1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người đại diện hợp pháp trong luật tố tụng hình sự việt nam

87 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 905,1 KB

Nội dung

người có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; người bào

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ VÂN HOA

NG¦êI §¹I DIÖN HîP PH¸P TRONG LUËT Tè TôNG

H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ VÂN HOA

NG¦êI §¹I DIÖN HîP PH¸P TRONG LUËT Tè TôNG

H×NH Sù VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4

1.1 Khái niệm và vị trí vai trò của người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự 4

1.2 Phân loại người đại diện hợp pháp trong Tố tụng Hình sự 10 1.3 Quy định về người đại diện hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình

sự năm 2003 23

1.4 Quy định về người đại diện hợp pháp trong pháp luật Tố tụng Hình

sự của Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 41

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 52

2.1 Những thành tựu đã đạt được 52 2.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về người đại diện hợp pháp 53

2.3 Một số kiến nghị về hoàn thiện chế định người đại diện hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 72

KẾT LUẬN 78

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Vân Hoa

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS : Bộ luật dân sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

CHND : Cộng hòa nhân dân

CHLB : Cộng hòa liên bang

TANDTC : Tòa án nhân dân Tối cao

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nhiệm vụ xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Hoạt động tư pháp

mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao Thực hiện các nhiệm vụ trên suy cho cùng chính là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của họ Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật thì BLTTHS vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi cần mới pháp luật của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan tiến hành tố tụng Một trong những vướng mắc, bất cập phải được sửa đổi, bổ sung đó là: Cần có những tư cách tố tụng cụ thể được quy định trong BLTTHS mà đặc biệt là tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp để có thể bảo vệ tốt hơn quyền của người được đại diện cũng như người đại diện Liên quan đến người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự thì hiện nay vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng

và phù hợp với thực tế thậm chí có những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có quy định Khái niệm về người đại diện hợp pháp trong từng trường hợp cụ thể vẫn

có những cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất Thực tế cho thấy, vẫn tồn tại các cơ quan tiến hành tố tụng xác định chưa chính xác tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp và hậu quả là việc giải quyết vụ án kéo dài, phải xét xử nhiều lần do vi phạm thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Bên cạnh

đó, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế, một số lượng

Trang 7

không nhỏ những người đại diện hợp pháp chưa hiểu hết quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc Một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc như trên là do quy định của BLTTHS về người đại diện chưa có hoặc chưa rõ ràng Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc hoàn thiện hơn nữa những quy định về người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người được đại diện trong quá trình tham gia tố tụng, tạo điều kiện để người đại diện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, hướng tới việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và khả thi theo định

hướng của Đảng Với lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Người đại diện

hợp pháp trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận

văn Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự

2 Tình hình nghiên cứu:

Trước đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài người tham gia tố tụng hình sự, một số đề tài nghiên cứu về người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người bào chữa Tuy nhiên, để có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự (TTHS) thì hiện vẫn chưa có Đến nay, một số các bài viết có nội dung đề cập đến người đại diện hợp pháp như: “Người bị hại trong tố tụng hình sự” của tác giả Lê Tiến Châu, đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 1 trang 38 năm

2007 Trong đó, có đề cập đến người đại diện hợp pháp của người bị hại trong

tố tụng hình sự; bài viết “Bàn về người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh đang trên tạp chí Tòa án nhân dân số 14 tháng

7 năm 2010 Bài viết: Công tác xét xử những vụ án liên quan đến người chưa thành niên của ThS Nguyễn Quang Lộc Cũng đề cập về vấn đề trên, tác giả

Trang 8

Đinh Văn Quế đã xuất bản cuốn sách: “ Pháp luật Hình sự, thực tiễn xét xử và

án lệ” nhà xuất bản lao động năm 2005; “Thủ tục phúc thẩm trong Luật TTHS Việt Nam” nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1998; sách Bình luận khoa học Bộ luật TTHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của GS.TS

Võ Khánh Vinh nhà xuất bản Tư pháp năm 2013

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng ngiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa vị pháp lý

về người đại diện hợp pháp trong TTHS và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về người đại diện hợp pháp trong điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự

4 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp nghiên cứu chung:

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

* Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng phương pháp

phân tích, tổng hợp để làm rõ các quy định của Bộ luật TTHS năm 2013, phương pháp so sánh để làm nổi bật những điểm còn hạn chế, bất cập so với các ngành luật khác và rút kinh nghiệm từ việc nghiên cứu pháp luật của một

số nước trên thế giới

5 Cơ cấu của đề tài:

Đề tài gồm 5 phần: Phần mở đầu, Chương 1, Chương 2, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm và vị trí vai trò của người đại diện hợp pháp trong

tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm

Luật TTHS là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Để đảm bảo cho việc phát hiện, xác dịnh tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật TTHS quy định

trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Nghiên cứu về người đại diện hợp pháp trong TTHS không thể không tìm hiểu về chủ thể tham gia vào quan hệ TTHS Có thể liệt kê rất nhiều các chủ thể khác nhau tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS trong đó có thể phân thành hai nhóm chủ thể đó là: người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Người tham gia tố tụng bao gồm: Người tạm giữ, bị can, bị cáo, người

bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch Người đại diện hợp pháp thuộc về nhóm người tham gia tố tụng

Trên thực tế, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì người tham gia tố tụng thường tự mình thực hiện tư cách tố tụng Tuy nhiên,

có những trường hợp vì một lý do khách quan nào đó mà những người tham gia tố tụng không thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng chẳng hạn như bị ốm đau, bệnh hiểm nghèo, thiên tai, địch họa hoặc có nhược điểm về

Trang 10

thể chất hoặc tinh thần Do vậy, những người tham gia tố tụng trên cần thiết phải có người đại diện cho họ để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Trong một xã hội hiện đại, khi các quyền của con người ngày càng được coi trọng, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ trên mọi mặt của đời sống xã hội thì việc những chủ thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có thể ký các hợp đồng dịch vụ với các văn phòng luật sư, các công ty luật để thay mình tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo phạm vi ủy quyền là việc làm ngày càng trở nên phổ biến Tuy nhiên, không phải việc ủy quyền cũng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật cho phép Đối với một số trường hợp, luật quy định người tham gia

tố tụng phải tự mình thực hiện mà không thể ủy quyền được cho người khác đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự

Khái niệm về người đại diện hợp pháp hiện chưa được quy định trong Luật tố tụng hình sự năm 2003 Như vậy, để hiểu được khái niệm này cần phải tìm hiểu thông qua từ điển Luật học và các quy định của pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật dân sự và luật tố tụng dân sự và một số các quan

điểm nghiên cứu khác Theo từ điển Luật học thì: “Đại diện là việc một

người, một cơ quan, tổ chức nhân danh người, cơ quan tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện”[31, tr.501]

Đại diện có đại diện theo ủy quyền và và đại diện theo pháp luật

Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế thì: “Người đại diện hợp

pháp của bị cáo là người mà người theo pháp luật hoặc được bị cáo ủy quyền tham gia tố tụng, có quyền và nghĩa vụ như bị cáo.” [13, tr.15]

Bộ luật dân sự năm 2005, điều 139 quy định: “Đại diện là việc một

người (sau đây gọi tắt là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi tắt là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân

sự trong phạm vi đại diện”

Trang 11

Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Người đại diện

trong tố tụng dân sự bao gồm đại diện theo pháp luật và người đại diện theo

ủy quyền…” Tại điều luật trên cũng quy định rõ đối tượng là đại diện theo

pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Tại khoản 1, điều 54 Luật tố tụng hành chính năm 2011 cũng quy định

về người đại diện: “Người đại diện trong Luật tố tụng hành chính bao gồm

người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền ” dễ dàng nhận

thấy quy định này cũng giống như quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005

Tiếp theo khoản 2 điều 54 quy định cụ thể các đối tượng chủ thể là người đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền và điều kiện là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính

Như vậy, có thể hiểu người đại diện hợp pháp là người tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này, người đại diện nhân danh người được đaị diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi mà mình được ủy quyền (đối với đại diện theo ủy quyền) hoặc giới hạn bởi quy định của pháp luật (đối với người đại diện theo pháp luật)

Từ những phân tích và nhận định trên, tác giả xin đưa ra quan điểm của

cá nhân mình về khái niệm người đại diện hợp pháp quy định trong BLTTHS như sau:

“ Người đại diện hợp pháp trong TTHS tham gia vào quan hệ pháp luật

tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng, nhân danh người được đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được đại diện Người đại diện trong pháp luật TTHS được thực hiện dưới hai hình thức: người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.”

Trang 12

1.1.2 Vị trí của người đại diện hợp pháp trong Tố tụng Hình sự

Với tư cách là người tham gia tố tụng, người đại diện hợp pháp có vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện Trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự) cũng tự mình tham gia vào các quan hệ tố tụng Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể người được đại diện do có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, vì sức khẻ không đảm bảo, khả năng trình bày, lập luận trước các cơ quan tiến hành

tố tụng kém và phần lớn là do thiếu kiến thức pháp luật nên họ không thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng Vì vậy, họ phải thông qua người đại diện để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người đại diện có thể đại diện cho cá nhân và cũng có thể đại diện cho cơ quan, tổ chức xã hội tham gia vào quan hệ tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện hoặc cho chủ thể khác trong những trường hợp nhất định

Sự tham gia của người đại diện hợp pháp giúp người được đại diện bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của mình trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, họ

là người góp phần vào việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án Người đại diện hợp pháp còn có vai trò giúp đỡ người được đại diện về kiến thức pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án hình

sự được nhanh chóng, thuận tiện và đúng pháp luật Việc quy định quyền lựa chọn và thay đổi người bào chữa (điều 57- Bộ luật TTHS năm 2003), quyền

và nghĩa vụ của người bào chữa (trong đó có người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) tại điều 58- Bộ luật TTHS năm 2003 tạo ra

cơ sở pháp lý trong việc lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can

và nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và

Trang 13

người có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; người bào chữa còn có quyền đề nghị Cơ quan điều tra (CQĐT) báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS; được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật

nà nước, bí mật công tác; được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo khi đang bị tạm giam; đọc, ghi chép

và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; được quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa

án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 57 của Bộ luật này Ngoài việc quy định quyền thì người bào chữa còn có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 điều 58 Bộ luật TTHS như: Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ

án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho CQĐT, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án; người bào chữa có nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng; tôn trọng sự thật khách quan; không

Trang 14

được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật và phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Những quy định chi tiết trên về quyền của người bào chữa đã góp phần tạo cho người đại diện có điều kiện trên thực tế để tìm ra sự thật khách quan của vụ án Đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Quy định trên còn tạo ra cơ chế phối hợp giữa người tham gia tố tụng với các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở pháp luật Mặt khác,

sự xuất hiện của người đại diện còn góp phần hạn chế được sự vi pháp pháp luật do lạm dụng quyền hạn của người tiến hành tố tụng Nói cách khác, sự tham gia của người đại diện trong quan hệ tố tụng sẽ là hoạt động giám sát hạn chế sự sai xót của các cơ quan tiến hành tố tụng và tuân thủ nghiêm minh hơn các quy định của pháp luật Do vậy, sự thật khách quan của vụ án được tôn trọng hơn

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đã dành riêng chương XXXII quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, nó là một thủ tục đặc biệt của phần thứ bẩy Sở dĩ có quy định như vậy là do hành vi phạm tội của người chưa thành niên luôn chịu chi phối của đời sống tâm sinh lý, đặc điểm cá nhân trong hoàn cảnh xã hội của họ Mặt khác, ở độ tuổi này họ là những người non nớt về kiến thức xã hội, thiếu hiểu biết về pháp luật trong khi nhu cầu khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của bản thân lại lớn Do vậy, sự tham gia của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong những vụ án mà

bị cáo là người chưa thành niên là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ Sự xuất hiện của người đại diện là gia đình, nhà trường,

tổ chức xã hội còn giúp người chưa thành niên ổn định về tâm lý khi trình bày trước các cơ quan tiến hành tố tụng, phát huy được vai trò, trách nhiệm phối hợp giữa gia đình nhà trường và Tòa án trong việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội Đồng thời, qua phiên tòa xét xử Thẩm phán có thể

Trang 15

hiểu hơn về hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý, nguyên nhân và điều kiện phạm tội để có thể đưa ra quyết định hình phạt một cách đúng đắn đồng thời những người có mặt trong đó có người đại diện của người chưa thành niên thấy được vai trò trách nhiệm của họ trong việc phối hợp, giáo dục bị cáo nếu họ trở về tái hòa nhập với cộng đồng Từ những phân tích trên cho thấy sự quan trọng của người đại diện vào tham gia tố tụng Bởi vậy, Luật Tố tụng hình sự quy định tại điều 306 quy định về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường,

tổ chức là bắt buộc Trường hợp không có người đại diện tham gia vào hoạt động tố tụng thì được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và vì vậy thực tế đã có rất nhiều vụ án bị cải, sửa do vi phạm điều này

