1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đảng “là đạo đức, là văn minh

99 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 559 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiHơn 80 năm qua, bằng thực tiễn vẻ vang và sinh động, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no” .Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân . Theo Người, Đảng phải được xây dựng “là đạo đức, là văn minh”, trở thành “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” để lãnh đạo thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng trong điều kiện “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Đó là yêu cầu tự thân, là phương thức tồn tại của Đảng; là mong mỏi của nhân dân; là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; là nghĩa cử thiêng liêng đối với thế hệ đi trước. Sự nghiệp đổi mới đất nước là thử thách lớn đối với Đảng. Nó không chỉ diễn ra từ sự thúc bách của thực tiễn khủng hoảng, mà còn từ trăn trở trọng trách của Đảng đối với tiền đồ cách mạng. Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, song vẫn còn không ít khó khăn, thử thách, nguy cơ. Phát huy thành tựu, triệt tiêu khó khăn, vượt qua thử thách, loại trừ nguy cơ là yêu cầu cấp thiết của cách mạng đặt ra cho Đảng. Từ thực tiễn hơn hai mươi năm đổi mới, Đảng đề ra năm bài học lớn, trong đó “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” được xem là nhiệm vụ then chốt. Công tác xây dựng Đảng thời gian qua bên cạnh thành tựu đạt được còn có những hạn chế. Trong nhận thức, nhiều vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng chậm được làm sáng tỏ. Trong thực tiễn, “năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới;… chậm cụ thể hóa, thể chế hóa một số quan điểm lớn, đúng đắn về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng đã đề ra trong các Cương lĩnh và các Nghị quyết Đại hội Đảng; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu” . Việc quán triệt, vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin chưa ngang tầm yêu cầu đặt ra; các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng vẫn có biểu hiện chưa thực hiện tốt; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống; “quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi bị xói mòn”, “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng… chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản” . Khắc phục những hạn chế trên là tất yếu để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tuy nhiên, hiểu thấu nguyên nhân và đề ra giải pháp đúng không phải là điều giản đơn. Điều đó một lần nữa đặt ra yêu cầu Đảng nghiên cứu, vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, để định hướng và chỉ đạo hành động đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt. Với sự cần thiết đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 80 năm qua, bằng thực tiễn vẻ vang và sinh động, Đảng Cộng sản ViệtNam đã trở thành nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ViệtNam, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội trên phạm vi thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

"Đảng ta là đạo đức, là văn minh,

Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no!”1.Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo: “Mộtdân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"2 Theo Người,Đảng phải được xây dựng “là đạo đức, là văn minh”, trở thành “đội tiên phongdũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động

và của cả dân tộc”3 để lãnh đạo thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cáchmạng trong điều kiện “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”

Đó là yêu cầu tự thân, là phương thức tồn tại của Đảng; là mong mỏi của nhândân; là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; là nghĩa cử thiêng liêng đối với thế hệ

đi trước

Sự nghiệp đổi mới đất nước là thử thách lớn đối với Đảng Nó không chỉdiễn ra từ sự thúc bách của thực tiễn khủng hoảng, mà còn từ trăn trở trọng tráchcủa Đảng đối với tiền đồ cách mạng Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàndân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có

ý nghĩa lịch sử, song vẫn còn không ít khó khăn, thử thách, nguy cơ Phát huythành tựu, triệt tiêu khó khăn, vượt qua thử thách, loại trừ nguy cơ là yêu cầu cấpthiết của cách mạng đặt ra cho Đảng Từ thực tiễn hơn hai mươi năm đổi mới,

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 2.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H, 2000, tr 557.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 2000, tr 493-494.

Trang 2

Đảng đề ra năm bài học lớn, trong đó “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng” được xem là nhiệm vụ then chốt

Công tác xây dựng Đảng thời gian qua bên cạnh thành tựu đạt được còn

có những hạn chế Trong nhận thức, nhiều vấn đề lý luận về sự lãnh đạo củaĐảng và công tác xây dựng Đảng chậm được làm sáng tỏ Trong thực tiễn,

“năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêucầu của tình hình mới;… chậm cụ thể hóa, thể chế hóa một số quan điểm lớn,đúng đắn về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng đã đề ra trong cácCương lĩnh và các Nghị quyết Đại hội Đảng; tổ chức thực hiện vẫn là khâuyếu”1 Việc quán triệt, vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin chưa ngang tầm yêu cầu đặt ra; các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảngvẫn có biểu hiện chưa thực hiện tốt; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênsuy thoái về đạo đức, lối sống; “quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi bịxói mòn”, “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng… chưa đạt yêu cầu đề ra,chưa tạo được chuyển biến cơ bản”2

Khắc phục những hạn chế trên là tất yếu để nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng Tuy nhiên, hiểu thấu nguyên nhân và đề ra giải pháp đúngkhông phải là điều giản đơn Điều đó một lần nữa đặt ra yêu cầu Đảng nghiên cứu,vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, để định hướng vàchỉ đạo hành động đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt

Với sự cần thiết đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” là vấn đề có ý nghĩa cả

về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là vănminh” và vận dụng tư tưởng đó trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở nước ta hiện nay

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, tr.262.

Trang 3

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”

Phân tích quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa - thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinhnghiệm Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựngĐảng “là đạo đức, là văn minh”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” đượcthể hiện qua các bài nói, bài viết và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người

Quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạođức, là văn minh” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:

Trang 4

Đề tài tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học

Đề tài sử dụng kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử.Vận dụng các phương pháp liên ngành như: tổng hợp, phân tích, thống kê,

so sánh, hỏi ý kiến chuyên gia,

Trang 5

1.1 Quan niện của Hồ Chí Minh về đạo đức, văn minh và Đảng “là đạo đức,

là văn minh”

1.1.1 Đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm hệ thống nhữngquan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội Nó ra đời, tồntại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hộitrong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hộichiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa là đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đứcphong kiến, đạo đức tư bản chủ nghĩa Trong thời đại ngày nay, đạo đức mới là đạođức cộng sản chủ nghĩa Đó là một trong những biểu hiện của sự thống nhất tư tưởng -chính trị và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là bướctiến bộ toàn diện của đạo đức Nó khác với tất cả những nền đạo đức đã có trong xãhội đối kháng giai cấp ở chỗ đây là lần đầu tiên và cuối cùng đạo đức của số đông giaicấp lao động trở thành đạo đức cách mạng và chiếm địa vị thống trị trong đời sống đạođức của xã hội Theo Lênin, đạo đức mới là những gì góp phần đoàn kết tất cả nhữngngười lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới - xã hội cộngsản chủ nghĩa Các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để các đảngmácxít và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược, sách lược, chính sáchkinh tế, chính sách văn hóa - tư tưởng Đạo đức cộng sản được xem vừa là mục tiêu,vừa là động lực của cuộc đấu tranh mà giai cấp vô sản tiến hành

Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến đạo đức Toàn bộ sự nghiệp cách mạngcủa Người gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển đạo đức cách mạng TheoNgười, nói một cách ngắn gọn nhất, khái quát nhất thì có thể định nghĩa:

“Đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cáchmạng Đó là điều chủ chốt nhất

Trang 6

Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối,chính sách của Đảng.

Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi íchcủa cá nhân mình Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà phấnđấu quên mình, gương mẫu trong mọi việc

Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phêbình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mìnhtiến bộ”1

Có thể hiểu đạo đức cách mạng là hệ thống các mối quan hệ cơ bản và nộidung của các mối quan hệ đó mà người đảng viên phải nhận thức và rèn luyện

để ứng xử với bản thân, với tổ chức, với nhà nước, với nhân dân và với đồngchí, đồng bào Đạo đức cách mạng biểu hiện những đặc điểm cơ bản sau:

- Bản chất của đạo đức cách mạng biểu hiện bản chất của giai cấp công nhân

Hồ Chí Minh yêu cầu: “Người cách mạng phải thấy rõ điều đó và đứng vững trênlập trường của giai cấp công nhân, để hết lòng hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”2

- “Đạo đức cách mạng Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó làđạo đức mới, đạo đức vĩ đại ”3 Đạo đức cách mạng biểu hiện rõ tính chiến đấuloại trừ “đạo đức cũ” và mọi biểu hiện phản đạo đức khác, xây dựng các giá trịcao đẹp, tiến bộ Theo Hồ Chí Minh, “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàncảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnhgiác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu”; “

nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân”4 Đạo đức cách mạng là nềntảng của người cách mạng trong cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ đểcải tạo xã hội cũ thành xã hội mới

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2000, tr.237-238.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2000, tr 289.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2000, tr 252.

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 306.

Trang 7

- Đạo đức cách mạng biểu hiện trong mối quan hệ giữa người cán bộ,đảng viên, giữa Đảng với nhân dân Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng làhòa mình với quần chúng thành một khối, tin vào quần chúng, hiểu quần chúng,lắng nghe ý kiến của quần chúng làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kếtquần chúng tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng thực hiện chínhsách và nghị quyết của Đảng”.

- Đạo đức cách mạng biểu hiện hết sức sinh động và toàn diện tới mọi đốitượng (từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đếncác cháu nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo, các nhà

tu hành; từ cán bộ, đảng viên đến chiến sĩ ); trên mọi lĩnh vực (sinh hoạt, họctập, rèn luyện, lao động sản xuất, chiến đấu, lãnh đạo, quản lý ); trên mọi phạm

vi (từ hẹp đến rộng, từ gia đình đến xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ vùng miền, địa phương đến cả nước, từ quốc gia đến quốc tế ); trên tất cả các mốiquan hệ chủ yếu của con người (đối với mình, đối với người, đối với việc )

-Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò, ý nghĩa của đạo đức cách mạng Người xemđạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng “Sức có mạnh mớigánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” “Cũng như sông

có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không cógốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1

Đạo đức cách mạng là gốc của Đảng cách mạng Không có đạo đức cáchmạng, Đảng không có đảng viên cách mạng, không có quần chúng cách mạng để tồntại và hoạt động Đạo đức cách mạng quyết định sức mạnh của Đảng trong thực hiện

sứ mệnh lịch sử trước giai cấp và dân tộc Người có đạo đức cách mạng là người caothượng Đảng chỉ có đạo đức cách mạng mới là Đảng chân chính cách mạng

Loài người đã chứng kiến sự xác lập nhiều loại hình đạo đức Mỗi giai cấp đạidiện cho các thời đại lịch sử có giai cấp đối kháng ý thức và sử dụng triệt để đạo đức

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2000, tr 252-253.

