1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn

94 370 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 880 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo, em đã được sự hướng dẫn dạy bảo của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn và các anh chị trong phòng kế toán. Trước hết em vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính Ngân Hàng Trường Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã tận tình dìu dắt em trong suốt khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban đào tạo Đại học Thái Nguyên, phòng đào tạo trường ĐHKT và QTKD đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty, phòng tài chính kế toán và các phòng ban đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình viết báo cáo. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đỗ Kim Dư người đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 02 năm 2014 sinh viên Nguyễn Thị Lan A MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 5 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục tiêu nghiên cứu 7 3.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 7 4. Kết cấu của báo cáo 7 PHẦN 1 8 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 8 1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty: 8 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: 8 1.2.2. Quy trình kinh doanh: 9 1.2.3. Thị trường tiêu thụ: 10 1.2.4. Các phương thức thanh toán tiền hàng tại công ty. 10 1.3. . Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 11 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 13 1.4.1. Hình thức kế toán: 13 1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán: 14 1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 16 1.4.4.Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty. 17 1.5 Khái quát chung về phân tích tài chính của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 17 PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI 20 CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 20 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 20 2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản 21 2.1.2.. Phân tích khái quát nguồn vốn. 25 2.1.3. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh 28 2.1.4. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 30 Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 30 2.2.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 39 2.2.3. Phân tích năng lực hoạt động tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 58 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 67 2.3. Tổng kết tình hình tài chính của Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. 72 2.3.1. Những kết quả đạt được 75 2.3.2. Một số hạn chế 77 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 79 PHẦN III 80 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN. 80 3.1. Định hướng phát triển và quản lý tài chính của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn trong thời gian tới. 80 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn HTK Hàng tồn kho TSCĐ Tài sản cố định GĐ Giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐQT Hội đồng quản trị NH Ngắn hạn SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng KHTS Khấu hao tài sản CT Công ty DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ STT Tên bảng và sơ đồ Trang Sơ đồ 1.2 Quá trình hoạt động kinh doanh 10 Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 12 Sơ đồ 1.4.1 Quy trình thực hiện phần mềm 15 Sơ đồ 1.4.2 Bộ máy kế toán của công ty 15 Bảng 01 Phân tích khái quát tài sản qua 3 năm 20112013 23 Bảng 02 Phân tích khái quát nguồn vốn qua 3 năm 20112013 27 Bảng 03 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 2013 29 Bảng 04 Phân tích tổng hợp về tình hình các khoản phải thu và nợ phải trả 32 Bảng 05 Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện thời của công ty 35 Bảng 06 Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty 37 Bảng 07 Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời của công ty 39 Bảng 08 Phân tích tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm 20112013 43 Bảng 09 Bảng phân tích các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho 46 Bảng 10 Bảng tổng hợp về sự tăng giảm của TSCĐ hữu hình 48,49 Bảng 11 Bảng tính và phân tích các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu của tài sản 51 Bảng 12 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty 54 Bảng 13 Bảng tính và phân tích các chỉ tiêu về tính hợp lý của NV 55 Bảng 14 Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho 61 Bảng 15 Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu 64 Bảng 16 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định 66 Bảng 17 Bảng phân tích vòng quay toàn bộ tài sản 68 Bảng 18 Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên doanh thu 70 Bảng 19 Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên vốn bình quân. 72 Bảng 20 Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu 74 Bảng 21 Bảng phân tích về khả năng sinh lời kinh tế của tài sản 74,75 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh thực tế, trong đó đổi mới công tác quản lý tài chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng vốn nhất định bao gồm: Vốn lưu động, vốn cố định và vốn khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính Mặt khác nhu cầu thông tin tài chính ngày càng mở rộng cho nhiều đối tượng khác nhau. Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước…mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư…của họ. Chính vì vậy phân tích tình hình tài chính là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và chiến lược lâu dài Nhận thức được rõ tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp nên em đã quyết định chọn chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn” làm đề tài cho báo cáo thực tế của nhóm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu khái quát về công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. 3.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu a. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. Về thời gian: Số liệu phân tích tình hình tài chính được lấy trong 3 năm từ 2011 đến 2013. b. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính và tài liệu của cơ quan thực tập. Phương pháp xử lý số liệu: Dựa trên những lý luận chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thu thập được bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. Qua đó có thể thấy được thực trạng của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và những định hướng trong tương lai. 4. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. Phần II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. Phần III: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Sơn Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Ngoc Son Electrical Equipment Company Limited Tên công ty viết tắt: NS Co., Ltd Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Hòa ĐìnhPhường Võ Cường, Tp.Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Giấy phép kinh doanh: Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 21.02.001841 vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty được lập nên bởi ba thành viên góp vốn với tổng số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đ, tỉ lệ góp vốn là: 66.6% 16,7% 16,7%. Người có tỉ lệ góp vốn cao nhất hiện là Giám đốc của công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Điện thoại: (0241).3828.170 Fax: (0241).3895.231 Email: Ngocsonltdyahoo.com Mã số thuế: 2300351161 1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty: 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện (máy biến thế, dây cáp điện cao thế, hạ thế, khởi động từ, mô tơ điện, ổn áp, máy phát điện,dây điện, vật lưu dẫn, bảng điện, công tắc, cầu chì, attomat,…) Lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị điện, điện lạnh, đồ điện gia dụng Xây dựng công trình dân dụng Xây dựng công trình công nghiệp Xây dựng công trình giao thông Xây dựng công trình điện đến 35 KV Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng xe ô tô. 1.2.2. Quy trình kinh doanh: Hàng năm phòng kinh doanh phải xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty, tìm kiếm, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Với mỗi hợp đồng kinh tế được ký kết, phòng kinh doanh phải xây dựng những phương án kinh doanh cụ thể, đồng thời kết hợp với phòng kế toán tiến hành nhập hàng hóa. Hàng hóa sau khi được các nhân viên trong công ty kiểm tra về mặt quy cách, phẩm chất sẽ được nhập vào các kho của công ty hoặc giao thẳng cho khách hàng. Sau khi đã thực hiện xong các điều khoản ký kết trong hợp đồng hai bên tiến hành quá trình thanh lý hợp đồng. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty có thể khái quát như sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động kinh doanh Quá trình hoạt động hàng hóa trong công ty bao gồm hai giai đoạn quan trọng đó là quá trình mua hàng và quá trình bán hàng. Về quá trình mua hàng: Toàn bộ khối lượng hàng hóa của công ty dùng cho quá trình luân chuyển hàng hóa trong công ty là mua ngoài. Nguồn hàng cung cấp phải đảm bảo tính ổn định về số lượng và chất lượng, việc này sẽ giúp cho quá trình luân chuyển hàng hóa được diễn ra liên tục hơn. Quá trình mua hàng của công ty được thực hiện thông qua các phương thức mua hàng sau: Phương thức mua trực tiếp: công ty cử nhân viên của mình đến mua trực tiếp tại nơi sản xuất, sau khi đã kiểm nghiệm hàng hóa về quy cách cũng như phẩm chất nhân viên của công ty sẽ tự vận chuyển hàng về nhập kho. Phương thức mua không trực tiếp như: mua theo phương thức gửi hàng, mua theo đơn đặt hàng, mua hàng qua điện thoại...Theo phương thức này, khi có nhu cầu mua hàng công ty chỉ cần liên hệ với nhà sản xuất bằng điện thoại hoặc Fax, nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến cho công ty. Công ty tiến hành kiểm nghiệm hàng hóa rồi nhập kho. Về quá trình bán hàng: Quá trình bán hàng của công ty chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức bán buôn và bán lẻ. Hình thức bán buôn của công ty thường được thực hiện khi công ty bán hàng cho tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và thường bán với số lượng hàng hóa lớn. Hình thức bán lẻ thường áp dụng đối với những người tiêu dùng là các hộ gia đình, cá nhân... Họ chính là những người tiêu dùng cuối cùng và thường mua với số lượng ít. 1.2.3. Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là trong nước, đặc biệt là tiêu thụ trong tỉnh. Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển khá nhanh, các khu công nghiệp liên tục được mọc lên, nhu cầu về đồ điện công nghiệp rất lớn nên công ty rất có tiềm năng để phát triển. 1.2.4. Các phương thức thanh toán tiền hàng tại công ty. Thông thường, người mua thanh toán tiền hàng cho công ty theo hai phương thức: Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng, người mua hàng thanh toán ngay tiền cho công ty, có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản... Phương thức thanh toán trả chậm: Người mua đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho công ty. Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thoả thuận. Chẳng hạn, điều kiện 110, n20 có nghĩa là trong 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu người mua thanh toán công nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ 20, người mua phải thanh toán toàn bộ công nợ . Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa thanh toán nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng. 1.3. . Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013 Cơ quan lãnh đạo của Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn là hội đồng quản trị gồm 3 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 2 thành viên đều là ủy viên. Hội đồng quản trị của công ty bao gồm:. Ông Vũ Xuân Biên: Chủ tịch hội đồng quản trị Bà Nguyễn Thị Huyền: Ủy Viên Bà Dương Thị Giang: Ủy viên Đây là cơ quan cao nhất của công ty quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của công ty, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng của công ty. Người điều hành hoạt động của công ty là giám đốc. Giám đốc là người điều hành công việc hàng ngày của công ty, kí kết hoạt động kinh tế, tuyển dụng công nhân, giải quyết mọi công việc của công ty theo pháp luật và theo điều lệ của công ty, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật. Nhiệm vụ chính Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám Đốc. Bên cạnh, Tổng Giám đốc là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ. Ban giám đốc của công ty gồm 2 thành viên: Ông Vũ Xuân Biên: Giám đốc Bà Nguyễn Thị Huyền: Phó giám đốc Bên dưới là 3 phòng bao gồm: P. Kinh doanh, P. Kế toán – Hành chính nhân sự, P. Kỹ thuật – Dịch vụ khách hàng. + P. Kinh doanh chịu trách nhiệm: Nghiên cứu thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao dịch với khách hàng. Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Kết hợp với bộ phận kế toán để theo dõi lượng hàng tồn kho, theo dõi mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn nhiều để lên kế hoạch nhập hàng và thanh lý hoặc giảm giá những mặt hàng bị hỏng; Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; Xây dựng các chế độ ưu đãi với những khách hàng quen và những khách hàng mua với số lượng lớn. + P. Kế toán – Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm: Thống kê, cân đối thu chi… tất cả những gì liên quan đến tài chính của công ty. + P. Kỹ thuật – Dịch vụ khách hàng: Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, ghi nhận ý kiến khách hàng để cải tiến công việc. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch bảo hành, bảo trì sản phẩm, nắm được mức thỏa mãn của khách hàng… 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 1.4.1. Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính sử dụng phần mềm kế toán MISA. Các chứng từ kế toán phát sinh được kế toán cập nhật vào từng phần hành phù hợp trong phần mềm, bên cạnh đó kế toán cần thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ để xác định kết quả kinh doanh hàng tháng. Đến thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính Công ty sẽ in đầy đủ Báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo hình thức Nhật ký chung. Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.4.1: Quy trình thực hiện phần mềm 1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 1.4.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán tr¬ưởng:  Là người đứng đầu phòng kế toán, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán trong Công ty theo đúng quy định của chế độ kế toán và đúng quy định của công ty, đồng thời lập Báo cáo tài chính năm.  Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tr¬ước Giám đốc công ty và các cơ quan cấp trên về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại phòng mình.  Kế toán trưởng phải thường xuyên báo cáo tình hình tài chính của công ty cho Giám đốc, đồng thời kết hợp với các phòng ban phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty để lập kế hoạch kinh doanh. Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc của kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng và kế toán tiền lương.  Hàng ngày kế toán viết phiếu thu, phiếu chi, và đối chiếu với thủ quỹ.  Thực hiện giao dịch với ngân hàng, theo dõi số dư trên tài khoản.  Trên cơ sở bảng chấm công từ phòng hành chính đã kiểm duyệt kế toán lập bảng thanh toán lương và định kỳ quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho nhân viên trong công ty. Kế toán hàng hoá:  Theo dõi và phản ánh chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại hàng hoá trên cả hai mặt: hiện vật và giá trị.  Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ tình hình tiêu thụ hàng hóa, ghi chép kịp thời, đầy đủ các chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và các thu nhập khác. Cuối tháng thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán TSCĐ:  Kế toán có nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình biến động tăng giảm về tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, giá trị hiện có của TSCĐ để tiến hành ghi sổ kế toán.  Căn cứ tỉ lệ trích khấu hao đã đăng ký với từng loại TSCĐ để tiến hành trích khấu hao và ghi sổ theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và quy định của công ty. Kế toán thuế:  Hàng tháng kế toán thực hiện kê khai thuế GTGT và nộp trước ngày 20 tháng sau. Quyết toán thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Tỉnh Bắc Ninh. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng công ty về số liệu và thời gian nộp báo cáo. Kế toán công nợ:  Lập báo cáo công nợ phải thu, phải trả để theo dõi tình hình công nợ cho từng đối tượng khách hàng, theo từng khoản nợ, từng lần thanh toán. Thủ quỹ:  Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ được giao. Cuối mỗi ngày, mỗi tháng yêu cầu chốt số dư tiền mặt tồn quỹ với kế toán tiền mặt. 1.4.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. Công ty áp dụng Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 482006QĐBTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ tài chính. Báo cáo tài chính của công ty được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:  Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 11 và kết thúc vào 3112 hàng năm.  Đơn vị tền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ  Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc  Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp Bình quân gia quyền  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên  Phương pháp khấu hao tài sản đang áp dụng: Phương pháp Đường thẳng  Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Theo hợp đồng  Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nguyên tắc Thực tế  Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Thực tế theo HĐGTGT 1.4.4.Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty. Do công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy tính nên máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mỗi kế toán trong việc hạch toán kế toán. Mỗi kế toán được công ty giao một máy tính trong suốt quá trình làm việc. Tất cả kế toán đều làm việc trên phần mềm và đảm nhiệm các phần hành khác nhau, các máy tính được kết nối với nhau để tiện cho quá trình làm việc. 1.5 Khái quát chung về phân tích tài chính của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Ngày nay quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị kinh tế, trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộn. Đặc biệt với sự phát triển các doanh nghiệp, ngân hàng và thị trương vốn đã tạo nhiều cơ hội để công tác phân tích tài chính thực sự có lợi và vô cùng thiết. Thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng và các mối quan hệ chiến lược, phân tích tài chính giúp những người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng lãi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính là mối quan tâm của rất nhiều nhóm người. Cũng xuất phát từ nguyên nhân trên hàng năm công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn đã tiến hành công tác phân tích tài chính để phục vụ thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm :  Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng quan tâm đến các mục tiêu như: tạo công ăn việc làm chi người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội… Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, hiểu rõ thực trạng tài chính, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, Giám đốc tài chính, Dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý,…  Đối với nhà đầu tư: Đây là những doanh nghiệp, cá nhân quan tâm trực tiếp đến tính toán giá trị doanh nghiệp, họ giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng và sẽ chịu chung mọi rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Thu nhập của nhà đầu tư bao gồm: tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường dựa vào các nhà chuyên môn – nhưng chuyên gia phân tích tài chính, nghiên cứu kinh tế về tài chính để phân tích và làm dự báo triển vọng của doanh nghiệp. Đối với các nhà hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng, thì mối quan tâm trước hết của họ là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?  Đối với người cho vay và ngân hàng: Giúp họ nhận biết khả năng vay và trả nợ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Vì vậy, họ đặc biệt quan tâm tới số tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng. Từ đó so sánh số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn chú ý tới giá trị vốn chủ sở hữu bởi vì nguồn vốn này chính là khoản bảo hiểm cho họ trong những trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro. Họ cũng quan tâm tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn gốc và lãi vay dài hạn.  