- Bây giờ các con cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát gì nhé.. - À, bài hát nói về niềm vui của mọi người nhất là các em nhỏ khi ngày tết sắp đến vì được mặc quần áo đẹp, đượ
Trang 1KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ điểm : Tết và mùa xuân
Đề tài : Dạy vận động “Sắp đến tết rồi”
Nghe hát : Ngày tết quê em
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ
Thời gian : 20 - 25 phút
Người dạy :
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài hát
- Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát
2 Kĩ năng:
- Trẻ hát diễn cảm bài hát, đúng lời, rõ lời, nhịp điệu với giọng điệu vui tươi
- Trẻ vận động theo lời ca của bài hát
- Rèn khả năng nghe nhạc, trí nhớ, ngôn ngữ của trẻ
3 Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ học
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Giáo dục trẻ: yêu ngày tết cổ truyền của dân tộc
- Lòng yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ
II CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh ngày tết, cành đào nhỏ
- Nhạc “Sắp đến tết rồi”, “Ngày tết quê em”
III CÁCH TIẾN HÀNH:
Trang 2Tên hoạt động HĐ của cô HĐ của trẻ
1 Ổn định tổ chức,
gây hứng thú
- Các con ơi, hôm nay chúng mình xem cô mang đến cho chúng mình bức tranh gì nhé!
Cô đưa tranh hoa đào, hoa mai
- Bức tranh nói về hoa gì?
- Thế hoa đào, hoa mai thường có vào ngày gì?
- À, đúng rồi vậy là còn ít thời gian nữa thôi
là chúng mình đón tết nguyên đán rồi phải không nào?
2 Dạy vận động theo
nhịp
* Ôn lại bài hát Đàm
thoại về bài hát.
- Bây giờ các con cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát gì nhé!
Cô mở nhạc bài “Sắp đến tết rồi” của tác giả Hoàng Vân
- Đó là bài hát gì?
- Của ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- À, bài hát nói về niềm vui của mọi người nhất là các em nhỏ khi ngày tết sắp đến vì được mặc quần áo đẹp, được bố mẹ dẫn đi chơi, đi chúc tết ông bà, được mừng tuổi
- Các con có thích tết không nào?
- Vậy các con cùng cô hát lại bài hát “Sắp đến tết rồi” nhé
Cô và trẻ hát lại 2 - 3 lần
* Dạy vận động: - Cô khen cả lớp mình hát rất hay nhưng để
bài hát được phong phú hơn cô sẽ hướng dẫn chúng mình vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé!
- Các con chú ý quan sát cô làm mẫu
- Cô làm mẫu 1 - 2 lần (vừa làm, vừa phân
Trang 3Cô cho cả lớp làm theo, cùng hát cùng vỗ tay (cô chú ý sửa sai cho trẻ chưa thực hiện được)
+ Cô cho tổ - nhóm (trai, gái) thực hiện + Cá nhân trẻ thực hiện
Cô chú ý sửa sai cho từng trẻ
3 Nghe hát “Ngày
tết quê em”
- Cô khen lớp mình hôm nay học rất ngoan
cô sẽ thưởng cho các con một bài hát có tên
là “Ngày tết quê em” của nhạc sĩ Từ Huy
- Cô hát lần 1
Giảng nội dung
- Cô vừa hát bài hát gì? Của ai?
- Bài hát nói về ngày gì?
À, bài hát nói về không khí chung của tất cả mọi người trên mọi miền đất nước đang nô nức đón chào ngày tết
- Các con ơi, vào ngày tết chúng mình thường làm gì?
Muốn trả lời được thì các con cùng lắng nghe cô hát lần nữa nhé!
Cô hát lần 2
- Các con thấy giai điệu của bài hát thế nào?
- Bài hát cũng được bé Bảo An thể hiện rất hay đấy, bây giờ các con cùng lắng nghe và hát theo Bảo An nhé!
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe
4 Trò chơi âm nhạc - Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò
chơi nhé
Trò chơi có tên “Ai đoán giỏi”
Trang 4- Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn lên chơi, bạn đó sẽ được che mắt đi bởi một chiếc mũ hình chóp Nhiệm vụ của bạn đó là phải lắng nghe thật kỹ xem bạn nào ở dưới đang hát
- Luật chơi: Nếu bạn đoán đúng thì bạn ở dưới bị đoán tên sẽ phải lên thay bạn ở trên Nếu bạn đoán sai thì vẫn tiếp tục bị che mắt Hoặc nếu ở dưới có bạn nào nhắc thì sẽ phải lên thay bạn ở trên
- Các con đã rõ cách chơi và luật chơi chưa nào?
