1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG(20102015) VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ(20152020)

24 3,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 787,18 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đi sâu vào nghiên cứu các nguồn lực phát triển và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 2

MỤC LỤC

Phần Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Phạm vi nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu

Phần Một: Khát quát chung về tỉnh Bình Dương

1 Điều kiện tự nhiên

Trang 3

Phần Ba: Chính sách và ý kiến kiến nghị

1 Những chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương (2015-2020)

2 Ý kiến kiến nghị của bản thân em

3 Kết luận

Trang 4

Phần Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được Trung ương xác định

là một trong 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu Là tỉnh được tái lập năm 1997 với 7 huyện thị gồm 79 phường, xã, thị trấn; diện tích tự nhiên là 2.681km2 và mật độ dân số gần

300 người/km2 Với lợi thế về vị trí địa lí, Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật với các tỉnh trong cả nước và quốc tế Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn, sinh sống Chính điều này đã làm cho đặc điểm dân số và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương có nhiều biến động đặc biệt là từ năm 1997 đến nay Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã thu hút rất nhiều lao động ngoại tỉnh đến làm việc làm cho quy mô dân số Bình Dương ngày càng lớn và phần lớn là do gia tăng cơ học Vấn đề dân số bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư có ảnh hưởnglớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vẫn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả trong hiện tại và tương lai Dân số

và mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một vấn đề cần được quan tâm, nhìn nhận, phân tích và đánh giá Làm được điều này sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới

Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích nguồn lực và các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương” để làm bài tiểu luận cuối kì

2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đi sâu vào nghiên cứu các nguồn lực phát triển và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới hành chính (gồm 07 huyện, thị)

- Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ năm 2010 đến 2015 (sau khi Bình Dương chính thức tách ra khỏi tỉnh Sông Bé)

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

- Nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015

- Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020

4 Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích nguồn lực phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương từ 2010-2015

- Nêu các chính sách phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương 2010-2020; định hướng sự phát triển nguồn lực, đưa ra giải pháp nhằm phát triển nguồn lực một cách hiệu quả

* Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích thông kê

- Phương pháp tổng hợp

Phần Một: Khái quát chung về tỉnh Bình Dương

Trong những thập niên qua, Bình Dương là tỉnh đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của Đảng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm qua

đã phát triển mạnh mẽ từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp sang một tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và tiến nhanh đến con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã phát huy những mặt mạnh và tiềm năng vốn có của mình đã đạt được những thành tựu về kinh tế và xã hội vững chắc

1 Điều kiện tự nhiên

1.1.Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích là 2696 km2 (chiếm 0.83% diện tích cả nước – xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên),là tỉnh nằm hoàn toàn trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước

Trang 6

láng giềng Lãnh thổ cùa tỉnh nằm trong phạm vi tọa độ địa lí từ 11052’ đến 12018’ vỹ

độ Bắc và từ 106045’ đến 107067’30” kinh độ Đông Phía Bắc của tỉnh Bình Dương giáp với tỉnh Bình Phước, phía Nam và Tây Nam liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh,

phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Bình Dương

Từ năm 1950 trở về trước,Thủ Dầu Một là vùng trọng điểm của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Sauk hi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 25/3/1976, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước được sát nhập thành tỉnh Sông Bé Trước thập kỉ

90, Sông Bé là một tỉnh nghèo của Đông Nam Bộ với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Cho đến đầu những năm 1990, Sông Bé bắt đầu thay đổi rõ rệt bằng việc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa với sự ra đời của khu công nghiệp Sóng Thần (9/1995)

Ngày 1/1/1997, Bình Dương được tách ra thành một tỉnh riêng Từ đó đến nay, Bình Dương đã trờ thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh

tế - xã hội cao nhất cả nước

Khi tách ra, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người (tính cả 4 xã và thị trấn của huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước chuyển sang),

Trang 7

gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An Đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia tách thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An,huyện Bến Cát được chia tách thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân

Uyên được chia tách thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo Như vậy, từ tháng

8 năm 1999, Bình Dương có cả thảy 7 đơn vị hành chính cấp huyện

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết 04/NQ-CP thành lập 2 thị xã mới

là Dĩ An và Thuận An, trên cơ sở 2 huyện Dĩ An và Thuận An cũ Ngày 2 tháng

5 năm 2012, Chính phủ ra Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở thị

xã Thủ Dầu Một cũ

Ngày 1/1/2014, chỉnh thức có 09 đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương (01 thành phố, 04 thị xã, 04 huyện)