Đối với người lao động: Bên cạnh các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chủ nợ của doanh nghiệp, người lao động được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này dễ hiểu bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có tác động trực tiếp tới tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động.  Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế( cục thuế, các bộ chủ quản, thanh tra, cảnh sát kinh tế,luật sư…): Dù công tác ở các lĩnh vực khác nhau, họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tổng quát phản ánh tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo, qua Bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có doanh nghiệp, kết cấu của tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn. Phần tài sản: Số liệu các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện giá trị các loại vốn doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo như: Tiền, các khoản đầu tư tài chính, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định…Các giá trị này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán người ta tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy, khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, xem xét sự biến động của tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa đầu năm và cuối năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn và sự tác động của cơ cấu vốn đó đến quá trình kinh doanh. Muốn làm được điều đó ta phải xem tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, sau đó so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu kỳ, cần lưu ý đến tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với việc việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Thứ ba, khái quát được mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp thông qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng thể nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính với các chủ nợ là thấp và ngược lại. Tuy nhiên, khi xem xét cần chú ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn trong tương lai mà việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể gặp phải. 2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút ra những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Vì giúp cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan hay không khả quan, từ đó có đầy đủ nhận chứng để nhận thức một cách đúng đắn về công ty, khách quan chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh để có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến hành phân tích khái quát tài sản của công ty là dựa vào các chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 để cho chúng ta thấy rõ tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và thấy được mức độ hợp lý, mức độ đảm bảo an toàn tài chính trong kinh doanh của công ty.Từ đó giải thích các nguyên nhân vì sao có sự biến động đó. Để phân tích khái quát và rõ nét nhất về tình hình tài sản của công ty ta dựa vào các số liệu trong bảng phân tích khái quát tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 sau đây: Bảng 2.1: Phân tích khái quát tài sản giai đoạn 20112013 Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 20122011 So sánh 20132012 Giá trị tăng(giảm) % tăng (giảm) Giá trị tăng (giảm) % tăng (giảm) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A Tài sản ngắn hạn 9.571 11,87 15.086 18,58 25.531 31,89 5.515 57,62 10.445 69,24 I Tiền và các khoản tương đương tiền 68 0,084 50 0,062 162 0,202 (18) (26,47) 112 224,00 II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 III Các khoản phải thu ngắn hạn 6.074 7,534 11.547 14,22 18.983 23,711 5.473 90,11 7.436 64,40 IV Hàng tồn kho 3.389 4,204 3.485 4,292 6.360 7,944 96 2,83 2.875 82,50 V Tài sản ngắn hạn khác 40 0,048 4 0,006 26 0,033 (36) (90,00) 22 550,00 B Tài sản dài hạn 71.052 88,13 66.114 81,42 54.527 68,11 (4.938) (6,95) (11.587) (17,53) I Tài sản cố định 71.052 88,13 65.593 80,87 54.527 68,11 (5.459) (7,68) (11.066) (16,87) II Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 III Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 IV Tài sản dài hạn khác 0 0 521 0,64 0 0 521 0 (100) Tổng tài sản 80.623 100 81.200 100 80.058 100 577 0,72 (1.142) (1,41) (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản doanh nghiệp quản lý và sử dụng năm 2011 là 80.623 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 11,78% tương đương với 9.571 triệu đồng, tài sản dài hạn chiếm 88,13% tương đương với 71.052 triệu đồng. Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 0,084% tương đương với 68 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 7,534% tương đương với 6.074 triệu đồng, hàng tồn kho chiếm 4,204% tương đương 3.389 triệu đồng, tài sản ngắn hạn khác là 40 triệu đồng chiếm 0,048%. Còn trong tài sản dài hạn thì công ty chỉ đầu tư hoàn toàn 71.052 triệu đồng vào tài sản cố định. Còn trong năm 2012 tổng tài sản doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 81.200 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 18,58% tương đương với 15.086 triệu đồng, tài sản dài hạn chiếm 81,42% tương đương với 66.114 triệu đồng. Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 0,062% tương đương với 50 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 14,22% tương đương với 11.547 triệu đồng, hàng tồn kho chiếm 4,292% tương đương 3.485 triệu đồng, tài sản ngắn hạn khác là 4 triệu đồng chiếm 0,006%. Còn trong tài sản dài hạn thì tài sản dài hạn chiếm 80,87% tương đương 65.593 triệu đồng, tài sản dài hạn khác là 521 triệu đồng chiếm 0,64%. Còn trong năm 2013 tổng tài sản doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 80.058 triệu đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 31,89% tương đương với 25.531 triệu đồng, tài sản dài hạn chiếm 68,11% tương đương với 54.527 triệu đồng. Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 0,202% tương đương với 162 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 23,711% tương đương với 18.983 triệu đồng, hàng tồn kho chiếm 7,944% tương đương 6.360 triệu đồng, tài sản ngắn hạn khác là 26 triệu đồng chiếm 0,033%. Còn trong tài sản dài hạn thì công ty chỉ đầu tư hoàn toàn 54.527 triệu đồng vào tài sản cố định. Qua bảng phân tích tài sản trên ta thấy tổng tài sản doanh nghiệp quản lý và sử dụng năm 2011 là 80.623 triệu đồng, tổng tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011 tăng 577 triệu đồng tức tăng 0,72 %. Năm 2013 tổng tài sản là 80.058 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 1.142 triệu đồng, tức giảm 1,41%. Như vậy, tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng vào năm 2012 nhưng lại giảm xuống vào năm 2013. Nguyên nhân làm cho tổng tài sản có sự biến động như vậy là do ảnh hưởng của các nhân tố theo các năm như sau: Tổng tài sản ngắn hạn: Năm 2011 là 9.571 trđ, năm 2012 là 15.086 triệu đồng tăng 5.515 triệu đồng tức tăng lên 57,62 %. Năm 2013 là 25.531 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 10.445 triệu đồng tức tăng 69,25%. Tài sản dài hạn có xu hướng giảm qua các năm (năm 2011 đến 2012 giảm từ 71.052 triệu đồng xuống còn 66.114 triệu đồng tức giảm 6,95%, năm 2012 đến 2013 giảm từ 66.114 triệu đồng xuống còn 54.527 triệu đồng tức giảm 17,53%) là do doanh nghiệp đã trích khấu hao tài sản cố định hàng năm và trong năm 2012 doanh nghiệp có đầu tư thêm một số tài sản dài hạn khác. 2.1.2.. Phân tích khái quát nguồn vốn. Để giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn ta cần phân tích cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn. Tiến hành lập bảng so sánh tổng số nguồn vốn giữa các năm, so sánh tỷ trọng của từng loại vốn, từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng đó. Tuy nhiên, sự tăng hay giảm của các loại tỷ trọng là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với công ty ở từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, các công ty đều hướng đến một cơ cấu vốn hợp lý, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp tọa điều kiện cho công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây là bảng phân tích khái quát tình hình nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 để chúng ta thấy rõ được cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vồn để thấy được mức độ hợp lý, mức độ đảm bảo an toàn tài chính trong kinh doanh của công ty: Bảng 2.2: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn giai đoạn 20112013 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 20122011 So sánh 20132012 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) ±∆ ±(%) ±∆ ±(%) A. Nợ phải trả 12.838 15,92 13.361 16,45 14.586 18,22 523 4,07 1.225 9,17 I. Nợ ngắn hạn 12.820 15,9 13.361 16,45 14.586 18,22 541 4,22 1.225 9,17 1. Phải trả cho người bán 196 0,243 222 0,273 429 0,536 26 13,27 207 93,24 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 0 0 38 0,047 0 0 38 (38) (100,00) 3. Phải trả công nhân viên 1.140 1,414 1.401 1,725 1.480 1,849 261 22,89 79 5,64 4. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 11.452 14,204 11.523 14,19 12.147 15,17 71 0,62 624 5,42 5. Các khoản phải trả phải nộp khác 32 0,039 177 0,215 339 0,423 145 453,13 162 91,53 II. Nợ khác 18 0,022 0 0 0 0 (18) (100,00) 0 1. Chi phí phải trả 18 0,022 0 0 0 0 (18) (100,00) 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 67.785 84,08 67.839 83,55 65.472 81,78 54 0,08 (2.367) (3,49) I. Nguồn vốn, quỹ 67.635 83,89 67.694 83,36 65.472 81,78 59 0,09 (2.222) (3,28) 1. Nguồn vốn kinh doanh 67.698 83,97 67.697 83,37 67.394 84,1 (1) 0,00 (303) (0,45) 2. Lợi nhuận chưa phân phối (63) (0,078) (3) (0,004) (1.922) (2,4) 60 (95,24) (1.919) 63.966,67 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 150 0,186 145 0,179 0 0 (5) (3,33) (145) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 150 0,186 0 0 0 0 (150) (100,00) 0 2. Quỹ quản lý của cấp trên 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 80.623 100 81.200 100 80.058 100 577 0,72 (1.142) (1,41) (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn doanh nghiệp quản lý và sử dụng năm 2011 là 80.623 triệu đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 15,92% tương đương với 12.838 triệu đồng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 84,08% tương đương với 67.785 triệu đồng. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn là 12.820 triệu đồng chiếm 15,9%, trong đó có phải trả cho người bán chiếm 0,243% tương đương 196 triệu đồng, phải trả công nhân viên 1,141% tương đương 1.140 triệu đồng, phải trả cho các đơn vị nội bộ 14,204% tương đương với 11.452 triệu đồng, các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,039% tương đương 32 triệu đồng; nợ khác của công ty là 18 triệu đồng chiếm 0,022%. Còn trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất 83,89% tương đương 67.635 triệu đồng, số còn lại là nguồn kinh phí khác chiếm 0,186% tương đương 150 triệu đồng. Trong năm 2012 thì tổng nguồn vốn là 81.200 triệu đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 16,45% tương đương với 13.361 triệu đồng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 67.839 triệu đồng tương đương với 83,55%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn là 13.361 triệu đồng chiếm 16,45%, trong đó có phải trả cho người bán chiếm 0,273% tương đương 222 triệu đồng, phải trả công nhân viên chiếm 1,725% tương đương 1.401 triệu đồng, phải trả cho các đơn vị nội bộ 14,19% tương đương với 11.523 triệu đồng, các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,215% tương đương 177 triệu đồng. Còn trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng 83,36% tương đương 67.694 triệu đồng. Trong năm 2013 thì tổng nguồn vốn là 80.058 triệu đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng 18,22% tương đương với 14.586 triệu đồng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 65.472 triệu đồng tương đương với 81,78%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn là 14.586 triệu đồng chiếm 18,22%, trong đó có phải trả cho người bán chiếm 0,536% tương đương 429 triệu đồng, phải trả công nhân viên chiếm 1,849% tương đương 1.480 triệu đồng, phải trả cho các đơn vị nội bộ 15,17% tương đương với 12.147 triệu đồng, các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,423% tương đương 339 triệu đồng. Còn trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng 81,78% tương đương 65.472 triệu đồng. Qua đó ta thấy được sự biến động là: 80.623 triệu đồng năm 2011, 81.200 triệu đồng năm 2012 và 80.058 triệu đồng năm 2013. Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 577 trđ, tức tăng 0,72%. Năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty lại giảm xuống 1.142 triệu đồng, giảm đi 1,41% so với năm 2012 và chỉ là 80.058 triệu đồng. Sự biến động tăng, giảm nguồn vốn là do sự biến động của các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2011 đến 2013 và sự biến động trong tỷ trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. 2.1.3. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp, nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công. Dưới đây là bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn giai đoạn 2011 – 2013: Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 2013 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 20122011 So sánh 20132012 2011 2012 2013 Giá trị (∆) Tỷ lệ (%) Giá trị (∆) Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 77.693 172 111.008 160 Tổng chi phí 105.585 183.350 284.280 77.665 173 100.930 155 Lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 28 101 78 103,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Qua các số liệu thực tế trên, ta nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn đã tăng rõ rệt qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011 với tổng doanh thu là 107.679 triệu đồng và tổng chi phí là 105.585, công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1.994 triệu đồng.Bên cạnh việc rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đanh làm ăn thua lỗ, thì với mức lợi nhuận này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả rất cao, đó là do sự cố gắng lãnh đạo công ty trong việc huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý. So với năm 2011, năm 2012 tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty đều tăng lên một cách đáng kể, tổng doanh thu năm 2012 là 185.372 triệu đồng so với năm 2011 là tăng lên 77.693 triệu đồng hay 172%, cùng với đó chi phí bỏ ra năm 2012 là 183.350 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 77.665 triệu đồng hay 173% so với năm 2012, lợi nhuận thu được là 2.022 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 28 triệu đồng hay 101% so với năm 2012 . Đến năm 2013, tổng doanh thu của công ty đạt mức 286.380 triệu đồng tăng 111.008 triệu đồng so với năm 2012 hay 160%, tổng chi phí đạt mức 284.280 triệu đồng tăng 100.930 triệu đồng hay 155% so với năm 2012, lợi nhuận thu được 2.100 triệu đồng tăng 78 triệu đồng hay 103,8% so với năm 2012. Mặc dù tỷ lệ gia tăng doanh thu của năm nay so với năm trước rất cao là 160% nhưng tỷ lệ gia tăng lợi nhuận không cao lắm 103,8% trong khi đó doanh thu và chi phí có tốc độ gia tăng gần như nhau (năm 2012 so với năm 2011 sấp xỉ 172,5%, năm 2013 so với năm 2012 sấp xỉ 157,5%) có nghĩa là việc quản lý và sử dụng chi phí của công ty chưa thực sự tốt và có hiệu quả. Trong các năm 2011, 2012, 2013 Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn đã cố gắng vươn lên trong hoạt động kinh doanh nắm bắt tình hình thực tế, tận dụng các tiềm năng sẵn có để hạn chế mức thấp nhất các khó khăn nhắm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời trên cơ sở phân tích tình hình lợi nhuận như trên công ty đã tiến hành những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhanh chóng gia tăng lợi nhuận cho công ty. Sau đây là một số biện pháp đang áp dụng làm nâng cao lợi nhuận cho công ty : Thứ nhất, Do nhu cầu về các mặt hàng của công ty có xu hướng tăng nên công ty đã chủ động mở rộng các hệ thống cửa hàng bố trí trên khắp cả nước để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu cho công ty. Thứ hai, Mặt hàng công ty sản xuất kinh doanh hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, gây khó khăn cho công ty trong việc xác định giá bán hợp lý. Công ty đang chủ trương tăng cường khai thác tìm kiếm khách hàng. Thứ ba, Công ty tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo đưa sản phẩm hàng hóa đến với khách hàng một cách thuận lợi, để từ đó thu hút được khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu bán hàng của công ty. Thứ tư, Công tác giám sát và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm Thường xuyên được tiến hành nhằm phát hiện loại bỏ các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, tăng độ tin cậy với khách hàng. 2.1.4. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán tại công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực thực trạng tài chính của công ty. Nếu công ty nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh, đối với việc thanh toán những khoản nợ đến hạn. Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, khê đọng các khoản nợ, nhằm tiến tới làm chủ về tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. a) Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn…). Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Nếu Htq < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) không đủ trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Bảng2.4: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát giai đoạn 20112013 Đơn vị: Triệu đồng, lần Chỉ tiêu Năm So sánh 20122011 Giá trị tăng (giảm) So sánh 20132012 Giá trị tăng (giảm) 2011 2012 2013 Tổng tài sản (1) 80623 81200 80058 577 (1142) Tổng số nợ (2) 12838 13361 14586 523 1225 Hệ số thanh toán tổng quát (3)=(1)(2) 6,28 6,0774 5,4887 (0,2026) 0,5887 ( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Dựa vào bảng trên ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là rất tốt chứng tỏ tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo (năm 2011 cứ đi vay 1 đồng thì có 6,28 đồng tài sản đảm bảo, năm 2012 cứ đi vay 1 đồng thì chỉ có 6,0774 đồng tài sản đảm bảo, năm 2013 cứ đi vay 1 đồng thì có 5,4887 đồng tài sản đảm bảo). Hệ số này ở năm 2013 thấp hơn năm 2012 và thấp hơn 2011 là do trong năm 2012 Công ty huy động thêm vốn từ bên ngoài là 523 triệu đồng trong khi tài sản của Công ty tăng 577 triệu đồng. Năm 2013 công ty huy động thêm vốn từ bên ngoài là 1225 triệu đồng trong khi tài sản của công ty lại giảm 1142 triệu đồng. Biểu đồ sau đây sẽ biểu hiện rõ hơn về hệ số thanh toán tổng quát của công ty: Biểu đồ 2.2: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát giai đoạn 20112013 Là một trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu hệ thống thiết bị đện tử ở Việt Nam, mặc dù năm 2013 hệ số thanh toán tổng quát của công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn giảm so với năm 2012 và 2011 nhưng công ty vẫn có hệ số khả năng thanh toán tổng quát cao hơn nhiều so với trung bình ngành(1,7 lần). Đây sẽ là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền. b) Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho).. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn được tính theo công thức sau: Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản. Bảng2.5 :Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 20112013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 20122011 Giá trị tăng (giảm) So sánh 20132012 Giá trị tăng (giảm) Tổng tài sản ngắn hạn (1) 9.571 15.086 25.531 5.515 10.445 Tổng nợ ngắn hạn (2) 12.820 13.361 14.586 541 1.225 Hệ số thanh toán hiện thời(lần) (3)=(1)(2) 0,7466 1,1291 1,7504 0,3825 0,6213 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Năm 2011 hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 0,7466 lần. Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm là thấp. Cứ 1đ nợ phải trả ngắn hạn thì có 0,7466 đ tài sản đảm bảo. Năm 2012, hệ số thanh toán hiện thời là 1,1291 lần, tăng so với năm 2011 là 0,3825 lần. Cứ 1đ nợ ngắn hạn thì có 1,1291đ tài sản ngắn hạn đảm bảo, tăng lên so với năm 2011 là 0,3825 lần. Năm 2013 hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,7504 lần. Chứng tỏ cứ 1 đ nợ ngắn hạn phải trả thì có 1,7504 đ tài sản ngắn hạn đảm bảo, tăng 0,6213 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2012 so với 2011 và 2013 so với 2012 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn (năm 2012 so với 2011 là tài sản ngắn hạn tăng 57,6% và nợ ngắn hạn tăng 4,22%, năm 2013 so với 2012 là 69,2% và 9,17%) Biểu đồ sau đây sẽ biểu hiện rõ nét hơn về hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 20112013: Biểu đồ 2.3: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 20112013 Tóm lại, qua 3 năm hệ số thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng tăng lên và đều lớn hơn 1 vào năm 2012 và năm 2013 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là dần tăng lên. Như vậy các nhà cung cấp, cho vay… có thể yên tâm được thanh toán các khoản nợ của công ty trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. i. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là hệ số cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Công thức: Khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, các loại hàng hoá tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất khá nhiều thời gian nên không được tính vào hệ số này. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghệp càng tốt. Tuy nhiên, cũng như hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Bảng2.6: Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 20112013 Đơn vị: Triệu đồng, lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 20122011 Giá trị tăng(giảm) So sánh 20132012 Giá trị tăng(giảm) Tài sản ngắn hạn (1) 9.571 15.086 25.531 5.515 10.445 Hàng tồn kho (2) 3.389 3.485 6.360 96 2.875 Nợ ngắn hạn (3) 12.820 13.361 14.586 541 1.225 Hệ số thanh toán nhanh (4)=(1)(2)(3) 0,4822 0,8683 1,3143 0,3861 0,446 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 20112013) Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,3861 lần là do tài sản ngắn hạn tăng 5515 triệu đồng trong khi hàng tồn kho chỉ tăng 96 triệu đồng và nợ ngắn hạn tăng 541 triệu đồng. Năm 2013 khả năng thanh toán tức thời của công ty là lớn nhất trong 3 năm bằng 1,3143 lần, tăng 0,446 lần so với năm 2012 là do sự tăng lên rất nhiều của tài sản ngắn hạn (tăng 10445 triệu đồng). Biểu đồ sau đây sẽ biểu hiện rõ nét hơn về hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 20112013: Biểu đồ 2.4: Hệ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 20112013 Như vậy hệ số thanh toán nhanh của công ty là tốt, tăng dần qua các năm. Có được điều này là do công ty đã áp dụng các chính sách và biện pháp thích hợp góp phần làm tăng t

ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong trình nghiên cứu viết báo cáo, em hướng dẫn dạy bảo thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn anh chị phòng kế toán Trước hết em vô biết ơn thầy cô giáo khoa Tài Chính- Ngân Hàng Trường Đại học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên tận tình dìu dắt em suốt khóa học Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban đào tạo Đại học Thái Nguyên, phòng đào tạo trường ĐHKT QTKD tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo Em xin chân thành cám ơn giúp đỡ ban giám đốc công ty, phòng tài kế toán phòng ban tạo điều kiện cho em trình viết báo cáo Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đỗ Kim Dư - người hướng dẫn, giúp đỡ tận tình em trình hoàn thành báo cáo Thái Nguyên, ngày 29 tháng 02 năm 2014 sinh viên Nguyễn Thị Lan A GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .1 MỤC LỤC .2 .3 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .5 1.Tính cấp thiết đề tài 2.Mục tiêu nghiên cứu .6 3.Phạm vi nghiên cứu đối tượng nghiên cứu Kết cấu báo cáo .7 PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 1.1.Quá trình hình thành phát triển công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh công ty: .8 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh: 1.2.2 Quy trình kinh doanh: .9 1.2.3 Thị trường tiêu thụ: .10 1.2.4 Các phương thức toán tiền hàng công ty .10 1.3 Cơ cấu máy quản lý công ty 10 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn .13 1.4.1 Hình thức kế toán: 13 1.4.2 Tổ chức máy kế toán: .13 1.4.3 Chế độ kế toán áp dụng công ty 16 1.4.4.Tình hình sử dụng máy tính kế toán công ty 16 1.5 Khái quát chung phân tích tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn .16 PHẦN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI 19 CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 19 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn .19 2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản 20 2.1.2 Phân tích khái quát nguồn vốn 24 2.1.3 Phân tích khái quát kết kinh doanh .27 2.1.4 Phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 29 GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các hệ số phản ánh khả toán công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 29 2.2.2 Các hệ số phản ánh cấu nguồn vốn cấu tài sản công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 38 2.2.3 Phân tích lực hoạt động công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 56 2.2.4 Phân tích tiêu khả sinh lời công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn .65 2.3 Tổng kết tình hình tài Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn .71 2.3.1 Những kết đạt 74 2.3.2 Một số hạn chế .76 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 77 PHẦN III .78 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 78 3.1.Định hướng phát triển quản lý tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn thời gian tới 78 KẾT LUẬN .93 GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT HTK TSCĐ GĐ TNHH HĐQT NH SXKD GTGT KHTS CT Chữ viết tắt Nguyên văn Hàng tồn kho Tài sản cố định Giám đốc Trách nhiệm hữu hạn Hội đồng quản trị Ngắn hạn Sản xuất kinh doanh Giá trị gia tăng Khấu hao tài sản Công ty GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4.1 Sơ đồ 1.4.2 Bảng 01 Bảng 02 Bảng 03 Bảng 04 Bảng 05 Bảng 06 Bảng 07 Bảng 08 Bảng 09 Bảng 10 Bảng 11 Bảng 12 Bảng 13 Bảng 14 Bảng 15 Bảng 16 Bảng 17 Bảng 18 Bảng 19 Bảng 20 Bảng 21 Tên bảng sơ đồ Tran Quá trình hoạt động kinh doanh Cơ cấu tổ chức máy Quy trình thực phần mềm Bộ máy kế toán công ty Phân tích khái quát tài sản qua năm 2011-2013 Phân tích khái quát nguồn vốn qua năm 2011-2013 Kết sản xuất kinh doanh công ty qua năm 2011 -2013 Phân tích tổng hợp tình hình khoản phải thu nợ phải trả Bảng phân tích khả toán thời công ty Phân tích khả toán nhanh công ty Bảng phân tích khả toán tức thời công ty Phân tích tài sản ngắn hạn công ty qua năm 2011-2013 Bảng phân tích khoản mục tiêu hàng tồn kho Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình Bảng tính phân tích tiêu đánh giá cấu tài sản Bảng phân tích cấu nguồn vốn công ty Bảng tính phân tích tiêu tính hợp lý NV Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng phân tích vòng quay toàn tài sản Bảng phân tích khả sinh lời doanh thu Bảng phân tích khả sinh lời vốn bình quân Bảng phân tích khả sinh lời vốn chủ sở hữu Bảng phân tích khả sinh lời kinh tế tài sản g 10 12 15 15 23 27 29 32 35 37 39 43 46 48,49 51 54 55 61 64 66 68 70 72 74 74,75 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Trong trình hội nhập kinh tế quốc tế doanh nghiệp phải không ngừng đổi cho phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh thực tế, đổi công tác quản lý tài vấn đề quan tâm hàng đầu định tồn phát triển doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần lượng vốn định bao gồm: Vốn lưu động, vốn cố định vốn GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp khác Nhiệm vụ doanh nghiệp phải tổ chức, huy động sử dụng vốn cho có hiệu sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng chấp hành luật pháp Vì để kinh doanh đạt hiệu mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh thời gian tới, vạch chiến lược phù hợp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài giúp cho doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài tại, xác định đầy đủ đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng nhân tố đến tình hình tài Từ có giải pháp hữu hiệu để ổn định tăng cường tình hình tài Mặt khác nhu cầu thông tin tài ngày mở rộng cho nhiều đối tượng khác Phân tích tình hình tài công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước…mỗi đối tượng quan tâm đến tài doanh nghiệp góc độ khác để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư…của họ Chính phân tích tình hình tài công việc làm thường xuyên thiếu quản lý tài doanh nghiệp, có ý nghĩa thực tiễn chiến lược lâu dài Nhận thức rõ tầm quan trọng phân tích tình hình tài phát triển doanh nghiệp nên em định chọn chuyên đề “Phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn” làm đề tài cho báo cáo thực tế nhóm Mục tiêu nghiên cứu -Tìm hiểu khái quát công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn -Phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn -Đề xuất số giải pháp nâng cao lực tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn 3.Phạm vi nghiên cứu đối tượng nghiên cứu a Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Về thời gian: Số liệu phân tích tình hình tài lấy năm từ 2011 đến 2013 b Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh c Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua báo cáo tài tài liệu quan thực tập - Phương pháp xử lý số liệu: Dựa lý luận chủ yếu sau tiến hành phân tích số liệu thực tế thu thập cách so sánh, phân tích, tổng hợp biến động tiêu qua năm Qua thấy thực trạng doanh nghiệp khứ, định hướng tương lai Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu kết luận, đề tài chia làm phần: Phần I: Khái quát chung Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Phần II: Phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Phần III: Giải pháp nâng cao lực tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NGỌC SƠN 1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn Tên công ty viết tiếng việt: Công ty TNHH Thiết Bị Điện Ngọc Sơn Tên công ty viết tiếng nước ngoài: Ngoc Son Electrical Equipment Company Limited GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tên công ty viết tắt: NS Co., Ltd Địa trụ sở chính: Thôn Hòa Đình-Phường Võ Cường, Tp.Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh Giấy phép kinh doanh: Do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 21.02.001841 vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty lập nên ba thành viên góp vốn với tổng số vốn điều lệ 5.000.000.000 đ, tỉ lệ góp vốn là: 66.6%- 16,7%- 16,7% Người có tỉ lệ góp vốn cao Giám đốc công ty người đại diện theo pháp luật công ty Điện thoại: (0241).3828.170 Fax: (0241).3895.231 Email: Ngocsonltd@yahoo.com Mã số thuế: 2300351161 1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh công ty: 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh: - Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện (máy biến thế, dây cáp điện cao thế, hạ thế, khởi động từ, mô tơ điện, ổn áp, máy phát điện,dây điện, vật lưu dẫn, bảng - điện, công tắc, cầu chì, attomat,…) Lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị điện, điện lạnh, đồ điện gia dụng Xây dựng công trình dân dụng Xây dựng công trình công nghiệp Xây dựng công trình giao thông Xây dựng công trình điện đến 35 KV Mua bán đồ dùng cá nhân gia đình Dịch vụ vận tải hàng hóa hành khách xe ô tô 1.2.2 Quy trình kinh doanh: Hàng năm phòng kinh doanh phải xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn dài hạn cho công ty, tìm kiếm, giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng Với hợp đồng kinh tế ký kết, phòng kinh doanh phải xây GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp dựng phương án kinh doanh cụ thể, đồng thời kết hợp với phòng kế toán tiến hành nhập hàng hóa Hàng hóa sau nhân viên công ty kiểm tra mặt quy cách, phẩm chất nhập vào kho công ty giao thẳng cho khách hàng Sau thực xong điều khoản ký kết hợp đồng hai bên tiến hành trình lý hợp đồng Quy trình hoạt động kinh doanh công ty khái quát sơ đồ sau: Kế hoạch bán hàng, đơn đặt hàng, Hợp Mua hàng Nhập kho hàng hóa giao cho khách hàng Bán hàng đồng mua hàng Thanh lý hợp đồng kinh tế Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động kinh doanh Quá trình hoạt động hàng hóa công ty bao gồm hai giai đoạn quan trọng trình mua hàng trình bán hàng Về trình mua hàng: Toàn khối lượng hàng hóa công ty dùng cho trình luân chuyển hàng hóa công ty mua Nguồn hàng cung cấp phải đảm bảo tính ổn định số lượng chất lượng, việc giúp cho trình luân chuyển hàng hóa diễn liên tục Quá trình mua hàng công ty thực thông qua phương thức mua hàng sau: Phương thức mua trực tiếp: công ty cử nhân viên đến mua trực tiếp nơi sản xuất, sau kiểm nghiệm hàng hóa quy cách phẩm chất nhân viên công ty tự vận chuyển hàng nhập kho Phương thức mua không trực tiếp như: mua theo phương thức gửi hàng, mua theo đơn đặt hàng, mua hàng qua điện thoại Theo phương thức này, có nhu cầu mua hàng công ty cần liên hệ với nhà sản xuất điện thoại Fax, nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa đến cho công ty Công ty tiến hành kiểm nghiệm hàng hóa nhập kho GVHD: Đỗ Kim Dư Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Về trình bán hàng: Quá trình bán hàng công ty chủ yếu thực thông qua hình thức bán buôn bán lẻ Hình thức bán buôn công ty thường thực công ty bán hàng cho tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thường bán với số lượng hàng hóa lớn Hình thức bán lẻ thường áp dụng người tiêu dùng hộ gia đình, cá nhân Họ người tiêu dùng cuối thường mua với số lượng 1.2.3 Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ công ty chủ yếu nước, đặc biệt tiêu thụ tỉnh Bắc Ninh tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, khu công nghiệp liên tục mọc lên, nhu cầu đồ điện công nghiệp lớn nên công ty có tiềm để phát triển 1.2.4 Các phương thức toán tiền hàng công ty Thông thường, người mua toán tiền hàng cho công ty theo hai phương thức: - Phương thức toán trực tiếp: Sau nhận hàng, người mua hàng toán tiền cho công ty, tiền mặt, chuyển khoản - Phương thức toán trả chậm: Người mua nhận hàng chưa toán tiền cho công ty Việc toán HĐ chậm trả thực theo điều Quản trị kiện tín dụng ưu đãi theo thoả thuận Chẳng hạn, điều kiện "1/10, n/20" có nghĩa 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, người mua toán công nợ hưởng chiết khấu toán 1% Từ ngày thứ 11 đến hết ngày thứ Giám Đốc 20, người mua phải toán toàn công nợ Nếu hết 20 ngày mà người mua chưa toán nợ họ phải chịu lãi suất tín dụng 1.3 Cơ cấu máy quản lý công ty Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức máy quản lý P Kinh doanh GVHD: Đỗ Kim Dư P Kế toán – Hành 10 nhân P Kỹ thuật – DịchLớp vụ K7-TCDN B khách hàng ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực điều công ty cần huy động lượng vồn lớn trung dài hạn Trong chủ nợ thương xem xét hiệu kinh doanh cấu tài công ty để định có nên cho vay hay không (hiện tổng nguồn vốn công ty 80.058 triệu đồng tương ứng với 14.586 triệu đồng nợ phải trả) Vì muốn đầu tư đổi công nghệ năm tới, từ công ty cần phải thực biện pháp nhằm làm cho cấu vốn công ty hợp lý Cơ cấu vốn phải đáp yêu cầu mà sách tài trợ mà công ty lựa chọn, mà sách tài trợ công ty thuộc dạng sách tài trợ mạo hiểm tức nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, chí tài sản cố địn Chính sách dễ đẩy tình trạng công ty vào tình trạng khả toán, mà trước hết khả toàn nhanh Nó áp dụng công ty nhà cung cấp cho chịu với kì hạn dài số lượng lớn Nhưng thế, công ty khó áp dụng sách bán chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh nói chung Với sách tài trợ vậy, cộng với khoản nợ dài hạn công ty thấp so với nợ ngắn hạn công ty nên dựa vào để xác định nhu cầu vốn để đảm bảo cho hạt động sản xuất kinh doanh công ty diễn bình thường Cụ thể công ty cần xác định xem cần vốn đầu tư, vốn đẻ hoạt động thời gian sử dụng nguồn vón bao lâu, chi phí huy động sử dụng vốn nào… để từ cân đối lại lượng nợ dài hạn làm giải pháp huy động vốn khiến cấu vốn sách tài trợ công ty vững Cũng theo phân tích, năm 2013 tổng số tài sản công ty giảm so với năm 2012 công ty cần áp dụng sách huy động vốn sau: - Chính sách huy động tập trung nguồn: Tức công ty tập trung hay số nguồn Chính sách có ưu điểm chi phí huy động giảm song có nhược điểm làm cho công ty phụ thuộc vào chủ nợ đó.Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào chủ nợ áp dụng sách trước hết công ty cần xác định khả huy động vốn chủ sở hữu bao gồm : GVHD: Đỗ Kim Dư 80 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cảu quỹ trích lập chưa sử dụng đến - Vốn ngân sách nhà nước có nguồn gốc ngân sách nhà nước khoản Nhà nước trực tiếp cung cấp hay khoản đáng công ty phải nộp cho Nhà nước giữ lại để mở rộng sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận để lại công ty: Đây nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận công ty sau kì kinh doanh có lãi Nguồn vốn có ý nghĩa lớn công ty làm ăn có lãi bổ sung cho nguồn vốn công ty làm ăn thua lỗ không bổ sung mà làm giảm nguồn vốn này, để tăng lợi nhuận để lại công ty cần tăng nguồn thu giảm thiểu chi phí không cần thiết Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu số khiêm tốn mà công ty cần đáp ứng (67.785 triệu đồng/ 80.823 triệu đồng) Vì công ty cần phải huy động từ nguồn khác như: - Nguồn lợi tích lũy: Là khoản phải trả khác chưa đến hạn toán lương cán công nhân viên chức, nợ thuế, phải trả đơn vị nội bộ… hình thức tài trợ miễn phí công ty sử dụng mà trả lãi đến ngày toán Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng khoản nợ có giới hạn lẽ công ty trì hoãn nộp thuế thời hạn định, chậm trễ trả lương cho công nhân làm suy giảm tinh thần làm việc họ Các khoản nợ tích lũy nguồn tài trọ tự động, phụ thuộc quy mô kinh doanh công ty thời điểm Chúng tự phát thay đổi với hoạt động kinh doanh công ty: công ty thu hẹp sản xuất, khoản giảm theo, ngược lại chúng tự động tăng lên công ty mở rộng hoạt đông sản xuất kinh doanh.Như để tận dụng sử dụng hiệu nguồn tài trợ việc mở rộng sản xuất, đầu tư hướng, tiết kiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thị trường giả pháp tối ưu - Chiếm dụng vốn nhà cung cấp:doanh Mua chịu hình thức phổ biến môi trương kinh doanh Một công ty nhỏ GVHD: Đỗ Kim Dư 81 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng mua chịu Để tận dụng tốt nguồn tài trợ công ty cần ý mua chịu với thời hạn dài cho doanh nghiệp nhỏ khác Ngoài ra, công ty cần ý tậm dụng tối đa thời hạn thiếu hạn: muốn hưởng chiết khấu công ty nên tránh toán vào ngày cuối thời hạn chiết khấu.Còn không đủ khả toán nên để đến ngày hết hạn hóa đơn toán có lợi Công ty nên tránh trì hoãn việc toán khoản tiền mua trả chậm vượt thời hạn phải trả, gây tác động tiêu cực làm tổn hại đến uy tín, vị mối quan hệ công ty, công ty phải gánh chịu chi phí tín dụng cao, chí cao lãi suất vay ngắn hạn - Nguồn vốn từ tổ chức tài tín dụng: Ngân hàng có vai trò quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho doanh nghiệp Thực tế năm qua công ty thành công việc huy động khoản nợ ngắn hạn song lần vay vốn trung dài hạn Hiện khoản vay khoản nợ vay ngắn hạn công ty có thời hạn đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ dẽ dẫn đến tình trạng nợ đến hạn chồng chất lên tương lai không xa Trong đó, công ty cần nguồn tài trợ có thời hạn dài để đầu tư cho TSCĐ Vì công ty nên giảm nợ nhắn hạn, thay nợ dài hạn Mặc dù khoản vay dài hạn phải chịu chi phí lớn nên ảnh hưởng đến kết kinh doah công ty xét mục tiêu lâu dài điều cần thiết Ưu điểm khoản vay dài hạn giao dịch vay mượn tương đối linh hoạt, người cho vay thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập người vay thân công ty có thời gian để thực kế hoạch tả dần tiền vat ngắn hạn Trong thời gian tới để công ty huy động nguồn tài trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn công ty, biện pháp quan trọng phải tính toán, lựa chọn, thiết lập phương án kinh doanh phương án đầu tư có tính khả thi cao Đồng thời phải lựa chọn cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất cho GVHD: Đỗ Kim Dư 82 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty vừa đảm bảo chi phí sản xuất cộng thêm lãi suất ngân hàng mà có lãi Nếu công ty áp dụng thực tốt biện pháp nêu chắn nợ ngắn hạn giảm số lượng tương đối, công ty có điều kiện vay vốn trung dài hạn đồng thời có khả sử dụng hiệu nguồn vốn ngắn hạn dài hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, sản phẩm có khả tiêu thụ tốt, trình sản xuất diễn liên tục từ đảm bảo vốn luân chuyển đặn, tạo điều kiện bảo toàn phát triển vốn Tuy nhiên đòi hỏi đặt là: - Công ty phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngân hàng tổ chức tín dụng để vay vốn trung dài hạn - Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt nguồn khác để giảm nợ ngắn hạn tức lượng vốn lưu đông giảm không gây ảnh hưởng đến hoạt động kết kinh doanh công ty - Số vốn dài hạn phải sử dụng mục đích đầu tư cho tài sản cố định cần thiết dự án đầu tư khả thi - Chi phí huy động sử dụng vốn dài hạn không lớn so với vốn ngắn hạn,làm ảnh hưởng đến kết kinh doanh doanh nghiệp 3.2.2 Quản lý tốt trữ vòng quay vốn Ở công ty, thị trường hàng hóa ổn định, biến động lớn thị trường sản phẩm thiết bị điện thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá hiệu hoạt động dự trữ công tác trữ chưa phát huy hiệu cần thiết nhu cầu thị trường, thời điểm Vì vấn đề đặt phải có giải pháp nhằm quản lý hoạt động dự trữ cho hợp lý Như hiệu sử dụng vốn lưu động nâng lên hay số vòng quay vốn tăng Để giải vấn đề quản lý dự trữ, lý thuyết quản trị đại đề cập đến mô hình thuật toán dự trữ, mô hình cung ứng thời điểm… song mô hình quản lý dự trữ có lựa chọn A,B,C đặc biệt ý nghĩa với thực trạng quản lý công ty