1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài góp PHẦN PHÁT TRIỂN tư DUY THUẬT GIẢI CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG THÔNG QUA dạy học một số nội DUNG PHƯƠNG TRÌNH CHU HƯƠNG LY

113 491 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

1,1, Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

và bắt kịp sự phát triển của xã hội trong điều kiện bùng nổ thông tin, ngành

giáo dục và đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học một cách mạnh mẽ

nhằm đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất của người lao động

trong nên sản xuất tự động hóa như: năng động, sáng tạo, tự chủ, kỷ luật nghiêm, có tính tổ chức, tính trật tự của các hành động và có ý thức suy nghĩ tìm giải pháp tối ưu khi giải quyết công việc

Những định hướng đối mới phương pháp dạy học đã được thể hiện trong các Nghị quyết hội nghị như: Nghị quyết hội nghị lần thứ IV BCH

trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV, 1993) nêu rõ: Mục tiêu giáo dục đào tạo phải hướng vào việc đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó mà góp phần tích cực thể hiện mục tiêu lớn của đất nước

Về phương pháp giáo dục đào tạo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH

TW Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VII, 1997) đã để ra:"Phải đối mới

phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiểu, rèn luyện thành

nếp tư đuy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu”

Điều 24, luật giáo dục (1998) quy định:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, , bôi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Muốn đạt được điều đó, một trong những việc cần thiết phải thực hiện

Trang 2

công cụ dạy học Do đó vấn để phát triển phát triển tư duy thuật giải trong

mơn tốn giữ một vị trí quan trọng trong giáo duc tin học Khẳng định này được thể hiện rõ trong mục đích giáo dục tin học: "Làm cho tất cả mọi học sinh tốt nghiệp trung học đêu nắm được những yếu tố cơ bản của tin học với

tư cách là thành tố của văn hóa phổ thông" "Góp phân hình thành ở học sinh

những loại hình tư duy liên hệ mật thiết với việc sử dụng công nghệ thông tin như tư duy thuật giải, tư duy điều khiển, ", "Góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất của người lao động trong nền sản xuất tự động hóa như: tính kỷ luật, tính kế hoạh hóa, tính phê phán và thói quen tự kiểm tra, "

1.3 Phát triển tr duy thuật giải là mục đích của việc dạy học toán ở

trường phổ thông vì:

* Tư duy thuật giải tạo điều kiện tốt để học sinh tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng Toán học

* Tư duy thuật giải phát triển sé thúc đẩy sự phát triển các thao tác trí

tuệ (như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trim tượng hóa, khái quát hóa, ) cũng như những phẩm chất trí tuệ (như : tính linh hoạt, tính độc lập, tính sáng tao)

* Tư duy thuật giải giúp học sinh hình dung được quá trình tự động hóa diến ra trong những lĩnh vực khác nhau của con người, trong đó có lĩnh vực xử lý thông tin Điều này làm cho học sinh thích nghỉ với xã hội tự động hóa, góp phần làm giảm ngăn cách giữa nhà trường và xã hội

1.4 Phát triển tư đuy thuật tốn trong mơn tốn có ý nghĩa về nhiều

mặt và mơn tốn chứa đựng khả năng to lớn vẻ phát triển tư đuy thuật giải, thế nhưng, tư duy thuật giải chưa được chú ý phát triển đúng mức ở nhà

trường phổ thông Đã có một số công trình nghiên cứu vẻ van dé nay, trong số các công trình đó có thể kể tới luận án phó tiến sỹ của Dương Vương

Trang 3

phương trình

Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình: "Góp phần phát triển tư duy thuật giải của học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học nội dung

lượng giác 11" (2000) đã đề cập đến việc phát triển tư duy thuật giải cho học

sinh trong khi dạy nội dung lượng giác 11

1.5 Nội dung phương trình là nội dung quan trọng và khó ở chương

trình tốn trung học phổ thơng với nhiều biến đổi phức tạp, nhiều dạng toán, nhiều quy trình vận dụng kỹ năng tính toán nhiều bài toán có tiểm năng có thể chuyển về một thuật giải Đó là điểu kiện thuận lợi nhằm phát triển tư duy thuật giải cho học sinh

Với những lý do nêu trên, tôi chọn dé tài "Gop phan phat triển tư duy

thuật giải cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học một số nội

dung phương trình" làm đề tài nghiên cứn khoa học của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là dé ra một số biện pháp phát triển tư duy thuật giải trong quá trình dạy học một số nội dung phương trình nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở trường phổ thông

3 Giả thuyết khoa học

Nếu trong quá trình dạy học Toán trung học phổ thông nói chung, dạy học nội dung phương trình, bất phương trình nói riêng, giáo viên thực hiện theo một quy trình dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tốn ở trường phổ thơng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi khoa học sau:

4.1 Tư duy thuật giải là gì và vì sao nó cần được phát triển ở học sinh

Trang 4

4.3 Có thể xây dựng quy trình dạy học phương trình theo hướng phát triển tư duy thuật giải được không?

4.4 Để phát triển tư duy thuật giải cho học sinh cần có những định

hướng sư phạm nào?

4.5 Có thể đưa ra thuật giải giải một số dạng phương trình nhằm tập luyện hoạt động tư duy thuật giải cho học sinh được không?

4.6 Kết quá thực nghiệm như thế nào? $ Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lý luận

* Nghiên cứu các văn kiện Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục đào tạo có liên quan đến việc dạy và học Toán ở trường phổ thông

* Các sách báo, tạp chí có liên quan đến nội dung đề tài

* Các công trình nghiên cứu các vấn đẻ có liên quan trực tiếp đến đẻ

tài (các luận văn, luận án, chuyên đề )

5.2 Nghiên cứu thực tiễn

* Dự giờ, quan sát giờ dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói chung, dạy học nội dung phương trình nói riêng

* Tổ chức thực nghiệm kiểm chứng thông qua các lớp học thực nghiệm

và đối chứng trên cùng một lớp đối tượng

6, Đóng góp của luận văn

6.1 Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung khái niệm tư duy thuật giải và vai trò vị trí của việc phát triển tư duy thuật giải trong dạy học toán

6.2, Xây dựng được các quy trình đạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải cho học sinh,

Trang 5

6.5 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán

trung học phổ thông

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận va tài liệu tham khảo gồm có 3

chương

Chương 1 Tư duy thuật giải và vấn đề phát triển tư duy thuật giải cho

học sinh phổ thông

1.1 Cơ sở lý luận

1.2 Khái niệm thuật toán 1.3 Khái niệm tư duy thuật giải

1.4 Vấn đề phát triển tư duy thuật giải trong dạy học Toán

Chương 2 Một số định hướng sư phạm góp phần phát triển tư duy thuật giải cho học sinh trung học phổ thông khi dạy một số nội dung phương trình

2.1 Các nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải

2.2 Một số định hướng phát triển tư duy thuật giải thông qua dạy học nội dung phương trình

2.3 Hướng dân học sinh xây dựng thuật giải cho một số dạng

Trang 6

TƯ DUY THUẬT GIẢI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY THUAT GIAI CHO HỌC SINH THÔNG QUA MƠN TỐN

1.1 Cơ sở lý luận

1.11 Quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học

Chúng ta biết rằng quá trình dạy học là một quá trình điểu khiển hoạt

động giao lưu của học sinh nhằm thực hiện những mục đích dạy học Còn học tập là một quá trình xử lý thông tin Quá trình này có các chức năng: đưa thông tin vào, ghỉ nhớ thông tin, biến đổi thông tin, đưa thông tỉn ra và điều phối Học sinh thực hiện các chức năng này bằng những hoạt động của mình Thông qua hoạt động thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ ở học sinh làm cho học sinh học tập một cách tự giác, tích cực

