ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÃ VĂN MỪNG LỊCH SỬ DÒNG HỌ LÃ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI NÙNG Ở XÓM BẮC PHONG XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÃ VĂN MỪNG
LỊCH SỬ DÒNG HỌ LÃ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI NÙNG Ở XÓM BẮC PHONG
XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH : LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Hà Thị Thu Thuỷ
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơnchân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Văn thư và các thầy côtrong khoa lịch sử - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình chỉbảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốtnghiệp
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáoPGS.TS Hà Thị Thu Thuỷ - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tìnhcho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng ban chức năngcủa Ủy ban nhân dân xã Dân Tiến đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhthu thập số liệu, tài liệu cho việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp của tôi
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,khuyến khích tôi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 4 năm 2014
Tác giả
Lã Văn Mừng
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÓM BẮC PHONG XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN 9
1.1 Tên gọi và lịch sử xóm Bắc Phong 9
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 12
1.3 Dân cư và thành phần dân tộc 13
1.4 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội xóm Bắc Phong 17
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ DÒNG HỌ LÃ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI NÙNG Ở XÓM BẮC PHONG XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN 21
2.1 Lịch sử dòng họ Lã 21
2.2 Một số đặc trưng văn hoá dòng họ Lã 25
2.2.1 Đặc trưng trong hoạt động sản xuất 25
2.2.2 Đặc trưng trong tập tục chu kỳ đời người 28
2.2.3 Đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 42
2.2.4 Những nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp 47
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 55
Trang 4Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anhem; Dao, Tày, Nùng, Kinh, Sán Chay, H’Mông,…, với các họ lớn nhưNguyễn, Lê, Hoàng, Lã, Lý, Trương, Hà,… Trong đó họ Lã là một trong sốcác dòng họ chính của người Nùng ở địa phương Dòng họ này định cư tạixóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốclịch sử lâu đời, có nhiều phong tục tập quán riêng trong sản xuất, sinh hoạtvăn hóa vẫn được duy trì đến nay Tuy nhiên, trước tác động của những yếu
tố khách quan và chủ quan, lịch sử dòng họ và một số phong tục tập quán cógiá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị mai một Là một người con củadòng họ, tôi nhận thức được rằng việc nghiên cứu đặc trưng dòng họ Lã trongcộng đồng người Nùng không chỉ giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử,phong tục tập quán của dòng họ này mà còn góp phần bảo tồn những giá trịvăn hóa của tộc người
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Lịch sử dòng họ Lã trong cộng đồng người Nùng ở xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ
Trang 5Nhai tỉnh Thái Nguyên Qua việc nghiên cứu đề tài cũng là một đóng góp
nhỏ trong việc củng cố giá trị văn hóa, lịch sử của dòng họ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - văn hoá mang tính phổ quát, xuất hiện
từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền văn hoá Trên thế giới, đã từlâu dòng họ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với cácphân nhánh chuyên sâu: sử học, triết học, di truyền học, dân tộc học, nhân họcđại cương, gia phả học, xã hội học…
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm này, việc nghiên cứu dòng họ đã đạtđược những thành tựu rất đáng ghi nhận Trước năm 1945, tuy không nhiềusong đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về dòng họ Trong số đó phải
kể đến các công trình tiêu biểu của các tác giả: Phan Kế Bính, Pierre Gourou,Đào Duy Anh … Sau năm 1945, đặc biệt là từ những năm 1986, trong khôngkhí đổi mới với tư tưởng chỉ đạo của Đảng: xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều công trình nghiên cứuchuyên và không chuyên về dòng họ lần lượt được xuất bản Tiêu biểu là côngtrình của các tác giả: Toan Ánh, Nguyễn Đức Dụ, Lê Trung Hoa, Mai VănHai, Phan Đại Doãn, Nguyễn Từ Chi…Nhiều cuộc hội thảo về dòng họ đượctiến hành với qui mô khác nhau Việc nghiên cứu gia phả được thúc đẩy, trởnên sôi nổi với nhiều địa chỉ trang web
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã cónhiều bài viết về dòng họ của một số dân tộc thiểu số cũng được đăng tải trênmạng internet Sau khi xử lý các nguồn tài liệu trên phương diện này tôi đãtham khảo bài viết tại Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc - Người Nùng tại web.cema.gov.vn v.v… cung cấp thông tin về các hoạt động trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần của dân tộc Nùng
Trong tác phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu,của nhà nước”, mặc dầu đã được kế thừa rất nhiều thành tựu nghiên cứu xuấtsắc từ công trình “Xã hội cổ đại” của L.H Moocgan (1818-1881), song F Ăng
Trang 6ghen (1820-1895) vẫn phải thừa nhận những khó khăn bất khả kháng trongnghiên cứu dòng họ bởi “nguồn gốc và bản chất cho đến nay vẫn còn mù mịtđối với tất cả các nhà sử học của chúng ta”.
Cuốn “Những điều nên biết về phong tục Việt Nam”, Bảo Thắng chủ
biên(2006), Nxb Văn hoá thông tin đã giải toả được phần nào nỗi băn khoăn vàlúng túng về các phong tục đã tồn tại lâu đời ở nước ta Từ việc phân tích nhữngđiều hay, dở mà trong cuốn sách giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về phong tụctập quán và có một cách nhìn nhận riêng, áp dụng trong đời sống thực tế [3]
Công trình “Bảy dòng họ thổ ty Lạng Sơn”, của tác giả Lã Văn Lô là một
trong những tác phẩm nghiên cứu về các dòng họ dân tộc ít người tại một địaphương Các dòng họ này đã được đề cập tới vai trò của dòng họ thổ ty tronglịch sử, công lao và những đóng góp trong việc bảo vệ biên cương phía Bắc,được triều đình phong kiến ban cho đất đai, chức tước, bổng lộc nối đời kếtục, trấn thủ nơi biên thùy [8]
Tác giả Đào Duy Anh, “Đất nướcViệt Nam qua các đời” (2010), Nxb Văn
hoá thông tin đã khái quát quá trình lịch sử nước ta từ khi hình thành đến nay,quá trình đấu tranh chống xâm lược của các dòng họ theo tiến trình lịch sử [3]
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các dòng họ của người Việt Nam
như: “Họ và tên người Việt Nam”, xuất bản năm 1992 của Lê Trung Hoa.
