1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình sản xuất sạch hơn đối với nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên

49 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 494,26 KB

Nội dung

Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10%- 12% GDP. Tuy nhiên ngành sản xuất xi măng cũng tiêu tốn nguồn tài nguyên không nhỏ cùng với việc hủy hoài môi trường dần dần, trong giai đoạn nào của quá trình sản xuất cũng phát sinh ra bụi và khí thải, trong đó có khí thải độc hại nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là ô nhiễm do bụi vì thế nhằm giải quyết và hạn chế vần đề này nhóm 3 quyết định áp dụng sản xuất sạch hơn đối với nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên (một trong sỗ những công ty lớn nhất trong ngành sản xuất xi măng)

Trang 1

1.2.4 Đội tham gia SXSH

2.Phần 2: MÔ TẢ CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT XI MĂNG

2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

2.2 Thuyết minh sơ đồ quy trình sản xuất xi măng

2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

2.2.2 Nghiền phối liệu

Trang 2

3.2.2.Cân định lượng cấp liệu lò

3.2.3.Quá trình nung clinker trong lò quay

3.3.2 Cân bằng năng lượng

3.3.3 Xác định chi phí cho dòng thải

4.PHẦN 4: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

5 PHẦN 5: SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP SXSH

5.1Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn

5.2 Tổng hợp kết quả sàng lọc các phương pháp SXSH32

5.3.Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH

5.4 Đánh giá tính khả thi về kinh tế-môi trường-kĩ thuật

5.4.1.Đánh giá tính khả thi về kĩ thuât

5.4.2.Đánh giá tính khả thi về môi trường:

5.4.3 Đánh giá tính khả thi về kinh tế

5.5 Lựa chọn giải pháp:42

6 PHẦN 6: THỰC HIỆN

6.1 Các giải pháp được thực hiện

6.2.Lợi ích của việc thực hiện

Trang 3

Tuy nhiên sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu tiêu thu trong nước.

Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10%- 12% GDP Tuy nhiên ngành sản xuất xi măng cũng tiêu tốn nguồn tài nguyên không nhỏ cùng với việc hủy hoài môi trường dần dần, trong giai đoạn nào của quá trình sản xuất cũng phát sinh ra bụi và khí thải, trong đó

có khí thải độc hại nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là ô nhiễm do bụi vì thế nhằm giải quyết và hạn chế vần đề này nhóm 3 quyết định áp dụng sản xuất sạch hơn đối với nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên (một trong sỗ những công ty lớn nhất trong ngànhsản xuất xi măng)

1.1.2 Mục tiêu

Công ty Xi Măng Hà Tiên song song với việc đầu tư công nghệ và thiết bị hiện

đại,tiên tiến,Công ty còn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế trong sản xuất cũng như trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và đã được Tổ chức Tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001, ISO IEC17025 Tôn trọng phương châm "Phát triển bền vững " và "sản xuất sạch", không phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái,phòng chống hoang mạc hóa ,nhằm bảo vệ màu xanh cho trái

đất;công ty luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh.Trong năm 2007 Công ty đã triển khai áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001 vào thực tiễn sản xuất- kinh doanh và đã được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế công nhận

Trang 4

Công ty luôn lôc lực thực hiện sản xuất sạch hơn để tìm được giai đoạn lãng phí nhất,gây ô nhiễm nhất để tiến hành thực hiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng hiệu quả kinh tế.

1.2.Tổng quan về xi măng Hà Tiên

Sau năm 1975, nhà máy xi măng Hà Tiên chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Xây Dựng

và Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam

Năm 1981, nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành 2 nhà máy độc lập:

• Nhà máy xi măng Kiến Lương

Trang 5

• Ban quản lý công trình

• Trường công nhân kỹ thuật

Năm 1988, dây chuyền nghiền xi măng và đóng bao mới ở Thủ Đức đi vào hoạt động.Năm 1991, dây chuyền nung clinker Kiên Lương đi vào hoạt động

Ngày 01/01/1993, theo sự chỉ đạo của cấp trên phù hợp với nhu cầu đổi mới, nhà máy

xi măng Hà Tiên tách ra thành:

• Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 tại Thủ Đức – Tp HCM

• Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 tại Kiên Lương – Kiên Giang

Cùng trong thời gian này, sáp nhập công ty cung ứng vận tải Hà Tiên 1 vào nhà máy xi măng Hà Tiên 1

Ngày 30/09/1999, nhà máy xi măng Hà Tiên được đổi thành công ty xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng

Ngày 06/12/2007, Công ty xi măng Hà Tiên đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển công ty xi măng Hà Tiên 1 đăng ký kinh doanh số 4103005941 của sở kế hoạch đầu tư Tp HCM cấp ngày

18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ Việt Nam đồng

• Giai đoạn 1976 – 1978

Sản xuất thành công xi măng ít tỏa nhiệt, loại đặc biệt dùng trong đổ bê tông khối lớn cho các công trình thủy điện Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu thành công ứng dụng Puzolane là phụ gia điều tiết trong quá trình chế tạo xi măng Cho tới nay, việc đưa Puzolane làm phụ gia xi măng đã được áp dụng trong toàn quốc, đem lại giá trị hàng trămtỷ đồng mỗi năm

• Giai đoạn 1982 – 1990

Trang 6

Năm 1982, áp dụng cơ chế liên kết xuất nhập khẩu, nhà máy xi măng Hà Tiên đã xuấtkhẩu tại chỗ 46.000 tấn xi măng BS.

