BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ VÕ VĂN PHẢI GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ NHU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH ĐỒN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VÕ VĂN PHẢI
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ NHU CẦU
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
S K C0 0 1 7 3 5
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VÕ VĂN PHẢI
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ YÊU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC Mã số ngành : 60 14 01
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ YÊU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC Mã số ngành : 60 14 01
Người thực hiện : KS.Võ Văn Phải Cán bộ hướng dẫn : TS.Nguyễn Trần Nghĩa
TP.HỒ CHÍ MINH - 2007
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quốc tế là một tất yếu Trong bối cảnh đó, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tham gia hoạt động xuất khẩu lao động và xem đây là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương
Tỉnh Đồng Tháp tham gia xuất khẩu lao động từ năm 2003, qua 4 năm đã đưa được hơn 5.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài Kết quả này còn quá nhỏ
bé so với tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp, với hơn 1,6 triệu dân Để biến tiềm năng thành hiện thực, vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài Có như thế mới gia tăng được số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động của Tỉnh đề ra Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu tổng hợp nào được tiến hành để làm
cơ sở, luận chứng khoa học cho việc đào tạo lao động xuất khẩu của tỉnh Đồng
Tháp Do đó, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Giải pháp đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp”
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần: Mở đầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị, phần nội dung gồm 3 chương Trong chương 1, người nghiên cứu trình bày những khái niệm cơ bản về giáo dục nghề nghiệp và cách nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động để làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đào tạo lao động xuất khẩu Ở chương 2, thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và thu thập thông tin cần thiết, người nghiên cứu tổng hợp nên toàn cảnh về thực trạng xuất khẩu lao động và đào tạo nghề ở Đồng Tháp, đồng thời phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và kết quả khảo sát thực trạng tại Đồng Tháp, trong chương 3, người nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp Những giải pháp đề xuất được xem là phù hợp nhất với điều kiện của địa phương trong bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới
Trong quá trình nghiên cứu, do những điều kiện khách quan và thời gian hạn chế, nhiều vấn đề nảy sinh nhưng chưa được giải quyết thoả đáng, mở ra những hướng nghiên cứu tiếp tục để cụ thể hoá hơn nữa những giải pháp và kế hoạch thực hiện để việc đào tạo lao động xuất khẩu ở Đồng Tháp đạt hiệu quả cao hơn
Trang 5Dong Thap province has exported labor since 2003 Within four years, more than 5,000 employees have gone to foreign countries to work This result is
so little against the large potentiality of Dong Thap’s human resource (The population of Dong Thap province is about 1,600,000) In order to make the potentiality comes true, the human resource training to provide for foreign labor markets is really an urgent problem Just based on this way, it will be possible to increase the quantity and the quality of exporting employees, to participate for solving jobs and achieve the labor export plan of Dong Thap However, up to now, there have not been any synthesis surveys that create the foundation for exporting employee training in Dong Thap Therefore, the researcher decided to
conduct the study: “Solutions to train the human resource for labor export
activity of Dong Thap province”
The dissertation’s structure includes three parts : Preface - Content - Conclusion and petitions The content comprises three chapters Chapter 1 shows
us the basic concepts of vocational education and training as well as the overview
of labor export activity to set up the base for research about exporting employee training In chapter 2, by the survey and collection of information, the researcher synthesizes to provide a general picture about the reality of labor export activity and vocational education and training in Dong Thap province Then, the researcher analyses, evaluates the results, the imperfections and the reasons Based on the theoretical foundation and the results of reality survey, in chapter 3, the researcher proposes the necessary solutions to train the human resource for labor export activity of Dong Thap province It is said that these solutions are the most suitable solutions to Dong Thap’s condition in the present and development trend in the next time
In the research process, because of the objection conditions and the limited period, some new problems appear, but they have not been solved appropriately yet These problems open the development orientations for continuous researches in this domain, to concretize the solutions and action plans for raising the effect of exporting employee training in Dong Thap province
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - 2
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - 3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - 3
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - 3
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 3
7 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - 4
8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI - 4
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - 6
1.1.1 Nguồn nhân lực - 6
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực - 7
1.1.3 Lao động qua đào tạo, lao động kỹ thuật - 9
1.1.4 Đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp - 9
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU - 10
1.2.1 Thị trường lao động - 10
1.2.2 Mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động xuất khẩu - 12
1.3 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - 13
1.3.1 Một số khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động - 13
1.3.2 Phân tích bản chất của XKLĐ. - 15
1.3.3 Lợi ích của họat động XKLĐ - 17
1.3.4 Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả XKLĐ - 18
1.3.5 Kinh nghiệm XKLĐ của các nước khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ) 18
1.3.6 Chính sách XKLĐ của Việt Nam - 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 1.1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM - 25
2.1.1 Khái quát về XKLĐ ở VN - 25
2.1.2 Địa phương điển hình về XKLĐ - TP.HCM - 28
2.2 THỰC TRẠNG XKLĐ Ở ĐỒNG THÁP - 34
2.2.1 Khái quát về dân số, lao động của Đồng Tháp - 34
2.2.2 Tình hình XKLĐ ở Đồng Tháp - 36
2.2.3 Một số kết quả khảo sát từ người lao động - 41
2.2.4 Đánh giá thực trạng XKLĐ ở Đồng Tháp - 44
Trang 72.3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở ĐỒNG THÁP - 46
2.3.1 Mạng lưới cơ sở dạy nghề ở Đồng Tháp - 46
2.3.2 Kết quả công tác đào tạo nghề giai đoạn 2001 – 2006 - 51
2.3.3 Đánh giá thực trạng đào tạo nghề ở Đồng Tháp - 53
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ YÊU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG THÁP - 55
3.1.1 Bối cảnh - 55
3.1.2 Mục tiêu - 56
3.1.3 Định hướng phát triển - 56
3.1.4 Dự báo thị trường và nhu cầu đào tạo LĐXK - 57
3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - 59
3.2.1 Giải pháp về cơ chế - chính sách - 59
3.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý đào tạo - 62
3.2.3 Giải pháp về nội dung đào tạo - 66
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 72 PHỤ LỤC
Trang 8Tên đề tài:
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ YÊU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo chỉ thi ̣ số : 49/2004/CT-TTg ngày 24/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kin h tế xã hô ̣i 5 năm 2006 – 2010 của Việt Nam đã xác định ngành dịch vụ phải chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu của nền kinh tế Trong đó, xuất khẩu lao đô ̣ng là một dịch vụ có tiềm năng thu hút nhiều lao động và mang lại lợi ích nhiều mă ̣t: giải quyết việc làm , nâng cao thu nhâ ̣p người lao đô ̣ng , tạo nguồn thu ngoa ̣i tê ̣, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế Do đó, xuất khẩu lao đô ̣ng là mô ̣t chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước , được quan tâm xây dựng chính sách để khuyến khích phát triển ở các Bô ̣ , Ngành, đi ̣a phương
Đồng Tháp là một Tỉnh đông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long , với
dân số hiê ̣n nay hơn 1,6 triê ̣u người, có tiềm năng dồi dào về nguồn nhân lực Tuy nhiên, đây la ̣i là mô ̣t đi ̣a phương còn nghèo và trình đô ̣ dân trí còn thấp so với mă ̣t bằng chung của cả nước Viê ̣c tâ ̣n du ̣ng lực lươ ̣ng lao đô ̣ng vẫn còn nhiều ha ̣n chế , tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề còn quá thấ p, thu hút đầu tư có nhiều khó khăn so với đi ̣a phương khác Do đó, xuất khẩu lao đô ̣ng là mô ̣t công tác có ý nghĩa quan tro ̣ng trong kế hoa ̣ch phát triển của tỉnh Kế hoa ̣ch phát triển kinh tế xã hô ̣i 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh Đồng Tháp đã đề ra chỉ tiêu: mỗi năm giải quyết viê ̣c làm mới cho 40.000 lao đô ̣ng, trong đó xuất khẩu lao đô ̣ng đa ̣t 2.000 lao đô ̣ng/năm
Chỉ tiêu về xuất khẩu lao động do tỉnh Đồng Tháp đặt ra tuy chưa cao lắm so với tiềm năng , nhưng kết quả thực hiê ̣n trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn:
o Về số lươ ̣ng lao đô ̣ng xuất khẩu : năm 2004 xuất khẩu được 1.521 lao động, năm 2005 xuất khẩu đươ ̣c 1.559 lao đô ̣ng, năm
2006 chỉ đạt 1.070 lao động
o Về chất lươ ̣ng : phân tích số liê ̣u năm 2005 cho thấy có 4 thị trường:
- Malaysia: 1.313 lao động, chiếm tỷ lê ̣ 84,2%
