1. Lý do chọn đề tài Đếm ngược thời gian, tính từ năm 2003 trở về trước, các trang BMĐT ở Việt Nam chỉ đếm được ở hàng đơn vị, hàng chục. Cụ thể, năm 2003 VietNamnet, VnMedia, những trang BMĐT độc lập cũng được cấp phép và đi vào hoạt động, năm 2002 trang Tin nhanh Việt Nam(http:vnexpress.net) được ra mắt độc giả, năm 2000 Đài truyền hình Việt Nam phát hành trang thông tin điện tử, tiếng nói Việt Nam hòa mạng 1999, năm 1998 hai trang Lao động điện tử và Nhân dân điện tử ra đời; trước đó, năm 1997 mốc thời gian có tính bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự ra đời của trang BMĐT đầu tiên ở Việt Nam, tạp chí Quê Hương tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam (địa chỉ là http:quehuongonline.vn). Đến cuối quí II năm 2010, nước ta đã có gần 200 trang BMĐT và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí đang hoạt động. Điều đó cho thấy, BMĐT đang phát triển rất nhanh và chi phối nhiều mặt hoạt động đến đời sống xã hội của đông đảo công chúng Việt Nam. Các con số như đầu năm 2000, số thuê bao mới đạt 120.000 nhưng một năm sau, con số này đã lên tới 250.000, đến nửa đầu năm 2004 đã có 1,2 triệu thêu bao Internet; hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 17 trong số 20 nước có dân số sử dụng Internet đông nhất; tính đến tháng 52010, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 24.269.038, đạt 28,9%, gấp đôi mức bình quân trong khu vực Đông Nam Á, vượt Thái Lan và Trung Quốc…cho thấy nhu cầu sử dụng Internet của công chúng Việt Nam rất cao, do vậy, các phương tiện TTĐC nói chung và báo chí nói riêng đang không ngừng ứng dụng tiện ích của Internet vào các sản phẩm báo chí của mình. Kết quả là, song song các trang BMĐT hoạt động độc lập và có thương hiệu, các cơ quan báo chí ngành, cơ quan báo đảng cũng đã chú trọng lập các trang báo mạng riêng với tôn chỉ, mục đích phù hợp trang báo in, đồng thời, quảng bá thương hiệu, mở rộng vùng “phủ sóng” cho mình. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay là, bên cạnh một số ít các trang báo mạng phát triển mạnh thì phần đa các trang báo mạng địa phương của các cơ quan báo đảng đang chậm phát triển. Các trang BMĐT thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển không đồng đều, chưa kể một số cơ quan vẫn chưa thành lập được trang mạng điện tử cho báo mình. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các trang BMĐT địa phương nói chung và BMĐT ĐBSCL nói riêng. Mặt khác, báo Kiên Giang là một trong một số trang báo còn lại của khu vực ĐBSCL chưa thành lập được trang báo điện tử cho riêng mình, mặc dù, Kiên Giang là nơi có nhiều danh thắng, khu di tích, lịch sử cần được quảng bá. Với những thực trạng và nhu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn “Thực trạng BMĐT ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng, các khảo sát và phân tích thực tiễn từ luận văn được ứng dụng một cách hiệu quả vào các hoạt động thực tiễn ở các trang BMĐT địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh ĐBSCL.
Trang 1THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Khảo sát báo điện tử baocantho.com.vn, baoangiang.com.vn, baovinhlong.com.vn, baodongthap.com.vn từ năm 2003 đến 2010)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Cần Thơ - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi viết Những
dữ liệu sử dụng trong luận văn có cơ sở và trung thực Nộidung trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ côngtrình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đếm ngược thời gian, tính từ năm 2003 trở về trước, các trang BMĐT ởViệt Nam chỉ đếm được ở hàng đơn vị, hàng chục Cụ thể, năm 2003VietNamnet, VnMedia, những trang BMĐT độc lập cũng được cấp phép và đivào hoạt động, năm 2002 trang Tin nhanh Việt Nam(http://vnexpress.net) được
ra mắt độc giả, năm 2000 Đài truyền hình Việt Nam phát hành trang thông tinđiện tử, tiếng nói Việt Nam hòa mạng 1999, năm 1998 hai trang Lao độngđiện tử và Nhân dân điện tử ra đời; trước đó, năm 1997 mốc thời gian có tínhbước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự ra đời của trang BMĐT đầu tiên ở ViệtNam, tạp chí Quê Hương- tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoàitrực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam (địa chỉ là http://quehuongonline.vn) Đếncuối quí II năm 2010, nước ta đã có gần 200 trang BMĐT và trang thông tinđiện tử của các cơ quan báo chí đang hoạt động Điều đó cho thấy, BMĐTđang phát triển rất nhanh và chi phối nhiều mặt hoạt động đến đời sống xã hộicủa đông đảo công chúng Việt Nam
Các con số như đầu năm 2000, số thuê bao mới đạt 120.000 nhưng mộtnăm sau, con số này đã lên tới 250.000, đến nửa đầu năm 2004 đã có 1,2 triệuthêu bao Internet; hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 17 trong số 20 nước códân số sử dụng Internet đông nhất; tính đến tháng 5-2010, số người sử dụngInternet ở Việt Nam là 24.269.038, đạt 28,9%, gấp đôi mức bình quân trongkhu vực Đông Nam Á, vượt Thái Lan và Trung Quốc…cho thấy nhu cầu sửdụng Internet của công chúng Việt Nam rất cao, do vậy, các phương tiệnTTĐC nói chung và báo chí nói riêng đang không ngừng ứng dụng tiện íchcủa Internet vào các sản phẩm báo chí của mình Kết quả là, song song cáctrang BMĐT hoạt động độc lập và có thương hiệu, các cơ quan báo chíngành, cơ quan báo đảng cũng đã chú trọng lập các trang báo mạng riêng với
Trang 4tôn chỉ, mục đích phù hợp trang báo in, đồng thời, quảng bá thương hiệu, mởrộng vùng “phủ sóng” cho mình
Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay là, bên cạnh một số ít các trangbáo mạng phát triển mạnh thì phần đa các trang báo mạng địa phương của các
cơ quan báo đảng đang chậm phát triển
Các trang BMĐT thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển khôngđồng đều, chưa kể một số cơ quan vẫn chưa thành lập được trang mạng điện
tử cho báo mình Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các trang BMĐT địaphương nói chung và BMĐT ĐBSCL nói riêng
Mặt khác, báo Kiên Giang là một trong một số trang báo còn lại củakhu vực ĐBSCL chưa thành lập được trang báo điện tử cho riêng mình, mặc
dù, Kiên Giang là nơi có nhiều danh thắng, khu di tích, lịch sử cần đượcquảng bá
Với những thực trạng và nhu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn “Thực trạng BMĐT ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Hy vọng, các khảo sát và phân tích thực tiễn từ luận văn được ứng dụng mộtcách hiệu quả vào các hoạt động thực tiễn ở các trang BMĐT địa phương, đặcbiệt là ở các tỉnh ĐBSCL
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước khi BMĐT Việt Nam ra đời, trên thế giới đã có nhiều công trìnhlớn nghiên cứu về nó Trong đó, nổi lên một số công trình nghiên cứu lớn,tiếp cận báo mạng với các góc độ khác nhau như:
- Developing Online Content: The Principles of Writing and Editing for the Wed của Irene Hammerich, Claire Harrison
Do những hạn chế nhất định về ngoại ngữ nên rất ít người nghiên cứutiếp cận một cách đầy đủ các tài liệu này Tuy nhiên, năm 2004 khoa Phátthanh-Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên tuyền đã biên dịch tóm tắt
Trang 5nội dung 2 cuốn Journalism Online của Mike Ward, Online Journalism: Reporting, Writing, and Editing for New Media của Richard…làm tài liệu
tham nghiên cứu cho cán bộ ở khoa
Đến thời điểm hiện tại, sách và những tài liệu liên quan đến BMĐT ởViệt Nam vẫn còn rất ít
Về sách liên quan báo mạng, báo điện tử có các quyển:
- Quyển sách chuyên khảo “BMĐT những vấn đề cơ bản” (Nguyễn Thị
Trường Giang, NXB Chính trị- Hành chính, năm 2010)
- “Các thủ thuật làm báo điện tử” (NXB Thông Tấn, Hà Nội 2006)
- “Tổ chức tòa soạn đa phương tiện” (Bộ Thông tin và Truyền thông phối
hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam biên soạn Hà Nội 2009)
- “Thương mại điện tử Việt Nam” nhiều tác giả( NXB Văn hóa-Thông
tin, 2007)
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã tham khảo với hơn
41 luận văn, khóa luận, luận án tốt nghiệp thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học
về Báo mạng điện tử (BMDDT) từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trườngđại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Tp.HCM) và trườngđại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) Nhìn chung,các công trình này tập trung nghiên cứu lý luận chung về BMĐT hoặc về mộtthể loại, một đặc trưng, một đặc điểm hình thức, của các trang báo mạng Có
thể nêu ra một số đề tài như: đề cương chi tiết học phần “Nhập môn BMĐT”,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
H.2006 và “Tổ chức và quản lý BMĐT ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H.2007 của
cùng tác giả Nguyễn Thị Thoa; “Đặc điểm công chúng của độc giả báo Internet Việt Nam” của tác giả Hà Thu Hương, đề tài “Thực trạng và triển vọng kinh doanh báo chí ở Việt Nam” của Nguyễn Thu Hương, hay đề tài “ Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa soạn BMĐT Việt Nam hiện