Tháng 12/1988, thu 3.958.000 USD do ngân hàng ADB mua để xây dựng công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng

Giai đoạn 1993 – 1995

Ngày 03/12/1993, đã ký hợp đồng với tập đoàn Holderbank, Thụy Sỹ (nay là Holcim Group) thành lập công ty xi măng Sao Mai (nay là Holcim Việt Nam Ltd.,) Tổng nguồn vốn đầu tư 441 triệu USD ( trong đó Hà Tiên 1 góp 35%, tương đương 39,34 triệu USD) Tháng 4/1995, công ty cùng với Supermix Asia Ptd.ltd (Malaysia và Singapore) thành lậpcông ty liên doanh bê tông tổng hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000 m3

bê tông/năm Vốn pháp định là Hà Tiên 1 triệu USD, trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1đại diện 30%

Ngày 28/10/1995, Hà Tiên 1 nhận từ tổng công ty xi măng Việt Nam nhiệm vụ làm đối tác liên doanh với Công ty phân bón Miền Nam trong liên doanh xi măn Bình Điền

• Giai đoạn 1999 đến nay

Năm 1999, công ty xi thành lập xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ, thiết lập hệ thống các nhà phân phối chính thức tại Tp HCM và 8 tỉnh trên địa bàn khu vực IV

Quý III/1999 công ty chính thức đưa vào hoạt động mỏ khai thác Puzolane tại xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai

Ngày 21/03/2001, thành lập thêm xí nghiệp xây dựng Hà Tiên 1 Xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 – 2000, được tổ chức đánh giá Việt Nam Quacert và tổ chức đánh giá Quốc tế DNV công nhận từ tháng 10/2000

Tháng 05/2003, liên kết với công ty xi măng Hải Vân để đưa kỹ thuật công nghệ, phụ gia nhãn hiệu Hà Tiên 1 ra thị trường duyên hải và cao nguyên Nam Trung Bộ

Công ty đang là chủ đầu tư dự án nhà máy:

Nhà máy xi măng Bình Phước với công suất thiết kế 1.760.000 tấn clinker/năm và 2.200.000 tấn xi măng/năm

Trạm tiếp nhận nghiền và phân phối xi măng phía Nam tại Quận 9 – Tp HCM với công suất thiết kế 1.000.000 tấn xi măng/năm

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 7

1.2.2.1 Cơ cấu quản lí tổ chức tại công ty

Công ty xi măng Hà Tiên xây dựng cơ cấu theo hình thức trực tuyến chức năng kết hợp với nguyên tắc tập trung quản lý thống nhất dưới sự chỉ huy một đầu mối Chức năng của loại hình này là người lãnh đạo và người thi hành có mối quan hệ trực tiếp Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo và toàn hệ thống quản lý.Loại hình này thích hợp với quy mô hoạt động của công ty,đảm bảo tính hiệu quả và hiệu quả nhanh

1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban

Phó giám đốc kỹ thuật

Chịu trách nhiệm sản xuất xi măng,sản xuất sản phẩm mới ,điều tiết sản phẩm theo

kế hoạch,xử lí các vấn đề kĩ thuật,xây dựng kế hoạch sử chữa lớn,quyết toán vật tư,chỉ đạo kỹ thuật sản xuất,khai thác và ưu hóa năng lực cạnh tranh thiết bị sản xuất sản

phẩm,phục vụ an toàn sản xuất vệ sinh công nghiệp,môi trường và sức khỏe người lao động

Phó giám đốc đầu tư

Chiệu trách nhiệm điều hành các lĩnh vực xây dựng thiết kế cơ bản nội bộ,khai thác hiệu quả dự án đầu tư ,đa dạng hóa sản phẩm,tham gia đấu thầu xây dựng các công

trình ,đầu tư phát triển sản xuất quản lý quá trình sản xuất xác định tiêu chuẩn công nghệ,chỉ đạo công tác cung ứng vật liệu,đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục

và hiệu quả, tham gia dự án mới của công ty

Phòng tổ chức lao động

Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý ,bố trí nhân sự ,quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên,đảm bảo công tác đào tạo tay nghề cho công nhân.Theo dõi thời gian và năng suất

Trang 8

lao động thong qua việc chấm công ,chấm điểm thi đua,thực hiện công tác phục vụ sản xuất và an toàn lao động.

Phòng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ,kế hoach sửa chữa tài sản

cố định,kế hoạch phát triển hằng năm của công ty.Phói hợp điều độ các hoạt động chủ yếu trong sản xuất kinh doanh,triển khai thực hiện các kế hoạch trong năm

Tổng hợp và lập báo cáo chính xác kịp thời tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty để giúp ban giám đốc triển kai xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất trung và dài hạn

Chịu trách nhiệm về coong tác đầu tư xây dựng cơ bản:tham gia duyệt quyết

toán,nghiệm thu và quyết toán công trình.Đồng thời tham gia công tác mua sắm điều động,thanh lý sửa chữa lớn tài sản cố đinh

Phòng kế toán-thống kê -tài chính

Có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ kế toán toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh

Ban quản lí hiện thực dự án

Chịu trách nhiệm công tác xây dựng,công tác đầu tư,công tác phát triển thực hiện dự

án và chỉ đạo côn tác thiết kế xây dựng cơ bản nội bộ

Phòng thí nghiệm-KCS

Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất,chất lượng sản phẩm đầu

ra,thực hiện công tác kiểm nghiệm,thử mẫu,điều hòa phối liệu để xi măng đạt được hàm lượng cho phép xác địnhtiêu chuẩn chất lượng trọng lượng đúng quy định

Phòng tổ chức hành chánh

Tổ chức điều hành công tác văn thư quản lý thực hiện công tác thong tin,báo chí,liên lạc hữu tuyến,vô tuyến về hoạt động sản xuất kinh doanh và quan hệ xã hội phục vụ lãnh đạo,quản lý tài sản của công ty,giải quyết các công việc hành chính,làm những công việc hướng dẫn qua hệ xã hội giúp công ty uy tín hơn

Phòng bảo vệ quân sự

Tổ chức công tác bảo vệ tài sản của công ty

Trang 9

Tổ chức công tác tập luyện quân sự,phòng cháy chữa cháy.

