1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ ở các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG

7 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 321,6 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Lê Ngọc Hân – Lê Minh Kỷ * Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người..

Trang 1

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP

CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Lê Ngọc Hân – Lê Minh Kỷ *

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người

Nó góp phần quan trọng trong việc tăng hiệu quả học tập và làm việc của mỗi người Vì vậy, việc tạo hứng thú học tập ở mỗi môn học là điều cần thiết Vì nó sẽ góp phần khơi dậy tìm năng sáng tạo, khả năng tìm tòi, ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ của người học

Mỗi môn khoa học đều giữ vai trò và vị trí nhất định, việc xây dựng hệ thống chương trình đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo những con người mới đáp ứng yêu cầu chung của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển như ngày nay Các môn lý luận chính trị cũng không ngoại lệ Ở các trường đại học, cao đẳng và kể

cả các trường trung cấp chuyên nghiệp,…các môn lý luận chính trị

đã trở thành môn học bắt buộc Vì nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cho người học những phẩm chất tốt đẹp, trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đạo đức trong sáng, niềm tin, lý tưởng vững chắc và ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ công dân của đất nước Đây là môn giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức và hành vi, góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nó góp

Trang 2

phần đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất tư tưởng chính trị, vừa có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với gia đình và chính bản thân mình Nhưng trong thực tế còn khá nhiều quan điểm sai lầm khi nói về môn học này Đối với người học vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn

mà các môn học này mang lại Vì cho rằng cho rằng các môn dạy lý luận chính trị chỉ là môn học phụ, môn học điều kiện, chỉ cần học cho hoa loa, tích lũy đủ số tín chỉ để ra trường cùng với đó là tâm lí chán nản vả lại lý thuyết khô khan, cứng nhắc, khó hiểu, khó tiếp thu,…từ đó hình thành cho người học thói quen học vẹt, học tủ, học

để đối phó Chính vì vậy mà một bộ phận không nhỏ sinh viên có thái độ trở nên lơ là với nhiệm vụ học tập của mình, không hứng thú khi học môn học này Với giảng viên giảng dạy môn học này vẫn còn tồn tại những tư tưởng bảo thủ trong việc ngại đổi mới phương pháp dạy học, bằng lòng với những phương pháp truyền thống theo lối đọc - chép hay chiếu – chép nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Đây đã trở thành một trong những nguyên nhân chính làm cho kết quả học tập và giảng dạy môn học này không đạt được hiệu quả như mong muốn

Trước thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc đề ra những giải pháp để góp phần nâng cao hứng thú học tập các môn học lý luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng là đều cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Vì nó sẽ góp phần trong việc cải thiện và nâng cao kết quả học tập cũng giảng dạy môn học này Đồng thời đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra:

Về phía giáo viên

Một, Thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm, giảng viên chỉ đóng vai trò là người định hướng Trong quá trình giảng dạy giảng viên nên thay đổi phương

pháp dạy học máy móc theo lối thầy đọc – trò chép như trước đây

Vì phương pháp này sẽ không tạo được hứng thú học tập, không kích thích tư duy sáng tạo cho người học Người học sẽ có thái độ ỷ lại vào giảng viên vì người học chỉ cần chép lại theo bài giảng hoặc giáo trình mà giảng viên cung cấp như thế đã là đủ Chính vì điều này làm cho vào giờ học các môn dạy lý luận chính trị làm cho lớp

Trang 3

học trở nên trầm hơn, không phát huy được tính tích cực của sinh viên, tạo nên sự nhàm chán và đơn điệu ở người học Vì vậy, việc thay đổi phương pháp dạy học là điều cần thiết nhất là đối với các môn lý luận chính trị Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như: phương pháp thuyết trình, phương pháp nếu vấn đề, phương pháp đàm thoại (kể cả đàm thoại có chủ đích và đàm thoại tự do), giảng viên nên kết hợp thêm một số phương pháp dạy học mới như: phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm,…Việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học một mặt, giúp cho sinh viên làm quen với những phương pháp mới, tăng hướng thú học tập cho người học Mặt khác, đây sẽ là điều kiện để các chủ thể có thể cùng học tập và làm việc trong môi trường mới Qua đó, học hỏi và chia sẽ những kinh nghiệm với nhau Đồng thời, giúp tăng hiệu quả công việc, rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm báo cáo và kể cả kỹ năng thuyết trình trước đám đông,…Đây là những kỹ năng rất cần thuyết mà sinh viên cần trang bị ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Hai, Kết hợp giữa lý luận bài học với thực tiễn cuộc sống