Trang 6nay” của tác giả Trần Hồng Vân, “Hoạt động tương tác trên BMĐT” (Trần Quang Huy), “Phát thanh trên báo Internet” (Nguyễn Sơn Minh)…
Do vậy, theo góc độ giới hạn khảo sát của mình, cho đến nay, tác giảvẫn chưa tìm thấy công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về thực trạng hoạt động của BMĐT địa phương nói chung và BMĐT ĐBSCLnói riêng
Từ những lý do trên, tác giả cho rằng đề tài “BMĐT ĐBSCL” là đề tàichưa bị trùng lặp
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng BMĐT ở ĐBSCL nhằm đề ra những giải pháp
về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐT và nâng cao chất lượng các sản phẩm,hiệu quả các trang BMĐT khu vực này
Nhiệm vụ:
-Tìm hiểu những vấn đề lý luận về BMĐT, những văn bản luật và dướiluật, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quanđến loại hình báo chí này
- Cập nhật những thông tin, qui định, cơ chế, chính sách có liên quanđến hoạt động Báo mạng ở các tỉnh ĐBSCL
-Khảo sát thực trạng hoạt động của BMĐT ĐBSCL
-Phỏng vấn sâu những người trực tiếp quản lý, những người tham gialàm nên các sản phẩm báo mạng của các tỉnh ĐBSCL
- Đề xuất các giải pháp cơ bản về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐTĐBSCL và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên các trang BMĐT khu vực này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng BMĐT ĐBSCL
- Phạm vi: Khảo sát hoạt động 4 trang BMĐT thuộc khu vực ĐBSCL:Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long
Trang 7-Thời gian khảo sát: Từ năm 2003 đến năm 2010
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên các quan điểm của Đảng, quản lý Nhà nước vềcông tác tư tưởng nói chung và báo chí nói riêng; đồng thời, tác giả dựa trên
cơ sở lý luận, nghiệp vụ báo chí, các tài liệu, các kết quả điều tra, nghiên cứu
về thực tiễn báo chí, về BMĐT từ nhiều nguồn khác nhau
Các phương pháp công cụ được sử dụng chủ yếu là:
-Khảo sát, nghiên cứu
-Thống kê-phân loại
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học(xây dựng bảng hỏi)
- Quan sát
- Phỏng vấn(đặc biệt là phỏng vấn sâu)…
6 Đóng góp mới của đề tài
Luận văn rút ra những nét khác biệt giữa BMĐT ĐBSCL và các khuvực khác, từ đó đề ra những giải pháp về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐTĐBSCL, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của BMĐT khu vực này.Đây là điểm mới mà các công trình trước đó chưa nghiên cứu sâu và hệ thống
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về lý luận: Từ những nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và so sánhvới các vùng, luận văn có thể rút ra những đặc điểm riêng của BMĐT ĐBSCL
- Về thực tiễn: Luận văn có tính ứng dụng nâng cao chất lượng các sảnphẩm báo mạng cho BMĐT ĐBSCL và thúc đẩy việc mở rộng các trangBMĐT ĐBSCL
8 Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính luận văn gồm 3 chương, 13 tiết
Trang 8Chương 1
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái niệm Báo mạng điện tử
Từ khi máy tính được ứng dụng vào đời sống, mọi việc của con ngườidiễn ra một cách tiện ích và hiệu quả hơn trước đó Bởi vậy, trong quyển sách
“Nhà quản trị trong thời đại thông tin” (nhóm biên dịch Thanh Hoa) đã đánh
giá rất cao tầm ảnh hưởng của máy tính:
“Ngày nay tôi không thể quyết định nếu không có máy vi tính.Công việc thường ngày của tôi đều dựa vào máy vi tính Đối vớitôi, việc quản lý không có máy vi tính cũng giống như một bác sĩkhám bệnh mà không có ống nghe Những chương trình phần mềmtrọn gói đã được thảo chương sẵn và rất gần gũi với người sử dụng
đã giúp tôi truy cập thông tin rất nhanh chóng, và do đó việc raquyết định dễ dàng hơn Việc phụ thuộc vào cảm giác đã giảm mộtcách đáng kể” [20, tr.122]
Chính Internet đã thể hiện xuất sắc vai trò của mình thông qua nhữngchiếc máy tính, những thiết bị có khả năng truy cập, kết nối trực tuyến Dựavào ưu thế kết nối không biên giới của Internet, các nhà truyền thông đã cho
ra đời một loại hình báo chí mới thu hút hàng triệu triệu độc giả trên khắphành tinh Loại hình báo chí đó chính là BMĐT Vậy BMĐT là gì? Vì sao nóhấp dẫn công chúng đến vậy?
1.1.1 Về tên gọi của Báo mạng điện tử
Tháng 5/1992 trang Diễn đàn Chicago được thành lập đánh dấu sự rađời của BMĐT (BMĐT) Sau đó, người ta đã ứng dụng tối đa những ưu thếvượt trội về kỹ thuật của Net và cho ra đời một loại hình báo chí mới tích hợp
Trang 9được sức mạnh của các loại báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyềnhình) Từ khi ra đời đến nay loại hình báo chí thứ tư có rất nhiều cách gọikhác nhau: Online Newspaper (báo trực tuyến), Elictronic Journal (báo điệntử), Cyber Newspaper (báo mạng), Internet Newspaper (báo Internet), BMĐT(theo quy ước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
+ Online Newspaper (báo trực tuyến) là cách gọi của những nước sửdụng tiếng Anh đối với loại hình báo chí có sản phẩm đăng trên Internet Từ
“trực tuyến” có nghĩa là đường thẳng, sử dụng từ này trong điện tử tin học vớihàm nghĩa mô tả phương thức tương tác hoặc truyền thông tin, dữ liệu của cácthiết bị với nhau theo một đường thẳng (hai chiếc máy tính hoặc hai chiếcđiện thoại di động kết nối với nhau có thể xem là tực tuyến) Từ đó cho thấyngay bản thân khái niệm này đã không phản ánh được hết khả năng ứng dụngnhững ưu thế vượt trội về kỹ thuật NET của BMĐT, cho nên, cần có một kháiniệm đầy đủ, phổ quát hơn về BMĐT
+ Electronic Newspaper (Báo điện tử): được hiểu là trang báo được thực hiệnbởi các kỹ thuật điện tử Hiện nay, ở Việt Nam không chỉ các trang báo phát hànhtrên mạng, như: Http://www.nhandan.com.vn, http://www.baocantho.com.vn,
http://laodong.com.vn, http://quehuongonline.vn … mà một số văn bản pháp
quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ này Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật báo chí (Quốc hội khóa X thông qua ngày 12-6-1999) đãđưa thêm báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) vào cácloại hình báo chí (Điều 3 luật báo chí 1989) Trong điều 1, chương 1 nghịđịnh 51/2002/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí giải thích “báo điện tử là tên gọiloại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet).Điều 12 nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet cóghi: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng
Trang 10Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí( báo in, báo hình, báo điện tử),phát hành xuất bản trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tửkhác trên Internet” Những thuật ngữ này nhấn mạnh đến việc các trang báođược thực hiện bởi kỹ thuật điện tử Và nếu dừng lại ở khái niệm này thì chúng
ta không thể lột tả được lợi thế của loại hình báo chí mới theo đúng tinh thầncủa chỉ thị 52/CT-TW của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử nước
ta hiện nay : “Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chítruyền thống, dung lượng thông tin lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hànhkhông bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới, quốc gia…”
+ Internet Newspaper (Báo Internet): được hiểu là trang báo sử dụngcông nghệ kỹ thuật mạng Internet để truyền tải thông tin Thuật ngữ BáoInternet được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học, hộithảo khoa học về vai trò của công nghệ thông tin đối với loại hình báo chímới Còn theo tiến sĩ Thang Đức Thắng-Tổng Biên tập VnExpress- thì: “Gọitên loại hình báo chí thứ tư một cách chính xác nhất là Báo chí Internet”[38]
Theo những cách hiểu trên thì thuật ngữ này cho phép nắm bắt và hiểu
rõ về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí có sự hình thành và phát triểngắn liền với Internet Tuy nhiên, trên thực tế trên thực tế một trang báo pháthành trên mạng Internet đúng là một trang Web nhưng không phải trang Webnào cũng là trang báo
+Báo mạng là cách gọi khác của báo Internet mà người Việt hay dùng.Nhưng nếu dừng ở thuật ngữ này thì khải niệm cũng mơ hồ và chung chung,rất khó nắm bắt được bản chất của loại hình báo chí thứ tư
Năm 1997, sau khi tạp chí Quê Hương có phiên bản điện tử, loại hìnhbáo chí mới này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà báo, nhữngngười làm truyền thông Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân số rangày 12-10-1997, nhà báo Phan Quang trăn trở:
Trang 11“Cần định nghĩa lại báo chí chăng?” Bài viết khẳng định:
“Sự xuất hiện của các phương tiện thông tin mới được dự báo từnhiều năm nay đang trở thành thực tế Bên cạnh các loại hình báo chítruyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình, đã bắt đầu lưuhành và đang trên đà mở rộng nhanh chóng loại hình được tạm gọi là
“báo điện tử” Ngay cách gọi này đã buộc phải xem xét lại khái niệm
“báo chí điện tử” áp dụng những tiến bộ về tin học có khác cácphương thức mà phát thanh, truyền hình cổ điển vẫn thực hiện xưanay…Ở các nước, người ta đang tìm lời giải đáp cho câu hỏi cụ thể:Trên Internet (và các mạng khác) cái gì và thế nào thì được gọi làbáo chí? Lời giải đáp này rất quan trọng, vì một khi sản phẩm đãđược xem là một loại hình báo chí, đương nhiên có quyền và nghĩa
