Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của công ty thường xuyên giúp cho nhữngđối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp vớimục tiêu của mình.. Xuất ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
NHÓM KT 393411
STT NHÓM: 14
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC
Cần Thơ, tháng 10/2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
NHÓM KT393411STT NHÓM: 14
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THANH BÌNH
Cần Thơ, tháng 10/2015
Trang 3Học phần: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
HOSE Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
TPP Hiệp đinh Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Trang 5GACP Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệuWHO Tổ chức Kinh tế thế giới
Trang 6CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng thúc đẩy việc mở cửa hợp tácvới các nước trong khu vực mà trên các quốc gia trên toàn thế giới và đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, Ngày7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã
mở ra một bước ngoặc quan trọng cho Đất Nước nói chung và nền kinh tế nói riêng.Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳngtrên một sân chơi chung “Mạnh thắng, yếu thua” đó là một quy luật của nền kinh tếnhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức như hiện nay Sự đào thải khắc nghiệt cầnđòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thận trọng trong từng bước đi, từng nhân tố ảnhhưởng đến sự cạnh tranh của mình, trong đó vấn đề về “Tài chính” cần được cácdoanh nghiêp quan tâm hàng đầu
Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của công ty thường xuyên giúp cho nhữngđối tượng quan tâm đến doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp vớimục tiêu của mình Đặc biệt là nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạtđộng tài chính, xác định đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính, qua đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định và tăng cườngtài chính cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.Như chúng ta đã biết, “Tài chính” quyết định đến sự tồn tại, phát triển và suy vongcủa doanh nghiệp Do đó, cần thiết phải tìm hiểu và phân tích để phát huy nhữngmặt mạnh trong công tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kémnhằm khắc phục và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp Xuất phát từnhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
nên nhóm tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC” nhằm các đối tượng giải quyết được các vấn đề mà họ quan tâm
khi đưa ra các quyết định kinh tế
Trang 71.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính tại công ty
- Phân tích các báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm (2012-2014)qua việc
- Đề xuất giải pháp nhằm giúp công ty phát huy mặt mạnh, hạn chế mặtyếu kém
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Từ các báo cáo tài chính của công ty như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhóm tôi sẽ tiến hành tổng hợp,phân tích, so sánh các số liêu đã thu thập để đạt được mục tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 2
Trang 8CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ chophép và thu thập xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm quản lý,đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tàichính trong tương lai của một DN; đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quảhoạt động của DN đó; khả năng và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tinđưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
2.2.2. Vai trò và mục đích phân tích tài chính
Vai trò:
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động kinh doanh của DN, thông qua quátrình phân tích DN, bởi trong quá trình phân tích các nhà chuyên môn có thể đưa racác biện pháp để giải quyết tình hình tài chính khó khăn của DN
- Giúp các nhà quản lý xác định rõ được tình hình của công ty và đưa ra những giảipháp kịp thời
- Thông qua việc phân tích của các nhà phân tích, nhà đầu tư, người cho vay đánh giáđược khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt ra vào và tình hình sử dụng vốnkinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của DN
- Phân tích tình hình tài chính một cách chính xác góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh, sản xuất của DN
Mục đích:
Phân tích tình hình tài chính của một DN giúp các nhà phân tích đánh giá chính xácsức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh,đánh giá những triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của DN, từ đó đưa ra cácquyết định phù hợp
2.2.3. Một số báo cáo tài chính sử dụng trong việc phân tích tài chính của DN
2.2.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối vớinhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và Bên trong doanh nghiệp Nộidung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định, thường là cuối kì kinh doanh Cơ cấu gồm hai phần luôn
Trang 9bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trảcộng với vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu + Tổng nợ phải trả
Trong đó, ở cả hai bên, tính thanh toán là tính cấp bách cao ở trên đầu bảng và giảmdần khi di chuyển xuống phía dưới
2.2.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợitức, là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinhdoanh trong một kì hoạt động của DN cùng với tình hình thực hiện nghĩa vụ của DNđối với Ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế VAT Phân tích kết quảhoạt động kinh doanh giúp nhà phân tích hạn chế những khoản chi phí bất hợp lí, từ
đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho DN Đâycòn là công cụ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư
2.2.3.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cungcấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấutài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì
nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khácnhau cho cùng giao dịch và hiện tượng
Tiền có đầu kì + Tiền thu trong kì = Tiền chi trong kì + Tiền tồn cuối kì
Hoạt động chức năng
Tiền của DN đầu kì Hoạt động đầu tư Tiền của DN cuối kì
Trang 10Tỷ số thanh toán nhan cho biết liệu DN có đủ các tài sản ngắn hạn để trả các khoản
nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Tỷ số này phản ánhchính xác hơn tỷ số hiện hành
Nếu Rq nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải xemxét cẩn thận
Nếu Rq<Rc, TS ngắn hạn của DN phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho, các cửahàng bán lẻ là những ví dụ điển hình
2.2.4.2. Các tỷ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại
Trang 11Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt , vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất KH và bị đối thủ cạnh tranh giàng thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không
đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu KH
Số ngày tồn kho bình quân
Vòng quay các khoản phải thu (Receivable Turnover)
Vòng quay các khoản phải thu (Receivable Turnover)
Hệ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các KH
Hệ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được KH trả nợ càng nhanh Nhưng nếu so sánh với các DN cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể DN
sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm củacác đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Và như vậy thì DN chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số
Số ngày thu tiền bình quân
Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio)
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TS của
DN Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được mới mỗi một đồng TS có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra
Trang 12Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng TS của DN vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
2.2.4.3. Các tỷ số đầu tư và kết cấu vốn
để chi trả cho hoạt động của mình Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt
và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của DN
Tỷ suất tài trợ TSCĐ
Tỷ suất tài trợ TSCĐ phản nahs tỷ lệ tài sản cố định được đầu tư
Tỷ suát sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của DN dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu
Tỷ suất này nếu >1 thì chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, lành mạnh Khi tỷ suất <1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn
Trang 132.2.4.4. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu/ Hệ số lãi ròng (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng daonh thu thuần từ bán hàng hóa và cng cấp dịch vụ
sẽ tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của DN càng cao
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)
Tỷ số này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tao ra được bao nhiều đồng lợi nhuận Nó phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, quy mô và mức độ rủi ro của DN
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của DN mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính
Chỉ số này cho biết DN tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng của đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập từ các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC trong 3 năm (2012 – 2014) thông qua
website www.cophieu68.vn Bên cạnh đó còn thu thập thông tin từ báo chí, internet,
…để phụ vụ cho việc nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1:
Phương pháp so sánh số tương đối: Nhằm xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu Chủ yếu là so sánh kì phân tích so với kì gốc để xác định xu hướng, mức độ biến động tình hình kinh doanh của DN Là kết quả của phép chia giữa trị sốcủa kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Trang 14Trong đó:
F1: chỉ tiêu năm sau
F0: chỉ tiêu năm trước
: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nhất định So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giũa các năm và so sánh tốc
độ tăng trưởng giữa các chi tiêu
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế
F1: chỉ tiêu năm sau
F0: chỉ tiêu năm trước
: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chi tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính so với số liệu năm trớc của các chỉ tiêu xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinhtế
Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Phương pháp phân tích theo chiều dọc tức là
từ một khoản mục thể hiện bằng một tỷ lệ theo kết cấu so với khoản mục đã được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%, giúp thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm thế nào
Mục tiêu 2:
Sử dụng các bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
DN để tính toán, phân tích các chỉ số tài chính và sử dụng phương pháp thays thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Trang 15nhằm thấy được bản chất và khuynh hướng tài chính cũng như cho thấy được mối quan hệ tưong hổ giữa các tỷ lệ chủ yếu.
Mục tiêu 3:
Từ kết quả phẩn tích ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 áp dụng những kiến thức đã học đánh giá tình hình tài chính của DN, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của DN trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
Bảng 3.1 Biến động tổng tài sản của OPC (2012 – 2014)
Đơn vị tính: triệu đồng
Trang 16Chênh lệch so với năm trước 40.319 -5.427
Chênh lệch so với năm trước
(%)
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 – 2014 của OPC
So với các công ty lớn cùng ngành niêm yết trên sàn HOSE, tổng tài sản của công tyOPC thấp hơn Cụ thể, năm 2012, tổng tài sản của OPC thấp hơn 4,78 lần so với DHG, thấp 1,94 lần so với Traphaco, và thấp hơn 1,7 lần so với Domesco Năm
2012, thâp hơn 5,73 lần so với DHG, thấp hơn 2,02 lần so với Traphaco và thấp hơn 1,9 lần so với Domesco Năm 2014, thấp hơn 6,53 lần so với DHG, thấp hơn 2,12 lần so với Traphaco, và thấp hơn 1,75 lần so với Domesco Điều đó cho thấy, OPC
là doanh nghiệp có quy mô nhỏ so với các công ty khác trong ngành Dược ở Việt Nam hiện nay và mức tăng trưởng về quy mô gần thấp hơn so với các công ty cùng ngành
Để rõ hơn về tình hình biến động của tổng tài sản, ta tiếp tục phân tích cơ cấu của công ty và biến động của tài ngắn hạn và dài hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 – 2014 của OPC, DHG, Traphaco, Domesco
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh tổng tài sản của OPC so với các công ty cùng ngành
(2012- 2014)
3.1.1.2. Cơ cấu tài sản của công ty
Tài sản ngắn hạn chiếm cao hơn so với tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản của công
ty nhưng cao hơn không nhiều Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn của OPC trong
3 năm 2012 – 2014 cụ thể như sau:
Hình 3.2 Cơ cấu tài sản của OPC (2012 – 2014 )
Các số liệu từ biểu đồ trên cho thấy cơ cấu tài sản của OPC tương đối ổn định qua 3 năm Tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn chiểm tỷ trọng gần bằng nhau Cho thấy công
ty có xu hướng ổn định cả tài sản ngắn hạn và dài hạn với tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 3/5 và tài sản dài hạn 2/5 tổng tài sản Tỷ trọng tài sản dài hạn qua các năm
Trang 17của OPC có xu hướng giảm Việc mở rộng quy mô sản xuất và kênh phân phối chưađem lại hiệu quả cho công ty.
So với các công ty lớn cùng ngành Dược, đều có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản Điều này được thể hiện qua bảng số liệu số:
Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH) của OPC
Việc tổng tài sản của công ty OPC có sự biến động trong 3 năm qua như đã phân tích ở trên là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn biến động trong năm 2012 –