Xuất phát từ một nội dung dạy học ta cần phát hiện những hoạt động

liên hệ với nó rồi căn cứ vào mục đích dạy học mà lựa chọn để tập luyện cho

học sinh một số trong những hoạt động đã phát hiện Việc phân tích một hoạt

động thành những hoạt động thành phần giúp ta tổ chức cho học sinh tiến

hành những hoạt động với độ phức hợp vừa sức họ

Việc tiến hành hoạt động nhiều khi đòi hỏi những tri thức nhất định, đặc biệt là tri thức phương pháp Những tri thức này lại là kết quả của một quá trình hoạt động khác Trong hoạt động, kết quả rèn luyện được ở một

mức độ nào đó có thể lại là tiền dé để tập luyện và đạt kết quả cao hơn Do

đó cần phân bậc những hoạt động theo những mức độ khác nhau làm cơ sở cho việc chỉ đạo quá trình dạy học Trên cơ sở việc phân tích trên về phương pháp dạy học theo quan điểm hoạt động Luận văn được nghiên cứu trong

khuôn khổ của lý luận dạy học, lấy quan điểm hoạt động làm nên tảng tâm lý học Nội dung của quan điểm này được thể hiện một cách tóm tất qua những

tư tưởng chủ đạo sau:

* Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động

Trang 7

phương tiện và kết quả của hoạt động

* Phân bậc hoạt động làm căn cứ cho việc điều khiển quá trình đạy học

1.12 Một số quan điểm khác

Luận văn lấy quan điểm hoạt động làm nền tảng tâm lý học để nghiên cứu nhưng cũng dựa vào quan điểm của lý thuyết tình huống và lý thuyết

kiến tạo bởi vì các quan điểm dạy học của các lý thuyết này có sự giao thoa với quan điểm của lý thuyết hoạt động Theo lý thuyết nh huống thì học là sự thích ứng (bao gồm đồng hóa và điều tiết) đối với một môi trường sản sinh

ra những mâu thuẫn, những khó khăn, những sự mất cân bằng

Một tình huống thường liên hệ với những quy trình hành động Một yếu tố của tình huống mà sự thay đổi giá trị của nó có thể gây ra sự thay đổi quy trình giải quyết vấn đề của học sinh Do đó trong quá trình dạy học ta cần soạn thảo ra tình huống tương ứng với tri thức cần dạy (nh huống cho tri thức đó một nghĩa đúng) Sau đó ủy thác tình huống này cho học sinh Học sinh tiến hành hoạt động học tập điễn ra nhờ sự tương tác với môi trường

“Theo lý thuyết kiến tạo, học tập là hoạt động thích ứng của người học Do đó đạy học phải là dạy hoạt động, tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của học sinh, qua đó học sinh kiến tạo được kiến thức, đồng thời

phát triển được trí tuệ và nhân cách của mình

Như vậy, nếu phân tích rõ quan điểm dạy học theo lý thuyết tình huống và lý thuyết kiến tạo sẽ góp phần phát triển phương pháp dạy học phát triển tư duy thuật giải cho học sinh

1.2 Khái niệm thuật toán

Trang 8

“Trong tin học, người ta quan niệm bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện Những việc như đưa một dòng chữ ra màn hình, giải phương

trình bậc hai, quản lý cán bộ của một cơ quan là những ví dụ vẻ bài toán

Khi dùng máy tính giải toán, ta cần quan tâm đến hai yếu tố: Đưa vào

máy thông tỉn gi (Input) và lấy ra thông tin gì (Output) Do đó để phát biếu

một bài (oán, ta cần phải trình bày rõ Input và Output của bài toán và mối quan hé giita Input va Output

Ví dụ 1: Bài toán tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên đương Input: Hai số nguyên dương M và N

Output: ước chung lớn nhất của M và N

Vi du 2: Bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc 2: ax? + bx + c = 0

(az0)

Input: Các số thực a, b, c (azØ}

Output: Tat cd các số thực x thỏa mãn: ax? + bx +¢ =0

Ở đây Output có thể là một hoặc hai số thực hoặc câu trả lời không có số thực nào như vậy

Qua các ví dụ trên, ta thấy các bài toán được cấu tạo bởi hai thành

phần cơ bản:

Tnput: Các thông tín đã có

Output: Các thông tin cẩn tìm từ Input b Khái niệm thuật toán

Việc cho một bài tốn là mơ tả rõ Input cho trước và Output cần tìm Vấn đề là làm thế nào để tìm ra Output

Trang 9

sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khí thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Qutput cần tìm

Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên

+ Xác định bài toán

+ Input: Số nguyên đương N và dãy N số nguyên a,, a;, .4, + Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số

* Ý tưởng: - Khởi tạo giá trị Max = a,

- Lần lượt với ¡ từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng a, với giá trị Max, nếu a, > Max thì Max nhận giá trị mới là a,

* Thuật toán: Thuật toán giải bài toán này có thể được mô tả theo cách liệt kê như sau:

Bước 1: Nhập N va day a,, a), .,a,

Bước 2: Max = a,; i: = 2

Bước 3: Nếu ¡ >N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc Bước 4: + Bước 4.1 Nếu a, > Max thì Max: = a,

+ Bước 4.2 Nếu i:

Từ định nghĩa ta thấy thuật toán có các tính chất sau:

1+ I rồi quay lại bước 3

* Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác

* Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo

* Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc ta phải nhận được Output

cần tìm

Ví dụ: Với thuật toán tìm Max đã xét:

* Tính dừng: Vì giá trị của ¡ mỗi lần tăng lên một đơn vị nên sau NÑ

Trang 10

* Tính xác định: Thứ tự thực hiện các bước của thuật toán được mặc định là tuần tự nên sau bước 1 là bước 2, sau bước 2 là bước 3 Kết quả các bước so sánh trong bước 3 và bước 4 đều xác định duy nhất bước tiếp theo cần thực hiện

* Tính đúng đắn: Vì thuật toán so sánh Max với từng số hạng của dãy số và thực hiện Max: = a, nếu a; > Max nên sau khi so sánh hết N số hạng của day thi Max 1a giá trị lớn nhất

Vi du: Tinh tổng các số nguyên dương lẻ trong khoảng từ 1 đến n

- Xác định bài toán:

+ Input: N là số nguyên dương lẻ

+ Output: Tổng các số nguyên dương lẻ từ 1 đến n,

* Thuật toán tính tổng các số nguyên dương lẻ từ l đến NÑ như sau: Bước 1: Hỏi giá trị của N

Bước 2: §: = 0 Bước 3: ¡ = 1

Bước 4: Nếu ¡ = N+1 thì sang bước 8, ngược lại sang bước 5 Bước 5: Cộng thêm ¡ vào S

Đước 6: Cộng thêm 2 vào ¡ Bước 7: Quay lại bước 4

Bước 8: Tổng cần tìm chính là S

Ta chú ý đến bước 4 Ở đây ta muốn kết thúc thuật toán khi giá trị của ¡ vượt quá N Thay vì viết "nếu ¡ lớn hơn N' thi ta viết điều kiện "i = N+1"

không phải lúc nào cũng đạt được Vì ban đầu ¡ là một số lẻ, sau mỗi bước ¡

lại được tăng thêm 2 đơn vị nên ¡ luôn luôn là số lẻ Nếu N 14 s6 chan thi N + 1 là số lẻ nên sau một số bước nhất định, i sé bing N + 1 Tuy nhiên, nếu N là

số lẻ thi N + 1 là số chấn, do ¡ là số lẻ nên dù có qua bao nhiêu bước đi chăng

nữa, ¡ vẫn khác N + 1 Trong trường hợp đó, thuật toán trên bị quần (hay vi

phạm tính dừng)

Trang 11

lời giải của mình sẽ cho kết quả đúng nhưng không phải lúc nào cũng đạt được Mọi học sinh khi làm bài kiểm tra đều muốn bài làm của mình có đáp số đúng, nhưng trên thực tế, trong lớp chỉ có một số học sinh nhất định là có khả năng đưa ra lời giải đúng