Trạm y tế:

Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác y tế,chịu sự lãnh đạo chuyên môn,nghiệp vụ của phòng y tế ,theo dõi tình hình sức khỏe,bệnh tật của cán bộ công nhân viên vệ sinh phòngchống dịch bệnh thông thường

1.2.2.3 Bố trí nhân sự tại công ty

Phòng vật tư suất nhập khẩu 20 người

Phẩn xưởng sản xuất xi măng 233 người

Phân xưởng sửa chữa cơ điện 102 người

Phân xưởng sản xuất may bao 71 người

Ban an toàn lao động và môi trường 5 người

Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ 125 người

Trang 10

1.2.3.2 Các sản phẩm khác

• Vữa xây , vữa khô (hồ khô trộn sẵn)

• Cát tiêu chuẩn

• Gạch lát vỉa hè, gạch block

1.2.4 Đội tham gia SXSH

SXSH

Và 12 cán bộ công nhân viên tại các phòng ban khác là các thành viên trong đội SXSH

2.Phần 2: MÔ TẢ CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT XI MĂNG

2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Quá trình sản xuất xi mang có thể duợc chia thành 3 công đoạn chính là:

- Công đoạn chuẩn bị nguyên, nhiên liệu

- Công đoạn nung clinker

- Công đoạn nghiền và dóng bao xi mang

Tùy theo đặc điềm của lò nung clinker nguời ta phân ra thành: công nghệ sản

xuất xi măng bằng lò quay phương pháp uớt, công nghệ sản xuất xi măng

bằng lò quay phương pháp khô và công nghệ sản xuất xi măng bằng lò dứng

Đối với nhà máy xi măng Hà Tiên có sử dụng 02 lò quay phương pháp ướt, kích thước 3,3x100 của hãng Venot-Pic (Pháp) và từ 1991 được mở rộng với 01 lò quay phương pháp khô, kích thước 4,8x64m của hãng Polysius (Pháp)

- Công nghệ sản xuất clinker xi măng bằng lò quay phương pháp uớt: phối liệu được chuẩn bị ở dạng bùn uớt có độ ẩm từ 33 – 37 % và được nung bằng lò quay dài Phối liệu sau khi nghiền đạt độ đồng nhất cao, nhờ dó clinker có thể dạt chất luợng tốt Tuy nhiên,

Trang 11

hàm ẩm phối liệu cao nên nhiệt năng tiêu tốn riêng trong quá trình sấy và nung lớn (1350 – 1600 kcal/kg clinker); dồng thời do các quá trình hóa lý như sấy, dehydrat các khoáng sét, phân hủy carbonat hoá đá vôi đều xảy ra trong lò quay (50 – 60% chiều dài lò) nên chiều dài lò lớn, chiếm nhiều mặt bằng sản xuất

- Công nghệ sản xuất clinker xi măng bằng lò quay phương pháp khô: phối liệu được chuẩn bị ở dạng bột khô (độ ẩm thuờng nhỏ hơn 1 %) và nung bằng lò quay Ðể tận dụng nhiệt khí thải, các lò thuờng có thêm bộ phận tháp trao dổi nhiệt (preheater) gồm hệ thống các cyclon Các dây chuyền sản xuất mới có buồng tiền phân hủy (pricalciner) Công nghệ này có những ưu diểm cơ bản như quá trình trao dổi nhiệt giữa khí cháy và phối liệu đạt hiệu quả cao Mặt khác khả năng tận dụng nhiệt của khí thải tối ưu dể sấy nghiền phối liệu, cung như tăng cuờng sự phân hủy carbonat của đá vôi trong tháp

canxiner cao Vì vậy, nhiệt năng tiêu thụ trong quá trình nung tạo khoáng clinker thấp (700 – 850 kCal/ kg clinker) Ngoài ra, chiều dài lò nung duợc rút ngắn hơn nhiều so với

lò quay nung clinker theo phương pháp uớt

Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng

Đá vôi Than Đất sét

Điện Bụi, ồn

Điện, phụ gia Bụi, ồn

Chuẩn bịnguyên liệu Nghiền phối liệu

Trang 12

Điện, than Khói, bụi

Điện , nước Bụi, nước thải

Điện, phụ gia Bụi, ồn

2.2 Thuyết minh sơ đồ quy trình sản xuất xi măng

2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm việc khai thác, vận chuyển và gia công sơ bộ

nguyên liệu (đá vôi, đất sét, phụ gia điều chỉnh…) nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chuẩn bị cho các công đoạn gia công tiếp theo Tuỳ từng loại nguyên liệu và tuỳ từng phương pháp sản xuất mà các yêu cầu kỹ thuật cần đảm bảo là khác nhau Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đávôi, đất sét và các phụ gia điều chỉnh (Quặng sắt, bôxít, cao silic )