Trên cơ sở thống kê 931 họ ở Việt Nam, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số
dòng họ lớn như Nguyễn, Trần…Công trình “Sơ thảo tính danh học Việt Nam” - xuất bản tại hải ngoại năm 2003, của tác giả giả Nguyễn Long Thao
đề cập tới danh xưng đặc biệt, tên họ, tên đệm, tên chính, tục lệ, kỵ húy và sựxưng hô tên người Việt Nam [10]
Nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số là một trong những hướng nghiên cứuquan trong khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các ngành như dân tộc học,nhân chủng học, địa danh học, văn hóa học,… Trong đó dòng họ hay gia tộc
Trang 7là đối tượng của một khoa học mới là phả hệ học thu hút sự chú ý của nhiềunhà nghiên cứu
Việc nghiên cứu dòng họ ở Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn,nhất là vấn đề gia phả - khâu then chốt nhất để nghiên cứu dòng họ Trong khinhiều quốc gia đã nghiên cứu chuyên sâu môn Gia phả học với hệ thống gần
200 trường đại học danh tiếng trên thế giới thì ở Việt Nam, thành tựu nghiêncứu gia phả học còn rất khiêm tốn Việc sưu tầm gia phả cũng gặp không ítkhó khăn Vì những lý do khác nhau nên rất nhiều cuốn gia phả có giá trị cao
về văn hóa, lịch sử hiện vẫn đang lưu truyền trong dân gian mà giới nghiêncứu chưa thể sưu tầm Bên cạnh đó sự đơn điệu về mặt phương pháp nghiêncứu đã hạn chế rất nhiều thành tựu nghiên cứu về dòng họ ở Việt Nam Vìnhững khó khăn khách quan và chủ quan nêu trên nên so với nhiều mảng vănhóa khác, những thành tựu nghiên cứu về văn hóa dòng họ thường mỏng vàthưa vắng Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu lịch sử dòng họ Lã ở xóm BắcPhong, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sẽ góp thêm một phầnnhỏ vào việc nghiên cứu dòng họ từ góc nhìn lịch sử nguồn gốc, văn hóa Vớihướng tiếp cận này, chúng ta sẽ có thêm một cơ sở khoa học để khám phá sâuhơn bản sắc văn hóa Việt Nam từ góc nhìn văn hóa dòng họ
Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên đây cho thấy việc nghiên cứu
về dòng họ nói chung và văn hóa dòng họ nói riêng của các dân tộc thiểu sốđang là một hướng nghiên cứu mới Đối với việc nghiên cứu về lịch sử dòng
họ Lã, những công trình này là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tiếp cậnnghiên cứu và hoàn thiện đề tài
3 Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đề tài nghiên cứu Lịch sử văn hóa dòng họ Lã ở xóm Bắc Phong xã DânTiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
3.2 Nhiệm vụ
Trang 8- Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội của xóm Bắc Phong xãDân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Điều tra, khảo sát và làm rõ nguồn gốc lịch sử, đặc trưng văn hóa dòng
họ Lã trong cộng đồng người Nùng ở xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện VõNhai tỉnh Thái Nguyên
3.3 Mục đích
Tìm hiểu lịch sử của dòng họ Lã trong cộng đồng người Nùng ở xóm BắcPhong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ đó làm rõ nhữngđiểm tương đồng và khác biệt về lịch sử, phong tục tập quán với các dòng họckhác ở địa phương
3.4 Phạm vi
- Không gian: Chủ yếu là nơi định cư của dòng dòng họ Lã trong cộngđồng người Nùng tại xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh TháiNguyên
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu lịch sử và những phong tục tập quán củadòng họ Lã từ khi cư trú ổn định đến nay (từ 1900 - 2013)
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng hai phương pháp làphương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra còn sử dụng các phươngpháp điền dã dân tộc học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,…để hoànthiện đề tài
5 Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu lịch sử dòng họ của một dân tộc thiểu số góp phần làm
rõ và bổ sung vào nguồn tư liệu về dòng họ nói riêng và vào văn hoá tộcngười Nùng nói chung
6 Cấu trúc của đề tài
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục thì nội dung đềtài gồm hai chương:
Trang 9Chương 1: Khái quát về xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnhThái Nguyên
Chương 2: Lịch sử dòng họ Lã trong cộng đồng người Nùng xóm BắcPhong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ XÓM BẮC PHONG XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ
NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Tên gọi và lịch sử xóm Bắc Phong
Thôn xóm của người Nùng thường cư trú xen kẽ với người Tày, Kinh,H’mông Tuy vậy, họ cũng cư trú thành bản riêng trên cơ sở những nguồn lợi
tự nhiên như nguồn nước, đất đai, rừng núi,…để thuận lợi cho việc canh táclúa nước và làm nương rẫy Ranh giới giữa các bản thường được ước lệ bằngcon suối, dải đồi hoặc các vật có sẵn trong tự nhiên khác như luỹ tre, cây đa,
… Thực tế cho thấy ranh giới giữa các bản thường dựa trên cơ sở ý thức tựgiác về quyền chiếm hữu của cộng đồng Trong phạm vi đất đai của bản, cácthành viên có quyền cư trú, khai thác các nguồn lợi tự nhiên, đất đai để trồngtrọt và chăn nuôi Theo tập quán, họ thường lấy khu vực cư trú làm trung tâm
từ đó phát triển thành các khu vực trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt công đồng
về phạm vi và quy mô
Theo truyền thống, địa vực cư trú của người Nùng được hình thành trên cơ
sở dòng họ, mỗi dòng họ có một khu vực cư trú riêng Hiện nay do nhu cầuphát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, quan hệ hôn nhân,…, nên hầu hết cáclàng bản của người Nùng, các dòng họ đã cư trú xen kẽ Việc bố trí, xây dựngnhà cửa trong bản thường dựa vào phong thuỷ; hướng núi, sông, suối
Trang 10Tên gọi xóm Bắc Phong trước đây là bản “Cốc Nùng” thuộc tổng Tràng
Xá , “Cốc Nùng” dịch ra tiếng phổ phổ thông có nghĩa là bản gốc của người
Nùng Bởi vì nơi đây 100% là người Nùng sinh sống từ rất lâu đời Tuy
nhiên, tên gọi “Cốc Nùng” có từ bao giờ thì chưa có cơ sở để xác định chính xác được, chỉ biết là trước năm 1945 bản “Cốc Nùng” đổi tên thành xóm Bắc