Trang 8

như là phương tiện để khởi phát cuộc cách mạng giành lấy quyền thống trị và duy trìnền thống trị Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử, sự xác lập đạo đức cộng sảnchủ nghĩa là tất yếu Giai cấp công nhân, cùng với đội tiền phong của mình là ĐảngCộng sản, cần nắm lấy đạo đức như là công cụ hữu hiệu cho cuộc đấu tranh xâydựng xã hội mới Đảng Cộng sản chỉ khi trở thành đạo đức, là biểu tượng đạo đức,mới thực hiện được vai trò và sứ mệnh mang giá trị đạo đức cao cả của mình

1.1.2 Văn minh

Văn minh là danh từ Hán - Việt (văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng củađạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật Văn minh nói lên niềmtin và khát vọng của con người vào tiến bộ xã hội Các yếu tố của văn minh có thểhiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khiloài người hình thành cho đến thời điểm xét đến Khái niệm văn minh chỉ mang tínhtương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối

Theo Ph Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liênkết văn minh là nhà nước Từ điển Chính trị do Nhà xuất bản Tiến bộ (Mat-xcơ-va) và Nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội) đồng ấn hành năm 1988 ghi: Văn minh có 3cách hiểu như sau: Đồng nghĩa với văn hóa; trình độ, giai đoạn phát triển của nềnvăn hóa vật chất và tinh thần; giai đoạn phát triển xã hội sau thời đại dã man Từđiển Từ và ngữ Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân do Nhà xuất bản Văn học, HàNội, ấn hành năm 2007 cũng ghi 3 cách hiểu: Trình độ phát triển khá cao của nềnvăn hóa về tinh thần và vật chất trong xã hội loài người; cuộc sống cao đẹp đã xathời dã man, mông muội; có trình độ văn hóa cao Theo Trần Ngọc Thêm, vănminh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặctrưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại

Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp nêu khái niệm văn minh nhưng sựquan tâm sâu sắc của Người trong đấu tranh chống chiêu bài “khai hóa văn minh”của chủ nghĩa thực dân đế quốc và trong xây dựng xã hội mới mang lại những quanniệm về văn minh Các quan niệm này được đưa ra trên cơ sở mục đích hướng đến

ở từng thời điểm, đối với từng đối tượng nên mang tính đa dạng Về cơ bản, bướcđầu có thể tiếp cận quan niệm về văn minh của Hồ Chí Minh qua các lăng kính sau:

Trang 9

- Văn minh được hiểu đồng nghĩa với văn hóa.

Hồ Chí Minh nêu định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1

Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến xây dựng một nền văn hóa mới, đứng ởđỉnh cao của truyền thống văn hóa dân tộc và tiến trình phát triển văn hóa nhânloại - Văn hóa cộng sản chủ nghĩa Hiểu văn minh là nền văn hóa ở tầm cao thì đó

là nền văn hóa mà Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng Người xem những yếu tốcủa nền văn hóa mới như là tiêu chí của một xã hội văn minh Đạo đức mới - đạođức cách mạng là thành tố quan trọng của văn hóa mới Người xem đạo đức làtiêu chí đánh giá sự văn minh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dântộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ Chủnghĩa tập thể là đặc trưng cơ bản của đạo đức mới, xã hội mới Hồ Chí Minhkhẳng định: Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọiviệc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thểđứng riêng lẻ mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội

Trong điều kiện chính sách văn hóa nô dịch của chế độ thực dân phong kiến,dân tộc ta cần có một nền văn hóa mới lấy tiến bộ là tiêu chí cơ bản nhất Tiến bộtheo nghĩa là mới so với cũ, đỉnh cao so với tụt hậu Chỉ có nền văn hóa như thế, dântộc Việt Nam mới là một dân tộc văn minh Xây dựng thành công nền văn hóa “chấtlượng cao” tức là đạt đến văn minh Đó cũng là mong muốn của Hồ Chí Minh

- Văn minh là sự đối lập với dã man, mông muội, lạc hậu,…

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H, 2000, tr 431.

Trang 10

Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng những nhận thức “vănminh chống dã man”, “thời đại công lý và chính nghĩa” Ngọn cờ khai hóa vănminh của tư bản phương Tây được dựng lên như một trong những chiêu bài xâmlược Đây là sự truyền bá một cách tiêu cực và giả tạo nền văn minh tư bản chủnghĩa vào các quốc gia dân tộc còn trì trệ dưới chế độ phong kiến Người cangợi những giá trị đích thực của văn minh tư bản chủ nghĩa bao nhiêu thì vạchtrần và tuyên án tất cả những gì mà bọn thực dân thực hiện đằng sau lá cờ đó

Dựa vào những tài liệu và sự việc cụ thể, Hồ Chí Minh tố cáo bản chất ăncướp, giết người của chủ nghĩa thực dân đế quốc, vạch trần cái gọi là “khai hóa vănminh” của chúng: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tưbản thực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng nhữngchâm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng,…”1

Từ tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong đấu tranhchống chiêu bài “khai hóa văn minh” cho thấy văn minh có ở những khẩu hiệu

mà chủ nghĩa thực dân đế quốc lợi dụng giương cao; văn minh là sự tương phảnhoàn toàn với hành động xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

đế quốc Sự tôn trọng, công lý, bác ái, bình đẳng, giá trị con người, nhu cầu pháttriển là những tiêu chí của văn minh

- Hồ Chí Minh quan niệm về văn minh trên cả phương diện vật chất và tinh thần

Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến tiến hành cuộc đấutranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh nhậnthức sự cần thiết phải không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân Xây dựng “xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinhthần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”2

Hồ Chí Minh xem nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là xây dựng nền tảngvật chất - kỹ thuật, các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng cho chủ nghĩa xãhội Trong đó, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm nhằm đảm

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H, 2000, tr 76.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 17.

Trang 11

bảo đời sống sung sướng mãi mãi cho nhân dân, cụ thể và trước hết là thỏa mãn nhucầu kinh tế - vật chất của chủ nghĩa xã hội, sau đó là tiền đề cho sự thỏa mãn các nhucầu văn hóa - tinh thần Tiến bộ về vật chất trong mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xãhội - xã hội văn minh trong tương lai - là mục đích công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩahướng đến Mặt khác, Hồ Chí Minh xem yếu tố tinh thần vừa là động lực, vừa là tiêuchí của văn minh Theo Người, đạo đức đem lại sức mạnh gấp bội cho cách mạng,bởi đó là yếu tố “chất” người, là vai trò động lực của đạo đức - một thành tố của vănhóa, là văn minh thắng bạo tàn

Như vậy, văn minh là một khái niệm động, không nhất thành bất biến mà thayđổi theo quan điểm của mỗi thời đại Xét cho cùng, tiêu chí của văn minh là sự tiến

bộ ở đỉnh cao Một khi sự tiến bộ được thiết lập và duy trì, khi đó văn minh tồn tại.Tiến bộ xét ở góc độ khác nhau sẽ có những nền văn minh khác nhau Lịch sử xã hộiloài người chứng kiến sự xuất hiện và tiêu vong của nhiều nền văn minh, khi sự tiến

bộ này được thay thế bằng sự tiến bộ khác cao hơn, phù hợp hơn Lịch sử cứ tiến lên,văn minh cứ hình thành Xã hội cộng sản chủ nghĩa với tất cả tính ưu việt vốn có làkhát vọng về một nền văn minh trong tương lai Tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử củagiai cấp vô sản khẳng định điều đó Đội tiên phong của giai cấp vô sản - Đảng Cộngsản - phải trở thành văn minh và lấy xây dựng xã hội văn minh mới làm mục tiêu

1.1.3 Quan niệm về Đảng “là đạo đức, là văn minh”

Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (01-1960), Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định "Đảng ta là đạo đức, là văn minh"

Quan niệm "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" là một bộ phận trong hệ thốngquan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam Vì đạo đức và văn minh

có quan hệ mật thiết với nhau, nhất là trong quan niệm của Hồ Chí Minh khi nhìnnhận về Đảng, nên có thể tiếp cận nội dung của quan niệm không theo lát cắt thuậtngữ mà theo những yếu tố của Đảng thể hiện đặc điểm đạo đức, văn minh

1.1.3.1 Đảng là sản phẩm tất yếu của yêu cầu sáng tạo văn hóa

Trang 12

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn củadân tộc, là kết quả của những sáng tạo văn hóa diễn ra tất yếu trong bối cảnh nửacuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn mà vấn đề đạođức, văn minh trở thành quan tâm chung của cả dân tộc Chế độ phong kiến tồntại hàng ngàn năm đến giai đoạn lạc hậu tột độ, ngăn trở tiến lên giai đoạn vănminh cao hơn vốn đã diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới - văn minh côngnghiệp Chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn là điển hình chotính chất phản động, lạc hậu của nền quân chủ Bánh xe văn minh nhân loại vẫnlăn trên đất nước ta, dù bằng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.Những biểu hiện bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn trong chống ngoại xâm,cũng như sự cấu kết sau khi thực dân Pháp thiết lập ách thống trị, một mặt chothấy nền quân chủ không còn đủ tư cách đại diện cho dân tộc, mặt khác đặt rayêu cầu về một lực lượng lãnh đạo mới

Thực dân Pháp thống trị vô cùng tàn bạo, biến nước ta từ một nước phongkiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến

Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, dùng

người Việt trị người Việt, nhằm phá hoại khối đoàn kết của nhân dân, sự thốngnhất lãnh thổ của đất nước Nền độc lập dân tộc, sự thống nhất Tổ quốc là “lẽsinh tồn cũng như mục đích cuộc sống” cao nhất của dân tộc ta Truyền thốngdựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc cũng từ nguyên tắc đó mà có Vănhóa cao nhất là văn hóa giữ nước, giữ vững sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổcủa dân tộc Đó cũng là yêu cầu, giá trị đạo đức cao nhất của nhân dân ta Xétchính sách cai trị về chính trị, thực dân Pháp và tay sai phong kiến nhà Nguyễn

vi phạm nghiêm trọng truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc

Về kinh tế, bản chất phi văn minh, đạo đức thể hiện ở sự duy trì phương thứcsản xuất phong kiến cùng với du nhập một cách hạn chế phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa Đây là hành động phản bội lại truyền thống vẻ vang của đại cách

Trang 13

mạng Pháp, đi ngược lại tiến trình phát triển của văn minh nhân loại vốn đã diễn ratrước đó khá lâu Khẩu hiệu vĩ đại của cách mạng Pháp “Tự do - Bình đẳng - Bácái” bị vi phạm nghiêm trọng bởi phương thức cai trị về kinh tế ở Việt Nam Thựcchất chính sách kinh tế của thực dân Pháp là ăn cướp, bóc lột, cưỡng bức,… theokiểu vắt chanh bỏ vỏ, chỉ nhất nhất quan tâm đến quyền lợi của mình, không đếmxỉa gì đến tình cảnh người dân thuộc địa Chính sách thống trị về kinh tế đã kìmhãm sức sản xuất - một trong những yếu tố quan trọng của nền văn minh Nền sảnxuất tạo ra những điều kiện vật chất mà thiếu nó thì nền văn minh và đạo đức khó

có thể ra đời và phát triển Bản thân nền sản xuất cũng là một biểu tượng văn minh

Về văn hóa, người Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân,dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu và đầu độc nhân dân ta bằng thuốc phiện,rượu cồn; tuyên truyền tâm lý tự ti, vong bản…, hủy hoại các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam là một hiện tượng phản văn hóa, nóchà đạp, thủ tiêu văn hóa, đầu độc và giết dần giết mòn dân tộc ta bằng chínhsách cai trị Dân ta muốn sống thì phải làm cách mạng lật đổ chế độ thống trịcủa thực dân Pháp và tay sai - “cách mạng thì sống, không cách mạng thì chết”

Để cách mạng thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh” Như vậy, HồChí Minh khởi xướng con đường cách mạng dân tộc dân chủ đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo con đường cáchmạng này là “vì lẽ sinh tồn” của dân tộc ta Đó là một hiện tượng văn hóa

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kế tiếp sáng tạo văn hóa ởmột nước thuộc địa Với tư cách là tổ chức chính trị tiên tiến có tính vượt trội sovới các tổ chức chính trị cùng thời kỳ, Đảng là con đẻ của sự vận động lịch sử,xuất hiện đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc, gánh vác sứ mệnhdẫn dắt nhân dân đoàn kết đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ,giành lấy chủ quyền Đảng tự nguyện nhận làm bộ tham mưu tối cao và đội tiềnphong dũng cảm trong cuộc đấu tranh ấy của nhân dân Chỉ khi Đảng Cộng sản

ra đời, sau đó với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lẽ sinh tồn và

Trang 14

mục đích của cuộc sống của dân tộc mới được đáp ứng Cũng chỉ khi cách mạngđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc ta mới hòa vào dòng chảy pháttriển của văn minh nhân loại và góp phần vào xu thế đó Đảng ra đời từ nhu cầuvăn hóa và đáp ứng tiêu chí tiến bộ, nhân văn của yêu cầu.

1.1.3.2 Đảng là sản phẩm hợp thành của các yếu tố mang giá trị đạo đức,văn minh

Khái quát quy luật đặc thù ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minhviết: "Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêunước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930"1

Đó là sự kết hợp các giá trị đạo đức, văn minh

- Chủ nghĩa Mác - Lênin:

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống có căn cứ khoa học của các quanđiểm triết học, kinh tế, chính trị - xã hội; học thuyết về nhận thức và cải tạo thếgiới, về những quy luật phát triển của xã hội, tự nhiên và tư duy con người, vềnhững con đường cách mạng lật đổ chế độ bóc lột và xây dựng chủ nghĩa cộngsản; thế giới quan của giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là các đảngcộng sản và công nhân

Xét dưới giác độ đạo đức, văn minh, Hồ Chí Minh nhận định về chủ nghĩaMác - Lênin như sau:

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận khoa học trên nhiều lĩnh vực Hồ

Chí Minh đồng tình với quan niệm của Ăngghen: "Lý luận là sự tổng kết nhữngkinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tíchtrữ lại trong quá trình lịch sử Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinhnghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước Nó là: "Khoahọc về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng củaquần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất

cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản" (Stalin)"2 Vì là một khoa

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 8.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2000, tr 497.

Trang 15

học đúng đắn và toàn diện được khái quát từ đúc kết kinh nghiệm, chủ nghĩa Mác Lênin là sự kết tinh trí tuệ nhân loại.

-Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về giải phóng toàn diện con người; mang bản chất sáng tạo, đổi mới Đây là giá trị đạo đức, văn minh cao nhất

của chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác - Lênin là "conđường giải phóng chúng ta" "Chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng lý luận đúng đắn

và toàn diện cho cuộc cách mạng dân tộc chống đế quốc" ; "chủ nghĩa Mác - Lêninđối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những làcái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soisáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản"1 Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, HồChí Minh chỉ rõ: Chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cầnphải nhấn mạnh rằng chúng ta giành được những thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũkhí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin

Hồ Chí Minh khẳng định và phát huy bản chất sáng tạo, đổi mới của chủnghĩa Mác - Lênin Với Hồ Chí Minh, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin khôngphải là không có chỗ trống do sự biến đổi của thời gian và hoàn cảnh Người làđiển hình của sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin phù hợpvới thực tiễn cách mạng

Thứ ba, chủ nghĩa Mác - Lênin được sáng lập bởi những vĩ nhân kiệt xuất, được bảo vệ và phát triển bởi nhân dân tiến bộ, và tạo dựng nên những con người đạo đức, văn minh Mác, Ăngghen, Lênin luôn được Hồ Chí Minh ca

ngợi về trí tuệ, đạo đức Sống cùng thời đại và chịu ảnh hưởng trực tiếp củaLênin trên cả phương diện lý luận và thành quả thực tiễn, Hồ Chí Minh ca ngợi:

"Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinhthần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại

và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á, và đãkhiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi"

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 128.

Trang 16

Chủ nghĩa Mác - Lênin là để phụng sự cho cách mạng, cho Tổ quốc và nhândân Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, bất kỳ việc to, việcnhỏ đều nhằm mục đích ấy Nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tựkiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác

- Lênin không chỉ là lý trí mà còn là tình cảm Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sốngkhông có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được

Hồ Chí Minh luôn nhất quán chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng vàkim chỉ nam cho hành động của Đảng Lý tưởng vạch ra bởi chủ nghĩa Mác - Lêninđược Đảng trung thành, phấn đấu thực hiện Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin là người thầy vĩ đại, là tấm gương sáng dẫn dắt mỗi cán bộ, đảng viên và toànĐảng Giá trị đạo đức, văn minh của chủ nghĩa Mác - Lênin là vốn quý của Đảng,góp phần quan trọng để Đảng ta là đạo đức, là văn minh Trung thành và vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là quá trình Đảng củng cố và không ngừngvươn lên thành đạo đức, văn minh

- Phong trào công nhân:

Là sản phẩm của nền văn minh công nghiệp, phong trào công nhân làphong trào của giai cấp tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giaicấp gắn liền giải phóng bản thân với giải phóng nhân loại Đây là môi trườnghiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiền đề thực tiễn của các Đảng Cộng sản

Phong trào công nhân Việt Nam là phong trào cách mạng xuất phát từ thựctiễn, là hoạt động của công nhân với tính cách là một giai cấp Tính chất của phongtrào đó xuất phát từ bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ ra: “Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để,tập thể, có tổ chức, có kỷ luật”1; “dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn gan gócđương đầu với bọn đế quốc thực dân” Phong trào công nhân có sức lôi cuốn, quyếtđịnh chiều hướng phát triển của phong trào dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.Sau khi Đảng ra đời, phong trào công nhân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hòa

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2000, tr 212.

Trang 17

chung trong dòng chảy đấu tranh của toàn dân tộc và nhân loại tiến bộ, vì mục tiêugiải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Từ bản chất của giai cấp chủ thể và sự thể hiện trong thực tiễn, phong tràocông nhân nói chung, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nóiriêng, là phong trào cách mạng mang giá trị đạo đức và văn minh

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:

Lênin nêu luận điểm Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩaMác với phong trào công nhân Trên bình diện văn hóa, đó là sự kết hợp tri thứcvăn hóa cao với khát vọng và hành vi sôi sục mang tính nhân văn sâu đậm của nhândân Do vậy, Đảng cũng là một biểu trưng của văn hóa, nhưng là biểu trưng củavăn hóa cao - văn minh, của văn hóa nhân văn - đạo đức

Xuất phát từ tình hình một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minhnhận thấy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác

- Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé,phong trào công nhân còn non yếu Do đó, phải kết hợp cả với phong trào yêunước rộng lớn của nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vốn diễn ra liêntiếp, từ rất lâu trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân

Trong một nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu như Việt Nam, phong trào yêunước vẫn là phong trào rộng lớn nhất, lôi cuốn nhiều giai cấp, tầng lớp có tinhthần dân tộc chống đế quốc thực dân Đây là điều khác biệt, không giống với cácnước phương Tây Ở đây, phong trào công nhân dù có tiên tiến nhất, nhưng nếukhông gắn bó với phong trào yêu nước, trở thành nòng cốt của phong trào yêunước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,thành lập Đảng và lãnh đạo cuộc đấu tranh đến thắng lợi

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất trong bảngcác giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, đồng thời là giá trị đạo đức caonhất của nhân dân Việt Nam Xét ở góc độ bộ phận hợp thành, chủ nghĩa yêunước là nhân tố quan trọng tạo nên tính đạo đức, văn minh của Đảng

Trang 18

Tóm lại, mỗi bộ phận hợp thành Đảng ta đều mang giá trị đạo đức, văn minh.