vụ của một phương tiện thông tin đại chúng quy định trong Luật, vàđương nhiên chịu sự chế tài của các luật về báo chí” [31, tr 292] Cho nên, việc tìm khái niệm có thể bao hàm hết ý nghĩa, chức năngnhiệm vụ của loại hình báo chí thứ tư này là rất cần thiết
+BMĐT: là khái niệm do Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng đểđặt tên cho một ngành đào tạo mới: BMĐT Sở dĩ Học viện Báo chí và Tuyêntruyền chọn thuật ngữ này để gọi loại hình báo chí thứ tư, bởi nhiều lý do:
-Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: loại hình báo chí thứ tư là con
đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt độngđược nhờ các kỹ thuật số tiên tiến, các máy tính nối mạng và cácserver, các phần mềm ứng dụng
- Thứ hai, tên gọi này cho phép hiểu một cách chuẩn xác về bảnchất, đặc trưng cơ bản của loại hình báo chí thứ tư: tính đa phươngtiện; tính tương tác cao; tính tức thời, phi định kỳ; khả năng truyềntải thông tin không hạn chế; lưu giữ thông tin dưới dạng siêu văn
Trang 12bản; khả năng siêu liên kết-các trang báo được tổ chức thành từnglớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn chế…
- Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: người làm báo và người đọc báo phải
có trình độ kỹ thuật nhất định, có thể giao lưu với nhau trực tiếpbằng nhiều hình thức: Email, chat, diễn đàn, thảo luận…
-Thứ tư, tên gọi là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như:báo, mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếutố: Việt hóa; đặc trưng của loại hình báo chí thứ tư; khắc phục được
sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai [42 tr.5-6]
Từ những viện dẫn trên, đồng thời BMĐT là một trong những chuyên
đề được qui định chính thức trong chương trình học của lớp Cao học báo chíKhóa 15, nên chúng tôi chọn tên gọi này làm khái niệm chính thức để đi vàonghiên cứu đề tài “Thực trạng BMĐT ĐBSCL”
1.1.2 Các quan niệm về Báo mạng điện tử
Trước khi BMĐT ở Việt Nam ra đời, trên thế giới đã xuất hiện nhiềucông trình nghiên cứu về loại hình báo chí thứ tư này Mỗi một tác giả, nhómnghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, sau đây là những cách tiếp cận thu hútđược sự quan tâm của nhiều người
1.1.2.1 Các quan niệm trên thế giới
Sau sự xuất hiện của trang Chicago, trong “Editor and Publisher của M.Fitzgerald BMĐT cho rằng BMĐT là tất cả các phương tiện thông tin đạichúng có sự hiện diện của Web Công chúng sẽ tìm thấy những thông tin màtrước đây họ thường tìm kiếm qua các công ty, hiệp hội, các tạp chí, các báo,các dịch vụ thông tin và các syndycates, cũng như các đài phát thanh, truyềnhình trên một cơ sở dữ liệu mới Cách hiểu này đã đồng nhất các trang Webchứa đựng những thông tin trên một cơ sở dữ liệu chuẩn và một giao diện nhấtđịnh với các trang BMĐT Trên thực tế, vào cuối những năm của thế kỷ XX rất
Trang 13nhiều trang Web chứa đựng thông tin của cá nhân, tổ chức, các tập đoàn kinh tế
ra đời vì những mục đích nhất định Tuy nhiên chúng không thể đáp ứng đượcđặc thù, chức năng, nhiệm vụ…của một trang báo thực thụ Do đó, quan niệmnày không thỏa mãn được đầy đủ về bản chất của một trang BMĐT
Đến năm 1998, công tình nghiên cứu mang tên “Newspaper Publishingand the world wide web của hai tác giả Michel H.Jackson và Norr Paul đã đưa
ra những tiêu chuẩn cần phải tránh của một trang BMĐT sau:
+ Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cungcấp một sản phẩm riêng biệt để làm báo
+ Trang Web không được cập nhật thông tin trong vòng 15 ngày
+ Trang web không có bản in tương ứng
+ Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo
+ Trang web chỉ bao gồm một trang
+ Trang web chỉ cung cấp khung trang(đề mục) mà không có nội dung
đi kèm
Đến nay, những tiêu chuẩn mà hai tác giả trên đưa ra vẫn còn đúng Tuynhiên, đối với tiêu chuẩn 2,3 thì không còn phù hợp Bởi tính chất của BMĐT làtức thời, phi định kỳ, tin bài phải luôn cập nhật liên tục theo từng phút, giây chứkhông thể tính thể đơn vị ngày như trước đó Mặt khác, hiện nay có rất nhiềutrang BMĐT không có bản in tương ứng vẫn hoạt động hiệu quả
Năm 2001, tiến sĩ Mark Deuze- nghiên cứu về giảng dạy báo chí ở cáctrường đại học của Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha- đã đưa ra định nghĩa tương đốihoàn chỉnh về BMĐT: “BMĐT là hình thức báo chí kế tiếp thứ tư sau báo in,báo nói, truyền hình nhưng lại có những đặc điểm khác hẳn so với các loạihình báo chí truyền thống BMĐT sử dụng yếu tố công nghệ cao như là mộtnhân tố quyết định Các phóng viên BMĐT phải lựa chọn phương tiện nào làtốt nhất để đăng một câu chuyện (tính đa phương tiện), phải đặt ra một không
Trang 14gian, một đường dẫn để tạo nên sự tương tác giữa tác phẩm và công chúng(tính tương tác cao), phải kết nhắc đến kết nối, đồng thời mở rộng những câuchuyện, đưa người đọc từ không gian này đến không gian khác (tính siêu vănbản) [theo Mark Deuze Online Journalism modelling the first generation ofnews on the world wide web (Báo trực tuyến mô hình phương tiện thông tinthế hệ thứ nhất trên mạng toàn cầu Trường nghiên cứu hệ thống giao tiếpAmsterdam, Hà Lan Tháng 12/1998].
Khái niệm tiến sĩ Mark Deuze đưa ra khá đầy đủ về đặc trưng củaBMĐT ở các tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính siêu văn bản; kháiniệm này được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận nhưng hơi dài
Trên “Conser Cataloging manual 2002” đưa ra khái niệm về BMĐTsau: “Sự tiếp cận từ xa với một trang báo trên mạng điện tử thì được gọi làBMĐT” Khái niệm này tuy ngắn gọn nhưng không giúp người ta hiểu mộtcách rõ ràng về thực chất BMĐT là gì?
1.1.2.2 Các quan niệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm BMĐT cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X ngày 12-6-1999, Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật báo chí được thông qua Điều 1 của Luật này(luật
số 12/1999/QH10)ghi rõ “Sửa đổi, bổ sung Lời mở đầu và một số điều của Luật báo chí”, trong đó, BMĐT được đưa thêm vào điều 3 của Luật: “Báo
điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếngcác dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” Theo Luật này thì BMĐTchủ khác các loại hình khác ở chỗ được đăng tải trên mạng Internet
Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sửdụng dịch vụ Internet xem : “BMĐT là việc phát hành báo chí (báo in, báo nói,báo hình, BMĐT) trên Internet” Theo nghị định này, các nhà cung cấp dịch vụthông tin Internet (ICP-Internet Content Provider, nhà cung cấp nội dung thông
Trang 15tin) phải tuân theo các quy định về báo chí, xuất bản phẩm trên Internet của BộVăn hóa Thông tin Đồng thời khi các trang thông tin đủ chuẩn được cấp phép
sẽ được hưởng đủ mọi quyền lợi của Luật báo chí quy định Điều này đánhđồng BMĐT cũng như các loại hình dịch vụ thông tin Internet
Trong buổi họp báo giới thiệu Nghị định 55 của Chính phủ, nguyên thứtrưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phan Khắc Hải cho rằng: căn cứ vào việc cấpphép của Bộ VH-TT thì chưa có trang báo nào được coi là BMĐT thực sự vàchưa có phóng viên nào được cấp thẻ phóng viên BMĐT Bộ VH-TT chỉ cấpphép cho các cơ quan báo chí đưa báo chí của mình lên mạng và cấp phép chomột số ICP để đưa thông tin lên mạng chứ không phải cho phép ra một trangBMĐT.[Dẫn theo lời của tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa trong đề tài khoa học cấp
cơ sở trọng điểm về tổ chức và quản lý BMĐT ở Việt Nam năm 2007] Cáchgiải thích này không thống nhất với Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luậtbáo chí- bổ sung thêm báo điện tử vào các loại hình báo chí
Từ nhiều phân tích trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa nêu lên khái niệm vềBMĐT như sau:
BMĐT là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưuthế của báo in, báo nói, báo hình; sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân
tố quyết định; quy trình sản xuất và chuyển tải thông tin dựa trên nền tảngmạng Internet toàn cầu [42, tr.10]
Trong khi tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm sau:
“BMĐT là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức trang web vàphát hành trên mạng Internet [56]
Tóm lại, dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung các nhà khoahọc có điểm giống nhau: đều xem BMĐT là một loại hình báo chí mới, cókhả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh, hình ảnh,chỉ trong vòng vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế
Trang 16Từ những cách hiểu trên chúng tôi có thể rút ra một khái niệm như sau:BMĐT là loại hình báo chí ra đời dựa trên sự tích hợp những ưu thếcủa các loại hình báo chí truyền thống; được xây dựng dựa trên kỹ thuật côngnghệ cao và phát hành trên mạng Internet; khu vực phủ sóng toàn cầu; côngchúng của loại hình báo chí này phải đáp ứng những yêu cầu nhất định vềtrình độ kỹ thuật.