Phong, thuộc xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Xóm Bắc Phong là nơi sinh sống của tuyệt đại đa số người Nùng từ hơnmột thế kỷ, nhưng nay địa danh này lại được đặt tên theo tiếng Kinh Bởi vìnơi đây nằm ở phía Bắc của huyện Võ Nhai, lại thường xuyên chịu ảnh hưởngcủa gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên gọi là xóm Bắc Phong
Bắc Phong có người định cư từ khi nào cần được nghiên cứu thêm Theotài liệu tự khảo sát ở địa phương cho biết, từ thời Bắc thuộc đã có người Nùngsinh sống ở đây nhưng không rõ là du canh hay du cư Và khi giặc phươngBắc sang đô hộ nước ta chúng đã tàn sát đồng bào ở đây rất dã man, hầu như
cả bản bị giết, chỉ còn lại chục người trốn thoát vào rừng Sau đó họ tiếp tụclàm ăn, sinh sôi nảy nở cùng với dân tộc ở các bản lân cận Cụ tổ 7 đời của họ
Lã đem theo anh em, gia đình, vợ con từ Na Sầm (Lạng Sơn) xuống khaihoang và sinh sống tại đây từ năm 1900 Tính đến nay đã được 4 đời, concháu phát triển nhanh chóng lan tỏa ra những xóm lân cận như Đồng Rã,Đồng Chuối của xã Dân Tiến huyện Võ Nhai[14]
Thời kỳ thực dân Pháp thống trị, chính quyền thực dân câu kết với tầnglớp trên ở địa phương bóc lột nhân dân ta Chúng thực hiện chính sách chia đểtrị, chia rẽ các dân tộc, dòng họ, lợi dụng triệt để sự khác biệt về phong tục để
dễ bề cai trị làm cho mối quan hệ giữa các dân tộ anh em bị rạn nứt Dòng họ
Lã duy trì quan hệ buôn bán, quan hệ hôn nhân và các mặt hoạt động xã hộikhác cùng dân tộc mình
Ngày 21/3/1945, chính quyền cách mạng huyện Võ Nhai - chính quyềncấp huyện đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên ra đời, đã đánh dấu mốc son chói lọi
Trang 11trong trang sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc VõNhai Tầng lớp trên tại địa phương bị đánh đổ Tuy nhiên, không lâu sau đóthực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân các tộc người Võ Nhai
đã đứng lên chiến đấu anh dũng, lập được nhiều thành tích
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hưởng ứng các
cuộc vận động lao động “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” nhân dân đồng
bào dân tộc nơi đây đã hăng hái sản xuất và chi viện một phần nhỏ bésức lực của mình cho cuộc kháng chiến Và nhiều anh hùng đã ngãxuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc
Sau năm 1975, để bảo vệ nền độc lập thống nhất non trẻ và thực hiệnnhiệm vụ quốc tế, bảo vệ biên giới phía Bắc hơn chục thanh niên xóm BắcPhong nói chung và thanh niên dòng họ Lã nói riêng đã lên đường nhập ngũ ởcác chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc (thời kỳ 1979-1988) Saukhi thực hiện chủ trương đổi mới từ sau Đại hội Đảng lầ VI (12/1986), đờisống của đồng bào từng bước được nâng lên Hiện tượng du canh du cư, đốtrừng làm nương được hạn chế, đồng thời phát triển các mặt văn hoá, giáo dục
và y tế tại địa phương [18]
Từ năm 1999, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo 135 Đến nay,nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn này như: trườngTHCS Dân Tiến 2; hệ thống kênh mương, thủy lợi với tổng vốn đầu tư hàngtrăm triệu đồng Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, người dân ở càng vữngtin để vươn lên phát triển kinh tế gia đình [11] Được sự hỗ trợ của Đảng vàNhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương bà con trongxóm đã tích cực đổi mới phương thức sản xuất, đưa các giống mới vào gieotrồng, mở rộng diện tích trồng cây màu như ngô, đỗ, lạc Nhiều giống mớinăng suất cao, chất lượng tốt đã được bà con mạnh dạn đưa vào trồng thaycho các giống lúa, ngô địa phương năng suất thấp Để trợ giúp nông dân
Trang 12trong sản xuất, xã đã tranh thủ sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theotừng mùa vụ Được trang bị về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn, dòng họtrong bản nói chung và dòng họ Lã nói riêng ở xóm giờ đã bỏ được tệ phátnương đốt rẫy, ổn định sản xuất
Đến nay, năng suất lúa của xã đạt gần 6 tấn/ha, năng suất ngô đạt trên 3tấn/ha Hiện xã cũng đã có gần 2.00 con trâu, bò và hàng nghìn con gia cầmcác loại Dịch vụ trên địa bàn xã cũng phát triển với nhiều loại hình như cungứng vật tư phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng nông sản, lò rèn, sửa chữa máymóc, đồ điện, máy xay xát, máy cày
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xóm Bắc Phong nằm ở phía Đông Bắc của xã Dân Tiến, phía Đông Bắcgiáp xóm Đồng Rã, phía Tây Bắc giáp xóm Tân Tiến, phía Nam giáp với xómĐồng Chuối, thuộc xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [2, tr 1] Xóm Bắc Phong cách Ủy ban nhân dân xã Dân Tiến 5 ki lô mét về phíaNam, các thị trấn Đình Cả 15 ki lô mét về phía Tây Bắc và cách trung tâmthành phố Thái Nguyên 60 ki lô mét về phía Tây
Diện tích tự nhiên của xóm Bắc Phong là 527 hecta , trong đó đất nôngnghiệp là 56 hecta; đất lâm nghiệp là 460 hecta; đất nuôi trồng thuỷ sản là 5hecta; đất khác khoảng 6 hecta [2, tr 5]
Về địa hình, xóm Bắc Phong bao gồm nhiều cánh đồng lớn nhỏ, các khe
và nhánh suối, rừng với nhiều địa danh gồm cả tiếng Kinh, Tày, Nùng nhưcác cánh đồng Cúc Nùng, Đồng Quýnh, tồng kế Khiêm, Nà Bon; các khe suốikhuổi kế Quản, khuổi kế Thông, bủng Chục Nặm, bủng Cốc Quéo, bủng CốcCán; các ngọn đồi Kéo Tắm, Pò Khá, đung pàu (rừng vầu), Pò Cốc Nhàn [2,
tr 3] Nhìn về mặt tổng thể, xóm Bắc Phong giống như một máng nước uốnkhúc có chiều dài ki lô mét dọc theo nhánh chính của khuổi Vằng Kheo Vịtrí địa lí của xóm nằm gọn trong hạ lưu con suối này trước khi chảy đến
Trang 13cầu…nối liền xã Dân Tiến và xã Tràng Xá rồi đổ ra dòng sông Dong Hai bên
bờ suối là nhà cửa, ruộng, ao cá xen kẽ là những bãi, đồi, ngọn núi Con suốinày là nguồn cung cấp nước chính cho các cánh đồng Nằm ở khu vực miềnnúi trung du, xóm Bắc Phong có nhiều gò đồi, núi thấp với độ cao trung bình
