MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 8 1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ 8 1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 11 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 12 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa 14 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14 1.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì 23 1.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23 1.5. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa 25 1.5.1. Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành 25 1.5.2. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa 26 1.6. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 31 1.6.1. Hệ thống sổ theo hình thức Nhật kí chung 31 1.6.2. Hệ thống sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ 31 1.6.3. Hệ thống sổ theo hình thức Nhật kí sổ cái 31 1.6.4. Hệ thống sổ theo hình thức Kế toán máy 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH ĐÔ 33 2.1. Tổng quan về công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 33 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 36 2.1.3. Đặc điểm hoạt động quản lý tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 38 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 39 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 42 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 43 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 52 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 58 2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì 61 2.2.6. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH ĐÔ 63 3.1. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 63 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô 68 3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 68 3.2.2. Kiến nghị về việc áp dụng Kế toán máy 69 KẾT LUẬN 73
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô" là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng em dựa trên số liệu thực tế của công ty TNHH gốm sứ Thành Đô,dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo TS Nguyễn Thu Hoài Nếu có sai sót gì em xinhoàn toàn chịu trách nhiệm
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 103
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
8 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
8 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự hòa nhập trên toàn thế giới, trong những năm gần đây, nền kinh tếViệt Nam đang phát triển không ngừng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực vànền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đặt ranhững thách thức lớn đối với doanh nghiệp Để có thể tồn tại và phát triển, có một chỗđứng vững chắc trên thị trường thì một yêu cầu quan trọng đặt ra với các nhà quản trịdoanh nghiệp là phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt nhất Cạnhtranh đã và đang là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và tìm ra những hướng điđúng cho mình hơn
Để tồn tại, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đạt tới đỉnh cao của tiết kiệm nhưngđồng thời vẫn giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngườitiêu dùng Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải lựa chọn phương án có chi phí thấpnhưng đem lại hiệu quả cao nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn có mức giáhấp dẫn Trong thời đại cung nhiều hơn cầu hiện nay, doanh nghiệp phải tổ chức công táchạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lý, đúng đắn và khoa học để cung cấp nhữngthông tin hữu ích, cần thiết và kịp thời cho nhà quản trị doanh nghiệp Yếu tố giá thànhđược đặt lên hàng đầu buộc doanh nghiệp phải thắt chặt chi phí song vẫn phải giữ vữngđược chất lượng sản phẩm Chính vì thế mà chi phí sản xuất và tính giá thành đã thànhmột vấn đề khá quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay
Là một sinh viên kế toán, được học và đào tạo tại Học viện Tài chính, sau thời gianthực tập, được đi sâu tìm hiểu bộ máy kế toán, công tác kế toán của Công ty TNHH gốm
sứ Thành Đô, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính
giá thành tại doanh nghiệp Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô” làm luận
văn cuối khóa
1 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trang 5- Góp phần hệ thống hóa thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giáthành.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đã đượchọc trên ghế nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán tại công ty TNHHgốm sứ Thành Đô
- Nghiên cứu thực trạng kế toán tổng hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại công tyTNHH gốm sứ Thành Đô
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thưc tiền về kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về mảng kế toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
3 Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau
- Phương pháp thống kê kinh tế, tổng hợp số liệu thực tế
- Phương pháp phân tích số liệu thu thập được
- Phương pháp hạch toán kế toán
- Phương pháp đối chiếu và so sánh
- Phương pháp hệ thống và chọn lọc
- Phương pháp đánh giá các số liệu, mẫu biểu chứng từ, sổ sách….về tổng hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
4 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Trang 6Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệttình của các cán bộ ở phòng Kế toán, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.Nguyễn Thu Hoài và các thầy cô giáo trong khoa kế toán, nhưng do thời gian và trình độkiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận thực tế nên còn nhiều thiếusót và hạn chế Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để đề tài nghiêncứu hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nghiêm Thị Thanh Thảo