1.2.2 Các đặc trưng của thuật toán

1 Tinh don tri

Tinh don tri của thuật toán đòi hỏi rằng các thao tác sơ cấp phải đơn trị, nghĩa là hai phần tử thuộc cùng một cơ cấu, thực hiện cùng một thao tác trên cùng một đối tượng thì phải cho cùng kết quả

Vi du: Quy trình 4 bước để giải một bài toán Bước 1 Tìm hiểu nội dung bài toán

Bước 2 Tìm đường lối giải toán

Bước 3 Thực hiện chương trình giải toán

Bước 4 Kiểm tra kết quả và nghiên cứu lời giải

Quy trình này không phải là một thuật toán vì tính đơn trị bị vi phạm

Chẳng hạn bước 1, bước 2, bước 3, bước 4 không được xác định vì người ta có thể hiểu và làm theo nhiều cách khác nhau

Từ tính đơn trị, ta cũng thấy được tính hình thức hóa của thuật toán Bất kể cơ cấu nào, chỉ cần biết thực hiện đúng trình tự quy định là sẽ đi đến kết quả chứ không cần phải hiểu ý nghĩa của những thao tác này Tính chất này hết sức quan trọng vì nhờ đó ta có thể giao cho những thiết bị tự động thực hiện thuật giải, làm một số công việc thay thế cho con người

2 Tímh hiệu quả

Tính hiệu quả của thuật toán được đánh giá dựa trên một số tiêu chuẩn như: khối lượng tính tốn, khơng gian và thời gian khi thuật toán được thực hiện Tính hiệu quả của thuật toán là một yếu tố quyết định để đánh giá, chọn

lựa cách giải quyết vấn đề - bài toán trên thực tế Có rất nhiều phương pháp

để đánh giá tính hiệu quả của thuật toán Độ phức tạp của thuật toán là một

Trang 12

3 Tính tổng quát

“Thuật toán có tính tổng quát là thuật toán phải áp dụng được cho mọi

trường hợp của bài tốn chứ khơng phải chỉ áp dụng được cho một số trường

hợp riêng lẻ nào đó Chẳng hạn thuật toán giải phương trình bậc hai sau đây bằng Delta đảm bảo được tính chất này vì nó luôn luôn giải được với mọi giá trị số thực a, b, c bất kỳ Tuy nhiên, khơng phải thuật tốn nào cũng đảm bảo được tính tổng quát Trong thực tế, có lúc người ta chỉ xây dựng thuật toán cho một dạng đặc trưng của bài tốn mà thơi,

Ví dụ: Thuật toán giải phương trình bậc hai: ax?+ bx + c = 0 (a z 0) 1 Cho biết giá trị ba hệ số a, b, c 2 Nếu a = 0 thì: 2.1 Yêu cầu bài tốn khơng đảm bảo 2.2 Kết thúc thuật toán 3 Nếu a z 0 thì: 3.1 Tính giá trị A = bỶ - 4ac 3.2 Nếu A > 0 thì:

Trang 13

1.2.3 Các phương pháp biểu diễn thuật toán

Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học, ta thường dùng những ngơn ngữ tốn học như: "ta có", "điều phải chứng rninh","giã thiết”, và sử dụng các phép suy luận toán học như phép kéo theo, phép tương đương

“Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải một bài toán nên cũng

phải tuân theo một số quy tắc nhất định Để có thể truyền đạt thuật toán cho

người khác hay chuyển thuật toán thành chương trình máy tính, ta phải có

phương pháp biểu diễn thuật toán Có 4 phương pháp biểu diễn thuật tốn

1 Ngơn ngữ tự nhiên và ngơn ngữ tốn học 2 Dùng lưu đồ - sơ đồ khối

3 Dùng ngôn ngữ phóng trình 4 Dùng ngôn ngữ lập trình

1 Ngôn ngữ tự nhiên và ngơn ngữ tốn học

Trong cách biểu điễn thuật toán theo ngôn ngữ tự nhiên và ngơn ngữ tốn học, người ta sử dụng ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ toán học để liệt kê các bước của thuật toán Các thuật toán ở mục 1 đều được viết dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên và ngơn ngữ tốn học Phương pháp biểu điển này không yêu cầu người viết thuật toán cũng như người đọc thuật toán phải nắm các quy tắc Tuy vậy, cách biểu diễn này thường dài dòng, không thể hiện rõ

cấu trúc thuật tốn, đơi lúc gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người đọc Ta

xét thêm ví dụ sau:

Ví dụ 1: Thuật toán xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai: ax?+bx+c=0 (với giả thiết abc z 0)

Bước 1: Xác định các hệ số a, b, c

Bước 2: Kiểm tra điều kiện ac < 0

+ Nếu điều kiện đúng thì chuyển sang bước 3

Trang 14

Chuyển sang bước 14

Bước 4: Tính A = bỶ - 4ac

Bước 5: Kiểm tra điều kiện A > 0

+ Nếu điều kiện sai thì chuyển sang bước 9

+ Nếu điều kiện đúng thì chuyển sang bước 6

Bước 6: Kiểm tra điều kién ab > 0

+ Nếu điều kiện đúng thì chuyển sang bước 7 + Nếu điều kiện sai thì chuyển sang bước 8 Bước 7: Kết luận: Phương trình có 2 nghiệm dương

Chuyển sang bước Í4

Bước 8: Kết luận: Phương trình có 2 nghiệm âm Chuyển sang bước 14

Bước 9: kiếm tra điều kiện A = 0

+ Nếu điều kiện đúng thì chuyển sang bước 10 + Nếu điều kiện sai thì chuyển sang bước 13 Bước 10 Kiểm tra điều kiện ab > 0

+ Nếu điều kiện đúng thì chuyển sang bước 11 + Nếu điều kiện sai thì chuyển sang bước 12, Bước 12 Kết luận: Phương trình có nghiệm kép dương

Chuyển sang bước 14

Bước 12 Kết luận: phương trình có nghiệm kép âm

Chuyển sang bước 14

Bước 13: Kết luận: phương trình vô nghiệm

Bước 14: Kết thúc

2 Lưu đồ - Sơ đồ khối

Trang 15

đồ thường được dùng trong những thuật toán có tính rắc rối, khó theo đối

được quá trình xử lý

Để biểu diễn thuật toán theo sơ đồ khối, ta phải phân biệt hai loại thao tác: thao tác lựa chọn và thao tác hành động

* Thao tác lựa chọn

“Thao tác lựa chọn được biểu diễn bằng một hình thoi, bên trong chứa biểu thức điều kiện:

* Thao tác xử lý được biểu diễn bằng một hình chữ nhật, bên trong

chứa nội dung xử lý

Tăng ¡ lên 1 Chọn 1 hộp bất kỳ

* Đường đi

Trong ngôn ngữ lưu đồ, do thể hiện các bước bằng hình vẽ và có thể

đặt các hình vẽ này ở vị trí bất kỳ nên ta phải có phương pháp để hiện trình tự thực hiện các thao tác Bước ] Bước 2 Bước 3

Hai bước kế tiếp nhau được nối bằng một mũi tên chỉ hướng thực hiện

Trang 16

<Q <e> Có 2 nghiệm phân biệt * Điểm cuối

Điểm cuối là điểm khởi đâu và kết thúc của thuật toán, được biểu diễn

(Có thể thay chữ bắt đầu bởi Star/Begin) (C6 thé thay chữ kết thúc bởi End) Ngoài ra còn có điểm nối, điểm nối sang trang dùng cho thuật toán có như sau:

Trang 17

Ví dụ: Lưu đồ thuật toán giải phương trình bậc hai Hỗi giá trị a, b, c A =bỶ- 4ac D Đ Có 2 nghiệm Có nghiệm kép x, Vô nghiệm phân biệt x,„x, = bva x=-b/2a 2a ta

Lưu đồ mơ tả thuật tốn một cách trực quan nhưng lại rất cổng kênh khi phải mơ tá những thuật tốn phức tạp Một phương pháp khác để biểu

diễn thuật toán khắc phục nhược điểm ấy là ngôn ngữ phỏng trình 3 Ngôn ngữ phỏng trình

Tuy sơ đồ khối thể hiện rõ quá trình xử lý và sự phân cấp các trường, hợp của thuật toán nhưng lại cổng kểnh Để mơ tả thuật tốn nhỏ ta phải

Trang 18

nhánh (lựa chọn có điều kiện) và xử lý mà trong trực tế, các thuật toán còn có các lặp

Biểu dién thuật tốn bằng ngơn ngữ phóng trình là cách biểu diễn sự

vay mượn các cú pháp của một ngôn ngữ lập trinh nao dé (Pascal, Basic, C,

C++ ) để thể hiện thuật tốn Ngơn ngữ phỏng trình đơn giản, gần gũi với

mọi người, dễ học vì nó sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và chưa quá sa đà vào những quy ước chỉ tiết Mặt khác, nó cũng dễ chuyển sang những ngôn ngữ cho máy tính điện tử vì đã sử dụng một cấu trúc và ký hiệu chuẩn hóa

Vi du: Biểu điển thuật toán giải phương trình bậc hai bằng ngôn ngữ phỏng trình Begin If Delta > 0 then begin x, = (-b-sqrt(delta))/(2*a) X, = (-b + sqrt (delta))/(2*a) inra: phương trình có 2 nghiệm là x,, x,- End Else If Delta = 0 then

Inra: phương trình có nghiệm kép là X = — 2*q

Else (truéng hgp Delta < 0) Inra: phuong trinh vé nghiém,

End

Trên đây, ta đã chi ra 3 cách để biểu diễn một thuật toán Trong trường

hợp thuật toán viết bằng ngôn ngữ máy tính, ta có một chương trình 4 Ngôn ngữ lập trình

Có nhiều ngôn ngữ lập trình như Pascal, Basic, C, C++, Sau đây là ví

dụ đùng ngôn ngữ lập trình Pascal để biểu diễn thuật toán giải phương trình

Trang 19

Ví dụ Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax?+bx+c=0, (az 0) Input: Cac hé sé a, b, c nhập từ bàn phím Outpt: Dua ra man hinh các nghiệm thực hoặc thông báo “Phương trình vơ nghiệm” Thuật tốn: Thuật tốn giải phương trình bậc hai bằng ngôn ngữ lập trình Pascal Program Giai-pt bậc hai; Uses Crt; Var a,b,c: real; A, X,, X; : real; Begin Clrser; Write (‘a, b,c: 7); ReadIn (a, b, c) ; A=b*b-4#a#*c; 1Ÿ A < 0 then Writeln (“Phương trình vô nghiệm”) Else Begin x] =(- b— sqrt (A)Q2 * a); x1 =(-b+ sqrt (A))/(2 * a); Witeln ( ‘x, =, x, 58:3, ‘x, =", x): 8:3); End; Readin End

1.2.4 Độ phức tạp của thuật toán

Trong thực tế có nhiều thuật toán, về mặt lý thuyết là kết thúc sau hữu

Trang 20

chú ý đến độ phức tạp của các thuật toán Độ phức tạp của thuật toán có thể

đo bằng không gian, tức là dung lượng bộ nhớ của máy tính cần thiết để thực

hiện thuật toán; và bằng thời gian, tức là thời gian máy tính làm việc Trong luận văn này, khi nói đến độ phức tạp của thuật toán ta luôn hiểu là độ phức tạp thời gian Độ phức tạp của thuật toán chính là cơ sở để phân loại bài toán

giải được hay không giải được

1.3 Khái niệm tư duy thuật giải

1.3.1 Khái niệm thuật giải

Trong quá trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề - bài toán, người ta đã đưa ra nhận xét sau:

+ Có nhiều bài toán cho đến nay vẫn chưa tìm ra một cách giải theo

kiểu thuật toán và cũng không biết có tồn tại thuật tốn hay khơng

+ Có nhiều bài toán đã có thuật toán để giải nhưng không chấp nhận

được vì thời gian giải theo thuật toán đó quá lớn hoặc các điều kiện cho thuật

toán đó khó đáp ứng

+ Có những bài toán được giải theo những cách giải ví phạm thuật toán nhưng vẫn chấp nhận được

Từ những nhận định trên, người ta thấy rằng cần phải có những đổi

mới cho khái niệm thuật toán Người ta đã mở rộng hai tiêu chuẩn của thuật toán: tính xác định và tính đúng đắn Việc mở rộng tính xác định đối với thuật toán được thể hiện qua các thuật giải đệ quy và ngẫu nhiên Tính đúng của thuật tốn khơng cịn bắt buộc đối với một số cách giải bài toán, nhất là

cách giải gần đúng Trong thực tế, có nhiều trường hợp người ta chấp nhận các cách giải thường cho kết quả tốt (nhưng không phải lúc nào cũng tốt)

nhưng ít phức tạp và hiệu quả Chẳng hạn, nếu giải một bài toán bằng thuật toán tối ưu đòi hỏi máy tính thực hiện trong vòng nhiều năm thì chúng ta có

thể chấp nhận một giải pháp gần tối ưu mà chỉ cần máy tính chạy trong vài

Trang 21

Các cách giải chấp nhận được nhưng khơng hồn tồn đáp ứng đây đủ

các tiêu chuẩn của thuật toán thường được gọi là các thuột giải Khái niệm mở rộng này của thuật toán đã mở rộng cho chúng ta trong việc tìm kiếm

phương pháp để giải quyết các bài tốn được đặt ra Ngồi việc mở rộng tính

đúng của thuật toán, thuật giải có tất cả các tính chất khác của thuật toán Nó cũng có các hình thức biểu diễn phong phú như thuật toán Tuy nhiên, đối với

một cơ cấu nhất định chỉ tương ứng với một hình thức biểu diễn nhất định Đặc biệt trong dạy học cần chú ý lựa chọn phương tiện biểu diễn phù hợp với

trình độ và kiến thức hiện có của học sinh Sự hiểu biết về thuật giải, các tính chất và phương tiện biểu diễn nó phản ánh trình độ văn hóa thuật giải Ngôn

ngữ lập trình là bước phát triển cao của văn hóa thuật giải

1.3.2 Khái niệm tư duy thuật giải

Tư duy toán học là hình thức biểu lộ của tư duy biện chứng trong quá trình con người nhận thức khoa học toán học hay thông qua hình thức áp

dụng toán học vào các khoa học khác Như vậy, tư duy toán học là tư duy

biện chứng

TH duy thuật giải là một loại hình thức tư duy toán học Nó là phương thức tự duy biểu thị khả năng tiến hành các hoạt động sau:

T,: Thực hiện những thao tác theo một trình nự xác định phù hợp với một thuật giải

T;: Phân tích một quá trình thành những thao tác được thực hiện theo

những trình tự xác định

T;: Khái quát hóa một quá trình diễn ra trên một số đối tượng riêng lẻ

thành một quá trình diễn ra trên một lớp đối tượng

T: Mô tả chính xác quá trình tiến hành một hoạt động

T;: Phát hiện thuật giải tối ưa để giải quyết bài toán

Trang 22

Khái niệm tư duy thuật giải được xác định như trên là hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu vẻ hình thành văn hóa thuật giải Trong [38] tác giả Monakhôp đã nêu lên những thành phần của văn hóa thuật giải

bao gồm:

- Hiểu bản chất của thuật giải và những tính chất của nó; hiểu bản chất ngôn ngữ là phương tiện biểu diễn thuật giải

- Nắm vững các phương pháp và các phương tiện biểu diễn thuật giải

- Hiểu tính chất thuật giải của các phương pháp toán học và các ứng dụng của chúng; nắm vững các thuật giải của giáo trình toán phổ thông

- Hiểu những cơ sở sơ cấp về lập trình cho máy tính điện tử

Như vậy, phát triển tư duy thuật giải là một điều kiện cần thiết góp

phần hình thành và phát triển văn hóa thuật giải cho học sinh

Từ khái niệm về tư duy thuật giải ta thấy rằng để phát triển tư duy

thuật giải cho học sinh trong dạy học toán, giáo viên phải tổ chức, điều khiển các hoạt động tư duy thuật giải Thông qua hoạt động đó giúp học sinh nắm

vững, củng cố các quy tắc đồng thời phát triển tư duy thuật giải cho học sinh Sau đây là một số ví dụ về phát triển tư duy thuật giải trong mơn tốn khi dạy nội dung phương trình ở trường phổ thông

1.3.3 Một số ví dụ dạy học phát triển tư duy thuật giải khi dạy nội tụng phương (rình

Ví dụ 1

Ở chương trình toán lớp 9, ngay sau khi đạy xong quy tắc giải phương

trình bậc hai: ax? +bx +c = 0, (a + 0), giáo viên có thể cho học sinh nêu các

Trang 23

b + Nếu A = 0 thì phương trình có nghiệm kép x,= x; = — 2 -b-VA xe 2a + Nếu A >0 thì phương trình có 2 nghiệm -b+/A x, =——— 2a Bước 4; Trả lời

Hoạt động này nhằm mục đích tập luyện các hoạt động (T;) và (T„) của tư duy thuật giải cho học sinh

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau

Bài tập: áp dụng quy tắc giải phương trình bậc hai, hãy giải các phương trình sau: a.2x?- 3x + 5 =0 b - 4x?+ 20x -25 =0 3.2 =x? +4x-6=0 Cc 2

Mục đích của bài tập này là yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động (T,) Do đó cần hướng dẫn các em thực hiện đúng theo trình tự các bước đã nêu

trong quy tắc Có thể dùng một phần bảng trình bày quy tắc giải phương trình, phần bảng còn lại trình bày lời giải phù hợp với từng quy tắc Tiến

hành nhất quán như vậy trong một thời gian nhất định sẽ hình thành ở học

sinh quy tắc giải phương trình bậc hai, đồng thời phát triển ở các em năng lực thực hiện thuật giải

Ví dụ 2

Khi đạy luyện tập giải phương trình bạc nhất đối với sinx và cosx ta có

thể đưa ra cho học sinh thêm bài tập sau:

Bài tập 1

Trang 24

Đứng trước bài toán này học sinh phải biết các công thức nhân đôi và công thức hạ bậc, từ đó áp dụng các công thức này để biến đổi Ta có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán này theo các bước sau:

Bước 1 Tính sin2x, cosˆx theo cos2x " 1-cos2x 2 l1+cos2x sin°x=————— „008 2x=—— 2 2 và sinxcosx theo sin2x 1 sinxcosx= 3 sin 2x

Bước 2 Biến đổi đưa phương trình về phương trình bậc nhất đối với sin 2x va cos2x dạng: Àsin2x + Bcos2x = C

Bước 3 Giải phương trình: Asin2x + Bcos2x = C

Bài tập 2 Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số: sinx +2cosx+1

sinx+cosx+2

Với bài toán này, học sinh phải nắm được sơ lược khái niệm giá trị lớn

nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số Biết cách tìm điều kiện để hàm số có nghĩa

và cách tìm điều kiện để phương trình bậc nhất đối với sinx, cosx có nghiệm Ta có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán trên theo các bước sau:

Bước 1 Tìm tập xác định của hàm số

Bước 2 Thực hiện phép quy đồng và biến đối đưa biểu thức về dạng

asinx + beosx = c

Bước 3 Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm: a?+ bˆ > cŸ

Bước 4 Đưa ra bất đẳng thức: rm < y < Xí Từ đó kết luận Maxy, Miny Một điều cân lưu ý là khi phân tích bài toán để học sinh định hướng

phương pháp giải, chúng ta cần cố gắng phân tích làm nổi lên những tri thức

phương pháp tiến hành hoạt động này Sự phân tích trên đây có ý làm nổi bật tri thức phương pháp: quy lạ về quen

Vi du 3

Trang 25

Để hình thành quy tắc giải phương trình: ax + b = 0, giáo viên có thể

yêu cầu học sinh giải bài tập sau: Bai tap 1: a Giải các phương trình sau: 5x-2=0; -2x+3=0; 0x+3=0, 0x-0=0 b Xây dựng và phát biểu quy tắc giải phương trình tổng quát ax + b = 0 với a, b bất kỳ

Hướng dẫn: Lọai bài toán này nhằm mục đích chính là cho học sinh

tập luyện hoạt động (T;) Mục đích này thể hiện ở câu (b), nhưng câu (a) là bước chuẩn bị, là cơ sở để giải câu (b)

Học sinh sẽ không khó khăn lắm khi giải câu (a), nhưng sẽ gặp lúng

túng khi giải câu (b) Khi đó tùy thuộc diễn biến tình hình học sinh mà đặt ra những câu hỏi gợi ý như sau:

+ Về nghiệm của phương trình: ax + b = 0 có thể chia thành mấy trường hợp đó là những trường hợp nào?

(Có 3 trường hợp: có 1 nghiệm duy nhất, vô số nghiệm và vô nghiệm) + Điều kiện nào quyết định đến số nghiệm của phương trình trong từng trường hợp? (C6 nghiệm duy nhất khi a z 0, vô số nghiệm khi a = 0 và b = 0, vô nghiệm khi a = 0, b z 0) + Hãy nêu các bước giải phương trình: ax + b = 0 một cách tỉ mỉ? Bước 1: xac định a, b b Bước 2 Nếu a z 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất x = — a

Nếu a =0, b z0 thì phương trình vô nghiệm,

Nếu a= 0, b= 0 thì phương trình có vô số nghiệm

Trang 26

Trường hợp riêng này cần lựa chọn sao cho học sinh dé mac sai lầm khi khái

quát hóa từ đó Lúc học sinh mắc sai lầm, giáo viên giúp học sinh tự sửa chữa sai lâm là một tình huống sư phạm tốt để lĩnh hội và phát triển tri thức Theo phương án đó thì có thể hình thành quy tắc giải phương trình ax + b = 0 thông qua bài tập sau: Bài tập 2: a Giải các phương trình sau: 4x -3=0; -2x-3=0; 6x+0=0 b Xây dựng và phát biểu quy tắc giải phương trình tổng quát: ax + b = 0 (a, b bat kỳ)

Vi âu 4 (Luyện tập hoạt động T,)

Để luyện khả năng mô tả chính xác quá trình tiến hành một hoạt động, có thể cho học sinh giải những bài tập có dạng: "Biện luận theo m số nghiệm của phương trình: |x”—3x+2|=zw" Ngoài mục đích luyện tập hoạt động (T¿), bài toán còn tập luyện hoạt động trực quan cho học sinh Do đó, học

sinh phải biết dùng ngôn ngữ của mình một cách hợp lý để mô tả quá trình

biện luận số nghiệm của phương trình trên theo m, Quá trình này có thể mô

tả như sau:

Trang 27

Khi đó đồ thị (C) là hợp của (C,) và (Cạ,)

+ Bước 3 Dựa vào đồ thị (C) biện luận số giao điểm của đường thẳng

(đ) với đồ thị (C)

* Nếu m =0 = (d) cắt (C tại 2 điểm phân biệt = phương trình có 2

nghiệm phân biệt

* Nếu 0 <m < 1⁄4 => (d) cất (C) tại 4 điểm = phương trình có 4

nghiệm phân biệt

* Nếu m =1/4 = (d) cất (C) tại 3 điểm = phương trình có 3 nghiệm * Nếu m >1/4 = (d) cất (C) tại 2 điểm = phương trình có 2 nghiệm

Ví đụ 5:

Khi dạy nội dung phương trình — bất phương trình quy vẻ bậc hai, đối với học sinh khá giỏi giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập sau:

Bài tập: Giải các phương trình sau:

a 2x + 3x)- 16x? + 3x +2=0; b x*-2x7+x?-2x +1 =0;

o.x'+x?- 4x7+x4+1=0

Đứng trước bài tập này, học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi vì học sinh mới chỉ gặp phương trình bậc 4 trùng phương Giáo viên có thể hướng

dẫn học sinh giải bài tập bằng các câu hỏi định hướng sau đối với phương trình (a)

+ Xét xem x = 0 có là nghiệm của phương trình không?

+ Hãy chia cả hai vế của phương trình cho x? # 0 Nêu đặc điểm của

Trang 28

+ Để giải phương trình ta làm thế nào?

SE c2 Tàn 1 2,1 2

Ta mong đợi học sinh trả lời Đặt (=x+.<# tort -2

Cuối cùng giáo viên cho học sinh tiếp tục giải phương trình và các

phương trình cồn lại khi học sinh giải xong giáo viên có thế nêu câu hỏi

nhằm giúp học sinh giải bài toán tổng quát như sau:

+ Hãy nêu đạc điểm các hệ số trong mỗi phương trình?

Ta mong hoc sinh trả lời: phương trình (a) các hệ số đối xứng qua hệ số (-16), phương trình (b) các hệ số đối xứng qua hệ số (1), phương trình (c) các hệ số đối xứng qua hệ số (- 4)

+ Từ đặc điểm đó hãy nêu phương trình dạng tổng quát?

'Ta mong đợi học sinh trả lời:

Phương trình dạng tổng quát: ax°+ bx+ cx?+ bx + a = 0, với a # 0 + Từ cách giải các phương trình (a), (b), (c) hãy nêu thuật giải giải

phương trình trên?

Ta mong doi hoc sinh tra Idi:

Bước 1: Nhận xét x = 0 không phải là nghiệm

Bước 2: Chia cả hai vế của phương trình cho xŸ # 0 và biến đổi phương trình về dạng ax? vovver ee Sa0edx + )rafzet) eno x x x x 1 1 Bước 3: Đặt f =x+—=>x”+-; i x x =f? =2 Bước 4: Giai phuong trinh: at? + bí - 2a + c = 0, được nghiệm tạ 1 Bước 5: Giải phương trình: * + XÃ t Bước 6: Trả lời

Trang 29

Bài tập 2 Giải các phương trình sau:

a x'+ 3x)- 6x?- 3x+ 1=0; b 2xt+ xÍ+ L1x?-x+2=0 Bài tập 3 Hãy nêu bài toán tổng quát và thuật giải bài toán đó Vi du 6 (Tap luyén hoat dong T;)

Giải phương trình: sin2x + 2tanx = 3

Hướng dẫn: Bài toán này yêu cầu học sinh tập luyện hoạt động (T;) Trước khi các em giải, cần hướng dẫn cho các em thấy trước cách giải chưa hợp lý, đó là: rs Điêu kiện: x# 2T kn sinx =3 phương trình © sin2x +2 €C0SX © sin 2xcosx+2sinx =3cosx L, ° 5 (sin3 + sin.x)+ 2sin x -3cosx=0 © sin3x + 5sinx6cosx =0

đâ3sinx 4sin x + 5sin x 6cosx =0 đâ2sinè x 4sinx— 3cosx = 0

© sinx(2sin? x- 1)- 3sin x - cosx) =0 © sinx.cos2x + 3(sin x — cos x) =0

© (sinx— cosx)sin? x+sin xcosx— 3)= 0 -© (sin x—cosxXsin 2x —cos2x— 5)= 0

Sỉnx —eosx = 0 Sin2x—cos2x + 5 =0

e sinx — cosx =0 > Asin s-4) = 0.09 2 Zeke

© sin2x —cos2x + 5=0 = Phương trình vô nghiệm a

Đối chiếu với điều kiện, nghiệm của phương trình là: x = 4 +kz Cần phải m phương pháp khác hợp lý hơn, với số lượng phép biến đổi

Trang 30

Phương trình ©> 2(tanx — 1) — ( I — sin2x) =0

&> 2( sinx — cosx) — cox(sinx — cosx}) = 0 © Ginx — cosx)(sinxcosx — cos”x -2 ) = Ú

© Ginx — cosx)(sin2x — cos2x — 5) = 0 sinx—cosx =0

ee s =0

Nếu học sinh gặp khó khăn thì giáo viên có thể gợi ý giúp học sinh thực hiện phép biến đổi thông qua một số câu hỏi định hướng như:

? Các hệ số của phương trình có đặc điểm gì? (1 + 2 = 3)

? Thử tách 3 thành 2 và 1 rồi chuyển vế và ghép tương ứng với 2tanx va sin2x ? (2tanx - 2 + sin2x - 1=0)

# Biểu thức (1 - sin2x) có thể viết dưới đạng bình phương được không? (1- sin2x = sin’x + cos’x — 2sinxcosx = (sinx- cosx)’)

Những hoạt động trên đây có tác dụng gợi động cơ và hình thành trí thức phương pháp cho hoạt động (T;) trong trường hợp này

Sáu ví dụ trên đã minh họa cho việc tập luyện 5 hoạt động của tư duy

thuật giải Trong thực tế, việc tập luyện các hoạt động này sẽ không được tách ra một cách rành mạch, khi tập luyện hoạt động này có sự tham gia của các hoạt động khác Nói tới tập luyện hoạt động tư duy thuật giải nào đó trong khi giải một bài toán là để nhấn mạnh đến hoạt động đó mà thôi

1.4, Vấn để phát triển tư duy thuật giải trong dạy học Toán

1.4.1 Vai trò của việc phát triển tư duy thuột giải trong dạy học

Toán ở trường phổ thông

Sau khi nghiên cứu khái niệm tư duy thuật giải và một số ví dụ về phát

Trang 31

động khác của toán học Điều này cũng đã được tác giả Vương Dương Minh nói đến trong luận án của mình

* Tiến hành các hoạt động tư duy thuật giải là một phương tiện, một điều kiện để chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng

“Thật vậy, để nắm vững khái niệm toán học, học sinh phải tiến hành các

hoạt động nhận dạng và thể hiện một khái niệm Trong nhiều trường hợp, những hoạt động này diễn ra đưới dạng những hoạt động tư duy thuật giải

Nói đến kỹ năng là phải nói đến hoạt động, kỹ năng được hình thành và phát triển nhờ các hoạt động tư duy thuật giải

* Các hoạt động tư duy thuật giải đòi hỏi và thúc đẩy các hoạt động trí tuệ - Các thao tác tư duy như phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát

hóa, trừu tượng hóa và cụ thể hóa được phát triển khi tiến hành các hoạt động

tư duy thuật giải

- Các phẩm chất trí tuệ như tính linh hoạt, tính độc lập cũng được phát triển trong các hoạt động tư duy thuật giải

- Khả năng tư duy logic và sử dụng ngôn ngữ chính xác cũng được rèn luyện qua các hoạt động tư duy thuật giải

* Phát triển tư duy thuật giải góp phần giáo dục những đức tính tốt đẹp

của người lao động mới và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng

Thật vậy:

~ Hoạt động (T,) cho khả năng hình thành, củng cố những đức tính tốt

như tính kỷ luật, ngăn nắp, cẩn thận, thói quen tự kiểm tra

- Hoạt động (T,) rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác Nó cũng có thé cho ta những mình hoạ về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình

thức Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức Nội dung quyết định

hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung

- Hoạt động (T;) góp phần hình thành ý thức tìm phương án tối ưu khi giải quyết công việc

- Các hoạt động (T,- T;) dẫn tới việc hiểu đúng bản chất của quá trình tự động hóa và vai trò quyết định của con người trong quá trình đó

