1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

99 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Lịch sử văn minh thế giới trở thành một môn học độc lập và được giảng dạy hầu hết ở các trường đại học, cao đẳng các khối ngành Xã hội và Nhân văn trong hệ thống giáo dục cả nước.. - Lị

Trang 1

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

MỞ ĐẦU

I Khỏi niệm văn húa, văn minh và một số khỏi niệm liờn quan

1 Khỏi niệm về văn húa

a Khỏi niệm về văn hoỏ của UNESCO

“Văn húa phải được xem như một tập hợp những nột khỏc biệt, về vật chất

và tinh thần, về trớ tuệ và cảm xỳc, làm rừ một nột xó hội hay một nhúm xó hội; ngoài nghệ thuật và thơ văn, văn húa bao hàm phong cỏch sống, cỏch chung sống,

hệ thống cỏc giỏ trị, truyền thống và tớn ngưỡng”.

b Khái niệm văn hoá của Hồ Chí Minh

“Vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đớch của cuộc sống, loài người mới sỏng tạo

và phỏt minh ra ngụn ngữ, chữ viết, đạo đức, phỏp luật, khoa học, tụn giỏo, văn học, nghệ thuật, những cụng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn ở và cỏc phương thức sử dụng Toàn bộ những sỏng tạo và phỏt minh đú tức là văn hoỏ Văn hoỏ

là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cựng với biểu hiện của nú mà loài người đó sản sinh ra nhằm thớch ứng những nhu cầu đời sống và đũi hỏi của sự sinh tồn”

c Khỏi niệm văn hoỏ của GS.Trần Ngọc Thờm

“Văn hoỏ là một hệ thống hữu cơ cỏc giỏ trị vật chất và tinh thần do con người sỏng tạo và tớch lũy qua quỏ trỡnh hoạt động thực tiễn trong sự tương tỏc giữa con người với mụi trường tự nhiờn và xó hội”.

2 Một số khái niệm liên quan đến vĂn hoá

a Văn minh

Văn minh là sự tổng hoà những thành quả vật chất và tinh thần của con ngời trong quá trình cải tạo thế giới, là thớc đo của sự tiến bộ và mức độ khai hoá của con ngời.

b Khái niệm văn hiến

Văn hiến là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp, văn hiến là những giá trị tinh thần do những ngời có tài, đức chuyển tải thể hiện tính dân tộc, tính lịch

sử rõ rệt.

Bảng so sánh:

Trang 2

Văn vËt Văn hiÕn Văn ho¸ Văn minh

 Với khái niệm trên, lịch sử loài người bắt đầu từ đâu thì đó cũng chính là

điểm khởi phát của lịch sử văn hóa

- Văn hóa cũng có trước văn minh, văn hóa phát triển đến một trình độ nào

đó thì văn minh mới ra đời Văn minh xuất hiện dựa trên quá trình tích lũy những

sáng tạo văn hóa, song một khi văn minh đã ra đời lại thúc đẩy văn hóa phát triển

trên cơ sở của văn minh

- Văn hóa và văn minh là hai khái niệm vừa thống nhất vừa khác biệt:

thống nhất ở chỗ chúng đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người

sáng tạo nên trong lịch sử.

- Khác biệt ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo,

tích lũy từ khi có loài người cho đến nay, còn thành tựu văn minh chỉ được tính tư

thời điểm xã hội loài người đạt đến một trình độ phát triển cao như các tiêu chí đã

xác định ở phần trên.

II ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH

1 Điều kiện địa ly

- Là điều kiện cần thiết, đặc biệt là thời xa xưa.

- Tạo ra nền văn minh cho dân tộc không phải là tất cả các dân tộc mà chi

là một số Đó là do vị trí địa lý của mỗi thành phần dân tộc

- Chi trong điều kiện nhất định mới đưa con người tới trình độ văn minh.

Các bộ tộc du mục ít có điều kiện xây dựng nền văn minh do sống không ổn

định.

Trang 3

 là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nền văn minh.

2 Địa chất

- Những nơi chất đất kém: xảy ra động đất núi lửa  khó có điều kiện xây dựng nền văn minh của mình.

3 Dân số

- Phải có một số lượng dân cư nhất định, sống tập trung nhất định mới có

cơ sở để xây dựng nền văn minh

4 Kinh tê

- Phải có sự phát triển cao của nền kinh tế thì văn minh mới phát triển được Nói tới văn minh là nói tới nhu cầu  đây là điều kiện cơ bản

- Kinh tế phát triển nhất định thì con người sống định cư trong cộng đồng

ổn định Từ đó phát triển mối quan hệ xã hội con người với con người.

- Sự lao động khác nhau dẫn đến tích lũy khác nhau  phân hóa giàu, nghèo, hình thành nên sự trao đổi Lúc này xã hội vượt qua trạng thái nguyên thủy  mối quan hệ xã hội rộng hơn

- Kinh tế phát triển, đô thị ra đời Yếu tố con người rõ hơn,

- Chi đến lúc xã hội có đô thị thì mới có văn minh.

+ Có đô thị, nhu cầu con người cao hơn  có điều kiện phát triển trí tuệ, tập trung sức phát triển, sự sáng tạo để đáp ứng dòi hỏi của xã hội  nảy sinh khoa học – kỹ thuật, các thiết chế xã hội càng phức tạp hơn.

+ Văn minh có thể ra đời ở nông thôn nhưng chi có thể phát triển ở đô thị.

III CÁC YẾU TỐ CỦA VĂN MINH

- Các nền văn minh phương Đông đều nằm cạnh các dòng sông

Trang 4

1.2 Công nghiệp

- Từ khi con người phát minh ra lửa, con người trải qua các cuộc cách mạng: lửa, cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, cách mạng khoa học kỹ thuật

và cách mạng công nghệ ngày nay

- Lửa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người Có lửa thì dẫn đến sự phát triển của nghề luyện kim: nấu đồng, sắt, làm gốm, nấu quặng Không có nghề luyện kim thì không có nền văn minh

đó Có thương nghiệp - giao lưu con người mới dần dần hoàn thiện và phát triển

1.5 Sự phân hóa xã hội

- Sự phát triển kinh tế đến một mức độ nhất định dẫn đến tư hữu xã hội.

Từ đó có sự phân hóa giàu – nghèo với những tầng lớp khác nhau Sự phân hóa

đó làm biến chất xã hội, buộc con người phải có những biện pháp quản lý khác Dẫn đến sự ra đời của nhà nước.

2 Chính trị

* Nhà nước: ra đời chính là sự đánh dấu của văn minh hình thành.

- Các nhà văn minh học cho rằng Nhà nước chính là một yếu tố của văn minh.

- Nhà nước không xuất hiện ở xã hội nguyên thủy mà chi xuất hiện khi xã hội ổn định; xã hội có giao lưu buôn bán thì không còn thuần nhất và trong quy luật ấy: cộng đồng này giàu, cộng đồng khác nghèo đi.

- Tổ chức nhà nước được hình thành trên hai khía cạnh:

+ Cộng đồng người đông đảo ( con người ): thống trị – bị trị.

+ Lãnh thổ, an ninh: Nhà nước của nhiều làng, bao chùm trên lãnh thổ nhất định và Nhà nước phải đảm bảo an ninh, chống xâm lăng của bộ tộc khác

Trang 5

 Nhà nước được coi là tiêu chí, dấu hiệu của văn minh Nhà nước ra đời

là đánh dấu sự phát triển từ xã hội dã man lên xã hội văn minh.

- Luật chính là biểu hiện quan trọng của văn minh

- Luật pháp có ba giai đoạn phát triển:

- Gia đình: quản lý con người cụ thể, gia đình chính là biện pháp thống trị

nói chung của một quốc gia, bằng cơ sở nắm từng người cụ thể

*Đạo đức

- Đạo đức chính là đặc trưng của xã hội văn minh

- Đạo đức giúp con người vượt qua bản năng

*Tôn giáo, tín ngưỡng

- Xã hội phát triển đến một trình độ nào đó thì xuất hiện tôn giáo.