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ
1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải
có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trìnhsản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ
và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chiphí tương ứng
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp( chi phí sản xuất kinh doanh) là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cầnthiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong một kỳ nhất định
Phân loại theo công dụng của chi phí, chi phí SXKD được chia thành:
Chi phí HĐ
CPSX
CP ngoài SX
CP SXKD
CP tài chính
CP HĐKD thông thường
CP khác
Trang 8Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống,
lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình
hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
Bản chất của chi phí sản xuất là:
• Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền
với mục đích kinh doanh
• Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong
kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
• Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trongmột khoảng thời gian xác định
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao
vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định
Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí đượcchuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra.Tuy nhiên, chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và về mặt lượng
•Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhấtđịnh, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giáthành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượngkết quả hoàn thành nhất định Ví dụ: khoản chi phí trả trước là khoản chi phí đã chi ratrong kỳ, có tác dụng trong nhiều kỳ, để giá thành sản phẩm ổn định và hợp lý, chỉ một
bộ phận chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ còn lại phải phân bổ cho
Trang 9kỳ sau Hay khoản chi phí phải trả thực tế chưa phát sinh trong kỳ này nhưng vẫn được
trích trước một phần vào giá thành sản phẩm trong kỳ
•Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuấtcủa kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong các doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêuquan trọng luôn được quan tâm vì chúng có mối quan hệ mật thiết với doanh thu và gắnliền với kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh.Hơn nữa, giá thành sản phẩm còn
là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh Đây cũng làkhâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng củacác phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế
và tài chính của doanh nghiệp
Trên cơ sở đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩmlà: chi phí chi ra phải thực sự cần thiết, hợp lý, tiết kiệm không lãng phí; giá thành sảnphẩm phải là nhỏ nhất, phải thực là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ những yếu tố chi phí hợp lýnhất mà doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất nên sản phẩm
Do vậy phải tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanhnghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư laođộng, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí,
hạ thấp giá thành sản phẩm
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trang 10Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay không,phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay không Vì vậycông tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn phải được đề cao và giữ vịtrí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc
tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:
Thứ nhất, cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thànhsản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kếtoán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và giáthành
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sảnxuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụthể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí, lựa chọnphương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện củadoanh nghiệp
Thứ ba, căn cứ đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêucầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định tính giá thành cho phù hợp
Thứ tư, tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là bộphận kế toán các yếu tố chi phí
Thứ năm, thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toánphù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thunhận- xử lý- hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp
Thứ sáu, tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sảnphẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhàquản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quátrình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Trang 11Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau Đểthuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc raquyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo nhữngtiêu thức phù hợp Trong kế toán chi phí sản xuất thường được phân loại, nhận diện theo
những tiêu thức sau:
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế( yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này, dựa vào nội dung kinh tế của chi phí sắp xếp những chiphí có cùng nội dung vào một loại và mỗi loại gọi là một yếu tố chi phí CPSX bao gồmcác yếu tố chi phí sau :
- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu :
Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu
- Chi phí nhân công :
Là toàn bộ các khoản lương chính, lương phụ, tiền công và những khoản phụ cấp
có tính chất như lương, các khoản trích theo lương của người lao động trong kỳ
- Chi phí khấu hao TSCĐ :
