Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu giúp cho tôi trang bị hành trang cho công việc sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang – Bắc Giang, UBND xã Tân Thịnh cùng toàn thể người dân trên địa bàn xã đã cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hào MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số vùng tỉnh, thành phố Error: Reference source not found Bảng 2.2 Thành phần các cấu tử hữu cơ của rác đô thị Error: Reference source not found Bảng 2.3 Phát sinh chất thải rắn đô thị - sinh hoạt ở một số nước Châu Á Error: Reference source not found Bảng 2.4 Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á Error: Reference source not found Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất xã Tân Thịnh năm 2011.Error: Reference source not found Bảng 4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động xã Tân Thịnh giai đoạn 2008-2011.Error: Reference source not found Bảng 4.3 Dự báo dân số nhân khẩu - lao động xã Tân Thịnh giai đoạn 2015-2020 Error: Reference source not found Bảng 4.4 Nguồn phát sinh và khối lượng RTSH trên địa bàn xã Tân Thịnh năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 4.5 Thành phần và tỷ lệ khối lượng RTSH tại xã Tân Thịnh Error: Reference source not found Bảng 4.6 Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ ở 3 khu vực điều traError: Reference source not found Bảng 4.7 Khối lượng RTSH của xã Tân Thịnh giai đoạn 2009 – 2011 Error: Reference source not found Bảng 4.8 Lượng RTSH bình quân theo đầu người ở xã Tân Thịnh Error: Reference source not found Bảng 4.9 Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn xã Tân Thịnh năm 2011……… 43 ii Bảng 4.10 Nhân sự, thiết bị thu gom, vận chuyển và bảo hộ lao động trên địa bàn xã Tân Thịnh 47 Bảng 4.11 Tần suất, thời gian và khối lượng thu gom RTSH.tại xã Tân Thịnh 48 Bảng 4.12 Mức thu phí VSMT tại xã Tân Thịnh 49 Bảng 4.13 Ý kiến của hộ gia đình đối với công tác quản lý RTSH tại xã Tân Thịnh 53 Bảng 4.14 Ý kiến của người dân về công tác thu gom, vận chuyển RTSH tại xã Tân Thịnh 5 5 Bảng 4.15 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh đến năm 2020 57 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Các phương pháp xử lý chất thải Error: Reference source not found Hình 4.1 Tỷ trọng các ngành năm 2005 và 2010 Error: Reference source not found Hình 4.2 Các hình thức xử lý rác thải của người dân xã Tân Thịnh 51 Hình 4.3 Hiệu quả của phương tiện truyền thanh 52 iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CTR CTRSH Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt HĐND Hội đồng nhân dân KHHGĐ RTSH Kế hoạch hóa gia đình Rác thải sinh hoạt TNMT Tài nguyên và môi trường TM-DV Thương mại – dịch vụ TP Thành phố THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường 3R Phân loại rác tại nguồn iv v PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, sự phát triển này không chỉ diễn ra mạnh ở các thành phố và khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyện lân cận. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề toàn cầu, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước đang phát triển khác nữa. Vì thế, nhiều chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác quản lý và xử lý rác thải đã được đề ra nhưng nó vẫn chưa mang lại hiệu quả, chưa đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Tân Thịnh là một xã thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn) và tỉnh lộ 292 chạy qua. Xã có đường giao thông thuận lợi nên các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, huyện lân cận. Dân số trong xã tăng lên, các khu chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến lượng rác thải tăng lên ngày càng nhiều. Thực hiện chủ trương của nhà nước, thời gian gần đây xã Tân Thịnh đã đầu tư cho nhiều hạng mục khác nhau để bảo vệ môi trường, trong đó có vấn đề quản lý và xử lý rác thải. Tuy vậy công tác này cũng đang gặp không ít khó 1 khăn, nhất là vấn đề thu gom và xử lý rác thải còn nhiều mặt hạn chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục đích – Yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.2.2 Yêu cầu - Sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương. - Điều tra thu thập số liệu có liên quan phải chính xác và có độ tin cậy cao. - Đánh giá được đúng hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện của xã Tân Thịnh. 2 PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [10]. 2.1.2 Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt (RTSH) hay chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải rắn có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ và thương mại…[12]. 2.1.3 Quản lý chất thải Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy và thải loại chất thải [10]. 2.1.4 Quản lý môi trường Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức của con người trong quá trình sống, sản xuất - kinh doanh gây tác động xấu đến môi trường để tạo ra được môi trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng [14]. 2.2 Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải sinh hoạt 2.2.1 Nguồn gốc Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải bao gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt). - Từ các trung tâm thương mại: Nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ… 3 - Các cơ quan, công sở: Trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn hóa thể thao…). - Từ các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động xây dựng. - Từ các bệnh viện, trạm y tế v v…[14]. 