Đá vôi: là nguyên liệu chính dùng trong sản xuất xi măng Theo TCVN6072:1996, đá

vôi dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng portland phải thỏa mãn yêu cầu về hàm

Làm nguội clinker

Ủ clinker (Si lô chứa)

Nghiền xi măng

Si lô xi măng

Đóng bao xi măng

Trang 13

lượng của các chất là: CaCO3> 85% và MgCO3 < 5% Thông thường các nhà máy xi măng ở nước ta đều sử dụng đá vôi có hàm lượng CaCO3 = 90 – 98 % ( CaO = 50 – 55%), MgO < 3% và ôxít kiềm không đáng kể Ngoài đá vôi, ở một số nơi hiếm đá vôi cóthể sử dụng đá vôi san hô hoặc vỏ sò nhưng phải khai thác và để lâu ngày cho mưa rửa trôi hết muối NaCl.Đá phấn có chưa CaCO3 = 98 – 99%, có cấu trúc tơi xốp có thể thay thế cho đá vôi và là nguyên liệu thích hợp để sản xuất xi măng trắng.Đá vôi là nguyên liệu rắn, sau khi khai thác được đập sơ bộ bằng máy đập hàm sau đó được chuyển vào máy đập búa để đạt kích thước thích hợp 5 – 25 mm Đá vôi sau đó sẽ được chuyển về kho chứa và đồng nhất bằng hệ thống vận chuyển.

Đất sét: là nguyên liệu chiếm thứ 2 trong sản xuất xi măng Theo TCVN6071:1996,

hỗn hợp nguyên liệu sét dùng để sản xuất xi măng phải có hàmlượng các ôxít trong khoảng sau:SiO2 = 55 ÷ 70%, Al2O3 = 10 ÷ 24%, K2O + Na2O ≤ 3%

Các nhà máy xi măng ở nước ta hầu hết đều sử dụng sét đồi có hàm

lượngSiO2=58÷66%, Al2O3 = 14 ÷ 20%, Fe2O3= 5 ÷ 10 %, K2O+Na2O = 2 ÷ 2,5% Ngoài sét đồi, ở một số nơi có thể sử dụng sét ruộng hoặc sét phù sa Những loại sét này thường

có hàm lượng SiO2 thấp hơn, Al2O3 và kiềm cao hơn, nên phải có nguồn phụ gia cao silic

để bổ sung SiO2 Việc này trở nên khó khăn hơn khi yêu cầu sản xuất xi măng hàm lượngkiềm thấp Đất sét là loại nguyên liệu mềm, được đập nhỏ bằng máy cán trục Sau đó việcgia công lại tùy thuộc vào công nghệ sản xuất Với “Công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt”: Đất sét sau khi được đập nhỏ được cho vào máy bừa bùn, bùn ra

có độ ẩm khoảng 60 – 70% được đưa vào bể chứa chuẩn bị đưa vào máy nghiền cùng đá vôi

Với “Công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp khô”: Đất sét

được đập sơ bộ bằng máy cán trục hoặc máy thái đất sau đó được vận chuyển vào kho chứa và đồng nhất bằng hệ thống vận chuyển

Với “Công nghệ sản xuất xi măng bằng lò đứng”: Nếu đất sét có độ ẩm cao cần sấy trước khi đưa vào silô chứa để định lượng vào máy nghiền

Các phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hóa:

- Phụ gia cao silic: được dùng để điều chỉnh modun silica (n) trong trường hợp nguồn

sét của nhà máy có hàm lượng SiO2 thấp Các phụ Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành công nghiệp sản xuất xi măng gia thường sử dụng là các loại đất hoặc đá cao silic

có hàm lượng SiO2> 80 % Ngoài ra, ở những nơi không có nguồn đất cao silic có thể sử dụng cát mịn, nhưng khả năng nghiền mịn sẽ khó hơn và SiO2 trong cát nằm ở dạng

Trang 14

quăczit khó phản ứng hơn nên cần phải sử dụng phụ gia khoáng hóa để giảm nhiệt độ nung.

- Phụ gia cao sắt: được dùng để điều chỉnh modun aluminat (p) nhằm bổ sung hàm

lượng Fe2O3 cho phối liệu vì hầu hết các loại sét không có đủ hàm lượng Fe2O3 theo yêu cầu Các loại phụ gia cao sắt thường được sử dụng ở nước ta là: Xỉ pirit Lâm Thao chứa

Fe2O3: 55 ÷ 68%, quặng sắt (ở Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn )

Fe2O3: 65 ÷ 85% hoặc quặng laterit ở các tỉnh miền trung, miền nam chứa Fe2O3: 35 ÷ 50% Đối với công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp khô phụ gia cao sắt thường dùng là quặng sắt hoặc quặng laterit Xỉ pirit ít được dùng hơn vì thường có lẫn tạp chất lưu huỳnh, đây là chất có hại cho chất lượng xi măng và ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành lò nung

- Phụ gia cao nhôm: Cũng được dùng để điều chỉnh phụ gia aluminat (p)

nhằm bổ sung hàm lượng Al2O3 cho phối liệu trong trường hợp nguồn

sét của nhà máy quá ít nhôm Nguồn phụ gia cao nhôm thường là

quặng boxit có chứa Al2O3: 44 ÷ 58% Cũng có thể dùng phụ gia cao

lanh hoặc tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia bổ xung nhôm, nhưng tỷ lệ dùng khá cao và hiệu quả kinh tế thấp do phải vận chuyển một lượng lớn đi xa