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị hao mòn dịch chuyển dầnvào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ phảitrích cho tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài :
Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh do các đơn vị khác cung cấp như: chi trả tiền điện, tiền nước, điện thoại
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác :
Đó là các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các chi phí đã trả kể trênnhư: tiền nộp thuế môn bài, tiền nộp thuế đất, tiền nộp lệ phí
Trang 12Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của toàn bộ chiphí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu,dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất ra được một phần nguyên vật liệu
và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thì những chi phí để tạo ra nguyên vật liệu đóphải được hạch toán vào những yếu tố liên quan Vì vậy, qua cách phân loại trên ta thấy
rõ được mức chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong toàn bộ CPSX kinhdoanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kết cấu, tỷ trọng của từngyếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làm căn cứ xây dựng kế hoạchcung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao động vào phục vụ cho công tác thống
kê theo yếu tố, là cơ sở để lập “Báo cáo CPSXKD theo yếu tố” và giúp phân tích tìnhhình thực hiện dự toán chi phí
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (khoản mục)
Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh Căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế của chi phí để sắpxếp thành những khoản mục chi phí khác nhau Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồmnhững chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dung kinh tế Theocách phân loại này toàn bộ CPSX kinh doanh trong kỳ được chia thành các khoản mụcchi phí sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật liệu chính và nguyên liệu phụ dùng để trực
tiếp chế tạo ra sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó không bao gồm những chi phínguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Là toàn bộ các khoản lương chính, lương phụ, tiền công và những khoản phụ cấp
có tính chất như lương, các khoản trích theo lương của công nhân lao động trực tiếp trong
kỳ
- CPSX chung :
Trang 13Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất và nhữngchi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất Thuộc nhữngchi phí này bao gồm:
+ Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất
+ Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.+Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như:chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa chữa TSCĐ
+ Các khoản trích trước đã có sự thoả thuận của cơ quan tài chính như : trích sửa chữalớn TSCĐ
+ Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí đã nêu trênphát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như : chi về văn phòng phẩm, bảo hộ lao động,công tác phí
Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầuquản lý CPSX theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, định mức tiềnlương ), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành Kế toán sử dụng cách phân loạinày để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, làm tài liệutham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau Đồngthời thông qua đó có thể phân tích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm
ra biện pháp thích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành
1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành :
Chi phí khả biến : Là chi phí có sự thay đổi về tổng số tỉ lệ với sự thay đổi của khốilượng hoạt động
Trang 14Chi phí bất biến : Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi
về khối lượng hoạt động
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí vàbiến phí
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tíchđiểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sảnphẩm, tăng hiệu quả kinh doanh
1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tậphợp chi phí
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng phương phápgián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phươngpháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúngđắn, hợp lý
Ngoài những cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh nói trên, kế toán có thểphân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức sau:
• Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm và quá trình kinh doanh, chi phí được chia thành: Chi phí cơ bản, chi phí chung
• Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí, chi phí được chia thành: Chiphí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
• Phân loại chi phí sản xuất để lựa chọn phương án, chi phí được chia thành: Chiphí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Trang 151.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chiphí sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch baogiờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp vàcũng là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanhnghiệp
- Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở cácđịnh mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Giá thành sản phẩmđịnh mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và có thể thay đổi khi có sự thay đổi các định mức chi phí sản xuất Giá thànhđịnh mức là tiêu chuẩn để quản lí chi phí sản xuất và giá thành, là thước đo chuẩn xác đểđánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kĩ thuật tài chính của doanh nghiệp
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên
cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành thực tếchỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tínhtoán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị Giá thành sản xuất thực tế là chỉtiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ về tổ chức sảnxuất, kĩ thuật, tài chính của doanh nghiệp Nó còn là căn cứ để xác định kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định
Các loại giá thành trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, nó bổ sung chonhau trong công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Nhà quản trị doanhnghiệp cần phải quản lí sao cho giá thành thực tế nhỏ hơn hoặc bằng giá thành kế hoạch(hoặc giá thành định mức)
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành:
Trang 16- Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chiphí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân côg trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất đãhoàn thành Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốnhàng xuất bán và mức lãi gộp trong kì của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sảnphẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳtính cho số sản phẩm này Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xácđịnh cho cho số sản phẩm do doang nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ Nó là căn cứ để xácđịnh mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp
Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn thựchiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): Là loại giá thành màtrong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biếnphí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong
đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phầnđịnh phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt độngtheo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn)
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồmtoàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp)tính cho sản phẩm tiêu thụ
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phíngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ
1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Trang 17Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phísản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toánchi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạncông nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng của chi phí
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình
công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm
- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng;
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất;
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Tùy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp
Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng đối với các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đốitượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quynạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan.Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể,
tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, theođúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phíphát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ
Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp cácchi phí này cho từng đối tượng đó
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán
Trang 18tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểmphát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựachọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liênquan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo côngthức:
+Trị giáNVLTTxuất dùngtrong kỳ
- Trị giá NVLTTcòn lại cuối kỳ -
Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)
Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
Phần chi phí phân
bổ cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí x Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
Trang 19Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tậphợp trực tiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trựctiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếpđược thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn phân bổđược sử dụng có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩmsản xuất,…
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo sốtiền lương của công nhân sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó đượctập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp khôngtập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán
sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn phân
bổ thường được sử dụng là: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, khối lượngsản phẩm sản xuất ra,…
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trìnhsản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất,quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải đượctổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phí sảnxuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh
Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sảnxuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theomức công suất bình thường
Trang 20- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Để tập hợp chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng TK 631 - Giá thành sản xuất
* Trình tự kế toán
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trang 21Chú giải sơ đồ:
(1): Chi phí nguyên vật liệu
(2): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
(3): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
(4): Chi phí CCDC
(5): Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí
(6): Chi phí khấu hao TSCĐ
(7): Kết chuyển giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành
(8): Chi phí NVLTT, NCTT vượt công suất không được tính vào giá thành sản phẩm mà tính vàogiá vốn hàng bán