Trong quá trình giảng dạy giảng viên không nên chỉ gói gọn truyền đạt những kiến thức trong bài giảng hoặc trong giáo trình của môn học đó mà không liên hệ gì với thực tiễn Như vậy, sẽ tạo cho người học có thái độ nhàm chán và tẻ nhạt Vì cho rằng những kiến thức

mà giảng viên muốn truyền đạt đã có sẳn trong sách bài giảng hoặc giáo trình mà giảng viên đã cung cấp Và nhiệm vụ của người học lúc bấy giờ chỉ cần đọc và học thuộc lòng là xong, chẳng cần phải nghe giảng viên đang nói gì, vì chẳng có gì mới lạ Do vậy, trong quá trình dạy học các môn lý luận chính trị, giảng viên nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Như vậy, sẽ tạo không khí mới cho lớp học, tạo điều kiện cho lớp học trở nên sôi động hơn Người học sẽ nhận thức được rằng những tri thức mà các môn lý luận chính trị mang lại là hoàn toàn bổ ích Vì nó giúp người học lý giải được những sự vật, hiện tượng và kể cả những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đã và đang đặt ra Muốn làm được đều này đòi hỏi giảng viên phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao tri thức về cả trình độ lý luận lẫn thực tiễn Bên cạnh, đó giảng viên cần phải đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm các thông

Trang 4

tin và sự kiện hằng ngày để bổ sung vào vốn hiểu biết của mình, làm giàu tri thức cho bản thân

Ba, Thay đổi môi trường môi trường học tập giữa thầy và trò Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng, đó chính là việc

thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hứng thú cho người học Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người dạy và người học sẽ giúp quá trình giảng dạy và học tập diễn ra thuận lợi hơn Vì, người học có thể gạt

ra bên ngoài những e ngại và sự ngượng ngùn mà thẳng thắng trao đổi với giảng viên nhờ giải đáp những vấn đề vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình học môn đó

Bốn, Tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học

Để tăng hiệu quả học tập và giảng dạy các môn lý luận chính trị cần

có sự tăng cường tương tác giữa người dạy và người học Với việc làm này một mặt giúp giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá được trình độ hiểu biết của người học Đồng thời, phát hiện ra những lỗ hỏng kiến thức mà sinh viên chưa nắm bắt được Từ đó, nếu cần giảng viên có thể thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp trình độ nhận thức của người học Nhằm giúp người học có thể nắm bắt được những kiến thức mà giảng viên muốn truyền đạt một cách hiệu quả nhất

Năm, Các hình thức khích lệ Đối với những sinh viên tích

cực tham gia phát biểu ý kiến để xây dựng bài, giảng viên giảng dạy môn học đó nên có các hình thức khen thưởng, kích lệ bằng cách cộng từ: 0.5 cho đến 1 điểm vào điểm kiểm tra thường kỳ Như vậy,

sẽ tạo thêm động lực góp phần kích lệ người học không ngừng phấn đấu, nổ lực tích cực tham gia xây dựng bài để mang về cho bản thân người học những điểm thưởng

Sáu, Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá người học Với

hình thức kiểm tra, đánh giá như trước nay giảng viên thường sử dụng đó là những câu hỏi tự luận với những nội dung chính trong sách giáo trình vẫn chưa đánh giá đúng được trình độ hiểu, biết và vận dụng của người học Trên thực tế, thì những điểm số chưa hẳn

đã phản ánh đúng được thực lực của người học Vì nếu người học chỉ cần học thuộc lòng và chép lại một cách máy móc như trong giáo trình, bài giảng hoặc lời giảng của giảng viên sẽ được điểm cao Ngược lại những người nào không thuộc y xì từng câu, từng

Trang 5

chữ trong bài học thì sẽ bị điểm thấp Mặc dù, họ vẫn hiểu và biết vận dụng những nội dung đó vào thực tế Vì vậy, trong kiểm tra đánh giá giảng viên nên thay đổi để đánh giá đúng thực lực của người học bằng những câu hỏi mở như đánh giá thường xuyên, đánh giá thông qua tiểu luận, bài tập nhóm, vở tự học, thảo luận nhóm, kết quả đánh giá và tự đánh giá, khuyến khích người học đánh giá kết quả học tập của nhau…Như vậy, vừa có thể đánh giá được trình

độ hiểu, biết của người học Đồng thời, đánh giá được khả năng vận dụng những tri thức mới của bài học để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đã và đang đặt ra

Về phía sinh viên:

Một, Người học nên thay đổi từ nhận thức cho đến hành động Tư duy đúng đắn sẽ mở đường cho những hành động đúng