1.3.Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số trung bình ở Bình Dương là

1.619.930 người, đứng thứ 17 trong 63 tỉnh thành cả nước và đứng thứ 3 trong vùng Đông Nam Bộ sau thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, trong đó tỷ lệ nam chiếm 48,35%, nữ chiếm 51,65% với mật độ dân số bình quân 601 người/km Do kinh tế pháttriển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm từ 11,4%0 năm 2005 xuống10,59%0 năm 2010

Mật độ dân số của tỉnh Bình Dương năm 2010 (đơn vị: Người/km2)

Thị xã

Thủ Dầu Một

Thị xãThuận An

Mật độ dân số của tỉnh là 648 người/km2, thuộc loại khá cao so với các địa phương trong cả nước Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đôngnhất là ở Thị xã Thuận An (chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh) và Thị xã Dĩ An (chiếm

Trang 8

20,3%) Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, đông nhất là người Kinh, sau đó là người Hoa, người Khơ Me

2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương (2010-2015)

2.1.Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức

cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích

cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao Năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4% Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổngvốn đăng ký hơn 13 tỷ đô la Mỹ

Quy mô kinh tế liên tục tăng thời kỳ sau so với thời kỳ trước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ; giảm tỷ trọng của các ngành nông lâm ngư nghiệp

Đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, bao gồm hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn tỉnh, hệ thống đô thị, các khu, cụm công nghiệp và hệ thống công trình hạ tầng khác như: đường giao thông, hệ thốngđiện, nước… đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội cũng như các ngành kinh tế phát triển

Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện Tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm Người dân được hưởng thụ nhiều thành quả của sự phát triển

Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2014 và thực tiễn tình hình, UBND tỉnh xác định mục tiêu năm 2015 sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động đột phá gắn với các nhiệm vụ nhằm tái cơ cấu phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp

lý Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, dịch vụ tạo tiền đề để đưa tỉnh trở thành đô thị công nghiệp theo hướng văn minh, hiệnđại

2.2.Tình hình phát triển xã hội

Trang 9

Cùng với lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng chuyển biến rõ nét, các chính sách an sinh xã hội được triển khai tốt và có hiệu quả Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội và giảm nghèo Đối với ngành giáo dục - đào tạo, y tế đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc sức khỏe Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân…

3 Đánh giá chung

3.1.Thuận lợi

Nằm lọt vào trung tâm Đông Nam Bộ, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Bình Dương là đầu mối giao lưu với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên với trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm hàng đầu về kinh tế, văn hóa, có nền công nghiệp, dịch vụ và khoa học kỹ thuật phát triển đầu mối giao lưu lớn của quốc gia và quốc tế, với đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không

Bình Dương có lợi thế về vị trí địa lí, thiên nhiên ưu đãi, con người cần cù, năng động, sáng tạo,…Những nhân tố “thiên thời đại lợi nhân hòa” đó tạo cho Bình Dương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.2.Khó khăn

Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiềm lực kinh tế còn thấp nên việc huy huy động nguồn vốn nội tại để phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn Để có thế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao để nâng cao quy mô nền kinh tế cần có những chính sách thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài

Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa thông suốt giữa sản xuất và nơi tiêu thụ để có hiệu quả tối ưu Hệ thống giao thông đường bộ với hệ thống giao thông thủy trên địa bàn chưa phát triển đồng bộ để có thể tạo ra mạng lưới giao thông đa phương tiện, nâng cao dịch vụ vận tải trên địa bàn

Trang 10

Hệ thống hạ tầng xã hội phát triển chưa theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống

hạ tầng kinh tế làm hạn chế sự phát triển cân bằng giữa kinh tế và xã hội Một số lĩnh vực dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đồng bộ với phát triển kinh tế

Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đủ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế tốc độ cao Đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn

và đồng bộ trong chính sách phát triển nguồn nhân lực chất l ượng cao

Năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản phẩm còn thấp so với yêu cầu của thị trườngquốc tế và trong nước

Trình độ công nghệ sản xuất hàng hóa còn hạn chế; tốc độ ứng dụng và đổi mớicông nghệ còn chậm Tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm xuất khẩu còn thấp, do đó, giá trịgia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao

Vấn đề môi trường đã được chú trọng ở những KCN và đô thị mới, nhưng chưa đồng bộ trong tất cả các cơ sở sản xuất Ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất ngoài các KCN, tập trung còn nhiều bất cập và hạn chế