Sự kết hợp các bộ phận đó trong một thể thống nhất Đảng Cộng sản Việt Nam giúp cho các giá trị đạo đức, văn minh của riêng mỗi bộ phận được phát huy Chủnghĩa Mác - Lênin chỉ là đạo đức, văn minh trên trang giấy nếu không có phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân hiện thực hóa, ngược lại, không có chủ nghĩa Mác -Lênin, phong trào công nhân sẽ không đi đúng và thực hiện được các mục tiêu đạođức, văn minh Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân chỉ tồntại và phát huy vai trò được khi gắn kết chặt chẽ với phong trào yêu nước

-1.1.3.3 Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cholợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc

Hồ Chí Minh có hai cách thể hiện về bản chất giai cấp của Đảng Cáchthứ nhất: "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp" ; "là đội quân tiên phongcủa đạo quân vô sản" ; "Đảng của giai cấp vô sản" Cách thứ hai: "Chính vìĐảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"1 ; "Đảng Lao động là tổ chứccao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc… Vì vậy,Đảng là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân" ; "Đảng ta

là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị".Đảng là đội tiên phong có tổ chức và là một tổ chức cao nhất của giai cấp côngnhân, gồm những người ưu tú nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất của giai cấp.Giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ, đạo đức và Đảng là bộ phận đứng ở đỉnhcao trong đó

Nói đến bản chất giai cấp của Đảng phải nói đến vấn đề cơ bản: Mụcđích, lý tưởng của Đảng là gì, phấn đấu cho ai, đại diện cho ai Trong quá trìnhcách mạng, Đảng luôn luôn đứng vững trên quan điểm, lập trường của giai cấpcông nhân, để xác định cương lĩnh, đường lối, chủ trương Đường lối đó tuyệtđối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu cho lợi íchcủa nhân dân lao động và của toàn dân tộc Cần hiểu "nhân dân lao động" là

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr 75.

Trang 19

những người được giác ngộ chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.Khái niệm "nhân dân" có nội dung được xác định rõ ràng, trong đó có những bộphận tiêu biểu cho xu hướng chính trị và ý thức cộng đồng lành mạnh Đó là sựliên minh của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức yêunước.

Là đảng của giai cấp công nhân, Đảng mang trong mình tất cả những phẩmchất ưu việt của giai cấp công nhân, trong đó có bản chất đạo đức, văn minh; làđảng của nhân dân lao động, Đảng đại diện cho lực lượng sáng tạo ra mọi nền vănminh, mọi giá trị đạo đức; là đảng của dân tộc, Đảng kết tinh truyền thống củamột dân tộc ngàn năm văn hiến, trọng đạo đức, trọng tình nghĩa Xét cả trên phạm

vi thế giới hay dân tộc, cái chung nhân loại đến cái riêng đất nước, giai cấp nòngcốt đến nền tảng tồn tại, Đảng đều đại diện cho những lực lượng tiến bộ

1.1.3.4 Đảng có mục tiêu, lý tưởng đạo đức, văn minh

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng theo lý tưởngcộng sản chủ nghĩa Đặc trưng của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính nhân đạochân chính, được xác định trên cơ sở thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa, tiêu diệt tận gốc quan hệ bóc lột, thống trị và phụ thuộc, thay vào đó

là những quan hệ mang tính người, biểu hiện qua phương châm "Tất cả vì conngười, vì hạnh phúc của con người" Sự thỏa mãn toàn diện và triệt để nhu cầuvật chất và tinh thần của con người khiến lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mang giátrị đạo đức, văn minh Đó là lý tưởng cao đẹp, trong sáng nhất của con người, docon người và vì con người Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa thể hiện ở ham muốntột bậc của Hồ Chí Minh: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, làlàm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"1 Người thường xuyêncăn dặn Đảng ta: "chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của Đảng ta Đấutranh cho chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của người đảng viên , mỗiđảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản… cầnluôn ghi nhớ: Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H, 2000, tr 161.

Trang 20

cả của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độclập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổquốc ta và trên thế giới”1.

Khi xác định con đường cứu nước theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, HồChí Minh nêu quan điểm về mục tiêu của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo.Mục tiêu tổng quát, xuyên suốt là lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ở Việt Nam, góp phần vàothắng lợi chung của cuộc đấu tranh trên phạm vi thế giới Trên cái nền đó, ởnhững giai đoạn khác nhau, mục tiêu của Đảng không giống nhau Tùy nhu cầu

và điều kiện của cuộc cách mạng ở mỗi thời điểm mà hướng trọng tâm và ưutiên vào một trong những nội dung của mục tiêu tổng quát

Mục tiêu đấu tranh trên hết và trước hết của Đảng là giải phóng dân tộc.Tất cả những chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược, mọi hành động củaĐảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền đều nhằm thực hiện khát vọngcháy bỏng nhất của toàn thể nhân dân - độc lập dân tộc Đi cùng với mục tiêu đó

là sự thủ tiêu chủ nghĩa thực dân với tư cách lực lượng phản động, chủ thể củaách áp bức thuộc địa, một hiện tượng phản văn hóa, phi đạo đức Các văn kiện

do Hồ Chí Minh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác địnhmục tiêu của cách mạng là "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản", trong đó, mục tiêu trước hết là "Đánh đổ đếquốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến" "làm cho nước Nam hoàn toàn độclập" để đi tới xã hội cộng sản Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếplãnh đạo cách mạng Việt Nam Hiểu thấu thực tiễn cách mạng, Người khẳngđịnh: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thểquốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của giai cấp bộ phậnđến vạn năm cũng không đòi lại được Do có đường lối đúng đắn, Đảng đã huy

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H, 2000, tr 93.

Trang 21

động được lực lượng đông đảo của toàn dân tộc, kết hợp được sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại để đưa cách mạng đến thắng lợi

Sứ mệnh của Đảng sau khi lãnh đạo giành lại được độc lập cho dân tộccũng rất nặng nề và vẻ vang Đó là lãnh đạo phát triển đất nước về mọi mặt, cảkinh tế và văn hóa, đời sống vật chất và đời sống tinh thần, thúc đẩy tiến bộ vàcông bằng xã hội, hướng đến giải phóng triệt để con người Trong phiên họp đầutiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh nêu nhữngnhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Giải quyết nạnđói, nạn dốt; tổ chức Tổng tuyển cử; giáo dục tinh thần nhân dân bằng cách thựchiện: cần, kiệm, liêm, chính; bỏ những thứ thuế vô nhân đạo (thuế thân, thuếchợ, thuế đò); cấm hút thuốc phiện và đề nghị Chính phủ ra tuyên bố tự do tínngưỡng, lương - giáo đoàn kết Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợiNgười nói: Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoátnạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống mộtđời hạnh phúc Mục tiêu cuối cùng của xây dựng chủ nghĩa xã hội là con ngườiđược giải phóng và phát triển toàn diện Nó phù hợp với những quy luật pháttriển của xã hội, phù hợp với lòng dân

Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thànhcho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc, vừa là người lãnhđạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng là một tổ chức chiếnđấu cách mạng, kiên trì cải tạo xã hội cũ, phá bỏ mọi lạc hậu; nhân danh chínhnghĩa và vì chính nghĩa mà chống phi nghĩa, chống mọi biểu hiện của cái ác Mụctiêu chủ yếu của Đảng là kiến tạo và dựng xây một xã hội mới tốt đẹp, nhân đạohoàn bị tiến tới nền văn minh mới - văn minh cộng sản chủ nghĩa Vì vậy, bản thânĐảng là một lực lượng tiên tiến, là bộ phận tinh hoa của xã hội, là một tập thể đạidiện cho văn minh và nhân danh văn minh để chống dã man, tàn bạo

Trang 22

1.1.3.5 Đảng là tổ chức tập hợp những con người có văn hóa, đạo đứcĐảng chính trị là tổ chức xã hội tự nguyện, là liên minh của những ngườicùng lý tưởng Người đảng viên là bộ phận hợp thành, quyết định bản chất, nănglực, sức mạnh của đảng Muốn biết đảng đó như thế nào hãy nhìn vào đội ngũđảng viên Đảng viên mạnh, tốt, tiên tiến, thuận lòng dân, hợp thời đại thì đảngtồn tại vững bền Ngược lại thì đó không phải là một đảng tốt, đảng mạnh.

Theo Hồ Chí Minh: "Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động, nghĩa là những thợ thuyền, dân cày và lao động trí

óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổquốc và nhân dân Những người mà:

- Giàu sang không thể quyến rũ,

- Nghèo khó không thể chuyển lay,

- Uy lực không thể khuất phục"1

Đội ngũ đảng viên của Đảng, kể từ khi thành lập, hầu hết xứng đáng vớitiêu chuẩn người cộng sản Hồ Chí Minh ca ngợi: "Đảng ta là một tổ chức rấttiến bộ, đã có những thành tích rất vẻ vang

Chủ thể sáng tạo ra Đảng ta, cũng là chủ thể của Đảng, là hiện thân của đạođức, văn minh Chủ thể đó là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng, là giai cấpcông nhân và nhân dân Việt Nam Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là quá trìnhNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đi từ tích hợp văn hóa Đông - Tây tạo nên bản lĩnhvăn hóa vững vàng Bản lĩnh đó như tấm màng lọc tự nhiên trong lựa chọn các họcthuyết cứu nước Bằng bản lĩnh văn hóa và đạo đức, Hồ Chí Minh lựa chọn conđường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộngsản Hồ Chí Minh lại là người công nhân Việt Nam tiêu biểu, người tiêu biểu chomột dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm văn hiến, dân tộc yêu chuộng và đề cao đạo lý

Như vậy, Đảng ta là đạo đức, là văn minh là bởi vì Đảng là một tập thểbao gồm hầu hết những đảng viên hồng thắm, chuyên sâu, vững về chính trị,giỏi về chuyên môn, tài đức vẹn toàn, kết thành một tổ chức có năng lực trí tuệ

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2000, tr 184.