IV NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH

Trang 6

- Ban đầu chữ được đánh dấu bằng chữ tượng hình  được cách điệu ( lưu truyền sau) Nếu không có sự lưu truyền thì không có sự phát triển xã hội.

2 Văn học:

- Chủ yếu nói tới Văn học viết, còn văn học dân gian ít được đề cập Chi

có văn học viết mới tạo ra các thể loại của văn học.

 Là biểu hiện quan trọng của nền văn minh.

3 Giáo dục:

- Giáo dục hình thành một cách đầy đủ hơn khi chữ viết ra đời

 Gìn giữ di sản của loài người để phát triển ở thế hệ sau Từ giáo dục đào tạo

ra một lớp người mang những tinh hoa của thế hệ trước, có khả năng phát triển

ở giai đoạn sau.

4 Khoa học kỹ thuật

- Trong lao động, con người tổng kết những kinh nghiệm mang tính chất chung, đúc rút ra các nguyên lý và ứng dụng nó vào quá trình lao động sản xuất, phục vụ cuộc sống.Khoa học kỹ thuật được coi là yếu tố quan trọng của văn minh, thể hiện trí tuệ con nguời.Khoa học chính là biện pháp giúp con nguời thích ứng, cải tạo tự nhiên và chính bản thân mình  Khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển thì xã hội càng văn minh

- Đẹp là sự hài hòa giữa cái chủ quan và khách quan.

V MÔN HỌC LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

- Từ thập kỷ mười chín của thế kỷ XX Lịch sử văn minh thế giới trở thành một môn học độc lập và được giảng dạy hầu hết ở các trường đại học, cao đẳng các khối ngành Xã hội và Nhân văn trong hệ thống giáo dục cả nước Đó là vừa là kết quả phát triển nội tại của ngành học này, vừa là một đòi hỏi cấp thiết của chính cuộc sống.

Trang 7

- Lịch sử văn minh thế giới lựa chọn, nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển, những thành tựu cơ bản của một số nền và khu vực văn minh tiêu biểu trên thế giới

- Hệ thống các nền văn minh được trình bày theo: văn minh phương Đông, văn minh phương Tây, đồng thời có sự bổ sung mới về văn minh khu vực Đông Nam Á và cái nhìn tổng hợp về văn minh nhân loại TKK XX cùng những dự báo phát triển của nó trong TK XXI

- Lịch sử văn minh thế giới trình bày một khối lượng kiến thức đồ sộ về những giá trị văn hóa mà nhân loại sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử phát triển của mình

Mỗi dân tộc bằng những giá trị ấy đã đóng góp vào những bước đi của lịch

sử để lại những dấu ấn dân tộc làm nên tính đa dạng của diện mạo văn minh nhân loại.

VI LỊCH SỬ VM THẾ GIỚI VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC CHUYÊNNGÀNH

1 Đối tượng nghiên cứu

- Lịch sử nghiên cứu tiến trình phát triển của nhân loại từ giai đoạn mông muội đến khi hình thành quốc gia dân tộc, thông qua một chuỗi liên tiếp các sự kiện, biến cố lịch sử mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới đã trải qua cho tới giai đoạn hiện nay

 Lịch sử văn minh chỉ nghiên cứu những thành quả sáng tạo của mỗi dân tộc để

khẳng định cái riêng của mình và đóng góp của nó vào sự phát triển chung của nhân loại kể tư thời điểm dân tộc đó đã thoát khỏi tình trạng mông muội và biết tổ chức thành nhà nước

Như vậy, môn Lịch sử văn minh thế giới lấy lịch sử hình thành, phát triển cùng các thành tựu đặc sắc mà mỗi quốc gia, mỗi khu vực văn minh tiêu biểu trên thế giới đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử phát triển của mình làm đối tượng nghiên cứu.

Việc nghiên cứu này không chi để hiểu và tôn vinh quá khứ mà điều quan trọng hơn là hiểu biết quá hiểu biết quá khứ để tìm ra những bài học cho sự phát triển hiện tại và định hướng phát triển tương lai.

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo: là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp lịch

sử, logic, liên ngành…

Trang 8

- Phương pháp lịch sử để nhận rõ những đặc điểm riêng trong lịch sử sinh thành, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực văn minh trên thế giới

- Phương pháp liên ngành để khám phá toàn diện những thành tựu văn minh tiêu biểu và mối liên hệ giữa chúng, từ đó tìm ra cái riêng, độc đáo và vị thế của mỗi nền văn minh trong tiến trình phát triển chung của nhân loại

Học tập môn Lịch sử văn minh thế giới đòi hỏi sự vận dụng tổng thể tri thức của các môn học như Lịch sử, Triết học, Khoa học tự nhiên, Văn học – nghệ thuật…

Sinh viên phải học tập một cách tích cực, tự làm giàu kiến thức bằng nhiều nguồn khác nhau, bổ sung cho sự hạn hẹp của quỹ thời gian trên lớp

Tìm ra mối liên hệ giữa các thành tựu với đặc điểm lịch sử, mọi nền văn minh đều là “con đẻ” của lịch sử, luôn mang dấu ấn lịch sử cửa một dân tộc, một khu vực xác định

Đồng thời nghiên cứu – học tập lịch sử văn minh cũng giúp người học nhân thức rõ quá trình tương tác giữa các nền văn minh tạo nên sự gần gũi học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc.

- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự tương tác giữa các khu vực, các nền văn minh càng trở nên mạnh mẽ - thời cơ và thách thức đang đặt ra với mọi dân tộc

- Môn học tạo vận hội cho sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Đó chính là điều mà thế giới này đang tiếp nối một cách tự giác

VII CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương I: Văn minh Bắc Phi và Tây Á

Chương II: Văn minh Ấn Độ

Chương III: Văn minh Trung Quốc

Chương IV: Văn minh Đông Nam Á

Chương V: Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

Chương VI: Văn minh phương Tây Âu thời trung đại

Chương VII: Sự xuất hiện văn minh công nghiệp

Chương VIII: Văn minh thế giới TK XX

Trang 9

Tài liệu tham khảo

1 Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb GD, H., 2002.

2 Lương Ninh (cb), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nxb GD, H, 2003

3 Nguyễn Văn Tận, Hoàng Minh Hoa, Phạm Hồng Việt, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb GD, H, 1997.

4 Lương Ninh (cb), Lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb GD 2003.

5 Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu, Đại cương lịch sử thế giới cổ đại, Nxb ĐH & GDCN, H, 1990.

6 Carane Brinton, John Christopher,Robert Lee Wolff, Lịch sử phát triển văn hóa văn minh nhân loại, Nguyễn Văn Lượng dịch, Nxb VHTT, 2004.

Tập 1: Văn minh Phương Tây

Tập 2: Văn minh Phương Đông

7 Will Durant: Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb VHTT, 2000.

8 Will Durant: Lịch sử văn minh Trung Quốc, Nxb VHTT, 2000.

9 Will Durant: Lịch sử văn minh A Rập, Nxb VHTT, 2000.

10 Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb VHTT, 1999.

11 Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên, Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Nxb Quân đội nhân dân.

Tập 1: Văn minh Ai Cập, Tây Á và Ấn Độ, H 1993

Tập 2: Văn minh Trung Quốc, H, 1993

Tập 3: Văn minh Hy Lạp – La Mã, H, 1996

12 Mortimer Chambers, Barbara Hanawalt, David Herlihy, Theodore K.Rabb, Isser Woloch Raymond Grew, Lịch sử văn minh phương Tây, Nxb VHTT,H,2004

13 Fernan Braudel, Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, xb KHXH, 2003

14 Vũ Dương Ninh (cb), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

15 G Coedes, The Indianized State of Southeart Asia, Honolulu, Hawaii, 1967.

Trang 10

16 Alvin Toffer, Cú sốc tương lai, Nxb TTLL, H, 1991.

17 Alvin Toffer, Tạo dựng một nền văn minh mới, Nxb TTLL, H, 1996.

18 Alvin Toffer, Làn sóng thứ ba, Nguyễn Văn Trung dịch, Nxb Thanh niên, 2002.

19 Arnold Toynbee, Nghiên cứu lịch sử - một cách thức diễn giải, Nguyến Kiến Giang, Nguyễn Trọng Thụ dịch, Nxb Thế giới H 2002.