1.2 Đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước liên quan đến Báo
mạng điện tử
Hồ Chí Minh hiểu rõ báo chỉ có thể phát huy tối đa vai trò của mìnhnếu biết dùng pháp luật điều chỉnh đúng hướng Cho nên, ngay sau khi đấtnước giành chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban bố Sắc lệnh lệnh số 41ngày 19-3-1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho nền báo chí Cách mạng ViệtNam Trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đã khẳng một số quyền tự
do cơ bản của nhân dân:“ Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự
do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lạitrong và ra ngoài nước” (Điều 10, Hiến pháp 1946)
Đến cuối năm 1956, nền báo Cách mạng Việt Nam có nhiều khởi sắc,yêu cầu lúc này là phải tạo khung pháp lý cơ bản liên quan đến quản lý nhànước về báo chí Và ngày 14-12-1956 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 282 vềchế độ báo chí, sắc lệnh này sau trở thành Luật số 100/SL-L.002 ngày 20-5-
1957 quy định chế độ báo chí Đây là đạo luật đầu tiên dành riêng cho báo chí
ở Việt Nam lúc bấy giờ Hai Nghị định tiếp theo thể hiện sự quan tâm sâu sắccủa Chính phủ với báo chí là: Nghị định 297/Ttg ngày 9-7-1957 “quy địnhchế độ và quyền lợi của những người làm công tác nghiên cứu chuyênnghiệp” và Nghị định 298/Ttg ngày 9-71957 quy định chi tiết thi hành luật vềchế độ báo chí
Đến năm 1989 khi luật báo chí ngày 28-2-1989 được Quốc hội thôngqua đã thay thế cho Luật số 100/SL-L.002 về chế độ báo chí Luật này gồm 7
Trang 17chương, 31 điều(Đến luật sửa đổi bổ sung còn 30 điều) với đầy đủ những quiđịnh về đối tượng, chức năng nhiệm vụ, điều kiện thành lập trang báo, quyềnlợi của người hoạt động trong lĩnh vực báo chí; công chúng báo chí, các cơquan quản lý nhà nước về báo chí…
Bên cạnh đó, các hiến pháp 1946 (điều 10), 1959 (điều 25), 1980 (điều
45, 67), 1992 (điều 69, điều 33) đều nêu lên quyền tự do ngôn luận của nhândân, sự đánh giá tích cực về hoạt động của báo chí Sau đó, các văn bảnhướng dẫn thi hành các Luật báo chí, xuất bản dần dần được hoàn chỉnh Nghịđịnh 133/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 20-4-1992 quy địnhchi tiết thi hành Luật báo chí về các mặt: bảo đảm quyền tự do báo chí, tự dongôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức báo chí và nhà báo, quản lý nhànước về báo chí, khen thưởng và xử lý vi phạm
Những Luật và văn bản quy phạm pháp quy trên đã góp phần quantrọng trong việc điều chỉnh, định hướng hoạt động của các loại hình báo chítruyền thống Và ngay sau khi Internet xuất hiện, hàng loạt các văn bản kháccũng lần lượt ra đời Nghị định 21/CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ về “Quichế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam” Kếtiếp là Quyết định 136/Ttg ngày 3-5-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việcthành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet Sau Nghị định này, cácngành Bưu điện, Văn hóa, Bộ Nội vụ phối hợp ra Thông tư liên tịch số8/TTLT tổng cục Bưu điện- Bộ Văn hóa-Thông tin-Bộ Nội vụ ngày 24-5-
1997 “Hướng dẫn cấp phép việc kết nối cung cấp và sử dụng Internet ở ViệtNam” Ngày 21-5-1997, Bộ Văn hóa Thông tin ban hành Quyết định số110BC về việc cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet gồm 4chương, 8 điều
Thông tin được đưa lên mạng, phát hành toàn cầu thì các yếu tố liênquan đến nước ngoài cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn Vì thế, Nghị
Trang 18định số 98-CP ngày 13-9-1997 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt độngbáo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài Cuối năm 1997, Thông tư liên bộ
số 97/TTLB-VHTT-NG của Bộ Văn hóa-Thông tin-Ngoại giao hướng dẫn thihành Quy chế hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài Quyếtđịnh số 1268/ VHTT- QĐ ngày 6-7-1998 của Bộ Văn hóa -Thông tin về chọnđơn vị thực hiện đề án quản lý thông tin trên mạng Internet đặt tại Vụ Báo chígồm 3 điều… Những văn bản này ra đời mở ra hướng phát triển mới cho cácphương tiện truyền thông mở rộng tầm ảnh hưởng Từ đây, các loại hình dịch vụkinh doanh, các tổ chức, cá nhân… có điều kiện quảng bá mình ra toàn thế giới.Đây chính là cơ hội và cũng là tiền đề để BMĐT sau này phát triển thuận lợi
Đánh dấu bước ngoặt sự công nhận loại hình báo chí thứ tư (BMĐT) làLuật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật chí 1999 Luật sửa đổi này bổ sungbáo điện tử vào các loại hình báo chí truyền thống Luật này ra đời tạo điềukiện cho các trang báo mạng độc lập và phụ thuộc có điều kiện hoạt độngtheo đúng hướng, đúng chủ trương, hợp cơ chế và hiệu quả
Ngoài Luật báo chí và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật báo chí,
cơ quan Nhà nước có thẩm còn ban hành nhiều văn bản quy định rõ việc xuấtbản, lưu chiểu và phát hành báo chí Cụ thể, Nghị định 72/2000/NĐ-CP ngày5-1-2000 của Chính phủ có đề cập đến cá nội dung: công bố, phổ biến tácphẩm ra nước ngoài Đặc biệt văn bản được xem là “mở nút” cho các cơ quanbáo chí có điều kiện phát triển phù hợp với xu thế “số hóa” là Nghị định55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tạiViệt Nam, quy định: Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển;Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp
lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Sau khi Nghị định 55 của Chính phủ ra đời, Tổng cục Bưu điện banhành Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20-11-2001 hướng dẫn thi hành Nghị
Trang 19định 55 Các quy định này chứng tỏ, Nhà nước đã mở rộng cửa cho các cơquan báo chí cơ hội phát huy hết ưu thể của mình, trong đó, BMĐT là một ví
vụ thuyết phục nhất Tuy nhiên, sự quản lý của cơ quan chủ quản phải songsong theo kịp tốc độ của báo chí, các dịch vụ Internet, không để xảy ra tìnhtrạng mở rộng tràn lan và không thể kiểm soát
Vì lẽ đó, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã đặt
ra vấn đề định hướng, trách nhiệm xã hội của các loại hình truyền thông dựatrên nền tảng Internet Văn kiện nêu: “Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tinđối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng”
Thông tin cung cấp trên mạng như thế nào được xem là hợp pháp?.Tháng 3 năm 2005, Bộ Văn hóa –Thông tin ra công văn số 456 về tiêu chuẩncủa một trang BMĐT được coi là hợp pháp, phải thỏa mãn những qui định chitiết trong điều 4, điều 5 của công văn
Điều 4: Mọi thông tin của đơn vị cung cấp thông tin trên Internet,trang tin điện tử nói trong Qui chế 27/2002/QĐ – BVHTT phải thựchiện theo những qui định sau đây:
1 Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân
2 Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâmlược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích độngdâm ô, đồi trụy, tội ác
3 Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh,kinh tế đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nướcCHXHCN Việt Nam quy định
4 Không được cung cấp thông tin trên Internet khi chưa có giấyphép của bộ VHTT
Trang 205 Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vithông tin đã được Bộ VHTT cấp phép
Điều 5: Các nội dung ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cungcấp thông tin Internet, trang thông tin điện tử trên Internet
1 Tên gọi của Đơn vị cung cấp thông tin, trang thông tin điện tử
2 Tên cơ quan chủ quản (nếu có)
3 Tên giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép
4 Họ, tên người chịu trách nhiệm của Đơn vị cung cấp thông tin vàtrang tin điện tử [16]
Mở rộng và phát triển các ấn phẩm, các trang thông tin, những trangbáo “con” là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí Dự đoán được xu thếtrên, các cơ quan tham mưu và ban hành Luật đã tính đến việc làm thế nào đểcác cơ quan báo chí, những người tham gia hoạt động báo chí hiểu đúng, hiểu
rõ tinh thần của Luật Điều này đặt ra một yêu cầu mới là phải có các bảnhướng dẫn cụ thể việc thi hành các Luật liên quan đến báo chí Nghị định số51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hànhLuật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ra đời trên
cơ sở đó Trong Nghị định này, điều 14 nêu rất cụ thể: “Sau khi nhận đượcgiấy phép hoạt động của báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trêncác phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tinmáy tính, phát sóng thử nghiệm…”
Khi các cơ sở pháp lý để thành lập một trang báo được hoàn chỉnh thìviệc hoạt động ra sao, quản lý chúng như thế nào? Làm sao được khuyếnkhích báo chí phát triển lại là vấn đề đặt ra kế tiếp Chỉ thị 58/CTTW của BộChính trị ra ngày 17-10-2001 khuyến khích đẩy nhanh xây dựng viễn thông
và Internet Bên cạnh đó, Bộ Chính trị ra tiếp Chỉ thị 22 đặt hình thức truyềnthông trực tuyến gắn chặt với an ninh Ngày 10-10-2002, Bộ Văn hóa-Thông
Trang 21tin đã ký Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế “Quản lý vàcấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên mạngInternet Quyết định nhấn mạnh: việc cung cấp thông tin trên Internet, thiếtlập trang tin trang điện tử trên Internet không được thực hiện khi chưa có giấyphép của Bộ Văn hóa-Thông tin và không được cung cấp thông tin trái tônchỉ, mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hóa- Thông tin cho phép.