- Phụ gia khoáng hóa: Để giảm nhiệt độ nung clinker nhằm tiết kiệm nhiên liệu và

tăng khả năng tạo khoáng, tăng độ hoạt tính của các khoáng clinker có thể sử dụng thêm một số loại phụ gia khoáng hoá như quặng fluorit, còn gọi là huỳnh thạch (chứa CaF2), quặng phốtphorit (chứa P2O5), quặng barit (chứa BaSO4), thạch cao (chứa CaSO4) Các loại phụ gia này có thể dùng riêng một loại hoặc dùng phối hợp với nhau ở dạng phụ gia hỗn hợp, khi đó tác dụng khoáng hoá sẽ tốt hơn, tỷ lệ mỗi loại phụ gia sẽ ít hơn Tuy vậy,trong sản xuất nếu càng sử dụng nhiều loại nguyên liệu và phụ gia thì công nghệ pha trộnphối liệu càng phức tạp, tốn nhiều thiết bị cân trộn hơn và khả năng đồng nhất kém hơn, việc khống chế phối liệu cho chính xác cũng khó hơn Mặt khác khi sử dụng phụ gia khoáng hóa cần lưu ý đến các điều kiện kỹ thuật, môi trường và đặc biệt là hiệu quả kinh

tế so với giải pháp chỉ sử dụng than có chất lượng tốt

2.2.2 Nghiền phối liệu

Quá trình nghiền phối liệu nhằm mục đích nghiền mịn đồng thời tăng độ đồng nhất của hỗn hợp phối liệu Sau khi gia công nguyên liệu sơ bộ, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật,hỗn hợp phối liệu được nghiền mịn trong các máy nghiền, đồng thời kết hợp với việc đồng nhất hoá hỗn hợp phối liệu Với mỗi phương pháp sản xuất khác nhau, quá trình nghiền mịn, khuấy trộn và điều chỉnh hỗn hợp phối liệu lại có quy trình thích ứng khác nhau

Trang 15

Đối với “công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp khô”, đá vôi và đất sét được đồng nhất hoá sơ bộ trong kho đồng nhất bằng thiết bị rải đổ Sau đó, hỗn hợp nguyên liêu và phụi phụ gia điều chỉnh được định lượng để cho vào máy sấy-nghiền Hệ thống này có thể là máy sấy-nghiền bi liên hợp hoặc máy sấy-nghiền đứng liên hợp Hỗn hợp được nghiền mịn đồng thời tăng độ đồng nhất của hỗn hợp phối liệu Bột liệu đạt độ mịn được vận

chuyển lên silo chứa

Đối với “công nghệ sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt”, đá vôi, đất sét

và phụ gia được nghiền trong máy nghiền bi thành bùn nhão, sau đó mới được bơm sang

bể chứa Tại đây dung dịch được kiểm tra, điều chỉnh thành phần, đồng thời được khuấy trộn để chống lắng và tăng độ đồng đều

Độ mịn của hỗn hợp phối liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nung luyện

và chất lượng clinker Độ mịn của hỗn hợp phối liệu càng cao, bề mặt tiếp xúc giữa các cấu tử nguyên liệu càng lớn, quá trình hoá lý xảy ra khi nung càng nhanh, chất lượng clinker càng cao Độ mịn của phối liệu cao cũng đồng nghĩa với việc tiêu tốn năng lượng nghiền lớn

2.2.3 Nung clinker

Quá trình nung clinker sử dụng năng lượng nhiệt để làm các khoáng trong

hỗn hợp phối liệu nóng chảy một phần, phản ứng và kết khối tạo thành clinker tại nhiệt

độ 1400-1450oC Trong quá trình nung nóng và làm nguội clinker, các quá trình hoá lý được diễn ra có lúc nối tiếp nhau, có lúc đồng thời chứ không tách biệt

Có thể tạm chia quá trình nung clinker thành các quá trình riêng rẽ sau:

- Sấy hỗn hợp phối liệu (mất nước lý học)

- Dehydrat hoá khoáng sét (mất nước hoá học)

- Phân huỷ CaCO3 và MgCO3 (decarbonat)

- Phản ứng trong pha rắn (phản ứng toả nhiệt)

- Phản ứng khi có mặt pha lỏng nóng chảy (phản ứng kết khối)

- Quá trình kết tinh khi làm nguội

Clinker có thể được nung trong lò quay (công nghệ lò quay ướt hoặc khô) và

lò đứng như được trình bày ở trên

2.2.4 Làm nguội clinker

Để tăng cường chất lượng clinker, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận

chuyển, lưu trữ và nghiền tiếp theo, quá trình làm nguội clinker được thực

hiện nhằm giảm nhiệt độ clinker, thu hồi nhiệt dư bằng cách hoàn lưu một

phần nhiệt của không khí nóng để nâng cao hiệu suất nhiệt của hệ thống

nung

Trang 16

Clinker được làm mát bằng không khí tới nhiệt độ 100 – 200oC trong bộ phận làm lạnh clinker Khí nóng thu hồi được sử dụng làm khí cháy thứ cấp trong lò nung Thiết bị làm nguội clinker có những dạng cơ bản sau:

- Dạng tháp đứng (trong công nghệ lò đứng)

- Dạng lò quay con

- Dạng lò vệ tinh (hay lò hành tinh)

- Dạng ghi làm lạnh

Nhà máy xi măng Hà Tiên sử dụng thiết bị ghi làm lạnh để làm nguội clinker:

Thiết bị ghi làm lạnh: được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện đại với hiệu suất cao

và có thể điều chỉnh tốc độ làm lạnh hợp lý Clinker trên sàn ghi làm lạnh, chuyển động theo phương thức chuyển động song song, đẩy dồn clinker từ đầu nóng đến đầu nguội Với thiết bị ghi làm lạnh, clinker được làm lạnh nhanh bằng phương thức làm lạnh cưỡngbức, nhờ quạt cao áp và trung áp; đồng thời có thể thiết kế phân cấp nhiều lần theo chiều rộng sàn ghi Thiết bị ghi làm lạnh thích hợp cho mọi loại công suất lò (thường lớn hơn

1200 tấn clinker/ngày) Một ưu điểm nổi bật của thiết bị ghi làm lạnh là có thể tận dụng nhiệt khí thải sau quá trình làm lạnh clinker, hồi lưu sử dụng cho tháp trao đổi nhiệt, nhằm giảm thấp tối đa nhiệt lượng tiêu tốn riêng cho quá trình nung clinker Thiết bị ghi làm lạnh có các dạng sàn ghi nằm ngang, nghiêng và liên hợp

2.2.5 Ủ clinker

Clinker sau khi ra khỏi lò nung được ủ 10 – 15 ngày nhằm mục đích làm nguội

clinker đến nhiệt độ thường, đảm bảo hiệu quả đập nghiền trong máy nghiền

2.2.6 Nghiền xi măng

Clinker, thạch cao và phụ gia (nếu có) được định lượng và cấp vào máy

nghiền xi măng để nghiền mịn Xi măng sau nghiền có độ mịn nhỏ hơn 10%

còn lại trên sàng 0,09 mm và blaine lớn hơn 2800 cm2/g

Xi măng càng được nghiền mịn thì càng tăng diện tích bề mặt và tăng khả

năng thủy hóa Tuy nhiên, nếu xi măng nghiền quá mịn sẽ dẫn đến một số hệ

quả như giảm năng suất của máy nghiền, tăng tiêu hao điện năng, khó đóng

bao Việc nghiền quá mịn xi măng còn làm giảm hoạt tính, giảm độ bền vững của bê tông

Clinker sau ủ được nghiền trong máy nghiền cùng với một lượng đá thạch cao (3 – 5%) để điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng Máy nghiền có thể là loại máy nghiền

bi nhiều ngăn làm việc theo chu trình kín hoặc máy nghiền đứng con lăn Để cải thiện một số tính chất và tăng sản lượng của xi măng, trong quá trình nghiền còn bổ sung một lượng phụ gia khoáng và phụ gia công nghệ Các loại phụ gia khoáng có thể nghiền chung với clinker, cũng có thể nghiền riêng sau đó trộn chung vào Quá trình nghiền

Trang 17

không cho phép nghiền clinker nóng vì sản phẩm thu được có nhiệt độ quá cao làm giảm năng suất nghiền, ảnh hưởng đến các chi tiết thiết bị trong máy nghiền Ngoài ra, khi nghiền clinker nóng, đá thạch cao có thể bị dehydrat hoá ngay trong quá trình nghiền, làm giảm tác dụng điều chỉnh tốc độ đông kết của xi măng Xi măng bột từ máy nghiền rathường có nhiệt độ từ 80 – 1300C, cũng có khi cao hơn Xi măng được tiếp tục được vận chuyên lên các silô chứa.

2.2.7 Đóng bao

Xi măng bột từ các silô chứa được tháo xuống các thiết bị vận chuyển như vít tải, băng tải, gầu nâng, đổ xuống hệ thống sàng rung, nhằm loại bỏ những vật lạ, tiếp tục rơi xuống két chứa trung gian, cấp xi măng cho máy đóng bao

Xi măng sau khi được đóng bao đủ khối lượng, tự động rơi xuống băng tải

vận chuyển về kho chứa xi măng bao

2.3 Khái quát về hiện trạng môi trường

Quá trình sản xuất xi mãng tiêu thụ nhiều tài nguyên, sử dụng nhiều nãng

lýợng, phát sinh nhiều chất thải gây các tác ðộng tới môi trýờng Các tác

ðộng môi trýờng của công nghiệp xi mãng có thể chia thanh hai nhóm cõ bản:

- Các tác động từ quá trình khai thác nguyên liệu thô

- Các tác động từ quá trình sản xuất clinker và xi mãng

Các tác động này phụ thuộc vào nguyên liệu thô, nhiên liệu sử dụng cũng như công nghệ, thiết bị sản xuất và trình độ quản lý sản xuất tại nhà máy Các chất thải phát thải từ quá trình sản xuất xi măng chủ yếu là khí thải, ngoài ra có lượng nước thải và chất thải rắn không đáng kể

2.3.1 Phát khí thải

Phát thải bụi, và khí thải bao gồm khí thải NOx và SOx, ngoài ra còn phải kể

đến các phát thải CO2, CO, amoniac, HCl, hơi kim loại nặng và VOCs (các

hợp chất hữu cơ bay hơi) là các vấn đề môi trường chính được quan tâm

trong quá trình sản xuất xi măng Các phát thải này đều có tác động tiêu cực

tới môi trường

2.3.2 Nước thải

Đối với các nhà máy xi măng sử dụng công nghệ lò quay phương pháp khô, nước sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng thường chỉ dùng cho mục đích làm mát Trong quátrình sản xuất xi măng, một phần nước bị bay hơi và phần còn lại thì tuần hoàn sử dụng lại Nước thải không phải là vấn đề môi trường đáng quan tâm của một nhà máy sản xuất

xi măng sử dụng công nghệ này Đối với nhà máy sử dụng phương pháp ướt hoặc xử lý bụi bằng phương pháp rửa khí (lọc bụi ướt) thì nước thải cần lưu tâm hơn

