1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền bắc ( 1965 1972)

11 868 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 308,37 KB

Nội dung

Đặt trong bối cảnh ngặt nghèo nhất, thử thách nhất song lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương chiến lược còn cho ta thấy sự sáng tạo, kỳ công của Đảng Lao Động Việt Nam trong công

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ THANH TRÂM

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC

(1965 – 1972)

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 62 22 56 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015

Trang 2

2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Khang

Phản biện 1: PGS.TS Đoàn Ngọc Hải

Phản biện 2: PGS.TS Đinh Quang Hải

Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Thu Hương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Phòng 701 nhà E Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi 8 giờ 30 ngày 6 tháng 1 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hậu phương luôn giữ vai trò quyết định trong mọi cuộc chiến tranh Trong hai mươi mốt năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), thì từ tháng 3 năm

1965 (thời điểm lính viễn chinh Mỹ đổ bộ trực tiếp vào miền Nam Việt Nam , đồng thờ i lực lượng không quân, hải quân Mỹ được sử dụng đánh phá Bắc Việt Nam với qui mô và cường

đô ̣ ngày càng ác liê ̣t ) cho đến những ngày cuối cùng của năm 1972 (sau thất bại của đế quốc

Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trên bầu trời Hà Nội) là khoảng thời gian, không gian mà cuộc đấu trí, đấu lực giữa lực lượng cách mạng Việt Nam với đế quốc Mỹ và tay sai diễn ra quyết liệt nhất

Trong vòng 8 năm (1965 – 1972), hậu phương miền Bắc hai lần phải chuyển sang thời chiến, đối đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân thiện chiến của

Mỹ Không kể lúc chiến tranh, hoà bình hay lúc vừa có chiến tranh vừa có hoà bình đan xen, miền Bắc luôn phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ, vừa chi viện không chỉ cho tiền tuyến miền Nam mà còn cho cả cách mạng Lào

và Campuchia Quãng thời gian (1965 – 1972) chưa hẳn miền Bắc chi viện nhiều nhất sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam và các chiến trường Đông Dương khác nhưng chắc chắn đây là những năm tháng mà vai trò, khả năng, sức mạnh to lớn, toàn diện của miền Bắc được thể hiện sinh động nhất, phong phú nhất Đặt trong bối cảnh ngặt nghèo nhất, thử thách nhất song lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương chiến lược còn cho ta thấy sự sáng tạo, kỳ công của Đảng Lao Động Việt Nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa; thấy được mối quan hệ hữu cơ, máu thịt hậu phương lớn – tiền tuyến lớn; thấy được sự tương tác giữa các tầng nấc hậu phương một cách hữu hiệu nhất

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện thành công một chiến lượ c hậu phương đã giúp miền Bắc tích hợp , phát huy được sức mạnh chiến tranh nhân dân đánh ba ̣i hai cuộc chiến tranh phá hoại, đứng vững trong bom đạn , chi viện ngày càng nhiều sức người , sức của cho tiền phương miền Nam Và đây là yếu tố quyết định làm xoay chuyển thế cục cuộc chiến tưởng chừng như không cân sức, đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hiện nay, những diễn biến phức tạp , khó lường của tình hình khu vực , thế giới, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, không kém phần thử thách, khó khăn đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng , bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu

Trang 4

4

phương miền Bắc trong 8 năm đặc biệt nhất của cuộc chiến với đế quốc Mỹ xâm lươ ̣c (1965 - 1972) vẫn còn nguyên giá tri ̣ lý luâ ̣n và thực tiễn Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh

quyết định chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc

(1965 - 1972)” làm đề tài luận án ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ chủ trương, đường lối, sự chỉ đạo xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972 dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, luận án rút ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần vào việc thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ hoàn cảnh, yêu cầu của cách mạng đối với hậu phương miền Bắc

- Đi sâu phân tích đường lối, chủ trương xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc của Đảng qua hai giai đoạn: 1965 – 1968, 1969 - 1972

- Mô tả quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc những năm 1965 – 1972

- Làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc những năm 1965 - 1972; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử

3 Đối tượng, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các chủ trương, đường lối của Đảng Lao Động Việt Nam về việc xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc và quá trình tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đường lối, chủ trương trong những năm (1965 – 1972)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung khoa học

Tập trung nghiên cứu đường lối, chủ trương; sự chỉ đạo của Đảng Lao Động Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc những năm 1965 -1972