20 Said W.Edward, Đông phương học, Phạm Xuân Ri, Trần Văn Tửu dịch, Nxb CTQG, 1998.

21 Samuel Huntington, Sự va chạm của các nền văn minh, Nguyễn Phương Sửu, Nguyễn Văn Hạnh dịch, Nxb Lao động, 2003.

22 F.Ia.Plianxki, Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) thời đại phong kiến, Nxb KHXH, H.,1978.

23 Khoa Luật- ĐH Tổng hợp, Luật La Mã, H., 1994.

24 Khoa Luật, trường ĐH KHXH & NV, Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb ĐHQG HN, H., 1997

25 Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb CTQG, H, 1999.

26 John Naisbitt, Tám xu hướng phát triển của Châu Á đang làm thay đổi thế giới, Nxb CTQG, H., 1998.

27 Ngô Duy Tùng, Kinh tế tri thức – xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, Nxb CTQG, H., 2000.

Trang 11

CHƯƠNG IVĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á

A VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

NỘI DUNG

1 Những điều kiện hình thành nền văn minh

2 Các thời kỳ phát triển của lịch sử.

3 Những thành tựu văn minh.

I ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH

1 Điều kiện tự nhiên :

Trang 12

- Vị trí địa lý:

+ Đông bắc Châu Phi

+Dọc theo hạ lưu sông Nin.

- Khí hậu: mang tính sa mạc,

- Đất đai: 90%sa mạc, 10% đất trồng trọt

- Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt

- Địa hình: hai miền rõ rệt: Thượng và Hạ Ai Cập

Sông Nin Dài 6700 km còn gọi là Nin Trắng, Nin xanh “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin”

Dân cư

Ngày nay chủ yếu là người Arập.

Thời cổ đại: Libi, da đen, Xêmit.

II CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ

1 Thời kỳ Tảo vương quốc (3200-3000TCN)

2 Thời kỳ Cổ vương quốc (3000-2200TCN)

3 Thời kỳ Trung vương quốc (2200-1570 TCN).

4 Thời Tân vương quốc (1570-1100TCN).

Sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái

Vào thiên niên ki II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cập để ghi lại các ngôn ngữ của mình Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B

Trang 13

Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus

Các chữ tượng hình Ai Cập có liên quan đến các công trình kiến trúc

2 VĂN HỌC

Ai Cập cổ đại có kho tàng văn học rất phong phú, bao gồm: tục ngữ, thơ

ca trữ tình, truyện thần thoại…

Văn học có hai thể lọai chính: văn học dân gian và văn học tôn giáo.

Có nhiều truyện, tiêu biểu như: truyện nói thật và nói dối, truyện hai anh

em, truyện nói chuyện với linh hồn mình, sống sót sau một vụ đắm tàu…

- Kỹ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.

- Thờ các loài động vật: Chó sói, cá sấu, bò mộng Apix, nhân sư.

4 NGHỆ THUẬT

Trang 14

4.1 Kiên trúc: đạt đến trình độ cao Đặc biệt nhất là Kim tự tháp:

Chức năng: Là nơi chôn cất của các vua Ai cập (Pharaon) Thể hiện quyền lực của các vị vua.

Lịch sử xây dựng:

- Xây dựng từ thời Cổ vương quốc, nhiều nhất vào thời vương triều IV.

- Hiện nay đã phát hiện khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong

đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo

- Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp ( Kheops ) cao tới 146m, đáy hinh vuông , mỗi cạnh dài 230m

Quần thể Kim tự tháp Kêốp

4.2 Các công trình kiên trúc khác và nghệ thuật điêu khắc

- Xây dựng vào năm 2.600 trước Công Nguyên, thời kỳ trị vì của vua Cheops (Kim Tự Tháp Giza),

- Chiều cao 146,6 m và diện tích 230 x 230 m Kim Tự Tháp gồm hơn 2.300.000 phiên đá khổng lồ nặng trung bình 2,5 tấn xêp chồng lênnhau

- Tổng trọng lượng là 6,5 triệu tấn

Trang 15

* Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua các công trình điêu khắc Đặc biệt nhất là tượng Nhân Sư (Sphinx ) cao hơn 20m ở gần Kim tự tháp Khephren

* Các công trình kiến trúc khác:

- Tượng nhân sư (Sphinx)

- Nhân sư Ai Cập với đôi mắt đầy bí hiểm

- Đền Karnak

- Tượng vua Ramsès II

- Thung lũng của các bà hoàng hậu

- Thung lũng các vị vua

4.3 Khoa học tự nhiên

- Về thiên văn, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ

- Đặt ra lịch: Một năm của họ có 365 ngày, Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.

Về hình học ; trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông Pi của họ tính = 3,14

Về toán học: sớm phát triển: hệ đếm cơ số 10: thành thạo các phép tính cộng trừ, cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần

Về Y học: đã phát triển các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng,

dạ dày Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.

KẾT LUẬN:

- Ai Cập cổ đại là 1 trong những ngọn nguồn của văn minh nhân loại

- Nhân dân Ai Cập đã đạt được những thành tự to lớn về mọi mặt :chữ viết, lịch pháp, nghệ thuật, hình học, tri thức khoa học, đại số… đã từng có ảnh hưởng sâu sắc tới Tây Âu và châu Âu, đã có cống hiến vô cùng lớn lao với toàn

bộ nhân loại, với lịch sử loài người.

Trang 16

B VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

* Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại

1 Địa ly và cư dân:

Nằm giữa lưu vực của hai con sông lớn: Tigơrơ và Ơphơrát

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

* Hai con sông đã bồi đắp cho Lưỡng Hà những vùng đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp

* Cho nên, người Lưỡng Hà sớm xây dựng cho mình nền văn minh rực rỡ, và tương đối sớm trên thế giới.

* Lưỡng Hà là khu vực bỏ ngỏ từ mọi phía, chính vì vậy là nơi tranh chấp của nhiều bộ tộc người.

* Tài nguyên khoáng sản: không có nhiều đá quí và kim loại quí như ở Ai Cập, đổi lại, đây là vùng đất rất giàu tài nguyên đất sét quí (chất liệu để viết, vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc và làm đồ gốm)

Trang 17

II CƯ DÂN

* Cư dân cổ xưa nhất là người Xu-me, từ vùng trung Á đến

* Đến thiên niên ki III, người Ác cát (bộ tộc người Xê Mít) từ Xyri đến.

* Ngoài ra còn có nhiều bộ tộc người khác từ bên ngoài tràn vào sinh sống.

1 Các quốc gia Lưỡng Hà cổ đại

1.1.Nhà nước của người Xume

* Đầu thiên niên ki thứ III, người Xu Me ở miền Nam Lưỡng Hà đi vào thời

kì phân hoá xã hội Từ đó xuất hiện rất nhiều nhà nước nhỏ lấy thành thị làm trung tâm, người ta gọi là thời kì các thành bang.

* Thành bang Umma rất mạnh đã chinh phục các thành bang khác, thống nhất miền Nam Lưỡng Hà gọi là vùng Xu Me.

1.2.Nhà nước của người Áccát

* Thành bang Ác Cát do người Xê Mít thành lập ở phía bắc vùng Xu Me.

* Dưới thời vua Xác gôn (2369-2314 TCN) Ác cát rất hùng mạnh, chinh phục người Xume thống nhất toàn Lưỡng Hà.

* Cuối thế ki XXIII TCN, bị người GuTi chinh phục và thống trị.

1.3.Vương triều III của người Ua

* Sau khi người GuTi bị đánh đuổi, Lưỡng Hà lại được thống nhất dưới vương triều III của người Ua

* Ua ban bố một bộ luật (chi còn một số điều) đây là bộ luật cổ xưa nhất.