- Đài Loan: 169 lao đô ̣ng, chiếm tỷ lê ̣ 10,8%
- Hàn Quốc: 60 lao động, chiếm tỷ lê ̣ 3,8%
Trang 9- Nhật Bản: 17 lao đô ̣ng, chiếm tỷ lê ̣ 1,1%
Chủ yếu lươ ̣ng lao đô ̣ng xuất khẩu là ở thi ̣ trường Malaysia , với lao
đô ̣ng chủ yếu là lao đô ̣ng phổ thông, thu nhâ ̣p thấp; còn thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề (về cơ khí, điê ̣n tử ) với thu nhâ ̣p cao thì số lượng còn rất ít
Để nâng cao số lươ ̣ng và chất lượng lao đô ̣ng xuất khẩu , công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động là một vấn đề mang ý nghĩa thiết thực và cấp bách để đáp ứng nhu cầu củ a đi ̣a phương Nó đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đa ̣o , nhất là những cán bô ̣ làm công tác giáo du ̣c và đào ta ̣o Là một người dân Đồng Tháp , đang ho ̣c Cao ho ̣c chuyên ngành Giáo du ̣c ho ̣c , trước nhu cầu cấp bách trên ,
người nghiên cứu đã cho ̣n đề tài : “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động của Tỉnh Đồng Tháp” để làm
luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề xuất các giải pháp về đào ta ̣o nguồn nhân l ực cho nhu cầu xuất khẩu lao đô ̣ng của Tỉnh Đồng Tháp , góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hô ̣i giai đoa ̣n 2006 – 2010
3 NHIÊ ̣M VỤ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Giáo dục Nghề nghiệp và Xuất khẩu lao động
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, phân tích, đánh giá những thuận lợi, hạn chế
Khảo sát thực trạng hoạt động XKLĐ ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Khảo sát thực trạng công tác đào tạo nghề ở đi ̣a bàn Tỉnh Đồng Tháp
Đề xuất các giải pháp đào ta ̣o nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao đô ̣ng
ở tỉnh Đồng Tháp
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đào ta ̣o nguồn nhân lực cho xuất k hẩu lao đô ̣ng ở đi ̣a bàn Tỉnh Đồng Tháp
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động xuất khẩu lao động của Tỉnh Đồng Tháp
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong thời ha ̣n cho phép của mô ̣t đề tài luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ và những điều kiê ̣n khách quan hạn chế, đề tài được giới hạn trong phạm vi:
Trang 10 Các giải pháp đề xuất phục vụ cho giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu thực tra ̣ng đào ta ̣o chủ yếu ở mạng lưới cơ sở dạy nghề
trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp
Các đề xuất dựa trên điều kiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh tương đối ổn định, không có thay đổi đô ̣t biến
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u:
Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, Luật Giáo dục và các tài liệu nghiên cứu về Giáo dục Nghề nghiệp để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn:
Khảo sát từ người lao động bằng phiếu khảo sát để thu thập thông tin cần thiết, khảo sát các đơn vị cung ứng lao động xuất khẩu, các cơ sở Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà nước
về xuất khẩu lao động, các cán bộ quản lý và giáo viên thuộc các cơ sở Dạy nghề
Phương pháp so sánh, đối chiếu:
- So sánh hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động với các hoạt động xuất khẩu khác
- So sánh thu nhập của người lao động ở các thị trường lao động nước ngoài và trong nước
- Đối chiếu nhu cầu của các nước nhập khẩu lao động với khả năng đào tạo của các cơ sở Dạy nghề tại Đồng Tháp
Phương pháp phân tích SWOT:
Phân tích những lợi thế và những khó khăn của Đồng Tháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, những cơ hội và thách thức đối với người lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Phương pháp thống kê, xử lý số liê ̣u:
Thu thập thông tin, tư liệu về người lao động và việc làm, thống kê, phân tích kết quả để rút ra những kết luận phục vụ nghiên cứu
Trang 117 KẾ HOẠCH NGHIÊN CƢ́U:
Thờ i gian
Nô ̣i dung
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6 Xây dựng đề cương X
Thu thâ ̣p dữ liê ̣u cần
Phân tích đánh giá dữ
Trình giáo viên hướng
Chỉnh, sửa, hoàn
Phần nội dung:
Gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục nghề nghiệp và xuất khẩu lao động
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động và đào tạo nghề ở tỉnh Đồng Tháp
- Chương 3: Đề xuất giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp
Trang 12 Phần kết luận và kiến nghị:
Tổng kết những nội dung đã thực hiện, đưa ra kiến nghị đối với các cấp và xác định hướng phát triển của đề tài
Trang 13Tùy theo quy mô của các tổ chức khác nhau, vấn đề con người hay nguồn nhân lực ở các tổ chức vi mô (cơ quan, xí nghiệp …) thường nên gọi là nhân sự, ở các tổ chức vĩ mô (quốc gia, ngành kinh tế …) mới được gọi là nguồn nhân lực
Một cách khái quát, nguồn nhân lực có thể coi là tổng thể tiềm năng con người của một quốc gia (hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương), được chuẩn bị ở một mức độ nào đó để có thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định
Nguồn nhân lực, theo nghĩa hẹp và có thể lượng hóa được, là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi quy định (nam: 16 – 60, nữ: 16 - 55), có khả năng lao động Như vậy số lượng nguồn nhân lực được xác định dựa trên quy mô dân số
Xét về chất, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện một trạng thái nhất định
của nguồn nhân lực “Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về cơ cấu lứa tuổi của dân số, trạng thái thể lực, trí lực, trình độ văn hóa, chuyên môn, đạo đức, hiểu biết xã hội …của đội ngũ nhân lực, trong đó trình độ học vấn là rất quan trọng vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người”
[13, tr5]
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp sức lao động để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội Bên cạnh những nguồn lực khác như nguồn lực tài chính, tài nguyên …, nguồn lực con người muốn khai thác tốt là một vấn đề phức tạp mà không phải quốc gia nào cũng đã làm được Nhật Bản và Singapore là những quốc gia điển hình sử dụng tốt được nguồn nhân lực, nên dù rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng đã trở nên những quốc gia có kinh tế phát triển ở mức cao Tập đoàn DEAWOO (Hàn Quốc) đã đưa ra triết lý: “Mọi tài nguyên đều có hạn, chỉ có sức sáng tạo của con người là vô hạn” để đề cao vai trò của nguồn nhân lực
Trang 141.1.2 Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đọan phát triển kinh tế-
xã hội( ở các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành…) đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động lao động để tạo ra sự phát triển của xã hội
Liên hiệp quốc sử dụng khái niệm phát triển nguồn lực con người theo
nghĩa rộng, nhấn mạnh đến mặt xã hội của nguồn nhân lực “Nó vừa là yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế, vừa là mục tiêu của phát triển và tăng trưởng kinh tế”.[22, tr.4]
Về số lượng, dân số và cơ cấu dân số là cơ sở hình thành và tăng trưởng nguồn nhân lực Theo các nhà dân số học thế giới, một cơ cấu dân số tối ưu sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế quốc gia Cơ cấu dân số này phải có tỷ lệ thích hợp về số người trong độ tuổi lao động với số người quá tuổi và chưa đến tuổi lao động
Hình 1.1 Tháp cơ cấu dân số
Số liệu nghiên cứu thống kê và dự báo về chiến lược phát triển dân số của Việt Nam cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang tiến dần đến cơ cấu lý tưởng, một yếu tố rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
Trẻ em: 26 – 28%
Người trong độ tuổi lao động: 60 – 64%
Người già: 10-12%
Trang 15Bảng 1.1: Kết quả dự báo qui mô và dân số đến năm 2010 [22, tr.19]
Tổng số dân( triệu người) 77,84 83,07 88,28 Dưới tuổi lao động( %) 33,11 29,24 26,36 Trong tuổi lao động( %) 58,03 62,1 64,67 Trên tuổi lao động( %) 8,86 8,67 8,97
Về chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực có liên quan mật thiết đến giáo dục và đào tạo Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: thể lực( chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe), trí lực( trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp…), khả năng thích ứng, phẩm chất đạo đức, truyền thống văn hóa và lối sống… Các yếu tố này đều được trực tiếp hoặc gián tiếp hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục và đào tạo
Về vấn đề này theo PGS.TS Trần Khánh Đức: “Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực là:giáo dục, sức khỏe, việc làm và các nhân tố kinh tế
xã hội Các yếu tố này xâm nhập vào nhau, phụ thuộclẫn nhau, song giáo dục là
cơ sở cho tất cả các yếu tố khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao động, để duy trì sự đáp ứng yêu cầu về kinh tế-xã hội” [13, tr.12]
Ngày nay, chỉ số phát triển người HDI ( Human Development Index) cũng thường được dùng để thể hiện chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cho thấy mức độ phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ Chỉ số HDI được hợp thành từ ba chỉ số: [11, tr 56]
Chỉ số tuổi thọ
Chỉ số phát triển giáo dục
Chỉ số GDP đầu người/PPP
Cách tính mỗi chỉ số:
Mỗi chỉ số=
Tổng quát HDI =
Giá trị x i hiện có – giá trị x i cực tiểu Giá trị x i cực đại – giá trị x i cực tiểu Chỉ số tuổi thọ + chỉ số phát triển giáo dục + chỉ số GDP đầu người/PPP
3
Trang 161.1.3 Lao động qua đào tạo, lao động kỹ thuật:
Lao động qua đào tạo( worker passed training) là thuật ngữ để chỉ lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để phục vụ cho các công tác điều tra, nghiên cứu, báo cáo tổng kết…để phân biệt với lao động giản đơn hoặc lao động trong những nghề không qua đào tạo Lao động qua đào tạo được dùng với hàm ý chất lượng lao động thường cao hơn lao động giản đơn
Lao động kỹ thuật là lao động có tính chất lành nghề, là người lao động có phương pháp, cách thức làm việc bằng những kỹ năng có được của mình để đạt hiệu quả cao trong công việc Những kỹ năng này được tích lũy trong quá trình đào tạo, huấn luyện, thực hành và qua kinh nghiệm thực tế sản xuất
Trong hội thảo “ Một số thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực dạy nghề”,