đắn Vì thế, thay đổi tư duy trong việc học tập các môn lý luận chính trị chính trị là điều cần thuyết Nếu trong đầu chúng ta luôn quan niệm các môn lý luận chính trị chỉ là môn học điều kiện không phải là môn học chuyên ngành và hoàn toàn không có ý nghĩa thực tiễn gì? Thì kết quả học tập của chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mong muốn Hãy suy nghĩ nếu mỗi lần bạn đang định đọc các sách giáo trình hoặc tài liệu liên quan trong đầu bạn hiện lên những dòng suy nghĩ đó thì chắc hẳn là bạn sẽ không có một chút hứng thú nào

để đọc sách đó…Vì thế, cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa thực tiễn mà môn học này mang lại

Hai, Mỗi sinh viên nên lựa chọn và xây dựng cho mình một phương pháp học phù hợp Việc xây dựng môn học phải dựa trên

những đặc điểm tính cách riêng của mỗi người Đồng thời, nó còn chịu chi phối bởi nội dung cũng như đặc thù môn học đó Mà mỗi người nên xây dựng cho mình một phương pháp học tập phù hợp để đem lại hiệu quả tối ưu nhất Xây dựng phương pháp học tập khoa học không những tăng hứng thú học môn học đó mà còn cải thiện đáng kể kết quả học tập

Ba, Nên tạo cho bản thân thói quen trước khi đến lớp phải

đọc sách, soạn bài và hoàn thành nhiệm vụ được giao về nhà Khi

bạn hoàn thành nhiệm vụ khi vào lớp học tâm trạng chúng ta sẽ rất thoải mái hoàn toàn không có áp lực gì cả Không những thế trong quá trình đọc tài liệu những chỗ nào khó hiểu bạn nên sử dụng bút

Trang 6

khác màu để gạch chân hoặc ký hiệu lại Khi lên lớp bạn có thể hỏi bạn bè hoặc giảng viên dạy môn học đó giải đáp những thắc mắc của mình Như vậy, sẽ giúp bạn nhớ sâu và lâu hơn Bên cạnh đó, một khi chúng ta đã có sự chuẩn sự khi lên lớp bạn sẽ theo dõi và tiếp thu được những kiến thức mà giảng viên truyền đạt

Bốn, Nên vận dụng những kiến thức của các môn lý luận chính trị để giải thích các sự vật, hiện tượng, những vấn đề mà cuộc sống đã và đang đặt ra Một khi chúng ta vận dụng những tri thức

của các môn lý luận chính trị vào thực tiễn sẽ giúp chúng ta nhớ các tri thức lý luận đó sâu hơn Đồng thời, lý giải được nguồn gốc vận động, phát triển các sự vật và hiện tượng,…xung quanh chúng ta Mặt khác, có thể chứng minh tính đúng đắn và ý nghĩa thực tiễn mà các tri thức khoa học này mang lại

Tóm lại, việc tạo hứng thú học tập cho mỗi môn học là điều cần thiết và rất quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả dạy và học tập môn học đó Đặc biệt, là các môn dạy lý luận chính trị là các tri thức triết học hết sức trừu tượng Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này đòi hỏi người giảng viên và kể cả người học phải tạo được cho mình hứng thú học tập khi học môn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khổng Minh Hằng (2014), Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo

dục chính trị - tư tưởng ở Quận 6, TP Hồ Chí Minh,

http://tuyengiao.vn/Home/Thuc-tien-kinh-nghiem/64218/Mot-so-giai- phap-nang-cao-chat-luong-giao-duc-chinh-tri-tu-tuong-o-Quan-6-TP-Ho-Chi-Minh

[2] Trần Văn Hiếu, (2011), Thực trạng dạy và học các môn lý luận chính

trị khảo sát ở trường Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp và Đại học

An Giang, Tạp chí Khoa học 2011:19a 78-85 trường Đại học Cần Thơ

[3] Đào Thị Thúy Loan (2014), Một số giải pháp nhằm đổi mới phương

pháp dạy học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin,

NXB Đại học Tây Bắc

[4] Huỳnh Văn Sơn (2005), Đọc - chép dưới cái nhìn của người trong

cuộc, ViệtBáo.Vn

Trang 7

[5] Phúc Điền (2005), Xin thầy cô đừng đọc-chép, NXB Tuổi Trẻ

[6]http://www.cdsptb.edu.vn/cdsp/index.php?option=com_content&view

=article&id=77:doi-moi-ppdh-cac-mon-llct&catid=5:hoat-dong-day-hoc&Itemid=19

[7]http://ttptgiaoduc.sgu.edu.vn/vn/tu-lieu-giao-duc/44/doi-moi-phuong-phap-day-hoc-cac-mon-li-luan-chinh-tri-hien-nay/

Ngày đăng: 04/09/2016, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w