Phần Hai: Thực trạng nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương 2015)

(2010-1 Nguồn nhân lực

1.1.Số lượng

Là một vùng đất mới phát triển và với đặc tính xã hội và cơ chế thoáng là lợi thế của Bình Dương trong việc thu hút lao động và định cư của người dân của các tỉnh khác Dân số hiện đang có xu hướng tăng nhanh vì thu hút nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác

Động lực gia tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là gia tăng tự nhiên hiện ở mức tương đối thấp và ngày càng có xu hướng giảm, phù hợp với xu hướng chung của

cả nước Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh tăng từ 6.97% (2005) lên đến 8.58% (2007) và sau đó giảm xuống còn 5.18% (2010)

(Đơn vị tính: Nghìn người)

Trang 11

Bảng số liệu dân số trung bình của tỉnh Bình Dương (2010-2014)

Tuy nhiên, việc phát triển dân số nhanh lại là điều đáng lo ngại vì có thể ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể, cấu trúc đô thị và an sinh xã hội Vấn đề này gây nhiềukhó khăn cho tỉnh Bình Dương: không có việc làm, thiếu nhà ở và ảnh hưởng đến cơ

Tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh Bình Dương trong các năm vừa qua (%)

1.2.Chất lượng

Tính đến 2015 thì chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương đã được cải thiện một bước quan trọng so với thời kì mới được tái lập Năm 2010, tỷ lệ lao động đãqua đào tạo chiếm 13.7% đến năm 2014 lên đến 18.1%, tốc độ gia tăng cải thiện rõ rệt

Trang 12

Hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đến nay, bao gồm 6258 đơn vị, trường học (tăng 1483 đơn vị so với năm 2010) Sự ra đời của các cơ sở đào tạo Đại học gần đây như Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Quốc tế miền Đông làm tăng thêm tính cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao tay nghề Ngân sách đầu tư cho giáo dục được bảo đảm tốt hơn, năm 2015 chi 3.000 tỷ đồng (chiếm 23% tổng chi phí), tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011

Hệ thống y tế, an sinh xã hội của tỉnh này ngày càng được củng cố, phát triển nhằm chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bên cạnh đó, chất lượng của lực lượng lao động còn thấp Lao động công nghiệp của Bình Dương chủ yếu là lao động phổ thông, giản đơn được đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo tại chỗ Riêng khu công nghiệp thì có trình độ đại học, trên đại học, trung cấp, phổ thông

Một số trường hợp trẻ em bị bệnh tật chết đi hay bị còi xương cũng ảnh hưởng khá lớn đến nguồn nhân lực sau này

(Đơn vị tính: Trẻ em dưới một tuổi tử vong/1000 trẻ em sinh sống)

Dương qua các năm

Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện chắm sóc sức khỏe khi sinh ra còn hạn chế, chưa có những chính sách hỗ trợ đối với gia đình khó khăn, chế độ ăn uống chưa phù hợp,…

2 Vốn

Trong năm 2015, tỉnh phấn đấu đạt các chỉ tiêu: GDP tăng 13% so với năm

2014 Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tương ứng 60,3% - 37% - 2,7% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 26% Kim ngạch xuất khẩu tăng 16,5% Tổng thu ngân sách đạt 35.000 tỷ đồng Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1 tỷ USD Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 17,5% Tạo việc làm cho 40.000 - 45.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 65% Tỉnh cơ bản xóa nghèo theo tiêu chuẩn mới

2010 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014

Bình Dương 9,0 9,5 9,4 9,4 9,1

Trang 13

2.1.Vốn trong nước

Tháng 10 năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và 107

dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ

số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng trước, tăng 24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%

2.2.Vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế của tất cả các tỉnh trong cả nước nói chung và sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng nguồn vốn này hầu hết tất cả các tỉnh trong cả nước mở cửa thu hút nguồn vốn FDI Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi tỉnh và còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng tỉnh

Đối với tỉnh Bình Dương chúng ta cũng vậy, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong tỉnh, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển địa bàn tỉnh Bình Dương

Bình Dương luôn năng động, “dám nghĩ, dám làm” Chính quyền tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc khai thác các nguồn lực đầu tư đồng bộ, hiện đại hệthống kết cấu hạ tầng Tỉnh luôn sử dụng nguồn ngân sách đúng mục đích và đúng đối tượng Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được sử dụng ngày càng hiệu quả, như một “cú hích”, “vốn mồi” để ra đời hàng loạt công trình giao thông, bệnh viện,

Ngày đăng: 04/09/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w