
số đảo ven bờ còn được cấu tạo bởi đá trầm tích và đá phun trào bazan tuổi Neogen và Đệ tứ Chúng ta sẽ xem xét đặc điểm các thành tạo trước Kainozoi cho các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, vùng biển miền Trung và
Đông Nam Bộ
Trong vịnh Bắc Bộ các đá thuộc hệ tầng Tấn Mài (0 - S) phân bố từ
Trang 36phía nam đứt gãy lớn Tiên Yên - Móng Cái đến quần đảo Cô Tô, trên các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, Tràng Tây, Thanh Lân, Cô Tô, phần dưới là cát kết tufogen, đá phiến sét - silic, cát kết và phần trên là đá phiến thạch anh xerixít, cát bột kết
Điệp Đồ Sơn (D1) phân bố trên vòng cung các đảo từ Hạ Mai, Nất Đất, Phượng Hoàng, Thượng Mai đến Cảnh Cước, Cao Lô, Sậu Nam, Thoi Xanh, Vĩnh Thực, gồm các trầm tích lục nguyên hạt thô : cuội sạn kết, cát bột kết, cát kết dạng quaczit và phiến sét màu tín đỏ
Các trầm tích Devon thuộc điệp Dưỡng Động (D1,2) gồm các bột kết, thấu kính đá vôi - sét và đá vôi gặp trên các đảo Cao Lô, Cái Lim, Trà Bản, Vạn Cảnh, Ngọc Vừng Hệ tầng Lỗ Sơn (D2) phân bố trên các đảo Cái Bầu, Cái Lim, Soi Đán, Trà Bản với thành phần chủ yếu là đá vôi màu xám đen, đá vôi Đolomit, đá vôi silic, trên cùng là đá phiến silic
Các trầm tích Paleozoi thượng (C - P) phân bố rộng rãi Hệ tầng Cát Bà (C1) chiếm diện tích chủ yếu của đảo Cát Bà, đa số các đảo đá trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và quần đảo Long Châu gồm đá vôi màu đen, đá vôi silic,
đá vôi sét, cát bột kết Hệ tầng Quang Hanh (C-P) phân bố ở trung tâm đảo Cát Bà và trên một số đảo nhỏ (đảo Hang Trại, Đầu Bê, Cống Đỏ ) gồm đá vôi xám trắng, đá vôi đolomit, đá vôi silic và đá vôi trứng cá
Các thành tạo Mesozoi là các đá trầm tích tuổi T3 và J1-2 có chứa than
Điệp Hòn Gai (T3 n-r hg) phân bố ở phần đông nam đảo Cái Bầu và trên các
đảo Vạn Vược, Vạn Mạc, phần dưới là cuội kết, sạn cát kết, bột sét kết, đá phiến, sét than và than đá ; phần trên có cuội kết, cát kết thạch anh, bột kết và
ít đá phiến sét đen Hệ thống Hà Cối (J1-2) phân bố thành dải hẹp trên các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vận Mặc Vạn Vược, Cái Bầu và một số đảo nhỏ khác Phần dưới của hệ tầng gồm cuội kết, cát bột kết, sét vôi, đá phiến sét than, thấu kính than; phần trên gồm cát bột kết, sét kết và thấu kính đá vôi
Đảo Bạch Long Vĩ được cấu tạo bởi đá sét kết, cát bột kết xen cuội kết tuổi Neogen
Trong vịnh Thái Lan các đảo và quần đảo được cấu tạo bởi các đá có tuổi Cổ sinh Trung sinh và Tân sinh Theo kết quả lập bản đồ địa chất và hiệu
đính tỉ lệ 1 : 200.000 của Liên đoàn Địa chất 6 (1993) có thể tóm tắt các đặc
điểm chính như sau :
Trang 37 Cổ nhất là các đá thuộc hệ tầng Hòn Chông (D2 - C1) phân bố trên các đảo Hòn Heo và Hòn Đội Trưởng (quần đảo Bà Lụa), gồm : cát kết thạch anh xen phiến sét