theo PGS.TS Trần Xuân Cầu: “Thuật ngữ lao động kỹ thuật gần với lao động lành nghề, có kỹ năng ( skilled worker) Lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong lao động qua đào tạo Khái niệm lao động qua đào tạo rộng hơn khái niệm lao động kỹ thuật Lao động kỹ thuật không chỉ đòi hỏi bằng cấp mà còn đòi hỏi năng lực thực tế vận dụng các kiến thức đã được đào tạo Vì thế, không phải mọi lao động qua đào tạo là lao động kỹ thuật, nhưng mọi lao động
kỹ thuật phải qua đào tạo để có đủ trình độ kỹ thuật thích hợp với công việc”
Trong phạm vi của đề tài, với mục tiêu nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực, thuật ngữ lao động qua đào tạo được xác định phải hội đủ hai điều kiện: phải qua đào tạo ở hệ thống giáo dục quốc dân, phải được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề
1.1.4 Đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp:
Đào tạo nghề: là quá trình tổ chức dạy và học nhằm truyền đạt một khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ về một nghề nghiệp cụ thể nào đó để người học
có thể sử dụng trong quá trình lao động theo sự phân công lao động xã hội Theo
Từ điển Tiếng Việt( Nxb KHXH, 1994): “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ
xã hội” Như vậy, nghề nghiệp vừa giúp cho người lao động kiếm sống, vừa thể
hiện sự đóng góp của cá nhân cho cộng đồng xã hội
Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học, công nghệ, nhiều nghề trở nên lạc hậu, bị mai một, nhiều nghề mới phát sinh và phát triển, vì vậy đào tạo nghề trở thành một nhu cầu quan trọng, thường xuyên trong mọi xã hội
Giáo dục nghề nghiệp: hiện nay, giáo dục nghề nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau [21,tr.5]:
Theo UNESCO (Cơ quan Văn hóa giáo dục Liên hiệp quốc) gọi khái niệm giáo dục nghề nghiệp là Vocational and Technical Education (VOCTECH) trên
cơ sở quan niệm đào tạo người lao động toàn diện, đảm bảo người học có kiến
Trang 17thức hệ thống và vững chắc, có kỹ năng cơ bản diện rộng, trên cơ sở đó tạo khả năng thích ứng cao với những biến đổi kỹ thuật và công nghệ
Theo ILO (Tổ chức lao động quốc tế) quan niệm giáo dục nghề nghiệp là Vocational Training: đào tạo nghề chủ yếu là hình thành kỹ năng đáp ứng thiết thực theo từng vị trí lao động cụ thể để cung cấp lao động kỹ thuật theo yêu cầu người sử dụng lao động mà không đặt nặng tính toàn diện
Trong phạm vi của luận văn này, thuật ngữ giáo dục nghề nghiệp được cụ thể hóa theo Luật giáo dục Việt Nam-2005 Điều 32-luật giáo dục quy định giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1 Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2 Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ
sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ luật,tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-
xã hội, cũng cố quốc phòng, an ninh
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
Từ sau đổi mới, công tác đào tạo ở Việt Nam họat động trong cơ chế thị trường định hướng XHCN,có sự điều tiết của nhà nước thông qua các chế độ chính sách nhằm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia Khác với đào tạo theo kế hoạch, chỉ tiêu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vấn
đề đào tạo hiện nay cần phải thỏa mản nhu cầu xã hội nói chung, cụ thể là cần đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, vì trong nền kinh tế thị trường tồn tại họat động của thị trường lao động là tất yếu
Trang 18được đào tạo do phát triển giáo dục-đào tạo Tất nhiên trong thị trường đó còn
có lao động chưa được đào tạo” [17;tr.66]
Quá trình vận hành thị trường lao động cũng tuân theo các quy luật về giá trị, cung cầu và quy luật cạnh tranh Quy luật giá trị phản ánh chất lượng sức lao động, trình độ người lao động đã qua đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, là cơ sở để đảm bảo họat động nghề nghiệp có năng suất và hiệu suất cao Quy luật cung cầu phản ánh sự đáp ứng của giáo dục-đào tạo đối với thực tiển sản xuất trên cả ba mặt: quy mô, trình độ, cơ cấu ngành nghề Quy luật cạnh tranh phản ánh sự vận động của giá trị và cung cầu trên thị trường lao động Đối với người lao động, sự cạnh tranh thể hiện ở khả năng họat động nghề nghiệp, được cấu thành từ các yếu tố trình độ, sức khỏe, tâm sinh lý, đạo đức… Người lao động có khả năng cạnh tranh cao đồng nghĩa với khả năng được ưu tiên tuyển dụng, được trả lương cao trong họat động nghề nghiệp của mình
Tham gia vào sự vận hành của thị trường lao động có bốn đối tượng chính:
- Người lao động: chủ sở hữu sức lao động, người bán
- Chủ sử dụng: người mua sức lao động
- Các tổ chức dịch vụ cung ứng: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng (tái đào tạo),chăm sóc sức khỏe để phục hồi, nâng cao thể lực…
- Các tổ chức dịch vụ môi giới: giới thiệu việc làm, tuyển dụng và cung ứng lao động
Hình 1.2 Các đối tượng giao dịch trong thị trường lao động
Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động làm nhiệm vụ quản lý, kiểm tra để đảm bảo bốn đối tượng trên tham gia giao dịch trên thị trường lao động tuân thủ đúng theo luật pháp của nhà nước quy định
Các tổ chức
dịch vụ cung ứng
Các tổ chức dịch vụ môi giới
Trang 191.2.2 Mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động xuất khẩu :
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động có mối quan hệ hữu
cơ, tác động qua lại để cùng phát triển lành mạnh trong nền kinh tế thị trường
Tác động của thị trường lao động đến hệ thống giáo dục nghề nghiệp:
ta thấy thị trường lao động được hình thành qua kết quả họat động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp (đào tạo ra lao động kỹ thuật để tham gia vào thị trường lao động) Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của vấn đề chính là do mức độ phát triển kinh tế-xã hội và trình độ phát triển của khoa học-công nghệ nền kinh tế sẽ tạo ra những yêu cầu về việc làm phong phú và trình độ lao động tương ứng cho nhũng công việc đó Sự phát triển của thị trường lao động sẽ có tác động quyết định tới mục tiêu và nội dung đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đồng thời cũng tác động tới cả quy mô và hình thức đào tạo để đáp ứng được những yêu cầu về số lượng, cơ cấu của thị trường lao động
Trong điều kiện nước ta, thị trường lao động mới được hình thành và phát triển từ khi Việt Nam xóa bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, do đó các quy luật vận hành trong thị trường lao động chưa được phát huy đầy đủ Từ đó, trong thị trường lao động có những biểu hiện như sự thiếu ăn khớp giữa cung và cầu cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp còn cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, lao động qua đào tạo làm việc trái ngành nghề còn nhiều Giá cả sức lao động bất hợp lý giữa các khu vực kinh tế (nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài), giữa lao động trí óc và lao động chân tay… cho thấy quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh trong thị trường lao động chưa được coi trọng và phát huy tác dụng Những hạn chế này đều trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục nghề nghiệp Do đó, ở góc độ quản lý vĩ mô, nhà nước cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để các quy luật được phát huy tác dụng trong thị trường lao động, tạo cơ sở cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển lành mạnh
Tác động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đến thị trường lao động: hệ thống giáo dục nghề nghiệp được hình thành do yêu cầu của thị trường lao động, mà cụ thể là nhu cầu của người lao động cần học nghề để có thể tham gia lao động trong xã hội Do đó mục tiêu của hệ thống giáo dục nghề nghiệp là cung cấp cho thị trường lao động người lao động qua đào tạo với năng lực hành nghề đạt mức độ nhất định tương ứng với trình độ được đào tạo Sự phát triển vững mạnh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, với quy mô hợp lý và chất lượng đào tạo tốt sẽ là cơ sở để thị trường lao động hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cần thiết cho thị trường lao động thực hiện được các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh
So với giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam “mới sinh ra và lớn lên từ đầu thế kỷ 20, còn non trẻ và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt” [21,tr.34] Do điều kiện lịch sử, với những biến động chính trị, kinh tế-xã
hội, sự phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn khác
Trang 20nhau để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng thời kỳ Từ sau đổi mới đến nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được Nhà nước quan tâm xây dựng, từng bước điều chỉnh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên những tồn tại trong hệ thống do thời kỳ kinh tế bao cấp vẫn còn cần tiếp tục được khắc phục, điều chỉnh (như sự quy hoạch tổng thể không phù hợp, quản lý chồng chéo, trùng lắp…) Trong những năm gần đây, những tồn tại cũ dần được xem xét giải quyết để đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường lao động Luật Giáo Dục năm 2005, đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Tây Nguyên và ĐBSCL, xã hội hóa dạy nghề, đào tạo theo nhu cầu xã hội, liên thông trong đào tạo… là những định hướng phát triển để tiếp cận gần hơn với thị trường lao động, làm cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp có bước chuyển biến mới, đáp ứng tốt hơn cho thị trường lao động
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tham gia vào thị trường lao động quốc tế là tất yếu Việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sẽ tạo ra các thị trường lao động quốc tế rộng lớn, với các nhu cầu lao động phong phú về các ngành nghề, các trình độ tương ứng Đây chính là động lực thúc đẩy hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu XKLĐ Mặt khác, sự phát triển của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là mảng dạy nghề cho LĐXK sẽ cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường, góp phần giữ vững và phát triển các thị trường LĐXK