* Đến thế ki XXI TCN, đi vào suy yếu và bị người Êlam-mari đánh bại.

1.4.Thời kì cổ Babilon

* Babilon là một thành phố do người Amôrít thành lập

* Dưới thời Hammurabi, Babilon trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất ở Lưỡng Hà , thời kì này đã ra đời một bộ luật có tên là Hammurabi

* Đến năm 732 TCN bị Átxiri xâm chiếm.

1.5.Tân Babilon và Ba Tư

Trang 18

* Vào giữa thế ki VII TCN, khi Átxiri bị suy yếu, người Can đê đã giành lại

độc lập, họ chọn Babilon làm kinh đô, đây là một kinh đô mới , để phân biệt với

cổ Babilon người ta gọi là Tân Babilon.

* Thời kì cường thịnh nhất của Tân babilon là dưới thời trị vì của vua

Nabusôđô nôxo, đây là thời kì ông cho xây dựng vười treo Babilon, một trong bảy

kì quan của thế giới cổ đại.

* Năm 562 TCN, Nabusôđô nôxo chết, Babilon đi vào suy yếu.

* Năm 538 TCN, bị Ba Tư xâm chiếm, và Lưỡng Hà trở thành một tinh

của Ba Tư.

III NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1 CHỮ VIẾT

* Lưỡng Hà là một trong những khu vực có chữ viết ra đời tương đối sớm.

* Chữ viết do người Xume sáng tạo khoảng cuối thiên niên ki IV TCN.

* Chữ viết của người Lưỡng Hà (người Xume) được coi là chữ mẹ của các

chữ khác: (chữ của người Accát, Babilon, Átxiri…)

* Chữ viết đầu tiên là chữ tượng hình và tiết hình Dùng hình tượng để miêu

tả sự vật

* Như vậy, chữ tượng hình cũng không đủ khả năng diễn tả hết tâm trạng của

sự vật, cho nên để diễn tả những chữ phức tạp người ta đã kết hợp chữ tượng hình với tượng ý.

CHỮ TƯỢNG HÌNH CỦA NGƯỜI LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Trang 19

* Chữ tượng hình và chữ tượng ý cũng không đủ khả năng diễn đạt hết các

sự vật, hiện tượng mà họ muốn nói đền, vì vậy họ còn cho ra đời chữ tượng thanh (biểu đạt các âm từ)

* Chữ tiết hình, người ta chi viết một vài nét đặc trưng của nội dung từ muốn diễn đạt có dạng giống như những góc nhọn ghép lại, người ta gọi là chữ tiết hình hay chữ góc nhọn Loại chữ này được viết lên các tấm đất sét khi còn ướt, do

người Xume sáng tạo.

* Lúc đầu có khỏang 2000 chữ tượng hình, về sau còn lại khỏang 600 chữ

* Các nhà nghiên cứu cho rằng, đến thế ki IX TCN, người Phênixi đã sáng

tạo ra 22 chữ cái, kí hiệu bằng phương pháp ghi âm, người ta diễn tả được tất cả các sự vật, kể cả những nội dung phức tạp nhất.

* Hệ thống chữ cái của người Phênixi được truyền qua nhiều nước ở Châu

Âu, và đây chính là nguồn gốc của chữ Hy Lạp, chữ La tinh và chữ Nga.

2 VĂN HỌC

- Có hai thể lọai văn học chủ yếu là: văn học dân gian và sử thi

- Văn học dân gian: ca dao, truyện ngụ ngôn Tác phẩm tiêu biểu như:

(Gigamesh – ông vua muốn làm người bất tử)

- Sử thi: ra đời từ thời người Xume, đến thời Babilon thì chiếm vị trí quan trọng Loại văn học này chịu ảnh hưởng sâu sắc tôn giáo, chủ đề chủ yếu ca ngợi các thần.

3 TÔN GIÁO

* Cư dân Lưỡng Hà thờ đa thần giáo: bao gồm các thần trong tự nhiên, sùng bái các loài động vật, và thờ cúng người chết

Thần trong tự nhiên:

* Thần trời Anu, đây là vị thần cao nhất, là cha các vị thần

Trang 20

* Thần đất: Enlin, rất quan trọng.

* Thần nước: Ea, con của thần Anu.

* Các loài động vật cũng được sùng bái, nhưng chủ yếu thể hiện qua các con vật tưởng tượng (quái nhân hay nhân sư mình sư tử đầu người)

* Việc thờ cúng người chết cũng được người Lưỡng Hà chú trọng từ sớm.

* Họ quan niệm người chết có linh hồn và có thế giới bên kia.

* Người chết được chôn cất theo những nghi lễ khác nhau và chôn kèm theo công cụ, hiện vật và đồ trang sức

- Luật Hammurabi là bộ luật chính ông Hammurabi là người soạn thảo và

lấy tên ông đặt cho bộ luật.

* Vườn hoa trên không này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật – khoa học với

hệ thống kênh đào dẫn nước, đài phun nhân tạo, gạch tráng men Vườn treo là lẵng hoa nở giữa sa mạc, là lá phổi xanh điều hòa sự sống, là ngọn hải đăng trên cát của thế giới xưa.

* Điêu khắc: Tiêu biểu là tượng và những bức phù điêu Nổi tiếng như:

tượng thần Átxiri và bia luật Hammurabi

6 KHOA HỌC TỰ NHIÊN

6.1.Toán học

Trang 21

* Người Lưỡng Hà cũng có nhiều đóng góp cho nền toán học thế giới.

* Từ sớm , dưới thời người lưỡng Hà đã biết lấy 5 làm cơ sở của phép đếm , về sau họ lại lấy 60 làm cơ sở.

* Toán của người Lưỡng Hà cũng trên cơ sở của số tượng hình (Theo kí hiệu các góc nhọn)

* Người Lưỡng Hà tính được vòng tròn = 360 o, 1 độ = 60’, 1 phút bằng 60 giây

* Hình học: Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình cầu, tam

giác… tính được số pi = 3, đặc biệt là họ biết được mối quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

* Về số học: Biết làm 4 phép tính, biết phân biệt phân số, luỹ thừa, căn bậc

2,3 biết giải phương trình 3 ẩn số.

6.2.Thiên văn học

* Lưỡng Hà có điều kiện tự nhiên thuận lợi, một năm có đến 8 tháng bầu trời trong xanh, họ dễ dàng quan sát bầu trời Chính vì vậy, thiên văn học cũng được người Lưỡng Hà chú trọng từ rất sớm, nên họ cũng có nhiều đóng góp cho nền thiên văn học thế giới.

* Người Lưỡng Hà đã biết đến 7 hành tinh (mặt trăng, mặt trời và 5 hành tinh khác) Họ biết tính chu kì của các hành tinh.

* Họ cũng biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh.

C VĂN MINH A-RẬP

I Sơ lược về lịch sử A Rập

1 Bán đảo Arập trước khi thành lập nước

Trang 22

* Là một bán đảo lớn nhất ở Tây Á, diện tích = ¼ Châu Âu

* Vùng Yê-men có khả năng phát triển kinh tế (thương nghiệp) Từ thế ki X-VI

TCN, ở đây đã thành lập các quốc gia cổ đại

* Vùng Hê-gia-dơ nằm sát biển rất thuận lợi phát triển về thương mại (buôn bán) Ở đây hình thành nên hai thành phố quan trọng Ya-tơ-ríp – Méc-ca

* Ngoài hai vùng đất trên, các vùng đất còn lại khô cằn, ít nước không có khả năng phát triển kinh tế

2 Sự thành lập và diệt vong của nhà nước ARẬP

* Nhà nước Arập ra đời vào thế ki VII.

* Nhà nước ra đời gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Môhamét là người sáng lập và truyền bá.

* Năm 610, ông bắt đầu truyền giáo.