Tiếp đến là hệ tầng Hòn Ngang (C), phân bố khá rộng rãi trên các đảo thuộc quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, gồm porfia thạch anh xen cát kết,phiến sét, chuyển lên đá fenzit, đá silic sét, đôi nơi có lớp phun trào axít
Hệ tầng Hòn Mấu (C1 - P1) có diện tích bó hẹp ở phía bắc Hòn Mấu gồm aglomerat, phiến silic xen phun trào andezit
Đã được xếp vào hệ tầng Hà Tiên (P) lộ không nhiều ở quần đảo Bà Lụa (Đá Lửa, Lò Cốc ) và phía bắc Hòn Tre Lớn, gồm đá vôi màu xám sáng, xám tối dạng khối hoặc phân lớp dày
Thuộc các thành tạo Meôi có hệ tầng Hòn Nghệ (T2), hệ tầng Phú Quốc (K1) và hệ tầng Nha Trang (K2)
Hệ tầng Hòn Nghệ (T2) lộ ở tây bắc đảo Hòn Nghệ gồm đá vôi xám sáng, chuyển lên đá phiến sét, bột kết, cát kết
Hệ tầng Phú Quốc (K1) phân bố tại đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới, Thổ Chu và một số đảo nhỏ khác, gồm cát kết dạng quaczit, sét bột kết, chuyển lên cát cuội sạn kết và cát kết
Hệ tầng Nha Trang (K2) gồm các đá phun trào axit kiềm lộ ra ở đảo Hòn Nghệ, Hòn Trung, Hòn Trước, Nam Du
Trên các đảo còn gặp các đá Macma xâm nhập tuổi khác nhau ở Hòn Tre, Đá Bạc phân bố các đá granodiorit, monzodiorrit, thuộc phức hệ Định Quán, tuổi J3 - K1 Đảo Hòn Rái cấu tạo bởi đá granit hạt lớn, granosienit, thuộc phức hệ Đèo Cả, tuổi K2
Các đảo ven bờ Trung Bộ và Đông Nam Bộ phân bố rải rác, có thành phần khác nhau ở phía bắc, ven bờ Thanh Hoá và Nghệ An các đảo cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích, khi ở phía nam chủ yếu là các đá macma và trầm tích phun trào
Hòn Mê (Thanh Hoá) phía đông bắc là các đá bazan andezit tuổi P2, phía tây nam đảo là các trầm tích cuội kết, cát sạn kết, bột kết màu đỏ, tuổi
T3- Hòn Nghi Sơn cũng cấu tạo bởi các đá màu đỏ tương tự Tại Hòn Ngư và
Trang 38Hòn Mát (ở ven bờ Nghệ An) chủ yếu phân bố các đá cát bột kết tuf phun trào tuổi T2
Các đá macma xâm nhập chiếm lĩnh đa số các đảo ven biển Trung Bộ
và đông Nam Bộ Cù Lao Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng), cù lao Cỏ (Bình
Định), cù lao Xanh (đông Cù Mông), Hòn Lớn (vịnh Văn Phong - Khánh Hoà), Hòn tre (Nha Trang), đảo Bình Ba (Cam Ranh), đảo Cái Hòn (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Hòn Khoai (Minh Hải) Đó là các
đá granit granodiorit, diorit, granosyenit, tuổi từ trước Carbon (cù lao Chàm) (cù lao Cỏ, cù lao Xanh), Jura-Creta (Côn Đảo, Hòn Trứng Lớn ) đến Creta - Paleogen (Hòn Lớn, Hòn Tre, Côn Đảo) Bên cạnh các đá xâm nhập, trên một
số đảo (Hòn Tre, Côn Đảo) còn gặp các đá ryolit, đaxit, tuf và cát cuội kết tuổi Creta
Cũng cần lưu ý là ngoài các đá trước Kainozoi, các đảo ven biển miền Trung còn được đặc trưng bởi các thành tạo trẻ hơn do các hoạt động núi lửa
Đó là các đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và vùng đảo Phú Quý (Bình Thuận), cấu tạo bởi đá bazan và trầm tích biển tuổi N-Q
Các thành tạo Kainozoi
