Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang .... Thực tế cho đến nay, chưa có công trình nghiên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN ĐẶNG HẢI SÂM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ THẮNG
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Hoạt động giáo dục 9
1.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục 12
1.3 Hoạt động giáo dục ở trường mầm non 17
1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động giáo dục ở trường mầm non 17
1.3.2 Nội dung giáo dục ở trường mầm non 19
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ở trường mầm non 20
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường Mầm non 22
1.4.1 Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non 22
1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường mầm non 23
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non 25
1.4.4 Biện pháp quản lý họat động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non 28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD và QL HĐGD của Hiệu trưởng trường mầm non 28
Trang 31.5.1 Các yếu tố chủ quan 28
1.5.2 Các yếu tố khách quan 29
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG 32
2.1 Vài nét về giáo dục - đào tạo và giáo dục Mầm non ở huyện
Lục Ngạn, Bắc Giang 32
2.1.1 Vài nét về Giáo dục - Đào tạo huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 32
2.1.2 Tình hình giáo dục Mầm non ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 34
2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non, huyện
Lục Ngạn, Bắc Giang 36
2.2.1 Thực trạng nhận thức của CB-GV về tầm quan trọng, trách
nhiệm của các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non 36
2.2.2 Thực trạng việc xác định mục tiêu của giáo viên trong công tác
giáo dục trẻ mầm non 39
2.2.3 Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục trẻ mầm non 41
2.2.4 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục trẻ 42
2.2.5 Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung và phương pháp
đánh giá sự phát triển của trẻ 45
2.2.6 Hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ở Lục Ngạn, Bắc Giang 47
2.2.7 Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ở
Lục Ngạn, Bắc Giang 48
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng
các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 50
2.3.1 Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động giáo dục trẻ mầm non 50
2.3.2 Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở các trường
Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 51
2.3.3 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục trẻ
của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 53
Trang 42.3.4 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục trẻ
của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 54
2.3.5 Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 55
2.3.6 Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng 58
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG 61
3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non 61
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 61
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 62
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 63
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm cho đội ngũ CBGV và phụ huynh đối với HĐ GD trẻ mầm non 63
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBGV 65
3.2.3 Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý 68
3.2.4 Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giáo dục trẻ 70
3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ 72 3.2.6 Đa dạng các hình thức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình,
Trang 5xã hội và thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục trẻ mầm non 74
3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 77
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 79
3.3.1 Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo nghiệm 79
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp QL hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 80
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 81
3.3.4 Mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang 83
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
2 Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ
sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một Muốn đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trong các nhà trường, bởi
vì đó chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến việc hoàn thành mục tiêu của
bậc học cũng như quyết đinh sự tồn tại của các cơ sở mầm non
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như
tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm
vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao
Huyện Lục Ngạn Là huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang, toàn huyện
có 32 trường mầm non công lập ở 30 xã, thị trấn Dưới sự chỉ đạo của các cấp
Trang 7chính quyền, ban ngành, giáo dục mầm non của Huyện Lục Ngạn đã quyết tâm và cố gắng làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới theo thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT
Tuy nhiên, do tính chất là địa bàn huyện miền núi, có diện tích khá rộng, số trường nhiều, các trường mầm non có nhiều điểm lẻ, đời sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn khó khăn, mặt bằng dân trí và xuất phát điểm thấp nên việc giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở các trường mầm non trong huyện còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn Các phòng học và các phòng chức năng chưa đủ theo chuẩn, chưa được trang bị các thiết bị giáo dục đạt chuẩn theo thông tư 02/BGD ban hành bên cạnh đó năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường
Để giáo dục mầm non phát triển một cách bền vững, người hiệu trưởng cần có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục do mình phụ trách Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển nhằm đạt được mục tiêu cũng như nhiệm vụ của ngành học và xã hội giao phó
Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt Đây
là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non
Trang 8Thực tế cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý
các hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục
và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang
Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu trên 200 khách thể, trong đó có 15 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non, 185 giáo viên tại các trường công lập trên địa bàn huyện Lục Ngạn Cụ thể là các trường mầm non: Tân Sơn, Chũ, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Phong vân
Trang 95 Giả thiết khoa học
Hoạt động giáo dục và công tác quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang vẫn còn một số vấn đề bất cập và chưa đạt hiệu quả, nếu xây dựng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục và quản lí hoạt động giáo
dục ở các trường Mầm non
6.2 Làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo
dục ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
6.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của
Hiệu trưởng các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp chính, được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ xây dựng các phiếu hỏi dành cho các đối tượng: Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục
Trang 10Ngạn, giáo viên các trường mầm non: Tân Sơn, Chũ, Trù Hựu, Ngĩa Hồ, Phong vân thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhận thức của cán bộ QL và giáo viên trường mầm non về tầm quan trọng của công tác giáo dục, cũng như thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý kiến của CB quản lý và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục được đề xuất trong luận văn
7.2.2 Phương pháp trò chuyện
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết nhằm tìm hiểu thêm thông tin về phía đối tượng được điều tra Những thông tin thu được từ phương pháp trò truyện góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng được điều tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn
7.2.3 Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động giáo dục, tinh thần, ý thức trách nhiệm của giáo viên để có những đánh giá khách quan nhất về công tác giáo dục cho trẻ tại các trường mầm non
Quan sát hoạt động QL chỉ đạo hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của GV nhằm đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường Mầm non
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nắm bắt các quan điểm đánh giá về công tác giáo dục và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non