từ 350 – 400 mét so với mực nước biển Đây là tầng địa hình chủ yếu của phíaĐông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, độ dốc trung bình 16 độ [2, tr4]
Khí hậu chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam,với lượng mưa nhiều, trung bình 16000 milimét trên năm Mùa đông thường kéodài từ tháng 11 đến tháng 3 do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc, sươngmuối có khả năng xảy ra, mưa ít nên nguồn nước vào mùa khô khan hiếm [2, tr 5]
Về động thực vật, cách đây 3- 4 thập kỷ, rừng ở xóm Bắc Phong chủ yếu
là rừng nguyên sinh, cây cối um tùm với nhiều loại gỗ quý lâu năm như đinh,lim, sến, táu…Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như hổ,hươu, nai, nhím, sóc, cầy hương, lợn rừng, gà rừng Trước những năm 90 củathế kỷ XX, do nhân dân đốt nương làm rẫy, khai thác gô không có kế hoạch
và săn bắt thú rừng nên độ tre phủ của rừng giảm mạnh, các loài động vật bị
uy giảm về số lượng và hầu như có loài đã bị tuyệt chủng Triển khai chươngtrình trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là từ năm 1990 đến nay, nhândân địa phương đã đẩy mạnh trồng rừng nên diện tích bao phủ đã đăng lênđáng kể Hiện nay, rừng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng thưa với các loại cây
gỗ lâu năm như bạch đàn, keo, lát, mỡ…, và một số loài thú nhỏ chim, rúi,sóc, gà rừng [17]
1.3 Dân cư và thành phần dân tộc
Tính đến năm 2013, xóm Bắc Phong có 97 hộ gia đình với 312 nhân khẩu.Trong đó họ Lã chiếm 23 hộ với khoảng 61 nhân khẩu Xóm Bắc Phong có 5dòng họ; Hà (18 hộ), Hoàng(12 hộ), Lê (9 hộ), Lý (13 hộ), Nông (22 hộ) Cácdòng họ còn lại có chi nhánh ở các xóm lân cận đông đúc hơn Thành phầndân tộc về cơ bản khá thuần nhất Người Nùng chiếm tuyệt đại đa số với 206
Trang 14nhân khẩu Ngoài ra người Tày với 106 nhân khẩu, H’Mông 16 nhân khẩu,những hộ này từ các xóm, xã lân cận đến nhập khẩu [2, tr2] Trong thời kỳđầu mới khai phá làng chỉ có hơn hai chục nóc nhà sàn, lợp lá gianh với vàichục nhân khẩu Song đến thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, dân số tăng nhanh
do nhu cầu sức lao động
Hiện tượng dân di cư từ nơi khác đến rất ít và di cư đi nơi khác sống cũngkhông đáng kể, thập niên 80 có một số người đi vào tỉnh Bình Phước làm ănlập nghiệp
Dân cư trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao với trên một nửa dân số.Các hộ nông dân chiếm tỷ lệ trên 96%, chỉ có gần chục hộ gia đình là côngnhân viên chức nhà nước Trình độ dân trí hiện nay đã cao hơn trước rấtnhiều, trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, trên địa bàn huyện có
66 trường học các cấp trong đó đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dụctiểu học và phấn đấu tới năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ
sở và trung học phổ thông, 100% đồng bào không theo đạo, chỉ có tín ngưỡngdân gian truyền thống và bảo tồn nhiều nét văn hoá phong tục dân tộc Hiệnnay, hầu hết những người lớn tuổi vẫn sử dụng tiếng Nùng để giao tiếp hàngngày Tuy nhiên, do nhu cầu của việc học tập nên những em nhỏ trong dòng
họ Lã nói riêng và các dòng họ khác nói chung đang đứng trước nguy cơ “tốc cúc” (mất gốc) chỉ nói tiếng phổ thông nên tiếng dân tộc của mình các em
hầu như không biết nói Đây là một thực trạng rất đáng báo động
Về nguồn gốc loài người, dựa vào các truyền thuyết dân gian, thần thoại,sách cúng trong dân gian, Bonifacy đã ghi lại như sau: Khởi thuỷ nước và đấtđều không có, nhưng nước và đất không rời nhau, đã có Bàn Vương biết conđường thẳng Bàn Vương xuống biển và mang một con kỳ lân lên trời Bằnghơi thở của mình, ông ta đã làm được 9 mặt trời quay quanh mặt đất Về sauThích ca tiêu diệt 7 mặt trời đủ chiếu sáng mặt đất nhưng không đốt cháy
Trang 15Năm Vĩnh Trinh thứ 3 có nạn hồng thuỷ ngập mặt đất, chỉ còn lại núi CônLôn nước không ngập đến Vạn vật chết hết chỉ còn Phục Hy và cô em gáisống sót trong vỏ quả bầu tiên trên ngọn núi Côn Lôn Họ cứ đi mãi khôngthấy người nào Khi đó chỉ có con rùa đen hiện lên bảo họ phải lấy nhau Họgiết con rùa và cắt xác thành từng mảnh nhưng con rùa không chết mà lạisống lại Rùa tiếp tục khuyên bảo họ Họ không nghe mà tiếp tục đi mãi Lúc
đó lại hiện lên một cái cây bảo họ lấy nhau Họ lấy dao chặt cây đốt thành haiđống lửa, khi hai đống lửa bay lên mặt sông quấn quýt lấy nhau và sau mộtđêm, người con gai có mang Mười tháng sau thì trên đỉnh núi Côn Lôn cô gái
đẻ ra một khối thịt hình mai rùa, khối thịt được phân làm 300 mảnh và trởthành các họ của loài người Có 50 mảnh trở thành dòng họ của cac chúa đất
và thánh thần Nhưng về sau có nhiều đàn ông hơn đàn bà, họ không có quần
áo, không có thắt lưng, không biết làm nhà và gieo hạt…, họ ăn sống nuốttươi và không có học hành gì, giao cấu lại bừa bãi Rồi Phục Hy trở lại trênmặt đất dạy họ biết may mặc quần áo, Lỗ Ban dạy họ dựng nhà, Ngọc Hoàngdạy họ dùng lửa, Thần Nông dạy họ làm ruộng nương…
Về nguồn gốc tộc người, Bonifacy viết: có 2 người con trai và 12 ngườicon gái, người con trai cả là tổ tiên người Hán, người con trai thứ là tổ tiênngười Kinh Còn 12 người con gái thì Bàn Cổ không thể gả chồng cho hếtđược [6, tr 889- 928]
Tiếng Nùng là ngôn ngữ của người Nùng, đây là ngôn ngữ thuộc Hệ ngônngữ Tai-Kadai được nói chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, Việt Nam.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam códân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặttrên tất cả 63 tỉnh, thành phố Số người nói tiếng Nùng có thể nhỏ hơn số liệutrên chút ít
Trang 16Các nhóm địa phương của người Nùng như Nùng Ân, Nùng Phàn Sình,Nùng Cháo, Nùng Dín, Nùng Xuồng có sự khác biệt ít nhiều về ngôn ngữ,bao gồm ngữ âm và một phần từ vựng giữa tiếng nói các địa phương TiếngNùng An phát âm gần như tiếng Cao Lan - Sán Chay và tiếng Giáy Tiếng nóingười Nùng Phủ ảnh hưởng âm sắc của tiếng Tày.
Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảngthế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian Bài Mo Nùng được ghibằng chữ Nôm trên giấy bản, gia phả nhiều dòng họ còn giữ lại cũng được ghibằng chữ Nôm Nùng Chữ Nùng dựa trên cơ sở chữ cái La
Tinh từ năm 1961 [22]
Quan hệ xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Nùng đã đạtđến trình độ phát triển như ở người Tày Ruộng và nương thâm canh đã biếnthành tài sản tư hữu, có thể đem bán hay chuyển nhượng Hình thành các giaicấp: địa chủ và nông dân
Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận nhưLạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, … Họ đến đây do nhiều nguyên nhân
và vào nhiều thời điểm khác nhau Có những nhóm Nùng do bị áp bức bóc lộtcủa các thế lực phong kiến Hán, họ đã bỏ quê hương đến các tỉnh biên giớiphía Bắc, rồi dần dần đi sâu vào nội địa, đến Thái Nguyên; cũng có nhóm dogiặc giã, cướp bóc, dịch bệnh mà di cư dần đến vùng này; thậm chí có nhữngnhóm Nùng mới đến đây cư trú sau chiến tranh biên giới (1979) Tìm hiểuthực tế, ở Thái Nguyên hiện có 5 nhóm Nùng (nhóm địa phương): Nùng PhànSlình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng An và Nùng Giang Nhóm Nùng Cháo cưtrú lâu đời nhất, tiếng nói của họ gần giống như người Tày, cư trú ở huyệnĐồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ Nhóm Nùng Phàn Slình, có nguồn gốc di cư từBình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn) cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại
Trang 17Từ Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn gốc từ Cao Bằng hiện
cư trú ở huyện Phú Lương, Võ Nhai, Phú Bình
Nùng là dân tộc đứng ở vị trí thứ 3 về dân số của Thái Nguyên Với54.628 người chiếm 5,22% dân số toàn tỉnh, dân tộc Nùng cư trú ở tất cả cáchuyện, thị xã và thành phố trong tỉnh Trong đó, đông nhất là ở huyện Đồng
Hỷ (chiếm 26,8% dân số Nùng), tiếp đến là Võ Nhai (21,5%), Đại Từ(19,7%), Phú Bình (7,7%) Địa phương có ít người Nùng nhất là thị xã SôngCông (0,4%)
Năm 1960 người Nùng có mặt ở 95/162 xã phường của Thái Nguyên, tuynhiên quy mô dân số Nùng ở từng xã không lớn, thường là vài chục hoặc vàitrăm người, số xã có từ 500 người Nùng trở lên chỉ có 8 xã, đó là HùngCường huyện Đại Từ; Động Đạt huyện Phú Lương; Cúc Đường, NghinhTường, Phú Thượng huyện Võ Nhai; Minh Lập huyện Đồng Hỷ; Tân Thànhhuyện Phú Bình So với dân số của từng xã, tỷ lệ của người Nùng cũng khônglớn, chỉ có 3 xã là chiếm tỷ lệ trên 50%, đó là các xã: Tân Long, Lâu Thượnghuyện Võ Nhai và Tân Thành huyện Phú Bình
Năm 1999, người Nùng lại cư trú phân tán ra hầu khắp các xã, phườngtrong tỉnh (179/180 xã), số xã có dới 40% dân số Nùng trong xã đã chiếm 176
xã, còn lại 3 xã có từ 50% dân số Nùng trở lên là: Tân Long (65,8%) huyệnĐồng Hỷ, Lâu Thượng (54,4%) huyện Võ Nhai và Tân Thành [23]
1.4 Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội xóm Bắc Phong
1.4.1 Một vài nét về hiện trạng kinh tế xóm
Trước đây, tình hình kinh tế xóm còn nghèo nàn lạc hậu Với kỹ thuậtcanh tác lạc hậu và những chính sách thuế khóa nặng nề của thời thực dânphong kiến đã làm cho đời sống khổ cực, lương thực không đủ ăn, phải ănsắn, ăn ngô độn gạo
Trang 18Từ năm 1986 đến nay, hoà chung với sự phát triển của đất nước, những chínhsách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Từ việc thiếu ăn hàng ngày đã tiến tới đủ ăn, của cải dư thừa ngày một nhiều, đờisống của những dòng họ trong xóm Bắc Phong ngày càng no đủ hơn [14]
Về trồng trọt, ngoài những giống lúa, ngô đơn thuần dài ngày, cho năng suấtthấp thì nhiều giống lúa, ngô ngắn ngày, năng suất cao đã được nhân dân trongxóm Như giống lúa khang dân, bao thai lùn, nếp Lang Liêu; các giống ngô lai
NK 6654, NK 66, NK888… làm cho năng suất nông nghiệp tăng lên Sản lượnglúa trong xóm đạt 2 tạ trên 1 sào Bắc bộ; sản lượng ngô đạt 4 đến 5 tạ trên mộtsào Bắc bộ Ngoài ra các loại khoai, sắn, đậu, lạc…, cũng được bà con chú trọng
và đạt năng suất cao Hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệptrong xóm cũng được nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng đến tận ruộng của từng giađình Trên những cánh đồng của đồng bào xóm Bắc Phong ngày nay máy móc
đã thay thế phần lớn lao động của con người, việc áp dụng khoa học kĩ thuật mới
đã đem lại hiệu quả khá cao Sản lượng ngô, lúa, khoai, sắn tăng lên đã cung cấpnguyên liệu cho phát triển chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp chomỗi gia đình và tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển
Năng suất lao động tăng lên những sản phẩm nông nghiệp được nông dânđem bán chủ yếu là ngô, sắn, đỗ tương, lạc, lúa… Hai chục năm về trước bàcon phải mang ra chợ phiên bán cho các lái buôn nhưng hiện nay lái buôn vàotận nhà để thu mua nông sản
Về chăn nuôi, đồng bào xóm Bắc Phong có thế mạnh chăn nuôi gia súclớn, gia cầm và thuỷ sản ao, hồ Trong chăn nuôi, đồng bào chú trọng chănnuôi đại gia súc như trâu, bò để lấy sức kéo, phân bón, lợn, dê để lấy thịt, chó
để đi săn và giữ nhà; gia cầm có gà, vịt, ngan, ngỗng Hầu hết các gia đìnhtrong xóm đềucó quan niệm lý tưởng về môi trường sinh thái quanh nhà làvườn tược, ao cá Do đó ở những nơi thuận tiện về nguồn nước đồng bào đã
Trang 19đào ao thả cá với quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy theo từng hộ gia đình Bêncạnh đó còn phổ biến cả hình thức thả cá ruộng [14].
Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi đồng bào trong xóm còn duy trì và pháttriển nghề săn bắn, đánh bắt và hái lượm truyền thống Thiên nhiên vốn ưuđãi đồng bào miền núi thế mạnh về rừng, trong đó cung cấp nguồn động, thựcvật vô cùng phong phú để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày và còn là nguồncung cấp dược liệu quý giá Vì vậy, đồng bào vốn có kỹ thuật và kinh nghiệmsăn bắt thú rừng khá cao Vũ khí chính của họ là súng, nỏ tự chế để bẫy gàrừng, sóc, chồn, cáo… , và hái lượm một số loại rau rừng như măng, nấm, rau
bồ khai, rau ngót rừng, đặc biệt là các loại cây rừng được dùng làm thuốc
1.4.2 Tình hình văn hoá - xã hội