Trong đó, xây dựng hậu phương bao hàm nội dung bảo vệ hậu phương, gồm những vấn đề

xây dựng kinh tế, văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội; xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, bảo vệ trị an, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ Còn

Trang 5

5

nội dung phát huy sức mạnh hậu phương bao gồm việc đảm bảo giao thông vận tải, chi viện

sức người, sức của cho tuyền tuyến lớn miền Nam, cách mạng Lào và Campuchia

Về thời gian

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, để tạo cớ đánh phá miền Bắc, hậu phương chiến lược của miền Nam,

Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để từ đó sử dụng lực lượng hải quân, không quân đánh phá miền Bắc Tuy nhiên, luận án lấy mốc mở đầu nghiên cứu là năm 1965, đồng thời chia quá trình xây dựng, phát huy, bảo vệ sức mạnh hậu phương miền Bắc theo hai giai đoạn (1965 – 1968) và (1969 – 1972) là nương theo cách phân kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sở dĩ Nghiên cứu sinh lựa chọn cách phân kỳ nương theo diễn tiến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là bởi tương ứng với hai chiến lược chiến tranh của Mỹ (chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh), chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc được hoạch định cũng như thực hiện, nhằm làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ; đồng thời, không ngừng nâng cao sức mạnh mọi mặt trong điều kiện đánh bại các kế hoạch chiến lược ấy của Mỹ

Về không gian

Trong luận án, sử dụng thuật ngữ hậu phương lớn và hậu phương chiến lược đều chỉ

chung hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong tương quan với tiền tuyến lớn miền Nam trên không gian từ vĩ tuyến 17 trở ra

3.3 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chiến tranh nhân dân, về vai trò của hậu phương, về mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được kết hợp sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án Trong đó, ở chương 1 và chương 2, nhằm khôi phục quá trình Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo quân dân miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương trong thời kỳ (1965 – 1972) thì phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu Trong khi đó, phương pháp logic là phương pháp chủ đạo được sử dụng

ở chương 3 để làm rõ những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế cũng như rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương Ngoài ra, các phương pháp khác như: phân tích

- tổng hợp; so sánh, đối chiếu, thống kê cũng được vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu

cụ thể của luận án

Trang 6

6

4 Đóng góp của luận án

Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, luận án có những đóng góp sau:

4.1 Về tư liệu

- Khai thác khối lượng tư liệu khá phong phú, đa dạng và đáng tin cậy về chủ trương, đường lối và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong việc tổ chức xây dựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972

- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một số vấn đề thuộc về hoặc có liên quan đến xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972

4.2 Về nội dung khoa học

- Trình bày một cách hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng Lao Động Việt Nam trong quá trình xây dựng , bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam và chiến trường Đông Dương ; góp phần làm sáng tỏ hoàn cảnh hoạch định, thành công, hạn chế của các chủ trương, đường lối nói trên

- Mô tả, phục dựng quá trình quân dân miền Bắc thực hiện xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam qua hai giai đoạn:

1965 - 1968; 1969 – 1972

- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về những thành tựu cũng như những vấn đề tồn tại trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc, từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như những môn học có liên quan

5 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương và 6 tiết:

Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền

Bắc của Đảng giai đoạn 1965 – 1968

Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương

miền Bắc giai đoạn 1969 – 1972

Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

Trang 7

7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 Khái quát vấn đề nghiên cứu

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) từ nhiều năm qua là đề tài thu hút sự quan tâm , tìm hiểu của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu cũng như vấn đề thuộc về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) rất phong phú, đa dạng Mỗi công trình có mục đích, góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng đều có điểm chung là tác phẩm nào cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề hậu phương, trong đó có vấn đề hậu phương chiến lược miền Bắc Điều này không khó lý giải bởi sự gắn kết máu thịt giữa hậu phương với tiền tuyến; giữa miền Bắc với miền Nam; bởi thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không thể tách rời vai trò, vị trí, sức mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt hai mươi mốt năm, nhất là những năm miền Bắc trực tiếp chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ (1965 – 1968) và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972)

Hệ thống hóa và phân tích các công trình khoa học viết về, hoặc liên quan trực tiếp đến vấn đề xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1972) là việc làm quan trọng và cần thiết khi bắt tay nghiên cứu vấn đề này Mỗi công trình có đối tượng, mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu riêng Để tiện việc hệ thống hóa và phân tích, Nghiên cứu sinh chọn cách tiếp cận theo nội dung chia thành những công trình đề cập trực tiếp và những công trình có nội dung liên quan đến vấn đề hậu phương theo mảng tài liệu trong nước và nước ngoài