Bộ Văn hóa-Thông tin(nay quyền này thuộc về Bộ Thông tin Truyền thông)
có trách nhiệm soạn thảo dự án Luật liên quan đến báo chí Chính phủ cótrách nhiệm trình các Luật ấy lên Quốc hội Quốc hội thảo luận và có quyềnthông qua Các văn bản dưới Luật liên quan đến báo chí khác, như: Nghịđịnh, Quyết định sẽ do Chính phủ ban hành trên cơ sở kiến nghị của Bộ thôngtin và Truyền thông
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 33/2002/QĐ-Ttg phê duyệt
dự án phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đã đưa vị thế củaInternet lên một tầm cao mới, mà sức ảnh hưởng của nó chi phối mọi hoạtđộng của đời sống con người Cụ thể, điều 1 có ghi mục tiêu đối với Internet:
“Phát triển hạ tầng Internet thành môi trường ứng dụng thuận lợi cho các loạihình dịch vụ điện tử về thương mại, hành chính, báo chí, bưu chính viễnthông, tài chính, ngân hàng, giáo dục từ xa, y tế qua mạng…phục vụ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” Trong thời gian này, Bộ Văn hóa-Thông tin cũng ra một Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21-11-2002ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, trang rơi; phát hành thông cáobáo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chứcnước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Khai thác tàinguyên cũng phải tuân thủ đúng quy định, đó là nội dung của một quyết địnhcủa Bộ Bưu chính-Viễn thông Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26-5-2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông ban hành Quy định về quản
lý và sử dụng tài nguyên Internet
Trang 22Theo tinh thần của Nghị định 55 của Chính phủ là: phát triển đến đâu,quản lý đến đó Do vậy, khi các loại hình thông tin đến mạng và Internet đượcxây dựng và phát triển, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan banhành hàng loạt các văn bản để tăng cường quản lý Internet và báo chí sử dụngInternet làm nền tảng.
Liên quan đến việc bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nhà nước của báo chí
và Internet, đầu năm 2004, Bộ Công an đã có quyết định cụ thể về vấn đề này.Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29-1-2004 của Bộ trưởng Bộ Công anban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý,cung cấp sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam Ngày 1-12-2004 Bộ Chính trị
đã có thông báo Kết luận số 162 TB/TW về một số biện pháp tăng cườngquản lý báo chí trong tình hình hiện nay
Cuối năm 2004, Thông tư số 05/2004/TT-BCVT ngày 16-12-2004 của
Bộ Bưu chính - Viễn thông hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạmhành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại chương IV Nghị định 55 củaChính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
Để triển khai Thông báo 162TB/TW, ngày 13-5-2005, Thủ tướngChính phủ ra Quyết định số 388/QĐ-TTg ban hành kế hoạch của Chính phủthực hiện Thông báo đó của Bộ Chính trị Trong thời gian này, Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư “về Phát triển và quản lý báo điện tử
ở nước ta hiện nay” là đánh giá sâu sát những ưu, khuyết điểm của loại hìnhbáo chí thứ tư này Chỉ thị khẳng định: “Báo điện tử có tác dụng và tiện íchhơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn,tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thờigian, biên giới, quốc gia Từ khi ra đời báo điện tử đã góp phần vào việc phổbiến tuyên tuyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu
Trang 23thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân…” Bên cạnh việc nêu ra một sốhạn chế cần khắc phục đối với báo điện tử, Chỉ thị nhấn mạnh đến nhiệm vụcần phải làm của các cơ quan báo chí là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,giáo dục nhằm nâng cao nhận thức toàn thể các cấp, ngành và nhân dân về vịtrí tầm quan tọng và tính hai mặt của Internet và báo điện tử; tăng cường côngtác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các mạng thông tin điện tử; sửađổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách pháttriển, quản lý báo điện tử và mạng Internet; nâng cao năng lực quản lý báođiện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quản quản lý nhà nước từTrung ương đến địa phương.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 về quản lý, cung cấp, sửdụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đã thay thế cho Nghị định55/2001/NĐ-CP Trong năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng banhành nhiều Quyết định, Thông tư liên quan đến Internet: Quyết định 37/200/QĐ-BTTTT ngày 13-6-2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Thông tư số05/TT-BTTTT ngày 12-11-2008 hướng dẫn một số điều của Nghị định 97/2008/NĐ-CP; Thông tư số 7/2002/TT-BTTTT ngày 18-12-2008 hướng dẫn một sốnội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhântrong Nghị định 97/2008/ NĐ-CP; Thông tư số 09/TT-BTTTT ngày 24-12-2008hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet…
Từ các văn bản nêu trên có thể thấy, phần lớn nội dung các văn bản nàyđều tập trung quy định quản lý nhà nước về Internet, trang tin, báo điện tử.Trong khi, ngày nay, các trang mạng xã hội, trang tin cá nhân đang phát triểnrầm rộ, kết nối nhanh, khó kiểm soát, như: Blogs, Facebook, các hình thứcOnline trực tuyến… nhưng chưa có văn bản, luật định có hình thức quản lýhoặc xử phạt khi vi phạm
Trang 241.3 Báo mạng điện tử ở Việt Nam
Tạp chí Quê Hương Online ra đời năm 1997 đã đánh dấu mốc quantrọng cho sự nở rộ của các trang BMĐT tiếp theo Kể từ đó, hàng loạt cáctrang báo in có tên tuổi cho ra đời phiên bản của mình trên Internet, đáng kểnhất là sự xuất hiện các trang BMĐT độc lập VnExpress, Vietnamnet,Vnmedia Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, cộng thêm nhu cầuhội nhập quốc tế, ở Việt Nam, cứ năm sau cao hơn năm trước, các trangBMĐT liên tục tăng không ngừng
Trong quyển “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản”, NXB Chính Hành chính 2010, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chia quá trình hình thành
trị-và phát triển của các BMĐT Việt Nam thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ
1997 đến 2001, giai đoạn 2 từ 2001 đến 2005 và cuối cùng là từ 2005 đếnnay Trong đó, tác giả phân tích giai đoạn đầu là giai đoạn sơ khai của BMĐTvới rất nhiều khó khăn Nổi cộm nhất vẫn là những khó khăn về hạ tầng kỹthuật công nghệ kỹ thuật, về vấn đề trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân
sự hoạt động trong loại hình báo chí thứ tư này, vấn đề tâm lý tiếp nhận củabạn đọc còn dè dặt Giai đoạn tiếp theo tuy có sự xuất hiện hàng các phiênbản con của các trang báo lớn, các trang BMĐT độc lập nhưng số lượngngười được đào tạo chưa nhiều, đội ngũ làm báo trực tiếp vẫn tỏ ra lúng túng
và thiếu chuyên nghiệp Giai đoạn thứ ba BMĐT ở Việt Nam không chỉ pháttriển nhanh về số lượng mà còn nâng dần đươc chất lượng Đáng ghi nhận làgiai đoạn này ngoài các trang báo tuyền thống có thương hiệu thì các trangbáo mạng của các cơ quan báo đảng tỉnh cũng xuất hiện rầm rộ Các trang báomạng trực thuộc báo truyền thống và báo tỉnh không dừng lại là bản sao màcòn tích hợp được những ưu thế vượt trội của BMĐT về đa phương tiện, đồhình đồ họa, tính tương tác cao Các trang báo Tuổi Trẻ Tp.HCM, Nhân Dân,Thanh Niên, Yên Bái…đều cung cấp các video bài hát, các chương trìnhtruyền hình hay các bộ phim hấp dẫn công chúng trên trang web của mình
Trang 25Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, đến tháng 12/2009, cả nước
có 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trangthông tin điện tử Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào phân định rõ 37trang báo điện tử này gồm những trang nào và chúng là trang BMĐT độc lậphay cả độc lập và phụ thuộc (vào những trang báo mẹ) Ở nước ta, nói đếnBMĐT thì phải kể đến một số trang tiêu biểu như: Vietnamnet, VnExpress,Vnmedia, Tuổi trẻ online, Tiền Phong Online, Sài Gòn Giải Phóng Online,Lao động điện tử, Nhân Dân điện Tử, Dân Trí điện tử…
Bên cạnh những trang BMĐT nêu trên, từ năm 2001 về sau, báo Đảngtrong cả nước cũng cho ra đời các phiên bản của mình trên Internet Điều nàytạo nên một làng báo mạng đa sắc màu, phong phú đem đến nhiều sự lựa chọncho độc giả trên khắp mọi miền của cả nước Một đặc thù làng báo ở ViệtNam là hàng ngày các trang báo lớn như: Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên…đều thông tin các sự kiện nổi bật trong nước Tuy nhiên, nếu một độc giả xa
xứ muốn tìm hiểu những thông tin tỉ mỉ về Cần Thơ hoặc một tỉnh lẻ nào khácthì lựa chọn đầy đủ nhất vẫn là Báo Cần Thơ điện tử hoặc báo đảng onlinecủa tỉnh đó Và câu hỏi đặt ra là: Nên xem các trang website của các bảoĐảng là BMĐT hay trang web thông tin?