Là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đồng bào trong xóm Bắc Phong cưtrú ổn định bên các cánh đồng, ven sông, xuối Họ sống thành làng bản, chianhỏ thành từng khu cụm có khoảng trên dưới 200 nóc nhà Hướng của cácnhà thường quay ra cánh đồng, sông xuối và dựa lưng vào núi Nhà của họ lànhà sàn, lợp bằng lá cọ, nhà ở của cư dân trong xóm có quy mô khá lớn,
ngoài nhà sàn “lườn chàn” là ngôi nhà truyền thống, thì hiện nay họ còn còn
ở nhà nền - nhà lấy nền đất làm mặt bằng sinh hoạt, có hoặc không đổ ximăng, và những gia đình có điều kiện thì làm nhà xây Trước đây khi còn ởnhà sàn, thì giữa nhà đặt một cái bếp sinh hoạt, phía trong cùng của gian nhàchính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, các gian phụ là nơi đặt giường ngủ, bàn uốngnước Nhà của họ thường chỉ mở một cửa ra vào ngay chính phía cầu thang.Một bên thông với sàn phơi (sàn phơi dựng cao khoảng 1 đến 1,5 mét) Gầmsàn nhà làm cao ráo, để nhốt trâu, bò, lợn, gà Ngày xưa, đồng bào thườnglàm nhà bằng các loại gỗ tròn, vuông, đục mộng ở cột kèo Việc chọn gỗ làmnhà, nhất là làm cột, kèo và xà nhà rất được chú trọng
Về quan hệ gia đình, là quan hệ huyết thống theo dòng cha, mang chất phụquyền, có ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến Nho giáo Dó là gia đình nhỏ,
Trang 20phổ biến là gia đình có ba thế hệ (ông bà, cha mẹ và con cái) và gia đình cóhai thế hệ (cha mẹ và con cái) Quy mô mỗi gia đình trung bình từ 5 đến 6người Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, có một người quản lí chung, đó làngười đàn ông, mang tính chất gia trưởng
Hôn nhân của đồng bào trong xóm là hôn nhân một vợ một chồng Việccưới hỏi là trách nhiệm của cha mẹ Quan hệ hôn nhân trong xã hội của đồngbào cũng mang tính chất phụ quyền thể hiện qua việc đi hỏi vợ và tục tháchcưới làm cho hôn nhân phần nào trở thành những cuộc mua bán Khi hỏi nhau
về việc cưới xin, người ta thường nói “khai lục thlao” (bán con gái) hay “au lùa” (lấy dâu)
Về văn hoá tinh thần, trước hết người Nùng quan niệm mọi vật gồm cảnhững vật vô tri vô giác đều có linh hồn Người ta gọi những linh hồn đó là
“pli” (ma), ở xung quanh ta đâu đâu cũng có “pli” như ma trời(pli phạ), ma
đất (pli tâm), ma cây (pli mạy), ma tổ tiên… Theo quan niệm cổ truyền, conngười khi còn sống thì linh hồn được gọi là “khoăn”, khi chết hồn lìa khỏi xácgọi là “pli”
Về văn hoá nghệ thuật dân gian của người Nùng rất phong phú và đa dạngthể hiện qua các điệu hát then, hát sli và các thành ngữ, tục ngữ, thể loạitruyền miệng nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, dự báo thời tiết, cách ứng
xử của con người với con người và con người với tự nhiên, quan niệm về mayrủi có dấu ấn trong mọi cuộc sống và có giá trị thực tiễn cao Trong kho tàngvăn học truyền miệng của người Nùng ở xóm Bắc Phong còn đề cập đến mọimặt của đời sống xã hội từ thế giới quan, nhân sinh quan đến lao động sảnxuất, đạo đức, xã hội, đấu tranh chống lại các tác động của thiên nhiên, cáithiện và cái ác
Các lễ tết truyền thống của cư dân Nùng ở xóm Bắc Phong là lịch đồ vềthời tiết và mùa màng của cư dân sản xuất nông nghiệp Qua điều tra thực tếtôi được biết bên cạnh các ngày lễ tết chung của các dân tộc khác thì dân tộc
Trang 21Nùng còn có các lễ tết riêng, đồng bào có các lễ tết tuyền thống sau: Ngoài
tết Nguyên Đán là tết đầu năm âm lịch, “đắp moong” (30/1) âm lịch, đồng
bào còn có lễ xuống đồng được tổ chức vào đầu xuân theo quy mô hộ giađình, tết thanh minh mông (3/3), tết diệt sâu bọ mồng (5/5), rằm tháng bẩy914/7), rằm tháng tám (14/8), ngày mồng (9/9), ngày 10/10 có tết ăn cơm mới
và còn nhiều ngày lễ tết khác Trong đó quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán,
ăn tết lại “đắp moong” (30/1), tết thanh minh (3/3) và rằm tháng bẩy, báo
hiếu tổ tiên (14/7) Nhìn chung những ngày lễ tết cổ truyền của đồng bàoNùng ở xóm Bắc Phong về cơ bản là mang ý nghĩa lành mạnh, nó là con đẻcủa nền nông nghiệp và cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
Tiểu kết chương 1
Bắc Phong là xóm miền núi ở phía Nam xã Dân Tiến và khu vực phía Bắccủa huyện Võ Nhai Việc thành lập và phát triển thôn xóm này gắn liền vớiquá trình khai hoá của họ Lã Đây cũng là xóm của người Nùng mà bộ phận
cư dân họ Lã chiếm đa số Với những đặc điểm về lịch sử, điều kiện địa lí,văn hoá, xã hội đã làm tiền đề cho mọi hoạt động trong đời sống vật chất lẫntinh thần của dòng họ
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ DÒNG HỌ LÃ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI NÙNG XÓM BẮC PHONG XÃ DÂN TIẾN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Lịch sử dòng họ Lã
Gia phả là tài liệu ghi chép về gốc tích, các nhánh, chi của dòng họ qua
các thế hế, nó được coi như cuốn tiểu sử của dòng họ Nội dung gia phả củamỗi dòng họ là khác nhau, có những gia phả ghi lại gốc tích họ mạc, vị trí mồ
mả, ngày giỗ chạp,…nhưng có những gia phả ghi khá chi tiết về đặc điểm củadòng họ ở mỗi thế hệ Chẳng hạn ghi lại những nhân vật thi cử đỗ đạt, làmquan, tạo nên vinh hiển, niềm tự hào cho dòng họ, mang tính răn dạy nêu
Trang 22gương cho hậu thế, hay ghi lại hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội ảnh hưởngtới việc an cư hay di cư, về nề nếp, truyền thống của dòng họ với phong tụctập quán địa phương,…Dựa vào gia phả ta có thể hiểu thêm hoàn cảnh lịch
sử, nguồn gốc, đặc điểm dân cư, thành phần dân tộc, đời sống vật chất vănhóa tinh thần…của dòng họ, hoặc các dòng họ ở địa phương [3, tr 30]
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - xã hội đặc biệt mang tính phổ quát củanhân loại Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển họ, dòng họ là toànthể nói chung những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếpnhau [12]
Ý thức về lịch sử dòng họ đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người
từ mông muội đến văn minh Dòng họ có từ trước khi xã hội phân chia thànhgiai cấp và khi Nhà nước đã tiêu vong thì dòng họ với tư cách là sự liên tụcgiữa ông cha và con cháu vẫn tồn tại