dễ thực dễ phổ biến, đồng thời bước đưa quản lý dự trữ theo hương đại GVHD: Đỗ Kim Dư 83 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Áp dụng mô hình loại hàng hóa dự trữ phân thành nhóm A,B,C theo hai tiêu thức: Giá trị hàng hóa sử dụng hàng năm số loại hàng hóa - Nhóm A: gồm hàng hóa có giá trị từ 70% - 80% số chủng loại từ 15% - 20% so với tổng số hàng hóa dự trữ - Nhóm B: giá trị hàng hóa từ 15% - 25%, chủng loại từ 25% - 30% - Nhóm C: giá trị hàng hóa khoảng 5%, chủng loại chiếm từ 45% - 55% Căn vào hoạt động tính chất thị trương cung ứng, công ty có kế hoạc dự trữ nhóm, loại hàng hóa sử dụng vốn lưu động Từ việc phân nhóm hàng hóa kết hợp với việc phân tích tình hình cung ứng dự trữ, đề sách cụ thể với nhóm tưng loại hàng hóa Từ đưa sách sử dụng vốn lưu động vào hoạt động tính chất thi trương cung ứng 3.2.3 Sử dụng sách sách bán chịu để tăng doanh thu Như phần II phân tích: Công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn hoạt động lĩnh vực sản xuất kinh doanh thiết bị điện, hệ thống dụng cụ điện, khách hàng có nhu cầu sản phẩm dịch vụ công ty thường sử dụng nguồn vốn tổ chức tài trợ mà nguồn vốn thường có tốc độ giải ngân chậm, phải qua nhiều cấp đến tay người sử dụng Do đó, việc công ty buộc phải cho khách hàng chịu nợ toán chậm thường xuyên sảy Trên thực tế, ba năm qua, khoản vốn bị chiếm dụng công ty thường chiếm tỷ trọng cao buộc công ty phải tìm khoản vay ngắn hạn để bù đắp chi phí hoạt động tài công ty cao thu nhập hoạt động tài Một phần lãi vay tăng lên, phần chi phí đòi nợ tăng Tuy nhiên, công ty muốn tiêu thụ hàng hóa, muốn có việc làm cho công nhân phải chấp nhận tất điều Chính vậy, công ty cần chủ động thực sách bán chịu để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường mà không bị thiệt hại nhiều Mặt khác, kinh doanh chế thị trương, việc bán chịu hàng hóa trở thành thứ công cụ khuyến mại người bán mà vai trò phủ nhận việc thu hút thêm khách hàng tăng doanh thu bán hàng Vì công ty cần phải: GVHD: Đỗ Kim Dư 84 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Xác định mục tiêu bán chiu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín lực tài công ty - Xây dựng điều kiện bán chịu: Thông thường vào mức giá, lãi suất nợ vay thời hạn bán chịu - Tính toán hiệu sách bán chịu: Thực chất so sánh chi phí phát sinh bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại Trong chế thị trương nay, bán chịu coi biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ Mâu thuẫn đẩy nhanh tiêu thụ trường hợp lại làm chậm kì luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động Chính vậy, để tính toán hiệu sách bán chịu, công ty vào tiêu lợi ích tài bán chịu: LBC = ∆TNBC – CPBC Trong đó: LBC: Lợi ích bán chịu ∆TNBC: Thu nhập bán chịu CPBC: Chi phí bán chịu ∆TNBC = ( DTBC - CF1) - (DT0 - CF0 ) Với: DTBC: Doanh thu đạt nhờ bán chịu DT0: Doanh thu đạt không bán chịu CF0: Chi phí toàn không bán chịu CF1: Chí phí toàn bán chịu Chi phí bán chịu: CFBC = CFk + CFql + CFth CFk: Lãi phải trả cho khoản phải thu bán chịu CF ql: Chi phí quản lý bán chịu lại, điện thoại, công văn, tiền lương… CFth: Chi phí thu hồi nợ khác LBC =[(DTBC - CF1) - ( DT0 -CF0)] -(CFk + CFql + CFth) GVHD: Đỗ Kim Dư 85 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trên cách tính toán lợi sách bán chịu so với không bán chịu Điều quan trọng nhất, công ty cần gắn liền cách chặt chẽ việc bán chịu với sách thu hồi nợ hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động Nhờ bán chịu hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng, công ty tiêu thụ số lượng hàng hóa lớn so với không bán chịu cho khách hàng Do doanh thu tiêu thụ tăng thêm cải thiện vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định Tuy nhiên mặt trái sách làm giảm số tiêu vòng quay vốn lưu động, kì thu tiền bình quân, doanh lợi tiêu thụ Nhưng sách bán chịu đem lại lợi ích thực tế cho công ty, số nhỏ bé góp phần cải thiện tiêu khả sinh lợi công ty Để thực sách này, công ty cần phải: - Giao trách ngiệm cho phận phong kinh doanh chuyên giải vấn đề xung quanh sách bán chịu - Có phương án xử lý cụ thể khoản bán chịu cho giảm chi phí thu tiền, nợ khó đòi,… đồng thời phải đảm bảo bù đắp rủi ro công ty phải gánh chịu áp dụng việc bán chịu - Thời hạn bán chịu không dài - Khách hàng có khả toán nợ tương lai - Lãi suất nợ vay thấp - Mức giá bán chịu phải cao mức giá bán toán 3.2.4 Quản lý toán hợp lý Qua phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn ta thấy: Công ty thương bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên công ty thường phải vay nợ để bù đắp cho khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh công ty Do đó, Công ty cần phải có sách toán hợp lý GVHD: Đỗ Kim Dư 86 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trước hết phải quản lý tốt khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ: - Giảm giá, triết khấu hợp lý với khách hàng mua với số lượng lớn toán hạn - Thực sách thu tiền linh hoạt, dẻo nhằm mục đích vừa không làm thị trường vừa thu hồi khoản nợ dây dưa khó đòi Bởi lẽ, thực tế rõ ràng công ty áp dụng biện pháp cứng rắn hội thu hồi nợ lớn khiến cho khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ cắt đứt mối quan hệ làm ăn với công ty Vì vậy, hết thời hạn toán, khách hàng chưa trả tiền công ty tiến hành quy trình thu hồi nợ theo cấp độ: + Gọi điện, gửi thư nhắc nhở, thư khuyên nhủ thư chuyển cho quan chuyên trách thu hồi giúp + Cử người đén gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ + Cuối biện pháp không thành công phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành thủ tục pháp lý Mặt khác, khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ tuân thủ theo nguyên tắc: Các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với khoản nợ phát sinh Ngoài ra, kinh tế thị trường nước ta ngày phát triển, công ty nghiên cứu xem xét sách thay tín dụng đáo nợ (Factoring) Thực chất sách việc doanh ngiệp giảm thiểu khoản phải thu, phải trả cân đối tài nhằm tạo tranh tài thuận lợi cho hoạt động kinh doanh qua loại công ty tài trung gian factoring Các khoản phải thu, phải trả xuất công ty có việc mua chịu bán chịu Khi đó, công ty factoring đứng làm trung gian toán khoản với tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận (thông thường cao lãi suất vay tín dụng ngắn hạn) 3.2.5 Đổi công nghệ GVHD: Đỗ Kim Dư 87 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong chế thị trường nay, khả cạnh tranh định chất lượng hàng hóa đơn vị chi phí thấp Nhưng năm qua, máy móc thiết bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên chất lượng sản phẩm công ty chưa cao Vài năm trở lại đây, công ty bước đại hóa công nghệ sản xuất mang lại hiệu kinh tế định Tuy nhiên tiền dùng cho đổi công nghệ hạn hẹp nên công ty tiến hành đổi công nghệ phần dẫn đến máy móc công ty thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu suất tài sản cố định Cho đến nay, phần giá trị tài sản cố định công ty chiếm khoảng 1/3 nguyên giá sô TSCĐ khấu hao hết chưa có điều kiên đổi mới.Vì vậy, giải pháp trước mắt công ty đẩy mạnh đổi công nghệ nhanh chong nắm bắt ứng dụng khoa học – công nghệ đại vào sản xuất kinh đoan Để thực có hiệu giải pháp đổi công nghệ nhắm góp phần thiết thực vào việc cao kết hiệu kinh doanh, công ty cần phải ý đổi đồng yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lượng đến nâng cao trình độ, kĩ người lao động, đổi tổ chức sản xuất quản lý Trong thời gian tới công ty nên thực đồng nhiều giải pháp cụ thể sau: - Công ty cần tính toán để đầu tư vào phận thiết yếu trước.Từng bước thay cách đồng thiết bi cho phù hợp với nhu cầu thị trường việc đầu tư có hiệu vào công nghệ đại Việc đổi công nghệ phải đảm bảo cân đối phần cứng phần mềm để phát huy hiệu công nghệ Khi lượng mua thiết bị máy móc bí công nghệ công ty thương lượng với đối tác để toán theo phương thức trả chậm - Tận dụng trang thiết bị máy móc đại có công ty, tra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kì thay cho việc phát sinh cố công ty cử cán kĩ thuật đến sửa chữa nhắm đảm bảo trục trặc kĩ thuật sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục tiết kiệm thời gian công sức trực tiếp cho người lao động - Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất GVHD: Đỗ Kim Dư 88 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Để cao lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu bước hoản chỉnh công nghệ đại - Tiến hành nghiên cứu phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, lực công nghệ công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhắm đem lại hiệu cao cho công ty Hiệu đổi công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung tình hình tài công ty nới chung khó định lượng Bới lẽ cấu sản phẩm công ty đa dạng, giá trị loại sản phẩm chênh lệch nhiều, loại thiết bị áp dụng cho hầu hết loại sản phẩm công ty Nhưng thực tế chứng minh từ thực việc nâng cấp đồng hệ thống trang thiết bị phục vụ trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tính từ năm 2011 đến năm 2013 vốn cố định giảm xuống hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại tăng lên Đó số phản ánh hiệu việc đổi công nghệ, trang thiết bị công ty Qua thấy rõ hiệu đổi công nghệ đối vời hoạt động công ty: Quy mô sản xuất tăng lên, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Do khả hoạt động công ty cải thiện, sản phẩm sản xuất có chất lượng cao nên tiêu thụ tốt khả sinh lợi công ty tăng lên Ngoài đổi công nghệ làm cho cấu vốn công ty hợp lý hơn, để thực tốt giải pháp công ty cần: - Công ty phải tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá xem đầu tư vào thiết bị công nghệ cụ thể có khả thi không, có thật cần thiết không, có đem lại hiệu không - Công ty có đủ khả huy động nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho hoạt động đổi thiết bị - Công ty phải thiết lập tốt mối quan hệ với công ty tư vấn công nghệ để lựa chọn thiết bị đại phù hợp mà giá lại phải GVHD: Đỗ Kim Dư 89 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cần tăng cường cao trình độ cho đội ngũ cán công nhân kĩ thuật để có đủ kiến thức điều khiển làm chủ công nghệ 3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán lao động Đội ngũ cán lao độnglà môt yếu tố có ý nghĩa định đến hiệu sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Ngày cho dù giới có tạo nhiều thiết bị tự động thay người hoạt động sản xuất, nhiên loại máy móc cho dù có đại đến đâu thiếu điều khiển người trở nên vô tác dụng Trong trình sản xuất kinh