1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG: HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ ĐÔNG ANH HÀ NỘI

49 780 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 897,62 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN CỦA XÃ KIM NỖ 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.2. Khí hậu, thủy văn 1.1.3. Địa hình, đất đai thổ nhưỡng 1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ KIM NỖ 1.2.1. Dân số, lao động 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Kim Nỗ 1.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI XÃ KIM NỖ 1.3.1. Sản xuất nông nghiệp 1.3.2. Hoạt động phát triển các nghành nghề, dịch vụ, thương mại 1.3.3. Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.4. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1.4.1. Nguồn gốc phát sinh 1.4.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 1.4.3. Thành phần của rác thải phát sinh 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ 2.1. PHÁT SINH CHẤT THẢI SINH HOAT 2.2.KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ 2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ 2.5. THÁI ĐỘ CỦA NHÀ QUẢN LÝ, CÔNG NHÂN THU GOM VÀ HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ 3.1. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI 3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG 4.1. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ 4.2. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Phụ lục 1 Phụ lục 2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG

ĐỀ TÀI :

HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI

SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ - ĐÔNG ANH- HÀ NỘI

Giáo viên hương dẫn : ThS Vũ Văn Danh

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN CỦA XÃ KIM NỖ 1.1.1 Vị trí địa lý

1.1.2 Khí hậu, thủy văn

1.1.3 Địa hình, đất đai thổ nhưỡng

1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ KIM NỖ

1.2.1 Dân số, lao động

1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Kim Nỗ

1.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI XÃ KIM NỖ

1.3.1 Sản xuất nông nghiệp

1.3.2 Hoạt động phát triển các nghành nghề, dịch vụ, thương mại

1.3.3 Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

1.4 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT

1.4.1 Nguồn gốc phát sinh

1.4.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

1.4.3 Thành phần của rác thải phát sinh

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ

2.1 PHÁT SINH CHẤT THẢI SINH HOAT

2.2.KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH

Trang 3

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ

2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ

LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ

2.5 THÁI ĐỘ CỦA NHÀ QUẢN LÝ, CÔNG NHÂN THU GOM VÀ HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ

3.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI

CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KINH

TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

4.1 HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ

4.2 HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Trang 4

MỞ ĐẦU

Điều 1 - Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ghi rõ: “Môi trường baogồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiờn nhiờn”

Qua định nghĩa trên ta thấy được môi trường có vai trò rất quan trọng vàảnh hưởng trực tiếp tới con người Vì vậy, bảo vệ môi trường là việc được toàncầu quan tâm và là vấn đề cấp bách Ngày nay, việc phát triển kinh tế và sự giatăng dân số đã làm chất lượng môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏichúng ta phải có những biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể và kịp thời Bảo vệmôi trường không chỉ là việc của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm củatoàn thể cộng đồng Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

và gìn giữ cho sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai

Một trong những vấn đề nan giải nhất của Việt Nam hiện nay là công tácquản lý rác thải Dân số tăng nhanh, tập trung phần lớn tại các đô thị dẫn đếnviệc đô thị hóa tăng mạnh, nhu cầu của người dân được cải thiện cũng đồngnghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng và thay đổi liên tục Trong quá trìnhsinh hoạt, một khối lượng chất thải khổng lồ chưa qua xử lý hoặc xử lý thô sơđược con người ném vào môi trường gây ô nhiễm Vì vậy, phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội luôn đi đôi với việc quan tâm tới vấn đề rác thải, góp phần cảithiện môi trường sống trong sạch, lành mạnh

Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, thành phố

Hà Nội nói chung và xã Kim Nỗ huyện Đông Anh nói riêng cũng đang pháttriển mãnh mẽ, sự chuyển mình đó tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống ngườidân được nâng cao Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó xuất hiện nhiều vấn đềđáng quan tâm như: Nước thải chưa qua xử lý, khói bụi, rác thải nói chungTrong đó, phải kể đến là lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều nếu không

có biện pháp thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tớiđời sống, sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn

Trang 5

Trước những vấn đề nói trên và được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình củathầy Vũ Văn Doanh – giảng viên khoa môi trường – trường Đại học TàiNguyên và Môi Trường Hà Nội, đề tài :” thực trạng thu gom và công tác quản

lý rác thải sinh hoạt ở xã Kim Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội “ đượcnghiên cứu ,thực hiện nhằm góp phần nâng cao hoạt đông quản lý chất thải rắn, hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra tại xã Kim Nỗ,huện Đông Anh, thành phố Hà Nội Hy vọng rằng, nếu áp dụng thành công sẽ

là mô hình cho các địa phương khác ứng dụng và làm theo Mục tiêu chung là

để có” Một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp – Gần gũi với môi trường” Vì vậy

đề tài mang tính thực tiến và cần thiết rất cao

- Đánh giá được hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực xã Kim Nỗ

- Về khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận, phương pháp khoa học, các tiêu chí góp phần xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn quy mô cấp xã, từ đó nêu ra các kiến nghị, giải pháp ký thuật, công nghệ và cơ chế chính sách hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã , thị trấn trong huyện Đông Anh nói riêng và các địa bàn khác nói chung

Trang 6

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ KIM NỖ - ĐÔNG ANH – HÀ NỘI

- Phía Bắc giáp xã Nam Hồng và xã Vân Nội;

- Phía Nam giáp xã Hải Bối;

- Phía Đông giáp các xã Vân Nội và Vĩnh Ngọc;

- Phía Tây giáp xã Kim Chung

Hiện nay Kim Nỗ là một trong sáu xã của khu vực được Chính Phủ quy hoạch nằm trong khu đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì Những năm vừa qua Kim Nỗ luôn tiếp nhận các dự án thu hồi đất GPMB để xây dựng cơ sở hạ tầng Đô thị bắc Thăng Long- Vân Trì

Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí và diện tích tự nhiên xã Kim Nỗ

Trang 7

Diện tích tự nhiên của xã Kim Nỗ khoảng 656,65 ha, diện tích đất nông

nghiệp là ha, dân số xã là 12.272 người trên dịa bàn xã có tuyến đường 5 kéo dài, đường 6 cây, giao thông vô cùng thuận lợi nối thông các xã , các huyện khác trong khu vực Hà Nội Vì thế Kim Nỗ có điều kiện tốt để phát triển kinh

tế - xã hội, giao lưu buôn bán , trao đổi hàng hóa

1.1.2 Khí hậu , thủy văn

Khu vực xã Kim Nỗ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ

- Mùa hè nhiệt độ bình quân 28 – 30 độ, ngày nóng nhất có nhiệt độ lên tới 36-38 độ

- Mùa đông khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình khoảng 15-17 độ, có những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ, gây ra chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm

- Lượng mưa:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là

1600 – 1800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1300 mm Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven sông Đáy gây thiệt hại cho mùa màng

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh

- - Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80% Tổng lượng nước bốc hơi cảnăm 700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 – 6

- - Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1700 – 1800 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1500 giờ

Trang 8

Biểu đồ diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Đông Anh

Trên địa bàn có sông Thiếp chảy qua có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô, ngoài ra còn có trạm bơm và hệ thống kênh mương thường xuyên được tu bổ phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp

1.1.3 Địa hình, đất đai thổ nhưỡng

Khu vực xã Kim Nỗ có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, có độ dốc trung bình từ 2-4 độ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

b Đất đai thổ nhưỡng

Đất ở xã Kim Nỗ chủ yếu là đất phù sa, có độ phì nhiều cao thích hợp với nhiều loại cây trồng , đặc biệt là cây lương thực, cây rau ,đậu,cây ăn quả

1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của xã Kim Nỗ vào dạng ít tiềm năng, không có nhiều tài nguyên điển hình

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ KIM NỖ

1.2.1 Dân số, lao động

Trang 9

Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số xã Kim Nỗ vào khoảng 12.272 người, với 2.894 hộ gia đình, tỷ lệ dân số gia tăng tự nhiên của xã là 1,03% được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.1: Dân số tại khu vực Xã Kim Nỗ

- Tổng số lao động của xã Kim Nỗ trong độ tuổi 18-55 là 5,256 người

- Thành phần lao động : lao động làm việc trong lĩnh vực nông ,lâm nghiệp 1378 người, chiếm 34.5% lực lượng lao động toàn xã Còn lại là