* Năm 630, Ông dẫn một đoàn hơn 10.000 tín đồ đánh chiếm thánh địa Mécca Từ đó Ông trở thành người đứng đầu nhà nước và Mécca trở thành thánh địa của Hồi Giáo.

* Năm 632, Mô-ha-mét chết, các calipha là người kế vị và tiếp tục sự nghiệp của ông.

* Để mở rộng truyền bá đạo Hồi, Arập đã thi hành chính sách xâm lược và

chinh phục được: Xi-ri, Pa-letx-tin, Ai Cập …

* Đến thế ki VIII, A rập trở thành một đế quốc rộng lớn, phần đất bao gồm cả ba châu lục: Á, Âu, Phi.

* Đến thế ki X đi vào suy yếu, năm 1258, bị Mông Cổ chiếm đóng, đế quốc

Arập đi vào diệt vong.

II NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CƠ BẢN

1 Đạo Hồi

Trang 23

- Trước khi đạo Hồi ra đời, người A-rập theo đa thần Họ thờ các Thần mặt trăng, mặt trời, cây cỏ, đá…Nhưng khi thế giới A-rập thống nhất, tôn giáo cũng thống nhất thành một tôn giáo nhất thần tuyệt đối

Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài thánh Ala không có vị thần nào khác Ala tạo vũ trụ, tạo ra con người Mô-ha-mét tự cho rằng mình là nhà tiên tri của thánh Ala duy nhất, có sứ mệnh truyền đạo.

Đạo Hồi có một giáo lý riêng của mình, mặt khác cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là đạo Do Thái.

- Bởi tin rằng thánh Ala vô hình vô ảnh nên đạo Hồi tuyệt đối không thờ ảnh tượng.

- Cương lĩnh của đạo Hồi thệ hiện qua lục tín :

Tin chân thánh, tin thánh Ala là duy nhất

Tin thiên sứ: có rất nhiều thiên sứ và mỗi người đảm nhận một việc.

Tin sứ giả: đạo Hồi tin rằng có 350 sứ giả nhận sứ mệnh Ala ủy thác trong

đó Mô-ha-mét là sứ giả quyền uy nhất

Tin tiền định gắn với thuyết định mệnh.

Tin kinh điển: kinh Cô-ran là kỳ tích có một không hai, là hiến pháp vĩnh cửu của đạo Hồi, là bộ lịch sử vĩ đại của các dân tộc A-rập

Tin kiếp sau, tức tin vào luân hồi.

Tín đồ Hồi giáo có 5 bổn phận chính:

Tuyệt đối tin vào thánh Ala là duy nhất, còn Mô-ha-mét là sứ giả của Ala, luôn tôn kính Ala và Mô-ha-mét.

Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm Thứ 6 hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ.

Trong tháng Ramadan phải thực hiện trai giới, đó là thời điểm quan trọng nhất với tín đồ Hồi giáo để thể hiện niềm tin tuyệt đối của mình.

Nape thuế và bố thí cho người nghèo là bổn phận của Hồi giáo vừa để xây cất thánh thất vừa gieo mầm thiện cho kiếp sau.

Hành hương đến Caaba là nghi lễ quan trọng nhất của tín đồ Hồi giáo, chi diễn ra một lần trong đời.

 Đạo Hồi là tôn giáo trẻ, ra đời vào thế kỷ thứ VII khi thế giới đã có đạo Phật, đạo Ki-tô Nhưng sự phổ biến của tôn giáo này rất rộng rãi: nó có mặt ở hàng trăm quốc gia, thành quốc giáo của nhiều nước như Indonexia, Libi, Angieri, Ma- rốc…

2 Văn học

Trang 24

- Văn học dân gian rất phát triển ở A-rập, đặc biệt là thơ ca truyền miệng.

Từ khi hồi giáo ra đời thơ ca chép bằng chữ cũng ra đời.

Tác phẩm nổi tiếng thế giới của A-rập là Nghìn lẻ một đêm Tác phẩm

được hình thành từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, bắt nguồn từ Ba Tư, dần dần được

bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ và Hy Lạp

3 Nghệ thuật

Môn thư pháp rất được coi trọng, loại hình nghệ thuật này đặc biệt phát triển ở thánh đường, lăng mộ, trở thành họa tiết trang trí đặc sắc Lăng mộ với những đặc điểm nhiều tháp nhọn, cổ vòm, sân rộng…các thánh đường ở Đa-mat (Xiri), Cairo (Ai Cập)…

Âm nhạc: người A-rập phát minh ra nhiều nhạc cụ như lia, sáo, trống…

Họ cũng là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng

4 Khoa học tự nhiên

- A-rập tiếp thu và phát triển hệ thống chữ số Ấn Độ để xây dựng hệ chữ

số A-rập mà ngày nay toàn thế giới đang dùng Họ cũng giải được phương trình bậc 4

Nhà toán học tiêu biểu là Muhamet Ialgorezinmuxa (783 – 850), ông đã xuất bản sách tính toán đại số và thuật toán

Vật ly nhà khoa học tiêu biểu nhất là Al-Haitoham Tác phẩm “ Linh quang học” của ông có tính chất khoa học nhất thời trung đại.

Chính nhờ tác phẩm của ông mà các nhà vật lý học phương Tây đã chế tạo

ra kính hiển vi và kính viễn vọng.

Người A-rập còn có vai trò trung gian trong việc truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông cũng như chữ số Ấn Độ, giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn …sang phương Tây.

A-rập là quốc gia rất chú trọng giáo dục và bảo tồn tinh hoa văn hóa thế giới Rất nhiều thư viện, nhiều trường đại học có mặt ở A-rập, sách cổ được sao chép dịch thuật, được đánh giá ngang với kim cương và vàng

CHƯƠNG II

VĂN MINH ẤN ĐỘ

Trang 25

I TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI

1 ĐỊA LÝ VÀ CƯ DÂN:

- Ấn Độ là một bán đảo lớn ở miền Nam Á gần như hình tam giác; phía tây nam và đông nam giáp Ấn Độ dương;dài khoảng 3.000km, rộng 2.100km phía

Bắc là dãy núi Hy-ma-lay-a án ngữ theo vòng cung dài 2.600km, là biên giới tự nhiên ngăn cách giữa Ấn Độ với Trung Quốc.

- Dãy núi Vin-dia cũng là biên giới tự nhiên đã chia Ấn Độ ra làm hai miền

Nam-Bắc.

Miền Bắc có hai con sông lớn chảy qua: sông Ấn và Sông Hằng

+ Sông Ấn là (Inđus), tên nước Ấn Độ đặt theo tên của dòng sông này + Sông Hằng được coi là dòng sông thiêng, nơi tiến hành các nghi lễ tôn

giáo.

Hai con sông đã bồi đắp cho Ấn Độ những vùng đất phù sa rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nên người Ấn Độ sớm xây dựng cho mình nền văn minh rực rỡ.

- Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Đêcan rộng lớn, tạo điều kiện cho khai

thác khoáng sản và phát triển chăn nuôi.

- Ấn Độ có địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau Thiên tai khắc nghiệt nhiều khi tàn phá cuộc sống, nhưng có lúc lại rất thuận lợi

 Tính 2 mặt của tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống văn hóa

Ấn Độ vốn vừa khổ hạnh trầm tư, vừa hồn nhiên,phóng khoáng thấm đượm màu sắc tâm linh, luôn coi trọng các giá trị tinh thần.

Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 T.C.N.) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ

Dân cư: Dân cư Ấn Độ là một cộng đồng phong phú với hàng trăm tộc người đã được đồng hóa bằng tinh thần Ấn Độ

- Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông

Ấn là những người Đraviđa (thuộc đại chủng tộc Á- Úc) Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ

Trang 26

- Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có tộc người Aria -da trắng (thuộc đại chủng tộc Ấn- Âu) tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn

Trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp , Hung Nô , Ả Rập Saudi , Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ.