Trang 18

2.3.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn trong nhà máy xi măng bao gồm bụi, cặn thu được từ thiết bị làm sạch khí chứa kiềm cao và có thể chứa lượng nhỏ các tạp chất như kim loại nằm trong thành phần của nguyên liệu Ngoài ra còn lượng bụi tách ra từ hệ thống lò nung có thể chứa kiềm, sunfat và clo cao – như bụi lọc – trong vài trường hợp không thể tuần hoàn vào quátrình sản xuất Thông thường, toàn bộ bụi lò được quay lại quá trình sản xuất, nhưng trong một số trường hợp, một phần bị loại ra và thải bỏ Với cả hai loại bụi, cần có sự xử

lý và thải bỏ đặc biệt để tránh làm ô nhiễm đất và nguồn nước Ngoài ra còn chất thải rắn

từ bao bì nguyên liệu, bao xi măng thành phẩm hỏng với lượng không lớn Các chất thải này thường được Công ty Môi trường thu gom vận chuyển và thải bỏ

2.4 Lựa chọn công đoạn làm sản xuất sạch hơn

“Công đoạn sản xuất clinker”

Trong công đoạn sản xuất clinker diễn ra các quá trình như: nung cliker,làm nguội,ủ clinker…

Quá trình sản xuất clinker chiếm khoảng 70-80% tổng năng lượng tiêu thụ để sản xuất

xi măng

Quá trình nung cliker diễn ra rất phức tạp,nếu cách nun không đúng yêu cầu kỹ

thuật ,nguyên liệu quá nhiều  hao phí nguyên liệu,sản phẩm không đạt yêu cầu,thất thoát gây tác động lớn tới môi trường…

Quá trình làm lạnh cliker sẽ không tránh khỏi sự thoát hơi nước nếu không quản lý chặc chẽ  ảnh hưởng tối môi trường làm việc của công nhân(khí thải),và làm thất thoát,hao phí lượng nguyên liệu sau khi nung

Quá trình ủ Clinker khi không được thực hiện đúng kỹ thuật thất thoát một lượng lớn nguyên liệu,rò rỉ nước thải

Ngoài ra quá trình tạo Clinker con gây tổn thất lớn về nguồn điện được sử dụng để vận hành máy móc thiết bị,gây tiếng ồn lớn

Trang 19

Hơi nước ,điện, than Bụi, nhiệt

Điện, dầu Các khoáng oxit, nhiệt

Phụ gia, Nhiệt thải,.

Nhiệt khí CO2, các oxit mới

Nhiệt các oxit mới C3A, C4AF, C2S

C3A, C4AF

Ghi làm lạnh sản phẩm đã làm nguộiĐiện -Nước nước rò rỉ, nhiệt

3.2.2.Cân định lượng cấp liệu lò

Sấy,nung nóng phối liệu

Phân hủy sét tạo các oxit hoạt

Trang 20

Nếu một lò nung được cấp liệu bởi một hệ thống cân định lượng chính xác thì ngườivận hành sẽ biết được một lượng liệu chính xác được cấp vào lò và từ đó sử dụng than,gió và tốc độ lò cho phù hợp, từ đó giữ được ổn định nhiệt độ tháp cũng như dòng lònung Nếu hệ thống cân được hỗ trợ hiệu chuẩn Online, thi thoảng người vận hành chạyhiệu chuẩn Online để kiểm tra độ chính xác của cân và tự động hiệu chuẩn lại cân Nếu

hệ thống cân chính xác sẽ giúp cho việc kiểm tra tiêu hao nguyên nhiên liệu trong quátrình sản xuất Clinker

3.2.3.Quá trình nung clinker trong lò quay

Khi lò quay hoạt động, dòng khí nóng từ ngọn lửa của nhiên liệu cháy được phun từ phía đầu thấp của lò, chuyển vận từ đầu thấp lên đầu cao Còn phối liệu được cấp vào phía đầu cao của lò, chuyển vận dần xuống phía đầu thấp, ngược chiều với dòng khí nóng

Trong quá trình vận chuyển , phối liệu sẽ được đưa qua các vùng có nhiệt độ khác nhau phân bố dọc theo chiều dài của lò ( được gọi là các Zôn), thực hiện các giai đoạn chuyển biến hóa lý để chuyển hóa thành các clinker xi măng:

 Các diễn biến hóa lý chủ yếu của quá trình nung luyện clinker như sau :

 Zôn sấy ( 70-1000C) : nước liên kết cơ học bốc hơi, phối liệu được sấy khô hoàn toàn

 Zôn đốt nóng (450-5000C): các chất hữu cơ cháy, bốc hơi, nước liên kết hóa học trong các khoáng tinh thể ngậm nước như caolit bị tách ra, bốc hơi

Al2O3 .2SiO2 2H2O  Al2O3 .2SiO2 + 2H2O Caolinit Metacaolinit

Zôn phân hủy hay zôn tỏa nhiệt ( 500-10000C): đất sét và đá vôi phân hủy, tạo ra cácsản phẩm trung gian và oxit mới sinh :

Al2O3 .2SiO2 Al2O3 .SiO2 + 2SiO2

CaCO3→ CaO + CO2

Trang 21

Đồng thời bắt đầu có phản ứng pha rắn giữa các oxit mới sinh tạo ra khoáng C3A,

Ở 13000C xuất hiện pha lỏng nóng chảy từ hỗn hợp có thành phần Eutecty hệ slicat kiềm- kiềm thổ, hòa tan thêm các khoáng dễ cháy như C3A,C4AF

