1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kế toán: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa Công ty cổ phần

86 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 357,61 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1 Tổng quan đề tài nghiên cứu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài 2 1.5 Phương pháp thực hiện đề tài 2 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3 1.5.2 Phương pháp điều tra, đánh giá 3 1.5.3 Các phương pháp khoa học của kế toán 3 1.5.4 Phương pháp quan sát trực tiếp 3 1.5.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 4 1.6 Tổng quan đề tài nghiên cứu 4 1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 11 Chương 2 Cơ sở lý luận của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 12 sản phẩm xây lắp 12 2.1 Lý luận chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 12 2.1.1 Chi phí sản xuất 12 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và bản chất của chi phí sản xuất 12 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 13 2.1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15 2.1.1.4 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất 16 2.1.2 Giá thành sản phẩm 17 2.1.2.1 Khái niệm giá thành và bản chất của giá thành 17 2.1.2.2 Phân loại giá thành 17 2.1.2.3 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 19 2.1.2.4 Phương pháp tính giá thành 20 2.1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 22 2.1.3.1 Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 22 2.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 22 2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 23 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) 23 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 25 2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 26 2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuât chung 27 2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 28 2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 28 2.2.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 2.2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 29 2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 30 Chương 3 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần 32 3.1 Đặc điểm chung về Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần 32 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32 3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa Công ty cổ phần 34 3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 34 3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh 34 3.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa. 35 3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa Công ty cổ phần. 36 3.1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa Công ty cổ phần 38 3.1.4.1 Kết quả kinh doanh 38 3.1.4.2 Tình hình tài chính 39 3.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa Công ty cổ phần. 40 3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng Công ty CTGT 1 Thanh Hoá Công ty cổ phần 40 3.2.2 Các chính sách kế toán chung 42 3.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 43 3.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 43 3.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 44 3.2.6 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 46 3.3 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa Công ty cổ phần 46 3.3.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Chi nhánh xây lắp số 8 46 3.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất tại Chi nhánh xây lắp số 8 46 3.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí tại Chi nhánh xây lấp số 8 47 3.3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí tại Chi nhánh xây lắp số 8 47 3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 62 3.3.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 62 3.3.2.2 Tính giá thành sản phẩm 63 Chương 4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa Công ty cổ phần 67 4.1 Đánh giá khái quát về tình hình tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần. 67 4.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và công tác kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần. 71 4.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý 73 4.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý 73 4.2.1.2 Hoàn thiện về vấn đề quản lý vốn cho sản xuất 73 4.2.2 Hoàn thiện hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 74 4.2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 74 4.2.2.2 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 75 4.2.2.3 Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp 76 4.2.2.4 Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công 76 4.2.2.5 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung 77 4.2.2.6 Hoàn thiện về phương pháp kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 77 4.2.2.7 Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 78 KẾT LUẬN 80

Trang 1

Chương 1 Tổng quan đề tài nghiên cứu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài 2

1.5 Phương pháp thực hiện đề tài 2

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3

1.5.2 Phương pháp điều tra, đánh giá 3

1.5.3 Các phương pháp khoa học của kế toán 3

1.5.4 Phương pháp quan sát trực tiếp 3

1.5.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 4

1.6 Tổng quan đề tài nghiên cứu 4

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 11

Chương 2 Cơ sở lý luận của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 12

sản phẩm xây lắp 12

2.1 Lý luận chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 12

2.1.1 Chi phí sản xuất 12

2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và bản chất của chi phí sản xuất 12

2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 13

2.1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15

2.1.1.4 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất 16

2.1.2 Giá thành sản phẩm 17

2.1.2.1 Khái niệm giá thành và bản chất của giá thành 17

2.1.2.2 Phân loại giá thành 17

2.1.2.3 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 19

2.1.2.4 Phương pháp tính giá thành 20

2.1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 22

Trang 2

22

2.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 22

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 23

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) 23

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 25

2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 26

2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuât chung 27

2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 28

2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 28 2.2.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28

2.2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 29

2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 30

Chương 3 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty

cổ phần 32

3.1 Đặc điểm chung về Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần 32

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 34

3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 34

3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh 34

3.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa 35

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 36

3.1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 38

3.1.4.1 Kết quả kinh doanh 38

3.1.4.2 Tình hình tài chính 39

Trang 3

giao thông I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 40

3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng Công ty CTGT 1 Thanh Hoá - Công ty cổ phần 40

3.2.2 Các chính sách kế toán chung 42

3.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 43

3.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 43

3.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 44

3.2.6 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 46

3.3 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 46

3.3.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Chi nhánh xây lắp số 8 46

3.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất tại Chi nhánh xây lắp số 8 46

3.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí tại Chi nhánh xây lấp số 8 47

3.3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí tại Chi nhánh xây lắp số 8 47

3.3.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 62

3.3.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 62

3.3.2.2 Tính giá thành sản phẩm 63

Chương 4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần 67

4.1 Đánh giá khái quát về tình hình tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần 67

4.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và công tác kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần 71

4.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý 73

4.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý 73

Trang 4

4.2.2 Hoàn thiện hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 74

4.2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 74

4.2.2.2 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 75

4.2.2.3 Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp 76

4.2.2.4 Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công 76

4.2.2.5 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung 77

4.2.2.6 Hoàn thiện về phương pháp kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 77

4.2.2.7 Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 78

KẾT LUẬN 80

Trang 5

Chương 1 Tổng quan đề tài nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, hoà chung cùng sự đổi mới toàn diện của đấtnước Đặc biệt là sự đổi mới của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt nam đã quanhững bỡ ngỡ ban đầu, đang dần dần từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới

và phần nào đã khẳng định được mình Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải năngđộng để thích nghi với cơ chế mới Để quản lý một cách có hiệu quả đối với cáchoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ các doanh nghiệp đều phải sửdụng đồng thời hàng loạt các cộng cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi

là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính doanhnghiệp để kiểm tra, giám sát vật tư, lao động, tiền vốn Kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phảm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau Việcphấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một mục tiêu quantrọng không những của các doanh nghiệp mà là vấn đề quan tâm của toàn xã hội

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, việc hạch toán đầy đủ chi phí và tính đúng giáthành sản phẩm có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp Hạch toánđúng, đủ chi phí và giá thành không những cho phép doanh nghiệp xác định đúngkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp đề rađược những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm Với sản phẩm tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp tạođược uy tín trên thị trường, tăng số lượng công trình thi công và đem lại nhiều lợinhuận

Đứng ở góc độ Nhà nước, doanh nghiệp hạch toán đúng, đủ chi phí giá thành

sẽ góp phần tăng tích luỹ xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp nângcao hiệu quả đầu tư, hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư, tăng sức cạnh tranh và

mở ra một hướng đi hết sức đúng đắn cho doanh nghiệp

Xuất phát từ tầm quan trọng đó cùng với những kiến thức đã tiếp thu tạitrường cùng với thời gian đi sâu tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh ở Chinhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty công trình giao thông 1 Thanh Hoá - Công ty

Cổ phần Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán tập hợp

Trang 6

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT 1 Thanh Hoá - Công ty cổ phần”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Về mặt lý luận: Khóa luận nhằm hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng kếtoán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn làm rõ thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp qua các công trình, hạng mục xây lắp công trình taị Chi nhánh xây lắp số 8 Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được của Chi nhánh và biện pháp cần khắc phục Dựa trên những hạn chế đã nêu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh

Đối với bản thân: Qua việc nghiên cứu đề tài về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần giúp em nắm rõ hơn về những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại

“Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty công trình giao thông 1 Thanh Hoá - Công

ty cổ phần”

Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quí 1 năm 2014

1.4 Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa lí luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ

bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp

* Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, chỉ rõ

những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần nghiên cứu; những kiến nghị mà

đề tài đưa ra nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa –Công ty cổ phần

1.5 Phương pháp thực hiện đề tài

Để nghiên cứu chuyên đề này cần sử dụng các phương pháp

Trang 7

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp nghiên cứu tài liệu trong và ngoài Chi nhánh Mục đíchchung là thu thập thông tin về Chi nhánh như lịch sử hình thành, đặc điểm hoạtđộng sản xuất kinh doanh, thông tin về thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm xây lắp nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạiChi nhánh xây lắp số 8 nói riêng: đối tượng nghiên cứu là các tài liệu như giấy phépđăng ký kinh doanh, tài liệu về lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động sản xuất,kinh doanh, các chứng từ như PXK, PNK, hóa đơn GTGT… các tài liệu tổng hợpnhư BCTC

1.5.2 Phương pháp điều tra, đánh giá

Sau khi đã thu thập các thông tin kế toán thì phải tiến hành điều tra để xácđịnh các thông tin có chính xác, phù hợp hay không? Từ đó phân tích và đưa ranhững nhận xét đánh giá việc thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp

1.5.3 Các phương pháp khoa học của kế toán

Phương pháp chứng từ kế toán

Theo phương pháp này các thông tin kế toán được thu thập một cách đầy đủ nhanhchóng để phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp

Phương pháp tài khoản kế toán

Theo phương pháp này các thông tin kế toán thu thập được sẽ được phân loạimột cách cụ thể để ghi chép kiểm tra phục vụ cho quá trình thực hiện

Phương pháp tính giá

Sau khi các thông tin kế toán đã được tập hợp và phân loại sẽ được xác địnhgiá trị để phục vụ cho việc tính giá thành

Phương pháp tổng hợp – cân đối

Các thông tin kế toán sẽ được tổng hợp cân đối vào sổ kế toán để phục vụ choviệc theo dõi và quản lý của ban lãnh đạo chi nhánh

1.5.4 Phương pháp quan sát trực tiếp

Là phương pháp thu thập số liệu dựa vào mắt quan sát trực tiếp những hoạtđộng đang diễn ra tại công ty từ khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kếtoán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Mục đích là để tiếp cận trực tiếp, theo dõi cáchoạt động, thao tác và quá trình làm việc của hệ thống kế toán và cụ thể hơn là kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trang 8

+ B1: Xác định mục tiêu phỏng vấn: Cần biết một số thông tin về ngườiphỏng vấn, lập nội dung chi tiết cho phỏng vấn, đặt lịch làm việc.

+ B2: Tiến hành phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn

+ B3: Tổng hợp lại các kết quả phỏng vấn, lấy dữ liệu thu thập phục vụ choviệc viết khóa luận

1.6 Tổng quan đề tài nghiên cứu

Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có vị trí quantrọng trong việc xác định kết quả kinh doanh, giúp nhà quản trị đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng củacông tác này cũng đã có rât nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về đề tài này điểnhình như:

Khoá luận: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Thành Long” ( 2013) của tác giảNguyễn Thị Quỳnh trường Đại học Thương Mại:

- Ưu điểm:

+ Hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ sách, báo cáo được tổ chức pháp,cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích cho các nhà quản lý Việc luân chuyển chứng từnhanh chóng

+ Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Đối tượngtập hợp chi phí được xác định theo từng công trình, hạng mục công trình phù hợpvới đối tượng tính giá thành, chi phí tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện chocông tác đánh giá sản phẩm dở dang tính giá sản phẩm được chính xác và chi tiết

+ Phương pháp giá thành dự toán của Công ty lựa chọn đơn giản rất phù hợpvới đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành và phương thứcbàn giao thanh toán mà công ty đang áp dụng Giá thành xây lăp được tổng hợp chi

Trang 9

tiết theo từng khoản mục giúp công ty có thể so sánh tình hình thực hiện so với kếhoạch đề ra.

- Hạn chế:

+ Về CP NVLTT mặc dù trước khi thi công, Công ty đã xác định chi phícho công trình, nhưng do thời gian thi công kéo dài trong đó giá NVL thay đổi từngngày sẽ làm ảnh hưởng giá thành công trình

+ Về CP NCTT Công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép củacông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm từ đó không đánh giá được đúng giá thànhthực tế của những công trình, làm các chỉ tiêu lãi, lợi nhuận trên giá vốn của các sảnphẩm không chính xác

+ Về CP SXC, Công ty thực hiện chưa đúng chế độ kế toán chi phí một sốCCDC có giá trị lớn, luân chuyển cho nhiều kỳ Công ty không tiến hành phân bổ

mà tính luôn cho một lần như vậy ảnh hưởng đến tính hợp lý của các khoản chi phí

Từ những hạn chế trên tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, cụ thể: Về

CP NVLTT công ty cần có công tác đánh giá mức tiêu hao NVL kế hoạch so vớimức tiêu hao NVL thực hiện, từ đó xác định tỷ lệ bù đắp chi phí phát sinh them dotăng giá NVL, đồng thời theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệmhay lãng phí NVL Để công việc tính giá thành được chính xác, công ty nên tríchtrước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và phân bổCCDC sử dụng nhiều lần có giá trị lớn

Khóa luận: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm của xí nghiệp 99 – Công ty bia Hà Thành” ( năm 2012) của tác giả Phan MaiHương trường Đại học Điện Lực

- Ưu điểm:

+ Tác giả đã trình bày công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm Từ đó thấy được mối quan hệ giữa chi phí và giá thành, mối quan hệ giữa giáthành và sản lượng tiêu thụ… Cuối cùng tấc giả đưa ra nhận xét để hoàn thiện kếtoán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm cả những mặt đã đạt được vànhững mặt còn tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

+ Công ty đã thực hiện tốt luật kế toán, chứng từ và sổ sách kế toán tuân thủđúng quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của BTC Đồng thờiviệc lập và tổ chức luân chuyển chứng từ, các báo cáo quản trị rất hợp lý, rất khoahọc, mọi thông tin đều được phản ánh nhanh chóng, chính xác và kịp thời Kế toáncác khoản chi phí với chiến lược tiết kiệm được công ty sử dụng linh hoạt và triệt để

Trang 10

phù hợp với điều kiện của công ty, căn cứ vào đó mà công ty có phương pháp hạ giáthành nhất định đối với mặt hàng chiến lược của công ty Chính điều này đã tạođiều kiện để thu hút khách hàng, tăng sản lượng tiêu thụ, Công ty ngày càng được

mở rộng

- Hạn chế:

Toàn bộ quy trình không tách biệt cho từng loại sản phẩm là chưa hợp lý

Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tâm Nguyên” ( năm 2013) Tácgiả Nguyễn Thị Bích Liên trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Ưu điểm:

+ Nhìn chung công tác kế toán đã tuân thủ và thực hiện đúng các nguyên

tắc, chuẩn mực kế toán cũng như các quyết định, thông tư theo quy định của phápluật thực hiện tuân thủ mẫu hóa đơn, chứng từ theo quy định

+ Việc Công ty áp dụng phương pháp kế toán HTK theo phương pháp kêkhai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước, tínhgiá sản phẩm theo phương pháp giản đơn là tương đối phù hơp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của Công ty

- Hạn chế:

+ Hiện tại Công ty sử dụng số liệu kế toán trên Excel mà chưa có phần

mềm kế toán riêng, công việc kế toán nhiều, còn xảy ra tình trạng ứ đọng công việc.Công tác tính sản phẩm dở dang theo phương pháp tỉ lệ còn gặp nhiều khó khanchưa sát với thực tế Công ty nên sử dụng một phần mềm kế toán chuyên dụng đểthay thế cho công tác kế toán thủ công, tránh tình trạng ứ đọng công việc để việccung cấp số liệu cho nhà quản trị được kịp thời, chính xác Sản phẩm dở dang cuối

kỳ công ty nên tính theo sản phẩm hoàn thành tương đương để theo dõi chính xáchơn giá trị sản phẩm dở dang tồn đọng cuối kỳ

Khóa luận: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm dệt tại nhà máy dệt, Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định” ( năm 2011),tác giả Lê Đức Công, Đại học Lương Thế Vinh

- Ưu điểm:

+ Bộ máy kế toán được tổ chức và phân công phù hợp với trình độ chuyênmôn và năng lực của từng người, hệ thống chứng từ được tổ chức đầy đủ, hợp pháp,chặt chẽ, áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán

+ Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trên từng buồng dệt

là hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm tổ chức sản xuấttại nhà máy

Trang 11

+ Việc phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí tạo điều kiệncho việc quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sảnphẩm phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành, công tác tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm được thực hiện rất phù hợp với sự biến động thườngxuyên của giá cả, thị hiếu, nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và yêu cầu quản trị

- Hạn chế:

+ Về đánh giá sản phẩm dở dang

Về đánh giá sản phẩm dở dang theo CP NVLTT là thiếu chính xác vì sảnphẩm dở dang đã trải qua một số giai đoạn của quy trình sản xuất và trong đó đãchứa những chi phí khác như CP NCTT, CP SXC Tác giả cho rằng công ty khi tiếnhành kiểm kê, bộ phận thống kê sẽ thống kê riêng ở từng bộ phận thì sản phẩm dởtính ra sợi từng loại tương ứng là bao nhiêu Xác định phần CP NVLTT ứng với sảnphẩm dở dang và phần chi phí ứng với sản phẩm hoàn thành ở từng bộ phận ta sẽtiến hành phân bổ các chi phí khác như CP NCTT, CP SXC cho sản phẩm dở dang

và thành phẩm theo CP NCLTT của từng bộ phận cụ thể

+ Về CP NCTT và CP SXC

Tác giả chỉ ra khi hạch toán CP NCTT công ty đã cả CP nhân công bộ phậnphục vụ sản xuất vào CP NCTT như vậy là chưa hợp lý Phần chi phí này đượchạch toán vào CP SXC TK 627 vì là bộ phận phục vụ sản xuất Hạch toán chi phínhân công bộ phận hành chính vào CP SXC công ty cần hạch toán chi phí này phầnquản lý doanh nghiệp

Khóa luận: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

TNHH Nhựa Đại Hòa – Vĩnh Phúc ( năm 2013) tác giả Nguyễn Thị Huyền Trangtrường Đại học Thành Đô

- Ưu điểm: Tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của công ty

+ Về công tác thu mua NVL Đối với vật liệu mua về không nhập kho màchuyển thẳng đến phân xưởng sản xuất thì trị giá vật liệu tính vào CP NVLTT chỉ làgiá trị ghi trên hóa đơn GTGT, còn chi phí thu mua, vận chuyển, bốc dỡ sẽ tính vào

CP SXC Mặc dù chi phí này không lớn trong tổng chi phí nhưng dù chỉ là một sựchênh lệch nhỏ cũng đủ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, gây khó khăn chocông ty trong cạnh tranh trên thương trường

- Hạn chế:

+ Đối với CP NCTT: Hiện tại công ty cũng chưa trích trước tiền lương nghỉphép cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bởi số công nhân nghỉ trong năm làkhá lớn Mặt khác thời gian nghỉ phép của công nhân lại không đồng đều giữa các

Trang 12

tháng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến CP NCTT trong giá thành sản phẩm giữacác kỳ hạch toán.

+ Đối với CP SXC: Công ty đã xác định số khấu hao TSCĐ theo phươngpháp đường thẳng là tính khấu hao theo ngày Như vậy nếu TSCĐ có sự tăng hoặcgiảm ngày nào thì kế toán tiến hành trích hay thôi trích khấu hao

Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty cơ giới và xây lắp 13” ( năm 2012) của tác giả Trần ThịKhanh trường Đại học Giao thông vận tải

- Ưu điểm:

+ Về bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán

bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người Chính

vì vậy mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực vào công tác quản lýcông ty Việc tổ chức công tác kế toán nhìn chung các chứng từ ban đầu được tổchức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ Cách thức hạch toán nói chung của công ty khá hữuhiệu và phù hợp với chế độ kế toán mới Công ty áp dụng thành công một số phầnhạch toán kinh doanh trên máy tính với hệ thống sổ sách phù hợp theo hình thứcNhật ký chung đúng với yêu cầu quy định của Bộ xây dựng đáp ứng yêu cầu quản

lý của công ty

+ Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xác địnhphù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty Công ty đã áp dụng hình thứcgiao khoán xuống các đôi xây dựng và thi công

- Hạn chế:

Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ, toàn diện nên vì thế mà giáthành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó Trong sản xuất sản phẩm củacông ty CP NVL chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm CP NVL là một trong nhữnghướng chính để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên bên cạnh đó lại có kẽ hở về CPNVL do phân xưởng đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất Phần NVL này làm cho giáthành sản phẩm có phần cao hơn so với việc lĩnh tại kho hoặc chất lượng chưa đảmbảo Người lao động vẫn chưa có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm NVL dẫn đếnlàm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

`  Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm tại công ty Cổ phần xây lắp Hải Phát”, tác giả Lê Thị Mai 2014, trường đạihọc Tài nguyên và môi trường Hà Nội.

- Ưu điểm:

+ Trong đề tài tác giả đã nêu được những thành tựu trong công tác kế toán

Về bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung thống nhất đảm bảo sự lãnh

Trang 13

đạo của công ty tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán.Đồng thời tạo sự chuyên môn hóa trong công việc đối với đội ngũ nhân viên kế toáncũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật, tính toán xử lý thông tin Công ty

Cổ phần xây lắp Hải Phát đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, hợp lý, hiệuquả phù hợp với nền kinh tế thị trường Ban lãnh đạo công ty có cơ chế quản lýkinh

tế, tổ chức sản xuất và giám sát thi công một các khoa học và hiệu quả

+ Về hình thức sổ kế toán, công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung, đây

là hình thức sổ kế toán tương đối đơn giản và thuận tiện cho những điều kiện sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty, đặc biệt, hình thưucs sổ Nhật ký chug rất thuận tiện trong việc áp dụng kế toán máy của công.

- Hạn chế:

+ Đội ngũ lao động còn cồng kềnh và không hợp lý trong điều kiện công tyhiện nay, điều kiện của kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, kế toánđội vẫn chưa thực sự xử lý thông tin và cung cấp kịp thời cho phòng tài chính- kếtoán về số lượng công nhân trực tiếp sản xuất và số lượng máy thi công hiện có, laođộng trực tiếp của công ty còn phải thuê công nhân ngoài là chủ yếu để thi côngcông trình, như vậy dẫn đến hậu quả không tốt về chất lượng công trình và tăng giáthành công trình

+ Về phần mềm kế toán máy đơn vị đang sử dụng tuy có nhiều tính năng nổitrội hơn một số phần mềm nhưng phần mềm kế toán Fats Account vẫn chưa đápứng được nhu cầu kế toán hiện tai của công ty

Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” ( năm 2012), tác giảNguyếnx Văn Thẳng trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

- Ưu điểm:

+ Công tác kế toán của công ty luôn luôn căn cứ vào chế độ kế toán và luật

kế toán của Nhà nước ban hành để tổ chức và thực hiện công việc hạch toán củamình Các quy trình hạch toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, các loại sổ sách, báocáo này đều được công ty sử dụng đúng với chế độ kế toán hiện hành Hệ thốngchứng từ kế toán của công ty ngoài những chứng từ theo đúng mẫu của BTC banhành , công ty còn tự thiết kế thêm các chứng từ khác nhằm phục vụ công tác kếtoán của công ty Hiện nay, tất cả các công đoạn của của quá trình hạch toán kế toánđều được thực hiện trên máy thông qua phần mềm kế toán Do vậy việc cung cấpcác báo cáo cho nhà quản trị sẽ kịp thời, đầy đủ và chính xác giúp cho lãnh đạocông ty có biện pháp tích cực chỉ đạo quá trình sản xuất

Trang 14

+ Tổ chức thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn sản xuất

và tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm vì vậy sẽ cung cấpđược những số liệu đầy đủ và chi tiết về giá thành sản phẩm của từng công đoạn sảnxuất theo từng yếu tố về chi phí Nhìn chung công ty đã hạch toán đúng các khoảnmục chi phí, đúng với nội dung từng khoản mục, kỳ tính giá thành, điều này rất phùhợp để đáp ứng nhu cầu quản lý

- Hạn chế:

+ Về chứng từ: Do công ty thiết kế thêm một số chứng từ như Giấy đề nghịthanh toán của đơn vị cung ứng vật tư, giấy đề nghị thanh toán của kế toán thanhtoán, tuy rất chặt chẽ trong khâu kiểm tra, kiểm soát chứng từ khi thanh toán nhưngphần nào cũng ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán của khách hàng khi khâu kiểm tra

và để nghị thanh toán của đơn vị cung ứng bị chậm chễ

+ Sổ sách và báo cáo: Số lượng Sổ Cái và sổ Nhật ký chung, các loại sổ chitiết và báo cáo của công ty nhiều nên gây khó khăn trong công tác đối chiếu giữacác phần hành kế toán và trong lưu trữ

Khóa luận: “ Hoàn thiện kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty Cổ phần tấm lợp Từ Sơn”, tác giả Nguyễn Ngọc Anhtrường Đại học Công Đoàn

+ Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạchtoán chi phí và tính giá thành sản phẩm Nhờ phương pháp này mà cuối kỳ kế toánchỉ tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ sau đó phân bổ CP SXC và CP NCTT chotừng loại tấm lợp hoàn thành trong kỳ

+ Về phương pháp tính giá xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp tính giáxuất kho theo phương pháp thực tế đích danh là phù hợp với đặc điểm kinh doanh củacông ty

Trang 15

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục đề tài gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm

Chương 3: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

tại Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính

giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần

Do thời gian thực tập ngắn, trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chếnên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Bởi vậy,

em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu ý kiến chỉ bảo, đóng góp bổ sung của

cô giáo Vũ Thị Minh Thu và các anh chị phòng tài chính – kế toán để bài viết đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 16

2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và bản chất của chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí

về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm).Chi phí sản xuất gồm 2 bộ phận:

Chi phí về lao động sống: Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng yếu tốmức lao động như : chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT,KPCĐ)

Chi phí về lao động vật hoá: Là các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng

tư liệu lao động, đối tượng lao động như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phínguyên vật liệu

Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với

sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Hay quá trìnhsản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu sản xuất, đối tượng laođộng và sức lao động Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng là quá trình tiêuhao của chính bản thân các yếu tố trên Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá,người sản xuất phải bỏ chí phí về thù lao lao động, tư liệu lao động, và đối tượnglao động Sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo nên giá trị sản xuất là tất yếukhách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu Vìchi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chỉ tiêu đầu tư kỳ đó Cónhững khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinhdoanh kỳ đó (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) hoặc cónhững khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 17

lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạchtoán.

Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanhnghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanhnghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp ( chi mua sắm vật tư, hàng hoá…)chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh ( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ,quảng cáo…)

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiếtvới nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chiphí Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản haophí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này

Có thể nói rằng chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vôn -chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá( sản phẩm, lao vụ,dịch vụ…)

2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Đối với một công ty xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại và có nộidung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuấtthi công cũng khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau

Phân loại chi phí một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối vớicông tác kế toán chi phí sản xuất thúc đẩy việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất,phát huy hơn nữa vai trò của kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Tùytheo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin mà chi phí sản xuất được phânloại theo các cách sau:

a Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế đượcxếp chung vào một yếu tố, không kể đến chi phí phát sinh ở đâu hay dùng vào mụcđích gì trong quá trình sản xuất Bao gồm :

- Chi phí nguyên vật liệu như: Sắt, thép, tôn, nhôm, sơn,

- Chi phí nhiên liệu, động lực mua ngoài: Xăng, dầu, gas, ô xy, bình khí

- Chi phí công cụ, dụng cụ như: Que hàn, máy khoan

- Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuê ngoài,

trích BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định

Trang 18

- Chi phí khấu hao tài sản cố định là các hao mòn của các loại tài sản trong

doanh nghiệp như: Nhà xưởng làm việc, máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, điện thoại

b Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí

Căn cứ vào các khoản mục chi phí khác nhau nhưng có mục đích và côngdụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế để phân loại

Có 4 khoản mục chi phí sau:

- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật

liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sảnphẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho

công nhân trực tiếp sản xuất như lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)

- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí doanh

nghiệp bỏ ra có liên quan tới việc sử dụng máy thi công phục vụ cho việc vận chuỷên, phục vụ công trình như: tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, lương công nhân điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu dùng cho máy thi công

- Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí phát sinh trong phân xưởng (trừ 3

loại chi phí trên) bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí cho điện thoại, điện nước,

và các chi phí bằng tiền khác

Vì vậy phân loại theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ cho quản lý chiphí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm ,lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau

c Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí và khối lượng công việc.

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành: Chi phí cố định, chi phíbiến đổi và chi phí hỗn hợp

Trang 19

- Chi phí cố định (chi phí bất biến): là loại chi phí mà tổng số không thay đổi

khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động

- Chi phí biến đổi (chi phí khả biến, biến phí): là các chi phí thay đổi về tổng

số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động

- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà nó bao gồm cả định phí và biến phí.

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị nắm được môhình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để xác định điểm hoà vốn, nhằm đưa ra giảipháp tối ưu trong kinh doanh, nâng cao hiệu qủa chi phí, làm hạ giá thành sảnphẩm

d Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí sản xuất kinh doanh: là những chi phí liên quan đến hiện trạng sản

xuất và tiêu thụ, quản lý hành chính, quản trị kinh doanh

- Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ

quan hay khách quan dẫn tới

- Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan

hay khách quan mang lại

Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụcho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả cuả từng hoạt động kinh doanhđúng đắn, giúp cho việc lập Báo cáo tài chính nhanh, đúng và kịp thời

Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêucầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sungcho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất trong doanhnghiệp ở từng thời kỳ nhất định

2.1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

có thể phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều lĩnh vực Yêu cầu đặt ra đối với các nhàquản trị là cần biết được chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì, việc sửdụng chi phí đó như thế nào, có đảm bảo tiết kiệm chi phí hay không Do vậy côngtác đầu tiên trong tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là xác định đúng đốitượng tập hợp chi phí

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạntập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí

Để xác định đúng đối tượng, kế toán chi phí phải căn cứ vào các cơ sở sau:

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất đơn giản hay phức tạp

Trang 20

+ Đối với sản xuất đơn giản, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể làsản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (sản xuất một loại sản phẩm) hoặc có thể lànhóm sản phẩm (sản xuất nhiều loại sản phẩm).

+ Đối với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là

bộ phận, chi tiết sản phẩm, giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chitiết, bộ phận sản phẩm

- Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng

lớn hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn

+ Đối với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ đốitượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng

+ Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn phụ thuộc vào quy trìnhcông nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn côngnghệ

- Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:

+ Đối với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ởnhiều góc độ khác nhau

+ Đối với trình độ thấp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể bị hạnchế và thu hẹp lại

Đối với các doanh nghiệp xây lắp do đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm sảnxuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sảnxuất đơn chiếc, sản xuất, thi công theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí

có thể là từng công trình, hạng mục công trình theo đơn đặt hàng và từng đơn vị thicông

2.1.1.4 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất

- Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phísản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuấtriêng biệt Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp chotừng đối tượng riêng biệt

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trườnghợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí,không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được Như vậy, phải tập hợpchung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân

bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí

Mức phân bổ cho từng đối tượng:

Ci = Ti * H (i = 1,n )

Trang 21

Trong đó:

H là hệ số phân bổ

Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

H =

Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ (một số tác giả gọi là đơn vị công)được lựa chọn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Độ tin cậy của thông tin về chiphí thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn

2.1.2 Giá thành sản phẩm

2.1.2.1 Khái niệm giá thành và bản chất của giá thành

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sảnphẩm, lao vụ đã hoàn thành

Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trìnhthống nhất bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau Một mặt là cácchi phí sản xuất mà các doanh nghiệp đã chi ra, mặt thứ hai là kết quả sản xuất đãthu được những sản phẩm, khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ phục vụcho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Như vậy, khi quyết định sản xuất một loại sảnphẩm nào đó doanh nghiệp cần phải tính đén tất cả những khoản chi phí đã thực sựchi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó, nghĩa là doanh nghiệp phải xác dịnhđược giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá,giá thành sản phẩm lại là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu của quản lý theonguyên tắc hạch toán kinh tế, do vậy có thể nói giá thành sản phẩm vừa mang tínhchất khách quan vừa mang tính chất chủ quan ở một phạm vi nhất định Đặc điểm

đó dẫn đến sự cần thiết phải xem xét giá thành trên nhiều góc độ nhằm sử dụng chỉtiêu giá thành có hiệu quả trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, thực hiện tái sảnxuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

Tóm lại, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chấtlượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanhnghiệp Giá thành được tính toán chính xác cho từng loại sản phẩm hoặc lao vụ cụthể( đối tượng tính giá thành ) và chỉ tính toán xác định đối với số lượng sản phẩmhoặc lao vụ đã hoàn thành khi kết thúc một số giai đoạn công nghệ sản xuất( Nửathành phẩm)

Tổng chi phí cần phân bổTổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

Trang 22

2.1.2.2 Phân loại giá thành

Giá thành sản xuất phản ánh chất lượng sản xuất, phản ánh hiệu quả sử dụngcác nguồn lực trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật màdoanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất với khối lượng sảnphẩm nhiều nhất mà chi phí sản xuất tiết kiệm, hạ được giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế toán giá thành cũng như yêucầu giá cả hàng hóa, giá thành được xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khácnhau

* Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính toán.

 Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phísản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính toán xác định giá thành kế hoạchđược tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kếhoạch thực hiện Gía thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của đoanh nghiệp, là căn

cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành củađoanh nghiệp

Gía thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí

các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Việctính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạosản phẩm Gía thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, đượcxem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, laođộng trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật màđoanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Gía thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tinh dựa trên cơ sở số liệuchi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sảnphẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ Gía thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tínhtoán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành Giá thành thực tế

là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

* Phân loại theo phạm vi tính giá thành

Gía thành sản xuất :Là tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá

trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất Giáthành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giaocho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp củahoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất

Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán Gía thành

Trang 23

toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trướcthuế của đoanh nghiệp.

2.1.2.3 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ màdoanh nghiệp sản xuất, chế tạo cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào địa điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tincho việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán

+ Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành

+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành

+ Nếu doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm( bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ…Đối với sản phẩm có qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh

kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tínhgiá thành cho phù hợp ( cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình… ) cụ thể :

+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng ( phù hợp với kỳ báo cáo)

Trang 24

+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sảnxuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm sản xuất đã hoàn thành ( không phù hợp với kỳ báo cáo ).

2.1.2.4 Phương pháp tính giá thành

Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đốitượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành mà kế toán lựa chọn phươngpháp tính giá thành cho phù hợp

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn):

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn Phương pháp này cũng áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng ít loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong nhữngphân xưởng riêng biệt, hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định

= +

-Giá thành sản phẩm =

Ưu điểm: Dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít, việc hạch toán thường

dược tiến hành vào cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi

Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít

khối lượng lớn, doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang ( phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể

 Phương pháp theo đơn đặt hàng

Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theoĐĐH Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí là từng ĐĐH cũng là đối tượng tính giá thành.Giá thành cho từng ĐĐH là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành hay giao cho khách hàng

Những ĐĐH chưa hoàn thành tại thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí đãtập hợp theo ĐĐH đó được coi là giá trị những sản phẩm dở dang được chuyển sang

CPSX DD Cuối kỳ

Tổng giá thành sp hoàn thành

Số lượng SP hoàn thành

Trang 25

Ưu điểm: Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến

các ĐĐH, dễ dàng tính được lợi nhuận trên từng ĐĐH

Nhược điểm: Sẽ khó thống nhất nếu phân bổ ở nhiều phân xưởng khác nhau,

sẽ gặp khó khăn nếu khách hàng yêu cầu báo giá trước

 Phương pháp tỉ lệ (định mức)