Bàn về vị trí, vai trò quan trọng của người đại diện hợp pháp trong TTHS không thể không nói đến vị trí của người đại diện đối với người bị hại (đặc biệt là trong trường hợp người bị hại chết) và đối với bị can, bị cáo người

có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Đối với những người được đại diện trên thì họ không còn điều kiện để có thể tự mình thực hiện việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân Do vậy, nhất thiết họ phải có người đại diện Việc phải quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người đại diện đối với người bị hại; bị can, bị cáo là người đã thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất trong luật TTHS là hết sức cần thiết trong quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện

1.2 Phân loại người đại diện hợp pháp trong Tố tụng Hình sự:

Trên thực tế, cách phân loại người đại diện hợp pháp trong TTHS dựa trên những tiêu chí khác nhau Tiêu chí 1: Dựa vào tư cách của người được đại diện khi tham gia tố tụng thì có người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ

án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự Tiêu chí 2: Dựa vào chủ thể được đại

Trang 16

diện có người đại diện cho cá nhân và người đaị diện cho cơ quan, tổ chức Tiêu chí 3: Dựa vào hình thức đại diện bao gồm: Đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật Cách phân loại theo tiêu chí thứ ba được coi là phổ biến nhất hiện nay và được quy định khá chi tiết trong pháp luật chuyên ngành khác mà pháp luật dân sự là một ví dụ Vì chế định đại diện là để điều chỉnh các quan hệ dân sự Do vậy, trong pháp luật dân sự hình thức đại diện được quy định chi tiết và được xem như đầy đủ nhất so với các quy định ở các

bộ luật chuyên ngành khác Tại điều 140 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005

quy định: “Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định” Điều 142 quy định: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện

và người được đại diện”

Do hình thức đại diện được phân loại như trên nên tương ứng với các hình thức đó có loại người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền trong quan hệ tố tụng dân sự

Có thể nói, bản chất của việc xác lập quyền và nghĩa vụ giữa người đại diện và người được đại diện đối với các những người tham gia tố tụng như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến

vụ án là quan hệ dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh Tuy nhiên, khi người đại diện và người được đại diện xuất hiện trong luật tố tụng hình sự với

tư cách là người tham gia tố tụng hình sự thì nó còn phải ràng buộc, điều chỉnh bởi những quy định cụ thể của luật tố tụng hình sự Điều này giải thích

lý do có sự khác biệt giữa quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp trong tố tụng dân sự và đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự

1.2.1 Người đại diện theo pháp luật (người đại diện đương nhiên)

Tại điều 140 BLDS năm 2005 quy định: “Đại diện theo pháp luật là

đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Trang 17

Đại diện theo pháp luật trong một số ngành luật khác hiện nay được hiểu một cách chung, thống nhất giống như trong pháp luật dân sự về người đại diện, thẩm quyền đại diện và trên thực tế thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn

áp một cách linh hoạt các quy định của BLDS đối với người đại diện theo pháp luật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án Tại điều 141 BLDS năm 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật bao gồm:

- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Người giám hộ đối với người được giám hộ;

- Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự;

- Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

- Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

- Những người khác theo quy định của pháp luật

Tại khoản 2, điều 22 BLDS năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự của

người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện”

Đại diện theo “Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là đại diện theo Quyết định của cơ quan hành chính trong những trường hợp riêng biệt Đó là các trường hợp cụ thể như: người giám hộ cử đối với người được giám hộ, người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự Trong một số trường hợp nhất định người đứng đầu pháp nhân có thể được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo quan điềm nghiên cứu của tập thể các tác giả biên soạn Giáo trình Luật tố tụng hình sự [7, tr.132] có nêu khái niệm về người đại diện hợp pháp

Trang 18

cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cha mẹ hoặc người giám hộ của người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần

Các quan điểm nêu trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều khá tương đồng với quan điểm về người đại diện theo pháp luật của Bộ luật dân

sự năm 2005 Tại khoản 5 điều 139 Bộ luật dân sự quy định: Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này Điều 19 của Bộ luật trên quy định người thành niên (tức là người đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự Việc pháp luật quy định độ tuổi của người đại diện là căn cứ vào sự hình thành và phát triển về mặt thể chất cũng như tâm sinh lý của lứa tuổi Ở độ tuổi 18, con người mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Sở dĩ gọi là người đại diện theo pháp luật là vì pháp luật có quy định họ phải là người đại diện chứ không phải chủ thể nào khác Việc đại diện theo pháp luật còn có thể dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bộ luật TTHS năm 2003 không có quy định những chủ thể nào có quyền có người đại diện theo pháp luật Quy định trên không quy định trực tập trung tại một điều cụ thể của Bộ luật TTHS mà đề cập rải rác tại một số điều của văn bản dưới luật như tại mục 1.1 phần I Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi

hành một số quy định tại phần “Xét xử phúc thẩm” nêu: “Bị cáo, người đại

diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm” Cũng tại Nghị quyết trên tại mục 1.3 phần I

quy định: “Người bị hại, người đại diện hợp pháp (người đại diện theo pháp

luật) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường

Trang 19

hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì có thể ủy quyền cho người khác Người được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự” Như vậy, có thể hiểu rằng chỉ

những người như: người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người bị hại chết mới được có người người đại diện theo pháp luật trong quan hệ TTHS Riêng đối với chủ thể là người bị hại thì tùy trong trường hợp cụ thể như đã nêu trên

mà họ có quyền có người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền

Tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP cũng không đề cập việc người tham gia tố tụng khác như: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền có người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền Chính vì vậy nên thực tế việc áp dụng các quy định về đại diện của những người này vẫn dựa trên những quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự

Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người đại diện không rõ nên theo dẫn đến một thực tế là: Đối với người đại diện hợp pháp của người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm

về tâm thần hoặc thể chất, có cơ quan tiến hành tố tụng xác định bố mẹ những người đó là người đại diện hợp pháp và có những cơ quan tiến hành tố tụng xác định chú, bác, cô, dì là người đại diện hợp pháp hoặc xác định các cơ quan đoàn thể khác như: đoàn thanh niên, đại diện nhà trường… là người đại diện hợp pháp Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung”