Các thành tạo Kainozoi đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc địa chất vùng biển và các miền kế cận Chúng tạo nên kiến trúc vỏ phủ của thềm lục địa, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trũng nước sâu Biển Đông và các đồng bằng lớn ven biển (sông Hồng, sông Cửu Long .) của Việt Nam Các thành tạo Kainozoi thường nằm phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo có tuổi cổ hơn Cấu trúc mặt cắt của các thành tạo Kainozoi bao gồm các phân vị
địa tầng có tuổi Paleogen (chủ yếu Neogen và Oligoxen), Neogen, Đệ tứ và các thành tạo phun trào bazan Neogen - Đệ tứ
Trên phạm vi vùng biển và đồng bằng ven biển Việt Nam, các thành tạo Paleogen hiện biết được ở một số mặt cắt ở phần sâu của trũng Sông Hồng, trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn gồm các trầm tích kiểu molas lục địa, tích tụ trong các bồn trũng giữa núi Chúng được phân chia thành các hệ tầng Phù Tiên (ở trũng Sông Hồng) và cù lao Dung (ở trũng Cửu Long), có tuổi Oligoxen
Các thành tạo trầm tích Oligoxen được phân chia thành các hệ tầng với các tên gọi địa phương khác nhau là hệ tầng Đình Ca (miền võng Hà Nội), hệ tầng Trà Cú (ở đồng bằng sông Cửu Long), hệ tầng Trà Tân (trũng Cửu Long),
Trang 39và hệ tầng Cau (trũng Nam Côn Sơn).Chúng đặc trưng bởi các trầm tích lục
địa và tam giác châu ven biển hoặc biển nông
Các thành tạo Neogen phân bố rộng rãi trong các bồn trũng Kainozoi Chúng đã được phân chia chi tiết thành các phân vị có tuổi tương ứng là Mioxen sớm, Mioxen giữa, Mioxen muộn và Plioxen với các tên gọi địa phương khác nhau
Trầm tích Mioxen sớm được phân chia thành các hệ tầng như : hệ tầng Phong Châu (miền võng Hà Nội), hệ tầng Bạch Hồ (trũng Cửu Long) và hệ tầng Dừa (trũng Nam Côn Sơn) Mặt cắt chủ yếu bao gồm sét kết và các kết tướng tam giác châu (trầm tích biển châu thổ)
Trầm tích Mioxen giữa được đặc trưng bởi phần dưới là các tập sét và chuyển lên trên là cát kết xen kẽ với sét kết và bột kết thuộc tường biển nông Kết thúc mặt cắt là cãc trầm tích tường biển lùi, tam giác châu Chúng được phân chia ra các hệ tầng : Phú Cừ (miền võng Hà Nội), Côn Sơn (trũng Cửu Long), Thông và Mãng Cầu (trũng Nam Côn Sơn)
Trầm tích tuổi Mioxen muộn phát triển rất rộng rãi trong các trũng Kainozoi vùng biển Việt Nam, bao gồm hệ tầng Tiên Hưng (miền võng Hà Nội), hệ tầng Đồng Nai (trũng Cửu Long) và hệ tầng Nam Côn Sơn (trũng Nam Côn Sơn) Hệ tầng Tiên Hưng đặc trưng bằng trầm tích châu thổ chứa than, trong khi đó hệ tầng Đồng Nai chủ yếu là các trầm tích biển, còn hệ tầng Nam Côn Sơn lại gồm các thành tạo đá vôi, sét vôi ở phần trung tâm và cát gắn kết yếu ở phần rìa
Các thành tạo tuổi Plioxen phát triển rất rộng rãi trong phạm vi các bồn trũng thềm lục địa và các đồng bằng ven biển sông Hồng và Cửu Long Chúng chủ yếu là các trầm tích biển
Trên phạm vi trũng Nam Côn Sơn và trũng Cửu Long phân bố rộng rãi các trầm tích biển tuổi Plioxen (hệ tầng Biển Đông) gồm sét, bột, cát
Các trầm tích Đệ tứ phân bố hết sức rộng rãi trên phạm vi thềm lục địa, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và lòng chảo nước sâu Biển Đông, nhưng mức độ nghiên cứu còn thấp và không đều
Trên phạm vi thềm lục địa đông nam, các trầm tích Đệ tứ có chiều dày
đáng kể, đạt tới 600m ở trũng Nam Côn Sơn và 250m ở trũng Cửu Long (Võ Dương, Nguyễn Văn Đức, 1982), Lê Văn Cự (1986) đã chia ra các phân vị :
Trang 40hệ tầng Định An tuổi Plioxen - Pleistoxen sớm, hệ tầng U Minh tuổi Pleistoxen giữa, hệ tầng Đồng Tháp tuổi Pleistoxen giữa muội và hệ tầng Hậu Giang tuổi Holoxen Trên phạm vi một số vùng của thềm lục địa Việt Nam đã phát hiện các trầm tích Pleistoxen lộ ngay trên bề mặt đáy biển
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cấu tạo bởi san hô, mảnh vụn sinh vật và đá bazan ở quần đảo Trường Sa mới biết được phần trên cùng của mặt cắt có tuổi Pleistoxen muộn - Holoxen (Đỗ Tuyết, 1978) Còn ở quần
đảo Hoàng Sa đã xác định được các thành tạo từ Pleistoxen dưới đến Holoxen trên (Trần Tuấn Nhân, 1978) Tuổi các phân vị này được xác định khá tốt nhờ các di tích hoá thạch phong phú
Một trong những thành tạo địa chất quan trọng của Kainozoi là phun trào bazan, phân bố trên vùng duyên hải Trung Bộ và trên thềm lục địa kế cận (đảo Cồn Cỏ, cù lao Ré, đảo Tro, cù lao Thu ) Một số diện phân bố bazan trên bề mặt đáy biển thềm lục địa được khoanh định đưa vào các dị thường kiến trúc trên các mặt cắt địa chấn
Đá bazan này thường là các loại bazan olivin, bazan olivin kiềm, dolerit olivin kiềm, ít hơn là bazan trachyt, bazanit, thường có màu xanh, xám xanh, xám nâu nhạt, cấu tạo đặc xít và bọt lỗ rỗng xen kẽ lẫn nhau ở các khu vực phân bố các đá bazan này thường còn thấy bảo tồn tốt các kiến trúc núi lửa phễu, miệng, họng núi lửa với các thành tạo đặc trưng cho tướng bùng nổ như bom, dăm núi lửa, bọt núi lửa xen lẫn trong các dòng dung nham Một đặc
điểm khác dễ nhận thấy của các bazan olivin tuổi này là kiến trúc nứt khối dạng cột lăng trụ điển hình
Thành phần khoáng vật chủ yếu của các đá bazan này (tuổi QII, IV) gồm
có plagioclaz từ 10 đến 50-60%, olivin từ vài phần trăm đến 60-70%, trung bình từ 15-30%, qugit từ vài đến 15-20%, thường có nền vi tỉnh hoặc thuỷ tỉnh Đặc biệt trong các đá bazan kiềm cao và á kiềm gặp các bảo thể đá siêu bazic có thành phần chủ yếu là peridotit, thứ đều là dunit trong các bazan trên rìa lục địa, và lerzolit- spinel, thứ đều là pyroxenit trong các bazan trên thềm lục địa Kích thước trung bình của các bao thể đạt vài cemtimét, lớn nhất đạt tới 40cm như ở đảo Tro Thành phần hoá học nhìn chung so với các đá bazan tuổi N-Q1 có hàm lượng SiO2 và Al2O3 thấp hơn, còn TiO2, MgO, CaO và tổng kiềm cao hơn Về mặt trật tự thời gian thì hoạt động phun trào bazan ở rìa lục
địa đã kết thúc vào khoảng đầu Holoxen, trong khi đó các hoạt động núi lửa