2 Tình hình nghiên cứu

Qua khảo cứu các công trình, tác phẩm viết về hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở nhiều mức độ khác nhau cả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy:

- Phần nhiều các công trình nghiên cứu tập trung vào việc mô tả, phục dựng thành tựu của quân dân miền Bắc trong việc xây dựng đất nước trên một số mặt quan trọng như: kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, giáo dục, giao thông vận tải và thắng lợi của quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ (1965 – 1968) và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972); những kết quả chi viện của cải, vật chất, lực lượng của hậu phương miền Bắc cho cách mạng miền Nam Vì thế, không nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng Lao Động Việt Nam về xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc những năm chống Mỹ, cứu nước

Trang 8

8

- Khẳng định vai trò, vị trí quyết định của hậu phương miền Bắc đối với toàn cục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Một số tác giả nước ngoài bước đầu đề cập đến những yếu tố tạo nên sức mạnh, sức sống của miền Bắc

- Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mặt tinh thần, vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thông qua hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, cũng còn những khía cạnh mà các công trình chưa có điều kiện đề cập đến, hoặc nếu có thì cũng cần làm rõ hơn:

- Từ năm 1965 đến 1972 là khoảng thời gian miền Bắc phải đương đầu trực tiếp với hai cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả của đế quốc Mỹ, đó là khoảng thời gian hết sức khắc nghiệt và đầy thử thách đối với cách mạng Việt Nam nói chung, với vai trò, sức mạnh của hậu phương miền Bắc nói riêng nhưng chính trong hoàn cảnh đó, vai trò, sức mạnh, sức sống của hậu phương miền Bắc lại được phát huy một cách đầy đủ, mạnh mẽ, sinh động hơn bao giờ hết Đây là kết quả của sự trung thành với chiến lược xây dựng hậu phương miền Bắc

từ trước đó và sự phát triển lên một bậc cao hơn trong hoàn cảnh trực tiếp chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Tuy nhiên, dưới góc độ Lịch sử Đảng, cần làm nổi bật hơn nữa chủ trương hai lần miền Bắc chuyển hướng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến (một nội dung quan trọng trong chiến lược hậu phương) của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, tổ chức; chủ trương của Đảng Lao Động Việt Nam trên những phương diện

xã hội, một nhân tố nổi trội, đẹp đẽ có ý nghĩa quyết định tạo nên sự bền vững, ổn định và sức sống bất diệt của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa như chăm lo yếu tố con người, bồi dưỡng sức dân ở cả yếu tố vật chất, tinh thần, tri thức, sức khoẻ, phẩm giá con người, đảm bảo môi trường sống an ninh, trật tự trị an…

- Cần làm rõ hơn mối quan hệ hữu cơ, gắn bó đặc biệt giữa hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến; cũng như làm rõ hơn những nỗ lực của Đảng Lao Động Việt Nam trong việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt này

- Cần làm sáng rõ hơn sự tác động qua lại, hỗ trợ giữa các tầng nấc hậu phương: hậu phương tại chỗ, hậu phương quốc tế, hậu phương chiến lược miền Bắc trong toàn bộ cuộc kháng chiến đối với tiền tuyến miền Nam và các chiến trường Đông Dương khác

- Đặc biệt kinh nghiệm từ quá trình Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo xây dựng, bảo

vệ và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trong những năm (1965 – 1972) cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu

Trang 9

9

Tóm lại, cho đến nay, cả trong và ngoài nước có không ít công trình nghiên cứu ở góc

độ này hay góc độ khác, đề cập trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đến vấn đề hậu phương miền Bắc trong những năm (1965 – 1972) Đó vừa là thuận lợi mà Nghiên cứu sinh được kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước nhưng đây cũng chính là khó khăn mà Nghiên cứu sinh phải vượt qua Những góc cạnh về hậu phương miền Bắc chưa được đề cập, hoặc đề cập đến còn ở mức khái lược, đại thể (tất nhiên mới theo nhận thức của Nghiên cứu sinh ở thời điểm bắt đầu công việc nghiên cứu) sẽ là những nội dung mà dưới góc độ Lịch sử Đảng, Nghiên cứu sinh sẽ cố gắng thực hiện