- Thời Cổ trung đại, Ấn Độ bao gồm cả Băng la-đét, Nê-pan, Pa-kix-tan

2 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc trong gia đình

- Thủ công nghiệp phát triển sớm (người ÂĐ cổ đại đã biết chế tác các đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí, chế tạo vũ khí…)

- Thương nghiệp: đã có sự trao đổi giữa các công xã và các nước lân cận  Kinh tế thủ công nghiệp, mang tính tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu

- Chính trị xã hội

+ Bộ máy nhà nước Ấn Độ còn đơn giản, được xây dựng theo thể chế quân chủ chuyên chế

+ Xã hội phân chia thành 3 giai tầng: quý tộc, nông dân công công xã và nô lệ

 Do đặc điểm lịch sử và cư dân, cùng với sự phân hóa về giai tầng, nên xã hội

Ấn Độ thời cổ trung đại mang đậm nét chế độ đẳng cấp Vacna

2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI ẤN ĐỘ: 4 THỜI KỲ LỚN

a.Thời kỳ văn minh sông Ấn: (3.000 đến 1.800 TCN).

+Qua các di chi khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ;

+Chữ viết đã xuất hiện

Minh chứng về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia , từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.

Trang 27

b Thời kỳ Vê đa: (1.600-TK I T CN )

- Người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ, chinh phục người Đravêđa sống ở lưu vực sông Hằng bắt người dân bản xứ làm nô lệ  hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên

- Người Aryan mang theo tiếng Phạn và tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các

vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra , thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng

-Vấn đề về chế độ đẳng cấp và (varna) và đạo Bàlamôn đã xuất hiện.

Thời kỳ Vêđa là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ cổ đại, như đạo Rig- Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đạo Jaina…

c Ấn Độ từ TK VI TCN – TK XII

Từ TK VI TCN, bắt đầu có sử sách thành văn

+ Ấn Độ có 16 nước (mạnh nhất là Mayada) Năm 237 quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chi huy tấn công AĐ; nhân dân AĐ đã đấu tranh chống lại thiết lập vương triều Môrya (321- 236TCN), triều đại huy hoàng nhất lịch sử AĐ cổ đại

+ Thời vua Axôca (273- 236TCN): vương triều Môrya đạt giai đoạn cường thịnh nhất Đạo Phật phát triển trở thành quốc giáo Sau khi Axôca mất, vương triều Môrya bị diệt vong.

+ Vương triều Gupta và Hasca (TK V- XII): trong thời gian này Ấn Độ liên tục bị ngoại tộc xâm chiếm và bị chia cắt

d Ấn độ từ TK XIII đên TK XIX

+ Thời kỳ Xuntan Đêli (1206- 1526): có đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo đạo Hồi thành lập, cai trị

+ Thời kỳ Môgôn (1526- 1857): người Mông Cổ theo đạo Hồi xâm chiếm AĐ, đến năm 1526 lập nên vương triều Môgôn

+ Đến khoảng TK XVIII, thực dân Anh bắt đầu xaam chiếm Ấn Độ Năm 1849

AĐ trở thành thuộc địa cuả Anh, năm 1857 vương triều Môgôn hoàn toàn bị diệt vong

Trang 28

Xã hội Ấn Độ cổ trung đại có đặc điểm nổi bật sau:

Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn

Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt

Chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất và lao động

Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

II NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ

1.CHỮ VIẾT:

- Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những ký hiệu đồ hoạ.

- Vào TK VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami , ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này

- Trên cơ sở chữ Brami, thế ki v TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit , đây

là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

2) Văn học: gồm Vêđa và sử thi

a Vêđa:

Kinh Vệ Đà, hay Phệ-đà ( tiếng Phạn : ववेद; tiếng Anh: Veda) Kinh Vêđa là một

bộ kinh cổ nhất Ấn Độ và nhân loại Đó là một bộ sách chứa đựng những tư tưởng, quan điểm, những tập tục, lễ nghi của nhiều bộ tộc Arya; được xem như

là cội gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ

Véda có nghĩa là “hiểu biết" Trong kinh có những bản tụng ca để ca ngợi các

vị thần Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ

Toàn thể bộ kinh gồm bốn tập:

Rích- Vêđa ( Rig Véda ): có nghĩa là “tán ca”, tán tụng Vêđa Đây là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ gồm 1017 bài ,sau được bổ xung 11 bài dùng để cầu nguyện, chúc tụng công đức của các vị thánh thần.

Trang 29

- Sama- Vêđa ( Sâma Véda ): gồm 1549 bài thơ, là tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ.

Yagiua- Vêđa ( Yayur Véda ): là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi lễ dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa )

- Atharva- Vê đa ( Atharva Véda ): gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa chú, ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân, gây họa cho kẻ thù

b) Sử thi: Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana

Mahabharata: là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ, nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata Tác phẩm này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

- Ramayana là một bộ sử thi dài 48000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á như Riêmkê ở Campuchia , Riêmkhiêm ở Thái Lan …

Tóm lại: Đây là hai bộ sử thi đồ sộ gấp 4 lần “ Iliat và Ôđi-xê” thực sự là những công trình được sáng tạo tập thể, là những tác phẩm nổi tiếng được bổ sung từ thế

hệ này qua thế hệ khác và trở thành niềm tự hào của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại, thành nguồn cảm hứng của các thể loại văn học khác nhau và lan truyền hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vì thế người ta gọi Ấn Độ là xứ sở của Sử thi

- Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

- Những tác phẩm của Calidaxa: vở kịch Sơcuntơra và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ

“ Nếu có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu

Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn

Nếu ta muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,

Thì tôi gọi: Sơcuntla

Tiếng đó nói lên tất cả” - Gớt

Trang 30

Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

- Những tác phẩm của Calidaxa: vở kịch Sơcuntơra và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ

“ Nếu có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu

Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn

Nếu ta muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,

Thì tôi gọi: Sơcuntla

Tiếng đó nói lên tất cả” - Gớt

* Đặc trưng:

• Dùng ngôn ngữ dân gian, không dùng ngôn ngữ cung đình

• Phản ánh đyợc tâm ty nguyện vọng của quần chúng

III NGHỆ THUẬT

Thời kỳ Harappa các công trình chủ yêu đyợc xây bằng gạch Đên thời kỳ Môrya

thì lại chủ yêu bằng đá, các công trình tiêu biểu là: cung điện, chùa, tháp, trụ đá

• Tháp (Stupa): Hình bán cầu có chứa xaìliò của Đức Phật và các vị Bồ Tát Điểnhình nhất là tháp Xansi (Sanchi) xây từ TK III TCN ở Trung Ấn

• Trụ đá: tyợng tryng cho các trụ trời dùng để thờ Phật, đyợc xây dựng nhiều nhất ởthời kỳ Axôca, tiêu biểu là trụ đá Xacsna (Sarnath)

• Chùa Hang: đyợc xây dựng phổ biên từ TK II TCN đên TK X, tiêu biểu là chùaAjanta, Enlora ở Trung Ấn

Thời Xuntan Đê li và Mô gôn, nhiều nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ

mà đặc điểm là mái tròn, cửa vòm, tháp nhọn có bao lớn lộ thiên và cột trống thanh thoát

Lăng Taj Mahan (1632) kiệt tác của nền kiến trúc nhân loại Do 24000 thợ xây dựng từ nhiều quốc gia, bằng đá cẩm thạch, vàng bạc châu báu, gồm 12 mặt (580x304m) mỗi góc có Tháp vút cao, cửa chính bằng bạc.

Nghệ thuật tạc týợng từ TK I trở về sau tiêu biểu là týợng Phật, Siva, Visnu bằng đá ở Ganđara

IV KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thiên văn:

Trang 31

- Họ biết chia một năm = 12 tháng, một tháng có 30 ngày, một ngày có 30 giờ, cứ 5 năm có một tháng nhuận.

- Biết hiện týợng nhật thực và nguyệt thực Biết trái đất mặt trăng là hình cầu.