Thị trường lao động quốc tế vận hành theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, nên chất lượng lao động sẽ quyết định giá cả sức lao động Để lao động Việt Nam có thể cạnh tranh được với lao động của các nước khác, đồng thời có thu nhập cao thì vấn đề đào tạo nghề cho người lao động trước khi tham gia thị trường lao động quốc tế mang ý nghĩa quyết định Việc xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề (XKLĐ tinh) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với xuất khẩu lao động phổ thông (XKLĐ thô) Vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong mục kế tiếp: “Tổng quan về xuất khẩu lao động” của luận văn này
1.3 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.3.1 Một số khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động:
a Xuất khẩu lao động và chuyên gia (XKLĐ):
XKLĐ là một hình thức đặc thù của họat động xuất khẩu và là một bộ phận của họat động kinh tế đối ngoại, với hàng hóa đem xuất là sức lao động của con người, còn bên mua là chủ thể người nước ngoài Vì sức lao động không thể tách rời khỏi người lao động nên có thể nói, XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài mà đối tượng là con người
Hoạt động XKLĐ đã có lịch sử lâu dài hàng thế kỷ, nhưng trước đây mang tính tự phát, lẻ tẻ ở các quốc gia lân cận nhau Ngày nay, với xu thế tòan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, XKLĐ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, thậm chí được xem như là quốc sách ở
Trang 21một số nước như Philippines, Indonesia Nhìn chung, cả các nước phát triển và kém phát triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ Thông thường các nước phát triển xuất khẩu những lao động có trình độ cao (chuyên gia), các nước kém phát triển xuất khẩu những lao động dư thừa, thất nghiệp, trình độ thấp nhằm giải quyết việc làm, giảm bớt áp lực về việc làm trong nước Việc người lao động dịch chuyển, lưu thông xuyên quốc gia, rời bỏ “vùng đất không việc làm” là một tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa, nhất là trong thời đại thông tin, do có nguồn thông tin tốt hơn về thị trường lao động nên người lao động dễ ra quyết định di chuyển
Trong bối cảnh phát triển kinh tế quốc tế hiện nay, có nhiều hình thức đi lao động ở nước ngoài như: di chuyển lao động tự do trong một khối nước (EU là khối đã xây dựng được thị trường lao động thống nhất); những người di chuyển trong nội bộ một công ty đa quốc gia ( intra-corporate transferee); khách kinh doanh đa quốc gia; những người lao động di cư kinh tế… Những hình thức này không thuộc phạm vi khái niệm XKLĐ của đề tài này
Trong phạm vi của luận văn này, khái niệm XKLĐ được giới hạn trong việc đưa lao động đi từ nước này sang nước khác theo hiệp định kinh tế song phương giữa hai quốc gia để làm việc có thời hạn, và theo nguyên tắc sẽ trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng
b Dịch vụ XKLĐ
Dịch vụ XKLĐ là toàn bộ các hoạt động phục vụ cho quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm nhiều họat động:
- Nghiên cứu thăm dò thị trường
- Tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng
- Tổ chức tuyển chọn và đào tạo người lao động để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng
- Tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động trong thời gian làm việc, tổ chức đưa người lao động về nước khi hết hạn và thanh lý hợp đồng
Các tổ chức làm dịch vụ XKLĐ, gọi chung là các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay được thành lập khá nhiều Do đó hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay cũng có sự cạnh tranh ráo riết giữa các nước cung ứng lao động hay giữa các doanh nghiệp XKLĐ của cùng một nước
c Chất lượng lao động xuất khẩu (LĐXK):
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài dạng XKLĐ gọi là LĐXK Do tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay, chất lượng LĐXK là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp XKLĐ quan tâm để tạo sức cạnh tranh cho mình Chất lượng LĐXK được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng bao gồm: [18, tr.6]
Trang 22- Các chỉ tiêu đánh giá về thể lực của lao động: tình trạng sức khỏe, khả năng lao động
- Các chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ của lao động: trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
- Các chỉ tiêu đánh giá về nhân cách: đạo đức, lối sống, tác phong trong lao động…
- Các chỉ tiêu đánh giá về tính năng động xã hội của lao động: khả năng sẵn sàng làm việc, tình trạng việc làm, khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng trong công việc…
d Khái niệm công việc 3D:
Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhờ nguồn lực tài chính mạnh
mẽ, sản xuất phát triển nên số công việc được tạo ra nhiều, thị trường việc làm phát triển đa dạng Tuy nhiên, ở các nước này, nguồn nhân lực lại có hạn, không đáp ứng đủ cho thị trường, do đó người lao động bản xứ có nhiều điều kiện để lựa chọn những công việc mà họ cho là tốt, còn những công việc không được ưa chuộng sẽ được giải quyết bằng việc thuê người lao động nước ngoài Từ đó xuất hiện khái niệm “công việc 3D” gồm: Dirty (dơ bẩn), Difficult ( khó khăn) và Dangerous (nguy hiểm)
Trong thực tế, những công việc mà lao động nước ngoài đảm nhận không chỉ hoàn toàn thuộc loại 3D mà còn bao gồm nhiều loại hình khác Tuy nhiên nhìn chung, do mức sống của người dân bản xứ được nâng cao nên có nhiều loại công việc không còn hấp dẫn họ nữa, và người LĐXK mới có cơ hội được tiếp nhận để làm những công việc này Mặc dù thu nhập thấp hơn người bản xứ, nhưng so với thu nhập khi làm việc trong nước, thu nhập của LĐXK vẫn cao hơn nhiều, và đó là lý do khiến họ tham gia XKLĐ
1.3.2 Phân tích bản chất của XKLĐ:
XKLĐ, như đã xác định ở phần khái niệm, là sự di chuyển lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu Tuy nhiên do việc di chuyển này được thực hiện xuyên quốc gia, mà đối tượng lại là con người, nên để thấy rõ bản chất của vấn đề, cần tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Ở đây ta sẽ đi sâu phân tích từ hai góc độ kinh tế và xã hội
a.Từ góc độ kinh tế:
XKLĐ là một họat động kinh tế, nó dựa vào quan hệ cung cầu và chịu sự điều tiết, tác động của các qui luật kinh tế thị trường Để họat động XKLĐ được xúc tiến, qui luật vận hành cơ bản và quan trọng nhất là qui luật cung cầu trong thị trường lao động Vấn đề cung cầu trong thị trường lao động khá phức tạp, phụ thuộc vào mức độ phát triển, các chính sách kinh tế, thu nhập, đầu tư, thuế…của nước XKLĐ trong sự tương quan với nền kinh tế khu vực và thế giới
Về phía cung, các nước XKLĐ thường là các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển, một mặt cần đầu tư phát triển sản xuất trong nước, mặt khác cần
Trang 23đưa lao động ra nước ngoài làm việc để giảm áp lực về việc làm trong nước do dân số tăng nhanh mà đầu tư tạo việc làm mới không đáp ứng được Để khai thác được thị trường lao động quốc tế, các doanh nghiệp XKLĐ cũng phải đầu tư chi phí cho nghiên cứu thị trường, tiếp thị, phí môi giới…cho phía nhập khẩu để có được hợp đồng cung ứng lao động, gọi chung là chi phí khai thác thị trường Do sự cạnh tranh giữa các nước cung ứng lao động, chi phí khai thác thị trường có thể bị tăng lên, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động
do doanh nghiệp XKLĐ cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc phải bù đắp đủ chi phí và có lãi
Về phía cầu, các nước nhập khẩu lao động thường là các nước kinh tế phát triển, có tiềm lực lớn về tài chính, khoa học công nghệ, nhưng tốc độ tăng dân số thấp, thiếu hụt nguồn nhân lực nên có nhu cầu nhập khẩu lao động Khi nhập khẩu lao động, họ cũng phải cân nhắc, xem xét hiệu quả của việc nhập khẩu lao động để có thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, vì việc nhập khẩu lao động cũng làm phát sinh nhiều khó khăn về quản lý, chất lượng lao động, sự chủ động trong điều phối…so với sử dụng lao động trong nước
Xét về hình thức họat động, XKLĐ là một dạng kinh doanh dịch vụ Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có sự chủ động, tự chịu trách nhiệm đối với họat động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất Tuy nhiên sản phẩm kinh doanh của họ lại là sức lao động gắn liền với con người, do đó sự quản lý vĩ
mô của nhà nước là hết sức cần thiết Các chế độ, chính sách của nhà nước phải nhằm đảm bảo được sự hài hòa lợi ích của cả ba bên: nhà nước-doanh nghiệp XKLĐ-người lao động, vì mục tiêu chung là mục tiêu phát triển kinh tế
b Từ góc độ xã hội:
XKLĐ là một họat động xã hội vì sức lao động không thể tách rời khỏi người lao động, do đó khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ phát sinh những vấn đề xã hội
- Về phía người lao động, khi đến làm việc và sinh hoạt trong một cộng đồng xã hội khác, người lao động sẽ gặp những khó khăn do chính sách, pháp luật, phong tục, tập quán…có nhiều khác biệt so với khi sống trong nước Người lao động phải được chuẩn bị về kiến thức, về tâm lý để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường xã hội mới
- Đối với nước tiếp nhận lao động, người lao động nước ngoài là lực lượng cạnh tranh trực tiếp trên thị trường lao động đối với lao động trong nước
Do đó rất dễ dẫn đến tình trạng kỳ thị, bất đồng Việc nhập khẩu lao động phải cân nhắc kỹ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, mặt khác phải đảm bảo ổn định xã hội, tránh phát sinh những khó khăn do người lao động nước ngoài mang vào Đây là một thực tế mà nhiều quốc gia phát triển như Pháp, Hoa Kỳ…đã gặp phải do người lao động nhập cư mang đến
- Đối với nước XKLĐ, khi đưa công dân của mình ra lao động ở nước ngoài cần có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của họ Công tác quản lý phải tổ chức tốt, theo dõi việc thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết, tránh tình trạng bị