Trang 23

cao, có trình độ văn hóa tiêu biểu của thế giới đương đại, có trình độ lý luận tiênphong đủ sức làm một đảng tiên phong dẫn đường cho quần chúng trong cácgiai đoạn phát triển của lịch sử

1.1.3.6 Đảng được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc tích hợp giátrị đạo đức, văn minh; luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn

Các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là một bộ phận quan trọngtrong học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản Đó là sản phẩm kết tinh trí tuệcủa các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình nghiên cứu lýluận và tổng kết thực tiễn Những nguyên tắc cơ bản như tập trung dân chủ; tậpthể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh,

tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng… được xây dựng trên cơ sở vận dụng

và phát triển những quy chuẩn đạo đức của xã hội vào tổ chức và hoạt động củamột đảng chính trị Thiếu những quy chuẩn đạo đức, xã hội sẽ rối loạn Không

có các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt, Đảng không thể ra đời, tồn tại và pháttriển được Các nguyên tắc mang tính chân lý đối với sự sống còn của Đảng vàhướng đến tổ chức, củng cố và phát triển Đảng luôn vững mạnh để thực hiệnmục tiêu, lý tưởng văn minh, đạo đức Chấp hành các nguyên tắc tổ chức và sinhhoạt Đảng kiểu mới, tức là thực hiện đạo đức trong điều kiện mới, là khôngngừng rèn luyện cách hoạt động và sinh hoạt văn minh

Đảng luôn ý thức được: Điều kiện để đảm bảo cho tính tất yếu lịch sửcủa vai trò cầm quyền và lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam là luônluôn đổi mới và chỉnh đốn Đảng Chỉ có luôn đổi mới và chỉnh đốn, Đảng mớitheo kịp dòng chảy văn minh dân tộc và nhân loại Thông qua đổi mới và tựchỉnh đốn, Đảng loại trừ những yếu tố lạc hậu, bổ sung nguồn lực mới, làm giàu

và phát triển lên nội lực đang có

Tóm lại, Đảng ta là đạo đức, là văn minh vì trong bản thân Đảng và trongmọi hoạt động của Đảng, đạo đức văn minh luôn là giá trị mang tính bao trùm,xuyên suốt, chi phối

Trang 24

1.2 Tính tất yếu của xây dựng Đảng «Đảng là đạo đức, là văn minh »

Vận dụng học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng trong điều kiện cụthể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tính tất yếu của xây dựng Đảng

"là đạo đức, là văn minh" như sau:

1.2.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò, phương thức tồn tại của Đảng

Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhândân Để nhân dân ta biết tự giác, đoàn kết, tập trung lực lượng, “đem sức ta màgiải phóng cho ta”, Người đặt vấn đề: “Cách mạng trước hết phải có gì?

Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dânchúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng

có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyềnmới chạy”1

Sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi củacách mạng Việt Nam Cách mạng là môi trường sống của Đảng Vai trò lãnh đạocách mạng của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng đối với Đảng đồng thờiđặt ra yêu cầu phải xây dựng Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, xây dựng vàchỉnh đốn Đảng vừa là để đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa giúpcho việc thực hiện vai trò đó một cách tốt nhất Không xây dựng và chỉnh đốnĐảng, đồng nghĩa với việc Đảng từ bỏ vai trò lãnh đạo, dân tộc Việt Nam sẽkhông thể nào tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội được, mọi thành quả cáchmạng mà nhân dân ta bỏ biết bao công sức, xương máu giành được đều bị thủtiêu Khi ấy Đảng cũng không tồn tại được

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn liềnvới sự tồn tại của Đảng; còn Đảng, còn hoạt động còn cần phải xây dựng, chỉnhđốn Trong khi chỉ ra tính tất yếu phải “có Đảng” thì Hồ Chí Minh cũng luônkèm theo tính tất yếu phải “Đảng vững” Điều này diễn ra trước cả khi Đảng rađời, kéo dài xuyên suốt quá trình tồn tại của Đảng Đảng là sự tập hợp của

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H, 2000, tr 267-268.

Trang 25

những con người, là một cơ thể sống Đảng không thể tồn tại nếu chỉ hình thànhxong rồi buông xuôi, bỏ mặc Khi Đảng được thành lập cũng là lúc công tác xâydựng và chỉnh đốn Đảng được quy định tất yếu

1.2.2 Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh xem Đảng là một “cơ thể sống” tập hợp những con người cụthể, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội Tác động của môi trường bênngoài đến Đảng là tất yếu Nó diễn ra liên tục, phức tạp, nhiều chiều, cả cái tốt vàcái xấu, tích cực, tiến bộ và tiêu cực, lạc hậu, cái hay và cái dở Nó vừa tạo ra thời

cơ, thuận lợi, vừa gây trở ngại, thách thức Để tồn tại và phát triển, Đảng chỉ cócon đường duy nhất là nhận ra và tiếp biến được những tác động tích cực, hạn chế

đi đến “miễn nhiễm” trước tác động tiêu cực Muốn thế, Đảng phải không ngừngnâng cao bản lĩnh thông qua xây dựng và chỉnh đốn

Ở mỗi bước chuyển của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnhtrước hết nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng Người nhận thấy, cách mạng luônchuyển biến theo hướng đặt ra yêu cầu có tính chất và nội dung ngày càng cao,nhiệm vụ ngày càng nặng nề, mới mẻ, phức tạp, quy mô rộng lớn, phạm vi tác độngsâu sắc Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là để Đảng không tụt hậu trước những chuyểnbiến đó, trái lại “bồi bổ” thêm phẩm chất và năng lực để ngang tầm, thậm chí vượtlên, chủ động trước thời cuộc Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng vì thế được giữ vững

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhu cầu tự hoàn thiện của cán bộ, đảngviên, giúp cho Đảng tránh được cái chết từ bên trong Đào tạo được người cán

bộ không dễ, nhất là cán bộ tốt Muốn có được phải mất nhiều thời gian, tâm trí

và công phu từ việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến việc đề bạt, cất nhắc, rấttốn công, tốn của Bởi thế cán bộ là vốn quý của Đảng, của dân Trong quá trìnhđấu tranh cách mạng rất dễ hao tổn cán bộ Có cán bộ hy sinh anh dũng cho cáchmạng, nhưng cũng có cán bộ bị suy thoái, biến chất Do đó, xây dựng và chỉnhđốn Đảng giúp cho Đảng củng cố và phát triển đội ngũ là gốc của mọi côngviệc Có như thế cách mạng mới thành công

Trang 26

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh xem xây dựng Đảng là côngviệc thường xuyên Người thấy được tính hai mặt vốn có của quyền lực: Một mặt,quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng

có sức phá hoại ghê gớm, vì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa biến chất rấtnhanh chóng, nếu đi vào con đường ham muốn, chạy theo, tranh giành quyền lực;

và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền,đặc lợi, biến quyền lực của dân thành đặc quyền cá nhân Vì vậy, xây dựng vàchỉnh đốn Đảng là để sử dụng và phát huy quyền lực đúng đắn, để quyền lực gópphần làm cho Đảng mạnh hơn, sự nghiệp cách mạng tiến triển lên

Sự ra đời của Đảng là tất yếu lịch sử Vai trò lãnh đạo của Đảng đượctoàn dân tộc thừa nhận Điều đó không dễ dàng có được Để có một Đảng “vĩđại như biển rộng, như núi cao” là cả quá trình đấu tranh với mồ hôi và xươngmáu, vật chất và tinh thần của lớp lớp những người Việt Nam yêu nước, nhữngngười cộng sản chân chính Xây dựng Đảng không chỉ là nhiệm vụ mà còn lànghĩa cử thiêng liêng của những người đi sau đối với thế hệ đi trước

Nói chuyện tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, sau khi ca ngợiĐảng ta thật vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ăn quả phải nhớ người trồngcây Trong cuộc tưng bừng, vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anhhùng, liệt sĩ của Đảng ta, của nhân dân ta

“… Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói Sự

hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập kết quả tự

do Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn họctập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ,hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta” Đó vừa

là lời nhắc nhở, vừa là lời cam đoan, biểu thị quyết tâm của Chủ tịch Hồ ChíMinh trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Trang 27

1.2.3 Xuất phát từ vị trí, vai trò của đạo đức, văn minh đối với Đảng, với

sự nghiệp cách mạng

Nếu hiểu văn minh là văn hóa ở tầm cao, thì vị trí, vai trò của văn minh là

vị trí, vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh xem văn hóa vừa là động lực, vừa là mụctiêu của Đảng, của sự nghiệp cách mạng Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng thì sựnghiệp cách mạng là sự nghiệp văn hóa, vì mục tiêu văn hóa; theo nghĩa hẹp thìvăn hóa là một trong bốn mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng: kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội Vai trò động lực của văn hóa thể hiện qua các chức năng sau:

Thứ nhất, chức năng định hướng, lãnh đạo Hồ Chí Minh từng nói đến

văn hóa soi đường cho quốc dân đi… phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân đểthực hiện độc lập, tự cường, tự chủ

Thứ hai, chức năng đào tạo Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con

người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc

Thứ ba, chức năng kết nối: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân

dân các nước và các dân tộc… Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọngnhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn hóa, nơi tập trung những biểu hiệnrực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người Trong tư cách nhà vănhóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh được thế giới ghi nhận đã đóng góp to lớn thúc đẩy

sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc

Thứ tư, chức năng cải tạo Hồ Chí Minh luôn cho rằng, văn hóa có tác

dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hộimới” Văn hóa tạo sức mạnh để chiến thắng ngoại xâm theo tinh thần “văn minhthắng bạo tàn” Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, văn hóa có tác dụng nângcao đời sống tinh thần của nhân dân

Nếu hiểu văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cảnhững gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến conngười thì con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất khái niệm vănhóa, bản chất của văn hóa theo nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sựnghiệp cách mạng Con người là chủ thể của cách mạng Đảng là sự hợp thành

Trang 28

của nhiều người Xây dựng Đảng là xây dựng con người hợp thành Đảng Xâydựng con người hợp thành Đảng không gì khác hơn là xây dựng văn hóa Đó làvăn hóa ở tầm cao - văn hóa Đảng.

