1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP xây dựng VNC

81 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 6,29 MB

Nội dung

Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây Dựng VNC. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây Dựng VNC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay Đất nước ta đang đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất nước,toàn Đảng, toàn dân đang ra sức thi đua lao động học tập nhằm đưa Đất nước

đi lên và ngày càng giàu đẹp để sánh vai cùng bạn bè Thế giới

Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự cố gắng của các cánhân, tập thể, của toàn dân Trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò quantrọng, là lực lượng xung kích trong chấn hưng nền kinh tế đất nước

Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là mộtquá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm, tổng hợpcác hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ tạo nên chỉ tiêu chi phí sản xuất Sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình

đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không Vìvậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

là một trong những việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa quan trọngnhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Mặt khác xét trên góc độ vĩ mô,

do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các công ty quản lý kinh tế

Nhiệm vụ cơ bản của kế toán không phải là hạch toán đầy đủ chi phí sảnxuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệmchi phí phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế

độ hạch toán trong doanh nghiệp Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịpthời cho việc ra quyết định Để giải quyết được vấn đề đó cần phải hoàn thiệnviệc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản cuất và tính giá thành sảnphẩm Công việc này không những mang ý nghĩa to lớn về mặt lý luận màcòn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chếquản lý kinh tế của các doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty CP XâyDựng VNC nói riêng

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Th.s Bùi Thị Hằng trong thời gian thực tập em đã mạnh dạn lựa

chọn đề tài "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công

ty CP xây dựng VNC" làm báo cáo thực tập.

Kết cấu của chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và kết thúc gồm 3 phần chính:

Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp

Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây Dựng VNC

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây Dựng VNC

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chấtcông nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Thôngthường, công tác Xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành.Ngành xây lắp có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… Có quy mô lớn, kếtcấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài… Do vậy, việc tổchức quản lý hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận vớichủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ

- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuấtphải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm

Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổbiến theo phương thức "khoán gọn" các công trình, hạng mục công trình, khốilượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xínghiệp…) Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ cácchi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhậnkhoán

Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ

Trang 4

chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toántrong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định

1.1.2 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp.

- Tổ chức kế toán đúng, hợp lý chi phí sản xuất xây lắp vầ tính đúng, tính

đủ giá thành công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giáthành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phátsinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng Với chứcnăng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sựbiến độngcủa vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và cảthước đo giá trị để quản lý chi phí.Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chiphí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thànhthực tế của công trình, hạng mục công trình của sản xuất kinh doanh Qua đó

có thể phân tích, tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng laođộng, vật tư, vốn tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành,đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quantrọng để doanh nghiệp kinh doanh được trên thị trường

- Việc phân tích đúng đắn kết quả hoật động sản xuất kinh doanh chỉ cóthể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác.Về phần mình giá thành lại chịuảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp Do vậy, tổ chức tốtcông tác kế toán chi phí sản xuất và tính sản phẩm xây lắp để xác định nộidung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị cácyếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp báchtrong nền kinh tế thị trường

- Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như

Trang 5

Các doanh nghiệp hoạt dộng theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấptrên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn Vì vậy, công tác tập hợpchi phí và tính giá thành chỉ mang tính hình thức.

- Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hànhđộng theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạtđộng của mình Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quyluật khách quan

Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần khôngthẻ thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa

to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp

1.2 Khái niệm, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.2.1 Khái niệm, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh

tế, mục đích sử dụng, công cụ trong quá trình sản xuất… khác nhau Để phục

vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thànhsản phẩm, kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí).

Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu

tố chi phí cơ bản sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại

Trang 6

nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụdụng cụ xuất dùng cho sản xuất trong kỳ báo cáo.

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động(thường xuyên hay tạm thời về tiền lương (tiền công các khoản phụ cấp, trợcấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương, kinh phícông đoàn, BHYT, BHXH, BHTN trong kì báo cáo

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tàisản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụkhác

- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưađược phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếpkhách, hội họp, thuế quảng cáo…

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí)

Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí bao gồmnhững chi phí sản xuất phát sinh có công dụng kinh tế không phân biệt nộidung kinh tế của chi phí đó

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp chi phí sản xuất được chia thành bốn khoản mục chi phí sau:

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp ch hoạt động sản xuất sản phẩm

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả chongười lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ như: lương các khoản phụcấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH,KPCĐ, BHTN)

- Chi phí sử dụng máy thi công: là những chi phí liên quan đến máy móc

Trang 7

phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp baogồm toàn bộ chi phí về vật tư, lao động và các chi phí về động lực, nhiên liệu,khấu hao máy móc thiết bị.

- Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộphận sản xuất (phân xưởng, đội, tổ sản xuất…) ngoài ba khoản mục

Theo mối quan hệ với sản lượng, khoản mục chi phí sản xuất chung baogồm chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi

+ Chi phí sản xuất cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theophương pháp bình quân, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… vàchi phí hành chính ở các phân xưởng sản xuất

+ Chi phí sản xuất biến đổi: là những chi phí sản xuất gián tiếp thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất nhưchi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Theo nội dung kinh tế khoản mục chi phí sản xuất chung gồm các nộidung sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoảnphụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của các nhân viên quản lýphân xưởng, đội, bộ phận sản xuất

+ Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phânxưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu vănphòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phânxưởng

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuấtdùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp,dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tàisản cố định dùng trong phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí bảo dưỡng

Trang 8

tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và

sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao côngnghệ, nhãn hiệu thương mại

+ Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã

kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí theo phương pháp tập hợp (với khối sản xuất lao vụ sản xuất trong kỳ)

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm hai loại:

- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đếnviệc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định Kế toán có thể căn cứvào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chiphí

- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi hpí có liên quan đến nhiều loạisản phẩm , dịch vụ Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ chocác đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm lao vụ sản phẩm sản xuất trong kỳ

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm hai loại:

- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượngtương đương tỉ lệ thuận lợi với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuấttrong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng sốkhi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định nhưchi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắpsáng…

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí

Trang 9

- Chi phí đơn nhất: là chi phí do 1 yếu tố chi phí duy nhất cấu thành nhưchi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sảnxuất chi phí khấu hao TSCĐ.

- Chi phí tổng hợp: là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhaunhưng do cùng 1 công dụng như chi phí sản xuất chung

1.2.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phísản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra chi phí sản xuất và phục vụ côngtác tính giá thành sản phẩm

1.2.2 Khái niệm, phân loại và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.2.2.1 khái niệm:

- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sảnphẩm, lao vụ đã hoàn thành

- Giá thành sản phẩm xây lắp phản ánh lượng gía trị của những hao phílao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụsản phẩm xây lắp

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũngnhư yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm xây lắp, giá thành được xem xét dướinhiều góc độ, nhiều vị trí tính toán khác nhau

Giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại như sau:

Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành giáthành dự toán, gía thành kế hoạch, giá thành thực tế

- Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khốilượng xây lắp công trình Giá thành này được xác định trên cơ sở các quy

Trang 10

định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình

Giá thành dự toán = giá thành dự toán - Lợi nhuận định mức

Trong đó:

+ Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho doanh nghiệp xây lắpxây dựng, lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt máy móc thiết bị Nó bao gồm các chitrực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức

+ Lợi nhuận định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích luỹ cho xãhội do ngành xây dựng cơ bản tạo ra (bao gồm thuế và lãi)

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ điều kiện cụ thểcủa từng đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơngiá áp dụng trong đơn vị

Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức hạ giá thành

Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào chi phí nội bộ củadoanh nghiệp xây lắp Về nguyên tắc định mức nội bộ phải tiên tiến hơn địnhmức kế hoạch, phản ánh mức độ quản lý của doanh nghiệp

- Giá thành xây lắp thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí màdoanh nghiệp bỏ ra để hình thành một đối tượng xây lắp nhất định Giá thànhsản phẩm xây lắp thực tế không chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinhnhư chi phí thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất, mất mát,hao hụt vật tư do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của doanhnghiệp

Thông thường gía thành thực tế giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành:+ Giá thành công tác xây lắp thực tế: Phản ánh giá thành một khối lượngcông tác xây lắp đạt tới điểm dừng kỹ thuật nhất định tính theo kỳ( tháng,quý, năm) Nó cho phép chúng ta xác định kịp thời chi phí phát sinh, phát hiệnnhững nguyên nhân tăng, giảm chi phí và kịp thời điều chỉnh cho giai đoạn sau.+ Giá thành hạng mục công trình hoàn thành: là toàn bộ chi phí chi ra để

Trang 11

khi hoàn thành đưa vào sử dụng và được bên chủ đầu tư chấp nhận.

Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa 3 loại giá thành trên phải đảm bảo:

Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế

Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá chínhxác trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanhnghiệp xây lắp khác Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạchcho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trongđiều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ tổ chức quản lý

Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí sản xuất.

Theo cách phân loại này giá thành được phân thành 2 loại

- Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêuphản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan tới quá trình sản xuất chếtạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung

Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, làcăn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp

Giá thành sản xuất được tính theo công thức:

Tổng giá thành Chi phí sản xuất chi phí sản xuất chi phí sản xuất

Sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang

xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

- Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ): Bao gồm toàn bộ giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được phân bổ cho sản phẩm đó

Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được xác định sau khi khối lượng sảnphẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã được thực hiện Đây là cơ sở để doanhnghiệp tính lãi trước thuế

Ngoài cách phân loại trên, trong xây dựng cơ bản còn sử dụng 2 chỉ tiêu tính giá thành sau:

Trang 12

- Giá đấu thầu xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tưđưa ra dể chủ doanh nghiệp căn cứ vào đó tính giá thành sản phẩm của mình (còn gọi là giá dự thầu công tác xây lắp) Giá đấu thầu xây lắp do chủ đầu tưđưa ra về nguyên tắc chỉ bằng gía dự toán, có như vậy chủ đầu tư mới tiếtkiệm vốn đầu tư và hạ thấp chi phí về lao động.

- Giá hợp đồng công tác xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghitrong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, sau khi thoảthuận giao thầu Đó cũng chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắngcuộc trong đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu Vềnguyên tắc, giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu xâylắp

Việc áp dụng 2 loại giá thành trên là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện

cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng Nó sử dụng được quan hệ tiền - hàng,tạo sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp,tạo ra sự chủ động trong việc định gía thành của mình cũng như trong kinhdoanh, thích hợp với cơ chế thị trường

1.2.2.3 Đối tượng tính giá thành

- Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp được xác định là các côngtrình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cần đượctính giá thành

- Đối tượng tính giá thành có nội dụng kinh tế khác với đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất nhưng trong một số trường hợp nhất định đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đồng nhất với nhau

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặtchẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Chi phí biểu hiện mặthao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất Đây là hai

Trang 13

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình thicông.

Tổng giá thành Chi phí sản xuất chi phí sản xuất chi phí sản xuất

Sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang

xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Như vậy nếu sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời

kỳ nhất định thì giá thành lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền vớiviệc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành.Giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí cho khối lượng dở dangcuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí

đã chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau Nhưng nó lại bao gồm những chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trướcvào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí kỳ trước chuyểnsang phân bổ cho kỳ này

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp chỉ thống nhất về lượngtrong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành là công trình , hạng mmục công trình được hoàn thành trong kỳ hoặcgía trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau

1.3 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm

1.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng đểtập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗiđối tượng kế toán chi phí Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng cácphương pháp tập hợp chi phí sau:

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục côngtrình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì

Trang 14

tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuấtphát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơnđặt hàng đó Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơnđặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơnđặt hàng đó

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công:phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thựchiện khoán Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như

tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công Trong từng đơn vị thi công lại đượctập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình

Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặcmột số phương pháp hạch toán trên Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chiphí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ cáckhoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng

1.3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Khái niệm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế nguyên,vật liệuchính ,vật liệu phụ, vật liệu kết cấu cần thiết để tham gia cấu thành thực thểsản phẩm xây lắp.Giá trị vật liệu bao gồm cả chi phí mua, chi phí vận chuyểnbốc dỡ tới tận công trình, hao hụt định mức Trong giá thành sản phẩm xâylắp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn

 TK sử dụng:

Để hạch toán chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang, tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tậphợp chi phí sản xuất

 Trình tự hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện cụ thể như sơ đồ sau:

Trang 15

1.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Khái niệm:

Chi phí nhân công trực tiếp trong các đơn vị xây lắp bao gồm thù lao phảitrả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp như tiềnlương chính, tiền lương phụ, chi phí nhân công trực tiếp ở các đơn vị xây lắpkhác với các doanh nghiệp sản xuất khác là không bao gồm các khoản tríchtheo tiền lương như BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếpxây lắp

Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượngchịu chi phí liên quan Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiềuđối tượng tính giá thành mà không tập hợp riêng được thì có thể tập hợpchung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chi phíliên quan

 TK sử dụng:

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 154- Chi phísản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối

Trang 16

tượng chịu chi phí.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, có hai cách tính lương chủ yếu là tínhlương theo công việc giao khoán và tính lương theo thời gian

- Nếu tính lương theo công việc giao khoán thì chứng từ ban đầu là “hợpđồng khoán”, trên hợp đồng khoán thể hiện công việc khoán có thể là từngphần việc, nhóm công việc, có thể là hạng mục công trình, thời gian thực hiệnhợp đồng, đơn giá từng phần việc, chất lượng công việc giao khoán Tuỳ theokhối lượng công việc giao khoán hoàn thành số lương phải trả được tính nhưsau:

Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc x Đơn giákhối lượng

hoàn thành công việc

- Nếu tính lương theo thời gian thì căn cứ để hạch toán là “Bảng chấmcông” và phiếu làm thêm giờ Căn cứ vào tình hình thực tế, người có tráchnhiệm sẽ tiến hành theo dõi và chấm công hàng ngày cho công nhân trực tiếptrên bảng chấm công Cuối tháng người chấm công, người phụ trách bộ phận

sẽ ký vào bảng chấm công và phiếu làm thêm giờ sau đó chuyển đến phòng

kế toán Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, làm căn cứ hạch toán chi phí tiềnlương, theo cách tính lương này, mức lương phải trả trong tháng được tínhnhư sau:

Tiền lương phải trả = Mức lương một x Số ngày làm việc

trong tháng ngày công trong tháng

 Trình tự hạch toán

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại doanh nghiệp xây lắp

TK 334 TK 154 TK 632

DĐK

Trang 17

trực tiếp xây lắp công việc hoàn thành

 TK sử dụng:

Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tài khoản này được mở chi tiết theo đốitượng tập hợp chi phí sản xuất

154- Trình tự hạch toán chi phí máy thi công

Để hạch toán và xác định chi phí sử dụng máy thi công một cách chínhxác kịp thời cho các đối tượng chịu chi phí, trước hết phải tổ chức tốt khâuhạch toán hàng ngày của máy thi công trên các phiếu hoạt động của xe máythi công

Định kỳ mỗi xe máy được phát một “Nhật trình sử dụng máy thi công”ghi rõ tên máy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc hoàn thành, số ca lao

Trang 18

động thực tế được người có trách nhiệm ký xác nhận Cuối tháng “Nhậttrình sử dụng được chuyển về phòng kế toán để kiểm tra, làm căn cứ tínhlương, xác định chi phí sử dụng máy thi công và hạch toán chi phí sử dụngmáy thi công cho các đối tượng liên quan

Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

TK 111, 112, 331, 152, 153 TK 154 TK 632

DĐK

CP NVL, CCDC sd giá thành thực tế khối lượng

cho máy thi công công việc hoàn thành

TK 334, 335 Chi phí nhân công sử dụng

máy thi công

Căn cứ vào giá thành giờ máy hoặc ca máy xác định giá trị mà đội máy phục

vụ cho từng đối tượng(công trình, hạng mục công trình ) theo giá thành camáy hoặc giờ máy và khối lượng dịch vụ(số ca máy, giờ máy) phục vụ chotừng đối tượng

1.3.1.4 Kế toán chi phi sản xuất chung

Trang 19

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho SX của đội, côngtrường xây dựng, chi phí SXC bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội, cáckhoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sảnxuất, công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công

cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ muangoài và các chi phí chung bằng tiền khác

Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểmphát sinh chi phí(tổ, đội )cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượngchịu chi phí

Công thức phân bổ chi phí SXC

tổng chi phí SXC x tổng tiêu thức phần bổ

Mức chi phí sản xuất cần phân bổ của từng đối tượng

chung phân bổ cho =

từng đối tượng tổng tiêu thức phân bổ

của các đối tượng

 TK sử dụng:

Để hạch toán chi phí sản xuất chung dùng tài khoản 154-chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí của cả đội,công trình xây dựng

 Trình tự hạch toán:

1 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ: Hạch toán chi phí sản xuất chung

TK 334 TK 154 TK 632

Trang 20

DĐK

Tiền lương nhân viên

quản lý đội K/C Chi phí SXC

1.3.1.5 Kế toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán.

Do đặc điểm của ngành xây lắp là quá trình thi công thường diễn ra ởnhững địa điểm cách xa đơn vị trong khi khối lượng vật tư thiết bị lại rất lớnnên rất dễ xảy ra hao hụt mất mát Vì vậy, các doanh nghiệp thường tổ chứctheo phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở,các đội thicông Có hai hình thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị thành viên là:

Trang 21

 Phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:

Các đơn vị giao khoán toàn bộ công trình cho bên nhận khoán, các đơn vịnhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động.Khi công trình hoànthành sẽ được nghiệm thu bàn giao và được thanh toán toàn bộ theo quyếttoán và phải nộp một khoản theo quy định

 Phương thức khoán theo khoản mục chi phí

Theo phương thức này đơn vị giao khoán chỉ khoán các khoản mục chi phínhất định còn các khoản khác đơn vị tự chi phí, hạch toán và chịu trách nhiệmgiám sát kỹ thuật chất lượng công trình

Chứng từ kế toán sử dụng là các chứng từ về chi phí phát sinh được xác địnhtheo chế độ kế toán Ngoài ra doanh nghiệp xây lắp còn lập hợp đồng giaokhoán và khi công trình hoàn thành bàn giao phải lập “Biên bản thanh lý hợpđồng”

Tuỳ thuộc vào mức độ phân cấp kế toán giữa đơn vị giao khoán và đơn vịnhận khoán kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 141 – Tạm ứng (chi tiết theo đôi tượng)

TK 136 – Phải thu nội bộ

Tk 336 – phải trả nộ bộ

*Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng.

+ Tại đơn vị giao khoán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được khái quát qua sơ đồ:

Trang 22

Sơ đồ: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại đơn vị giao khoán.

TK 152, 153, 111 TK 141 TK 154

Khi tạm ứng vật tư khi thanh lý hợp đồng

tiền cho đvị nhận khoán với đơn vị nhận khoán

TK 133(1)

Giá trị tạm ứng thừa thuế GTGT

phải thu hồi

Tài khoản 141 phải được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán Đồngthời phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng côngtrình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh cả giá nhận giao thầu và giágiao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí

+ Tại đơn vị nhận khoán:

Đơn vị nhận khoán chỉ cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả

về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí Trong

đó chi phí nhân công thực tế cần chi tiết cho bộ phận thuê ngoài và bộ phậncông nhân của đơn vị

*Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được

phân cấp quản lý tài chính.

+ Kế toán tại đơn vị giao khoán:

Kế toán đơn vị giao khoán sử dụng tài khoản 136 để phản ánh toàn bộ giá trịkhối lượng xây lắp mà đơn vị ứng về: vật tư, tiền, khấu hao TSCĐ cho cácđơn vị nhận khoán nội bộ Đồng thời tài khoản này cũng được sử dụng đểphản ánh giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ

có phân cấp quản lý riêng Tài khoản này theo quy định chỉ sử dụng ở đơn vịgiao khoán

Trang 23

Việc hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ: Kế toán bàn giao khối lượng xây lắp tại đơn vị giao khoán

TK 111, 152, 153, 214 TK 136 TK 154

Tạm ứng tiền nhận khối lượng xây lắp

Vật tư cho đvị nhận khoán hoàn thành

TK 133(1)

Thuế GTGT

+ Kế toán tại đơn vị nhận khoán

Kế toán đơn vị nhận khoán sử dụng tài khoản 336(3362) “phải trả khốilượng xây lắp nhận khoán nội bộ” để phản ánh tình hình tạm ứng và quyếttoán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị giao khoán.Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán

1.3.1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đốitượng, (công trình, hạng mục công trình ) và chi tiết theo khoản mục vào bên

Nợ tài khoản 154 (chi tiết cho từng đối tượng)

Trang 24

TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Việc tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp

TK 152, 153, 334, 338, TK 154 TK 632

214, 111, 331…

Chi phí thi công xây lắp tổng giá thành thực tế

Do đơn vị trực tiếp sản phầm xây lắp

thi công hoàn thành

TK 336

Chi phí khối lượng giao khoán

cho các đơn vị trong nội bộ

TK 331

Chi phí khối lượng công

việc giao thầu lại cho bên ngoài

1.3.1.7 Đánh giá sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang trong xây lắp là các công trình, hạng mục công trìnhtới cuối kỳ hạch toán chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giaonghiệm thu thanh toán Để xác định giá trị sản phẩm dở dang cần tiến hànhkiểm kê thực tế và tiên hành phân bổ Tính giá thành sản phẩm xây lắp phụthuộc vào phương thức thanh toán khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thànhgiữa bên nhận thầu và chủ đầu tư

1 Nếu quy đinh thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành toàn bộ thìgiá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuốikỳ

2 Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp

lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp cuối kỳ chưa đạt tới điểm dừng

Trang 25

kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế phát sinhtrên cơ sở phân bổ chi phí thực tế phát sinh của công trình, hạng mục côngtrình đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dangtheo tỷ lệ với giá dự toán.

Xác định giá trị thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức

Giá trị thực tế CP SX dở dang đầu kỳ + CP SX p/sinh trong kỳ giá Của sản phẩm = x trị

Dở dang cuối kỳ Giá trị khối lượng + giá trị khối lượng khối

hoàn thành xây lắp dở dang lượng Cuối kỳ xây lắp

dở dang

cuối kỳ

1.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương phápđược sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng công tác xây lắp hoànthành Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật, tính toán chi phí cho từng đối tượngtính giá thành Trong kinh doanh xây lắp, đối tượng tính giá thành thường làhạng mục công trình, toàn bộ công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành.Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữacác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toánphải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tínhgiá thành cho từng đối tượng

Trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tínhgiá thành sau:

Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp)

Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến

Trang 26

trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chấtđơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giáthành Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệugiá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện.Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trựctiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khihoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà

có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:

Giá thành thực tế CP thực tế CP thực tế CP thực tế

Khối lượng xây lắp = dở dang + phát sinh - dở dang

Hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả côngtrình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình

Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹthuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế chohạng mục công trình đó

Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhaunhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhậnnhưng không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khácnhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trêntoàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình

Phương pháp tỷ lệ:

Trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kếtoán có thể căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mụccông trình và chi phí sản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạngmục công trình đó

Trang 27

Z = D ĐK + C 1 + C 2 + + Cn - D CK

Trong đó C1, C2, , Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuấthoặc từng hạng mục công trình

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất

và phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kếhoạch giá thành Nội dung của phương pháp này cụ thể như sau:

Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí đượcduyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức

So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch Tậphợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra nhữngbiện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm

Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức,kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toántiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức

Giá thành thực tế = giá thành định mức +(-) chênh lệch +(-) chênh lệch so Của sản phẩm của sản phẩm thay đổi với định mức

Định mức

Trang 28

Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp Tuy nhiên

để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệthống định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầucần chính xác và chặt chẽ

Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình:

Ghi nợ TK 627

Ghi có TK 352

Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thicông, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí cóliên quan, ghi:

Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

7 - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

Trang 29

8 - Chứng từ ghi sổ;

9 - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

10 - Sổ Cái;

11 - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

12 - Nhật ký - Sổ Cái;

13 - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ;

- Bảng kê;

- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

1.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từcác bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ

Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng vớicác đối tượng chịu chi phí

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳtheo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dởdang cuối kỳ vào máy

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối

kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn

Trang 30

1 Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra cácbáo cáo cần thiết.

1 - Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: phần mềm kế toán khôngthể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm Do vậy,

kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ vàmức độ hoàn thành để nhập vào chương trình

Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặtngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp

Chứng từ ban đầu

Nhập dữ liệu vào máy

tính

Xử lý tự động theo chương trình

Sổ kế toán

tổng hợp

Sổ kế toán chi tiết

Các báo cáo kế toán

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VNC

2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Xây dựng VNC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Cổ phần Xây dựng VNC

Tên giao dịch quốc tế VNC CONSTRUCTION JOINT - STOCK COMPANY

Địa chỉ Số 17, Ngõ 278/20 – Kim Giang – Hoàng Mai – Hà NộiVăn phòng giao dịch Tầng 3, Tòa nhà 91, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà NộiĐiện thoại (+84) 43.559.9382

Trang 32

và ngoài nước tín nhiệm, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.

Với giá trị cơ bản, triết lý kinh doanh, nguyên tắc định hướng và vănhóa doanh nghiệp, Công ty cổ phần xây dựng VNC tin tưởng thực hiện thànhcông sứ mệnh trở thành một Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, hội nhập thànhcông với kinh tế khu vực và thế giới, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơnthông qua công nghệ thi công tiên tiến, ứng dụng những tiến bộ khoa học côngnghệ vào các lĩnh vực tư vấn khảo sát địa chất, địa hình, thiết kế, giám sát, thínghiệm và kiểm định công trình, sự hợp tác của khách hàng, sự giúp đỡ củacác cơ quan doanh nghiệp, địa phương

Với năng lực trang thiết bị hiện đại, công nghệ thi công tiên tiến, độingũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực: Thi công xây lắpcông trình giao thông, công nghiệp, hạ tầng, thủy lợi; Tư vấn khảo sát, thiết

kế đối với các công trình xây dựng đường bộ, cầu đến loại trung; Thí nghiệmvật liệu xây dựng và kiểm định các công trình dân dụng, công nghiệp, giaothông, thủy lợi; Tư vấn giám sát công trình giao thông, Công ty đã hoàn thiệnnhiều công trình về thi công, thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm và kiểmđịnh công trình được các Chủ đầu tư trong nước và các đối tác nước ngoàiđánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ

Trải qua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xây dựngVNC đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực xâydựng, là thương hiệu uy tín trong và ngoài nước

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ở công ty

Công ty Cổ Phần Xây Dựng VNC là công ty đa nghành nghề hoạt độngtrên lĩnh vực xây dựng với các nghành nghề sau:

 Tổng thầu xây dựng công trình, tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, tưvấn, lập và quản lý dự án, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các

Trang 33

công trình xây dựng (Chỉ được thiết kế trong phạm vi chứng chỉ đã đăng

ký kinh doanh);

 Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật, công trình điện;

 Khảo sát trắc địa công trình;

 Khảo sát địa chất công trình;

 Thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm định các công trình dân dụng, côngnghiệp, giao thông, thủy lợi;

 Tư vấn, thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp;

 Tư vấn, thiết kế đối với các công trình xây dựng đường bộ, cầu đến loạitrung;

 Tư vấn, giám sát công trình giao thông: lĩnh vực cầu đường;

 Tư vấn đầu tư (Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kế toán);

 Kiểm định đo lún, đo nghiêng công trình xây dựng, thí nghiệm kiểm địnhhiện trường;

 Thí nghiệm vật liệu xây dựng bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra độbền kết cấu;

 Lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình;

 Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị, nhân công chuyên dụng ngành xâydựng; Cho thuê nhân công (Không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cungứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);

 Lắp đặt, trang trí nội thất công trình;

 Xử lý nền móng công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạtầng kỹ thuật;

 Sản xuất vật liệu xây dựng;

 Nghiên cứu xã hội học, đánh giá tính khả thi dự án; Đánh giá tác động môitrường các dự án công trình xây dựng;

Trang 34

 Giám sát thi công xây dựng – hoàn thiện công trình dân dụng, côngnghiệp, hạ tầng kỹ thuật;

 Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, công nghiệp;

 Thiết kế hệ thống cấp thoát nước: đối với khu đô thị, công trình xây dựngdân dụng, công nghiệp;

 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, quyết toán công trình;

 Thiết kế điện công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

Với tôn chỉ “Chất lượng là niềm tin – Hiệu quả là mục đích” chúng tôi tin tưởng sẽ Quản lý hiệu quả, phát triển vững chắc, bảo đảm chất lượng, an toàn, tiến độ, thi công các công trình, và các dịch vụ khảo sát địa chất, địa hình, tư vấn thiết kế, giám sát, thí nghiệm và kiểm định công trình Đầu tư chiều sâu cho ngành nghề kinh doanh chính của Công ty trong lĩnh vực giao thông, tăng cường và mở rộng hợp tác sản xuất và ứng

Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Phòng Kế Hoạch – Kỹ Thuật

Phòng Thiết Bị - Vật Tư

Phòng Tài Chính – Kế Toán

Phòng Tổ Chức Hành Chính

Trang 35

Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP Xây dựng VNC

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp thường kỳ (thường là 1 năm) hoặc bấtthường của các cổ đông trong công ty để:

- Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính

- Biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển của công ty trongnăm tới

- Giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối pháttriển của công ty

Trang 36

- Bấu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ

đã hết nhiệm kì

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinhdoanh hằng năm của công ty

- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giớihạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngđối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác doĐiều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của nhữngngười quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổphần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi íchkhác của những người đó;

- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lýkhác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệcông ty

Ban kiểm soát của một công ty có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát

hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty

Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát:

- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của

Trang 37

trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kếtoán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinhdoanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá côngtác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họpthường niên.

- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việcquản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cầnthiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đônghoặc nhóm cổ đông

- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trịhoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổchức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

Tổng Giám đốc điều hành: Là người điều hành cao nhất trong công ty

và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,quyết định quản lý điều hành sản xuất của toàn công ty Giám đốc Công ty cóquyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liênquan

Tổng giám đốc điều hành có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày củacông ty;

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ côngty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;

Trang 38

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công

ty và quyết định của Hội đồng quản trị

Các phó tổng giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc trong

quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động

Trung tâm tư vấn của công ty

Trung tâm tư vấn của công ty có các chức năng sau:

- Khảo sát địa hình, địa chất và đo đạc

- Kiểm định, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng các côngtrình xây dựng

- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng

dự toán

- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị, giám sát khảo sát xâydựng

- Quản lý dự án

- Thiết kế xây dựng công trình

Phòng thí nghiệm kiểm định công trình là một trong những phòng ban

không thể thiếu trong một công ty chuyên về nghành xây dựng, nó đảm nhiệmnhững chức năng cơ bản sau:

- Kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận

công trình hoặc công trình xây dựng; cấu kiện, vật liệu xây dựng so với yêucầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật thông quaviệc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan

Trang 39

lượng trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định xem xét chấp thuận

- Tổ chức kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng lập báo cáo đánhgiá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượngcủa hợp đồng và gửi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định, kiểm soátbảo đảm chất lượng

- Tổ chức kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng thực hiện kiểmđịnh, kiểm soát bảo đảm chất lượng theo đúng đề cương được chấp thuận

Phòng kế hoạch kỹ thuật : Tham mưu giúp việc cho Phòng giám đốc

mà trực tiếp là Phó Giám đốc kế hoạch - Kỹ thuật về công tác quản lý kỹthuật của toàn Công ty, xây dựng kế hoạch định hướng cho Công ty Phòng

Kế hoạch - Kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch củacông trình, quy trình kỹ thuật, các biện pháp thi công, lập báo cáo kế hoạch vàthực hiện hoạch với công ty

Phòng thiết bị - vật tư : là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có

chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tưnguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan Mua sắm, cung cấp vật tư,nguyên vật liệu để thi công các công trình Chịu trách nhiệm trước HĐQT vàTổng giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị

Phòng tài chính – kế toán: là phòng chuyên môn nghiệp vụ chịu sự chỉ

đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty và sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp cụcủa đơn vị cấp trên theo quy định

- Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về tổ chức chỉ đạo công tác Tàichính – Kế toán và có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ tàichính và hạch toán kinh tế liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành

- Tham mưu cho tổng giám đốc công ty việc lập kế hoạch tài chính, báocáo phân tích tình hình tài chính của công ty và các vấn đề lien quan đến hoạt

Trang 40

động tài chính theo đúng quy định Đồng thời, tham mưu cho tổng giám đốccông ty trong việc huy động, kiểm tra và giám sát hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh

thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tham mưu choPhòng giám đốc trong việc quản lý nhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bốtrí người lao động hợp lý; nghiên cứu và giải quyết các chế độ cho người laođộng như tiền lương, BHXH đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành.Quản lý lưu trữ hồ sơ

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng VNC

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thức vào ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam

- Chế độ kế toán áp dụng: kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết

định 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: là chi phí phát sinh thực tế để thực hiện hoàn tất quá trình vay vốn

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: tất cả các loại chi phí phải trả và số

dư năm tài chính

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: là doanh thu thực tế đãđược khách hàng chấp nhận thanh toán và đã thanh toán

- Phần mềm kế toán áp dụng: phần mềm FAST

Màn hình nhập liệu trên phần mềm kế toán như sau:

Ngày đăng: 14/03/2016, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w