hệ thống bài tập tình huống môn thực hành sư phạm (nghiệp vụ sư phạm) môn hóa học tại trường ĐH sư phạm hà nội 2. Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống bài tập tình huống trong dạy học học phần thực hành sư phạm giảng dạy môn Hóa học Rất mong giúp ích được các thầy cô và các bạn sinh viên
Trang 1HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
THỰC HÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC
I Bài tập tình huống rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học
BTTH 1.1: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh đoạn giáo án SVxác định muc tiêu bài 1: Thànhphần nguyên tử (SGK HH 10 CB)
Một SV khi soạn nội dung bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH 10 CB)
đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H1]
1 Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên hợp lý chưa?
Vì sao?
2 Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên như thế nào?
3 Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái
độ, định hướng phát triển năng lực) mà anh (chị) sử dụng trong bàisoạn
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:
- Mục tiêu về kiến thức: GV sử dụng từ “ Biết được…” là không hợp
lí, cụm từ đó mới chỉ nói chung chung về mục tiêu đạt được, chứ chưađược cụ thể hóa HS cũng không thể “Giải thích được cấu tạo hạt nhânnguyên tử” mà chỉ “nêu được cấu tạo hạt nhân nguyên tử”
- Mục tiêu kĩ năng: GV chưa có mục tiêu rèn kĩ năng quan sát các môhình thí nghiệm
- Mục tiêu thái độ: Có thái độ yêu quê hương đất nước, đoàn kết nhau
Trang 21 Kiến thức
- HS nêu được nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ e của nguyên tử mang điện tích âm, kích thước, khối lượng của nguyên tử
- HS trình bày được cấu tạo của hạt nhân gồm các hạt proton và notron
- HS nêu được kí hiệu, khối lượng và điện tích của proton, notron và electron
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh khối lượng của e, p, n
- Rèn kĩ năng so sánh kích thước của hạt nhân với e và với nguyên tử
3 Thái độ
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập
- Nâng cao hứng thú học tập bộ môn
- Nâng cao lòng tin vào khoa học
4 Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực tư duy hóa học
- Phát triển năng lực tính toán hóa học
3 Các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ, địnhhướng phát triển năng lực) mà tôi sử dụng trong bài soạn
- Kiến thức : HS nêu được, HS trình bày được, HS giải thích được,
- Kĩ năng: rèn kĩ năng kiểm tra, quan sát, dự đoán, thao tác, biểu diễn
được, phân tích được, giải thích được…
- Thái độ: Hứng thú, đam mê, cẩn thận, tích cực…
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy hóa học,
năng lực thực hành hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức giảiquyết thực tiễn, năng lực tính toán hóa học
Trang 3BTTH 1.2: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 57:Bài thực hành: Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol(SGK HH 11 NC)
Một SV khi soạn nội dung bài 57: Bài thực hành: Tính chất của một vàidẫn xuất halogen, ancol và phenol (SGK HH 11 NC) đã xác định mục tiêubài học như trong hình ảnh sau [H2]
1 Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên hợp lý chưa?
Vì sao?
2 Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách xác định mục tiêu bài học như trên chưa hợp lí
- Mục tiêu kĩ năng: Thiếu kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành hóa học
- Mục tiêu thái độ: Thiếu rẽn kĩ năng cẩn thận, tiết kiệm khi làm thínghiệm
- Thiếu định hướng phát triển năng lực
2 Xác định lại mục tiêu bài học:
Trang 4cháy, nổ, độc.
- Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm khi làm thí nghiệm
- Giáo dục lòng yêu môn học
4 Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực thực hành hóa học
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực tư duy hóa học
BTTH 1.3: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 17:Phản ứng oxi hóa – khử (SGK HH 10 NC)
Một SV khi soạn nội dung bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử (SGK HH 10 NC)
đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H3]
1 Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học trên có hợp lý không>
Vì sao?