Ý thức về lịch sử dòng họ gắn liền với ý thức về tổ tông, theo sự nghiêncứu của các học giả về văn tự giáp cốt thì chữ “Tổ” (祖) thoạt đầu không có
bộ “Thị” , viết tựa như chữ “Thả” (且) sau này Còn trong Kim văn sơ kỳ làchữ tượng hình, cái hình của bộ phận sinh dục nam tượng trưng cho kháiniệm tổ tiên, gắn liền với ý thức sùng bái vai trò trọng yếu của ông bố trongviệc duy trì huyết thống của gia tộc, dòng họ [24]
Hiện nay, thống kê về các dòng họ ở Việt Nam có nhiều con số khác
nhau Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn “Gia phả khảo luận và thực hành”
(Nhà xuất bản Thời đại, 2010), ước tính ở Việt Nam có khoảng gần 300 họ
Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong trong bài “Lược khảo về tên, họ người Việt Nam” đưa ra danh sách 351 tên họ Năm 1992, Tiến sĩ Lê Trung Hoa tạm đưa ra danh sách 391 họ trong cuốn “Họ và tên người Việt Nam”
Nhưng xét theo quan điểm hiện đại thì những con số này đều chỉ có tínhtương đối vì những người mang cùng một họ chưa hẳn là đồng tôn và ngượclại, những người mang họ khác hiện nay lại rất có thể vốn là chung nhau một
Trang 23ông tổ Hình thái sớm nhất của tộc phả khởi đầu từ đế vương niên biểu, hìnhthành trên cơ sở lấy hệ tư tưởng đế vương làm trung tâm, về sau mới bắt đầu
có tộc phả cá nhân [24] Kết quả tìm hiểu thực tế của dòng họ Lã, tôi đượcbiết cũng đã có người đổi sang các họ khác như họ Lê, Lý, Triệu…
Họ Lã là một họ của người châu Á Họ này xuất hiện ở Việt Nam, TriềuTiên: Hangul; (여) (nam) hoặc (여) (bắc), Hanja; (呂); Romaja quốc ngữ: Yeo(nam) hoặc Ryeo (bắc)) và Trung Quốc: Hán tự; (吕), Bính âm (Lu) Họ nàyxếp thứ 22 trong danh sách Bách gia tính, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ
43 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006 Chữ (吕) có phiên âm Hán Việtchuẩn là Lữ nhưng thường được các sách Việt Nam chuyển thành Lã
Theo những tài liệu bằng chữ Hán và ghi chép của cụ Lã Văn Lô, thì dòng
họ Lã tụ cư chủ yếu ở các xóm Lục Luông, Chì Ca, Co Chí, Pàn Cú, BảnLàng, Pàn Khoang, thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Theo tục truyền, ghi trong các bài văn tế, họ Lã Nguyên quán ở ba huyệnNam Hải tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) Tổ tiên của dòng họ, trước khi di cưvào Việt Nam, đã từng sinh sống ở vùng Pá Sliếc, Co Càng, Chang Ná, thuộchuyện Minh Giang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) Có hai truyền thuyết liênquan đến dòng họ Lã
1 Nuôi hổ để canh ao cá
Theo truyện kể lại, ngày xưa, một cụ tổ tiên ta nuôi hổ để canh ao cá.Thường thường cụ vẫn đi guốc đinh, đang đêm đến kiểm tra xem nó có làmtròn nhiệm vụ không, nhưng không thấy bóng nó đâu cả Một đêm cụ đi chânkhông để kiểm tra, liền bị hổ cắn chết Hổ biết đã cắn nhầm chủ, liền vác xácđem quẳng vào đầu hồi, thi thể nằm ngang với chiều ngang của ngôi nhà, rồi
đi cắn lợn, quẳng vào nhà làm ma cho chủ Ngày nay, khi nhà có người chết,những người thuộc dòng họ Lã vẫn có tục lệ để chiếc quan tài nghiêng vớichiều ngang của ngôi nhà
2 Thầy phủ thuỷ cao tay
Trang 24Họ Lã có tục làm thầy phù thuỷ, tức là thầy tào, thờ Phật tổ Như Lai và TháiThượng Lão Quân , tức là tổ sư của nghề cúng bái
Theo truyền thuyết, họ Lã có một thầy phù thuỷ rất cao tay là cụ Lã ThanhToản Cụ có thể dùng sọt đan mắt cáo để gánh nước, dùng nón để làm thuyềnbơi sang sông Một hôm ở chợ Kỳ Lừa, khách tổ chức một đám chay lớn.Một cụ mặc áo nhà quê đến đám chay Cụ rất thích đánh trống, thấy trống củađám chay, cụ cầm rùi đánh liên hồi Bọn thầy cúng Tàu không biết cụ là ai,cho là một ông lão dở hơi, liền mắng đuổi cụ đi Bỗng chốc, bao nhiêu lá cờ,phướn đều chổng ngược lên trời Thấy điều lạ, thầy cúng chủ trì đám chay hỏi
ra mới biết là đồ đệ của ông đã ngược đãi cụ Lã Thanh Toản Ông liền cấp tốccho đồ đệ đuổi theo mời cụ đến để xin lỗi Cụ Toản thu phép lại Lúc bấy giờ
lá cờ, phướn trong đám chay lại trở lại bình thường không
Về lai lịch, bản gia phả ghi chép bằng chữ Hán nói rằng, thời xưa không rõtông tích lắm Chỉ biết là dòng họ Lã có hai chi: Chi trưởng là Trí Hữu, chiThư là Toán Hữu Đến nay đã truyền được hơn 10 đời[25]
Trong cuốn gia phả của dòng họ Lã, có ghi chép về lịch sử dòng họ từ khi
đến “khai sơn phá thạch” ở xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1900, đến nay đã trải qua 5 đời Còn về trước đó, khicòn cư trú ở Na Sầm, Lạng Sơn vì một lí do nào đó mà phần ghi gia phả củadòng họ từ trước đó đến năm 1900 không còn Đây là một mất mát khá lớnđối với dòng họ Tuy nhiên theo lời kể của các thế hệ ông bà để lại thì họ Lã
có nguồn gốc di cư sang Việt Nam từ Quảng Tây (Trung Quốc) Vào thời Bắcthuộc, chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc là đưa người Hán sang ởlẫn người Việt nhằm đồng hoá dân tộc ta ta, một bộ phận nhỏ họ Lữ được đưasang tỉnh Quảng Ninh Sau một thời gian sinh sống, những nhóm người Lữbắt đầu xâm nhập vào sâu lãnh thổ Việt Nam Họ đến những tỉnh trung du vàmiền núi Bắc Kạn, Thái Nguyên đây là những nơi tập trung đông người họ Lã
Trang 25(Lữ), ngoài ra rải rác ở một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Phú Thọ, VĩnhPhúc…
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, cộngđồng người này đã lần lượt thay đổi nơi sinh sống Từ Hạ Long (Quảng Ninh)thâm nhập vào các huyện của tỉnh Bắc Giang, lên Lạng Sơn, Tuyên Quang,Thái Nguyên Trong suốt quá trình đó dòng họ Lã cũng bị lưu lạc, phân tánkhắp nơi [6], [14],[15],[16]
Đặc biệt, kể từ sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở các tỉnh miềnNam Trung Quốc thất bại, nhiều toán tàn quân khởi nghĩa tháo chạy từ QuảngTây sang Việt Nam rồi dần dần biến thành những toán thổ phỉ hoành hành ởvùng núi trung du Đông Bắc, Tây Bắc Đó là những toán quân Cờ Vàng (doNgô Côn, Hoàng Sùng Anh, Diệp Tài cầm đầu), quân Cờ trắng(do Bàn VănNghị, Long Văn Sợi cầm đầu) và ảnh hưởng lớn nhất là quân Cờ đen do LưuVĩnh Phúc cầm đầu Những đám tàn quân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốcvào lãnh thổ Việt Nam chuyên đi chém giết, cướp bóc nhân dân miền núi vàđánh lẫn nhau làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn và quân Thanh sangđàn áp rất vất vả [26]