Trang 20

của Bộ luật TTHS năm 2003, điểm a, mục 2, phần II nêu: “Đối với bị can, bị

cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa” Quy định trên còn có điểm vướng mắc đối với trường hợp

cả người người đại diện và người được đại diện cùng đều lựa chọn người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng xử lý ra sao? Và đã là người có nhược điểm về thâm thần hoặc thể chất có nghĩa là họ có mất hoặc hạn chế năng lực hành vi thì việc lựa chọn người bào chữa không có cơ sở và không đảm bảo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện

Một thực tế nữa đó là: Một người có thể có nhiều người là người đại diện theo pháp luật Chẳng hạn trong các trường hợp người bị hại chết, người

bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củ người bị hại hoặc chính bản thân người đại diện Đối với người bị hại chết, khi xác định người đại diện hợp pháp theo pháp luật của người bị hại cần lưu ý áp dụng quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội dồng thẩm phán Tòa

án nhân dân Tối Cao (TANDTC) hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” quy định về chủ thể có quyền kháng cáo và giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm được xác đinh

như sau: “Trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều

là người đại diện hợp pháp của người bị hại (ví dụ cha, mẹ, vợ và con thành niên của người bị hại) thì phân biệt như sau:

Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một người trong số họ thay mặt tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này

có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc trong lời khai của họ), thì sau

Trang 21

khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện hoặc

có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện.”

Về quyền của người đại diện theo pháp luật khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự Họ có các quyền được quy định cụ thể tại Bộ luật TTHS như: Quyền thay đổi người tiến hành tố tụng (khoản 2, điều 43); về quyền của người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ (khoản 2, khoản 3, khoản 5 điều 51); quy định về lựa chọn và thay đổi người bào chữa và người đại diện hợp pháp (khoản 1, khoản 2 điều 57) và các quy định khác về quyền tố tụng của người đại diện như: Quy định về việc giao các quyết định của Tòa án (khoản 1 điều 182); quy định về biên bản phiên tòa (khoản 4 điều 200); quy định người có quyền kháng cáo (khoản 1 điều 231); quy định về người bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên (khoản 1 điều 305) Như vậy, người đại diện theo pháp luật của những người được đại diện có các quyền như người được đại diện Họ được tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

Người đại diện theo pháp luật có thể thay mặt người được đại diện và

sự xuất hiện của họ không làm mất đi quyền của người được đại diện Trên thực tế, quan điểm, mục đích giữa người đại diện theo pháp luật và người được đại diện nhiều khi không thống dẫn đến những mâu thuẫn và bất đồng quan điểm Trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng thường xem xét và giải quyết trên cơ sở ưu tiên đảm bảo lợi ích cho người được đại diện

Về vấn đề quyết định đến thời điểm tham gia quan hệ tố tụng hình sự của người đaị diện thì tùy thuộc vào tư cách tố tụng của người được đại diện và thời điểm xác nhận quyền của người đại diện Người đại diện theo pháp luật của bị can có thể tham gia từ khi có quyết định khởi tố bị can Người đại diện theo pháp luật của người bị hại có thể tham gia kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án Đối

Trang 22

với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì giai đoạn trước đó người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ (đối với những trường hợp pháp luật quy định người bị hại bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp) phải

có đơn yêu cầu khởi tố Khác với người đại diện theo ủy quyền, đại diện theo pháp luật mang tính chất bắt buộc đối với những trường hợp mà pháp luật quy định phải có mặt của người đại diện tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS

1.2.2 Người đại diện theo ủy quyền

Bộ luật TTHS năm 2003 cũng không có điều luật nào quy định việc thế nào là người là người đại diện theo ủy quyền và điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền Bộ luật TTHS mới chỉ đề cập tới người đại diện hợp pháp của, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi

và nghĩa vụ liên quan Theo quy định tại điểm 1.5, điểm 1.6 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của TAND Tối Cao thì những người tham gia tố tụng như bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong những trường hợp họ không muốn hoặc không có điều kiện tham gia tố tụng thì có thể ủy quyền cho người khác có đủ điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi pháp luật quy định Đối với những người tham gia tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng phải bắt buộc tự mình tham gia trực tiếp vào các hoạt động tố tụng, không được ủy quyền cho người khác

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định chính thức về chế định ủy quyền.Do vậy, các quy định

về ủy quyền vẫn chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật dân sự Tại điều

142 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Đại diện theo ủy quyền là đại diện

được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện Hình thức ủy quyền do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.”

Trang 23

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính chất quyền lực nhà nước, phát sinh từ việc khởi tố do các cơ quan nhà nước tiến hành Một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn là cơ quan nhà nước Do vậy, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự không quy định về hình thức ủy quyền nhưng với tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự như đã nêu thì nhất thiết việc ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện phải được lập thành văn bản và nêu rõ nội dung, phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của người được ủy quyền, thể hiện qua một hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (gọi chung là văn bản ủy quyền) Văn bản ủy quyền phải là sự tự do thể hiện ý chí của người ủy quyền và người được ủy quyền, có nghĩa là quan hệ

ủy quyền không dựa trên sự ép buộc và lừa dối Văn bản ủy quyền phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thì phải được người đại diện của pháp nhân ký

và đóng dấu mới có giá trị pháp lý và người đại diện theo ủy quyền lúc đó có thể thay người đại diện xác lập các quan hệ pháp luật với các cơ quan tiến hành tố tụng Cũng giống như người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền trong TTHS phải là người có năng lực hành vi đầy đủ Quyền

và nghĩa vụ của người được ủy quyền được giới hạn bởi phạm vi ủy quyền trong văn bản ủy quyền Người ủy quyền có thể ủy quyền toàn bộ quyền nghĩa vụ tham gia tố tụng hoặc có thể chỉ ủy quyền một phần quyền và nghĩa

vụ tham gia tố tụng

Bộ luật TTHS năm 2003 đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện của người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự Tại điểm e khoản 2 điều 51 Bộ luật TTHS

quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu

nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành

tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng

Trang 24

như về hình phạt đối với bị cáo” Quyền của người đại diện của người có

quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự được nêu tại điều 52, điều 53 và điều 54 Người đại diện hợp pháp trong những trường hợp

kể trên theo suy đoán logic thì họ phải là người đại diện theo ủy quyền vì một

lẽ các chủ thể được đại diện không phải là những đối tượng có người đại diện theo pháp luật và vì vậy người đại diện ở đây chỉ có thể là người đại diện theo