- Bây giờ bạn nào muốn lên chơi cùng cô trước
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
Kết thúc - Cô khen cả lớp hôm nay học rất ngoan, hát
rất hay Các con về nhà sẽ hát tặng ông bà,
bố mẹ nhé
Trang 5GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ đề : Tết và mùa xuân
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ
Thời gian : 30 - 35 phút
Người soạn : Nguyễn Thu Thảo
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết lựa chọn các góc chơi theo đúng chủ đề tết và mùa xuân
- Trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm ở các góc chơi
2 Kỹ năng:
- Trẻ biết một số kỹ năng chơi ở góc mà mình đã chọn
- Luyện cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân
3 Thái độ:
- Trẻ có hứng thú tích cực hoạt động trong góc chơi
- Trẻ biết đoàn kết nhường nhịn nhau khi chơi
- Biết cất, lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định gọn gàng và ngăn nắp
II CHUẨN BỊ:
- Góc xây dựng: gạch, cây xanh, hoa, các thỏi xây dựng công viên mùa xuân
- Góc nghệ thuật: bút sáp, màu, keo dán, họa báo tranh ảnh, một số loại hoa về tết và mùa xuân
- Góc thư viện: sách, truyện, tạp chí, tranh ảnh làm sách sưu tập về tết và mùa xuân
- Góc phân vai + góc bán hàng: siêu thị hoa quả, bánh kẹo
- Góc nấu ăn: chế biến thức ăn có trong ngày tết
Trang 6III CÁCH TIẾN HÀNH:
1 Ổn định tổ chức - Bây giờ cô và chúng mình cùng hát bài
“Sắp đến tết rồi” nhé
- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ
+ Cô và chúng mình vừa hát bài gì?
+ À đúng rồi đấy, chúng mình vừa hát rất hay cô sẽ thưởng cho lớp mình một món quà
2 Thảo luận chơi - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng
đồ chơi ở các góc
* Góc xây dựng: Bạn nào sẽ vào chơi ở góc
xây dựng nào (trẻ giơ tay)
+ Ở góc xây dựng các con sẽ xây gì nào?
+ Ai sẽ làm kỹ sư trưởng?
+ Lái xe chở vật liệu, thợ xây nào?
Ai sẽ làm người trồng hoa nào?
* Góc nghệ thuật:
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều giấy, bút màu chúng mình hãy vẽ những vườn hoa mùa xuân thật đẹp để trang trí xung quanh lớp nhé
* Góc thư viện: Có ai thích xem truyện hay
đọc báo thì chúng mình hãy vào góc thư viện
để tìm hiểu về ngày tết của nước mình nhé
* Góc nấu ăn:
- Ai muốn đóng làm người đầu bếp nấu thật nhiều món ngon nào?
- Đóng vai người đầu bếp thì chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta nấu những món ăn gì nào?
Trang 7- Vậy các bác hãy nấu những món ăn thật ngon để phục vụ khách hàng nhé!
+ Cuối cùng là góc bán hàng bán những gì nào?
- Khi bán hàng các con phải như thế nào với khách?
- Khi cầm đồ, nhận tiền các con phải nói thế nào?
- Khách hàng các con phải làm gì?
+ Khi chơi các con phải giữ gìn đồ dùng, không được nói quá to, đoàn kết Khi chơi xong các con phải làm gì? Đúng rồi xếp đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp + Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng đi vào các góc mà cô đã treo biểu tượng mà các con thích chơi
3 Trẻ thực hiện cuộc
chơi
- Cô đi từng góc gợi mở và chơi cùng trẻ
- Tạo một số tình huống để trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
4 Nhận xét - Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét nhóm
chơi, thưởng hoa, cờ cho bạn thực hiện vai chơi tốt
Trang 8KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ điểm : Tết và mùa xuân
Hoạt động : Quan sát cây hoa đào
Trò chơi : Bắt bóng
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ
Thời gian :
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết được tên của cây
- Trẻ biết ý nghĩa, chức năng của cây
2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát có chủ đích
- Kỹ năng chơi trò chơi
3 Thái độ:
- Trẻ biết yêu cây cối
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
II CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về phong cảnh tết và mùa xuân
- Cây hoa đào
- Bóng
III CÁCH TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động có chủ
đích
- Các con cùng cô hát và vận động theo tiết tấu bài “Sắp đến tết rồi” nhé!
- Tết đến nhà các con thường trang trí nhà của mình như thế nào?
- Tết thì thường có những loại cây cảnh, hoa nào?
- Bây giờ cô sẽ dẫn chúng mình đi xem một
Trang 9loại cây và chúng mình thử đoán xem đây là cây gì nhé!
- Cây này là cây gì?
- Bạn nào có nhận xét gì về cây hoa đào?
- Cây hoa đào này thường nở vào mùa nào trong năm?
- Hoa đào nở có màu gì?
- Các con thấy cây hoa đào có đẹp không?
- Vậy để cây tươi tốt thì các con phải làm những gì?
2 Hoạt động: trò
chơi “Bắt bóng”
- Bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi có tên “Bắt bóng’
- Cách chơi: khi cô hô “Tìm đôi, tìm đôi” mỗi bạn phải tìm cho mình một người để vào đôi Chúng mình đứng cách nhau một khoảng, quay mặt vào nhau rồi bạn nào cầm bóng thì ném cho người đối diện, bạn kia có nhiệm vụ đỡ bóng thật chính xác
- Luật chơi: Nếu bạn nào bắt trượt để bóng rơi ra ngoài thì bạn đó phải nhảy lò cò
3 Hoạt động chơi
tự
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ
- Cô lưu ý cho trẻ chơi nhẹ nhàng, chơi đúng nơi quy định
- Chơi xong tập trung kiểm tra sĩ số, rửa tay rồi về lớp