TK 154
Trang 22 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 154 TK 631 TK 611,138,334,632
Kc trị giá spdd đầu kỳ Trị giá sp hỏng không tính
Trang 231.3.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, giacông, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vàiquy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm hoànthành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất
mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu
1.3.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính
cho sản phẩm hoàn thành Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuấtphức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sauđược xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (giá thành nửathành phẩm bước trước chuyển sang)
Cụ thể, theo phương pháp FIFO, nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giaiđoạn có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo côngthức:
+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1:
Dck = Dđk + Cv x Qdck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cv: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên vật liệutrực tiếp phát sinh trong kỳ
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Qdck: khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ
+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n:
Dcki = Dđki + ZNTPi-1 x Qdcki
Qhti + Qdcki
(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)
Trang 241.3.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳđược tính đầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quyđổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sảnphẩm dở dang
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:
- khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck = Dđk + C x (Qdck x mc)
Qht + Qdck x mc
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht – Qdđk)
- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck = C x (Qdck x mc)
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểmcủa từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất(thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyểnsang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%
1.3.7 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Trang 25Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độhoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoảnmục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phíđịnh mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dangcuối kỳ của cả quy trình công nghệ
Dckn = Qdcki x mc x Đmi
1.4 Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
1.4.1 Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh nghiệp
đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất) : sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn giảnhay phức tạp
- Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm
- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán
Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm, có thể làtừng hạng mục công trình…
Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành sản phẩm có thể theo tháng, quý hoặc năm tùy theo từng doanhnghiệp sản xuất các loại hàng hóa khác nhau mà họ lựa chon kỳ tính giá cho phù hợp
1.4.2 Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán phải
mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp ởtừng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các bảng tính giáthành Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành theo đơn
Trang 26đặt hàng Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phísản xuất dở dang.
1.5.2.2 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất
Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Công thức tính giá thành giản đơn:
+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck
+ giá thành đơn vị (z):
Qht
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có cùng một quytrình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao và thu đước sản phẩm có nhiềuloại khác nhau, mặt khác đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sảnxuất Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A1, A2,….An sản lượng sản phẩm hoànthành tương ứng là Q1, Q2,….Qn và hệ số giá thành tương ứng: H1, H2,….Hn
Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn
Trang 27* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượngtính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành
Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An Trình tự tínhgiá thành được thực hiện:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cảnhóm sản phẩm đã hoàn thành:
Trong đó: TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i
Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i
zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i
zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i
+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)
1
×
−+
đk
T
D C
D
t
+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm
ZAi = t% x TAi
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đốitượng tính giá thành là sản phẩm chính
Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sảnphẩm phụ:
Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp
Trang 28
Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tínhtổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kếtchuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thànhđơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giáthành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.:
ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2
z2 = ZNTP2 / Q2
- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n) Căn
cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi sản xuấtkhác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm trong kỳtheo công thức:
Ztp = ZNTP(n-1) + Cn + Dđkn – Dckn
Ztp = Ztp / Qtp
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từnggiai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó
Zc
zc =
Qc
Trang 29tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giáthành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm
Citp: Chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm
D đki: Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i
Ci: Chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i
Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí
Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:
+ Sổ Cái các tài khoản 154, 631,632…
+ Các sổ chi tiết liên quan như 154, 631, …
Ztp
ztp =
Qtp
Trang 301.5.2 Hệ thống sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Trong hình thức này hệ thống sổ kế toán sử dụng bao gồm:
+ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái các tài khoản 154, 631,632…
+ Các sổ chi tiết liên quan 154, 631,…
1.5.3 Hệ thống sổ theo hình thức Nhật kí sổ cái
Trong hình thức này hệ thống sổ kế toán sử dụng bao gồm:
+ Sổ Nhật kí - Sổ cái
+ Các sổ kế toán chi tiết 154, …
1.5.4 Hệ thống sổ theo hình thức Kế toán máy
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kếtoán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thôngtin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo
kế toán
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong điều kiện kế toán máy
Bước chuẩn bị
- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,
- Phần mềm kế toán sử dụng
Dữ liệu đầu vào
- - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết
chuyển chi phí
- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức
phân bổ chi phí, khấu hao
- Các tài liệu khấu hao khác
Máy tính xử lý
Thông tin và đưa ra sản phẩm
Trang 31Thông tin đầu ra
Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo
giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ THÀNH ĐÔ
2.1 Tổng quan về công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Tên Công ty: Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Tên giao dịch: Thành Đô Company
Trụ sở chính: Lô 4D, Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô thành lập từ năm 2007 với quy mô hoạt động sảnxuất kinh doanh nhỏ, cơ sở vật chất trung bình
Tình hình sản xuất kinh doanh ngày một hiệu qủa, lượng hàng hoá lưu thông ngoàithị trường nhiều, người tiêu dùng tín nhiệm Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư văn phòngnhà xưởng, tuyển dụng lao dộng có trình độ, tay nghề cao, ứng dụng các giải pháp kỹthuật cơ khí chính xác vào quá trình sản xuất
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô chính thức ra đời vào ngày 23/04/2007 với têngiao dịch Thành Đô Company
Trong thời gian qua, Thành Đô Company đã tạo dựng được một hệ thống kháchhàng thân thiết, một hệ thống đại lý bán hàng phủ khắp cả 3 miền: Miền Nam, MiềnTrung, Miền Bắc
Công ty đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng đáp ứng nhu cầu sảnxuất, với trình độ cao, an toàn, tiết kiệm thời gian
Với dự án sản xuất sứ vệ sinh, nguyên liệu nghành sứ Công ty TNHH gốm sứThành Đô đã phát huy được tiềm năng kinh tế kỹ thuật tại khu công nghiệp Tiền Hải
Trang 33mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ kịp thời cho sự phát triển của công nghiệp tỉnhnhà.
Mong muốn đem lại tiện ích thiết thực cho khách hàng, phát triển, quảng bá thươnghiệu Thành Đô Company, tất cả các cán bộ, công nhân viên Công ty cùng bắt tay nhauđộc lập, làm việc và tâm niệm rằng chỉ có thể phát triển lớn mạnh bằng cách đáp ứng tốtnhất các yêu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp chất lượng cao
Một số kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Bảng số 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm 2013 – 2014
- Chi phí tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng 80.980.639 đồng, tức là tăng 330%
- Chi phí quản lý năm 2014 so với năm 2013 giảm 90.705.417 đồng, tức là giảm31,2%
Trang 34- Lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với năm 2013 tăng 128.384.562 đồng, tức là tăng130%
- Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2014 so với năm 2013 tăng 78.960 đồng,tức là tăng 247,6%
- Nguồn vốn của năm 2014 so với năm 2013 tăng 605.168.106 đồng, tức tăng 22,7%
Bảng số 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
4 Phân theo tính chất công việc
( Nguồn số liệu: phòng kế toán)
Do đặc thù sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất sứ vệ sinh (Lao động nặng)nên phần lớn lao động là nam gới với 109 người, chiếm 60.78% và lao động nữ là 71người chiếm 39.22% tổng số lao động trên toàn Công ty Hầu hết các lao động của Công
ty đều qua đào tạo, trong đó: Số lao động có trình độ đại học là 10 người, chiếm 5.6%, Số
Trang 35lao động có trình độ cao đẳng là 6 người, chiếm 3.45%; số công nhân kỹ thuật là 156người, chiểm 86.64%; số lao động phổ thông là 8 người, chiểm 4.31% Qua bảng trên tathấy Công ty rất quan tâm tới đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ côngnhân viên.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô là Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệsinh có đặc điểm: Tổ chức theo dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên dùng chu kỳ sảnxuất ngắn, sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn Công nhân được đưa vào biên chế các tổnày được bố trí thành ca sản xuất Khi hết ca làm việc các trưởng ca và thủ kho cùngnhau ghi sổ giao nhận ca theo biểu mẫu quy định tại Công ty
Tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô, việc tổ chức sản xuất được thực hiện tại 2phân xưởng chính:
• PX sản xuất Nguyên vật liệu
Tại phân xưởng này, các nguyên liệu đầu vào được sơ chế trước khi mang đi hìnhhtành sản phẩm.Cụ thể:
1 Đất sét, cao lanh, trường thạch được tuyển chọn, chế biến tinh, nghiền ướt rồingâm, ủ, lọc thành nguyên liệu hỗn hợp để sẵn sàng đưa vào đổ khuôn
2 Thạch cao được chế biến và đưa vào sản xuất khuôn, sẵn sàng cho phân xưởngsản xuất thực hiện rót khuôn
3 Men được phối liệu, nghiền và khử từ rồi chuyển sang phân xưởng sản xuất
• PX sản xuất Sứ vệ sinh
Tại phân xưởng này, nguyên liệu hỗn hợp được đổ rót, thành hình sau đó phơi sấy,kiểm tra, phun men, thử dầu, tạo ẩm, thổi bụi vào lò, cuối cùng ra lò và hoàn thiệnđánh mã, phân loại sản phẩm để nhập kho
Trang 362.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Sản phẩm chính mà Công ty cung cấp ra thị trường hiện nay là sứ vệ sinh Với quytrình sản xuất gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng hiệu quả Công ty đã đưa ra thị trường những sảnphẩm có uy tín, chất lượng tốt và kiểu dáng mẫu mã đẹp Cụ thể được thể hiện qua sơ đồsau:
Trang 37Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sứ vệ sinh
Nghiền ướt
Sản xuất khuôn con
Sấy
Đổ rót
Phơi sấy,kiểm tra,phun men, thử dầu,tạo ẩm
Trang 38Mô tả cụ thể:
1 Phối trộn nguyên liệu để làm chất nền
Nguyên liệu chính của thiết bị vệ sinh là đất sét cục, cao lanh,trường thạch Nhữngnguyên liệu này được tuyển chọn, cụ thể là rửa, gạn lọc và đưa đến nhà máy Nguyên liệuđược nghiền thô bằng máy nghiền hàm và nghiền trục Sau đó đưa qua sàn và cân Nhữnghạt nguyên liệu được trộn với một lượng nước theo yêu cầu và đưa vào máy nghiền bi đểnghiền mịn(nghiền ướt) trong nhiều giờ Hỗn hợp được lấy ra khỏi máy nghiền bi vàchuyển đến thùng khuấy Sắt trong hỗn hợp được loại bỏ bằng thiết bị lọc từ tính Hỗnhợp được sàng và tạo kích thước hạt đồng nhất
2 Tạo hình
Việc tạo hình được thực hiện bằng phương pháp đổ khuôn Các khuôn được làmbằng vữa thạch cao đã được nung Việc tạo hình khuôn nhựa cũng được thực hiện bằngkhuôn, và hình dạng ban đầu của khuôn thạch cao cũng được làm bằng thạch cao
Hỗn hợp đã chuẩn bị được giữ trong thùng khuấy vài giờ, sau đó được rót vàokhuôn để cho mất nước và đông cứng thành hình dạng của thiết bị vệ sinh
Chú ý không được để khí lọt vào trong hỗn hợpkhi rót vào khuôn Hỗn hợp được rótđầy khuôn nhưng chỉ có hỗn hợpở phía bên trong vách được tạo thành bề dầy phù hợpđược lấy ra và phần dư của hỗn hợp được tách ra để sử dụng lại Sản phẩm đổ khuônđược lấy ra khỏi khuôn đem sấy với khoảng thời gian, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.Khuôn thạch cao cũng được sấy khô với cùng điều kiện để được sử dụng lại
3 Quá trình tráng men
Tráng men phải được chuẩn bị trước giống như chuẩn bị hỗn hợp chất nền Hõn hợpthạch anh, oxide zircon, cao lanh, kẽm trắng, vôi và phẩm màu được thêm nếu yêu cầutráng men màu… được phối liệu cho phù hợp rồi đem nghiền sau đó khử từ sẵn sàng đểtráng men
Tráng men được thực hiện bằng cách phun hỗn hợp nguyên liệu đã chuẩn bị ở trêntheo hệ thống băng chuyền bán tự động và có hệ thống nhờ đó mỗi khuôn sản phẩm đượcđặt trên bàn để phun và được tráng lớp men phù hợp với độ dầy
4 Quá trình nung
Trang 39Khi hoàn thiện quá trình tráng men, khuôn sản phẩm được đưa vào lò nung tunnel.Sản phẩm tráng men được xếp trên các buồng lò và được nung trong khoảng thời gian từ25-30 tiếng ở nhiệt độ 1.100-1.200 0C
5 Làm nguội, phân loại và nhập kho
Sản phẩm sau khi nung đạt yêu cầu được đem ra làm nguội sau đó tùy vào chấtlượng, hình dáng, kích cỡ… mà được phân loại sau đó nhập kho
2.1.3 Đặc điểm hoạt động quản lý tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học đảm bảo điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách hợp lý, đưa Công ty vữngbước phát triển trong nền kinh tế thị trường
Theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty, để thực hiện đúngquy chế quản lý, quản lý có hiệu qủa, các phòng ban đã thực hiện đúng chức năng vànhiệm vụ được giao phó, cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
Ghi chú: Quan hệ điều hành trực tiếp
Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phòng kỹ thuật Phòng kế toán
tổng hợp
Phòng sản xuất kinh doanh
Trang 40* Giám đốc Công ty:
Hiện nay, giám đốc Công ty là ông Nguyễn Văn Dương, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty, nắm quyền quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty và làngười ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh Giám đốc Công ty có trách nhiệmquản lý mọi tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động mạng lưới kinh doanh của Công ty, chỉ đạo
và điều hành nhằm đặt hiệu quả kinh doanh cao, ký kết các hợp đồng mua bán với cácđối tác trong và ngoài tỉnh, giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của Công ty trên địabàn
* Phó giám đốc:
Là người trực tiếp chỉ đạo các phòng tài chính kế toán, phòng tiếp thị kinh doanh,phòng kỹ thuật, phòng vật tư và thiết bị Có trách nhiệm báo cáo trước giám đốc về tìnhhình sản xuất kinh doanh của Công ty
* Phòng tài chính kế toán:
Kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính trong toàn Công ty theođúng pháp luật nhà nước và của Công ty, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh doanh kịpthời đầy đủ và chính xác cho quản lý và tham mưu cho giám đốc nhằm đảm bảo hiệu qủakinh tế và phát triển doanh nghiệp Tổng hợp các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theomẫu quy định với cơ quan nhà nước
* Phòng Kỹ thuật:
Duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm, phân tích sản phẩm, hoá nghiệm các mẫu
* Phòng sản xuất kinh doanh:
Là phòng quản lý công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện việc sản xuất kinhdoanh.Với nhân viên Markting có trách nhiệm tiếp thị và tìm kiếm thị trường nhằm mở rộngthị trường đầu ra, tiếp cận với khách hàng
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô
2.1.4.1 Bộ máy kế toán tại công ty TNHH gốm sứ Thành Đô