ủy quyền mà thôi

Việc quy định như trên đồng nghĩa với việc các chủ thể còn lại như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không được ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc trong TTHS theo nội dung ủy quyền

Có quan điểm cho rằng: Khi xác định quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải dựa vào các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Bộ luật TTHS chỉ cần xác định tư cách tố tụng của người tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc hoặc thể chất hoặc trong trường hợp người bị hại đã chết hoặc mất tích và điều này cũng đồng nghĩa với việc các chủ thể này không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS nói cách khác việc ủy quyền giữa các chủ thể thuộc về lĩnh vực dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh

Pháp luật TTHS cũng không có quy định điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 tại khoản 2 điều

143 có quy định: “Người từ đủ 15 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi có thể là

người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện” Từ quy định

trên chúng ta có thể nhận thấy: người đại diện theo ủy quyền tham gia vào

Trang 25

quan hệ pháp luật dân sự có thể là người chưa thành niên, nhưng không phải tất cả các giao dịch dân sự dân sự người chưa thành niên đều có thể thực hiện Đối với một số giao dịch luật dân sự bắt buộc phải do người thành niên thực hiện Nói cách khác người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự Một giao dịch mà vi phạm điều kiện về độ tuổi của người đại diện có thể dẫn đến sự vô hiệu của văn bản ủy quyền Đối với chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là pháp nhân cũng có thể là người đại diện theo ủy quyền Sự ủy quyền đó phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân Có thể nói những quy định về người đại diện theo

ủy quyền trong Bộ luật dân sự là tương đối đầy đủ và đồng nhất

Mặc dù pháp luật TTHS không có quy định về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền nhưng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế không chấp nhận việc ủy quyền do người chưa thành niên đại diện Cần lưu ý rằng người đại diện theo ủy quyền trong hoạt động TTHS chỉ giới hạn giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (ví dụ như việc bồi thường thiệt hại)

Qua sự phân tích trên có thể nêu những điểm chung của người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền) như sau:

- Người đại diện hợp pháp phải là người có đủ năng lực hành vi đầy đủ

có nghĩa là có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và là người đã thành niên Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động khó khăn, phức tạp nên không thể

sự tham gia của những người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi hoặc những người chưa thành niên được Bởi lẽ, nếu những đối tượng này tham gia vào hoạt động tố tụng, gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử và ảnh hưởng lớn đến quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án Mặt khác, họ không thể là người thực hiện được quyền và nghĩa vụ với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho người đại diện Theo quy định của Bộ luật TTHS thì

Trang 26

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại chưa thành niên đều phải có người đại diện theo pháp luật khi tham gia quan hệ tố tụng Theo tư duy logic thì đương nhiên người đại diện hợp pháp phải là người đã thành niên, vì người chưa thành niên lại đại diện cho một người chưa thành niên là một điều vô lý

- Người đại diện hợp pháp phải là cá nhân: Chỉ có cá nhân cụ thể mới bảo

vệ một cách một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện, và cũng chỉ có cá nhân thì họ mới thống nhất được giữa suy nghĩ và hành động của bản thân Tránh trường hợp tổ chức là người đại diện sẽ có nhiều ý kiến gây bất đồng quan điểm và do vậy không thể bảo vệ tốt quyền lợi của người được đại diện Trường hợp cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện thì họ phải cử ra một cá nhân nhất định thực hiện công việc đó (ví dụ: Đại diện đoàn thanh niên bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên…)

- Người đại diện hợp pháp phải có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc

là người Việt Nam ở nước ngoài

- Người đại diện hợp pháp phải là người nhân danh, thay mặt người được đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được đại diện, phải là người đứng ra bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện Chính vì lẽ đó mà Luật TTHS đã có nhiều điều khoản quy định quyền của người đại diện giống như quyền của người được đại diện

Trong Luật TTHS có hai tư cách tham gia tố tụng đều với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích của người được đại diện dó là: người bào chữa

và người đại diện Tuy nhiên, giữa họ có những điểm khác biệt Tại điều 56,57,58 Bộ Luật TTHS thì: người bào chữa là người được người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn hoặc những người mà

cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sự phân công văn phòng luật sự

Trang 27

cử hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc cử để bào chữa cho người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Tại khoản 1 điều 56 Bộ luật TTHS thì: Người bào chữa có thể là Luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân

So sánh hai tư cách tố tụng giữa người đại diện hợp pháp và người bào chữa ta thấy: Với vai trò là người đại diện theo pháp luật thì ngoài việc bảo bệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ của người được đại diện Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì quyền và nghĩa vụ của người đại diện còn bị giới hạn bởi phạm vi ủy quyền Trong khi đó, người bào chữa có vai trò làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự của cho bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý Một điểm nữa cần phân biệt giữa người đại diện hợp pháp và người bào chữa đó là: ngoài những điều kiện để trở thành người đại diện hợp pháp, thì để trở thành người bào chữa còn có thêm điều kiện đó là: Họ phải được bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mời tham gia tố tụng hoặc trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng như: CQĐT, VKS hoặc Tòa án yêu cầu Đoàn Luật sư yêu cầu Văn phòng Luật sư phân công văn phòng Luật cử người bào chữa hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa Người bào chữa có địa vị pháp lý khác đối với người đại diện Với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì họ có quyền như những người mà họ được đại diện

Sự có mặt của người bào chữa trong quan hệ pháp luật TTHS hoàn toàn độc lập với người được bào chữa Họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị tạm giữ, bị can, bị cáo thông qua việc quy định của luật TTHS về quyền và nghĩa

Trang 28

vụ của người bào chữa Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa không bị phụ thuộc hoàn toàn vào quyền và nghĩa vụ của người được bào chữa mà họ còn

có quyền và nghĩa vụ được quy định riêng và cụ thể trong Bộ luật TTHS

Một số quyền của người bào chữa rộng hơn quyền của người đại diện chẳng hạn: quyền nghiên cứu hồ sơ, tham gia tranh luận tại phiên tòa Người bào chữa là người luôn phải am hiểu kiến thức pháp luật mới bảo vệ tốt quyền

và lợi ích cho người được bào chữa trong khi đó người đại diện hợp pháp đặc biệt là đối với người đại diện theo pháp luật thì không phải lúc nào họ cũng là những người am hiểu tường tận về kiến thức pháp luật