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn

cứ vào tỉ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giáthành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm

Ưu điểm: Phát hiện chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức

ở từng khoản mục, từng địa điểm phát sinh chi phí… giúp nhà quản lý có những căn

cứ để ra những quyết định hữu ích, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Nhược điểm: Phải tính giá thành định mức trên cơ sở các định mức chi phí

để làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế sau này Khi tính giá thành định mức kếtoán phải tính riêng từng khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm đó theo những cách thức khác nhau Vì vậy áp dụng phương pháp này khá là phức tạp

 Phương pháp hệ số

Áp dụng cho những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ NVL và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập riêng cho từng một sản phẩm mà phải tập hợp chung Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác về cùng một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ

số quy đổi được xây dựng sẵn Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng hay quy trình công nghệ.Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành

Ưu điểm: Tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình

Nhược điểm: Vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là chính, quy trình tính toán phức

tạp

 Phương pháp phân bước

Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn

Trang 26

sau Loại hình sản xuất này luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể

có cả ở tất cả các công đoạn

Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng

Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.

2.1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

2.1.3.1 Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh

tế - tài chính đã khẳng định vai trò, vị trí của kế toán trong quản trị doanh nghiệp.Bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan và khoa học, kế toán được coi làmột công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán hiệu quả kinh tế và kiểmtra bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sảnxuất kinh doanh và tự chủ về tài chính Trong đó vai trò kế toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm cũng không kém phần quan trọng

Thông qua số liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành do bộ phận kếtoán cung cấp, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giáthành thực tế từng công trình, hạng mục công trình, để phân tích và đánh giá tìnhhình thực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư,tiền vốn, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, từ

đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí và giá thành sảnphẩm xây lắp đồng thời đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm

2.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Do đặc thù của ngành XDCB và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý vềđầu tư xây dựng rất khó khăn, phức tạp, trong đó việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạgiá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sứcquan trọng của doanh nghiệp Hiện nay trong lĩnh vực XDCB chủ yếu áp dụng cơchế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng Vì vây để trúng thầu, nhận được thầu thìdoanh nghiệp xây dựng phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã địnhmức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở của thị trường vàkhả năng bản thân doanh nghiệp Mặt khác đảm bảo kinh doanh có lãi Để thực hiệnđược các yêu cầu trên đòi hỏi công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản

Trang 27

lý chi phí giá thành nói riêng Nhiệm vụ đặt ra cho kế toán chi phí và tính giá thànhsản phẩm xây lắp là:

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí phát sinh

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thànhphù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ đặc điểm tổ chức sản xuất của doanhnghiệp

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượngtập hợp chi phí sản xuất để xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn

- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượngtính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý

- Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cholãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toánchi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, đề xuất các kiến nghị cholãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định thích hợp, trước mắt cũng như lâu dàiđối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT)

NVL, CCDC là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nó thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sảnphầm Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giátrị NVL, CCDC được chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ một

số loại CCDC có giá trị lớn được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong nhiều kỳ.Hơn nữa, do Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với những đặc điểm đặcthù riêng của hoạt động này, NVL là loại chi phí lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn, chủyếu tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp Thông thường đối với một công trình, NVLthường chiếm tới 65% đến 70% tổng giá trị công trình chủ yếu là các loại NVL nhưvôi, xi măng, xỏi, đá, thép, dầu máy, khí đốt, sơn và cá loại phụ gia…Vì vậy, việctính giá trị của một công trình có chính xác không phụ thuộc rất lớn vào việc hạchtoán chi phí NVL của Chi nhánh ra sao Khoản mục chi phí NVL trực tiếp tạo ra giáthành công trình bao gồm NVL chính (cát, sỏi, xi măng, sắt, thép…), NVL phụ(sơn, phụ gia, đinh, ốc…), Vật kết cấu (khung cửa, cánh cửa, bê tông đúc sẵn…).thiết bị lắp dặt công trình (thiết bị vệ sinh, thiết bị lắp điện, thiết bị trang trí côngtrình…) Chi phí NVLTT chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất xây lắp, vậtliệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là cơ sở, vật chất để hình thành

Trang 28

nên sản phẩm mới Chi phí NVLTT không bao gồm giá trị vật liệu xuất dùng choquản lý hành chính, vật liệu cho chi phí tạm như chi phí xây dựng lán trại

 Trong quá trình hạch toán CP NVLTT của các doanh nghiệp xây lắp,

kế toán cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

Các loại vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình nàothì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng

từ gốc có liên quan theo số lượng thực tế đã sử dụng hoặc theo giá thực tế xuất kho.Cuối kỳ hạch toán khi công việc hoàn thành phải tiến hành kiểm kê vật tư chưa

sử dụng hết để ghi giảm CP NVLTT, đồng thời tổ chức hạch toán và đánh giá đúngđắn giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) theo đối tượng sử dụng

= +

-Đối với vật liệu sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nhưcốt pha, dàn giáo thì phải tính toán, phân bổ cho từng đối tượng Việc tính toánphân bổ có thể tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau

Giá trị NVL cuối

kỳ chưa sử dụng

Giá trị phế liệuthu hồi (nếu có)

Tổng chi phí NVL cần phân bổ

Tổng tiêu thức cần phân bổcủa tất cả các đối tượng

Chi phí vật liệuphân bổ cho từngđối tượng

Tổng tiêuthức phân bổcho từng đốitượng

Hệ sốphân bổ

Trang 29

+ Giá trị phế liệu thu hồi

+ Kết chuyển hoặc phân bổ CP NVLTT để tính giá thành sản phẩm

TK 621 cuối kỳ không có số dư

Sơ đồ kế toán tổng hợp CP NVLTT ( Phụ lục:Sơ đồ 2.1)

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)

Chi phí NCTT là nhưng khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuấtsản phẩm bao gồm cả công nhân do doanh nghiệp quản lý và công nhân thuê ngoài

Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí quan trọng chiếm tỷtrọng từ khoảng 10% đến 20% trong tổng chi phí sản xuất Chi phí nhân công trựctiếp bao gồm: Các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương củacông nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoản tríchtheo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp Đây làkhoản chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra động lực khuyến khích tinhthần làm việc và mối quan tâm của người lao động đến tới kết quả lao động Vì vâỵ,việc hạch toán chính xác chí phí nhân công trực tiếp cũng như quản lý tốt người laođộng và quỹ tiền lương trong Chi nhánh sẽ góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, hạgiá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quẩ hoạt động của Chi nhánh

 Trong quá trình hạch toán CP NCTT của hoạt động xây lắp, kế toáncần tôn trọng những nguyên tắc sau:

- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất có liên quan đến công

trình, hạng mục công trình nào thì phải được hạch toán trực tiếp cho côngtrình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động, vàtiền lương như: hợp đồng làm khoán, bảng chấm công, bảng thanh toán tiềnlương…

- Ngoài việc tập hợp tiền lương theo các đối tượng sử dụng lao động còn phải

phân loại tiền lương theo thành phần quỹ tiền lương như lương sản phẩm,lương thời gian, các khoản phụ cấp

- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tiền lương phải trả công nhân

trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không tính vào chi phínhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung

Trang 30

+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí phí nhân công trực tiếp cho các đối tượngchịu chi phí

TK 622 cuối kỳ không có số dư

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ( phụ lục: Sơ đồ 2.2 )

2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công

Máy móc thi công là các loại xe, máy có động cơ được sử dụng trực tiếp đểthi công xây lắp các công trình xây dựng như máy trộn bê tông, máy đào đất, xúcđất, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá trong công trường Các loại phương tiệnmáy thi công này doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ở bên ngoài hoặc tự trang bị để

sử dụng lâu dài

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quátrình sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thườngxuyên và chi phí tạm thời Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lươngchính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí vật liệu, chiphí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phíbằng tiền khác Chi phí tạm thời sủ dụng máy thi công gồm: chi phí sửa chữa lớnmáy thi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, trại…), chi phítháo lắp, vận chuyển máy thi công từ công trường này đến công trường khác…cáckhoản chi này là những khoản phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy hoặc được tríchtrước theo kế hoạch cho nhiều kỳ

 Trong quá trình hạch toán CP sử dụng máy thi công của hoạt độngxây lắp, kế toán cần tôn trọng các nguyên tắc:

- Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máy

hay từng nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo các khoản mục đãquy định

- Tính toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng

phải dựa trên cơ sở giá thành 1 giờ/máy hoặc giá thành 1 ca/máy hoặc mộtđơn vị công việc hoàn thành

- Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử

dụng máy thi công: tổ chức các đội máy thi công riêng biệt hay giao máy thicông cho các đội, tổ…

 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623 Tàikhoản này chỉ sử dụng để tổng hợp và phân bổ trong các doanh nghiệp xây lắp thựchiện xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa bằng máy, vừa thủ công

Trang 31

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thìkhông sử dụng TK 623.

TK 623 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:

TK 6231: Chi phí nhân công

TK 6232: Chi phí vật liệu

TK 6233: Chi phí CCDC

TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công

TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6238: Chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công (phụ lục: Sơ đồ 2.3)

2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuât chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất của đội, công trườngxây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theolương theo tỷ lệ quy định và công nhân trực tiếp sản xuất tham gia xây lắp, chi phíkhấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí CCDC và cácchi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội

 Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp,

kế toán cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

+ Khoản mục CP SXC được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh, sau đótiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan CP SXC phát sinh tại côngtrình nào, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục côngtrình đó

+ Thường xuyên kiểm tra về tình hình thực hiện các định mức CP SXC và cáckhoản có thể ghi giảm CP SXC

+ Trường hợp CP SXC có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau thì kếtoán phải tiến hành phân bổ CP SXC cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thíchhợp

+ Đối với các khoản mục chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa nhiều kỳ như chi phí nhà xưởng, CCDC có giá trị lớn, chi phí sửa chữa lớn cógiá trị lớn… không thể tính hết vào một kỳ mà phải phân bổ vào các kỳ tiếp theo

Trang 32

Việc tính toán và phân bổ các khoản chi phí này phải căn cứ vào tính chất, mức độcủa từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp, tiêu thức thích hợp.

 Tài khoản sử dụng

Đế hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627

Kết cấu tài khoản

TK 627 không có số dư cuối kỳ

TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6275: Chi phí dịch vu mua ngoài

TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (phụ lục: Sơ đồ 2.4)

2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sau khi đã hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất, cuối cùng, các chiphí đó phải được tổng hợp lại để tính giá thành sản phẩm

Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất là Tài khoản 154 – Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang

Nội dung tài khoản:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ

Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất sản phẩm

- Tổng giá thành thực tế hay chi phí trực tiếp của sản phẩm hoàn thành

Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm chưa hoàn thành

Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loạisản phẩm của các bộ phận sản xuất

Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thườngxuyên (Phụ lục: Sơ đồ 2.5)

Trang 33

2.2.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Để tổng hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phươngpháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất

Nội dung Tài khoản:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh

trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm

Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp CP NVLTT chiếm tỷ trọnglớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm, số sản phẩm dở dang là nhỏ, không chênh lệch giữa các kỳ

Theo phương pháp này, chí phí sản xuất dở dang cuối kỳ chỉ tính CP

Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng tương đương.

Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp mà tỷ trọng NVL chiếm

tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không đều giữa các kỳ Khối lượng sản phẩm dở dang được quy đổi thành khối

lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang

Việc tính toán chi phí cho SPLD cuối kỳ theo từng khoản mục như sau:

Số lượng SP hoànthành trong kỳ

Số lượng SP dởdang cuối kỳ

Số lượngsản phẩm

dở dangcuối kỳ

Trang 34

Trong đó SP qui đổi = SPDD x mức độ hoàn thành.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Trong các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức, dự toán chi phí cho sản phẩm, thì nên áp dụng phương pháp định giá SPLD cuối kỳ theo chi phí định mức

Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng SPLD và mức độ hoàn thànhcủa chúng, cũng như yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp để tính phần chi phícho SPLD cuối kỳ Chi phí tính cho SPLD cuối kỳ để đơn giản có thể chỉ tính phầnchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cũng có thể tính theo cả 3 khoản mục chi phí

Đánh giá SPLD cuối kỳ theo phương pháp phù hợp với đặc điểm tình hình

cụ thể của doanh nghiệp sẽ đảm bảo xác định đúng phần chi phí cấu thành nên giáthành sản phẩm, giúp cho việc xác định kết quả SXKD được chính xác

2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sảnxuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cóbản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạtđộng sản xuất Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một

mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau:

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chiphí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, côngviệc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành.Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm mộtphần chi phí thực tế đă phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phátsinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả) Hơn nữa,theo quy định, một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí củanghiệp vụ tài chính

- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đăhoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sảnphẩm hỏng.Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm

Trang 35

dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sảnphẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm,dịch vụ đã hoàn thành

Trang 36

Chương 3 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh xây lắp số 8 – Tổng công ty CTGT I Thanh

Địa chỉ: Núi 1 – Đông Lĩnh – TP Thanh Hoá – Thanh Hoá

Điện thoại : 0373.728.527 Fax : 0373.728.527

Từ sau khi trở thành DNNN tự hạch toán từ năm 1992 đến nay bước đầucông ty đã thích nghi với cơ chế thị trường cạnh trạnh, về công việc bắt buộc công

ty phải có những đối sách chiến lược mới trong đầu tư về chất lượng cán bộ chuyênmôn cũng như quản lý doanh nghiệp, tăng cường cán bộ trẻ có trình độ nghiệp vụchuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hoá đất nước, nên công ty đó đạt được nhiều thành tựu nhất định

Ngày 30/6/2004 với tên gọi là "Công ty cổ phần công trình giao thông ThanhHoá" với tổng số vốn và điều lệ là 10 tỷ

Đến năm 2006 thì Công ty nâng tổng số tiền thiết bị nhà xưởng lên trên 50 tỷđồng Riêng trong 2 năm 2005 và đầu quý I năm 2006 đã đầu tư gần 15 tỷ đồng thiết bị

cả bằng hai nguồn vốn vay và tự có bổ sung của doanh nghiệp

Tháng 10/2010 Công ty đổi tên thành: Tổng công ty công trình giao thông IThanh Hóa - Công ty CP