65.5% lao động làm việc trong lĩnh vực TTCN ( tiểu thủ công nghiệp), dịch vụthương mại, công chức , viên chức Nhà nước

1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

a Đất nông nghiệp

Xã có diện tích đất nông nghiệp là 517.65 ha Chiếm 73,68 tổng diện tích đất

tự nhiên, trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa 327,90 ha , chiếm 46,68% dất nông nghiệp

- Đất sản xuất các cây hoa màu khác , cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao còn thấp

- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích khoảng 90,53% , chiếm 12.89% dienj tích nông nghiệp Đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho các

hộ nuôi trồng

b Đất phi nông nghiệp

- Diện tích của xã Kim Nỗ khoảng 69,13 ha, chiếm 9.84% diện tích tự nhiên

- Diện tích đất chuyên dùng 97.01 ha , chiếm 13,8% tổng diện tích đất tự nhiên

1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Kim Nỗ.

Trang 10

+ Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các

xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm Hiện tai đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện

Trang 11

1.3 Thực trạng phát triển kinh tế tại xã Kim Nỗ

1.3.1 Sản xuất nông nghiệp

Năm 2013, sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt 98 tỷ đồng, tăng 34,38 % so vớinăm 2012

- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 7,197 tấn (trong đó thóc 6.933 tấn), bình quân lương thực đạt 51kg/người Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng đạt 8,4 triệu đồng

- Chăn nuôi: So với năm 2013 thì hiện tại đàn trâu có 90 con, giảm 21,57%, đàn bò 509 con, giảm 11,85% và đàn lợn 21.412 con tăng 10,15%, đàn gia cầmtổng số có 95.800 con tăng 43,3%

- Công tác chuyển đổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong đó có 23,5

ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá)

1.3.2 Hoạt động phát triển các ngành nghề , dịch vụ, thương mại

Ngành dịch vụ thương mại trong huyện tăng mạnh và phát triển rộng khắp trênđịa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp

khá phát triển Giá trị dịch vụ thương mại năm 2014 thực hiện 36 tỷ đồng, tăng

8,89 % so với năm 2013

1.3.3 Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng đạt 123 tỷ đồng tăng 4,07 % so với năm 2013

- Xã có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt động của các làng nghề truyền thống đãgóp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp

- Xây dựng cơ bản thực hiện đạt 45 tỷ đồng, trong đó các công trình xây dựng thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn huyện đạt 7,428 tỷ đồng, các công trình dân sinh 7,572 tỷ đồng

1.4 TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT

1.4.1 Nguồn phát sinh

Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăngdân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các

Trang 12

đô thị và các vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thảibao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)

- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trìnhcông cộng

- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng

- Từ các làng nghề v v…

Trang 13

Hình1.2 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

1.4.2 Phân loại rác thải sinh hoạt

Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các cáchsau:

- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thảingoài nhà, rác thải trên đường, chợ…

- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo cácthành phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn,cao su, chất dẻo…

- Theo mức độ nguy hại:

+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,rác thải sịnh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, độngvật và gây nguy hại tới môi trường Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủyếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp

+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất

và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thànhphần

Trang 14

1.4.3 Thành phần của chất thải sinh hoạt

Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chấttiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Thông thường thànhphần của rác thải bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy,catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…

Bảng 1.3 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số vùng năm 2000

(tính theo % trọng lượng)

Nguyên

Đà Nẵng

Hạ Long

Trang 15

bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp vàthể tích của bãi rác giảm xuống Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãirác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.

Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở cácnước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trườngmột cách nghiêm ngặt Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấmdứt ở các nước đang phát triển

Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nướcngầm và nguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủcác lớp chống thấm bằng màn địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kếkhu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việc thu khí ga

để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích[8]

- Ưu điểm của phương pháp:

+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải

+ Chi phí vận hành bãi rác thấp

- Nhược điểm của phương pháp:

+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn

+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh

+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao

+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn

1.5.2 Phương pháp đốt rác

Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải chokhâu xử lý cuối cùng Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiềuchỉ còn khoảng 10 % so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25%hoặc thấp hơn so với ban đầu Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thugom và giảm nhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thờicũng dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần Tuy nhiên phươngpháp đốt rác sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh, đồng

Trang 16

thời làm mất mỹ quan đô thị, vì vậy phương pháp này chii dùng tại các địaphương nhỏ, có mật độ dân số thấp.

Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí

để đốt một tấn rác cao hơn gấp 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ởcác quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việcthu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội toàn dân Tuy nhiênviệc đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễsinh khí dioxin nếu không giải quyết tốt việc xử lý khói Năng lượng phát sinhkhi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệnhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thảitốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra

Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàngloạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốtrác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh việnhoặc rác thải công nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được[8]

1.5.3 Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ đểhình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa họctạo môi trường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là mộtphương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang pháttriển trong đó có Việt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếmkhí mùn hoặc hoạt chất mùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi,không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ Để đạt mức độ ổn định như lênmen, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ Trong quátrình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten Quátrình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử

lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra thườngxuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ.Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thối rữa Sản

Trang 17

Rác

thải

Phễu nạp rác

Băng tải rác

Phân loại

Máy

ép rác

Băng tải thải vật liệu

phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,xenlulo, sợi…

Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảođịnh kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất cóhiệu quả, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súccho ta chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt choviệc cải tạo đất

1.5.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trungthu gom vào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trênbăng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon,giấy, thủy tinh, nhựa… được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ đượcbăng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảmtối đa thể tích khối rác và tạo thành cac kiện với tỷ số nén rất cao

Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặcsan lấp các vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát Trên diện tíchnày có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, cáccông trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khuvực xử lý rác

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện

Trang 18

1.5.5 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex

Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ (2/1996) Côngnghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩmphục vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nôngnghiệp hữu ích

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa

và sử dụng áp lực lớn để nén, định hình các sản phẩm

Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển

về nhà máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưađến các thiết bị trộn bằng băng tải Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng,các phản ứng trung hòa và khử độc thực hiện trong bồn Sau đó chất thải lỏng

từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn: chất lỏng và rác thải kết dínhvới nhau sau khi cho thêm thành phần polime hóa vào Sản phẩm ở dạng bộtướt được chuyển đến máy ép cho ra sản phẩm mới Các sản phẩm này bền, antoàn với môi trường [8]

Hình1.5 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex

Trang 19

1.5.6 Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin

Ban đầu rác thải được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệthống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại Tiếp đến,băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói Rác tiếptục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuốngsàng lồng

Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô

cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt Trong quá trình vậnchuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằmkhử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại Sau

đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày Buồng ủ cóchứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vikhuẩn Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền vàsàng Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất

và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học Phân dướisàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày

Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ thống

xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín Phế thảitrơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch Sản phẩm thu được

ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt,phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lựccao Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn,cốp pha

Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin(chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh Loại phân nàyhiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/ kg

Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làmcho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ visinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho côngnghiệp Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo

về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường Với công nghệ seraphin, Việt Nam cóthể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mụcđích xã hội tốt đẹp hơn

Trang 20

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH

HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ 2.1 PHÁT SINH CHẤT THẢI SINH HOẠT

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn xã được thể hiện ở bảng

Bảng 2.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã Kim Nỗ

Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất

(8,98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic

Trang 21

2.2 KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của xã thải ra

lượng rác là 0,63 kg/người/ngày Như vậy với tổng số dân là 12.272 người thìlượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị trấn khoảng 7,73tấn/ngày Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khuchợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan, công ty, trường họctrên địa bàn thị trấn Theo số liệu thống kê của UBND xã thì lượng rác thảisinh hoạt phát sinh từ các nguồn này khoảng 2,37 tấn/ngày Như vậy rác thảisinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 6,29 tấn/ngày Vào những ngàynghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thỉa phát sinh lại tănglên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễmmôi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân

Bảng 2.2 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của xã Kim Nỗ

RTSH ( tấn/ngày)

( Nguồn : UBND xã Kim Nỗ và điều tra hộ gia đình)

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI TỪNG THÔN TRONG XÃ KIM NỖ

Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn ở mức thấp Tại đây chưa

có sự quản lý đồng bộ chung cho toàn thị trấn mà từng thôn có sự quản lý riêng Do vậy, không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng

Trang 22

2.3.1 Thực trạng tại thôn Đoài và thôn Thọ Đa

Công tác quản lý rác thải trên địa bàn 2 thôn này đang ở mức rất thấp,mới chỉ dừng lại ở việc thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom rác thải

mà không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như khôngtheo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thôn

Thôn chọn ra địa điểm làm bãi đổ rác, sau đó tiến hành thành lập đội thugom rác của từng thôn Những người thu gom rác là những người dân tự nhậntrách nhiệm thu gom và đăng kí với chính quyền thôn Các ông trưởng thôn sẽxác định ranh giới Và số hộ gia đình trong từng thôn giao cho người thu gomrác phải chịu trách nhiệm thu gom, sau đó các ông trưởng thôn sẽ có tráchnhiệm nhắc nhở, đôn đốc người thu gom hoàn thành công việc của mình nhằmgiữ gìn vệ sinh môi trường trong toàn thôn Do không quản lý lượng rác thảiphát sinh hàng ngày đã dẫn đến việc lựa chọn bãi đổ rác không thích hợp cả vềquy mô lẫn vị trí gây ra những bất cập trong đời sống hàng ngày của người dânnhư: bãi rác nhỏ không đáp ứng được lượng rác thải phát sinh, bãi rác quá gầnkhu vực sinh sống của người dân, gần đường giao thông gây ô nhiễm mùi rấtlớn đặc biệt các ngày có gió lớn Đây chính là mặt yếu kém trong công tácquản lý rác thải tại 2 thôn này

2.3.2 Thực trạng tại thôn Đông

Công tác quản lý rác thải tại thôn Đông đã có sự khác biệt thôn đưa ra quyếtđịnh thành lập đội thu gom gồm 2 người tham gia vào công tác thu gom vớinhững điều khoản thỏa thuận giữa người thu gom và thôn Tại đây, rác thải saukhi thu gom sẽ được đưa đến 1 thùng côngtennơ đặt ở một địa điểm do thôn đãchọn, cách xa khu dân cư Khi rác đầy thùng côngtennơ này thì xe của công tymôi trường đô thị Hà Nội sẽ đến chở đi Do vậy đã theo dõi được lượng rácthải phát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn

Tuy nhiên, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây chưa được chặt chẽ.Theo phản ánh của người dân ở thôn Kim Bài thì người đi thu gom rác thườngxuyên không đi thu gom đúng lịch như thôn đã quy định là 3 lần/tuần, cónhững khi 4 hay 5 ngày mới đi thu gom 1 lần Đây là lỗi do sự quản lý thiếuchặt chẽ của những người có trách nhiệm tại thôn mới để xảy ra hiện tượngnhư trên

Trang 23

Do có sự quản lý tốt và chế độ đãi ngộ đối với người thu gom rác phùhợp nên thị trấn đã quản lý được tần xuất thu gom cũng như lượng rác thảiphát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn Bắc.

2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ

LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ

2.4.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom

a Thiết bị và phương tiện thu gom

+ Thôn Đoài

Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 1 xe bò kéo.Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm

+ Thôn Thọ Đa

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 đôi ủng, 2 mũ, 2

bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xe thu rác chuyên dụng Nhữngtrang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm

Trang 24

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 3 xe chuyên dụng, 2 bộ quần áobảo hộ lao động/năm, 2 đôi găng tay/tháng, 2 đôi ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng

b Thành phần và tiền công thu gom

+ Thôn Đoài

Thôn có 4 người tham gia vào công tác thu gom Toàn thôn được chialàm 4 đội, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom 1 đội Do thôn có dân số đôngnhất, lại có diện tích lớn nên số người tham gia vào công tác thu gom cũngnhiều hơn các thôn khác Trong thôn không có chợ lớn mà chỉ chỉ có chợ nhỏrải rác vì thế rác ở chợ thuộc địa bàn đội nào thì người thu gom ở đội đó cótrách nhiệm thu gom

Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn.Mỗi người thu gom được trả 500 nghìn đồng/tháng

+ Thôn Thọ Đa

Thôn có 2 người tham gia vào công tác thu gom Thôn được chia làmđôi, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom một nửa thôn Chợ trên địa bàn của

ai người đó chịu trách nhiệm thu gom

Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn.Mỗi người thu gom được trả 1 triệu đồng/tháng

Ngày đăng: 06/09/2016, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w