Trang 24chủ sử dụng chèn ép gây khó khăn Mặt khác, người lao động chỉ làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, do đó cần có kế hoạch sử dụng người lao động sau khi đã hoàn thành hợp đồng lao động và trở về nước
Qua phân tích trên, ta thấy họat động XKLĐ thể hiện rõ bản chất xã hội ở nhiều vấn đề khác nhau Từ đó, những chính sách, pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội để đảm bảo cho hoạt động này mang lại lợi ích lâu dài, ổn định cả về kinh tế và xã hội
1.3.3.Lợi ích của họat động XKLĐ:
Trong bối cảnh tòan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới
Xu hướng hợp tác quốc tế, phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển thì việc lưu thông của dòng vốn, công nghệ, nhân lực ngày càng mạnh mẽ và mang lại lợi ích chung xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới Do đó hiện nay các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển lẫn các nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ do những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại XKLĐ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường lao động thế giới, một xu thế tất yếu của toàn cầu hóa
Ở phạm vi quốc gia, đối với các nước đang phát triển, XKLĐ là một chiến lược quan trọng trong việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Mặt khác, đội ngũ LĐXK trong quá trình làm việc ở nước ngoài sẽ tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, tiền bạc, sẽ mang về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng Đây là những nguồn lực quý báu góp phần xây dựng đất nước XKLĐ là họat động mang lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn trong khi chi phí đầu tư để tạo
ra ngoại tệ thấp, góp phần tạo nên thặng dư ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia Ngoài ra, XKLĐ là một họat động kinh tế đối ngoại, giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế với các nước khác Đối với thị trường lao động trong nước, XKLĐ sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh việc làm do tỷ lệ người lao động trên số việc làm trong nước giảm đi, từ đó mức lương cho người ở lại lao động trong nước sẽ tăng lên (do tác động của quy luật cung cầu)
Đối với bản thân người lao động, việc tham gia chương trình XKLĐ mang lại những lợi ích trực tiếp:
- Thu nhập thường cao hơn gấp nhiều lần so với làm việc trong nước (đối với cùng một công việc)
- Được làm việc trong môi trường sản xuất tiên tiến nên có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp
- Đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ được nâng lên rõ rệt mà nếu lao động ở trong nước rất khó đạt được
Do đó, sau khi hoàn tất hợp đồng XKLĐ, đời sống của người lao động và gia đình được cải thiện đáng kể, đồng thời với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động trở nên dễ dàng hơn, nhất là
Trang 25khi tìm việc ở những công ty nước ngoài là nước mà họ đã đến lao động Đây là những lợi ích gián tiếp, nhưng là một trong những yếu tố có tính bền vững tạo nên lợi thế cho người lao động sau khi về nước
1.3.4.Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả XKLĐ:
Như phân tích trên, họat động XKLĐ mang lại lợi ích nhiều mặt Để đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội một cách định lượng, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu gồm: [26, tr.4-7]
Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm: được tính bằng số lượng người lao động ở nước ngoài năm trước cộng với số lao động đưa đi trong năm và trừ đi số lao động về nước trong năm Chỉ tiêu này thể hiện số lượng người lao động làm việc ổn định ở nước ngoài, nhờ đó nhà nước tiết kiệm được một khoản vốn đầu tư tạo việc làm trong nước
Tỷ trọng LĐXK trong tổng số lực lượng lao động xã hội: là tỷ lệ phần trăm số LĐXK so với tổng số lao động xã hội Chỉ tiêu này phản ánh khả năng giải quyết việc làm của họat động XKLĐ
Tỷ trọng LĐXK đã được đào tạo nghề: là tỷ lệ phần trăm số người lao động đã qua đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài trong tổng số LĐXK Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của LĐXK, và thường tỷ lệ thuận với mức sinh lợi của XKLĐ
Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng: là tỷ lệ phần trăm số lao động hoàn thành cam kết trong hợp đồng trên tổng số LĐXK Chỉ tiêu này cũng thể hiện chất lượng LĐXK, nó còn có ý nghĩa làm tăng uy tín của quốc gia XKLĐ, giúp giữ vững và phát triển thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ráo riết hiện nay
Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm: là tích số giữa suất đầu tư tạo việc làm trong nước với số lượng người lao động bình quân làm việc ở nước ngoài hàng năm
Hệ số xuất khẩu ròng: là tỷ số giữa tổng số ngoại tệ thu về trên số ngoại tệ đã chi ra để nhập khẩu các yếu tố đầu vào và các khoản chi ngoại tệ khác cho hoạt động XKLĐ Hệ số này thể hiện khả năng tái tạo ngoại tệ Trong số các ngành xuất khẩu, XKLĐ thường có hệ số xuất khẩu ròng cao nhất, góp phần tạo nên thặng dư thanh toán quốc tế cho nền kinh tế quốc gia
1.3.5 Kinh nghiệm XKLĐ của các nước khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ):
a Tóm lược tình hình XKLĐ của các nước ĐNÁ:
Các nước ĐNÁ như Philippines, Thái Lan, Indonesia có trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán, địa lý, khí hậu…mang nhiều nét tương đồng với Việt Nam Do đó việc tìm hiểu họat động XKLĐ của các nước này là
Trang 26rất cần thiết, qua đó ta có thể rút ra những kinh nghiệm, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách XKLĐ của Việt Nam
Gần đây, nhiều nước ĐNÁ đã thấy được lợi ích to lớn của XKLĐ nên đã đặt XKLĐ thành một chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, từ đó đưa ra nhiều hình thức XKLĐ phong phú, thậm chí vừa XKLĐ, vừa nhập khẩu lao động (như Thái Lan cho phép dân Myanmar sang làm thuê ở vùng nông thôn, nông dân Thái vào thành phố làm việc ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, còn dân thành thị đi tìm việc ở nước ngoài với thu nhập cao hơn) Thị trường lao động ở các nước ĐNÁ thời gian gần đây rất sôi động, có thể điểm qua tình hình XKLĐ ở một số nước điển hình như sau:
Philippines:
Là quốc gia ĐNA có kinh tế chậm phát triển nhưng dân số đông (khoảng
80 triệu), từ giữa thập niên 70, Philippines đã bắt đầu thực hiện chương trình XKLĐ Philippines xem XKLĐ như một quốc sách nên họat động XKLĐ có sự phối hợp tham gia của các ngành, các cấp có liên quan , với một chính sách hổ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, tạo điều kiện đẩy mạnh XKLĐ Philippines hiện có khoảng 1600 công ty được cấp phép hoạt động ở lĩnh vực XKLĐ Người lao động muốn làm việc ở nước ngoài chỉ qua những thủ tục rất đơn giản, đóng một khoản phí dịch vụ theo quy định bằng một tháng lương cơ bản là được cấp giấy phép đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động Philippines được đánh giá là chăm chỉ và rất đa năng Họ làm đủ mọi việc từ công nhân trực tiếp sản xuất, giúp việc gia đình, thuyền viên… đến lao động trình độ cao như chuyên gia, nhà quản lý Người lao động Philippines có ưu điểm chung là sử dụng thông thạo tiếng Anh và được đào tạo tay nghề trước khi đi XKLĐ Thị trường lao động tiếp nhận cũng rất rộng: Các quốc gia phát triển ở Bắc Mỹ, Châu Âu, các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, do LĐXK Philippines có lực lượng mạnh, đáp ứng được nhiều loại hình công việc khác nhau
Hiện nay, Philippines có khoảng 8 triệu lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài (65% là phụ nữ) và lượng lao động luân chuyển hàng năm (đi và về) đến vài triệu lượt người Ngân hàng Trung ương Philippines ước tính, mỗi năm người lao động Philippines đã gửi về nước khoảng 8 tỷ USD Đây là một lượng ngọai tệ rất lớn so với nền kinh tế Philippines, chiếm hơn 20% tổng vốn ngân sách quốc gia [18,tr.21]
Hoạt động XKLĐ với kết quả như trên, ngoài những lợi ích trực tiếp về tài chính, còn thúc đẩy sự phát triển hệ thống ngân hàng để phục vụ việc chuyển ngoại tệ, đồng thời ngành hàng không cũng phát triển với hàng triệu lượt người
đi về bằng máy bay hàng năm Hoạt động XKLĐ của Philippines có thể coi là thành công nhất trong các nước ĐNÁ
Trang 27 Thái Lan:
Chính phủ Thái Lan đã có chủ trương XKLĐ từ thập niên 70, cho phép người lao động được tự do đi làm việc ở nước ngoài Đến năm 1985, nhà nước Thái Lan ban hành đạo luật lao động, cho phép các công ty tư nhân được quyền tuyển mộ và xuất lao động ra nước ngoài, luật hóa các công cụ quản lý XKLĐ như cấp giấy phép, quản lý các cơ quan tuyển dụng lao động, quy định lệ phí XKLĐ (bằng một tháng lương của người lao động), tổ chức việc gửi ngoại tệ của người lao động về nước, quy định xử phạt đối với các LĐXK phạm pháp… Với chủ trương tự do hóa hoạt động XKLĐ, người lao động có nhiều hình thức chọn lựa:
- Tự đi
- XKLĐ thông qua dịch vụ của Bộ Lao Động
- Đi cùng với chủ nước ngoài trực tiếp đến Thái Lan để tuyển mộ lao động
- XKLĐ thông qua các công ty tư nhân
Trong các hình thức trên, XKLĐ thông qua các công ty tư nhân được người lao động ưa thích vì khả năng đi được cao và thời gian nhanh chóng Dịch vụ phí của các doanh nghiệp XKLĐ cũng khá cao, tùy theo thị trường (đi Nhật:
4000 USD;Đài Loan: 2000 USD) Để hổ trợ người lao động, nhà nước cho vay
ưu đải với lãi suất thấp và dài hạn Sự hổ trợ từ phía nhà nước là rất có ý nghĩa vì nhiều trường hợp người lao động muốn tham gia XKLĐ nhưng không đủ tiền để trả dịch vụ phí
Ngoài ra, cơ quan điều hành việc làm hải ngoại Thái Lan thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin rộng rãi cho người lao động thông qua các xe tuyên truyền lưu động đến tận các vùng nông thôn Nhờ đó, người lao động được cung cấp các thông tin chính thức, chính xác, rõ ràng để tránh bị lừa đảo
Hiện nay, mỗi năm Thái Lan xuất khẩu được khoảng 300 ngàn lao động Thị trường XKLĐ của Thái Lan chủ yếu là khu vực của Châu Á, gồm Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông [xem phụ lục 1] Ngoài ra Thái Lan cũng đưa lao động đến các nước khu vực Trung Đông và các nước phát triển như