2.2.2 Phân loại RTSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phầm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả… Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại chất thải sinh hoạt như sau: - Chất thải thực phẩm: Bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này mang bản chất dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ… - Chất thải trực tiếp của động vật: Chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác: Bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp và các loại xỉ than. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que củi, nilon, vỏ bao gói…[12]. 2.2.3 Thành phần Khác với rác thải và phế thải công nghiệp, RTSH là một tập hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH [15]. 4 Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu dùng, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần cơ học Bảng 2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh và thành phố Thành phần ( % ) Hà Nội Hải Phòng TP.HCM Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật 50,27 50,07 62,24 Giấy 2,72 2,82 0,59 Giẻ rách, củi, gỗ 6,27 2,72 4,25 Nhựa, nilon, cao su 0,71 2,02 0,46 Vỏ ốc, xương 1,06 3,69 0,50 Thủy tinh 0,31 0,72 0,02 Rác xây dựng 7,42 0,45 10,04 Kim loại 1,02 0,14 0,27 Tạp chất khó phân hủy 30,21 23,9 15,7 ( Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004) Thông thường thành phần của rác thải bao gồm các hợp phần sau: - Các chất dễ bị phân hủy sinh học: Các thực phẩm thừa, cuộng lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả - Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nilon… - Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành sứ, gạch ngói, vôi vữa khô, sỏi cát, vỏ ốc hến…[15]. Thành phần rác thải nói chung là không ổn định. Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35-40% còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55-65%. Ngoài ra, còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây dựng…) chiếm khoảng 12-15%, phần còn lại là các cấu tử khác [15]. Thành phần hóa học Trong các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro. Bảng 2.2 Thành phần các cấu tử hữu cơ của rác đô thị Cấu tử hữu cơ Thành phần % 5 [...]... nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt - Phạm vi nghiên cứu: Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Thịnh - Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt, thành phần rác thải sinh hoạt, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh - Thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh... Thịnh - Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của xã Tân Thịnh 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan (như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; hiện trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom…) thông qua các cơ quan của UBND huyện Lạng Giang, UBND xã Tân Thịnh... số liệu - Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên - Xử lý số liệu bằng Excel PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tân Thịnh 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Tân Thịnh là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang Với tổng diện tích đất... recycling in Asia, IGES, 2005) 15 2.5.2 Quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới Việc quản lý và xử lý RTSH đang là một thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì lợi ích to lớn đối với sức khỏe cộng đồng Cùng với quá trình nâng cao mức sống, lượng rác thải tạo ra ngày càng nhiều, vấn đề quản lý và xử lý RTSH ở các nước trên thế giới đang... phố và thôn xóm 7 - Một nguyên nhân nữa là giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ 2.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 2.4.1 Khái niệm về xử lý rác thải Xử lý chất thải là dùng các biện pháp. .. nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được (hình 2.2, phụ lục 1) [13] c Phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh. .. hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 2.6.1 Phát sinh rác thải sinh hoạt tại Việt Nam Các đô thị là nguồn phát sinh chính của CTRSH Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng CTRSH của cả nước) Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải. .. dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách [19] 2.6.2 Quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 21 2.6.2.1 Quản lý rác thải tại. .. lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn (hình 2.6, phụ lục 1) [15] 2.5 Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 2.5.1 Sự phát sinh rác thải sinh hoạt trên thế giới Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ... sách báo, mạng internet, 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn - Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình và nhà quản lý về tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương + Điều tra tại 3 khu vực: khu vực các nhà hàng ăn uống, sản xuất kinh doanh dịch vụ; khu vực các cơ . đích - Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt nhằm. thải sinh hoạt gây ra, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang . 1.2. sinh hoạt tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện của xã Tân Thịnh. 2 PHẦN II TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN