1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lop 5

35 241 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

VÀI KINH NGHIỆM Giúp học sinh lớp 5 viết được những bài văn hay I / Đặt vấn đề : Trong trường phổ thông hiện nay môn Tập Làm Văn có một vai trò hết sức quan trọng . Đây là một môn học có tính chất tổng hợp yòan diện , kiến thức liên quan đến nhiều môn học , nhiều nghành khoa học . Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bấc tiểu học : Tập đọc , kể chuyện , chính tả , tập viết , luyện từ và câu , vấn đề trọng tâm ở môn Tập làm văn là trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh (Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ) . Một lời nói , một câu văn khi chuyển đến người đọc hay người nghe đều chứa đựng các nội dung , ý nghóa thông tin cần thiết , muốn giao tiếp có hiệu quả người nghe , người đọc phải hiểu đúng nội dung , ý nghóa thông tin của các ngôn bản nghe và đọc . Ở bậc tiểu học , các phân môn tập đọc , kể chuyện , lúc nghe thầy , cô giảng học sinh rèn luyện ngôn bản thông qua hiểu và đọc nội dung . Từ đó học sing phải biết diễn đạt chính xác , đầy đủ những ý cần nói , viết ra . Cũng như nhà văn Vũ Tú Nam từng nói : “ Người viết phải là cây ăng ten nhạy cảm theo đònh hướng yêu cái đẹp , trọng sự thực và quý điều thiện thì mới có hiệu quả , bắt được những làn sóng tốt lành” . Tập làm văn có quan hệ chặt chẽ với tập đọc , kể chuyện , . . . đó là quan hệ giữa kó năng sử dụng Tiếng Việt , Tập làm văn rèn luyện kó năng sản sinh ngôn bản nói và văn bản viết , nếu không học tốt Tập làm văn , khả năng nói và viết bò hạn chế . Tập làm văn thừa hưởng , tận dụng vốn từ vựng , nghệ thuật dùng từ , đặt câu , thu nhận từ các môn tập đọc , kể chuyện . . . Tập làm văn còn sử dụng các kiến thức sơ giản của từ đơn , từ ghép , từ láy , từ tượng thanh , từ tượng hình , nghóa của từ , về câu đơn , câu ghép các thành phần của câu . Tập làm văn sử dụng kết quả học tập của môn luyện từ và câu . Tập làm văn là nơi học sinh luyện tập có kó năng và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn , có quan hệ chặt chẽ với các phân môn , là nơi tiếp nhận và là nơi luyện tập các kiến thức của các phân môn trên . Tập làm văn là một sản phẩm tổng hợp , là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng Việt , Tập làm văn còn giúp học sinh hình thành nhân cách , có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài với học sinh trong cả cuộc sống thực tiễn sau này , mỗi khi các em chuẩn bò (nói và viết ) bất cứ vấn đề gì theo đòi hỏi cuộc sống của các công dân tương lai . Tóm lại :Tập làm văn có ý nghóa hết sức to lớn , đó là nó thể hiện kết quả các môn kia và mở đầu cho đònh hướng và kiến thức kó năng mới . Thế nhưng ! Để giúp học sinh tiểu học (Nhất là lớp 5 ) có sự yêu thích văn và có những bài văn hay có kết qua cao không phải là điều dễ ? làm thế nào để các em yêu thích môn học này ? đó là những trăn trở của nhiều giáo viên tiểu học hiện nay . Viết bài văn hay là bài văn thế nào ? Đó là những bài văn “ đúng” , đúng yêu cầu , đúng thể loại , chân thật có cảm xúc , có khám phá hồn nhiên về thiên nhiên , về đời sống ,gia đình , tình cảm . . . Muốn viết hay phải có vốn từ phong phú , chắc chắn ,câu gãy gọn , sáng sủa , sắc sảo , chính xác , rõ ràng , mạch lạc và có sức truyền cảm . Qua thực tế tôi khảo sát chất lượng đầu năm môn tập làm văn của lớp tôi như sau : Điểm 9 - 10 7 - 8 5 - 6 3 - 4 1 - 2 Xếp loại Giỏi khá Trung bình yếu Kém Tổng số 0 3 15 7 0 Tỉ lệ 12% 60 % 28 % Qua thực tế trên khiến tôi luôn trăn trở và lo ngại . II / Thực trạng 1.Thực trạng : Với vai trò ý nghóa và mục đích trên trong thời gian qua tôi đã có nhiều suy nghó , làm thế nào để giúp học sinh viết được những bài văn hay ? Mặc dù ở trường tiểu học hiện nay đã có một quy trình dạy Tập làm văn khá rõ ràng theo trình tự (Kèm những bài văn mẫu ) , nhưng Tập làm văn là phân môn khó dạy đối với nhiều giáo viên tiểu học hiện nay , cái khó đó là : *Về chương trình : Tuy đã được giảm một số đề chưa phù hợp , nhưng trong chương trình vẫn còn đề tương đối khó đối với học sinh lớp 5 . Ví dụ : Đề bài “ Tả cảnh đẹp ở đòa phương” Hay đề “ Tả cảnh sông nước” Học sinh chưa hề đi thăm cảnh đẹp thì làm sao tả được cảnh đẹp đó hoặc các em chưa hề thấy sông , suối thì thì làm sao mà tả cảnh sông nước , từ đó các em bòa ra chuyện một cách máy móc , sáo rỗng . Khi dạy văn miêu tả giáo viên thường yêu cầu học sinh chuẩn bò bài ở nhà bằng cách tự qua sát đối tượng cần miêu tả dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa hoắc tự qua sát đối tượng trên lớp , giáo viên không biết được là học sinh có hay không có đối tượng đó ở nhà để quan sát , nếu có thì các em có chòu quan sát không ? Vì vậy kết quả các em quan sát thường chưa kó , chưa tỉ mỉ hoặc chưa hề qua sát mà chỉ tưởng tượng , nói phỏng chừng , chưa chính xác . *Đối với học sinh : Cái khó là khi học kể chuyện hay tập đọc học sinh có thể nói hay kể dựa trên một văn bản và sự sáng tạo chỉ ở một mức dộ nào đó thì khi học làm văn các em phải học làm một việc thực sự sáng tạo là tự mình tạo ra văn bản . Các em chưa thực sự hồ hởi thích thú vì vốn sống các em còn quá ít , chưa rõ nét , chưa đầy đủ và toàn diện . Tuy một số có khả năng diễn đạt trôi chảy nhưng cung không phải là “ Nói thế nào , viết thế ấy” ? . Khi viết văn các em chưa biết viết nháp khi làm bài có được các câu văn gãy gọn , trong sáng , phản ánh chân thật và giàu cảm xúc . Trong tiết lập dàn ý có những em có ý kiến thú vò vì trẻ vốn thông minh và một số em thích đề văn nhưng khả năng quan sát còn hạn chế , không đầy đủ , toàn diện , thậm chí thiếu chính xác do học sinh không chòu nói , không tìm được ý mới nên nhiều giáo viên phàn nàn “ Tả cô giáo thì cô nào cũng có nụ cười giống nhau , hàm răng như hàng bắp” và không biết có nên cho dàn bài chi tiết nữa hay không ? vì học sinh luôn xem những gì cô nói , cô viết là mẫu mực để bắt chùc , vì có em lười suy nghó , lười sáng tạo , vì đề bài chưa kích thích các em tâm sự , bốc bạch thể hiện , nên các em đã chọn cách viết rập khuôn theo mẫu để trả bài lấy điểm cho xong . *Dối với giáo viên : Tài liệu tham khảo để dạy Tập làm văn còn ít , sách giáo viên hướng dẫn còn sơ sài nên bản thân tôi thấy còn khó khăn , vướng mắc trong việc giảng dạy Tập làm văn . Nhất là trình độ một lớp không đồng đều , học sinh ngại nói , lười suy nghó , chỉ trông chờ ở cô một dàn ý chi tiết để sao chép máy móc . Bản thân tôi thấy một giờ làm văn có 40 phút thì chưa thể khơi gợi và làm giàu vốn sống của các em làm cho các em thích nói , thích bộc lộ để biết ứng xử , nhận xét chính xác được . Điều kiện phục vụ dạy văn còn hạn chế , thiếu đồ dùng dạy học . *Dối với xã hội : Đa số phụ huynh có thiên hướng coi trọng các môn khoa học tự nhiên mà coi thường các môn xã hội , dẫn đến học sinh có tư tưởng chán học tập làm văn vì vậy phân môn tập làm văn đã khó lại càng dạy khó hơn . 2. Giải pháp : Từ những thực trạng trên , đối với bản thân tôi luôn suy nghó làm thế nào để học sinh viết được những bài văn hay ? có kết quả cao ? bài văn hay là bài văn có “hồn” có “chất” tránh bệnh công thức , sáo rỗng , giả tạo .Kết quả cuối cùng của dạy tập làm văn là hiệu quả của những bài văn viết . Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung , nghệ thuật và giàu cảm xúc . Vậy trong giờ tập làm văn giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu , xác đònh thầy giáo là người đóng vai trò quan trọng , tổ chức hướng dẫn các em giúp các em rèn luyện kó năng , huy động vốn kiến thức nhiều mặt “ Ngôn ngữ đời sống , văn học” , nhằm giải quyết yêu cầu từng đề ra , ở lớp 5 , để viết bài tập làm văn , học sinh thường trải qua khâu cơ bản đó là : Xây dượng dàn ý , lập dàn ý chi tiết , trao đổi ý , lời qua tiết lập dàn ý , làm bài viết rồi học sinh rút kinh nghiệm qua giờ trả bài . Trong các tiết học này giáo viên và học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu trên , và bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp đó là : a / Giáo viên luôn giúp học sinh phải chủ động tích cực hoạt động trong quá trình dạy tập làm văn Học sinh là trung tâm của quá trình học tập , là tư tưởng cơ bản của giáo dục hiện đại , trong vòêc dạy tập làm văn cũng vậy , học sinh thực sự làm chủ trong quá trình hình thành kó năng , thầy đóng vai trò tổ chức , dẫn dắc . Vì vậy để tạo hứng thú cho học sinh giáo viên luôn có giọng nói truyền cảm , hệ thống câu hỏi rõ ràng m hấp dẫn , cung cấp cho học sinh ,ột số vốn từ , một số bài văn hay để các em tham khảo . Khi dạy cử chỉ , điệu bộ , ánh mắt phải theo từng ý , từng lời , cô có lời giảng hay sẽ tạo cho học sinh thu hút và hưng phấn trong giờ học .Luôn tôn trọng sự suy nghó và sáng tạo của học sinh . b/ Giáo viên coi trọng yêu cầu thực hành suốt quá trình dạy văn : Giảm sự giảng giải lí thuyết , tăng thời gian thực hành .Hướng dẫn học sinh quan sát chính xác đối tượng là tìm được chi tiết tiêu biểu để không lẫn lộn nó với đối tượng khác . Ví dụ :Một em bé ở tuổi tập nói , tập đi thì phải quan sát như thế nào không để nhầm lẫm với một em bé ở tuổi khác . ( vì những chi tiết lúc em bé cười để lộ hai hàm răng sún “ khi em bé chỉ mới có hàm răng sữa” và “ bé sà vào lòng mẹ khi bé chập chững từng bước tập đi” ) . Quan sát đầy đủ , toàn diện , nắm được cái “hồn” đó là cái dáng vẻ của người và vật . Ví dụ : Tả cây phượng thì học sinh phải được cùng cô đứng bên cây phượng , sờ tay vào lớp vỏ để có cảm giác về độ xù của cây , vòng tay ôm thân cây , ngửa đầu ước lượng chiều cao , ngắm rễ , cành , từng chiếc lá . . . Nhờ sử dụng các giác quan sát , nhờ gợi nhớ , liên tưởng . Học sinh sẽ có nhiều chi tiết , nhiều ý , nhiều điều nói về cây phượng . c / Giáo viên giúp các em viết văn có cảm xúc chân thật , viết văn có nghệ thuật : Ở tiểu học học sinh chủ yếu học các bài thuộc ngôn ngữ nghệ thuật ( Kiểu bài miêu tả , tường thuật , kể chuyện ) loại văn này đòi hỏi người viết giàu cảm xúc . Muốn vậy giáo viên luôn nuôi dưỡng các em tâm hồn trong sáng cái nhìn hồn nhiên , hướng đến cái thiện , uốn nắn học sinh tránh thái độ giả tạo . Luyện cho học sinh biết viết mở bài , thân bài , kết bài và sử dung các biện pháp tu từ như : so sánh , nhân hoá . . . Luyện cho học sinh thể hiện cảm xúc của mình trong từng câu , từng đoạn , tình cảm có thể yêu , có thể ghét , chỉ có những tình cảm trong sáng , đẹp đẽ , hồn nhiên mới tạo ra đoạn văn , bài văn đáng yêu . Tình cảm này từ đâu ? đó là từ động cơ các em biết yêu quý tha thiết bố mẹ , anh chò em , con đường đi học , con gà trong sân , con lợn trong chuồng , tôn trọng từng quyển sách , cái bút , đồ vật gần gũi hàng ngày , có tinh thần giúp đỡ những người khó khăn , các bạn tàn tật , chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên những mạch ngầm làm cho bài văn các em sống động , lôi cuốn , hấp dẫn người đọc . Giáo viên luôn tôn trọng học sinh , học sinh có thể nói tuỳ theo cách nghó , cách cảm của mình ( không có nghóa là dễ dãi đối với cái sai của học sinh ). Ví dụ : ‘Tả con đường trơn , nhiều ổ gà , người đi thường than thở , xe chạy bắn nước lên người đi đường , em chẳng thích con đường này tí nào . . .” Giáo viên cần chỉ cho các em biểu hiện thái độ đó tế nhò , kín đoá phù hợp về diễn đạt , chỉ ra thiếu sót hướng các em tự sửa chữa . d / Về đánh giá bài văn của học sinh : Giáo viên không xem suy nghó , cảm thụ của mình là khuôn mẫu chuẩn mực để áp đặt vào việc đánh giá học sinh , luôn nhận xét bằng những lời lạc quan “em giỏi lắm” hay “ một ý kiến thú vò” , “cô hài lòng về em” , tránh những lời chê bai nặng nề “ bài quá tồi” hoặc “ xấu hổ vì em” . . . Khi chấm bài nên nhận xét từng câu , từng phần để học sinh hiểu rõ cái sai , từ đó làm được tốt hơn , tránh biết tiết lập dàn ý thành tiết “vạch lá tìm sâu” mà chưa động viên được các em . Bằng cách này nhiều em kém năng lực đã nảy sinh vào niềm tin , vào khả năng của bản thân để cố gắng hơn . Những nhận xét phũ phàng , thiếu tế nhò sẽ làm trẻ bò xấu hổ , mặc cảm tới mức chán hcọ văn , muốn bỏ học , . . e / Đối với giáo viên : - Soạn bài kó , hệ thống câu hỏi dễ hiểu , gợi mở học sinh bằng giọng truyền cảm . - Tổ chức phương pháp sinh động . - Chấm bài kó , đánh giá bài công bằng . Quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh . -Tìm tòi tham khảo thêm nhiều sách , đồng nghiệp để tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình . g / Đối với học sinh : - Phải đọc kó đề bài –xác đònh đề , lập dàn ý chi tiết . - Nháp trước bài ở nhà , quan sát kó đối tượng ở đề bài . - Phải học kó tất cả các môn trong Tiếng Việt , tập đọc , luyện từ và câu , kể chuyện để sử dụng kiến thức vào bài văn . - Tuyệt đối không được sử dụng văn mẫu , có thể tham khảo ý kiến của bố mẹ , bạn bè . - Nên tìm đọc thêm sách báo , truyện để phục vụ tốt cho môn tập làm văn . III / Một số giải pháp đề nghò 1/ Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài văn ( qua tiết lập dàn ý ) Xây dựng nội dung bài văn là bước khởi đầu giúp học sinh làm được bài văn tốt . Nếu nội dung đầy đủ , phong phú thì bài văn sẽ hay và sinh động , làm văn cũng giống như dựng ngôi nhà : Trước hết phải đủ vật liệu cần thiết . Muốn thực hiện tốt vấn đề này , tôt thực hiện trong tiết lập dàn ý . Thông thường trong một bài văn có 3 phần ( Mở bài – Thân bài – Kết bài ) . Xác đònh đề ra là một khâu vô cùng quan trọng , bởi giúp học sinh tránh lạc đề , xa rời nội dung , không thực tế . Văn viết sẽ mông lung , không đạt yêu cầu . Để giúp học sinh đi vào tiết lập dàn ý việc đầu tiên của tiết dạy tôi yêu cầu các em làm là : Tìm hiểu đề . Học sinh cần đọc kó đề rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính trong đề . Ví dụ : Đề bài thuộc thể loại gì ? ( miêu tả ? tường thuật ? hay viết thư ? ) + Đối tượng phải nói đến là gì ? ( Miêu tả thì tả người nào ? Cảnh nào ? Tường thuật thì thuật chuyện gì ? Viết thư thì vấn đề gì ? Viết cho ai ? ) + Trọng tâm yêu cầu ở điểm nào ? ( Tả người thì tả hình dáng , tính tình là chính hay tả hoạt động là chính ? Tả cảnh sinh hoạt thì hoạt động của những ai là cần thiết ? Viết thư thì chủ yếu là báo tin , thăm hỏi hay kể chuyện ? ). Vậy , nếu giúp học sinh xác đònh được yêu cầu đề , huy động được vốn để tìm ý , xây dựng nên một dàn bài chi tiết dựa vào các dàn bài chung của từng thể loại thì tôi dùng một loạt những câu hỏi gợi mở ( chú ý lời nói phải diễn cảm , tạo thu hút cho học sinh ) để giúp các em tìm được nhiều ý , xây dựng nên một nội dung phong phú cho bài văn như sau : Ví dụ : “ Tả quang cảnh nhộn nhòp của sân trường em giời ra chơi” . Phần thân bài gồm có những cảnh : a ) Cảnh bao quát sân trường giờ ra chơi . b ) Cảnh hoạt động chi tiết giờ ra chơi . + Khi học sinh nêu được hai cảnh chính này , tôi cho nhiều em nhắc lại để nhớ và hỏi tiếp : “Cảnh nào là trọng tâm” . Các em nêu được cảnh thứ hai . Sau đó tôi hướng dẫn các em tìm ý cho từng cảnh ( Chú ý cảnh trọng tâm ) . + Giáo viên hỏi : “Cảnh bao quát trong giờ ra chơi gồm những cảnh nào ?”hoặc các em sẽ đònh tả những gì trong cảnh này ? + Cả lớp phát biểu tuỳ theo ý độc lập của mỗi em . Em khác có thể nhận xét bổ sung , sáu đó tôi chốt lại các ý ( phần thân bài ). + Các nhóm học sinh của các lớp nào có mặt ? + Cảnh nơi diễn ra các trò chơi : (sân trường , ánh nắng , chim chóc , bầu trời , âm thanh , tiếng cười nói , tiếng gió thổi , tiếng chân chạy , . . ) + Không khí chung buổi ra chơi : (ồn ào , sôi động , náo nức , vui vẻ , . .) Sau khi học sinh xây dựng xong cảnh bao quát , tôi hướng dẫn các em xây dựng cảnh chi tiết , cảnh hoạt động của từng nhóm , chú ý hình ảnh , âm thanh cụ thể . + Hoạt động chung của các nhóm :( việc đầu tiên tản ra sân như thế nào ? xếp hàng tập thể dục ra sao ?) . + Hoạt động riêng của từng nhóm chơi , từng cá nhân : (nhóm đó là nhóm nào ? nam hay nữ ? ở vò trí nào ? chơi trò gì ? hình dáng , cử chỉ từng bạn trong khi chơi ? thái độ chơi ra sao ? có ảnh hưởng thế nào đến không khí giờ chơi ? ) (Tôi nhắc học sinh phải tả thêm cảnh vật , trời mây , cây , cỏ xen vào thì bài văn mới sinh động ). Khi các em đã xây dựng ý xong , tuỳ từng em mỗi ý kiến , mỗi hình ảnh . Tuy nhiên bài văn muốn hay thì không phải đủ ý mà cần phải có nội dung phong phú . Vì vậy , tôi cho các em lựa chọn nội dung tuỳ theo yêu cầu đề ra . Ví dụ : “Tả một người mà em thường gặp” có em thì tả cô giáo , có em tả một người bạn , có em lại tả bố , mẹ , . . Chính vì vậy các bài văn của các em phong phú về nội dung , đảm bảo yêu cầu đề ra . 2 / Hướng dẫn học sinh tập diễn đạt bài văn có nghệ thuật : Muốn học sinh biết cách diễn đạt bài văn một cách sinh động , có nghệ thuật . Thông thường khi thực hiện biện pháp này tôi trau dồi các em trong tiết lập dàn ý . Qua tiết này , học sinh được thể hiện cách diễn đạt , được học tập ở bạn cách mở bài , kết bài và tập vận dụng một số biện pháp nghệ thuật dùng từ , đặt câu trong mỗi bài văn. a) Luyện cách mở bài Mở bài là phần thứ nhất của bài văn nhằm mục đích giới thiệu đối tượng sẽ nói trong phần thân bài , vì vậy các em có thể mở bài bằng nhiều cách , tuỳ đối tượng và cảm hứng của mỗi em , giáo viên không gò bó , áp đặt , có thể mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp , bằng một câu hay một đoạn văn nhưng không được phép tách rời nội dung đã xây dựng được . Ở đây , tuỳ nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý . Ví dụ : “ Đề bài : Tả một người trong gia đình mà em yêu quý” * Mở bài bằng cách giới thiệu : Theo cách này các em trực tiếp đề cập đến đối tượng . Tôi hướng dẫn các em như sau : Có em đi thẳng vào đề “ Trong gia đình em có một người mà em rất mực yêu quý đó là bà nội em”. Mở bài trên chỉ bằng một câu nhưng đủ ý . * Mở bài bằng cách nêu lí do : Với cách này giúp học sinh nêu rõ nguyên nhân , dòp nào đó mà ta bắt gặp đối tượng . Ví dụ :Nhân dòp nghỉ hè mẹ cho chúng em về thăm quê ngoại , hình ảnh ngoại những ngày bên em cứ in sâu mãi vào tâm trí em . * Mở bài bằng sự bát chợt Tức là bất ngờ dùng một âm thanh , một tiếng động nào đó , khiến người đọc phải chú ý đến đối tượng . Ví dụ :A ! Bà lên ! Bà lên ! Tiếng cu Bi reo to ngoài ngõ làm em giật mình nhìn ra thì ra nội em từ Đà Lạt xuống thăm chúng em ! * Mở bài bằng một đoạn văn miêu tả Tôi hướng dân học sinh sử dụng một đoạn văn , đoạn này có thể miêu tả một phong cảnh , một dáng điệu , một tâm trạng , một cảm xúc rồi từ đó mới đề cập tới đối tượng . Ví dụ :Đề : “ Tả cảnh đẹp ở đòa phương em” . Có em mở bài chân thành và xúc động : “Thời ấu thơ của em đã trôi qua ở chốn làng quê thanh bình , trong sự yêu thương và đùm bọc của người thân . Bây giờ tuy em đã theo bố mẹ vào Nam nhưng em vẫn cón nhớ mãi những chiều hè tắm sông cùng bạn , những buổi thã diều trên bờ đê . Nhưng có lẽ đi đâu em cũng không thể quên được cây đa đầu làng . b / Luyện phần thân bài : Thân bài là phần thứ hai ở giữa sau mở bài , trước kết luận và thân bài sẽ nói rõ đối tượng đã giới thiệu ở phần mở bài ( Tôi đã nêu ví dụ ở phần xây dựng nội dung ) . Trong phần này tôi giúp học sinh những ý tưởng viết ra phải chân thực đúng với những điều mình thấy và cảm nhận từ đối tượng . Học sinh phải chọn chi tiết tiêu biểu thì bài văn mới hay , tránh sự khuôn ráo máy móc . Ví dụ :Tả hình dáng mẹ đi xa về thì phải đúng chi tiết : “Mồ hôi lấm tấm , mặt đỏ vì nắng gắt. . .” . Tả người mẹ đảm đang thì : “Tay ram rát ( vì làm nhiều việc ) , các ngón tay gầy gầy . . .” Tôi hướng dẫn học sinh không viết mông lung , dễ lạc đề , tả hình dáng cô giáo thì trọng tâm là những nét đặc sắc về hình dáng không tả kó chiết giỏ xách của cô hàng ngày . . . Khi f9ã có dàn ý chi tiết đầy đủ rồi , tôi hướng dẫn hoc sinh dựa vào đó diễn đạt ý thành câu văn đúng ngữ pháp . Sau đó trau chuốt lại bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ : so sánh , nhân hoá Sử dụng các chi tiết cụ thể , các từ tượng hình để câu văn sinh động , hấp dẫn hơn . Ví dụ : Đề bài : “ Tả hình dáng , tính tình một người mà em thường gặp” . Tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết cho thân bài như sau : Tổng quát Chi tiết -Hình dáng tổng quát -Tuổi cao , thấp -Các nét tiêu biểu - Mặt tròn , trái xoan , tóc đen , nâu , ngắn dài . . . -Tính tình -Giản dò , gnhiêm khắc , hiền lành . . . Dựa vào dàn ý tôi hướng dẫn học sinh diễn đạt thành câu đúng ngữ pháp rồi thành câu văn hay .Ví dụ : + Một học sinh nêu : “Cô em năm nay độ chừng 24 tuổi , người dong dỏng cao . Mặt cô tròn và trắng . Tóc cô đen và dài . Tình tình cô rát giản dò , hiền lành” . + Giáo viên hỏi : Bạn nói đã đủ ý , bạn nào nói hay hơn ?, diễn đạt cho nghệ thuật hơn ? + Học sinh khác nêu : “Cô em độ chừng 24 tuổi , trẻ như một giáo sinh mới ra trường , người dong dỏng cao , mặt cô hơi tròn và trắng nên trông cô rất phúc hậu . Chính cái nước gia trắng ấy đã tôn thêm vẻ đẹp cho mái tóc thướt tha , đen nhánh của cô . Hằng ngày đến lớp cô ăn mặc rất giản dò , ít khi cô nổi dận với chúng em lắm , mỗi khi chúng em làm sai cô thường mỉm cười tha thứ và chỉ dẫn từng li , từng tí cho chúng em” . Về thân bài tôi hướng dẫn học sinh chia nhiếu đoạn , mỗi đoạn diễn đạt một ý , bài văn sẽ rõ ràng , mạch lạc hơn . Ngoại ra tôi còn hướng dẫn học sinh muốn viết một bài văn thật sinh động , hấp dẫn người đọc thì các em phải biết sắp xếp các ý , cần có câu mở đoạn cho mỗi đoạn ( câu bao quát cho toàn đoạn ), câu mở đoạn phải hay , gây sự tò mò , chú ý người đọc . Ví dụ : Đề bài : “ Tả cảnh đẹp ở nơi em ở” “Tây Nguyên có núi cao chất ngất , có rừng cây đại ngàn . ( câu mở đoạn ) Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều dãy núi cao từ 2000 đến 2600mét , quanh năm mây trắng phủ đầu . Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày . Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người”. c / Luyện phần kết bài Trong bài văn , các em có thể có nhiều cách kết luận khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính . Cũng như mở bài, các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể bằng nhiều cách nhưng nên chọn cách nào cho hay hơn : Nhiều em chỉ liệt kê sự việc , cảm xúc , chẳng hạn : “ Em rất thích buổi sum họp của gia đình em” . Tôi yêu cầu các em nêu kết luận khác , có em đã nêu : “ Vào trong giường đi ngủ nhưng em cứ nằm ngó miên man , em hồi hộp và sung sướng vì được sống trong một gia đình hạnh phúc . Thế rồi em ngủ thiếp đi lúc nào không biết” . Với kết luận này , cảm xúc được biểu hiện kín đáo , gián tiếp , có biểu cảm hay hơn kết bài trước . Tiếp tục như vậy , mỗi em mỗi cách , tôi gợi mở cho các em thấy cách nào hay hơn , chính nhờ vậy đã có những cách kết bài như sau : * Kết bài bằng cách nêu cảm tưởng suy nghó : Tôi chỉ rõ cho học sinh thấy đây là cách nêu trực tiếp cảm tưởng , suy nghó thực sự của mình với đối tượng đã đề cập ở phần thân bài . Ví dụ : Bà ơi ! Bà là tất cả trên đời , lúc nào cháu cũng kính yêu bà . * Kết bài bài bằng cách nêu hành vi của nhân vật : Vì tình cảm con người thường được thể hiện qua cử chỉ do đó tôi hướng dẫn các em có thể thuật hành vi nhân vật làm kết luận . Ví dụ: Bà lên xe rồi , xe chạy khá xa nhưng tôi em vẫn đăm đắm nhìn theo , em lặng lẽ đếm bước như người mất hồn vậy . * Kết bài bằng cách nêu lời nói của nhân vật : Vì lời nói cũng bộc lô tình cảm như hành vi nên tôi hướng dẫn học sinh có thể dùng lời nói của nhân vật để kết bài . Ví dụ :Học sinh nêu : “Em ngồi nép đầu vào ngực bà : -Bà ơi ! Bà ở lại với chúng cháu , bà đừng về quê nữa nghe ! Cháu nhớ bà lắm ! * Kết bài bằng cách nêu ý nghóa câu chuyện : Đối với văn kể chuyện , phần kết luận thường nêu ý nghóa , bài học rút ra từ câu chuyện vì vậy tôi hướng dẫn học sinh chú ý thể hiện kết bài theo cách này ở văn kể chuyện . Trong viêc hướng dẫn học sinh diễn đạt thì biện pháp chủ yếu của tôi là chia thành các ý nhỏ cho một em phát biểu sau đó chắt lọc , hướng dẫn hoc sinh thấy cách nào được , cách nào chưa được để phát huy hay sửa chữa . d ) Hướng dẫn học sinh diễn đạt bài văn bằng câu văn có hình ảnh , biết sử dụng một số biện pháp đã học . Để thực hiện biện pháp này tôi gợi ý cho các em trong tiết lập dàn ý bằng một hệ thống câu hỏi dễ nhớ , dễ hiểu . - Giáo viên hướng dẫn các em biết chọn lọc chi tiết cho phù hợp , hình ảnh nào cho sinh động , biện pháp nghệ thuật nào thì dùng được cho đúng với thể loại . Ví dụ :Dạy văn tả người : Giáo viên hỏi : Hình dáng ( mái tóc , hàm răng , nước da ) , tính nết con người có thể tả bằng câu văn có dùng biện pháp so sánh như thế nào ? Học sinh diễn đạt thành những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh như : + Về tả người : Học sinh có thể dùng biện pháp so sánh là : Ví dụ : - Mái tóc đen như gỗ mun . Đôi mắt bồ câu đen như hạt huyền . Hàm răng trắng đều như hạt ngọc . Nước da trắng như tuyết . + Về tính tình thì có thể tả như : Bà hiền như bà tiên trong truyện cổ tích . Giọng bạn trong trẻo như tiếng chim hoạ mi . + Về cảnh cũng vậy , học sinh có thể dùng biện pháp so sánh như : Ví dụ : -Cảnh buổi sáng ở đây như một bức tranh tuyệt sắc . Những đám mây trắng như những dải lụa mềm . Những giọt sương trong xanh như hạt ngọc . Những cánh hoa rung rinh như cánh bướm mùa xuân . Thân cây phượng to bằng chiếc cột đình . Mặt trời vừa mọc y như một quả cầu lửa đỏ rực . Trong khi học sinh trình bày miệng , tôi thường có câu hỏi gợi ý xen vào giúp cho các em biết sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh , nhân hoá , điệp ngữ , . . Ví dụ :Học sinh nêu : “ Tóc bé lơ thơ vài cọng mượt mà như tơ . Khuôn mặt bé bầu bónh thật dễ thương”. Giáo viên hỏi : Bạn nào có thể dùng biện pháp so sánh cho câu văn được sinh đông hơn ?” + Học sinh khác nêu : “Tóc bé lơ thơ vài cọng , mượt mà như tơ . Khuôn mặt bé bầu bónh như những con búp bê , dễ thương biết nhường nào”. + Trong văn tả cảnh sinh hoạt có học sinh nêu : “Trong sân trường các bạn nữ nhảy dây .Các bạn nam đá bóng . Không khí lúc này thật sôi nổi nhộn nhòp. . .” Giáo viên nói : Nội dung như vậy là được , câu văn đủ ý . Nhưng để cho câu văn có hình ảnh , sinh động , bạn nào có thể dùng biện pháp so sánh váo trong đoạn văn trên ?” + Học sinh khác nêu : “Trong sân trường , phía góc trái sân , mấy bạn nữ đang chơi nhảy dây , bạn này nhảy ra , bạn kia nhảy vào trông như những vũ công . Bên góc phải sân , một nhóm các bạn nam đang chơi đá bóng , trông các bạn nhanh như các cầu thủ tí hon” . Ở văn tường thuật , tôi cũng hướng dẫn các em dùng biện pháp nghệ thuật xen miêu tả hoặc lồng cảm xúc để bài văn hay hơn . - Đối với văn viết thư , kể chuyện hay đơn từ . . học sinh cũng có thể dùng một số biện pháp nghệ thuật như : so sánh , nhân hoá . . để diễn đạt cho sinh đông hơn . [...]... 2 8% 4 16% 5- 6 Trung bình 15 60 % 3-4 yếu 1-2 Kém 4 16 % 0 Trên đây là vài kinh nghiêm giúp học sinh lớp 5 viết được những bài văn hay Trong quá trình viết không tránh khỏi những điều sai sót , rất mọng được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn IV / Phụ lục : Tài liệu tham khảo : sgk Tiếng Việt 4 ; sgk Tiếng Việt 5 ; Tài liệu... mong muốn Sau khi vận dụng các phương pháp nêu trên chất lượng môn toán lớp tôi qua đợt tôi tự kiểm tra sau vài tháng như sau : Điểm Xếp loại Tổng số Tỉ số 9 - 10 Giỏi 2 6 ,5 % 7-8 Khá 10 32,2 % 5- 6 Trung bình 14 45, 2 % 3–4 Yếu 5 16,1% 1–2 Kém IV/ KẾT LUẬN : Muốn nâng cao hiệu quả việc học toán cần chú ý một số vấn đề sau : - Luyện cho học sinh thao tác phân tích tổng hợp , suy luận khái quát đề toán... tiến bộ trong học tập dù rất nhỏ *Ví dụ : Khi thực hiện phép tính 19 – 5 – 4 = ? , có học sinh đã thực hiện 19 – 5 – 4 = 18 , khi kiểm tra tôi phát hiện các em đã thực hiện như sau : em đã lấy 5 – 4 = 1 , sau đó lấy 19 – 1 = 18 , như vậy giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện từ trái sang phải theo 2 bước sau : Bước 1 : 19 – 5 = 14 Bước 2 : 14 – 4 = 10 -Như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 lần đầu... và vận dụng kòp thời các biện pháp nêu trên nên chất lượng môn Luyện từ và câu của lớp tôi đạt được trong đợt kiểm tra lần 1 như sau: Điểm Xếp loại Tổng số Tỉ lệ 9 - 10 Giỏi 3 12% 7-8 khá 5 20% 5- 6 Trung bình 14 65% 3-4 yếu 3 12% 1-2 Kém 0 V / ĐÚC KỀT : Qua thực tế trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm Muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học Luyện từ và câu cần chú ý một số vấn đề sau : -Có phương... vi 5 tiết 37 , giáo viên phải kiểm tra lại việc học thuộc bảng “ Phép cộng trong phạm vi 5 ở tiết 28 - Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh làm những bài tập có nội dung liên quan đến bài mới để nhằm giúp các em nắm bắt kiến thức bài mới một cách dễ dàng hơn * Ví dụ : Khi dạy bài : “Phép trừ trong phạm vi 9” , giáo viên có thể gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập HS1: Tính HS2 : 3+2+1 = 7 3 9 2 5. .. giờ học , buổi học Ví dụ :Dạng bài : Tính nhẩm : 11 x 95 ; 82 x 11 ; 34 x 11 Với loại bài tập này tôi cho học sinh làm miệng để giúp cho các em phát triển kó năng diễn đạt , tính nhẩm nhanh , đồng thời tạo không khí thi đua trong học tập giữa các học sinh với nhau hoặc giữa các nhóm lớp với nhau Ví dụ :Dạng bài : Đặt tính rồi tính 359 361 : 9 238 057 : 8 Với kiểu bài tập này , tôi cho học sinh làm trên... rè , lúng túng , không đạt yêu cầu , Qua thực tế trong đợt khảo sát đầu năm phân môn Luyện từ và câu của lớp tôi rất yếu như trong bảng thống kê sau : Điểm 9 - 10 7-8 5- 6 3-4 1-2 Xếp loại Giỏi khá Trung bình yếu Kém Tổng số 0 3 15 7 0 Tỉ lệ 12% 60 % 28 % Nói chung chất lượng lớp tôi rất yếu đó chính là điều tôi luôn trăn trở và lo ngại Trước thực trạng trên , để khắc phục hạn chế và phát huy tính... chỗ chấm : 1dm = m 1g = kg 1phút = giờ 3dm = .m 8g = kg 6phút = giờ 9dm = .m 25g = .kg 12phút = .giờ Với kiểu bài tập này để gây hứng thú học tập cho học sinh , để học sinh co cơ hội thi đua giữa các cá nhân , nhóm tôi sẽ tổ chức cho học sinh bằng hình thức trò chơi tiếp sức Ví dụ :Bài 5 : Giải toán Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc ti vi Hỏi trong 7 ngaỳ nhà máy... còn dạy chung chung , chưa phân loại đối tượng học sinh Qua thực tế trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm môn toán của học sinh lớp tôi như sau : Điểm 9 - 10 7-8 5- 6 3–4 1–2 Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tổng số 0 7 17 7 Tỉ số 22 % 54 % 22 % Nói chung chất lượng lớp tôi rất yếu đó chính là điều tôi luôn trăn trở và lo ngại III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Theo tôi muốn nâng cao hơn nữa trong việc dạy... học sinh trong nhóm đều phát huy tối đa khả năng của mình , các nhóm thi nhau giải , có động viên nhắc nhở của giáo viên gây không khí thật sự hứng thú cho giờ học , buổi học * Ví dụ : Bài 3 : Tính 5+ 1= 6 5= 4+2= 6–2= 3+3= 6–3= 6–1= 6–4= 6–6= Với loại bài tập này để giúp các em phát triển kó năng diễn đạt , tính nhẩm nhanh , đồng thời tạo không khí thi đua trong học tập giữa các học sinh với nhau hoặc . tháng như sau : Điểm 9 - 10 7 - 8 5 - 6 3 – 4 1 – 2 Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tổng số 2 10 14 5 Tỉ số 6 ,5 % 32,2 % 45, 2 % 16,1% IV/ KẾT LUẬN : Muốn. - 8 5 - 6 3 - 4 1 - 2 Xếp loại Giỏi khá Trung bình yếu Kém Tổng số 2 4 15 4 0 Tỉ lệ 8 % 16% 60 % 16 % Trên đây là vài kinh nghiêm giúp học sinh lớp 5 viết

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w