Trong đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm 2007 “Tổ chức và quản lýBMĐT ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thoa có nêu ra sự khác biệt giữacác web thông tin và BMĐT [42, tr.19-21]
Là một tổ chức chính tị xã hội
nhất định, độc lập trên mạng
Của tổ chức xã hội, công ty,
đơn vị kinh tế, cá nhân
Là hoạt động chính trị (có
nhiệm vụ chính trị, phục vụ công tác
tư tưởng, phục vụ lợi ích quốc gia,
dân tộc, nhân dân theo luật báo chí
Quảng bá cho tổ chức, cánhân, sản phẩm, vì mục đích kinh tế
là chủ yếu
Trang 26hiện hành)
Nội dung thông tin: được chọn
lọc, cân nhắc kĩ càng về mọi vấn đề
chính tị, kinh tế, văn hóa, an ninh
quốc phòng Tính thời sự của thông
tin cao, gần như ngay lập tức, đồng
thời với sự kiện xảy ra Thông tin là
những sự kiện có thật, chính xác, có
thể kiểm tra Thông tin mang tính
định hướng nhận thức tư tưởng, góp
phần quản lý xã hội Có ranh giới
giữa thông tin của trang báo và thông
tin của trang báo và thông tin của
web mà nó có chung tên miền
Nội dung: hẹp, mang tính cánhân (về doanh nghiệp, về sản phẩm,
về công trình nghiên cứu khoa học).Thông tin không xuất hiện liên tục,cập nhật Thông tin có thể có thật,cso thể nói quá sự thật, tùy theo mụcđích kinh tế cần đạt được
Hình thức: được thiết kế theo
chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt
nhưng đảm bảo tính chính trị của trật
tự thông tin Thể loại báo chí đa
dạng Ngôn ngữ đại chúng dễ hiểu,
chính xác
Hình thức: trang web đượcthiết kế không ổn định, tùy theo nộidung thông tin cần thông báo Không
sử dụng các loại hình báo chí như:phóng sự, điều tra, ghi nhanh…
Công chúng: đa dạng, đại
chúng, có sự quan tâm đến những vấn
đề có liên quan đến quyền lợi của
mình hoặc của dân tộc, đất nước Có
sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng
góp lượng thông tin lớn cho tòa báo,
có nhu cầu thông tin cao như món ăn
tinh thần hàng ngày, hàng giờ
Không có công chúng, chỉ cóngười sử dụng thông tin cho mụcđích cá nhân của mình Sự phản hồithông tin chỉ xảy ra khi người sửdụng có nhu cầu mua, bán hoặc tìmđối tác
Trang 27Đội ngũ sản xuất thông thin: là
những nhà báo chuyên nghiệp, có
bản lĩnh chính trị, có trình độ nghiệp
vụ báo chí, ngoại ngữ, tin học, các tri
thức khoa học khác
Đội ngũ sản xuất thông tin:là
tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầuthông tin về mình, quảng bá sảnphẩm, tìm đối tác
Qui trình sản xuất thông tin:
chất liệu tác phẩm báo chí lấy từ thực
tiễn cuộc sống, được lựa chọn và
kiểm tra, thông tin theo dòng thời
cuộc
Sản xuất thông tin từ cái mình có,dựa trên nhu cầu mua bán, trao đổi
Trang báo được phát hành trên
mạng Internet nhưng có sự quản lý
và kiểm tra chặt chẽ Quá trình
truyền tải thông tin tức thời và phi
ra đời trang website Năm 2001 và năm 2002 lát đác có 6 trang được ra mắt,năm 2003 chỉ hai trang, ít nhất là năm 2004, chỉ có trang báo Báo Phú Thọ rađời Từ sau năm 2005 có khởi sắc hơn, cụ thể năm 2005 và 2006 đều có 5 tỉnh
mở website báo mình Năm 2008 là năm kỷ lục nhất, với 10 trang báo onlinecủa các báo Đảng; kém hơn là năm 2010 có 9 trang Năm 2009 cũng chỉ có 7trang Trong 11 báo Đảng tỉnh chưa thành lập trang website cho mình thì ởĐBSCL có 6 trang (chiếm hơn 50% của cả nước), đó là các báo: Kiên Giang,
Trang 28Bạc Liêu, Trà Vinh, Ấp Bắc, Long An, Sóc Trăng; khu vực Miền Bắc gồmbáo Hà Nam, Hà Tây, Bắc Giang; Miền Trung còn báo Quảng Bình Trước
đó, cuối năm 2010, có 50/64 báo tỉnh có trang website Bốn tháng đầu năm
2011, hệ thống báo Đảng cả nước chỉ thêm 3 báo mới được thành lập: BáoThái Nguyên, Ninh Bình và Ninh Thuận; trong thời gian này, báo đảng cáctỉnh ĐBSCL không thành lập trang web nào
Việt Nam hiện nay tồn tại song song hai mô hình tòa soạn BMĐT, một
là những trang BMĐT thuộc các cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyềnhình và những trang BMĐT hoạt động độc lập
Những trang BMĐT phụ thuộc của các cơ quan báo in chỉ là một sảnphẩm của cơ quan báo chí, ví dụ: báo Nhân Dân điện tử là ấn phẩm của báoNhân Dân, Báo Tiền Phong Online là sản phẩm của báo Tiền Phong, Báo CầnThơ điện tử là sản phẩm của báo Cần Thơ Do đó, bộ máy nhân sự làm việccho BMĐT trong các trang báo này chỉ là một phòng, ban chuyên môn, có nơinhân sự báo in kiêm nhiệm chưa tách phòng ban, như: báo điện tử Cần Thơ,Báo Đồng Tháp Thông thường, ở một số trang báo lớn có thương hiệuphòng, ban làm báo điện tử từ 10-20 người, có báo có quay phim riêng: báoTuổi trẻ, Lao Động, Yên Bái Tuy nhiên, các trang báo tỉnh thì tối đa là 5người, rất ít trong số này có lực lượng quay phim chuyên nghiệp Tổng biêntập luôn là người chịu trách nhiệm lớn nhất về phiên bản này Nội dung thôngtin thường được lấy từ trang báo mẹ và chia sẻ thông tin từ các trang báo kháctrong nước và quốc tế, thông thường lấy 50% nội dung thông tin từ báo mẹ,còn lại từ thông tin trong nước và quốc tế Tuy nhiên, gần đây, do nhu cầu củađộc giả và do sự cạnh tranh giữa các trang báo trở nên quyết liệt hơn, nhiềutrang báo lớn có phóng viên viết bài riêng cho báo mạng Công việc chính củaphóng viên là tuyển chọn, biên tập lại những thông tin chính, thời sự, nónghổi của trang báo mẹ và đi thực tế sáng tác Nhưng đội ngũ này chủ yếu lấy từ
Trang 29báo in sang, phần nhiều chưa được đào tạo về BMĐT vẫn còn thiếu tínhchuyên nghiệp.
Mô hình thứ hai là những trang BMĐT chuyên nghiệp và độc lập Cácchủ nhân là các nhà cung cấp thông tin: như Vietnamnet, VnExpress, VDCMedia…lợi thế của những trang báo này là được trang bị những thiết bị kỹthuật, phần mềm tốt nhất Đội ngũ phóng viên vừa thạo kỹ thuật vừa giỏingoại ngữ và thạo kỹ năng tác nghiệp báo chí Những trang báo này có đủđiều kiện thành lập đúng như quy định của Luật báo chí; có chức năng, nhiệm
vụ, tôn chỉ mục đích riêng, tổ chức tòa soạn với đầy đủ các phòng ban chuyênmôn như một trang báo in, bao gồm: Ban biên tập, trưởng phó phòng ban,phóng viên, kỹ thuật viên, cán bộ nhân viên hành chính trị sự Do mạnh về kỹthuật nên khâu trình bày theo mô hình site, mục, các chuyên trang, chuyên đềkhoa học và tiện ích, giao diện bắt mắt, khả năng kết nối hơn hẳn các báo phụthuộc Làm việc trong trang BMĐT, yêu cầu phóng viên của phải nhanh nhậy
và đa năng hơn báo in Vì ngoài chuyện viết lách, khả năng sử dụng kỹ thuật
và đa phương tiện phải thành thạo Bên cạnh đó, đặc thù công việc của báomạng là áp lực thời sự nên phóng viên phải rèn kỹ năng giao tiếp, khả năngthiết lập quan hệ ngoại giao với nguồn tin, cộng tác viên tốt để khi cần thiết
có thể kết nối thông tin bất cứ ai và mọi lúc
1.4 Vai trò của BMĐT đối với địa phương
Trong quyển “Tuyền thông đại chúng” (NXB Chính trị quốc gia, HàNội 2001) tác giả Tạ Ngọc Tấn nhận định:
“Do có phạm vi hoạt động rộng lớn và sự nhanh nhạy trong tiếpcận, phản ánh các sự kiện mới nên TTĐC cung cấp cho các lãnhđạo nguồn thông tin rất phong phú, khách quan và thời sự về toàn
xã hội cũng như từng lĩnh vực cụ thể Nguồn thông tin của TTĐCkhông những đa diện mà còn bao gồm nhiều cung bậc Nó bao gồm
Trang 30từ những thông tin cụ thể, sinh động nóng hổi tính thời sự đếnnhững thông tin đã được xử lý một phần, được khái quát và đúc kết
từ những kinh nghiệm, những biểu hiện khác nhau trong quá trìnhvận động của tiến trình xã hội Đó là nguồn thông tin vô cùng quýbáu và cần thiết cho việc hoạch định mới hay điều chỉnh, hoàn thiệncác chính sách xã hội” [38]
BMĐT ra đời kế thừa sự ưu việt nhất của các loại hình báo chí truyềnthống, cho nên BMĐT không chỉ thực hiện tốt các chức năng cơ bản của báochí, như: thông tin, tư tưởng, giáo dục, giải trí… mà nó còn tạo được nhiều sựảnh hưởng mang tính đột phá đối với sự phát triển xã hội
BMĐT là một phương tiện TTĐC ra đời muộn nhưng nó vượt trội hơncác loại hình TTĐC truyền thống bởi khả năng phủ sóng rộng khắp, sự tươngtác phản hồi nhanh và sự ứng dụng tối đa đa phương tiện BMĐT nói chungtác động đến nhận thức, hành động và cả cách hưởng thụ cuộc sống của côngchúng khắp thế giới Đối với BMĐT phụ thuộc các cơ quan báo, đài địaphương dù diện phủ sóng rộng nhưng đối tượng chính mà nó phục vụ lànhững gì liên quan trực tiếp đến lợi ích địa phương, nơi nó được hình thành.BMĐT này tác động trực tiếp đến ba đối tượng cơ bản đó là: Chính quyền địaphương, công chúng địa phương và cơ quan báo chí địa phương
Chính quyền địa phương ở đây bao gồm các ngành chức năng và cơquan quản lý báo chí Báo chí bao giờ cũng là “cầu nối giữa Đảng, Nhà nước
và nhân dân” Đặc biệt, báo Đảng được xem là tiếng nói của đảng bộ, nhândân trong tỉnh Đó là mối quan hệ hai chiều: giữa Đảng đến nhân dân vàngược lại
Thông qua báo chí, các cơ quan địa phương sẽ tuyên truyền đường lối,chính sách, những văn bản pháp quy, các thiết chế liên quan đến người dânđịa phương Cơ quan báo chí là cầu nối không chỉ giúp nhân dân hiểu đúng,
Trang 31đủ những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và địa phươngnói riêng mà còn giúp các cơ quan chức năng giáo dục ý thức chính trị chonhân dân Qua các phương tiện thông tin đại chúng nhân dân sẽ được nângdần về ý thức chính trị, tư tưởng, lối sống theo đúng pháp luật, đúng luân lýchuẩn mực đạo đức xã hội
Cùng với truyền tải các thông tin, sự kiện nóng hổi về địa phương,BMĐT các cơ quan báo chí phụ thuộc còn cập nhật kịp thời cho mọi ngườicác sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế Điều này vừa giúp cho các cơ quanchức năng địa phương có thể biết được những sự kiện xảy ra xung quanh địaphương và mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng Trên cơ sở đó, chínhquyền địa phương sẽ có những cách làm, hành động, quyết sách phù hợp tìnhhình địa phương mình
Trước tiên, BMĐT giúp chính quyền địa phương hiểu cuộc sống, ýthức pháp luật, chấp hành pháp luật, nhận thức chính trị tư tưởng, tâm tưnguyện vọng của dân Thông qua phản ánh của báo chí, chính quyền địaphương cũng kiểm tra, đánh giá được tình hình thực thi đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, lề lối làm việc và cách ứng xử của cán bộ công chứcđối với nhân dân Từ đó, chính quyền địa phương có những điều chỉnh phùhợp nhằm mục đích gần dân, lắng nghe dân và hiểu dân hơn
Vì thông qua BMĐT, các cơ quan quản lý báo chí có cơ hội theo dõi,kiểm tra thường xuyên Qua đó, cơ quan quản lý báo có những định hướng,chỉ đạo kịp thời đối với các hoạt động của cơ quan báo chí và những ngườitham gia làm công tác báo chí