- Một thuật giải có cấu trúc đẹp, trình bày sáng sủa, chính xác có thể

Trang 32

* Phát triển tư duy thuật giải gắn liền với phát triển tư duy sáng tạo

Trong số những mục đích của giáo dục thì việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, cho học sinh là những mục đích rất quan trọng Tuy nhiên, các năng lực trên chỉ được phát triển nếu liên hệ với một thuật giải, một quy trình nào đó quen thuộc Tính sáng tạo "nằm

ngay trong" tính thuật giải Nếu hiểu thuật giải là thực hiện tổ hợp các thao

tác (T, - T,) theo một trình tự logic xác định để đi đến kết quả (T,) thì tính

sáng tạo thể hiện ở những bước chuyển tiếp (T, - T;,,) va ở việc từ algorit tổng

quát để lựa chọn một algorit cụ thể Đây là mối liên hệ biện chứng thể hiện quy luật tính thống nhất trong các mặt đối lập trong tiến trình đi đến kết quả

tối ưn

1.4.2 Những tư tưởng chủ dạo để phái triển tư duy thuật giải trong

day học Toán

Phương hướng chung để phát triển tư duy thuật giải là tổ chức, điều

khiển học sinh tập luyện các hoạt động tư duy thuật giải Muốn vậy, trước hết giáo viên cần phải thiết kế và xây dựng các bài dạy theo một quy trình có

tính chất thuật giải đối với các tình huống điển hình trong dạy học toán Nghĩa là phải xây dựng một hệ thống quy định nghiêm ngặt được thể hiện

theo một quá trình chặt chế và dẫn tới cách giải quyết đúng đắn

“Trong luận án của mình, tác giả Vương Dương Minh đã đưa ra hệ thống các tư tưởng chủ đạo về phát triển tư duy thuật giải trong mơn tốn như sau:

* Rèn luyện cho học sinh các hoạt động tư duy thuật giải trong khi và

nhằm vào thực hiện những yêu cầu toán học

* Gợi động cơ và hướng đích cho các hoạt động tư duy thuật giải bao gồm:

- Gợi động cơ và hướng đích mở đầu các hoạt động tư duy thuật giải

- Gợi động cơ và hướng đích trong khi tiến hành các hoạt động tư duy

thuật giải

- Gợi động cơ kết thúc hoạt động tư duy thuật giải

* Truyền thụ cho học sinh những trị thức phương pháp về tư duy thuật giải trong khi tổ chức, điều khiển tập luyện các hoạt động tư duy thuật giải

Trang 33

Những tư tưởng chủ đạo trên đã quán triệt những yêu cầu đầu tiên của

việc khai thác hoạt động trong nội dung dạy học toán Thật vậy, các hoạt động tư duy thuật giải nhằm vào thực hiện những yêu cầu toán học có nghĩa là các hoạt động này phải tương thích với nội đung đó Các hoạt động tư duy thuật giải xuất hiện trước hết như phương tiện chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng Sau đó, do có vai trồ quan trọng trong học tập và đời sống đã trở thành mục đích dạy học Vì vậy, các hoạt động tư duy thuật giải mang hai chức năng Chức năng phương tiện và chức năng mục đích Tiến hành các

hoạt động tư duy thuật giải trong khi và nhằm vào thực hiện các yêu cầu toán

học chính là nhằm phối hợp hai chức năng này

Những tư tưởng chú đạo này còn mang ý nghĩa nền tảng cho việc phát triển tư duy thuật giải trong mơn tốn Trong dạy học tốn, khơng có những

hoạt động tư duy thuật giải chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phát triển tư

duy thuật giải mà chỉ có những hoạt động tư duy thuật giải được tíên hành

trong khi tiến hành các hoạt động toán học Đồng thời các hoạt động tư duy thuật giải phải nhằm vào các yêu cầu toán học Hiệu quả tập luyện các hoạt động tư duy thuật giải thể hiện bằng hiệu quả thực hiện những yêu cầu toán học

“Trên tình thần các tư tưởng chủ đạo đó, luận văn sẽ đưa ra một số định hướng nhằm góp phần phát triển tư duy thuật giải của học sinh trong quá trình dạy học một số nội dung phương trình trong chương trình tốn phố thơng

1.5 Kết luận chương 1

Luận văn đã nêu được quan điểm chủ đạo để phát triển tư duy thuật giải cho học sinh đó là quan điểm hoạt động

Luận văn đã đưa ra được khái niệm thuật toán và các đặc trưng của

thuật toán Dựa trên khái niệm thuật toán và quan điểm dạy học theo lý thuyết hoạt động, luận văn đã đưa ra khái niệm tư duy thuật giải

Luận văn cũng đưa ra được một số ví dụ đạy học phát triển tư duy

Trang 34

Chương 2

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TƯ DUY THUẬT GIẢI CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC

MỘT SỐ NỘI DUNG PHƯƠNG TRÌNH

2.1 Một số nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật

giải cho học sinh

Để dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải đảm bảo chất lượng

và đạt hiệu quả cần phải dựa trên một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc l Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải

đáp ứng được mục đích của việc dạy, học toán ở nhà trường phổ thông Mục đích của việc dạy học toán trong nhà trường phổ thông là: giúp

học sinh lĩnh hội và phát triển một hệ thống kiến thức, kỹ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống, cho học tập; Hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy (tư duy logic, tư duy thuật giải, tư duy trừu tượng ) cần thiết của một

con người có học vấn trong xã hội hiện đại; Góp phần quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học toán học, hiểu được nguồn gốc thực tiến của toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hóa văn minh nhân loại cũng như những tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Để đạt được những mục đích to lớn đó, những năm gần đay, ngành giáo dục đào tạo liên tục đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp day hoc Do dé, day học theo hướng phát triển tư duy thuật giải là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được mong muốn đó

Nguyên tắc 2, Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tổ chức cho

Trang 35

quyết vấn đẻ, dạy học dựa vào lý thuyết tình huống, dạy học theo thuyết kiến tạo, đạy học chương trình hóa, đạy học với công cụ máy tính điện tử, dạy học theo lý thuyết hoạt động

Vì vậy, dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải dựa trên

định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Nguyên tắc 3 Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa và phát triển tối ưu chương trình sách giáo khoa hiện hành

Chương trình và sách giáo khoa mơn tốn được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm (tiên tiến ở trong và ngoài nước theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phương điện toán học cũng như về phương diện sư

phạm, đã thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và được điều chỉnh nội dung cũng như chương trình nhiều lần sao cho phù hợp

với thực tiễn giáo dục ở nước ta mà gần dây là sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 và sách giáo khoa phân ban năm 2006

Dạy học theo hướng phát triển tư đuy thuật giải của học sinh phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa và phát triển một cách tối ru chương trình sách giáo

khoa hiện hành Cụ thể là:

+ Khai thác triệt để sách giáo khoa để tìm những phần có thể thông qua đó bồi dưỡng các hoạt động tư duy thuật giải (T\ - T;)

+ Khai thác các dạng toán trong sách giáo khoa để xây dựng các thuật

giải cho các dạng toán tổng quát

Nguyên tác 4 Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải

góp phần đắc lực hình thành nhân cách con người ở thời đại mới

Trang 36

kiến tạo những trì thức và rèn luyện kỹ năng toán học, dạy học theo hướng

phát triển tư đuy thuật giải còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí

tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá và những

phẩm chất của người lao động mới.như: tính cẩn thận, chính xác, tính kỷ luật,

tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mỹ cho học sinh

Nguyên tắc 5, Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải

phát huy tính tính cực nhận thức của học sinh phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh, môi trường giáo dục và thực tiễn học sinh

Quá trình dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi quá trình dạy học bảo

đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức với yêu cầu phát triển có thể được thực

hiện dựa trên lý thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vưgôtxki

Tính vừa sức để học sinh có thể chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện

được kỹ năng, kỹ xảo nhưng mặt khác lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu

cầu để thúc đẩy sự phát triển của học sinh Hơn nữa, trong quá trình dạy học, những yêu cầu phải hướng vào vùng phát triển gần nhất, tức là phải phù hợp

với trình độ mà học sinh đã đạt tới ở thời điểm đó, không thoát ly cách xa trình độ này, nhưng họ vẫn còn phải tích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đặt ra

Nguyên tắc 6 Dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải phải kết hợp chặt chẽ rèn luyện cho học sinh tính tổ chức, tính trật tự với tính linh hoạt và sáng tạo

Để đào tạo những con người có đầy đủ các phẩm chất của người lao động mới đồi hỏi trong quá trình dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải bên cạnh việc cho học sinh tập luyện tốt các hoạt động tư duy thuật giải cần làm cho học sinh biết cách tìm tòi, sáng tạo thông qua việc khai thác ứng dụng của một số nội dung kiến thức hay những bài tập đòi hôi tính lĩnh hoạt, tính tích cực trong tư duy của học sinh

2.2 Một số định hướng sư phạm góp phần phát triển tư duy thuật giải cho học sinh thông qua dạy học nội dung phương trình

Trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển tư

Trang 37

tôi để ra một số định hướng sư phạm nhằm góp phần phát triển tư duy thuật

giải cho học sinh như sau

2.2.1 Xây dựng quy trình dạy học phương trùnh theo hướng phát

triển tư duy thuật giải

Theo quan điểm hoạt động trong dạy học đã được trình bày ở chương 1, việc phát triển tư duy thuật giải chính là việc rèn luyện cho học sinh thực hiện tốt các hoạt động tư duy thuật giải Để làm được việc đó, trước hết việc dạy của giáo viện phải có tính chất thuật giải và được tiến hành theo hướng phát triển tư duy thuật giải

Quy trình dạy học là một algorit dạy học rất đặc biệt: chủ thể phải thực hiện nghiêm ngặt từng thao tác và sau một số hữu hạn bước sẽ đạt được kết quả mong muốn Song không thể xem quy trình dạy học là một cấu trúc cứng nhắc, nghiêm ngặt như một thuật toán mà phải tính đến cả thái độ, tình cảm, nhân cách của học sinh, cả những khó khăn, chướng ngại trong quá trình đạy học, mang tính nghệ thuật và sáng tạo rất cao trong quá tình truyền thụ tri thức Sau đây chúng tôi xây dựng hai quy trình dạy học nội dung phương trình, bất phương trình theo hướng phát triển tư duy thuật giải của học sinh trong hai giai đoạn: chiếm lĩnh tri thức phương trình và rèn luyện kỹ năng

giải phương trình

2.2.1.1 Quy trình dạy học chiếm lĩnh trí thức phương trình Quy trình gồm 5 bước như sau

Bước 1 Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức tri thức phương trình Trong

bước này giáo viên có thể tiến hành bằng 2 cách: Nêu vấn đề hoặc cho học

sinh làm một số ví dụ và phản ví dụ để từ đó phát hiện ra vấn đề

Bước 2 Tổ chức hướng dẫn học sinh hành động tác động vào đối tượng

nhằm phát hiện ra dấu hiệu bản chất, cấu trúc lôgic của kiến thức mới Trong

Trang 38

cầu học sinh quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa tìm ra đấu hiệu bản chất của vấn đẻ, Từ đó khái quát hóa thành khái niệm, định lý, công thức

Bước 3 Gợi động cơ để học sinh phát biểu lại khái niệm, định lý, công thức nêu ở bước 2 dưới dạng một thuật giải Trong bước này, giáo viên phải nêu các câu hỏi thích hợp làm nổi bật các thao tác có trong khái niệm, định lý, công thức

Bước 4 Tổ chức hướng dẫn học sinh nhận dạng và thể hiện thuật giải vừa nêu vào các tình huống cụ thể Trong bước này, giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập đồi hỏi phát triển các thao tác tư duy thuật giải (T), Tạ,

Ts, Ty)

Bước 5 Tập luyện các hoạt động tư duy thuật giải thông qua các bài tốn khơng theo thuật giải đã biết Trong bước này, giáo viên có thể đưa ra một số bài toán giải được bằng 2 cách: theo thuật giải và không theo thuật giải nhưng không theo thuật giải thì lời giải gọn hơn Việc làm này có tác

dụng rèn luyện phát hiện thuật giải tối ưu (thứ 5)

Từ quy trình dạy học nêu trên, chúng tôi xây dựng 5 biện pháp sư

phạm thích hợp sau đây để vận dụng vào quy trình đó theo hướng phát triển tư duy thuật giải của học sinh

Biện pháp sư phạm 1

Xây dựng và tận dụng các phương tiện trực quan thích hợp trong quá trình dạy học chiếm lĩnh tri thức phương trình Phái hiện các hoạt động tư duy thuật giải tương thích với nội dung và mục đích dạy học

Biện pháp sư phạm 2

Xây dựng, sắp xếp, bổ sung và khai thác các ví du, phan ví dụ theo

hướng thuật toán hóa trong quá trình đạy học chiếm lĩnh tri thức phương trình Biện pháp sư phạm 3

Trang 39

Biện pháp sư phạm 4

Xây dựng, sắp xếp và sử dụng một cách thích hợp các bài tập ở mức độ đơn giản để học sinh vận dụng thành thạo các thao tác có trong thuật giải Xác định các trì thức phương pháp và cách truyền thụ chúng khi tập luyện các hoạt động tư duy thuật giải

Biện pháp sư phạm 5

Xây dựng và sử dụng các bài tập có nhiều cách giải, các bài tập và tận

dụng khai thác các tình huống dễ mắc sai lầm để học sinh tự kiểm tra, tự phát hiện, khắc phục các khó khăn, chướng ngại, sửa chữa các sai lầm thường gặp

và đưa ra các thuật giải tối ưu

Chú ý: để thực hiện quy trình đạy học theo hướng phát triển tư duy

thuật giait đã nêu trong quá trình đạy học chiếm lĩnh tri thức phương trình có thể sử dụng 5 biện pháp sư phạm trên với những lưu ý sau:

a Lựa chọn biện pháp sư phạm thích hợp, phù hợp với tri thức phương trình cần truyền thụ khi thực hiện quy trình dạy học chiếm lĩnh trị thức phương trình

b Sử dụng linh hoạt hệ thống các biện pháp sư phạm thích hợp khi

thực hiện quy trình dạy học chiếm lĩnh tri thức

c, Kết hợp nhuần nhuyễn theo thứ tự từ thấp lên cao các biện pháp sư

phạm thích hợp để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức lượng giác dưới sự tổ chức

hướng dẫn của giáo viên, qua đó khuyến khích các hoạt động tư duy thuật

giải phát triển

Ví dụ 1 Dạy bài “Phương trình lượng giác cơ bản” (tiết 1)

L Mục tiêu bài học

1 Kiến thức: Học sinh biết được phương trình lượng giác cơ bản: sinx

=m, cosx = m, tanx = m, cotx = m va cach giai

2 Kỹ năng: Giải thành thạo phương trình lượng giác cơ bản

1I Tổ chức giờ đạy

Sau khi nêu một số phương trình lượng giác cơ bản Để gợi nhu cầu

Trang 40

? Hãy nêu các bước để xác định giá trị lượng giác của các cung (góc) lượng giác có số đo œ?

Chẳng hạn đối với sinœ, học sinh trả lời như sau:

Bước 1 Biểu diễn cung (góc) có số đo œ lên đường tròn lượng giác

Giả sử điểm ngọn của cung là M

Bước 2 Hạ MK vuông góc với trục sin

Bước 3 Tính độ dài đoạn OK

Ngày đăng: 30/08/2016, 07:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w