doanh lao động tác động đến mọ khâu trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo sản phẩm đến trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác lao động nguồn gốc sáng tạo cải vật chất cho xã hội Do công ty cần phải phát huy sức mạnh đội ngũ lao động khơi dậy họ tiềm to lớn tạo động lực để họ phát huy hết khả Khi công việc giao cho họ đạt hiệu Tiêu chuẩn tối ưu lao động đòi hỏi phải có trình độ kĩ thuật cao phải đào tạo có hệ thống Vì vậy, để cao hiêu sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán lao động: - Thứ nhất, công ty cần cao tiêu chuẩn chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm Mặt khác yêu cầu đổi công nghệ nên công tycaanf khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu kĩ thuật - Thứ hai, người lao động phát huy khả trình độ họ khuyến khích đánh giá khả bên cạnh sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải ý đến việc phân phối thù lao lao động thu nhập với khả công sức người lao động Làm tạo động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ lực để tiến hành xông việc có chất lượng hiệu cao góp phần tăng kết sản xuất kinh doanh cho công ty Nhìn chung công ty nhận thức vai trò quan trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nâng cao trình độ người lao động thể hiện: Công ty có trương trình đào tạo đội ngũ cán công nhân trực tiếp sản xuất kiến thức có liên quan đến kĩ thuật công nghệ, tổ chức công tác thi nâng GVHD: Đỗ Kim Dư 90 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp bậc, cấp cho công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản xuất Hình thức đào tạo chưa phong phú dừng lại hình thức truyền thống cử cán học trường đại học Vì công ty cần mở rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao lực chuyên môn kĩ thuật với nâng cao lực quản trị Số lượng công nhân viên có trình độ đại học công ty Công ty thi tuyển dụng để có người có trình độ cao tuyển chọn người trẻ tuổi, có lực đào tạo đại học đại học,đặc biệt chuyên ngành quản trị kinh doanh để nâng cao lực quản lý Bên cạnh công ty cần đòa tạo phận chuyên trách Marketing Ngoài công ty cần tranh thủ giúp đỡ nhà cung cấp công nghệ để cao trình độ người lao động làm chủ công nghệ Hiệu việc bồi dưỡng cán lao động lớn Việc công ty quan tâm đến đào tạo người chắn se xảnh hưởng tốt đén trình kinh doanh công ty, từ góp phần quan trọng vào việc cao lực tài công ty: - Người lao động trực tiếp sản xuất sau đào tạo, nâng cao tay nghề công việc làm chuẩn xác hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc rút ngắn Do người lao động làm tăng suất làm giảm chi phí sản xuất toàn công ty nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty đạt hiệu - Nâng cao trình độ đội ngũ cán quản lý công ty nghĩa cao công tác quản lý Cán quản lý có lực biết bố trí người việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu nguồn nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, sức lao động công ty qua tác động tích cực đến nâng cao kết hiệu hoạt động kinh doanh công ty Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả chớp sáng biết cách vận động khuyến khích huy động nguồn lực công ty để biến hội kinh doanh thành khả sinh lợi cao Tóm lại: Việc đào tạo đội ngũ cán công nhân viên công ty đem lại hiệu vô lớn việc cao hiệu sản xuất kinh doanh công ty Đặc biệt đội ngũ cán quản lý có vai trò người trèo lái thuyền GVHD: Đỗ Kim Dư 91 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty, đào tạo bồi dưỡng có đủ lực trình độ đưa công ty đạt chiến lược vạch đường ngắn sóng gió thời gian ngằn Để làm công ty cần: - Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động - Có sách khuyến khích hỗ trợ với cán công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn - Có sách sử dụng hợp lý cán công nhân viên qua đào tạo trình độ nâng cao đề bạt tăng cấp lương, tuyên chuyển vị trí công tác đến nơi phù hợp… GVHD: Đỗ Kim Dư 92 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp KẾT LUẬN Phân tích tình hình tài công việc quan trọng việc quản trị doanh nghiệp, cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho người chủ doanh nghiệp đối tượng có liên quan đến doanh nghệp, thông qua phân tích tình hình tài mà chủ yếu báo cáo tài cho thấy kết hoạt động doanh nghiệp kỳ, đánh giá sức mạnh tài chính, khả sinh lời triển vọng phát triển doanh nghiệp Cùng với phát triển chế thị trường, vai trò hoạt động tài không ngừng phát triển khẳng định Nổi bật môi trường cạnh thời đại hoạt động tài giúp kinh tế chủ động Qua trình phân tích tình hình tài công ty TNHH Thiết bị điện Ngọc Sơn giai đoạn 2011 – 2013 thông qua số công cụ em nhận thấy năm qua công ty đạt nhiều thành tích, sản phẩm công ty không ngừng cải tiến, đáp ứng yêu cầu thị trường, sản lượng, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận có xu hướng ngày tăng cao Tuy nhiên bên cạnh thành công đạt được, công ty số hạn chế cấu vốn không cân đối, hiệu sử dụng vốn chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra, ứ đọng khâu toán, chư trọng nhiều đến hoạt động marketing… tất điều làm cho tốc độ phát triển công ty hạn chế Nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phát triển tốt Theo ý kiến chủ quan nhóm nêu số giải pháp nâng cao lực tài công ty Tuy nhiên thời gian thực tập chưa bao lâu, trình độ lực nhóm nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên nhiều thiếu sót tránh khỏi Vì em mong nhận ý kiến đóng góp cô giáo để báo cáo em hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh GVHD: Đỗ Kim Dư 93 Lớp K7-TCDN B ĐH Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Đồng Văn Đạt: “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” Trường Đại học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên – 2005 PGS.TS Phạm Thị Gái “ Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân-2005 Bộ tài chính, “Giáo trình lý thuyết tài chính”, NXB Tài 2006 TH.S Nguyễn Thị Oanh “ Bài giảng tài doanh nghiệp” Trường ĐHKT & QTKD – 2012 PGS.TS Nguyễn Văn Công “ Lý thuyết thực hành kế toán tài chính” Nhà xuất ĐH Kinh tế quốc dân năm 2006 Webketoan.com.vn Tailieu.vn GVHD: Đỗ Kim Dư 94 Lớp K7-TCDN B

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Đồng Văn Đạt: “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” Trường Đại học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
2. PGS.TS. Phạm Thị Gái “ Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
3. Bộ tài chính, “Giáo trình lý thuyết tài chính”, NXB Tài chính 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính 2006
4. TH.S. Nguyễn Thị Oanh “ Bài giảng tài chính doanh nghiệp” Trường ĐHKT&amp; QTKD – 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tài chính doanh nghiệp
5. PGS.TS. Nguyễn Văn Công “ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”. Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân năm 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Sơ đồ 1.2 Quá trình hoạt động kinh doanh (Trang 9)
Hình thức bán buôn của công ty thường được thực hiện khi công ty bán hàng cho tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và thường bán với số lượng hàng hóa lớn - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Hình th ức bán buôn của công ty thường được thực hiện khi công ty bán hàng cho tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và thường bán với số lượng hàng hóa lớn (Trang 10)
Sơ đồ 1.4.1: Quy trình thực hiện phần mềm - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Sơ đồ 1.4.1 Quy trình thực hiện phần mềm (Trang 13)
1.4.1. Hình thức kế toán: - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
1.4.1. Hình thức kế toán: (Trang 13)
Bảng 2.1: Phân tích khái quát tài sản giai đoạn 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.1 Phân tích khái quát tài sản giai đoạn 2011-2013 (Trang 22)
Bảng 2.2: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 (Trang 25)
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 -2013 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 -2013 (Trang 27)
Bảng 2.9: Phân tích tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn  2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.9 Phân tích tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011-2013 (Trang 40)
Bảng 2.10: Bảng phân tích các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.10 Bảng phân tích các khoản mục trong chỉ tiêu hàng tồn kho (Trang 43)
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp về sự tăng giảm của TSCĐ hữu hình Đơn vị: Triệu đồng - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp về sự tăng giảm của TSCĐ hữu hình Đơn vị: Triệu đồng (Trang 45)
Bảng 2.13: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn  2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.13 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng (Trang 51)
Bảng 2.14: Bảng tính và phân tích các chỉ tiêu về tính hợp lý của nguồn vốn Đơn vị: phần trăm - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.14 Bảng tính và phân tích các chỉ tiêu về tính hợp lý của nguồn vốn Đơn vị: phần trăm (Trang 52)
Bảng 2.15: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.15 Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho (Trang 57)
Bảng 2.17: Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.17 Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu (Trang 60)
Bảng 2.19: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.19 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Trang 62)
Bảng 2.20: Bảng phân tích vòng quay toàn bộ tài sản - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.20 Bảng phân tích vòng quay toàn bộ tài sản (Trang 64)
Bảng 2.21: Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên doanh thu giai đoạn 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.21 Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên doanh thu giai đoạn 2011-2013 (Trang 66)
Bảng 2.23: Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh bình quân - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.23 Bảng phân tích về khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh bình quân (Trang 68)
Bảng 2.24 : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011-212 Đơn vị:Triệu đồng - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.24 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011-212 Đơn vị:Triệu đồng (Trang 70)
Bảng 2.25: Bảng tổng kết - Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thiết bị điện ngọc sơn
Bảng 2.25 Bảng tổng kết (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w