Bên cạnh đó sự ra đời của BMĐT ở các cơ quan báo Đảng đã mang lạicông chúng địa phương nhiều tiện ích mà trước đây báo in không thể đáp ứngđược Thứ nhất, công chúng sẽ tiếp cận thông tin trong tư thế chủ động hơnbáo in Đồng thời, công chúng còn được hưởng thụ lượng nội dung thông tinphong phú đa dạng được đề cập đến rất nhiều sự kiện không chỉ của địa
Trang 32phương mà cả trên toàn cầu Công chúng địa phương thay vì phải mua nhiều
ấn phẩm báo chí như trước đây thì ngày này hầu hết các vấn đề của địaphương và thông tin nóng nhất được bày lên trang BMĐT địa phương Qua
đó, công chúng không chỉ được mở rộng tri thức, nâng cao trình độ mà còntạo ra những lợi ích về vật chất từ những thông tin trên Cũng thông quaBMĐT, nhân dân có cơ hội học tập kinh nghiệm, giao lưu văn hóa với bạn bèkhắp năm châu, bốn bể Thứ hai, thông qua những trang BMĐT, công chúng
có thể kiểm soát được hoạt động của các cơ quan công quyền Nó cũng đượcxem là diễn đàn để công chúng bày tỏ bức xúc, tham gia luận bàn những vấn
đề hệ trọng của đất nước, của địa phương Đó là dịp mà người dân bày tỏquyền tự do ngôn luận, quyền tự do thông tin, dân chủ trên các phương tiệnTTĐC Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn (trong quyển “TTĐC, NXB Chính trị quốcgia Hà Nội-2001”) thì TTĐC đã :
“Trở thành diễn đàn dân chủ, động viên, tổ chức cho nhân dântham gia quản lý xã hội Xã hội càng hiện đại, đời sống xã hội càngđược dân chủ hóa, nhân dân càng có nhiều quyền lực, càng có điềukiện để tham gia giải quyết các vấn đề chung của xã hội TTĐC làphương tiện quan trọng, có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc tổchức thực hiện mục tiêu dân chủ hóa, tạo ra các điều kiện thuận lợicho nhân dân thực sự tham gia vào các tiến trình chính trị-xã hội,góp sức lực và tài năng để giải quyết các vấn đề chung của quốcgia, dân tộc” [38, tr.38]
Với cơ quan báo chí, trang BMĐT ra đời đã thay đổi cách thức làmviệc, tư duy nắm bắt thông tin của nhà báo Nếu khi làm báo in, nhà báo anphận với việc viết lách và bàng quan với kỹ thuật tin học thì khi tham gia vàoqui trình sản xuất BMĐT họ phải chuẩn bị cho mình tâm thế khác Đó là luônluôn học hỏi, nắm bắt kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mới nhất để có
Trang 33thể làm nghề Ngoài ra, nhà báo cần những kỹ năng mềm khác trong giao tiếpứng xử để có thể nắm bắt thông tin càng nhanh càng tốt Điều quan trọng hơn
là nhà báo không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trịvững vàng vì chỉ cần một cái click chuột hoặc sự cám dỗ ngọt ngào cũng dẫnđến hủy hoại hoàn toàn sự nghiệp nhà báo
BMĐT có vai trò quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế
xã hội, an ninh trật tự, giao lưu văn hóa giữa địa phương với các khu vực kháctrong nước và trên thế giới
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nêu ra những vấn đề về lý luận và thựctiễn BMĐT nói chung và BMĐT Việt Nam nói riêng Đó là những khái niệmcủa nhiều nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam và thế giới về BMĐT.Thông qua đó, chúng tôi làm rõ sự khác biệt giữa BMĐT và trang thông tinđiện tử Từ đó khẳng định website của các báo Đảng cũng được xem là mộttrang BMĐT phụ thuộc cơ quan báo chí
Chúng tôi đã đề cập đến các chính sách của Đảng, Nhà nước có liênquan đến sự hình thành và phát triển của loại hình báo chứ thứ tư này Tuynhiên, những chính sách, văn bản này chỉ nêu ở dạng nội dung cơ bản nhất và
có thể vận dụng cho việc tổ chức, thực hiện và quản lý báo mạng nói chung
Từ những tìm hiểu chung về vai trò của các phương tiện truyền thôngđại chúng nói chung, dựa vào tình hình tuyên truyền của báo Đảng, chúng tôi
đã chỉ ra được một số vai trò cơ bản của BMĐT địa phương
Từ nhiều phân tích trên, chương này khẳng định: việc khảo sát thựctrạng nhằm tìm ra nguyên nhân để đưa ra những giải pháp nhằm nâng caochất lượng của BMĐT ĐBSCL là vấn đề rất cần được quan tâm hiện nay
Chương 2
THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trang 342.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh ĐBSCL
2.1.1 Thiên nhiên ưu đãi tạo điều kiện phát triển kinh tế
ĐBSCL (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu củaĐông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăntrái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam Đây là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ
và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với cácnước trong khu vực và thế giới
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Namgiáp biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giápvới Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh
tế lớn của Việt Nam hiện nay
ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi,kênh rạch phân bố rất dày, thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước
ta Khu vực này có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó, khoảng 18.43%diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương(Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, TiềnGiang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,Bạc Liêu và Cà Mau)
Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềmlục địa, giao thông phát triển, điều kiện khí hậu thuận lợi làm đòn bẩy choviệc phát triển kinh tế của nhân dân
Khí hậu vùng này nóng ẩm quanh năm, chia hai mùa rõ rệt: màu khô vàmùa mưa Do hàng năm, mùa mưa kéo dài (tháng 5-tháng 10 âm lịch) gây nênhiện tượng lũ lụt thường xuyên ở một số tỉnh trong khu vực mang lại lượngphù sa lớn bồi đắp theo các sông, kênh rạch Thêm vào đó, ĐBSCL có phíaĐông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây - Nam
Trang 35giáp vịnh Thái Lan nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khaithác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trongnước, xuất khẩu khu vực và quốc tế
Một lợi thế lớn nhất của ĐBSCL là khu vực nối liền với trung tâm kinh
tế -văn hóa-chính trị lớn nhất nước, Tp.HCM Hơn nữa, nơi đây còn là cái nôicủa nền báo chí nước ta Cho nên, tiếp cận được khu trung tâm là cơ hội chocác tỉnh học tập nhiều kinh nghiệm quý báu cho đầu tư phát triển toàn diện.Hiện nay, hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đã được nâng cấp, mở rộngđảm bảo cho lưu thông thông suốt từ TP HCM đến các tỉnh trong vùng.Những năm gần đây, kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể: tăngtrưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2009 là 12,1%, cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tích cực Đời sống người dân ngày càng được nâng cao Điểnhình, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn vùng 2009 đạt 10,1%; thu nhậpbình quân đầu người đạt 711 USD/năm
2.1.2 Vùng đa sắc tộc, văn hóa
ĐBSCL là một trong những vùng đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo,nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống Nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm hơn80% dân số của cả vùng), kế đến là dân tộc Khơ-me, Hoa, và một số dân tộcthiểu số khác (chiếm không quá 2%) Do đó, tạo nên cho vùng những bản sắcvăn hóa phong phú, nhiều phong tục tập quán cùng tồn tại và phát triển Sốngtrong cộng đồng, các dân tộc chan hòa, đoàn kết, đùm bộc thương yêu nhau
và sử dụng tiếng kinh làm tiếng nói chung, ảnh hưởng qua lại văn hóa củanhau Tuy vậy, trong từng xóm ấp các nhóm dân tộc vẫn nói ngôn ngữ riêng,giữ gìn được nề nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng từnhiều đời để lại Chính điều này đã tạo nên nét tương đồng của dân tộc kinhđồng thời cũng vừa mang sự riêng biệt có tính bản sắc của từng dân tộc rấtphong phú
Trang 362.1.3 Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Khu vực ĐBSCL hầu như không tỉnh nào không có khu di tích lịch sửnổi tiếng và điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương “Cần Thơ gạo trắngnước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về” với mênh mông sông nước,chợ nổi tiếng, các khu du lịch sinh thái miệt vườn mang đậm chất Nam Bộ
“Kiên Giang là một nước Việt Nam thu nhỏ” có sông, núi, đồng bằng, rừng,biển; kéo theo đó là rất nhiều đặc sản của cả rừng, núi và biển Hà Tiên, PhúQuốc, Kiên Hải là những nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp Trong khi
đó, Hòn Đất từng được biết đến là nơi an nghỉ của Nữ anh hùng Phan ThịRàng (chị Sứ trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức) Sóc Trăng cóchùa Dơi Đồng Tháp Mười đẹp nhất bông sen, vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích
về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…
Chính lợi thế có đầy đủ các loại hình du lịch: Du lịch miệt vườn, dulịch biển đảo, vườn sinh thái quốc gia…và nhiều khu di tích nổi tiếng đã tạocho ĐBSCL một tiềm năng thu hút khách du lịch lớn hơn hẳn các khu vựckhác trong nước
2.1.4 Thói quen sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của người dân
Luận văn “Báo đảng ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay” của thạc sĩ ĐoànPhương Nam chỉ ra rằng: “Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa-xãhội và dân cư của khu vực ĐBSCL vừa mang những nét chung của đất nước
và dân tộc Việt Nam, nhưng lại mang những nét đặc thù riêng có của vùngđất phương Nam này, đã tạo nên tính cách của người dân ĐBSCL đó là:chuộng tự do dân chủ, trọng lẽ công bằng, bình đẳng, chí ngang tàng dũngcảm, chuộng nghĩa khí, tính tự chủ, năng động sáng tạo, luôn thích nghi vớihoàn cảnh, chuộng tính hiệu quả thiết thực, không hình thức và lý luậnsuông…” [56, tr.20]
Trang 37Chính những tính cách đó của người Nam bộ đã hình thành nên ở họthói quen sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa khác hẳn người dân các vùng miềnkhác Người Nam Bộ sinh hoạt hướng ngoại, thích giao lưu, kết bạn, tiêu xàiphóng khoáng; chuộng tự do dân chủ và thích sở hữu Cho nên, dân phươngNam có thói quen mua sắm rất nhiều vật dụng trong gia đình, đặc biệt nhữngvật dụng vui chơi, giải trí Theo số liệu của cụ thống kê Cần Thơ, năm 2009tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn vùng đạt 223 nghìn tỷ đồng, chứng tỏ sức muacủa dân trong vùng rất lớn Một đặc điểm về văn hóa, người dân ĐBSCL cóthói quen cà phê sáng với một trang báo trên tay, và buôn chuyện khắp thếgiới Chính thói quen này đã tạo cho những nhà báo phương Nam có nguồn
ĐBSCL là khu vực có nhiều biển đảo, bờ biển kéo dài từ Gò Công củaTiền Giang đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang với chiều dài 740km Toàn vùng
Trang 38tổng cộng 2 huyện đảo và 105 đảo lớn nhỏ Chính địa hình nhiều biển đảo thìviệc sử dụng Internet trở nên bất tiện, chi phí cao và sóng yếu.