- Biết ngày hạ chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm, khoảng 21,22 tháng 6 dương lịch) Ngày đông chí (ngày mặt trời xa xích đạo nhất trong năm,

khoảng 21,22 tháng 12 dương lịch, ngày ngắn nhất và đêm dài nhất ở bắc bán cầu)

- Tính được chu ky trăng tròn và trăng khuyết, phân biệt được 5 hành

tinh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

- Tác phẩm thiên văn cổ xưa nhất ra đời vào thế ki V TCN (Xítđan ta)

2 Toán học

- Ngýời Ấn Độ phát minh ra chữ số 0 (synhia).

- Quan trọng là tìm ra sôì đếm: 10 chữ số

- Đến TK VI, tính được số pi chính xác bằng 3,1416.

Thế kỉ VIII, giải đýợc phýõng trình vô định bậc hai mà ngýời Châu Âu 1000

năm mới giải được.

Biết tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác… biết đýợc

mối quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

Trang 32

- Người Ấn Độ cổ đã biết đýợc nhiều bệnh, biết chữa nhiều bệnh, biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh và chế ra thuốc gây tê, gây mê…

- Nhiều thầy thuốc giỏi, tiêu biểu: Xurusta, Saraca.

- Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

V Tôn giáo:

1 Đạo Bàlamôn ( Ấn Độ giáo) là đạo bản địa của người Ấn:

Bàlamôn được hình thành từ trên cơ sở phát triển của xã hội, từ sự không bình đẳng về giai cấp, và từ tín ngưỡng trong dân gian

Trong xã hội Ấn Độ cư dân được chia làm 4 đẳng cấp:

Brama: tầng lớp tăng lữ, tôn giáo

Ksatơrya: đẳng cấp của các chiến sỹ

Vaisya: đẳng cấp của tầng lớp bình dân

Suđra: dẳng cấp của những người cùng khổ (hầu hết là con cháu của những người bại trận)

- Đây là một tôn giáo đa thần, không có người sáng lập Bàlamôn thờ nhiều

thần:

+ Brahma: Đấng sáng tạo- là vị thần cao nhất.

+ Shiva: Đấng hủy diệt- là vị thần huỷ diệt cao nhất.

+ Vishnu: Đấng bảo tồn- là vị thần phù hộ cao nhất

- Triêt ly Bà làmôn quan trọng là thuyêt luân hồi (kiêp sau) Đời người có 4 mụcđích

+ Dharma: hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo

+ Artha: mưu sinh và thành đạt trong xã hội

+Kama: thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ

+ Moksa: giải thoát khỏi vòng luân hồi, bằng cách giải trừ hết các nghiệp; Khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế trần gian- tức là luân hồi

- Đời người phải trải qua 4 giai đoạn

+ Brahmacharga: học tập

+ Grhastha: lập gia đình, tạo sự nghiệp

Trang 33

+ Vanaprastha: hướng về tâm linh

+ Sanrgaru: Thoát ly xã hội để tu hành

- Luân lý: con người phải chịu 3 trọng ơn

+ Không tham lam

+ Không buông thả theo ham muốn

+ Phải sạch sẽ, tinh khiết

Đến thế kỷ VII, khi Phật giáo suy yếu, Bàlamôn có dịp hưng thịnh trở lại.

- Từ thế ki VII-IX đýợc bổ sung đối tượng sùng bái (nhiều vị thần khác),

và sửa đổi lại những lễ nghi, từ đó Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu

- Nhưng đối tượng sùng bái của Hinđu vẫn là 3 vị thần chính:

Brama, Siva, Visnu

- Ngoài các vị thần trong tự nhiên, Hinđu thờ nhiều loại động vật, trong đó

khi và bò là hai loại động vật đựơc sùng bái nhất.

Trang 34

- Triết lý vẫn coi trọng thuyết luân hồi (kiếp sau), Hinđu vẫn coi trọng chế độ đẳng cấp.

- Ngày nay có trên 84% dân số Ấn Độ đi theo đạo Hinđu và Hinđu đã truyền bá sang nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là khu vực Đông Nam Á)

Kinh Upannishad đã đýa tý týởng Ấn độ cổ đại Hinđu phát triển lên thành một học thuyết tôn giáo

3 Đạo Phật

Đạo Phật ra đời thế kỷ VI TCN (Thiên niên kỷ I TCN)

- Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Siddharatha Gautama

(Xítđacta), hiệu là Xakiamuni thường gọi là phật Thích Ca Mâu Ni, sinh năm 563TCN, (Năm 29 tuổi bắt đầu đi tu, năm 35 tuổi thì tìm thấy nguồn gốc của sự đau khổ và con đường cứu vớt

Kinh Tam Tạng của Đạo Phật:

Kinh Tạng: Lời dạy của Đức Thích Ca.

Luật Tạng: Quy định về tôn giáo.

Luân Tạng: Những bài luận về giáo lý.

Tư tưởng đạo Phật chống lại Bàlamôn

Học thuyết đạo Phật chủ yếu tập trung vào nỗi khổ và sự giải thoát.

Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ” – Lời nói của Thích Ca Mâu Ni

Nội dung chủ yêu tập trung vào tứ diệu đê

- Khổ đế: chân lý nói về nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử)

- Tập đế: chân lý nói về nguồi gốc nỗi khổ

- Diệt đế: Chân lý nói đến sự chấm dứt nỗi khổ

- Đạo đế: Con đường diệt khổ bằng cách đi tu

Con đường diệt khổ (Bát chính đạo):

1 Chính kiến: tín ngưỡng đúng đắn

Trang 35

2 Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn

3 Chính ngữ: nói năng đúng đắn

4 Chính nghiệp: hành động đúng đắn

5 Chính mệnh: sống đúng đắn

6 Chính tịnh tiến: mơ tưởng những cái đúng đắn

7 Chính niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn

8 Chính định: tập trung tư tưởng, ngẫm nghĩ đúng đắn

- Về giới luật: tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ giới):

1 Không sát sinh

2 Không trộm cắp

3 Không tà dâm

4 Không nói dối

5 Không uống rượu

- Đạo phật không chủ trương xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng tuyên truyền

sự bình đẳng, mở đường giải thoát về tinh thần.

- Không tán thành bạo lực, chủ trương dùng thiện để cảm hoá ác, nên bị giai cấp thống trị lợi dụng.

Sự phát triển của Đạo phật:

- Từ thế kỷ V TCN đến năm 100 sau công nguyên, trải qua bốn lần đại hội, soạn thảo về qui chế, chấn chinh về tổ chức, đạo phật phát triển rộng rãi ở Ấn

Độ và trên thế giới.

- Sau lần đại hội thứ 4, cải cách giáo lyì, đạo Phật đýợc hình thành 2 giáo phái

đó là:

* Đại Thưa: theo ngýời Ấn Độ, đây là cỗ xe lớn, con đýờng cứu vớt rộng, chi

cần những người có lòng tin hướng về phật là được cứu vớt, không cần phải tu hành khổ hạnh.

* Tiểu Thưa, cỗ xe nhỏ, con đýờng cứu vớt hẹp, phải tu hành khổ hạnh mới

đýợc cứu vớt.

Trang 36

Về sau đạo Phật được truyền bà ở nhiều nýớc ở Châu Á trong đó có Việt Nam.

4 Đạo Jain (Kỳ na)

- Truyền thuyết do Mihariva là người sáng lập

- Đạo Jain khắc phục sự ham muốn

- Chủ trương không thờ thượng đế (thờ các loại thần) Đạo Jain cho rằng mọi vật có linh hồn, tán thành thuyết luân hồi, có 5 giới luật.

- Đạo Jain chống lại Bàlamôn, chống lại chế độ đẳng cấp.

- Đến thế kỷ I SCN, hình thành hai giáo phái: Áo trắng và Khoả thân.

- Do sự khắt khe và kỷ quặc của đạo Jain nên chi có 0,7 % dân số Ấn Độ đi theo

5 Đạo Xích (Đệ tử)

- Dựa vào giáo lyì Hinđu và Đạo Hồi, cuối XV-XVI đạo Xích đựợc ra đời, người sáng lập Nanácđép.

