Tiểu luận Triết học dành cho Lớp cao học khối không chuyên Tiểu luận trình bày lý luận về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào thực tiễn xã hội Việt Nam.
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Họ và tên học viên: Hoàng Đình Tiến
Mã số: 1681340410066 Lớp: QLKT12 Khoá 24 Người hướng dẫn: TS Tô Mạnh Cường
BỘ GD-ĐT & BỘ NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÒNG ĐTĐH & SAU ĐẠI HỌC
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Trang 2CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử do C Mác xây dựng nên Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác Lý luận đó đã được thừa nhận lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người
Trong thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở bám sát tư tưởng Mác- Lênin và đặc biệt là việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước, việc vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra
Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” thực sự mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về thực tế và lí luận
I.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Hiểu rõ thêm về nội dung, những giá trị của học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội và việc vận dụng nó vào công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay
Nhiệm vụ: Nêu rõ bản chất của hình thái kinh tế xã hội, vận dụng hình thái kinh
tế - xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước là một tất yếu khách quan và thực tiễn xây dựng đất nước
I.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung và giá trị của hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng nó vào nước ta hiện nay
Trang 3CHƯƠNG II - PHẦN NỘI DUNG
II.1 Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mác-Lênin
II.1.1 Quan điểm về phân kỳ lịch sử phát triển xã hội loài người của chủ nghĩa Mác
Theo quan điểm duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác phân chia quá trình hình thành
và phát triển của xã hội loài người dựa trên cơ sở sản xuất vật chất Hay còn gọi là hình thái kinh tế xã hội (HTKTXH) Xã hội loài người gồm 5 HTKTXH: HTKTXH cộng sản nguyên thủy, HTKTXH chiếm hữu nô lệ, HTKTXH phong kiến, HTKTXH
tư bản chủ nghĩa, HTKTXH cộng sản chủ nghĩa
Trên thế giới có nhiều trường phái phân chia lịch sử loài người, mỗi trường phái đều có tính hợp lý riêng của nó Tuy nhiên, chỉ có cách phân chia theo CN Mác đã phần nào phản ánh được sự vận động và phát triển toàn diện của lịch sử xã hội loài người, cùng sự phát triển như vũ bão của sản xuất vật chất do cách mạng khoa học công nghệ hiện nay
II.1.2 Những tiền đề và cơ sở xuất phát để xây dựng lý luận HTKTXH
Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài trước khi triết học Mac ra đời, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò chi phối trong việc nhận thức về đời sống xã hội Chủ nghĩa duy tâm giải thích về đời sống xã hội xuất phát từ ý thức tư tưởng, niềm tin tôn giáo, từ chính trị…
C.Mác đã phê phán triết học Đức vào đầu thế kỷ XIX vẫn lấy “sự thống trị của tôn giáo làm tiền đề Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan
hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước…”
Từ sự phê phán đó, Mác đã tìm ra điểm xuất phát mới trong việc nghiên cứu xã hội Điểm xuất phát mới của triết học Mác trong việc nghiên cứu xã hội là xuất phát từ con người hiện thực, từ đời sống hiện thực của con người
Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người thì trước hết con người phải có
ăn, uống, ở, mặc, phải tiến hành sản xuất vật chất Như vậy, hoạt động xã hội cơ bản của con người trước hết là hoạt động sản xuất vật chất Sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của con người, là yếu tố cơ bản phân biệt con người với con vật
Từ sản xuất vật chất, Mác đã phát hiện ra, quá trình sản xuất vật chất xuất hiện quan hệ song trùng giữa con người với giới tự nhiện và mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
Mác cũng đã phát hiện: sản xuất vật chất, đồng thời là cơ sở sáng tạo ra các quan hệ xã hội và toàn bộ đời sống xã hội
Trang 4Áp dụng phương pháp lịch sử và lô gic vào nghiên cứu xã hội, Mác đã gắn hoạt động sản xuất vật chất của con người với từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định Theo đó, mỗi thời đại lịch sử, xã hội có một cách thức sản xuất nhất định – PTSX mà thực chất là phương thức sinh sống của con người