Hơn nữa, khu vực này đã từ lâu là cái nôi của báo in, người dân đã cóthói quen và sở thích được đọc trang báo in Các trang báo lớn hoạt độngmạnh và tràn ngập trên thị trường các tỉnh thuộc ĐBSCL Cuộc cạnh tranhvới số báo lớn càng gay gắt, mặt khác, BMĐT vẫn còn xa lạ với phần đôngdân số làm nông nghiệp
Chính sự đan xen giữa những yếu tố thuận lợi và bất lợi này làm chocác tòa soạn báo chưa phát hành trang báo mạng, các khu vực này e dè khôngmạnh dạn đầu tư Trong khi đó, các tờ cơ quan báo in đã cho ra đời các trangBMĐT vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau cũng chưaphát huy được hết thế mạnh
2.3 Sự ra đời các Báo mạng điện tử: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ
2.3.1 Báo mạng điện tử Cần Thơ (http://baocantho.com.vn)
Được thành lập tháng 4-1992, báo Cần Thơ kế thừa báo Hậu Giang cũ,xuất bản lần đầu tiên 2 kỳ/tuần Để đáp ứng nhu cầu độc giả và xu thế pháttriển chung của báo chí, báo Cần Thơ nhiều lần tăng kỳ và đến ngày 1-1-
2001 phát hành nhật báo Báo Cần Thơ hiện tại là tờ nhật báo duy nhất trongkhu vực ĐBSCL Nhân sự đông, biên chế ít và phải tự cân đối thu chi, tất cảcán bộ công nhân viên chức tòa soạn luôn nỗ lực cải thiện nâng cao chấtlượng tờ báo in, đồng thời luôn quan tâm sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động.Hiện tại, tổ chức bộ máy tòa soạn Báo Cần Thơ được kiện toàn với 9 phòngban chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Phòng tổ chức-hành chinh, tài vụ pháthành-quảng cáo, các ban Thư ký tòa soạn, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộipháp luật, thời sự quốc tế và ban Khơmer Ngoài ra, còn hai tổ trực thuộc BanBiên tập là tổ thiết kế mỹ thuật và quản lý kỹ thuật Với mong muốn quảng bá
Trang 39hoạt động song song của hai tờ báo in và Khơmer ngữ, Ban Biên tập báo CầnThơ đã làm đề án xin thành lập trang BMĐT Ngày 17-11-2003, BMĐT CầnThơ được cấp phép hoạt động, sau thời gian thử nghiệm và điều chỉnh, ngày3-2- 2004, trang BMĐT Cần Thơ chính thức ra mắt phục vụ bạn đọc gần xa
Từ chỗ tổng số biên chế chỉ gần 20 người (trực tiếp làm báo), đến nay,tòa soạn báo Cần Thơ đã có 120 cán bộ công chức, trong đó có 1 thạc sĩ báochí, trên 80 cán bộ công chức đã có trình độ đại học và cao đẳng, còn lại đangtheo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ ở các trình độ khác khau Lực lượnglàm báo trực tiếp đến 105 người Số lượng phát hành dao động từ 6.500-7.000tờ/kỳ, hàng năm, có khoảng 2,2 triệu tờ được xuất bản
Dù được thành lập sớm nhất khu vực ĐBSCL, song hiện nay báo CầnThơ chưa có phòng nhân sự hoạt động riêng dành cho BMĐT, tất cả cán bộđều kiêm nhiệm Trang BMĐT chỉ là bản sao của tờ báo in, nguồn thu từ nórất thấp, cho nên, đội ngũ những người làm báo trong tòa soạn không mấymặn mà với “đứa con nuôi” này
2.3.2 Báo mạng điện tử Đồng Tháp (http://www.baodongthap.com.vn)
Báo Đồng Tháp được thành lập năm 1976 Lúc đầu, mỗi lần phát hànhchỉ có vài trăm tờ, bốn trang in trắng đen, đến năm 2000 báo này phát hành 2kỳ/ tuần tăng lên 8 trang Hiện nay, báo đã tăng lên ba kỳ/tuần và số lượngphát hành bình ổn 3000 tờ/kỳ, tổng lượng phát hành 329.525 tờ/năm Để đápứng nhu cầu ngày càng cao về nội dung và hình thức Tòa soạn báo, Ban Biêntập sắp xếp và củng cố phòng ban và kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ Đếnnay, Báo Đồng Tháp vẫn đang trong tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ Tính cảtòa soạn 34 cán bộ, công chức viên chức, trong đó, có 26 biên chế, còn lại hợpđồng Số người đủ trình độ đại học là 22, còn lại cao đẳng và trung cấp Đếncuối năm 2010, Báo Đồng Tháp có 6 phòng ban chuyên môn gồm: ban biêntập, ban thư ký tòa soạn, kinh tế-chính trị, văn hóa-an ninh quốc phòng, cộng
Trang 40tác viên-bạn đọc, hành chính-trị sự và phòng báo điện tử Thấy được khó khăn
về nhân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế vận hành và chất lượng trang báonên Ban Biên tập báo này đang trình và xin thêm biên chế
So với các trang BMĐT địa phương, trang BMĐT Đồng Tháp ra đờimuộn nhất ở khu vực ĐBSCL cho nên về hình thức và nội dung có sự khắcphục, rút kinh nghiệm và nhiều cải tiến hơn các trang BMĐT trước đó Tuynhiên, nhân sự thiếu và sự lệ thuộc quá nhiều vào trang báo mẹ cũng làm choBMĐT Đồng Tháp gặp không ít khó khăn
2.3.3 Báo mạng điện tử Vĩnh Long (http://www.baovinhlong.com.vn)
Báo Vĩnh Long được thành lập ngày 7-5-1992 được tách ra từ báo CửuLong Lúc đầu số lượng phát hành 2000 tờ/kỳ sau đó tăng lên 4000 tờ/kỳ Từnăm 2009, Báo Vĩnh Long đã phát hành 4 kỳ/tuần vào các ngày thứ ba, tư,năm thứ bảy và chủ nhật Bộ máy tổ chức của tòa soạn báo Vĩnh Long vẫncòn tinh gọn với một vài phòng cơ bản, như: phòng trị sự-hành chính, phòngphóng viên, phòng bạn đọc, phòng thư ký tòa soạn, xuất bản…với tổng số 37cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 28 biên chế Trong đó, 22 đại học,còn lại cao đẳng và trung cấp Năm 2009, Báo Vĩnh Long Online ra mắt độcgiả Dù vẫn là trang báo phụ thuộc như những báo khác trong khu vực, song,trang BMĐT Vĩnh Long góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụtuyên truyền cùng trang báo đảng ở địa phương Do bước đầu thành lập, chưa
có kinh nghiệm về dự toán khi xây dựng đề án nên trong quá trình hoạt động,báo này gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định Cũng nhưbáo Cần Thơ, phòng báo điện tử Vĩnh Long vẫn không có trưởng phòng vàBan biên tập phải kiêm nhiệm công việc của trưởng phòng
2.3.4 Báo mạng điện tử An Giang (http://www.baoangiang.com.vn)