Mỹ, Úc, Đức… nhưng số lượng không nhiều Phần lớn lao động của Thái Lan được đào tạo nghề trước khi đi XKLĐ như nghề may, lắp ráp điện tử, lái xe, dịch vụ khách sạn, xây dựng… Do đó tuy số lượng LĐXK không nhiều lắm, nhưng hàng năm hoạt động XKLĐ cũng thu về được hơn 3 tỷ USD Người LĐXK có thu nhập cao nên ít có trường hợp bỏ trốn, không hoàn thành hợp đồng Do nền kinh tế Thái Lan hiện nay cũng khá phát triển nên áp lực về thất nghiệp không cao, mặt khác Thái Lan có dân số không đông lắm nên họ chú trọng đến XKLĐ với chất lượng cao chứ không chạy theo số lượng
Trang 28 Indonesia:
Do điều kiện lịch sử, từ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Hà Lan chiếm Indonesia, nhận thấy nguồn lao động dồi dào nên họ khai thác lao động đưa sang các thuộc địa khác hoặc đưa về chính quốc để làm việc Có thể nói Indonesia là nước có hoạt động XKLĐ quy mô lớn từ lâu đời Hiện nay Indonesia có dân số hơn 200 triệu người, là quốc gia đông dân nhất ĐNÁ Áp lực về việc làm rất nặng nề, hàng năm ước tính có trên 10 triệu lao động thất nghiệp Vì vậy XKLĐ là một hướng giải quyết việc làm quan trọng mà chính phủ Indonesia quan tâm phát triển Hoạt động XKLĐ được thống nhất quản lý bởi cơ quan hợp tác lao động với nước ngoài trực thuộc Bộ Nhân Lực và Di Trú Indonesia Các công ty
tư nhân cũng được cho phép tham gia XKLĐ, nhưng phải thông qua cơ quan hợp tác lao động với nước ngoài cấp phép
LĐXK của Indonesia chủ yếu xuất thân từ nông thôn, trình độ văn hóa thấp và không có tay nghề nên thu nhập bình quân của người lao động thấp Lao động nam đa số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (công nhân đồn điền) và xây dựng Lao động nữ thường làm giúp việc nhà Hiện nay Indonesia có khoảng
5 triệu lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài Thị trường chủ yếu là Malaysia, các nước Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc Đặc biệt, do điều kiện địa lý gần gũi, thuận lợi nên có rất nhiều lao động bất hợp pháp sang làm việc ở Malaysia (thậm chí sáng đi phà qua Malaysia làm việc, chiều trở về) Theo thống
kê của phía Indonesia, số lượng lao động bất hợp pháp này khoảng 600000 người (năm 2005), là một trong những vấn đề mà hai quốc gia Indonesia và Malaysia cần phải hợp tác để khắc phục
Do số lượng LĐXK lớn và trình độ văn hóa thấp, Indonesia chủ trương XKLĐ thô (lao động phổ thông) để giải quyết việc làm Tuy vậy họ rất coi trọng việc rèn luyện ý thức, kỷ luật lao động cho LĐXK Trước khi đưa ra nước ngoài, LĐXK phải qua một chương trình huấn luyện ngắn hạn (15 ngày) Chương trình đào tạo này chủ yếu rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật, giờ giấc làm việc, tác phong công nghiệp, giao tiếp ứng xử với chủ sử dụng Nhiều nước sử dụng lao động Indonesia đã đánh giá LĐXK của Indonesia có ý thức kỷ luật tốt, chứng tỏ chương trình đào tạo tuy ngắn hạn, nhưng có hiệu quả thiết thực, giúp giữ vững
uy tín để giữ gìn và phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay
Số lượng kiều hối gởi về nước tăng đều qua các năm [ xem phụ lục 2], đến nay ước đạt 3,5 tỷ USD/năm là kết quả của hoạt động XKLĐ khá thành công của Indonesia
b.Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Để hoạt động XKLĐ đạt được kết quả tốt, cần xây dựng chiến lược XKLĐ nhất quán ở tầm quốc gia, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp có liên quan Từ đó có sự thống nhất về chủ trương, đưa ra được chính sách rõ ràng về những vấn đề cụ thể như định hướng thị trường, tạo nguồn LĐXK, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trước khi đi XKLĐ về thủ tục và hỗ trợ
Trang 29tài chính, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, có kế hoạch sử dụng hợp lý người lao động sau khi về nước
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người lao động thấy được lợi ích của hoạt động XKLĐ Khắc phục tâm lý xã hội coi thường LĐXK của người Việt do quan niệm đi “tha phương cầu thực” Về vấn đề này Philippines đã làm rất tốt Người lao động Philippines khi đi XKLĐ được xã hội coi trọng, được xem là có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, được nhà nước quan tâm bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng
- Về đào tạo LĐXK, tùy theo đặc điểm và thế mạnh của từng nước mà công tác đào tạo có những đặc thù riêng Indonesia chú trọng đến giáo dục ý thức kỷ luật lao động khi ra nước ngoài làm việc, xây dựng hình ảnh người lao động làm việc cần cù , nghiêm túc; Thái Lan thì quan tâm đào tạo tay nghề để XKLĐ có chất lượng cao Nhưng nhìn chung hoạt động đào tạo của họ mang tính chuyên nghiệp và có hiệu quả cao, có sự phối hợp tốt giữa kế hoạch đào tạo và kế hoạch XKLĐ
Đặc biệt, đối với hoạt động XKLĐ trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, thời cơ ký kết hợp đồng là rất ngắn, do đó khâu đào tạo tạo nguồn để chủ động có nguồn nhân lực đáp ứng thị trường khi có hợp đồng là rất quan trọng
1.3.6.Chính sách XKLĐ của Việt Nam:
Hoạt động XKLĐ ở Việt Nam hiện nay là một bộ phận quan trọng của công tác giải quyết việc làm, được Đảng và Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Chủ trương về XKLĐ được khẳng định rõ trong chỉ thị số 41.CT/TW
ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính Trị: “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước XKLĐ và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hóa hình thức, thị trường XKLĐ, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề XKLĐ và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng LĐXK có chất lượng cao trong tổng số LĐXK và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị XKLĐ; mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và nước mà người lao động sống
Trang 30doanh nghiệp nhà nước mới được phép XKLĐ, thì Nghị định 152/1999/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị xã hội tham gia XKLĐ, thí điểm cấp phép XKLĐ cho một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hiện nay hoạt động XKLĐ được thực hiện theo Nghị định
81/2003/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài Nghị định này gồm 7 chương, với 37 điều, quy định chi tiết về các nội dung cụ thể cho hoạt động XKLĐ Có thể tóm tắt một số nội dung chính như sau:
Về người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các hình thức sau:
- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài
- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán công trình hoặc đầu
tư ở nước ngoài
- Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài
Điều 18 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động Theo đó, người lao động được cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật, điều kiện làm việc, tiền lương, phụ cấp và những thông tin cần thiết khác, được đào tạo giáo dục định hướng Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động được cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại bảo hộ về lãnh sự và tư pháp, được bảo đảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký
Về doanh nghiệp XKLĐ:
Đối tượng doanh nghiệp được cấp phép XKLĐ gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối
- Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Các doanh nghiệp khác do Thủ Tướng Chính Phủ xem xét và quyết định Thủ tục cấp phép XKLĐ cũng được đơn giản hóa, thời hạn cấp phép được quy định trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Điều 14 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp XKLĐ Doanh nghiệp XKLĐ được giao quyền chủ động khảo sát thị trường, trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài, phối hợp với các địa phương để tìm nguồn LĐXK, đồng thời có nghĩa vụ đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Trang 31Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý xuất khẩu lao động
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược, quy hoạch về XKLĐ và chỉ đạo thực hiện
Nhà nước thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ nhằm phát triển thị trường lao động ngoài nước, hỗ trợ việc đào tạo nguồn LĐXK nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và các doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ
Có thể thấy Nghị định 81/2003/NĐ-CP thể hiện một bước tiến dài về việc hoàn thiện chính sách XKLĐ ở nước ta, theo đúng tinh thần chủ trương của Đảng là đẩy mạnh XKLĐ, thủ tục thông thoáng hơn, quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động
Các Bộ - Ngành liên quan: Ngoại
giao, Công an, Tư pháp, Kế hoạch
đầu tư, Văn hóa thông tin
Bộ LĐTB-XH (Cục quản lý lao động ngoài nước)
UBND Tỉnh/TP trực thuộc TW
(Sở LĐTB-XH) Các sở ngành liên quan
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Các cơ sở đào tạo, dịch vụ liên quan
Quan hệ phối hợp Quan hệ quản lý
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát về XKLĐ ở VN:
Việt Nam bắt đầu hoạt động xuất khẩu lao động từ năm 1980, tuy nhiên lúc đầu, hoạt động này chưa thể hiện đúng bản chất XKLĐ, mà nằm trong chương trình “hợp tác lao động” và “hợp tác chuyên gia”, do đó các mục tiêu kinh tế trong thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức Trong giai đoạn từ 1980 đến
1990 đã đưa được 288.106 người lao động ra làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là các nước trong khối XHCN (hơn 90%), một số ít đến I rắc, Li bi và Châu Phi Chương trình hợp tác lao động thể hiện quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước XHCN anh em, tuy nhiên cũng đã đạt được những hiệu quả kinh tế đáng kể Ngoài số lượng ngoại tệ không nhiều, người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu trị giá hàng ngàn tỷ đồng, góp phần giải quyết khó khăn chung của thời kỳ này (trong nước rất thiếu hàng hóa)
Bảng 2.1: Số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài thời kỳ
1980-1990
(người) Tỷ lệ (%) Lĩnh vực * Chuyên gia
* Lao động
7.200 280.906
2,50 97,50 Khu vực * Các nước xã hội chủ nghĩa
* Các nước ngoài xã hôi chủ nghĩa
261.605 19.301
90,80 9,20 Ngành
nghề * Cơ khí * Công nghiệp nhẹ
* Hóa chất
* Công nghiệp thực phẩm
* Xây dựng & sản xuất vật liệu xây dựng
* Nông nghiệp, Lâm nghiệp