Nhờ có mặt pha lỏng, quá trình kết khối pha rắn được xúc tiến mạnh Ở 14000C pha lỏng tăng lên về lượng và giảm độ nhớt, hòa tan các khoáng C2S và CaO tự do Từ pha lỏng nóng chảy này, khoáng C3S là khoáng quan trọng nhất của xi măng Pooclang được tạo ra Lượng C3S tạo được phụ thuộc vào lượng pha lỏng, thành phần hóa học của pha lỏng

Ở giai đoạn cuối của Zôn kết khối, khi nhiệt độ giảm xuống 10000C các khoáng

C3A,C4AF, C2S kết tinh lại từ pha lỏng nóng chảy

 Nguyên liệu đầu vào:

 Nhiên liệu than : dùng để sấy, nung ; yêu cầu chất lượng than cung cấp cho lò nung phải đạt độ mịn ổn định để than cháy hết và dễ bắt cháy, than phải ổn định độ ẩm(<0.5%)

để đề phòng nổ than trong lò silo chứa than mịn, ổn định nhiệt năng để vận hành lò đốt và

ổn định chất lượng clinker Nhiên liệu sử dụng là dưới 750 kCal/kg clinker

 Năng lượng điện cho lò nung : Điện sử dụng cho lò nung chủ yếu cung cấp cho các thiết bị như quạt, động cơ lò, làm nguội và vận chuyển nguyên liệu lên tháp gia nhiệt Giátrị tiêu thụ điện năng tối ưu trong sản xuất clinker là khoảng 22.5 kWh/tấn clinker

 Nguyên liệu đầu ra:

Dòng thải : Quá trình nung clinker phát sinh lượng khí thải nhiều nhất như :

Khí NOx : là hệ quả không tránh được của quá trình cháy nhiệt độ cao, với một phần nhỏ là do thành phần của nhiên liệu và nguyên liệu

Trang 22

Khí SO2: là do lưu huỳnh trong nguyên liệu thô và nhiên liệu tham gia quá trình cháy trong lò nung Lưu huỳnh trong nguyên liệu thô như sunfua( hoặc hợp chất lưu huỳnh hữu cơ ) ở nhiệt độ thấp ( Vd 400-600 0C) và có thể dẫn đến phát thải khí SO2 đáng kể trong ống khói.

Phát thải hydrocacbon và CO: có thể gia tăng do lượng hợp chất hữu cơ trong nguyên liệu tự nhiên Metan là yếu tố chính góp phần gây phát thải hydro cacbon

Phát thải CO2: CO2 thải ra trong quá trình chuyển hóa canxi cacbonat của nguyên liệu thành canxi oxit và quá trình cháy cacbon hữu cơ có trong nguyên liệu thô Ngoài ra quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch cũng phát sinh CO2

 Các loại khí này làm tăng hiệu ứng nhà kính , các khí độc gây một số bệnh, bụi gây bệnh đường hô hấp cho người lao động và dân cư lân cận, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

3.2.4.Làm nguội clinker

Mục tiêu của công đoạn nay là làm tăng hoạt tính của các khoáng clinker, thu hồi nhiệt thải để cấp khí nóng cho vòi đốt calciner và máy nghiền than, cũng như tải clinker đến máy đập nhỏ rồi đưa lên đổ vào 1 silô hoặc các silô chứa.Nguyên lý làm việc của ghi làm nguội clinker : Clinker từ phễu rót clinker xuống trải rộng khắp trên diện tích ghi với chiều dày 250-350 mm Ghi thép chịu nhiệt được lắp thành hàng ngang buồng máy hình

lò tunel, cứ một hàng ghi tĩnh xen một hàng ghi động Chức năng của hàng ghi động là tải clinker đi dọc theo lò tunel về phía trước Chức năng của hàng ghi tĩnh là cho không khí lạnh từ các quạt áp lực chui qua các khe hở cửa ghi quạt mát và lấy nhiệt lớp clinker rồi thoát ra theo đường thu hồi khí nóng đến cấp cho vòi phun của buồng phân hủy

cacbonat Nhiệt độ của clinker ra khỏi máy làm lạnh hiện nay đạt được 650C trên nhiệt độmôi trường

Trong giai đoạn làm nguội clinker nguồn phát thải chủ yếu là bụi và nhiệt thải , điện được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị trong hệ thống ghi làm nguội

Trang 23

khí tạo thành Ca(OH)2, tạo cho xi măng ổn định thể tích trong quá trình đóng rắn sau này cũng như clinker giòn, dễ nghiền hơn Người ta cũng có thể phun nước dạng sương mù

để tăng hiệu quả làm lạnh, rút ngắn thời gian ủ

3.3 Cân bằng vật liệu

3.3.1.Bảng Cân bằng vật liệu cho công đoạn sản xuất sạch hơn cho 1 tháng sản xuất

của nhà máy

Công đoạn

Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra Dòng thải

phối liệu ( mất

nước lý học )

Phối liệu 130133

tấn

Phốiliệu

124083

6050 tấn

Dầu

DO 13727 lít

thất thoát nhiệt

Trang 24

278741

55748 kwh nhiệt hao phí

tấn Phối liệu

117062

7021 tấn

Điện

253401

50680 kwh nhiệt hao phíDầu

tấn Phôí liệu

116542

Ngày đăng: 06/09/2016, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w