2 Để thiết kế một giờ học theo định hướng phát triển năng lực, anh (chị)
sẽ xác định mục tiêu bài dạy trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:
- Ở mục tiêu kĩ năng: “lập phương trình hóa học của các phản ứng oxihóa – khử dựa vào số oxi hóa” là mục tiêu về kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực sai: Năng lực quan sát là của phầnmục tiêu kĩ năng Thiếu định hướng phát triển năng lực vận dụng kiếnthức, giải quyết thực tiễn, năng lực tính toán hóa học
2 Thiết kế bài dạy trên theo định hướng phát triển năng lực
Trang 51 Kiến thức
- HS nêu được thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử
- Nêu được định nghĩa mới về phản ứng oxi hóa khử
- HS thiết lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khửtheo phương pháp thăng bằng electron
- HS biết vận dụng phản ứng oxi hóa khử để giải thích các hiện tượngtrong tự nhiên
2 Kỹ năng
- Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình hóa học
- Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằngelectron
3 Thái độ
- Học tập tích cực và yêu thích bộ môn hóa học
- Thấy được ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong sản xuất và bảo vệmôi trường
4 Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích thực tiễn
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực tính toán hóa học
BTTH 1.4: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 42:Luyện tập Ancol – Phenol (SGK HH11 NC)
Một SV khi soạn nội dung bài 42: Luyện tập Ancol – Phenol (SGK HH11NC) đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H4]
Trang 61 Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên đã hợp lí chưa?
Vì sao?
2 Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách xác định mục tiêu bài học như trên chưa hợp lí vì: mục tiêu kiếnthức xác định sai, trong giáo án trên mục tiêu kiến thức là mục tiêu khidạy bài mới, mục tiêu kiến thức trong bài luyện tập là củng cố và mởrộng kiến thức
2 Nếu là GV, tôi sẽ xác định mục tiêu bài học trên như sau:
Vận dụng kiến thức giải thích thực tiễn
4 Định hướng phát triển năng lực
- NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- NL tính toán hóa học.
- NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trang 7BTTH 1.5: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 55:Phenol (SGK HH 11 NC)
Một SV khi soạn nội dung bài 55: Phenol (SGK HH 11 NC) đã xác định mụctiêu bài học như trong hình ảnh sau [H5]
1 Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên đã hợp lí chưa?Nêu ra những điểm anh (chị) thấy chưa hợp lý
2 Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?Hướng dẫn giải quyết
1 Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:
- Mục tiêu kiến thức chưa rõ ràng, thiếu các động từ chỉ mục đích như nêuđược, trình bày được, giải thích được,…
- Mục tiêu kĩ năng: thiếu kĩ năng quan sát
- Định hướng phát triển năng lực: thiếu phát triển năng lực thực hành hóahọc, năng lực tư duy hóa học
2 Nếu là GV, tôi sẽ xác định mục tiêu bài dạy như sau:
1 Kiến thức
- HS nêu được khái niệm, cách phân loại phenol
- HS nêu được tính chất vật lý, công thức phân tử, công thức cấu tạo của phenol
- HS giải thích được các phản ứng của phenol với kim loại Natri, dung dịch bazo, nước brom
- HS giải thích được ảnh hưởng qua lại của các nguyển tử trong phân tử phenol
2 Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, khái quát hóa, kỹ năng tư duy
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của
Trang 8- Rèn kỹ năng phân biệt và nhận biết phenol bằng phương pháp hóa học
3 Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức tự lực, tích cực dành lấy tri thức
- Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm với phenol, biết cách sơ cứu vết bỏng phenol
4 Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực tính toán hóa học
- Phát triển năng lực thực hành hóa học
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng tự nhiên
II Bài tập tình huống rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học
BTTH 2.1: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường(SGK HH 12 CB)
Một SV khi dạy bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường – Hóa học 12 đã sửdụng đoạn một đoạn video để đặt vấn đề giới thiệu vào bài như trong đoạnphim sau [2.1]