Trong các thành tố văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến đạo đức.Người xem cán bộ, đảng viên là gốc của Đảng Người cũng khẳng định đạo đức

là gốc của người cách mạng Đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng, thì xâydựng, củng cố đạo đức cách mạng là nội dung trên hết, trước hết trong xây dựng,chỉnh đốn Đảng Chỉ có gốc vững bền, nền vững chắc, Đảng mới tồn tại và pháttriển, sự nghiệp cách mạng mới thành công

Xuất phát từ vị trí, vai trò của văn hóa, đạo đức đối với Đảng và sự nghiệpcách mạng, Hồ Chí Minh xem xây dựng Đảng trở thành đạo đức, văn minh là tấtyếu Chiều sâu của công tác xây dựng Đảng thể hiện ở đây Đảng phải xứng đáng

là một Đảng cách mạng chân chính, một Đảng “là đạo đức, là văn minh”, mộtĐảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Chỉ có nhưthế Đảng mới trường tồn lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước,vượt qua những khúc quanh đầy thách đố, thử thách của lịch sử

1.3 Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”

1.3.1 Về tư duy lý luận

Chủ nghĩa Mác - Lênin xem tư duy là một trong các đặc tính vật chất pháttriển đến trình độ tổ chức cao Tư duy có nhiều cấp độ khác nhau, trong đó tưduy lý luận là hình thức cao nhất Ăngghen khẳng định, một dân tộc muốn đứngvững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận Tư duybao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua tri thức đã nắm được Tư duy lýluận thể hiện bản lĩnh trí tuệ của Đảng Bản lĩnh ấy ảnh hưởng to lớn đến thànhbại của sự nghiệp cách mạng mà Đảng là người lãnh đạo

Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làmcốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng màkhông có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉnam” “Chủ nghĩa” ở đây là hệ thống lý luận mà nếu không có thì Đảng khôngthể tư duy đúng, thậm chí không thể tư duy, cũng giống như người không có trí

Trang 29

khôn “Chủ nghĩa” đóng vai trò nền tảng định hướng, dẫn dắt toàn bộ hoạt động

tư duy lý luận của Đảng Xây dựng, bồi dưỡng, phát triển tư duy lý luận củaĐảng gắn liền với xác định đúng “chủ nghĩa” cho Đảng, hiểu đúng, hiểu sâu,vận dụng và phát triển chủ nghĩa ấy trong quá trình tư duy và hoạt động thựctiễn của Đảng

Hồ Chí Minh ngay khi khẳng định vai trò của “chủ nghĩa” đối với Đảngcũng chỉ ra “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin”1 Đó vừa là yếu tố cấu thành, vừa là “cốt” để “Đảng vững” Ăngghennêu một trong những điều kiện để có tư duy lý luận là phương pháp biện chứng duyvật Hồ Chí Minh nhận thấy chủ nghĩa Mác - Lênin có ưu điểm là phương pháplàm việc biện chứng, giúp trang bị tinh thần, cách thức, phương pháp nhận thức vàcải tạo hiện thực khách quan, tiếp cận chân lý từ mọi góc độ vốn rất đa dạng, nhiềuchiều của nó Đối với tư duy lý luận của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là nềntảng định hướng, dẫn dắt, vừa là phương pháp thực hiện, vừa là tiêu chuẩn để đánhgiá, kiểm nghiệm Không có, thiếu hoặc vận dụng không đúng chủ nghĩa Mác -Lênin nghĩa là tư duy lý luận của Đảng bị mất phương hướng hoặc không đủ tầm,nguy hiểm hơn là đi chệch hướng Đó là lý do Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đếngiáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho toàn Đảng

Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, kết quả tư duy lý luận của Đảng làđường lối chính trị đúng đắn Đường lối đúng, tổ chức thực hiện đúng tức là tưduy của Đảng đúng và phát huy hiệu quả trong thực tế Mọi sai lầm về đường lốiđều gây nguy hại nghiêm trọng đến vận mệnh của Đảng, của cách mạng Hồ ChíMinh nhấn mạnh yêu cầu: Phải có đường lối cách mạng đúng, có đảng của giaicấp vô sản lãnh đạo đúng Xây dựng tư duy lý luận của Đảng cũng là nâng caonăng lực xây dựng và thực hiện đường lối chính trị

Theo quan niệm nêu trên, điều kiện để có đường lối chính trị đúng là:

- Đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo

vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc” Trong xây dựng đường lối chính trị phải

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXb CTQG, H, 2000, tr.267-268.

Trang 30

tính đến điều kiện cụ thể của đất nước và thời đại trong từng giai đoạn hoặc cảthời kỳ dài Hồ Chí Minh cho rằng: “không chú trọng đến đặc điểm của dân tộcmình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêmtrọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều”1 “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô

có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác… ta có thể đi trên con đườngkhác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”2

- Đường lối có tính khả thi và phát huy hiệu quả thắng lợi trong thực tiễn.

Đường lối chính trị đúng luôn chứa đựng khả năng thực thi do xuất phát từ thựctiễn, bám sát thực tiễn và lấy phục vụ thực tiễn làm tiêu chí Hồ Chí Minh chỉ rathực tế hoạt động của Đảng để thấy những khi cách mạng gặp khó khăn là dođường lối có sai sót, khuyết điểm, được xây dựng trên cơ sở chủ quan, duy ý chí,

áp đặt vào thực tiễn và bị thực tiễn từ chối

Hồ Chí Minh quan tâm hiện thực hóa đường lối của Đảng Người cho rằng

đó là toàn bộ hoạt động thực tiễn hết sức phong phú và kiên trì Cần có sự phâncông trách nhiệm: Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định

rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo

kế hoạch đó mà thi hành Như thế mới cho chuyên trách, công việc mới chạy Kếhoạch phải thiết thực, kế hoạch một phần, biện pháp thực hiện phải hai phần, quyếttâm ba phần Quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để điềuchỉnh Sau khi thực hiện phải tổng kết, đánh giá

- Đường lối chính trị đúng “chỉ có thể là đường lối của giai cấp vô sản và

Đảng của nó là Đảng Lao động Việt Nam” Hồ Chí Minh nói đến chủ thể xây

dựng và thực hiện đường lối Chủ thể ấy chỉ duy nhất là giai cấp vô sản có đội tiềnphong là Đảng Lao động Việt Nam Nhưng không phải cứ hễ có Đảng là được CóĐảng nhưng Đảng phải như thế nào để đường lối chính trị được đúng Hồ ChíMinh chỉ ra: “Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, NXb CTQG, H, 2000, tr.449.

Trang 31

suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”3 Năng lực, trình

độ của Đảng thể hiện qua đường lối chính trị mà Đảng đề ra

Đường lối chính trị đúng là sản phẩm tư duy lý luận của toàn Đảng HồChí Minh chỉ ra những yếu kém trong tư duy của cán bộ, đảng viên: làm việctheo lối kinh nghiệm cảm tính “ít quen đọc sách và suy nghĩ”; tư duy một mặt,học lại kinh nghiệm của người khác rồi đem áp dụng một cách máy móc, thiếusáng tạo vào thực tế: “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng

bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi”1 Đó là tư duy ở trình độ kinhnghiệm cảm tính

Đảng không ngừng bồi dưỡng tư duy lý luận thông qua rèn luyện tư duy chođội ngũ cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh chỉ ra con đường phát triển tư duy khoahọc bằng “Học, học nữa, học mãi” Khi trí óc được không ngừng làm giàu bằngkhát vọng và hành động để hiểu biết tri thức nhân loại, khi đó tư duy con ngườicũng “giàu” theo Sự phát triển tư duy của cán bộ, đảng viên là quá trình khổ côngrèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức Đó cũng là quá trình làm giàu bảnlĩnh trí tuệ của Đảng Cuộc đời Hồ Chí Minh chứng minh cho Đảng thấy “Họckhông biết mệt, làm không biết mỏi” thì tư duy sẽ đến được với chân lý khoa học

Quá trình rèn luyện tư duy cho cán bộ, đảng viên chỉ đến đích khi khâukiểm tra, đánh giá được thực hiện tốt Hồ Chí Minh hay nhắc nhở về những thiếusót, khuyết điểm trong tư duy của cán bộ, đảng viên Đó là Người thực hiện khâukiểm tra, đánh giá tư duy của toàn Đảng Qua kiểm tra, đánh giá, Người thấyđược ưu điểm để tuyên dương, nhân rộng, nhược điểm để chỉ ra và loại trừ.Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận để đánh giá tưduy Cơ sở lý luận đặt trong mối liên hệ với thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo

Hồ Chí Minh thường chỉ ra những vi phạm nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lêninbằng các minh chứng cụ thể trong thực tiễn

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, NXb CTQG, H, 2000, tr.493-494.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXb CTQG, H, 2000, tr.445.