CHƯƠNG 1

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH

HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1968

1.1 Chủ trương xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc

1.1.1 Thử thách mới đối với miền Bắc

Luận án khái lược chủ trương của Đảng Lao Động Việt Nam xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương cho cách mạng miền Nam từ sau năm 1954 đến năm 1964 Thực hiện chủ trương này, miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn Thành tựu này không chỉ cổ vũ mà còn tiếp viện đắc lực cho miền Nam vượt qua những khó khăn, làm thất bại chiến lược

« chiến tranh đặc biệt » của đế quốc Mỹ

Luận án cũng chỉ rõ ra tầm quan trọng của việc chống phá hậu phương trong học thuyết quân sự Mỹ; sự quyết liệt hủy hoại, cô lập miền Bắc của đế quốc Mỹ bằng nhiều thủ đoạn, phương cách khi đẩy chiến tranh lên một nấc thang mới, chiến lược chiến tranh cục bộ Bên cạnh những biện pháp phi bạo lực đã được sử dụng trước đó, thì việc sử dụng lực lượng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc trở thành một biện pháp chiến lược quan trọng song hành cùng với việc trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt Nam và nó gắn liền với nhịp độ phát triển của chiến tranh; những hoạt động ngoại giao xảo quyệt cũng được ráo riết triển khai hòng cô lập Bắc Việt Nam Mưu đồ và sự quyết liệt của đế quốc Mỹ trong chiến lược mới đặt miền Bắc trước thử thách mới

1.1.2 Chủ trương xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trong điều kiện chiến tranh lan rộng

Luận án phân tích những nhận định của Trung ương Đảng tại hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 11 (3 – 1965) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 (12 – 1965) về vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa hậu phương miền Bắc với tiền phương miền Nam;

Trang 10

10

về những chủ trương xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trong điều kiện chiến tranh mở rộng ra cả nước Luận án phân tích điểm tiếp nối và phát triển của hai Nghị quyết này so với đường hướng xây dựng miền Bắc được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba (9 – 1960) Đó là hậu phương miền Bắc ngày càng được xác định có

ý nghĩa quyết định đối với tiền tuyến miền Nam, với toàn bộ cuộc kháng chiến; mối quan hệ hậu phương miền Bắc - tiền tuyến miền Nam ngày càng chặt chẽ, khăng khít; trọng trách của hậu phương chiến lược miền Bắc ngày càng nặng nề Không chỉ đảm trách vai trò là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam miền Bắc còn phải tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào Để hoàn thành sứ mệnh đó, miền Bắc phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội Toàn bộ hoạt động của miền Bắc được quyết định chuyển sang thời chiến – quyết định quan trọng trong chiến lược xây dựng, bảo vệ hậu phương chiến lược

Luận án chỉ rõ: chuyển đất nước sang thời chiến là quá trình gồm tổ hợp những hoạt động đòi hỏi sự kịp thời, nhanh chóng, không gây xáo trộn, lãng phí lớn trên tất cả các mặt– tiền đề quan trọng để miền Bắc có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trong hoàn cảnh chống chiên tranh phá hoại Thực hiện quyết định lịch sử này, hai Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (3 – 1965) và lần thứ 12 (12 – 1965) xác định chuyển hướng xây dựng kinh tế, công tác tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh việc bảo vệ mọi mặt, phát huy sức mạnh hậu phương lớn là những nhiệm vụ lớn của miền Bắc khi bước sang hoàn cảnh mới

1.2 Chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc

1.2.1 Chỉ đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc

Luận án làm rõ quá trình Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, Quân ủy Trung ương chỉ đạo quân dân miền Bắc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 nhiệm vụ chuyển hướng xây dựng kinh tế, công tác chính trị - tư tưởng và tổ chức Ba nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau

Về chuyển hướng kinh tế, luận án chỉ rõ sự điều chỉnh của Ban chấp hành Trung ương Đó là, miền Bắc tập trung phát triển nông nghiệp; thực hiện khẩn trương phân tán, sơ tán các nhà máy, xí nghiệp để đảm bảo an toàn, tiếp tục sản xuất; coi trọng phát triển công nghiệp địa phương Về thương nghiệp, một mặt tăng cường huy động vốn tiết kiệm của nhân dân, mặt khác, triệt để khai thác các nguồn thu ngoại hối (mậu dịch, phi mậu dịch, vay nợ, viện trợ…), thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương Sự chuyển hướng hợp lý về cơ cấu, quy mô, lực lượng, lĩnh vực… sản xuất đã giúp cho miền Bắc tiếp tục giữ vững hoạt động sản xuất nông

Ngày đăng: 27/08/2016, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w