1 Theo anh (chị) cách giới thiệu vào bài như vậy có nêu bật trọng tâmbài học hay không?
2 Nếu là anh (chị) là GV, anh (chị) sẽ vào bài như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết:
1 Trọng tâm của bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường là những ảnhhưởng của hóa học đến môi trường đất, nước, không khí và những biệnpháp bảo vệ môi trường
Trang 9Bạn SV trên đã sử dụng một đoạn video nói về những hậu quả của ônhiễm môi trường từ sự phát triển của hóa học Việc sử dụng một loạtcác hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng âm thanh
và dòng chữ trên video sẽ thu hút được sự chú ý của HS ngay từ đầutiết học Tuy nhiên, cách vào bài như vậy mới nêu được một nửa trọngtâm bài học, chưa đề cập đến biện pháp bảo vệ môi trường
2 Nếu là tôi, tôi sẽ vào bài như sau:
Trái đất mà chúng ta đang sinh sống đã từng là một nơi rất đẹp vàtrong lành Nhưng ngày nay, nó đang dần bị ô nhiễm do sự phát triểncủa các ngành công nghiệp nói chung và ngành hóa học nói riêng Vìthế, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinhduy nhất trong vũ trụ có tồn tại sự sống, cũng chính là bảo vệ bản thân
và gia đình chúng ta Vậy hóa học đã ảnh hưởng đến môi trường nhưthế nào và cách phòng chống ô nhiễm môi trường ra sao chúng ta sẽcùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
BTTH 2.2: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit– Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB)
Một SV đã đặt vấn đề trực tiếp khi vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnhđioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau[2.2]
1 Theo anh (chị) cách đặt vấn đề như vậy có định hướng đúng vào bàihay không?
2 Cách đưa ra dẫn chứng khí Hiđrosunfua có trong xác động, thực vậtkhông được xử lý trong thời gian dài như trong đoạn phim có điển hìnhhay không? Theo anh (chị) nên đưa ra những dẫn chứng gì khi nói vềkhí Hiđrosunfua?
Trang 103 Có thể đặt vấn đề vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưuhuỳnh trioxit (tiết 1) bằng cách khác hay không? Nêu ví dụ.
Hướng giải quyết
1 Cách đặt vấn đề như vậy đã định hướng đúng vào bài, cụ thể là đi tìmhiểu hợp chất Hiđrosunfua
2 Cách đưa ra dẫn chứng như vậy chưa điển hình vì trong xác động, thựcvật phân hủy còn chứa nhiều các chất khí khác gây nên mùi khó chịu.Nên đưa ra dẫn chứng khí Hiđrosunfua có mùi trứng thối là đặc trưngnhất
3 Có thể đặt vấn đề vào bài này bằng cách như sau:
Ở những tiết trước, các em đã được học về hai nguyên tố đặc trưng củanhóm VIA Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưuhuỳnh, tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại củachúng trong đời sống
Các em thân mến! Nếu chẳng may ở nhà chúng ta làm vỡ một quả trứng
bị ung, các em sẽ thấy có mùi khó chịu thoát ra từ quả trứng Mùi đó chính là
là mùi của khí Hiđro Sunfua Vậy hiđro sunfua là hợp chất gì? Nó có nhữngtính chất hoá học nào? Và nếu phải hít thở lâu dài khí này thì có độc hại chosức khỏe con người hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời qua bàihọc ngày hôm nay
BTTH 2.3: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóahọc (SGK HH 10 CB)
Một SV đã đặt vấn đề bằng cách kể chuyện khi vào bài 7: Bảng tuần hoàncác nguyên tố hóa học – Hóa học 10 như trong đoạn phim sau [2.3]
1 Anh (chị) hãy cho biết các dẫn chứng trong đọan chuyện của SV đã
Trang 11chính xác chưa?
2 Nếu là GV, anh (chị) sẽ sử dụng cách vào bài nào khi dạy bài này Lấy
ví dụ minh họa
Hướng dẫn giải quyết
1 Dẫn chứng trong đoạn chuyện của SV đưa ra chưa chính xác Bảng hệthống tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay có 118 nguyên tố chứkhông phải 110 nguyên tố
2 Nếu là GV, tôi sẽ sử dụng hình ảnh để giới thiệu vào bài như sau:
- GV: Chiếu hình ảnh bảng hệ thống tuần hoàn ban đầu của Mendeleep vàhình ảnh chân dung ông
- GV thuyết trình: Năm 1869, Mendeleep đã tìm ra định luật tuần hoàn vàcông bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Ở thời kì của ông chỉ có
63 nguyên tố được tìm thấy, nên ông phải để trống một số ô trong bảng và
dự đoán các tính chất của các nguyên tố trong các ô đó Sau này cácnguyên tố đó đã được tìm thấy với các tính chất đúng với dự đoán củaông
- GV: Chiếu hình ảnh bảng hệ thống tuần hoàn với 118 nguyên tố đượctìm ra
- GV Thuyết trình: Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được 118 nguyên
tố và đang trong công cuộc tìm kiếm nguyên tố thứ 119 Vậy cấu tạo củabảng tuần hoàn ra sao? Chúng được sắp sếp theo nguyên tắc nào? Để trảlời được những câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu bài họcngày hôm nay
BTTH 2.4: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH
10 CB)
Trang 12Một SV đã vào bài bằng cách kể chuyện khi dạy bài 1: Thành phần nguyên tử(SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau [2.4].