- Đạo Xích tin vào một vị thần cao nhất: Thánh Ala

- Đạo Xích chống lại chế độ đẳng cấp, thực hiện bao dung, yêu mên con người

- Đạo Xích chiếm 2% dân số Ấn Độ đi theo (Bang Pungiáp)

6 TRIẾT HỌC

- Trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò quan trọng Triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về thế giới; là sự thống nhất trong đa dạng

- Triết học cổ đại Ấn Độ được chia thành 2 hệ thống với 9 trường phái; hệ thống chính gồm 6 trường phái: Mimasa, Vêđanta, Samkhuya, Nyaya, Vaisesika.

Hệ không chính thống gồm 3 trường phái Jainism (Kỳ na giáo), Buddhism (Phật giáo) và Lokayata (Carvaka)

Jainism- trường phái triết học mang đượm màu sắc tôn giáo (ra đời vào

TK VI TCN)

- Quan điểm: mang tính mâu thuẫn

Trang 37

+ Theo duy vật khi giải quyết các vấn đề bàn thể luận – coi vật chất là bản thể vũ trụ, tồn tại một cách khách quan trong không gian và thời gian

+Khi giải quyết vấn đề nhận thức luận, lại theo chủ nghĩa duy tâm, chủ quan và gtương đối luận- coi mọi mệnh đề cũng như khách thể nhận thức đều có tính ước lệ, tương đối, chưa đày đủ vò nó được xác định bởi chủ thể nhận thức

Vaiseika- xuất hiện vào TK III TCN, trình bày học thuyết nguyên tử và hệ thống gồm 7 phạm trù triết học (thực thể, thuộc tính, vận động, cái chung, cái đặc thù, tồn tại, không tồn tại) Tập trung phân tích 2 phạm trù thực thể và thuộc

tính

+ Thực thể: có 9 phạm trù phụ thuộc, thuộc 2 nhóm vật chất và phi vật chất Nhóm vật chất gồm: đất, nước, lửa, không khí, ethe

Nhóm phi vật chất gồm: thời gian, không gian, linh hồn, trí tuệ

+ Thuộc tính gồm 24 phạm trù con: xúc giác, vị giác, thịgiác, khứu giác, thính giác, lượng, liên kết, phân rã, đại lượng, xác định, khuyêch tán, hội tụ, khả năng, học hỏi, thỏa mãn, đau khổ, mong muốn, thiện và ác, nỗ lực, ấn tượng, ghét

bỏ, nhầy nhụa, nạng nề, lưu động và nhanh nhẹn

 Phân tích 2 phạm trù thực thể và thuộc tính, coi chúng như những phạm trù đóng vai trò cơ bản trong quá trình nhận thức thế giới; nêu được những thuộc tính khác nhau của giới hữu cơ và vô cơ

Nyaya: xuất hiện vào TK I sau CN

- Quan niệm: thế giới tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người; nhận thức là quá trình phát hiện khách thể và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn

- Chú trọng đến vấn đề logic, đưa ra hệ thống 16 phạm trù logic./.

Trang 38

1 Điều kiện địa ly:

- Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong những cái nôi của nền VM nhân loại.

Trung Quốc là một nước lớn ở châu Á và thế giới nằm ở Đông bắc

Á Ngoài đại lục, còn có nhiều đảo, trong đó có đảo Hải Nam là đảo lớn nhất

Diện tích: khoảng 9.600.000km2, phía đông giáp biển; đường biên giới đất liền dài hơn 20.000km từ đông bắc đến phía nam, tiếp giáp với Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Cadăcxtan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam…

Có hai con sông lớn bắt nguồn từ phía tây chảy ra Biển Đông là

Hoàng Hà ở phía bắc dài 5.464km và Trường Giang (Dương Tử) ở phía nam dài

- Khi mới thành lập Trung Quốc chi là một vùng đất nhỏ ở lưu vực sông Hoàng Hà.

- Từ TK III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, không ngừng đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

- Lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc được xác định vào đầu TK

XX, sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911).

2 Cư dân:

- Loài người xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc, gần đây người ta

tìm thấy dấu tích của người vượn ở vùng Vân Nam, có niên đại 1.700.000 năm.

Cư dân TQ chủ yếu thuộc chủng Mông Cổ, cư trú sớm nhất ở lưu

vực sông Hoàng Hà lúc đầu được gọi là Hoa hoặc Hạ

Cư dân lưu vực sông Trường Giang (địa bàn các nước Sở, Ngô, Việt), có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà

Trang 39

Sau khi Trung Quốc thống nhất vào thời Tần người Hạ có sự cộng đồng về sinh hoạt, kinh tế, chữ viết với cư dân khu vực sông Trường Giang dần hình thành một dân tộc vào thời Hán, được gọi là Hán tộc

Thời cận đại Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc, dân tôc Hán chiếm

đa số (93% dân sôì)

Tên nước Trung Quốc thường được đặt tên theo tên của các triều đại Người Trung Quốc cho rằng họ là quốc gia văn minh, là trung tâm của thiên

hạ, các nước xung quanh chi là chư hầu, man di lạc hậu Từ đó họ có tên là Trung Hoa.

- Đến năm 1912, khi triều đại cuối cùng của Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn, tên Trung Hoa chính thức trở thành tên nước Trung Quốc.

- Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc tạo ra một lớp người có đặc tính bình tĩnh và thâm trầm.

3 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Thời Hạ Vũ (tư thế kỉ XXI-XVI TCN)

- Sự phân hoá xã hội phát triển mạnh, quyền uy thuộc về các thủ lĩnh hoặc liên minh bộ lạc lớn mạnh, xã hội chuyển qua giai đoạn có giai cấp và nhà nước ( bộ máy quan lại, quân đội, nhà tù được thiết lập)

- Nhà Hạ là vương triều đầu tiên ở Trung quốc Vua bắt đầu

truyền ngôi và nối ngôi, là cơ sở cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.

Nhà Thương (tư thế kỉ XVI-XII TCN)

- Từ TK XVI TCN, nhà Hạ bị suy yếu, nhà Thương lật đổ nhà Hạ

lập lên vương triều Thương.

Trang 40

- Chế độ chiếm hữu nô lệ được ổn định và phát triển Người Trung Quốc

đã biết sử dụng đồ đồng và chữ viết ra đời.

Nhà Chu (tư thế kỉ XI-III TCN).

- Trong 8 thế kỷ nhà Chu trải qua hai thời kỳ: Tây Chu và Đông chu.

- Sau đó là các thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc, sự đấu đá tranh giành

quyền lực của các nước.

- Cho đến TK III TCN nhà Tần đã đánh bại các nước thống nhất

toàn Trung Quốc.

b Thời kỳ trung đại (từ năm 221 TCN đên năm 1911)

Là lịch sử hơn 2000 năm thống trị của các vương triều phong kiến ở Trung Quốc,

- Nhà Tần: từ năm 221- 206 TCN (Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm

246 TCN) Trong vòng 10 năm (từ 230- 221TCN) nhà Tần đã tiêu diệt 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thống nhất toàn Trung Quốc, xây dựng nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền.

- Sau một thời gian (15 năm) tồn tại và phát triển, nhà Tần đi vào suy yếu (206TCN), từ đó Trung Quốc rơi vào thời kỳ hỗn chiến, năm 206 TCN nhà Hán thống nhất toàn Trung Quốc, nhà Hán tồn tại đến năm 220 SCN.

Từ đó về sau Trung Quốc trải qua nhiều triều đại khác nhau, và cho đến triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Thanh.

Lịch sử Trung Quốc trải qua 4000 năm từ triều đại nhà Hạ đến nhà Thanh, đã đạt được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực  đóng góp rất lớn cho nền văn minh nhân loại.

II NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC

1 Chữ viêt:

- Ra đời từ thời nhà Thương

- Chữ viết trên mai rùa và xương thú  Chữ giáp cốt

Ngày đăng: 01/09/2016, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w