Trang 37

Hiện nay Tổng Công ty Công trình giao thông 1 Thanh Hóa – Công ty cổphần có 320 lao động, chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn,

kỹ năng, năng lực làm việc, tâm huyết Với tổng giá trị tài sản 250 tỷ đồng, gồm 4trạm trộn bê tông nhựa asphalt công suất từ 60 đến 100 tấn/h, một dây chuyềnkhoan cọc nhồi đường kính 1 đến 2 m và nhiều thiết bị, xe, máy Những năm gầnđây, tổng công ty đã tham gia đấu thầu, thắng thầu xây dựng nhiều công trình giaothông trong, ngoài tỉnh có giá trị lớn, đòi hỏi kỹ thuật thi công cao Các công trình

do tổng công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, đạt và vượt tiến độ, bảo đảm antoàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, được chủ đầu tư đánh giácao Quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện cổ phần hóa doanhnghiệp (năm 2004) đến nay, giá trị xây lắp của tổng công ty năm sau luôn cao hơnnăm trước, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động Năm

2014, tổng giá trị xây lắp của tổng công ty đạt 350 tỷ đồng, doanh thu đạt 330 tỷđồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 5 triệu đồng/người/tháng,hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước: ủng hộ từ thiện gần 300 triệu đồng Vớinhững thành tích đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển, tổng công ty đãđược Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh tặng nhiều phần thưởng caoquí: năm 2014 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba

Công ty đã dần thành công trên con đường khẳng định vai trò và vị thế củamình trên thị trường trong nước Trong cơ chế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần phải nhanh nhạy, linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượngphục vụ cùng với sự mở rộng các ngành nghề kinh doanh thì mới có khả năngcạnh tranh với các đối thủ trong nước Từ đó doanh nghiệp mới có khả năng đứngvững và nâng cao vị thế của mình trên thị trường được Do sân chơi thị trường ngàycàng mở rộng tạo nên một môi trường kinh doanh khắc nghiệt mà tại đó các doanhnghiệp kinh doanh không hiệu quả sẽ sớm bị đào thải Riêng đối với Tổng công tyCTGT I Thanh Hóa – Công ty cổ phần vừa phải đổi mới để thích hợp với cơ chế thịtrường, những biến đổi cả về kinh tế, chính trị Công ty đã rất cố gắng nỗ lực tìmnhững giải pháp vượt qua khó khăn bằng cách phát huy những thế mạnh sẵn có vềvốn, năng lực, phát huy kinh nghiệm và các mối quan hệ vốn có, mở rộng thêmnhiều ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu thị trường Thường xuyên nghiên cứu ápdụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn điều hành sản xuất kinhdoanh để nâng cao năng suất và chất lượng lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, giảm thiểu lãng phí, đảm bảo tiến độ bàn giao công trình và an toàn trong thicông Nhờ đó, luôn đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công

ty, ngày càng nâng cao được danh tiếng, uy tín và vị thế của mình trên thị trường

Trang 38

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa- Công ty cổ phần

3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi số 2603000212 ngày09/07/2009 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thanh hoá cấp : Chi nhánh xây lắp số 8-Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hoá có chức năng và nhiệmvụ:

+ Xây dựng các công trình xây dựng cơ bản, giao thông trong và ngoài nước,cầu và đường

+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư, đô thị

+ Khai thác kinh doanh chế biến vật liệu xây dựng, bê tông nhũ nhựa đường+ Xuất nhập khẩu vật tư, phương tiện thiết bị giao thông

+ Sữa chữa máy thiết bị công trình

+ Thí nghiệm vật liệu xây dựng

+ Cho thuê tài sản cố định như máy móc thiết bị xây dựng, phương tiện vận tải+ Cho thuê mặt bằng kho bãi

+ Sản xuất vật liệu xây dựng

+ Tư vấn giám sát kĩ thuật xây dựng, giao thông thuỷ lợi

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhiệm vụchính của công ty là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và giao thông,với các công việc cụ thể như sau:

+ Thực hiện các công việc xây dựng bao gồm: đào đắp đất đá, thi công cácloại móng thông thường, xây lắp kết cấu công trình lắp đặt điện nước thông dụng,hoàn thiện xây dựng

+ Thực hiện các công trình xây dựng bao gồm: xây dựng các công trình dân dụng

và phần bao che cho các công trình công nghiệp, và cầu cống nhỏ trên đường bộ

3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh

Khác với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm kinh

tế-kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩmcủa ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô, giá trị lớn, kếtcấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài Do vậy việc tổ chức hạch toán nhất thiếtphải có các dự toán thiết kế, thi công được lập theo từng công trình, hạng mục côngtrình Bên cạnh đó, chu kỳ sản xuất của đơn vị thường rất dài, chi phí phát sinhthường xuyên trong khi doanh thu chỉ phát sinh ở từng thời điểm nhất định Do đó

Trang 39

kỳ tính giá thành ở Chi nhánh được xác định theo kỳ sản xuất.

Tổ chức sản xuất trong Chi nhánh hiện nay là phương thức khoán gọn cáccông trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đội, xí nghiệp Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn bao gồm các chi phí về vậtliệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán

3.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa.

Là công ty xây dựng các công trình , chủ yếu là các công trình giao thôngđường bộ, công ty hầu như chỉ thực hiện việc xây dựng, ít khi thực hiện việc lắpđặt Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất xây lắp Có thể kháiquát quy trình đó theo sơ đồ: khảo sát - thiết kế - lập dự án - thi công - bàn giao -thanh quyết toán ( trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế lập

dự án được các cơ quan chuyên môn tiến hành) Sản phẩm của công ty mang lạinhững đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chứcsản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó Và thực tế tổngcông ty đã tổ chức được các chi nhánh xây lắp công trình linh hoạt với cơ chế quản

lý rất thích hợp Đó là cơ chế khoán theo từng mục chi phí Cụ thể: Khi đã ký kếtđược hợp đồng xây dựng, Tổng công ty sẽ giao cho các chi nhánh tổ chức thi côngthông qua hợp đồng giao khoán Việc giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trìnhđược tiến hành giao khoán cho các chi nhánh xây dựng thi công công trình Việcgiao khoán đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các chi nhánh thicông công trình, mở rộng quyền tự chủ của các chi nhánh thi công công trình, gắnliền lợi ích vật chất của người lao động với sản phẩm mình làm ra buộc người laođộng quan tâm đến tiến độ, thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình ngày càng tốthơn

Trang 40

Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật

Lập mặt bằng thi công

Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động

Tổ chức thi công

Nghiệm thu công trình

Sơ đồ 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Chi nhánh

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính )

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của Chi nhánh xây lắp số 8- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa- Công ty cổ phần.

Bộ máy quản lý của Chi nhánh hoạt động theo chế độ một thủ trưởng Đứngđầu là Giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ Chi nhánh, có tráchnhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao

Các phòng ban được bố trí gọn nhẹ, không chồng chéo lên nhau và có quan

hệ mật thiết với nhau về mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc có những chỉ đạo, quyếtđịnh nhanh chóng, kịp thời mọi hoạt động của Chi nhánh

Ngày đăng: 05/09/2016, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w