1 Theo anh (chị) có nên sử dụng cách vào bài bằng phương pháp kểchuyện khi dạy bài này hay không?
2 Anh (chị) hãy đóng vai là GV phổ thông và giới thiệu vào bài khi dạybài này
Hướng dẫn giải quyết
1 Nên sử dụng cách vào bài bằng phương pháp kể chuyện khi dạy bàinày vì bài có liên quan đến các nhà khoa học lịch sử
2 Đóng vai là GV phổ thông và giới thiệu vào bài
- GV: Ở lớp 8 chúng ta đã biết khái niệm về nguyên tử, hãy nhắc lại kháiniệm nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo thành từ những hạt nào?
- HS: Trả lời
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, nguyên tử gồm hạtnhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điệntích âm
+ Nguyên tử được cấu thành bởi 3 loại hạt: Proton, notron và electron
- GV: Như vậy, chúng ta đã biết sơ lược khái niệm nguyên tử là gì.Nhưng nguyên tử có kích thước, khối lượng và thành phần như thế nào? Kíchthước, khối lượng và điện tích các hạt tạo nên nguyên tử là bao nhiêu? Bàihọc ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên
BTTH 2.5: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim GV dạy bài 10: Photpho (SGK HH 11 CB).Một SV đã sử dụng video để giới thiệu bài mới khi dạy bài 10: Photpho(SGK HH 11 CB) như trong đoạn video sau [2.5]
1 Anh (chị) hãy cho biết cách dùng video để vào bài như vậy có nêu bật
Trang 13trọng tậm của bài hay không?
2 Hãy nêu một số cách giới thiệu bài khi dạy bài 10: Photpho (SGK HH
11 CB) để thu được hiệu quả tích cực nhất Lấy ví dụ minh họa
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách dùng video để vào bài như vậy đã nêu bật được trọng tâm của bài
là tìm hiểu về nguyên tố photpho
2 Một số cách giới thiệu vào bài khi dạy bài 10: Photpho
- Cách 1: Kể chuyện
Các em có tin trên thế giới này tồn tại “hòn đá triết lí” không? Cô sẽ kểcho các em nghe một câu chuyện liên quan đến “hòn đá” thần kì này! Mộtthương nhân đáng kính của thành phố Hamburg là Brand cùng các nhà giảkim thuật đương thời tin chắc rằng trên thế giới có “hòn đá triết lí” mà có
nó thì có thể biến bất kì kim loại “xấu” nào thành vàng, thậm chí tiêu trừbách bệnh, cãi lão hoàn đồng Ông Brand nghĩ rằng phương pháp chế thứ
“đá triết lí” đó rất đơn giản là chỉ đun nóng thứ vật chất trong đó có chứa
đá triết lí là được Nhưng rủi thay, chưa một ai nhìn thấy vật chất chứa “
đá triết lí” cũng như bản thân “đá triết lí” như thế nào Brand lánh mìnhtrong hầm tối và buồn thảm, đốt lò và tìm cách rút “đá triết lí” từ những gì
mà ông ta có trong tay nhưng không thành công Một hôm, khi bóp đầusuy nghĩ vấn đề còn có những vật gì có che dấu đá triết lí thì Brand nghĩđến nước tiểu! Ông ta bèn nấu bay hơi nước tiểu rồi nung khô chất rắncòn lại Thình lình, bình chứa đầy một thứ khối phát sáng kì lạ Sau khilàm lạnh bình đựng, Brand thu được một miếng chất giống như sáp; trongbóng tối, chất này phát ra những tia màu xanh nhạt tương đối sáng, sờ vào
đó ta có cảm giác lạnh Chất phát ra ánh sáng màu xanh đó là gì? Brand
đã tìm ra nguyên tố photpho mà Viện sĩ Phexman gọi là “nguyên tố của sựsống và tư tưởng” “Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về
“Photpho” qua bài học cùng tên
Trang 14- Cách 2: Vào bài bằng cách đặt câu hỏi
GV chiếu hình ảnh xương động vật và đặt vấn đề: “Đây là một nguyên