* Các ngành khác
71.077 117.432 8.329 3.542 64.247 6.160 10.119
24,67 40,76 2,89 1,23 22,46 2,15 3,54
(Nguồn: cục Quản lý Lao động ngoài nước, 2001)
Nét đặc trưng của lao động làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ hợp tác lao động là lao động không nghề chiếm số lượng lớn (gần 60%) Phần lớn người lao động trước khi đi không qua đào tạo, khi được phân bổ về các đơn vị sản xuất
sẽ được đào tạo tại chỗ, kèm cặp, trang bị tay nghề phù hợp với nơi làm việc
Trang 33 Từ cuối thập niên 80, các nước trong khối XHCN có những biến động chính trị và kinh tế rất lớn, dẫn đến hình thức hợp tác lao động không còn phù hợp nữa Trước tình hình đó, Việt Nam đã đổi mới cơ chế, chính sách về XKLĐ và chuyên gia để phù hợp với bối cảnh quốc tế mới Hoạt động XKLĐ từ đây được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tiếp cận dần với cơ chế tiếp nhận lao động trên thị trường lao động quốc tế, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ XKLĐ
Từ đó chính sách XKLĐ của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, các văn bản pháp luật ngày càng cụ thể và chi tiết hóa, đáp ứng tình hình thực tiển XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện mới Với chủ trương đẩy mạnh XKLĐ, Việt Nam
đã từng bước ổn định và phát triển các thị trường lao động, mở thêm nhiều thị trường lao động mới : Hàn Quốc, Nhật Bản (1993), Đài Loan (1994), Lào (1998), Malaysia (2001),…
Bảng 2.2: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991-2000
Năm Số lượng
(người) Các nước tiếp nhận chính
1991 1.022 Các nước châu Phi
1991 810 Các nước châu Phi
1993 3.960 Hàn Quốc, Nhật Bản
1994 9.230 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
1995 10.050 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
1996 12.661 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
1997 18.469 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
1998 12.000 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, CHDC Lào
1999 20.700 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, CHDC Lào
2000 31.468 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, CHDC Lào
Tổng 120.370
(Nguồn: Thông tin thị trường lao động – Cục QLLĐNN, Bộ LĐTBXH 2002)
Song song với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường ở nước ngoài, các doanh nghiệp làm nhiệm vụ XKLĐ trong nước cũng được thành lập mới, cũng cố và phát triển Hiện nay cả nước có 154 doanh nghiệp XKLĐ, trong đó có 16 doanh nghiệp có chức năng chính là XKLĐ, 134 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác được cho phép làm dịch vụ XKLĐ, 4 doanh nghiệp tư nhân được tham gia thí điểm họat động XKLĐ theo chỉ đạo của chính phủ Nhờ sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp XKLĐ, số lượng LĐXK cũng tăng lên nhanh chóng Theo Báo cáo về việc làm giai đoạn 2001-2006 của Bộ LĐTBXH, hiện nay số lượng lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài ước đạt 500.000 ngàn người, đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho cả nước, hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội
Trang 34Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 2001-2006 (người)
Tổng số Có nghề Hàn
Quốc
Nhật Bản
Malaysia Đài
Loan
CHDC Lào
Nước Khác
(Nguồn: Thông tin thị trường lao động – Cục QLLĐNN, Bộ LĐTBXH, 2006)
Đánh giá kết quả hoạt động XKLĐ ở nước ta:
-Về mặt kinh tế, hoạt động XKLĐ đã thu về cho ngân sách nhà nước nguồn thu ngoại tệ đáng kể Hàng năm, họat động XKLĐ mang về lượng ngoại tệ hơn 1,6 tỷ USD, nếu so với xuất khẩu gạo cả nước hàng năm xấp xỉ 1 tỷ USD thì XKLĐ là một dạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế rất cao Ngoài ra, với lượng LĐXK thường xuyên làm việc ở nước ngoài gần nửa triệu người, nhà nước tiết kiệm được số tiền rất lớn cho đầu tư giải quyết việc làm đối với lực lượng này
Trang 35-Về măt xã hội, XKLĐ đã góp phần đáng kể vào chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giúp ổn định xã hội Đa số những gia đình có LĐXK đều nhanh chóng cải thiện cuộc sống nhờ nguồn tiền do con em gửi về Bản thân người LĐXK cũng có những chuyển biến nhận thức rõ rệt Sau khi về nước, với một số vốn tích lũy được, họ thường gầy dựng được cơ sở làm ăn, góp phần ổn định xã hội tại địa phương mình sinh sống
An, Hà Tây…, tuy nhiên việc thông tin tuyên truyền phổ biến về những đơn vị điển hình XKLĐ tốt còn chậm, làm hạn chế sự phát triển trên cả nước Sự hổ trợ của các đại sứ quán trong việc cung cấp thông tin khai thác thị trường lao động nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả còn hạn chế Đa số các doanh nghiệp XKLĐ trong thực tế vẫn phải dựa vào trung gian, môi giới phía nuớc ngoài, điều này làm cho gánh nặng chi phí đối với người lao động tăng lên, mặt khác các doanh nghiệp rất bị động do thị trường không ổn định
-Về phía các doanh nghiệp XKLĐ, tuy số lượng khá nhiều, nhưng năng
lực XKLĐ không đồng đều “Nhiều doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ, trong đó
có 89 doanh nghiệp bình quân mỗi năm chỉ đưa ra đươc gần 200 lao động ra nước ngoài” [18, tr33] Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt quy định tuyển
chọn lao động hoặc không có năng lực triển khai, tạo ra đội ngũ trung gian, cò mồi… gây phức tạp thêm cho họat động XKLĐ, đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý của người lao động do sợ bị lừa đảo, ăn chặn chi phí…
- Về phía người lao động, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây đều đánh giá chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế Điểm yếu của LĐXK Việt Nam là ngoại ngữ kém, ý thức tổ chức kỷ luật thấp, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt Thời gian gần đây, LĐXK Việt Nam ở Nhật Bản và Hàn Quốc có hiện tượng trốn ra ngòai làm việc bất hợp pháp với tỷ lệ cao đã dẫn đến thiệt hại cụ thể: hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam, đặt ra chi phí đặt cọc khá cao để hạn chế LĐXK bỏ trốn…làm ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường lao động ở các nước này Những hạn chế này cũng cho thấy công tác đào tạo LĐXK của ta còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của thực tiễn XKLĐ hiện nay
2.1.2 Địa phương điển hình về XKLĐ - TP.HCM
TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn, có tiềm lực mạnh mẽ về khoa học
kỹ thuật và mạng lưới cơ sở đào tạo nghề rất phát triển Trong lĩnh vực XKLĐ, TP.HCM là địa phương mạnh về XKLĐ, có đóng góp quan trọng vào kết quả
Trang 36chung của cả nước Việc tham khảo hoạt động XKLĐ của TP.HCM là cần thiết để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho các địa phương muốn đẩy mạnh họat động XKLĐ
a Kết quả công tác XKLĐ của TP.HCM
Để thực hiện chủ trương về XKLĐ của Đảng và Nhà Nước, Thành ủy và
UBND Thành phố đã tổ chức học tập quán triệt tinh thần chủ trương XKLĐ đến
các cán bộ chủ chốt của các sở, ngành, quận, huyện để thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển XKLĐ Nhờ đó, hoạt động XKLĐ đã phát triển mạnh, trở thành một điển hình đi đầu trong việc XKLĐ của cả nước
Doanh nghiệp XKLĐ: tính đến hết năm 2006, trên địa bàn TP.HCM có
53 doanh nghiệp được cấp phép và đang còn hoạt động XKLĐ Trong số này có
8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành phố, 45 công ty, chi nhánh công ty thuộc quyền quản lý của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh khác đóng trên địa bàn TP.HCM
Trong khối các công ty thuộc Thành phố quản lý, công ty Dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (SULECO) là đơn vị đạt số lượng LĐXK cao nhất, chiếm tỷ lệ hơn 50% lượng LĐXK của khối này ( xem phụ lục 3) Ta sẽ phân tích điển hình công ty XKLĐ hiệu quả trong phần kế tiếp
Về số lượng LĐXK: trong giai đoạn từ 2001 đến 2006, toàn thành phố
đã đưa được 95.641 lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 4 thị trường chủ yếu là: Malaysia (48,62%), Đài Loan (27,07%), Nhật Bản (13,98%), Hàn Quốc (9,31%); các nước khác chỉ chiếm khoảng 1% số LĐXK Nguồn LĐXK của TP.HCM đa số là lao động trẻ, tự học nghề trước khi tham gia XKLĐ Ngoài người lao động của TP.HCM, các doanh nghiệp còn chủ động liên kết với các địa phương khác ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL để tạo nguồn LĐXK
14.086 3.944 5.460
23.486 12.448 13.214
12.327 5.054 6.778
14.667 7.920 8.506
14.729 3.393 5.145
83.906 34.188 40.648
3.275 2.410 1.867
2.421 1.728 1.423
1.827
428
794
11.735 7.597 6.184
2 Số lượng về nước
*Hoàn tất hợp đồng
*Về nước trước hạn
892
678
124
2.386 1.865
356
3.895 3.205
856
4.890 3.696 1.056
6.002 3.856 1.404
6.370 5.096 1.274
24.435 18.396 5.070
3 Số bỏ trốn ra ngoài 28 125 232 287 382 197 1.251
( Nguồn:số liệu của Phòng LĐTLTC-Sở LĐTBXH TPHCM tháng 2/2007)
Trang 37b Những đơn vị điển hình XKLĐ hiệu quả ở TPHCM:
Để đạt được những kết quả như trên, cần có sự đóng góp của nhiều đơn vị doanh nghiệp, địa phương của Thành phố Ta sẽ tìm hiểu hai đơn vị tiêu biểu:
- Doanh nghiệp: Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (SULECO)
- Địa phương : Xã Thái Mỹ- Huyện Củ Chi
CÔNG TY SULECO
Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy:
- Công ty SULECO là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở LĐTBXH, có quyết định thành lập ngày 19 tháng 12 năm 1991 Đến năm 1995, công ty được thành lập lại theo Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 12 tháng 4 năm 1995 của UBND TPHCM với nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Công ty SULECO là đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH TPHCM chuyên hoạt động XKLĐ
- Bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty gồm Ban Giám đốc, các Phòng thị trường ( Phòng Nhật Bản, Phòng Hàn Quốc, Phòng Malaysia-Đài Loan, Phòng dịch vụ việc làm trong nước và các thị trường khác), các Phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ ( Hành Chính-Tổ chức, Kế toán tài chính) và trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ LĐXK
Những thành quả nổi bật
- Trong mười năm hoạt động (1996-2005), công ty SULECO đã đưa được