Trang 32

1.3.2 Về tổ chức và sinh hoạt Đảng

1.3.2.1 Tập trung dân chủ

Có lúc Hồ Chí Minh gọi là tập trung dân chủ, khi gọi là dân chủ tập trung.Cũng giống như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh xemtập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức và sinh hoạtĐảng Thừa nhận hay không thừa nhận, thực hiện tốt hay kém nguyên tắc này làtiêu chí cực kỳ quan trọng để xem xét đảng cộng sản Tập trung dân chủ được thựchiện tốt sẽ khiến ''Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến hành thì chỉ như mộtngười'' Người nói về tập trung và dân chủ rất dễ hiểu Tập trung là thiểu số phảiphục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất

cả mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức đảng Dânchủ là phát huy quyền cơ bản của mỗi đảng viên, mỗi tổ chức đảng Đó là quyền có

ý kiến, góp ý kiến, bảo lưu ý kiến, quyền tham gia mọi hoạt động của Đảng trongphạm vi quy định Trong thực hiện tập trung dân chủ cần đề phòng và chống nhữngbiểu hiện của độc đoán chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ, trù dập, đồng thời cũngcần đề phòng và chống những biểu hiện của dân chủ “quá trớn”

Bàn về nguyên tắc tập trung dân chủ, điểm nổi bật của Hồ Chí Minh là trongkhi quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữatập trung và dân chủ thì Người cũng chú trọng đề cập mệnh đề dân chủ Người xemdân chủ “là của quý báu nhất của nhân dân”1, là giá trị vĩnh hằng của loài người

Đó là “Con đường muôn dặm”, là mơ ước tương lai và hy vọng của loài người, làmục đích phấn đấu không ngừng nghỉ của rất nhiều thế hệ tiếp nối nhau Dân chủ làtiêu chí đánh giá văn minh, tiến bộ, đạo đức của một tổ chức, dân tộc

Tập trung và dân chủ là hai vế của một nguyên tắc cơ bản Tập trung đểthống nhất ý chí và hành động, dân chủ để phát huy sức mạnh của mỗi thànhviên Cả hai thể hiện dưới những hình thức khác nhau nhưng cùng hướng đếnxây dựng một chính đảng vững mạnh Không có tập trung dân chủ, Đảng Cộngsản cũng không có, kể chi xây dựng và chỉnh đốn để vươn lên các giá trị cao

Trang 33

đẹp Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nội dung hàngđầu của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

1.3.2.2 Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là “chế độ” lãnh đạo của Đảng “Tậpthể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách là tập trung”, “tập thể lãnh đạo, cánhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”1 Trong một chỉnh thể thống nhất, tập thểlãnh đạo và cá nhân phụ trách là hai vế quan hệ chặt chẽ với nhau Tập thể lãnhđạo để phát huy trí tuệ của nhiều người vì nhiều người thì nhiều kinh nghiệm.Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó Gópkinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọimặt Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏisai lầm Cá nhân phụ trách để nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân vì như thế

mới có chuyên trách, công việc mới chạy Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ

sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả làkhông ai thi hành Như thế thì việc gì cũng không xong Tập thể lãnh đạo khôngphải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người có thể giải quyết được cũng đem rabàn Cá nhân phụ trách là được giao quyền, có quyền Hồ Chí Minh lưu ý quyền

đó là quyền lực được tập thể ủy thác, không phải là quyền lực của cá nhân Mọihiện tượng lộng quyền, quan liêu, độc đoán, xem thường tập thể đều xa rời với cánhân phụ trách Đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là cách làm phản dân chủ,

vi phạm quyền làm chủ của nhân dân

Tập thể lãnh đạo là biểu hiện của chủ nghĩa tập thể - đặc trưng của xã hội

xã hội chủ nghĩa Cá nhân phụ trách là phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗithành viên Tập thể muốn lãnh đạo được thì phải quy tụ phẩm chất của mỗi thànhviên Cá nhân muốn phụ trách được thì phải có đủ đức, đủ tài ngang với yêu cầu,nhiệm vụ Cá nhân phụ trách nhưng phục tùng tập thể, “hoàn toàn xa lạ với chủnghĩa cá nhân” Đảng thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ tráchtức là xây dựng Đảng cả ở vĩ mô và vi mô, từ toàn Đảng đến mỗi đảng viên

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXb CTQG, H, 2000, tr.144.

Trang 34

1.3.2.3 Tự phê bình và phê bình

Trong đánh giá tư cách của một người, một Đảng, Hồ Chí Minh thường xétqua ba mối quan hệ: Với mình, với người, với công việc Tự phê bình là tự xétchính mình, phê bình là xét về người, cùng hướng đến thực hiện tốt chức trách,nhiệm vụ Đảng giao Mục đích của tự phê bình và phê bình là “xét” ưu điểm,khuyết điểm của chính mình và của người khác để làm cho phần tốt trong mỗicon người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi Cơ sở tiêu chuẩn

để “xét” là các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đường lối, chủ trương củaĐảng, các quy tắc đạo đức, hiệu quả thực hiện công việc,… Nói chung là lấy cáitốt, cái đúng làm căn cứ để soi xét, sửa đổi cái xấu, cái sai Hồ Chí Minh coi tựphê bình và phê bình là quy luật phát triển và là ''vũ khí sắc bén” của Đảng

Tính tất yếu của tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh chỉ ra khinhìn nhận bản chất của con người “Mỗi con người đều có thiện ác ở tronglòng”, có ưu điểm và khuyết điểm Khuyết điểm không phải ai cũng giống ai,người có nhiều người có ít, nặng nhẹ khác nhau Đảng cũng có khuyết điểm.Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội, có nhiềutính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại song cũng không tránh khỏinhững tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây,ngấm vào trong Đảng Đội ngũ đảng viên của Đảng “gồm có những người cótài, có đức Phần đông những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nướcnhất, kiên quyết, dũng cảm nhất đều ở trong Đảng ta Tuy vậy, không phải làngười người đều tốt, việc việc đều hay Trong Đảng ta chưa hoàn toàn tránhkhỏi một vài kẻ vu vơ, những việc không chính đáng”1 Với mỗi đảng viên haytoàn Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến thái độ đối với khuyết điểm Khuyếtđiểm là tất yếu nên biết nhận ra khuyết điểm, dũng cảm thừa nhận khuyết điểm,sửa chữa khuyết điểm là yêu cầu sống còn của một đảng cách mạng chân chính

Đó là chức năng của tự phê bình và phê bình

Tự phê bình và phê bình là tự soi xét lại mình và nhìn nhận người khác đểgiúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ Nó góp phần to lớn tăng

Trang 35

cường khối đoàn kết nội bộ Đảng: ''Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tựphê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình,

tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết Đoàn kết, phê bình,

tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa''1 Hồ Chí Minh chỉ rõ: 'Thangthuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình

Kết lại, Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và phê bình là để các tổ chứcĐảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, có chí cầu tiến bộ, vươn lênnhững giá trị chân, thiện, mỹ

Muốn tự phê bình và phê bình hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu cầu phải cóphương pháp và thái độ cho đúng Tiến hành tự phê bình và phê bình phải thườngxuyên như rửa mặt hàng ngày Mỗi ngày mỗi “rửa” khuyết điểm, ''được như thế thìtrong Đảng sẽ không có bệnh tật mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”; phải thành khẩn,không được ''giấu bệnh, sợ thuốc''; phải trung thực, không ''đặt điều'', ''không thêmbớt''; phải kiên quyết, ''ráo riết”, không nể nang; ''Phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau''; tự phê bình và phê bình ''không phải để công kích, để nói xấu, để chửirủa'', “không phải đập cho tơi bời'', “chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm''

Nội dung tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh quan tâm thườngxuyên là tư cách, phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên Cán bộ, đảng viên

tự phê bình và phê bình tốt tức là tự mình và “hỗ trợ” nhau cùng rèn luyện cảđạo đức và năng lực Đảng quán triệt và thực hiện tự phê bình và phê bình làĐảng luôn tự hoàn thiện mình Đó là quá trình vươn lên trong sạch, vững mạnh,vươn lên các giá trị đạo đức, văn minh

1.3.2.4 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

Điều tuyệt đối cần thiết đối với một đảng tiền phong lãnh đạo là xác địnhmột cách rõ ràng, dứt khoát và nghiêm chỉnh thực hiện kỷ luật đảng Kỷ luậtnghiêm minh, tự giác không chỉ đảm bảo cho Đảng hoạt động hiệu quả mà cònchứng tỏ sức mạnh và bản chất cách mạng, khoa học của Đảng Hồ Chí Minhxem xây dựng, rèn luyện và củng cố kỷ luật Đảng là một trong những nội dung

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, NXb CTQG, H, 2000, tr.387.

Trang 36

quan trọng của xây dựng Đảng Người chú ý đến ba vấn đề cơ bản: xây dựngquy định, thực hiện quy định và xử lý vi phạm.

Hồ Chí Minh xem xây dựng quy định trong Đảng là căn cứ để khép cán bộ,đảng viên vào khuôn phép, tránh rơi vào tình trạng lung tung, bừa bãi Quy định

đó là Điều lệ Đảng và những văn bản khác do Đảng ban hành điều chỉnh hành vikhông được làm của cán bộ, đảng viên Xây dựng quy định trong Đảng phải dựatrên nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng nước nhà

Trong thực hiện quy định, Hồ Chí Minh lấy nghiêm minh và tự giác đặtlên hàng đầu Thực hiện kỷ luật nghiêm minh, tự giác không phải dễ Nó đòi hỏinhững điều kiện sau:

Một là, Đảng phải có đạo đức cách mạng Người mang trong mình chủ

nghĩa cá nhân thì không bao giờ thực hiện kỷ luật nghiêm minh, tự giác vì kỷ luật

“ràng buộc” họ hướng đến mục tiêu chung Một Đảng gồm những đảng viên trongsạch, dĩ công vong tư, liêm khiết, chính trực mới thực hiện kỷ luật nghiêm túc,minh bạch, tự giác Có đạo đức cách mạng, người cách mạng mới hết lòng hết sức

vì Đảng, đi theo Đảng, nghe theo Đảng, xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng Có đạo đứccách mạng, người cán bộ, đảng viên mới có sức mạnh “gốc” để vượt qua chủ nghĩa

cá nhân và những quan niệm lạc hậu, mà thực hiện nhiệm vụ Đảng giao Nêugương đạo đức cách mạng là nêu gương thực hiện kỷ luật Đảng Kỷ luật Đảng vìvậy sẽ được thực hiện nghiêm minh, tự giác

Hai là, Đảng phải có trình độ trí tuệ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Một

Đảng yếu là Đảng không có trí tuệ Thiếu trí tuệ, Đảng khó thực hiện vai trò lãnh đạocủa mình Trong mọi hoạt động của Đảng, trí tuệ mang lại sự thông suốt Trong thựchiện kỷ luật Đảng, trí tuệ giúp cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ được kỷ luật để thực

hiện tốt Trí tuệ của Đảng xây dựng trên nền tảng lý luận Mác - Lênin Sự thống nhất

về tư tưởng, sự đảm bảo đúng đắn và tính tiền phong của lý luận là điều kiện tiênquyết để kỷ luật được thực hiện nghiêm minh, tự giác Lý luận Mác - Lênin đượckhái quát từ thực tiễn khách quan Làm giàu trí tuệ bằng cách không ngừng quán triệt

và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chính là hiểu và hành động theo quy luậtkhách quan Như vậy, cũng có nghĩa là tuân thủ kỷ luật Đảng một cách tự giác Mặt

Trang 37

khác, trí tuệ của Đảng góp phần lớn vào xây dựng và thực hiện đường lối chính trị.