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau; nhiều người cũng có thể bào chữa cho một người và điều này được Bộ luật TTHS ghi nhận Đối với người đại diện hợp pháp thì trong rất nhiều trường hợp pháp luật quy định người được đại diện chỉ là một người duy nhất (ví dụ như người đại diện của pháp nhân)

Một điểm khác biệt giữa người bào chữa và người đại diện hợp pháp đó là: Một trong những căn cứ quan trọng để trở thành người bào chữa thì luật TTHS quy định họ phải được các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền bào chữa để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa Trong khi đó, với tư cách là người đại diện theo pháp luật thì người đại diện không cần có thủ tục như trên

1.3 Quy định về người đại diện hợp pháp trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003

Qua nghiên cứu về Bộ luật TTHS năm 2003 cho thấy: Người đại diện hợp pháp được đề cập ở hai góc độ: Góc độ thứ nhất đó là những điều luật quy định những chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp và góc độ thứ hai đó là những điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện

Trang 29

Nói như vậy có nghĩa là khi nghiên cứu về người đại diện hợp pháp trong TTHS, ta chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến hai góc độ đã đề cập trên

Ở góc độ thứ nhất đó là những điều luật quy định những chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp

Tại chương IV quy định về những người tham gia tố tụng từ điều 48 đến điều 62 thì những người tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS bao gồm: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa Tuy nhiên, bộ luật TTHS chỉ quy định một số các chủ thể trong số những chủ thể nêu trên là có người đại diện hợp pháp, người đại diện đó có thể tồn tại dưới một trong hai hình thức đó là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền

Có thể nêu ra những chủ thể được quyền có người đại diện hợp pháp đó là: người bị hại, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người làm chứng Quyền của người đại diện hợp pháp của các chủ thể trên quy định cụ thể tại các điểm d khoản 2 điều 48, điểm e khoản 2 điều 49, điểm e khoản 2 điều 50, khoản 2 điều 51, khoản 2 điều 52, khoản 2 điều 53, khoản 1 điều 54 Riêng đối với người làm chứng thì được có quyền có người đại diện trong một

trường hợp duy nhất được quy định tại khoản 3 điều 133: “…Giấy triệu tập

người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ”

Tại khoản 2, điều 57 Bộ luật TTHS quy định: Trong những trường hợp

sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

Trang 30

- Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự;

- Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ luật TTHS lại dành riêng phần thứ bẩy thủ tục đặc biệt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Xin trích dẫn lời của tác giả Đặng Thanh Nga trong bài viết “Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Luật học [25, tr.39]:

“Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý

lẫn tâm lý, ý thức Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố những biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên Sự phát triển không cân bằng của hệ tim và mạch Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu

đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch Do đó, người chưa thành niên có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng…”

Theo thông tư 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên quy định tại điều 1 về mục đích của Thông tư như sau:

“Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự.”

Trang 31

Bởi những yếu tố đặc thù như đã phân tích ở trên của người chưa thành niên nên Bộ luật TTHS đã quy định tại điều 303 về bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên:

“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam

nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cư quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”

Như vậy, có thể suy đoán rằng: Những người chưa thành niên từ dưới

14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và vì vậy không áp dụng hình phạt bắt, tạm giữ, tạm giam

Nắm bắt được các đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, các nhà làm luật đã quy định

tại khoản 2 điều 302 Bộ luật TTHS như sau: “…Khi tiến hành hoạt động điều

tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:

Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội”

Điều 306 Bộ luật TTHS quy định: Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo… có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS, Tòa án

Tại điều 8 thông tư liên tịch số BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên

Trang 32

01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-quy định: “Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên

phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam…”

Điều 9 thông tư 01/2011 quy định về tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc trừ trường hợp người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa

Việc hỏi cung, lấy lời khai của người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp họ cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý thì đại diện gia đình có thể hỏi người tạm giữ, bị can, được đưa ra yêu cầu, tài liệu, đồ vật, khiếu nại; đươc đọc hồ

sơ vụ án khi kết thúc điều tra (điều 10, thông tư liên tịch 01/02011)

Đối với chủ thể là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì pháp luật TTHS nói chung và Bộ luật TTHS nói riêng không có điều luật nào quy định thế nào gọi là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất và mức độ nào thì bắt buộc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải

có người đại diện Từ thực tế cuộc sống cho thấy có những người có nhược điểm về thể chất như mù, câm, điếc, cụt tay, chân…nhưng họ không bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và vì thế trong từng quan

hệ pháp luật TTHS cụ thể mà họ vẫn có thể tham gia với tư cách là người tham gia tố tụng Trong thực tế xét xử, những người có nhược điểm về thể chất được hiểu là người bị hạn chế hoặc mất năng lực điều khiển hành vi dân

sự Do vậy, khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc họ phải có người đại diện hợp pháp Còn đối với người có nhược điểm về tâm thần thì không cần phải bàn luận, đương nhiên trong mọi quan hệ pháp luật, họ bắt buộc phải có mặt của người đại diện

Trang 33

Một đối tượng nữa là chủ thể có quyền có người đại diện đó là người bị hại chưa thành niên (tức là người chưa đủ 18 tuổi) và người bị hại có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần Luật TTHS ghi nhận thông qua điều 105:

“Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105,

106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất” Khái niệm người bị hại trong Luật TTHS được hiểu là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra

Bộ luật TTHS không có điều luật nào quy định đối với từng chủ thể là người đại diện cho người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS thì họ là người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền Tại một văn bản dưới luật đó là Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối Cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật TTHS tại điểm 1.1, mục I hướng dẫn như sau: “Bị cáo, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất có quyền…”

Cũng tại Mục 1, của văn bản trên tại điểm 1.3 có quy định: ” Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại (đại diện theo pháp luật) trong trường hợp người bị hại chết hoặc người bị hại là người chưa thành niên…”

Như vậy, đối với những chủ thể trên thì người đại diện hợp pháp cho họ bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật và không thể là người đại diện theo ủy quyền được Hay nói cách khác, chỉ những người đại diện theo pháp luật mới được coi là người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất; người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người bị hại chết