11.050 người đi làm việc ở nước ngoài, bình quân 1.100 người/năm Trong số người lao động do Công ty đưa đi, lao động có nghề chiếm hơn 50%, chủ yếu gồm các nghề: may, cơ khí, điện tử; các nghề khác tỷ lệ không đáng kể LĐXK được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau: người lao động tự đến đăng ký với Công ty, cán bộ Công ty kết hợp với các địa phương thông báo tuyển, từ các trường, trung tâm dạy nghề… Tỷ lệ người lao động của TP.HCM là 59%, từ các địa phương khác là 41%
- Các thị trường chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, trong đó thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường tốt nhất vì người lao động có thu nhập cao, điều kiện làm việc khá tốt SULECO là đại diện duy nhất của các công ty thuộc UBND TP quản lý thâm nhập được vào thị trường Hàn Quốc (cả nước chỉ có 8 công ty) Với thị trường Nhật Bản, số lao động do Công ty đưa đi chiếm gần 20% của cả nước Ngoài ra Công ty vẫn luôn quan tâm tìm kiếm và mở thị trường mới, trước mắt sẽ là thị trường Hoa Kỳ (lao động ngành điều dưỡng) và thị trường Rumani ( lao động ngành may) với nhiều triển vọng về số lượng LĐXK và thu nhập cao cho người lao động
- Công tác đào tạo LĐXK của Công ty được trường KTNV LĐXK đảm nhiệm Trường bắt đầu hoạt động từ tháng 3 năm 2003, với nhiệm vụ chính là dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi XKLĐ Thời gian đào tạo theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước: Nhật Bản
Trang 384 tháng, Hàn Quốc 3 tháng, Đài Loan và Malaysia 2 tháng Ngoài ra trường còn đào tạo nghề may công nghiệp để cung cấp cho thị trường Nhật Bản và Malaysia Với quy mô về cơ sở vật chất và quy trình đào tạo bài bản, trường KTNV LĐXK được Bộ LĐTBXH đánh giá là cơ sở đào tạo đảm bảo tiêu chuẩn, được chọn là trường đào tạo tiếng Hàn cho các tỉnh khu vực phía Nam tham gia chương trình lao động cấp phép đi làm việc ở Hàn Quốc
Những tồn tại và nguyên nhân:
- Về chất lượng LĐXK: SULECO là công ty chuyên doanh XKLĐ và chuyên gia, nhưng thực tế trong thời gian qua, LĐXK chủ yếu vẫn là lao động phổ thông hoặc lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn Số chuyên gia tham gia XKLĐ rất ít, trong khi xu hướng của các thị trường lao động quốc tế hiện nay rất cần những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Chất lượng LĐXK còn thấp cả về ngoại ngữ và ý thức kỷ luật Từ đó dẫn đến khó khăn trong giao tiếp, đôi khi xảy ra những mâu thuẩn không đáng có với chủ sử dụng do không hiểu nhau Một số LĐXK ý thức kém, khi gặp chổ làm có lợi hơn chút ít cũng bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín Công ty và hình ảnh của LĐXK Việt Nam Điều này có nguyên nhân từ công tác đào tạo LĐXK chưa thật sự hiệu quả, chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt là có đủ chứng chỉ hợp lệ để làm hồ sơ đi XKLĐ, còn chất lượng học tập, rèn luyện tiếp thu những kiến thức cần thiết chưa được coi trọng
- Về công tác tạo nguồn: còn nhiều khó khăn bị động trong việc tìm nguồn cung ứng LĐXK đạt yêu cầu Mặt dù Công ty đã có cơ sở đào tạo là trường KTNV LĐXK, nhưng chủ yếu chỉ đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người đã có hợp đồng, việc đào tạo nghề còn rất hạn chế do thiếu máy móc, thiết bị Các nghề như điện tử, cơ khí chế tạo… Công ty vẫn phải tìm người đã có sẵn tay nghề trên thị trường lao động hoặc gửi đào tạo tại cơ sở dạy nghề khác Để chủ động được nguồn LĐXK, cần đầu tư nhiều hơn để làm tốt công tác đào tạo tạo nguồn Sự bị động về nguồn lao động dự trữ cho XKLĐ khiến cho những hợp đồng có yêu cầu thời gian gấp, Công ty không thể đáp ứng cho phía đối tác, phải bỏ lỡ cơ hội ký hợp đồng
ĐỊA PHƯƠNG XKLĐ HIỆU QUẢ: XÃ THÁI MỸ-H CỦ CHI
Đặc điểm tình hình:
Thái Mỹ là một xã ở hướng Tây Nam huyện Củ Chi, cách trung tâm
TP.HCM 42 Km, giáp với huyện Đức Hòa tỉnh Long An và huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Diện tích tự nhiên của xã là 2400 ha, dân số 11.487 người (thời điểm 2006), kinh tế chủ lực là nông nghiệp và nghề thủ công đan lát mây tre xuất khẩu Là một xã anh hùng trong suốt hai cuộc kháng chiến,nhưng sau ngày giải phóng, Thái Mỹ là xã nghèo nhất huyện Củ Chi, cơ sở hạ tầng kém phát triển, dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao
Trang 39Trước tình hình khó khăn đó, chính quyền xã đã xác định một trong những biện pháp để khắc phục khó khăn là tham gia XKLĐ Bước đầu chính quyền xã
đã chủ động liên hệ với phòng LĐTBXH huyện và các doanh nghiệp XKLĐ ở TP.HCM để nhờ tư vấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động, đồng thời phát thông tin qua hệ thống truyền thanh xã đến từng xóm ấp để tuyên truyền, vận động cho chính sách XKLĐ Vai trò của các tổ chức đòan thể được phát huy triệt để trong việc phổ biến chủ trương chính sách, tạo nên sự đồng tình hưởng ứng của người lao động Bên cạnh đó, chính sách hổ trợ của nhà nước thông qua hình thức tín chấp cũng giúp giải quyết nhiều trường hợp khó khăn cho người lao động nghèo, được chính quyền xã và huyện tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng giải quyết thủ tục
Kết quả 10 năm XKLĐ của Thái Mỹ
Sau 10 năm thực hiện chương trình XKLĐ, xã Thái Mỹ được đánh giá là
mô hình thực hiện thành công chương trình XKLĐ, là điển hình cho các địa phương khác học tập, nhân rộng Với dân số khoảng 11 ngàn người, tính đến hết năm 2006, xã Thái Mỹ đã có 1.216 LĐXK, trong đó có 412 người thuộc diện xóa đói giảm nghèo và bộ đội xuất ngũ, 486 người thuộc diện gia đình chính sách Có những gia đình có 3-4 người tham gia XKLĐ Thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc với mức thu nhập khá cao
Một lao động đi làm việc ở Nhật Bản 3 năm trở về, trừ tất cả chi phí, còn lại thu nhập bình quân 300 triệu đồng, cá biệt có những lao động siêng năng làm thêm và tiết kiệm có thể đạt 500 triệu đồng Ở Hàn Quốc, sau 3 năm lao động, bình quân mỗi người để dành được 400 triệu đồng Người lao động sau khi trở về nước, với số tiền tích lũy được thường đầu tư vào cơ sở sản xuất để tự tạo việc làm cho mình và người khác, sửa sang nhà cửa khang trang, góp phần làm thay đổi bộ mặt làng quê Thái Mỹ Từ một xã nghèo, khó khăn của huyện Củ Chi với 22% hộ nghèo, sau 10 năm tham gia chương trình XKLĐ đến nay toàn xã có 32% hộ giàu, 47% hộ khá, 21% hộ trung bình, 100% hộ được sử dụng điện Đối với một làng quê ở vùng xa, những kết quả đạt được như trên là hết sức to lớn, xứng đáng là một điển hình trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nhờ XKLĐ trên cả nước
Những bài học kinh nghiệm từ Thái Mỹ
- Để đạt được kết quả XKLĐ tốt, việc đầu tiên là phải có nhận thức đúng
về vai trò và lợi ích của XKLĐ trong cấp lãnh đạo địa phương và nhân dân lao động Khi đó, XKLĐ được coi là một nhiệm vụ chính trị, được cấp Ủy và chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện thực hiện Đối với người lao động, phải nhận thức được XKLĐ là cơ hội tốt để có thu nhập cao và rèn luyện tay nghề, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật, kỷ luật hợp đồng, chấp nhận khó khăn khi tham gia XKLĐ
- Tạo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng của địa phương có liên quan đến XKLĐ để hỗ trợ tối đa về thủ tục cho người lao động Giảm phiền hà, tốn kém thời gian và chi phí trong khâu hồ sơ thủ tục xuất cảnh Mặt khác, tăng
Trang 40cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp XKLĐ để có thông tin đầy đủ, chính xác nhằm tư vấn tốt cho người lao động, tránh qua nhiều trung gian có thể làm thiệt hại quyền lợi của người lao động ( tăng chi phí, lừa đảo…)
- Chính quyền địa phương có kế hoạch chuẩn bị tốt nguồn nhân lực dự tuyển để đáp ứng được quy mô và thời gian tuyển lao động cho các doanh nghiệp Do chính quyền xã nắm rõ về nhân thân của người lao động nên chủ động giới thiệu nguồn dự tuyển là những người cần cù chăm chỉ, gia đình chấp hành tốt chính sách và bản thân người lao động và gia đình phải có bản cam kết không vi phạm hợp đồng lao động Chính quyền xã cũng tạo dư luận lên án những trường hợp vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi chung của cộng đồng LĐXK và uy tín của lao động địa phương Nhờ đó LĐXK của xã Thái Mỹ rất ít xảy ra tình trạng bỏ trốn Do đã tạo được uy tín, nghiệp đoàn Hanamaki của Nhật Bản, nơi đã nhận nhiều LĐXK của xã Thái Mỹ đã chính thức đặt vấn đề chuyển giao cho xã một số máy móc ngành may và cơ khí để tổ chức đào tạo sẵn nguồn lao động cho nghiệp đoàn này trong thời gian tới
c Nhận xét về hoạt động XKLĐ của TPHCM
Những ƣu điểm:
- Trên cơ sở chính sách và văn bản pháp luật về XKLĐ ngày càng được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về XKLĐ trên địa bàn TPHCM cũng ngày càng hiệu quả và chặt chẽ hơn Ngành LĐTBXH đã phối hợp tốt với các ngành liên quan như công an, kế hoạch & đầu tư, cơ quan lãnh sự, báo chí…để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, đồng thời ngăn chặn, xử lý kịp thời những doanh nghiệp họat động yếu kém, phát hiện và xử lý những hiện tượng lừa đảo người lao động đi XKLĐ Việc thông tin tuyên truyền của cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần tích cực cho hoạt động XKLĐ
- Các doanh nghiệp XKLĐ sau một thời gian họat động đã được sàng lọc và phát triển vững mạnh Với truyền thống năng động trong kinh doanh, các doanh nghiệp XKLĐ tại TPHCM là những đơn vị đi đầu trong việc khai thác, mở thị trường mới Do lợi thế sẵn có, với vai trò là trung tâm kinh tế lớn, lại có mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển, các doanh nghiệp XKLĐ ở TPHCM có điều kiện để vươn lên đóng vai trò đầu tàu cho hoạt động XKLĐ của cả khu vực phía Nam
- Xét về nguồn lao động, TPHCM cũng có thuận lợi hơn các địa phương khác, do đó lao động có tay nghề tham gia XKLĐ luôn có tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước Trong thực tế XKLĐ thời gian qua, LĐXK của TPHCM thường tự tham gia học nghề ở các cơ sở dạy nghề, trường cao đẳng, đại học trước khi tham gia XKLĐ, do đó dù số lượng LĐXK chưa nhiều lắm, nhưng xét về hiệu quả thì XKLĐ của TPHCM vẫn cho hiệu quả cao