Ban đầu, dòng họ Lã cư trú chủ yếu ở huyện Na Sầm, Lạng Sơn Trongquá trình tồn tại, do nhu cầu phát triển cuộc sống, đất đai canh tác, nên đã di
cư xuống xóm Bắc Phong, Dân Tiến, Võ Nhai để lập nghiệp
Theo ghi chép trong gia phả thì họ Lã bắt đầu đến cư trú ở xóm Bắc Phong
từ năm 1900, (tính đến nay đã được hơn một trăm năm) với hai hộ Trải quamột thời gian khá dài từ 1900 đến 2014, dòng họ Lã đã đạt được những thànhtựu nhất định trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Hiện nay đã có trên
Có thể coi lịch sử khai hoang và thành lập xóm Bắc Phong không tách rời với sựnghiệp xây dựng và phát triển của dòng họ Lã
2.2 Một số đặc trưng văn hoá dòng họ Lã
2.2.1 Đặc trưng trong hoạt động sản xuất
Trang 26Khi tổ tiên còn ở Na Sầm (Lạng Sơn) thì dòng họ Lã đều là cư dân nôngnghiệp thuần thục với hoạt động kinh tế trồng lúa nước là chính Trong quátrình di cư xuống ở xóm Bắc Phong xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh TháiNguyên thì họ vẫn trồng lúa nước là chủ yếu, nguồn sống chủ yếu dựa vào kếtquả của mùa màng, cùng với nông nghiệp ruộng nước, thì nương rẫy cũngchiếm vị trí đáng kể Đồng thời việc làm vườn trồng cây đặc sản, chăn nuôitiểu thủ công nghiệp, hái lượm, săn bắt đánh cá… đều là những nghành kinh
tế phụ trợ cho kinh tế ruộng nước Đó là đặc điểm chung nhất trong sản xuấtcủa các dòng họ ở xóm Bắc Phong nói chung và của dòng họ Lã nói riêng, họ
đã khai thác các thung lũng và đồi núi vùng cư trú của mình thành nhữngcánh đồng, những triền ruộng bậc thang màu mỡ, những vườn rừng với cácloại cây ăn quả
Trồng trọt:
Người Nùng gọi ruộng là “Nà”, họ làm ruộng trên mảnh đất bằng phẳng ,
có bờ giữ nước, giữ ẩm, có thể cấy lúa Có nhiều loại như “Nà nặm” (ruộng
có nước) có thể làm hai vụ lúa hoặc một vụ lúa một vụ màu “Nà llẹng”
(ruộng cạn chờ mưa) thường là ruộng bậc thang cao, khó nước một năm cấy
được một vụ “Nà pòng” (ruộng lầy lội) ở thung khe hoặc ở cuối cánh đồng,
cũng chỉ được một mùa vụ Kỹ thuật khai phá của người Nùng theo trình tựcác khâu như làm đất, làm mạ, chăm bón và thủy lợi, thu hoạch
Bên cạnh làm ruộng dòng họ Lã còn làm rẫy, hầu hết nương rẫy thuộc hai loại :nương bằng và nương dốc, nương bằng dùng để canh tác lâu dài, nương dốc canhtác một hai vụ lại cho đất nghỉ Canh tác mọi loại nương đều phải tuân theo một quytrình nghiêm ngặt: phát, đốt, làm đất, trồng tỉa, làm cỏ chăm bón và thu hoạch
Họ Lã có nhiều kinh nghiệm chọn đất làm nương ở những nơi có thảm thực vậttươi tốt để khi phát đốt được nhiều tàn tro làm phân bón Họ cũng giỏi nhìn màuđất, xem địa thế và độ ẩm để trồng những loại lúa thích hợp Ruộng lúa được bónphân từ 2 đến 3 lần (phân chuồng được sử dụng là chủ yếu), khâu làm cỏ được tiến
Trang 27hành như vậy Việc xen canh, gối vụ cũng được họ Lã tính kỹ lưỡng, công việc nàythường được thực hiện chủ yếu vào vụ mùa ở nương ngô, khoai, sắn Vì sống ởvùng cao và nguồn sống dựa một phần vào nông nghiệp trồng trọt nên kỹ thuậttrồng ngô ở họ Lã đã phát triển đến trình độ cao Từ những giống cây trồng đơnthuần, thì họ Lã đã tiếp thu các giống cây trồng cho năng suất cao nhằm phục vụcho cuộc sống ngày một no đủ hơn.
Phần lớn họ Lã đều có vườn ở gần nhà hoặc ven đường, ven sông, suối gần bản.Vườn trồng các loại rau, cây gia vị (gừng tỏi, ớt…) Cây ăn quả như: chuối, đu dủ,chanh, nhãn, vải Các cây công nghiệp cũng được trồng phổ biến như: bạch đàn,keo, lát, mỡ, xoan…
Chăn nuôi:
Là cư dân nông nghiệp từ xa xưa nên việc nuôi trâu, bò, ngựa để lấy sứckéo cũng được chú ý Dòng họ Lã coi con trâu là đầu cơ nghiệp, được chănnuôi rất công phu
Lợn và gà, vịt được nuôi rất nhiều và khá phổ biến ở dòng họ Lã Vì hầu hết cácnghi lễ và cuộc sống hàng ngày của dòng họ đều dùng đến lợn, gà, vịt Ngoài ra cònnuôi cá và nuôi ong lấy mật
Ngoài ngành kinh tế truyền thống ra thì dòng họ Lã còn duy trì kiểu kinh
tế tự nhiên đó là săn bắn, hái lượm và đánh cá, tuy nhiên mức độ không đáng
kể và tùy thuộc vào điều kiện từng tự nhiên của vùng cư trú
Tiểu thủ công nghiệp:
Nhờ quá trình trồng trọt nên hầu hết các gia đình họ Lã đều tự túc đượccác đồ đan thông thường như giần sàng, tấm phên, rổ…, và không ít gia đình
đã đan được mọi thứ thường dùng hàng ngày Công việc đan lát được tiếnhành quanh năm, nhưng thường tập trung vào những ngày tháng nông nhàn
Chợ phiên và trao đổi:
Trang 28Sự phồn vinh về kinh tế nông nghiệp, sự phát triển về các nghề phụ tronggia đình, và sự phong phú và đa dạng của lâm thổ sản do thiên nhiên ưu đãi,cùng với vị trí địa lý đặc thù riêng của vùng nên từ xa xưa việc trao đổi, vàbuôn bán cũng trở nên sầm uất với các luồng lâm sản và đặc sản.
Mỗi huyện đều có chợ, chợ huyện là lớn nhất, trao đổi mọi thứ sản vậthàng hóa trong một huyện, ở các xã đều có chợ phiên họp theo các ngày âmlịch và ít trùng nhau, những chợ lớn thì ngày nào cũng họp Tuy nhiên tầnglớp thương nhân trong dòng họ Lã còn rất ít, dường như là không đáng kể
Phương tiện giao thông - vận tải:
Hiện nay xóm Bắc Phong đã có đường dải nhựa liên xã chạy qua, đường vàobản cũng đang được đổ bê tông hàng năm Dự kiến đến năm 2015 tất cả các đườngliên thôn trong xóm được đổ bê tông, xe ô tô, xe máy đi lại thuận tiện vào mùa khô
và mùa mưa
Trước đây, phương tiện đi lại chủ yếu là đi bộ với chiếc đòn gánh cổ truyềnbằng tre hay gỗ trên vai cùng với đôi dậu (bồ đan) đây là phương tiện vận chuyểnphổ biến Vận chuyển bằng sức kéo của gia súc có trâu kéo dùng để kéo nông sản;lúa, ngô, gỗ… Hiện nay, trong các gia đình của họ Lã đã có xe máy, máy cày vớimóc kéo dùng để thay thế sức kéo của trâu, bò Một số gia đình khá giả, có điềukiện có thể mua thêm như ô tô tải để chuyên trở
2.2.2 Đặc trưng trong tập tục chu kỳ đời người
2.2.2.1 Tập tục hôn nhân
“Cưới xin là việc trăm năm của con người, do vậy tục lệ cưới xin rất hệtrọng Trong các tục lệ liên quan đến cưới xin, mỗi động tác, mỗi việc làmkhông chỉ có nghĩa đen, nghĩa thực mà còn có cả nghĩa bóng, có ẩn ý một sựcầu mong ở tổ tiên một điều phù hộ nào đó Tục lệ cưới xin thường trải quanhiều nghi lễ phức tạp và nghiêm khắc” [13, tr 195]