Cơ cấu tổ chức.

Một phần của tài liệu Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành (Trang 34 - 40)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức.

Nguồn: trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam- www.vr.org.vn

2.1.3.1. Lãnh đạo Cục.

Cục Đăng kiểm Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo, và có các Phó Cục trưởng lãnh đạo.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về đăng kiểm và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong Cục.

Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn 5 năm. Phó cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, có thời hạn 5 năm theo đề nghị của Cục trưởng.

Ban lãnh đạo của Cục bao gồm : 1 Cục trưởng và 3 Phó cục trưởng. Cục trưởng: Trịnh Ngọc Giao.

Phó Cục trưởng: Trịnh Đức Chinh. Đỗ Hữu Đức. Trần Kỳ Hình. 2.1.3.2. Phòng xây dựng cơ bản.

Phòng xây dựng cơ bản có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong việc đầu tư xây dựng cơ bản của Cục.

2.1.3.3. Phòng ISO 9000.

Phòng ISO 9000 có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý Hệ thống quản lý chất lượng của Cục theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 2000.

2.1.3.4. Phòng tổ chức cán bộ.

Phòng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý về việc tổ chức cán bộ gồm có : cơ cấu tổ chức Cục, cán bộ công nhân viên chức, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, khen thưởng, thanh tra, kiểm tra, chính trị nội bộ và vấn đề cải cách hành chính của Cục.

2.1.3.5. Phòng hợp tác quốc tế.

Phòng hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý việc hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện công việc, hoạt động liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài phục vụ sự phát triển của Đăng kiểm Việt Nam.

2.1.3.6. Phòng môi trường.

Phòng môi trường có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý các hoạt động về bảo vệ môi trường của Cục, và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về môi trường.

2.1.3.7 Tạp chí đăng kiểm.

Tạp chí Đăng kiểm là tổ chức sự nghiệp báo chí trực thuộc Cục thực hiện chức năng phục vụ nhu cầu thông tin của Đăng kiểm Việt Nam.

2.1.3.8. Trung tâm tin học.

Trung tâm tin học có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động tin học, hệ thống thông tin của Cục.

2.1.3.9. Trung tâm đào tạo.

Trung tâm đào tạo có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, đăng kiểm viên trong tất cả lĩnh vực hoạt động của Cục.

2.1.3.10. Văn phòng Cục.

Văn phòng Cục là một tổ chức giúp Cục trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động tất cả các đơn vị của Cục theo chương trình kế hoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính quản trị đối với mọi lĩnh vực hoạt động của Cục.

2.1.3.11. Phòng tài chính - kế toán.

Phòng tài chính - kế toán có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý nguồn vốn, tài sản của Cục, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán , xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước.

2.1.3.12. Phòng công nghiệp.

Phòng công nghiệp có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện và kiểm tra, chứng nhận vật liệu máy móc, trang thiết bị sử dụng trên các phương tiện thuỷ, thiết bị xếp dỡ, container, nồi hơi, bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.

2.1.3.13. Phòng tàu sông.

Phòng tàu sông có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công tác thẩm định thiết kế và giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông, tổ chức thẩm định thiết kế tàu sông theo quy định.

2.1.3.14. Phòng công trình biển.

Phòng công trình biển có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát kỹ thuật, phân cấp các loại phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí biển bao gồm: các loại giàn, hệ thống đường, tàu chứa dầu, phao neo và các trang thiết bị, máy móc của chúng ( gọi tắt là công trình biển).

2.1.3.15. Phòng tàu biển.

Phòng tàu biển có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác giám sát kỹ thuật, phân cấp, đo dung tích và đăng ký kỹ thuật tàu biển đang khai thác, trừ hoán cải tàu biển.

2.1.3.16. Phòng quy phạm.

Phòng quy phạm có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công tác thẩm định thiết kế, giám sát đóng mới và hoán cải tàu biển; thực hiện thẩm định thiết kế đóng mới và hoán cải tàu biển theo quy định.

2.1.3.17. Trung tâm chứng nhận hệ thống chất lượng và an toàn (VRQC).

Trung tâm chứng nhận hệ thống chất lượng và an toàn có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, an ninh và môi trường.

2.1.3.18. Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR).

Phòng kiểm định xe cơ giới có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu hành trong phạm vi cả nước.

Phòng chất lượng xe cơ giới có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại thiết bị, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu trong phạm vi cả nước.

2.1.3.20. Trung tâm tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật (TSC).

Trung tâm tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có chức năng thực hiện dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.

2.1.3.21. Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC).

Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có chức năng là tổ chức thực hiện việc thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đố với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, các linh kiện sử dụng trên xe cơ giới, mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khác sử dụng trong giao thông vận tải

2.1.3.22. Phòng đường sắt.

Phòng đường sắt có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện về công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt.

2.1.3.23. Các chi cục Đăng kiểm.

Chi cục Đăng kiểm là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ tại địa phương; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, công trình nổi, thiết bị xếp dỡ, xe máy chuyên dùng và các thiết bị khác liên quan đến chất lượng và an toàn trên địa bàn của địa phương.

Tính đến thời điểm hiện nay có 25 chi cục Đăng kiểm trải rộng khắp cả nước.

2.1.3.24. Các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đang lưu hành ở địa phương.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên cả nước có 18 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trong đó Hà nội có 6 trung tâm, TP Hồ Chí Minh có 5 trung tâm.

2.1.3.25. Các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trực thuộc Sở Giao thông Vận tải và Sở Giao thông Công chính.

Ngoài các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thì còn có các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thuộc Sở Giao thông Vận tải và Sở Giao thông Công chính. Các trung tâm này rải rác trên các tỉnh và thành phố có chức năng tổ chức thực hiện công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đang lưu hành ở địa phương. Trên cả nước ta hiện nay có 77 trung tâm, thông thường mỗi tỉnh thành phố có 1 trung tâm, riêng Hà nội và TP Hồ Chí Minh có 3 trung tâm.

Một phần của tài liệu Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w