tố phi kim, thường có trong răng, xương, bắp thịt, tế bào não… của ngườihay động vật Nó còn được gọi là “nguyên tố của sự sống và tư tưởng”.Các em có biết cô đang nhắc đến nguyên tố nào không ?” Sau khi HS trảlời, GV đưa ra đáp án là nguyên tố Photpho
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Vậy Photpho có cấu tạo như thế nào? Cótính chất ra sao? Người ra ứng dụng nó trong cuộc sống như thế nào?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay
BTTH 2.6: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnhđioxxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB)
Một SV đã đặt vấn đề trực tiếp khi vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnhđioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau[2.6]
1 Anh (chị) hãy nhận xét về cách đặt vấn đề giới thiệu bài mới của bạn
SV trong đoạn video trên
2 Đóng vai một GV phổ thông, anh (chị) hãy đặt vấn đề giới thiệu vàobài này
Hướng dẫn giải quyết
1 Nhận xét về cách đặt vấn đề giới thiệu bài mới của bạn SV trên:
Cách vào bài của bạn SV trên chưa hợp lí Không nên sử dụng cụm từ “Ởnhà các em đã quá quen với mùi trứng thôi rồi đúng không?” Có thể dùngdẫn chứng này để nói đến khí Hidro sunfua nhưng bạn SV nên nói theocách khác tế nhị hơn Bạn SV vào bài quá nhanh và ngắn gọn, không cóđiểm nhấn nên chưa thu hút được sự chú ý của HS ngay từ đầu tiết học
Trang 152 Đặt vấn đề giới thiệu bài:
Ở những tiết trước, các em đã được học về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm
VIA Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưu huỳnh,tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại của chúngtrong đời sống
Các em thân mến! Nếu chẳng may ở nhà chúng ta làm vỡ một quảtrứng bị ung, các em sẽ thấy có mùi khó chịu thoát ra từ quả trứng Mùi
đó chính là là mùi của khí Hiđro Sunfua Vậy hiđro sunfua là hợp chất gì?
Nó có những tính chất hoá học nào? Và nếu phải hít thở lâu dài khí nàythì có độc hại cho sức khỏe con người hay không? Chúng ta sẽ cùng đitìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay
BTTH 2.7: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnhđioxxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 2) (SGK HH 10 CB)
Một SV đã dùng video để đặt vấn đề khi giới thiệu vào bài 32: Hiđrosunfua –Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 2) (SGK HH 10 CB) như trongđoạn phim sau [2.7]
1 Theo anh (chị) đoạn video mà bạn SV sử dụng có định hướng đúng vàotrọng tâm bài học hay không?
2 Theo anh (chị) cách vào bài như trên có hợp lí không? Vì sao?
Hướng dẫn giải quyết
1 Đoạn video mà bạn SV sử dụng không định hướng đúng vào trọng tâmbài học vì: Trong đoạn video đó có xuất hiện nhiều hợp chất như H2SO4,
H2O, NOx, SO2 nên GV không thể dùng đoạn video này để giới thiệu vàobài SO2 được Nên chọn đoạn video chỉ xuất hiện chất SO2 và SO3 để giớithiệu vào bài như vậy sẽ nêu bật đưỡ trọng tâm bài học
Trang 162 Cách vào bài như trên không hợp lí
- Bạn SV chọn video chưa bám vào nội dung bài học
- Bài này học về hai hợp chất là SO2 và SO3 nhưng bạn SV mới chỉ giớithiệu về SO2 chứ chưa giới thiệu về SO3
BTTH 2.8: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 6: Saccarozo, tinh bột, xenlulozo(tiết 2) (SGK HH 12 CB)
Một SV đã dùng hình ảnh để đặt vấn đề giới thiệu vào bài 6: Saccarozo, tinhbột, xenlulozo (tiết 2) (SGK HH 12 CB) như trong đoạn phim sau [2.8]