Từ vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất, Mác phát hiện ra, cơ
sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của xã hội, các mặt cơ bản của đời sống xã hội có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm cho xã hội vận động, phát triển theo các quy luật khách quan nội tại
Trên cơ sở đó, Mác đã đi đến khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế xã hội
II.1.3 Cấu trúc xã hội và Phạm trù hình thái kinh tế xã hội
II.1.3.1 Cấu trúc xã hội:
- Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên, là bộ phận đạt trình độ phát triển cao nhất của thế giới vật chất, nên cấu trúc của nó vô cùng phức tạp
- Các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu xã hội thường chỉ xem xét một mặt hoặc tuyệt đối hóa một bộ phận nào đó của xã hội, vì vậy không đưa ra được một
mô hình lý luận phản ánh xã hội trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó
- Triết học Mác khẳng định: Xã hội là một hệ thống chỉnh thể bao gồm các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, xã hội, chính trị, tinh thần Đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; các quan hệ giai cấp, tầng lớp, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp;các quan hệ về nhà nước, đảng phái và tổ chức chính trị, những tư tưởng, quan điểm xã hội, các quan
hệ và các hoạt động tinh thần của xã hội
II.1.3.2 Phạm trù hình thái kinh tế xã hội
Đóng góp to lớn của chủ nghĩa DVLS là đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò của các yếu tố, chỉ ra các chiều tác động qua lại giữa chúng, những liên hệ bản chất tất yếu giữa chúng, những liên hệ bản chất tất yếu giữa chúng làm cho cả hệ thống xã hội vận
động và phát triển Điều này được C.Mác trình bày cô đọng như sau: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển của các LLSX của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành một cơ cấu kinh tế của một xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định PTSX đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung” Quan
điểm tổng quát đó được triển khai, phân tích bằng một hệ thống các phạm trù, quy luật như:
Trang 5a Lĩnh vực kinh tế
Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội được khái quát trong các phạm trù: Phương thức sản xuất (PTSX), lực lượng sản xuất (LLSX), quan hệ sản xuất (QHSX)
và quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX Trong đó:
● Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất
vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người PTSX là sự thống
nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định với một QHSX tương ứng
Mỗi phương thức sản xuất có hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biểu hiện mối quan hệ song trùng giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất vật chất
- Phương thức sản xuất có vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống
xã hội Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử xã hội quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao
● Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất Nó là thước đo năng lực thực tiễn của của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất LLSX gồm người lao động với sức khoẻ, trình
độ, kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động
+ Trong lực lượng sản xuất, yếu tố cơ bản nhất là con người - người lao động với thể lực, học vấn, kinh nghiệm kỹ năng, trình độ lao động Người lao động là chủ thể đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, họ tạo ra của cải vật chất cho xã hội (bao gồm: chất lượng lao động và số lượng lao động) V.I.Lênin đã nhấn mạnh:
“LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, là người lao động”
+ Tư liệu sản xuất là những vật phẩm, yếu tố, điều kiện để con người tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quyết định công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và sự phát triển của công cụ đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất, quá trình sản xuất Đây là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế trong sự phát triển của LLSX, những tri thức khoa học đóng vai trò to lớn Sự phát triển của tri thức khoa học gắn liền với sản xuất và là một động lực mạnh mẽ thức đảy LLSX phát triển
● Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất xã hội.
- Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội và nó giữ vai trò quyết định với tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm
Trang 6- Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, có thể thúc đảy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất Trong đó:
+ Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có vai trò quyết định về mặt tổ chức, quy
mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể, do đó nó có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất dẫn đến thay đổi quan
hệ sở hữu
+ Quan hệ phân phối có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người nên nó tác động đến thái độ của người lao động trong quá trình sản xuất Do đó nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất, cản trở sự phát triển của xã hội
- QHSX là hình thức xã hội của PTSX có tính chất ổn định tương đối so với sự phát triển không ngừng của LLSX
- Trong lịch sử có hai hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng
Sở hữu tư nhân thì quan hệ giữa người với người là quan hệ bóc lột và bị bóc lột, còn
sở hữu công cộng thì quan hệ là bình đẳng vì TLSX thuộc về thành viên trong cộng đồng
● Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Về trình độ của LLSX:
+ Trình độ của LLSX biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động; trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người; trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất… ứng với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của nó
+ Tính chất của LLSX là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động
Ví dụ: Khi trình độ của lực lượng sản xuất là thủ công thì tính chất của nó là
tính cá nhân được biểu hiện khi người lao động sản xuất bằng những công cụ thủ công
và trong quá trình lao động riêng lẻ để tạo ra sản phẩm của cá nhân Khi trình độ của
lực lượng sản xuất là cơ khí, hiện đại thì tính chất của nó là tính xã hội hóa biểu hiện
khi người lao động sản xuất bằng máy móc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia trong quá trình lao động để tạo ra 1 sản phẩm
- Về vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:
Trong PTSX, LLSX là nội dung, QHSX là hình thức của nền sản xuất xã hội LLSX có vai trò quyết định đối với QHSX (quyết định sự phân công lao động xã hội,
do đó quyết định quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn người khác nhau, từ đó quyết định quan hệ tổ chức lao động và phân phối sản phẩm) Biểu hiện:
+ LLSX ở trình độ nào phải có một QHSX ở trình độ tương ứng
+ Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định sự thay đổi của QHSX cho phù hợp với nó
Trang 7LLSX quyết định cả những quan hệ xã hội khác (quan hệ giai cấp, dân tộc; các quan hệ chính trị, pháp quyền, tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, gia đình…)
LLSX và QHSX là hai mặt đối lập, trong đó LLSX là yếu tố cách mạng, luôn
luôn biến động (công cụ lao động luôn được cải tiến, trình độ của người lao động không ngừng được nâng cao); QHSX lại là yếu tố tương đối ổn dịnh Điều này sẽ dẫn
tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan
hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất Sự thay đổi này có thể diễn ra theo hai cách:
1 Cải tạo QHSX (như ở VN hiện nay)
2 Thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới (khi chuyển từ PTSX này sang PTSX khác) Trong xã hội có đối kháng giai cấp sự thay thế này phải được tiến hành bằng
cuộc đấu tranh giai cấp
Ví dụ 1: Thời kỳ TBCN: - TB tự do cạnh tranh: sh tư nhân về TLSX, qh tổ
chức quản lý thấp, phân phối ko phù hợp => ko phù hợp với trình độ phát triển của llsx
=> TB độc quyền
Ví dụ 2: XH N.Thuỷ: LLSX ở trình độ thấp công cụ lao động = đá đẽo gọt
thô sơ, năng suất lao động thấp, cuộc sống bày đàn Tương ứng với nó là quan hệ sản xuất công hữu, chế độ phân phối bình quân
Khi công cụ lao động = kim loại ra đời năng suất lao động tăng, cuộc sống bày đàn với chế độ công hữu ko còn phù hợp Gia đình và chế độ tư hữu x.hiện thay thế cho QHSX cũ
- Về sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất nên nó có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất theo hai chiều hướng:
- QHSX phù hợp, thích ứng với trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển
Ví dụ: + nhà tư bản trả lương cao cho người l.động => người lao động tích cực,
chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình lao động; + nhà tư bản đưa ra hình thức phân công l.động tốt và ứng dụng các thành tựu KHKT => năng suất l.động cao
- QHSX không phù hợp, không thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng sự kìm hãm chỉ là tạm thời trong một giới hạn nhất định theo quy luật chung khi QHSX kìm hãm LLSX thì tất yếu nó sẽ phải thay thế bằng một QHSX mới phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của LLSX
Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến, tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự thay thế và phát triển các chế độ
Trang 8xã hội là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật trên là quy luật có bản nhất
b Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị
Mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị được khái quát từ phạm trù cơ sở hạ tầng (CSHT), kiến trúc thượng tầng (KTTT) và quy luật CSHT quyết định KTTT
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
của một xã hội nhất định
Cơ sở hạ tầng của một xã hội (trừ xã hội nguyên thuỷ) cụ thể bao gồm:
+ QHSX thống trị
+ QHSX tàn dư
+ QHSX mầm mống
Trong đó QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan
hệ sản xuất khác, nó qui định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội, nói lên đặc trưng của CSHT đó Tuy nhiên ở giai đoạn mới hình thành hoặc giai đoạn cuối của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống lại giữ một vai trò đáng kể
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như Nhà nước, Đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên cơ sở
hạ tầng nhất định
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm, quy luật phát triển riêng, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng tương ứng Chúng có thể tác động trực tiếp (chính trị, pháp luật) hoặc gián tiếp (nghệ thuật, khoa học) đến cơ sở hạ tầng
- Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Trong đó, Nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị, bộ phận có quyền lực nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng và sức mạnh lớn nhất
- Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
+ CSHT quyết định KTTT:
Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó Tính chất của KTTT là do tính chất của CSHT quyết định Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng thống trị về mặt chính trị và tinh thần của xã hội Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng
Trang 9Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo Điều này có thể diễn ra trong một HTKT-XH và đặc biệt rõ rệt trong việc chuyển từ HTKT-XH này sang HTKT-XH khác
Sự thay đổi CSHT dẫn đến làm thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp; có yếu tố thay đổi nhanh chóng như chính trị, pháp luật, có yếu tố thay đổi chậm chạp như đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật Cũng có những yếu tố tích cực được kế thừa để xây dựng xã hội mới
Sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng có nguyên nhân gián tiếp từ sự thay đổi của LLSX
+ Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT
KTTT có chức năng xã hội cơ bản là xây dựng, bảo vệ và phát triển CSHT đã sinh ra nó, đấu tranh chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế
đó Sự tác động này diễn ra theo hai chiều hướng:
1 Nếu KTTT tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
2 Nếu KTTT tác động không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, phát triển xã hội
Ví dụ: Khi XHPK đang trong giai đoạn hưng thịnh thì tác động của nhà nước,
luật pháp PK tới CSHT góp phần quan trọng trong việc củng cố kinh tế xã hội Nhưng khi XHPK suy tàn thì việc níu kéo, bảo vệ chế độ phát canh thu tô của nhà nước PK lại cản trở phát triển kinh tế xã hội
Các yếu tố cấu thành KTTT tác động đến CSHT với cách thức và vai trò khác nhau Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với CSHT vì nhà nước nắm trong tay quyền lực về kinh tế, là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế Các yếu tố khác của KTTT muốn tác động đến CSHT đều phải chịu sự chi phối của nhà nước
c Lĩnh vực xã hội
Lĩnh vực xã hội có các phạm trù giai cấp, đấu tranh giai cấp, kết cấu giai cấp
Sự phận chia giai cấp là do vị trí các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội quy định, và đến lượt nó giai cấp thống trị trong kinh tế lại quy định lĩnh vực chính trị
xã hội Đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng là một trong những động lực của sự phát triển xã hội
d Lĩnh vực tinh thần
Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, các cấp
độ của ý thức xã hội và vai trò ngày càng lớn ngày càng lớn trong quá trình phát triển
xã hội
Trang 10Từ việc phân tích làm rõ cấu trúc xã hội, ta có thể thấy HTKT-XH là một phạm trù chỉ một kiểu hệ thống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, có tính xác định về chất, là sự thống nhất giữa tất cả các yếu tố, một cơ cấu hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển thông qua sự tác động biện chứng giũa LLSX và QHSX, giữa CSHT và KTTT
II.1.3.3 Kết luận:
Phạm trù HTKT-XH là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học để nghiên cứu tất cả cá mặt của xã hội Phạm trù đó không những chỉ ra bản chất của một
xã hội cụ thể, phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác, mà còn thấy tính lặp lại, tính liên tục của mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt xã hội ở những xã hội khác nhau Như thế, phạm trù hình thái KT-XH cho phép nghiên cứu xã hội cả về mặt loại hình và mặt lịch sử
- Về mặt loại hình: Nó xem xét đời sống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch
sử nhất định, coi xã hội như một cấu trúc thống nhất tương đối ổn định, đang vận động trong chính hình thái ấy
- Về mặt lịch sử: Nó xem xét sự hình thành của một HTKT-XH nhất định, nghiên cứu hình thái ấy trong sự vận động, bước quá độ, sự chuyển tiếp, sự thay thế bởi một HTKT-XH cao hơn
II.1.3.4 Vai trò phương pháp luận của phạm trù HTKTXH
Lý luận hình thái KT-XH ra đời là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội Lý luận đó đã mang lại một phương pháp luận thực sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh họat xã hội, chính trị và tinh thần nói chung
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra: Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt tác động qua lại chặt chẽ với nhau Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc mối quan hệ giữa các mặt của đời sống xã hội Vịêc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, phải tiến hành một cách đồng bộ tất cả các mặt: LLSX, QHSX, cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra rằng: sự phát triển của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan Do đó việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí
Không những thế, lý luận hình thái KT-XH vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử cụ thể mà có còn đường phát triển riêng, đặc thù Để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc phải