Sự lãnh đạo thông qua đường lối chính trị đúng đắn tạo dựng niềm tin khiến cán bộ,đảng viên hăng hái hưởng ứng và thực hiện kỷ luật Đảng

Về xử lý vi phạm kỷ luật, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đúng người, đúngtội, có tình có lý, kiên quyết nhưng mềm dẻo Người quan tâm đến công táckiểm tra, giám sát Theo Người: “Những phần tử đầu cơ vào Đảng có sự đôn đốckiểm tra của Đảng và nhân dân, sẽ bị lật ra và Đảng sẽ thành trong sạch, kiểumẫu, thành tâm thành ý phụng sự nhân dân, cách mạng và tất cả các đảng viênmới thành người kiểu mẫu…”1 Công tác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật Đảngphải thường xuyên, chặt chẽ Khi phát hiện vi phạm kỷ luật Đảng phải xử lýkiên quyết, minh bạch, bất kể là đối tượng nào Tuy nhiên, Người cũng lưu ý xử

lý vi phạm kỷ luật phải đặt trong quan điểm phát triển, tránh quy chụp, tạo điềukiện cho cán bộ, đảng viên sửa chữa sai lầm

Tóm lại, kỷ luật nghiêm minh, tự giác phải toàn diện cả ba khâu: xâydựng nội dung, thực hiện nội dung và xử lý vi phạm Để đáp ứng tốt yêu cầunghiêm minh, tự giác, Đảng phải không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện đạo đứccách mạng, năng lực trí tuệ Khi là đạo đức, là văn minh, toàn Đảng sẽ thực hiện

kỷ luật như một nhu cầu tự thân

1.3.2.5 Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

Hồ Chí Minh gọi đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng

và của dân ta Đối với chính đảng cộng sản, Hồ Chí Minh xem đoàn kết là mộtthuộc tính cơ bản Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở, hạt nhân để đoànkết toàn dân tộc “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp,phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta

đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợinày đến thắng lợi khác”2 Người nhắc nhở: Các đồng chí từ Trung ương đến các

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, NXb CTQG, H, 2000, tr.40.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, NXb CTQG, H, 2000, tr.510.

Trang 38

chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi củamắt mình”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không lúc nào ngơi ý thức xây dựng, giữ gìn vàphát huy khối đoàn kết ở trong Đảng Người lưu ý: đoàn kết, thống nhất trongĐảng phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, ''có lý, có tình'';dựa trên cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyếtcủa tổ chức đảng các cấp Đồng thời, muốn đoàn kết, thống nhất, phải thực hànhdân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình vàphê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân

và các tiêu cực khác để thống nhất ý chí và hành động

Đoàn kết chỉ được thực hiện khi có điểm chung Sự đồng thuận mục tiêu, lýtưởng, phương thức trong Đảng giúp cho đoàn kết được thực hiện Đó là sự đồngthuận về một mục tiêu, lý tưởng mà ai cũng mong muốn: giải phóng triệt để Đó là

sự đồng thuận về phương thức hành động và ứng xử nhân văn, tiến bộ Hồ ChíMinh xác định lực lượng cách mạng trước hết dựa trên tiêu chí đồng thuận về lòngyêu nước và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp Mong muốn cao đẹp đó có ở hầuhết người Việt Nam Thực hiện nguyên tắc đoàn kết, thống nhất, là giương caongọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội văn minh tiến bộ, đạo đức nhân văn

1.3.3 Về đội ngũ cán bộ, đảng viên

Hồ Chí Minh xem Đảng không chỉ là nhân tố chính trị, một bộ phận hợpthành và lãnh đạo hệ thống chính trị, mà sâu xa hơn, đó còn là một phạm trù đạođức, văn minh Phạm trù ấy thể hiện trong tất cả mọi phương diện của Đảng Cán

bộ, đảng viên là yếu tố hợp thành Đảng nên xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viênxứng đáng là đạo đức, là văn minh được Hồ Chí Minh xem trọng Tư tưởng vàhoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ,đảng viên thể hiện qua những vấn đề cơ bản sau:

1.3.3.1 Tiêu chuẩn người cán bộ, đảng viên

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn, hình mẫu người đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam rất phong phú, sâu sắc Mỗi khi nổi lên vấn đề gì đó về đảng

Trang 39

viên, Người lại thể hiện quan điểm Có thể khái quát các tiêu chuẩn của người đảngviên cộng sản theo quan điểm Hồ Chí Minh trên một số nội dung sau đây:

Một là, "tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin", kiên trì và nhẫn nại, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của các dân tộc và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới… khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng.

Hai là, vừa có tài, vừa có đức, trong đó đức là gốc Hồ Chí Minh xem rèn

luyện đạo đức là công việc chính yếu nếu muốn xứng đáng trở thành người cộngsản, "người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp" Đảng viên phải "đấu tranh,rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, bất kể giây phút nào saolãng đều dẫn đến nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất tư cách người đảng viêncộng sản Nếu chỉ chú ý rèn luyện đạo đức, bỏ quên trau dồi trí tuệ, năng lực thìngười đảng viên cũng "không lợi gì cho loài người" Đảng viên phải học hiểu nghềnghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính phủ giao cho mình phụ trách, “phải cố gắnghọc tập văn hóa, học tập khoa học và kỹ thuật”1 Quan điểm “Người ta chỉ có thểtrở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng cách hiểu biết tất

cả kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” của Lênin được Hồ Chí Minh thấmnhuần, thực hiện xuất sắc và luôn giáo dục, nhắc nhở đảng viên thực hiện

Trong mối quan hệ giữa đức và tài, Hồ Chí Minh xem đức là gốc Đạo đức

là yếu tố vừa có sức chinh phục lớn, vừa có sức đề kháng ngăn chặn những cănbệnh phát sinh trong lòng Đảng và từ ngoài xã hội tác động đến Đảng, nhất là khiĐảng cầm quyền “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rấtgiỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xãhội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụtkhông làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”2 Ở đây, Hồ Chí Minhquan tâm đến “lợi” và “hại” Không có tài thì đảng viên “không lợi gì cho loàingười”, như thế là không được Không có đức thì càng nguy hại hơn, vì chẳng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXb CTQG, H, 2000, tr.21.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, NXb CTQG, H, 2000, tr.172.

Trang 40

những không làm lợi mà còn gây hại, như thế lại càng không được Do đó, đảngviên phải hội đủ đức và tài, lấy đức làm gốc, trong đức có tài, trong tài có đức.

Ba là, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Người đảng viên không làm “đầy tớ” một chiều kiểu mị dân, theo đuôi quần

chúng Đảng viên là “đầy tớ” của nhân dân trong tư cách “người lãnh đạo”.Lãnh đạo để phục vụ nhân dân Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh thể hiện ởchỗ này Để làm “đầy tớ” trong tư cách người lãnh đạo, đảng viên phải vượt lêntrên nhân dân về cả đạo đức và tài năng Lãnh đạo nhân dân, nhưng người đảngviên cộng sản không phải là “quan” dân, “không vào Đảng để hưởng thụ, để làmquan cách mạng”, mà phải “một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là ngườiđầy tớ hết sức trung thành của nhân dân”1, là người kiên cường bất khuất,

"không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào

dù nặng nề, nguy hiểm đến mấy", nhưng đối với nhân dân sẵn sàng vui vẻ làmtrâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân

“Lãnh đạo” và “đầy tớ” là hai mặt có quan hệ chặt chẽ trong vai trò củangười đảng viên Lãnh đạo để làm đầy tớ dân, phục vụ dân Đầy tớ trong tư cáchngười lãnh đạo, giác ngộ, hướng dẫn, tổ chức, quản lý nhân dân Trong “lãnh đạo”

có “đầy tớ”, trong “đầy tớ” có lãnh đạo Hai mặt của một chỉnh thể thống nhất

Bốn là, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Toàn

Đảng phải tư tưởng nhất trí và hành động nhất trí, "phải giữ gìn sự đoàn kết nhấttrí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"2 Thực hiện đoàn kết thốngnhất từ Trung ương đến chi bộ, ý nghĩ đến hành động, lời nói đến việc làm, từtrong Đảng đến ngoài xã hội Đồng thời, đảng viên phải chủ động xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc, tích cực góp phần xây dựng và củng cố đoàn kết quốc tếcủa Đảng

Năm là, kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng và hành động sai trái, phản động, trước hết là chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, bệnh giáo điều.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXb CTQG, H, 2000, tr.337.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, NXb CTQG, H, 2000, tr.510.

Ngày đăng: 31/08/2016, 23:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng (Xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2005), Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Tác giả: Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Năm: 2005
3. Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thị Nhuần (2011), Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”
Tác giả: Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thị Nhuần
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên)
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Đề cương học tập chủ đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương học tập chủ đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
7. Nguyễn Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Tác giả: Nguyễn Quốc Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2001
8. Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2009
9. Trần Văn Bính (2000), Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2000
10. Thành Duy, Lê Quý Đức (2007), Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay
Tác giả: Thành Duy, Lê Quý Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Năm: 2007
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Một số văn kiện xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ và đảng viên, Quyển III, Ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ và đảng viên, Quyển III
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) (Lưu hành nội bộ), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh tiểu sử
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Năm: 2006
18. Trần Đình Huỳnh (1993), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Tác giả: Trần Đình Huỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1993
19. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2010), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
20. Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa (Đồng chủ biên) (2005), Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 1
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w