1 Anh (chị) có nhận xét gì về cách vào bài của bạn SV trên?
2 Đóng vai một GV phổ thông, anh (chị) hãy nêu cách giới thiệu vào bàikhi dạy bài này
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách vào bài như trên đã định hướng đúng trọng tâm bài học là tìmhiểu về xenlulozo Hình ảnh đẹp, dễ quan sát Tuy nhiên, trong đoạnvideo bạn SV chiếu 4 hình ảnh nhưng bạn mới chỉ nói về 2 hình ảnh.Bạn nên nói hết về 4 hình ảnh khi giới thiệu về xenlulozo Bạn nên nóichậm lại, ngữ điệu cần nhẹ nhàng hơn
2 Đóng vai một GV phổ thông, nêu cách giới thiệu vào bài:
Như các em đã biết, xenlulozo là một chất có nhiều trong hoa quả,rau xanh nói riêng và trong các loại thực vật nói chung Có thể thấy,xenlulozo là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người Vậy nó có cấutạo như thế nào, tính chất ra sao và người ta ứng dụng nó để làm gì?Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta đi trả lời các câu hỏi trên
Trang 17BTTH 2.9: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 40: Ancol (SGK HH 11 CB).
Một SV đã dùng video để đặt vấn đề giới thiệu vào bài 40: Ancol (SGK HH
11 CB) như trong đoạn video sau [2.9]
1 Theo anh (chị) cách vào bài như trên có định hướng đúng vào nội dungcủa bài hay không? Anh (chị) có nhận xét gì về đoạn video mà bạn SV
sử dụng
2 Anh (chị) hãy nêu một vài cách đặt vấn đề khi giới thiệu vào bài này
Hướng dẫn giải quyết
1 Cách vào bài như trên đã định hướng đúng vào nội dung của bài là tìmhiểu về ancol Đoạn video có hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt, thu hútđược sự chú ý của HS
2 Một số cách giới thiệu bài ancol
- Cách 1: Vào bài trực tiếp
GV dẫn dắt: “Trong chương trình hóa học lớp 9, các em đã được biếtđến rượu etylic Nhưng theo chương trình hiện nay chúng ta sẽ thay từ “rượu” bằng 1 từ mới là “ancol” Ancol etylic chỉ là một ancol tiêu biểu,còn có nhiều loại ancol khác mà chúng ta sẽ được biết đến qua bài họchôm nay, bài “Ancol”
Trang 18–OH gắn với cacbon no (cacbon chỉ tạo liên kết đơn với nguyên tử khác),khác nhau ở mạch cacbon và số nhóm –OH Các hợp chất trên được gọi làancol Để hiểu rõ hơn các hợp chất này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểuqua bài “Ancol”.
III Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn, thiết kế và sử dụng
phương tiện dạy học
BTTH 3.1: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 1: Ô nguyên tố - Bài 7:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (SGK HH 10 CB)
Một SV khi dạy học phần 1: Ô nguyên tố - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học (SGK HH 10 CB) đã sử dụng các phương tiện dạy học như trongđoạn phim sau [3.1]
1 Theo anh (chị) SV đã sử dụng các phương tiện dạy học nào?
2 Anh (chị) hãy nhận xét về cách khai thác nội dung bài học từ phươngtiện dạy học mà SV sử dụng trong đoạn phim
3 Anh (chị) hãy thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập khai thác các phươngtiện dạy học trên
Hướng dẫn giải quyết
1 SV đã sử dụng các phương tiện dạy học sau:
- Hình ảnh ô nguyên tố Đồng (Cu)
- Hình ảnh ô nguyên tố Clo (Cl)
2 Thông qua các hình ảnh trực quan về ô nguyên tố đồng và clo, GV đãchỉ rõ cho HS các thành phần của ô nguyên tố, việc chỉ trực tiếp cácthành phần trên hình như vậy giúp HS có cái nhìn trực quan, dễ hiểu vànhớ lâu hơn
3 Hệ thống câu hỏi, bài tập khai thác các phương tiện dạy học trên
Trang 19Câu 1: Quan sát hình ảnh ô nguyên tố trên, hãy cho biết ô nguyên tốtrên cho ta biết những dữ kiện gì?
Câu 2: Quan sát hình ảnh ô nguyên tố Clo, cho biết số oxi hóa, độ âmđiện, cấu hình electron, số proton, số electron của Clo
BTTH 3.2: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 2: Sự tìm ra hạt nhânnguyên tử - Bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH 10 CB)
Một SV đã sử dụng mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử đểdạy phần 2 - Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử - Bài 1: Thành phần nguyên tử(SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau [3.2]
1 Theo anh (chị) mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử
Hướng dẫn giải quyết
1 Mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử có tác dụng cho
HS thấy được hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, có khối lượnglớn và kích thước nhỏ Nó còn có tác dụng cho HS biết được nguyên tử