Trang 34

Tuy nhiên, đối với riêng trường hợp hại là người chưa thành niên, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người bị hại chết thì theo quy định của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP thì mới có người đại diện theo pháp luật Có nghĩa là loại trừ người bị hại kể trên thì những người còn lại hoàn toàn có thể có người đại diện theo ủy quyền cho người khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS Tại điểm 1.3, mục 1, Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP quy định về vấn đề này như sau:

“ … Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể ủy quyền cho người khác Người được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự”

Việc pháp luật quy định người chưa thành niên, người có nhược điềm

về tâm thần và thể chất bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật và đã

có người đại diện theo pháp luật thì đương nhiên họ không được ủy quyền cho người khác Vấn đề này hoàn toàn hợp lý, bởi đây là hai trường hợp đặc biệt Họ là những người bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành

vi dân sự và do vậy họ cần thiết phải có người đại diện do pháp luật quy định

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và đôi khi là cả nghĩa vụ dân sự nữa Không thể đặt ra vấn đề ủy quyền trong trường hợp cụ thể này được Bởi lẽ, một bên chủ thể là người bị người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân

sự thì văn bản ủy quyền cũng không còn giá trị pháp lý

Về vấn đề ủy quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cho người khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, Luật không cho phép có người đại diện theo ủy quyền Bởi lẽ, một trong những nhiệm vụ chính của luật Hình sự

là xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Để đảm bảo mục đích trên, thì người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo trong mọi trường hợp đều không được phép ủy quyền cho người

Trang 35

khác tham gia vào quan hệ pháp luật Trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và đương nhiên không thể ủy quyền cho một người khác được Ngay cả khi pháp luật có quy định đối với những trường hợp bị can, bị cáo có người đại diện theo pháp luật thì họ vẫn phải có mặt trong quá trình tham gia tố tụng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình tìm ra sự thật của vụ án Sở dĩ pháp luật quy định họ có người đại diện là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo và không có bất cứ người đại diện theo pháp luật nào phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Đối với những trường hợp như: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên, không có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì pháp luật không cho phép họ có quyền có người đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền và chính họ chứ không phải bất cứ một người đại diện nào khác phải tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS ở bất cứ giai đoạn nào

Một đối tượng nữa mà pháp luật không ghi nhận có người đại diện hợp pháp đó là người làm chứng Điều này xuất phát từ chính vai trò của người làm chứng đó là: để khai báo, cung cấp những thông tin mà họ biết được về

vụ án Do vậy, chỉ họ mới là người biết được những thông tin đó và để góp phần phục vụ cho việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án thì họ không được

ủy quyền cho người khác và cũng không thể có người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này được Ngay cả khi người làm chứng là trẻ em, mặc dù pháp luật TTHS quy định phải mời cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp khác, thầy cô giaó những vẫn phải có mặt của người làm chứng

Pháp luật TTHS quy định ba dạng chủ thể có quyền có người đại diện hợp pháp đó là: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi

nghĩa vụ liên quan Tại khoản 2 điều 52 Bộ luật TTHS quy định: “Nguyên

đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền ” Khoản 2 điều

Trang 36

53 quy định “Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…” Tại điểm 1.5, điểm 1.6 Mục 1, Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP nêu

rõ: “Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ

(đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) có quyền…”; “Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) có quyền…”

Có thể nhận thấy đối với ba dạng chủ thể thể trên họ vừa có người đại diện theo pháp luật và vừa có đại diện theo ủy quyền Xét về bản chất, những quan hệ pháp luật giữa nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp pháp của họ với các cơ quan tiến hành tố tụng là nhằm giải quyết các vấn đề dân sự trong một vụ án hình sự Việc quy định mở rộng này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trong điều kiện thực tiễn những điều mà Bộ Luật TTHS chưa có quy định rõ ràng Những quy định trên của pháp luật TTHS đã tạo ra sự linh hoạt trong việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, thuận lợi phù hợp với thực tế

và các quy định của Bộ luật dân sự Hiện nay, rất nhiều những quy định về người đại diện trong Bộ luật THHS sử dụng những quy định trong Bộ luật dân sự và Bộ luật TTDS Theo quan điểm của tác giả, đây chỉ là một giải pháp tình thế Về lâu dài, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất thì Bộ luật TTHS cần có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

Tại chương XXXII của Bộ luật THHS về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên còn có quy định một dạng chủ thể đại diện cho người chưa thành niên đó là: gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống Họ đại diện cho gia

Trang 37

đình, nhà trường và tổ chức xã hội nơi mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sống và học tập Tiếng nói của họ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được đại diện Sự xuất hiện của họ cũng góp phần vào việc ổn định hơn về mặt tâm lý và mang ý thức giáo dục pháp luật với bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên Những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội bởi lẽ họ làđối tượng cần được đối xử khác người đã thành niên và cần được gia đình, xã hội và Nhà nước bảo vệ, chăm sóc đặc biệt

Pháp luật quy định trong trường hợp lấy lời khai, hỏi cung và xét xử bắt buộc phải có mặt của người đại diện là gia đình của người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

Bộ luật TTHS hiện nay chưa có một điều luật riêng biệt nào quy định

về các trường hợp không được làm người đại diện hợp pháp Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 42 quy định vể việc người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong đó có trường hợp người tiến hành tố tụng đồng thời là người đại diện hợp pháp Theo quan điểm của tác giả thì

Bộ luật TTHS cần xây dựng cụ thể, chi tiết những trường hợp khác không được làm người đại diện hợp pháp, tạo điều kiện để việc áp dụng pháp luật được tập trung, thống nhất mặt khác với quy định đó sẽ tạo điều kiện thuận hơn nữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cuả người được đại diện Ví dụ hoàn toàn có thể bổ sung trường hợp trong một số trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được là người đại diện hợp pháp, trong mọi trường hợp không được làm người đại diện hợp pháp nếu người đó bị mất năng lực hành vi hoặc người đại diện hợp pháp với với vai trò là người bào chữa không được là người làm chứng… Việc quy định trên góp phần đảm bảo sự khách quan trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra

sự thật khách quan của vụ án

Trang 38

Một sự bất cập nữa trong Bộ luật TTHS hiện hành đó là sự thiếu vắng một điều luật cụ thể quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp điều này đã tạo ra sự thiếu đầy đủ như một số luật khác như Luật tố tụng hành chính và Luật tố tụng dân sự Khi tham gia vào bất kỳ một quan hệ pháp luật nào thì các chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ riêng được quy định trong luật Một cá nhân, tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật

cụ thể khi họ đáp ứng được đầy đủ các yếu tố mà luật chuyên ngành quy định Quan hệ pháp luật hình sự không thể không có quy định về điều đó Quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp phải được xây dựng trên cơ sở quyền

và nghĩa vụ của người được đại diện Vì xét cho cùng thì sự có mặt của họ là

vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện Hiện nay, nói

về các quyền và nghĩa vụ của người đại diện thì Bộ luật tố tụng chỉ đề cập rải

rác tại một số các điều luật cụ thể như: Khoản 1 điều 51: “… Người bị hại

hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…”; khoản 2 điều 52:

“…Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…”;

khoản 2 điều 53: “…Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có

quyền…” khoản 1 điều 54: “…Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ

án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…”

Như đã phân tích tại phần 1.2 chương I thì người đại diện hợp pháp bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền Trong đó, quyền của người đại diện theo ủy quyền bị hạn chế hơn người đại diện theo pháp luật Vì hiện trong Bộ luật TTHS thì người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tương tự như người được đại diện Biểu hiện của sự hạn chế hơn của người đại diện theo ủy quyền so với người đại diện theo pháp

luật được thể hiện rõ nhất tại điều 231 Bộ luật TTHS: “ Nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại”, có nghĩa

Trang 39

là: ngoài những vấn đề về bồi thường thiệt hại thì người đại diện hợp pháp không được kháng cáo về các vấn đề khác như người đại diện theo pháp luật của bị cáo và người bị hại

Ngoài quy định tại điều 231 Bộ luật TTHS, thì một vấn để quyết định đến sự hạn chế về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền chính

là sự phụ thuộc vào văn bản ủy quyền (hay hợp đồng ủy quyền) Tại văn bản

ủy quyền các chủ thể là người được đại diện và người đại diện thỏa thuận với nhau như thế nào thì đó chính là cơ sở để xác lập quyền và nghĩa vụ của người đại diện

Bộ luật TTHS cũng đã quy định quyền của những chủ thể có quyền có người bào chữa: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Trong trường hợp người đại diện hợp pháp đồng thời là người bào chữa thì rõ ràng người đại diện hợp pháp có các quyền được quy định tại điều 48 đến điều 50 Bộ luật TTHS Quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp chỉ được quy định rải rác ở một số điều luật trong Bộ luật TTHS Theo quan điểm của tác giả thấy cần thiết phải có sự quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tập trung vào một điều luật cụ thể

Khác với người được đại diện thì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS với tư cách là người đại diện hợp pháp ngoài những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định chung cho họ thì khi tham gia vào một quan

hệ pháp luật TTHS cụ thể, họ lại có những quyền riêng biệt

Qua nghiên cứu Bộ luật TTHS, có thể thấy người đại diện hợp pháp có các nhóm quyền chung cơ bản sau:

- Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu Đây không chỉ là quyền của người đại diện mà còn là việc đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Trong các vụ án hình sự, việc người đại diện hợp pháp đưa ra các chứng cứ thường mang tính chất chứng

Trang 40

minh cho bị cáo không có tội hoặc nhằm mục đích giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự cho bị can, bị cáo Các tài liệu, đồ vật phải được Hội đồng xét xử tìm hiểu, phân tích, xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng, khoa học để có thể đưa ra kết luận: Tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không và nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc định tội để đảm bảo nguyên tắc không bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan người vô tội Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người đại diện có thể yêu cầu Tòa án triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu hoãn phiên tòa Các yêu cầu chính đáng này phải được Tòa án xem xét giải quyết

- Quyền yêu cầu của người đại diện hợp pháp thể hiện thông qua việc

đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS Vai trò của những người trên trong một vụ

án hình sự là đặc biệt quan trọng Có thể nói nếu không có họ, thì không có quan hệ pháp luật tố tụng hình sự Bởi vậy, để đảm bảo sự trung thực, khách quan trong việc tìm ra sự thật của vụ án, tránh sự lợi dụng vào quyền hạn của những người tiến hành tố tụng, pháp luật có quy định người đại diện hợp pháp được thay đổi người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người làm chứng nếu có căn cứ cho rằng họ không vô tư và không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì Tòa án phải giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng trong đó có người đại diện hợp pháp phải được chủ tọa phiên tòa hỏi xem họ có thay đổi những người tiến hành tố tụng trên không, nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định Nếu có các căn cứ quy định tại điều 45 đến điều 47 Bộ luật TTHS thì đó là căn cứ pháp lý để hoãn phiên tòa theo điều 194 Bộ luật TTHS

- Quyền được thông báo kết quả điều tra: Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc người đại diện có thể theo dõi diễn biến quá trình điều tra vụ

Ngày đăng: 05/09/2016, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2004)
Năm: 2004
2. Nhà xuất bản lao động (2013), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Nhà xuất bản lao động
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động (2013)
Năm: 2013
11. Hội dồng thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm”của Bộ luật TTHS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm
Tác giả: Hội dồng thẩm phán TANDTC
Năm: 2005
31. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Tác giả: Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
Năm: 2006
3. Nhà xuất bản lao động (2014), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội Khác
4. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHND Trung Hoa (1994), Hà Nội Khác
5. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Bộ luật tố tụng hình sự CHLB Đức (1877),Hà Nội Khác
6. VKS Hà Nội (2015), Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự CHLB Đức, Hà Nội Khác
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam 2011), Hà Nội Khác
8. Bộ chính trị, Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02-01-2002 về nhiệm vụ cải cách tư pháp, Hà Nội Khác
9. Bộ chính trị, Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 02-6-2005 về định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Khác
12. Võ Khánh Vinh (2013), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội Khác
13. Đinh Văn Quế (1998), Thủ tục phúc thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội Khác
14. Công ty Sài Gòn Minh Luật (2010), Trao đổi về người đại diện của người bị hại trong tố tụng hình sự, Tp Hồ Chí Minh Khác
15. Đỗ Văn Chỉnh (2010), Bàn về người đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự, tạp chí Tòa án nhân dân số 14, Hà Nội Khác
16. Phạm Thị Hoài Bắc (2013), Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội Khác
17. Đinh Văn Quế (2014), Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, Hà Nội Khác
18. Đinh Văn Quế (2015), Một số vấn đề về người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội Khác
19. Lê Văn Sưa (2015), Pháp luật tố tụng hình sự quy định về người tham gia tố tụng- những bất cập và kiến nghị, Hà Nội Khác
20. Tổ pháp chế Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2015), Thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội,Tp Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w