1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 theo phương pháp dạy học dự án

20 492 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 247,17 KB

Nội dung

Theo nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguy ễn Thị Yến Nhi

ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguy ễn Thị Yến Nhi

ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

Mã s ố: 60 14 01 11

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn từ quý Thầy cô, đồng nghiệp và gia đình Tôi xin được bày tỏ lòng

biết ơn chân thành của mình đến:

Thầy TS Nguyễn Mạnh Hùng – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn, đã rất

tận tâm chỉ dạy, truyền đạt kinh nghiệm cũng như luôn động viên và giúp đỡ tôi vượt qua

những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Quý Thầy cô trường Đại học Sư Phạm TP HCM và các thầy cô thỉnh giảng đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Quý thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và có những nhận xét cũng như những góp ý quý giá về luận văn

Quý thầy cô, các đồng nghiệp và ban giám hiệu trường THPT Đăng Khoa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tôi có thể hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh bên tôi trong thời gian học

tập, luôn động viên, ủng hộ và hỗ trợ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này trong điều

kiện tốt nhất

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013

Trang 4

M ỤC LỤC

L ỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH M ỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

M Ở ĐẦU 6

1 Lý do ch ọn đề tài 6

2 M ục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu: 8

4 Gi ả thuyết của đề tài 8

5 Nhi ệm vụ nghiên cứu 8

6 Ph ạm vi nghiên cứu 8

7 Ý nghĩa của đề tài 8

8 Các phương pháp nghiên cứu: 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 10

1.1 Cơ sở lý luận của dự án 10

1.1.1 Khái niệm dự án và dự án học tập 10

1.1.2 Các đặc trưng của dự án 10

1.1.3 Phân loại dự án 11

1.2 Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học dự án 12

1.2.1 Khái niệm của phương pháp dạy học dự án 12

1.2.2 Bản chất của phương pháp dạy học dự án: 14

1.2.3 Mục tiêu của phương pháp dạy học dự án 16

1.2.4 Đặc điểm của phương pháp dạy học dự án 17

1.2.5 Các phương pháp dạy học dự án 18

1.2.6 Yêu cầu của kiến thức được tổ chức theo phương pháp dạy học dự án 19

1.2.7 Tiến trình dạy và học theo phương pháp dạy học dự án 21

1.2.8 Các bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho một dự án học tập 23

1.2.9 Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dự án 26

1.2.10 Nhiệm vụ và thách thức của giáo viên và học sinh khi dạy và học theo phương pháp dạy học dự án 27

1.2.11 Một số kinh nghiệm để thực hiện dự án học tập 29

1.2.12 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học dự án 33

1.2.13 So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống 37

1.2.14 Đánh giá kết quả phương pháp dạy học dự án 38

Trang 5

1.3 Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong môn Vật lí 41

1.3.1 Phương pháp Dạy học dự án và ưu thế vận dụng vào môn Vật lí 41

1.3.2 Mục tiêu của phương pháp dạy học dự án trong môn Vật lí 44

1.3.3 Những nội dung có thể dạy theo phương pháp dạy học dự án 45

1.3.4 Tiến trình dạy và học theo phương pháp dạy học dự án môn Vật lí 45

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN 49

2.1 N ội dung kiến thức cơ bản của chương “ Cảm ứng điện từ” 49

2.1.1 Các nội dung chính trong chương “Cảm ứng điện từ” 49

2.1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Cảm ứng điện từ” 52

2.1.3 Tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” 52

2.2 V ận dụng phương pháp dạy học dự án để tổ chức dạy học nội dung kiến thức ph ần “ Cảm ứng điện từ” 55

2.2.1 Mục tiêu dạy học chương “ Cảm ứng điện từ” 55

2.2.2 Mục tiêu của dự án 56

2.2.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án 58

2.2.4 Xác định bộ câu hỏi định hướng 59

2.2.5 Nội dung và kế hoạch của dự án 60

2.2.6 Các tài liệu hổ trợ thực hiện dự án 72

2.2.7 Các tiêu chí đánh giá trong quá trình thực hiện dự án: 73

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84

3.1 M ục đích thực nghiệm 84

3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 84

3.3 Phương pháp thực nghiệm 84

3.4 Ti ến hành thực nghiệm 85

3.5 Nh ững thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 88

3.5.1 Tình hình học Vật lí 88

3.5.2 Những khó khăn trong quá trình thực nghiệm 88

3.5.3 Những thuận lợi trong quá trình thực nghiệm 89

3.6 Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm 89

3.6.1 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 89

3.6.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 90

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 104

Trang 7

DANH M ỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SPSS: Statistical Products for the Social Services (Phần mềm chuyên ngàng thống kê) THPT: Trung học phổ thông

Trang 8

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi ngành Giáo Dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học Theo nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu của học sinh…”

Định hướng trên đây đã được pháp chế trong luật giáo dục điều 24.2 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (luật giáo dục năm 2005)

Vấn đề đặt ra đối với các trường học là không ngừng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại Song nền giáo dục nước ta trong giai đoạn vừa qua chưa đáp ứng được điều đó Trong kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân: “ Hoạt động học tập trong các nhà trường trong mọi cấp học chủ yếu vẫn là hướng vào mục đích khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy, người học, người quản lý coi trọng việc thực hiện mục đích học tập đúng đắn Phương pháp giáo dục nặng về

áp đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưa khuyến khích sự năng động sáng tạo cho học sinh…”

Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học dự

án

Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp Phương pháp dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành,

Trang 9

tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học Ở Việt Nam trong những năm gần đây, với mục đích giáo dục toàn diện học sinh, cũng đã có nhiều nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học dư án, đặt biệt

là dạy học một số kiến thức Vật lí

Từ đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học dự án và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống Mục tiêu của phương pháp dạy học dự án hướng tới giáo dục toàn diện học sinh, không chỉ tập trung vào dạy học kiến thức, kích thích sự hứng thú, tự lực, tích cực học tập mà còn đặt sự quan tâm chủ yếu đến phát triển kỹ năng sống, khả năng làm việc nhóm,… giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong thế kỉ XXI, hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Trong chương trình vật lí THPT, kiến thức hiện tượng cảm ứng điện từ có nhiều ứng dụng trong đời sống, gắn liền với thực tiễn Là một học viên cao học đồng thời là một giáo viên dạy học ở trường THPT, tôi nhận thấy việc tổ chức cho học sinh tự lực tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức đã học để tạo ra một đồ dùng học tập thông qua việc tổ chức dạy và học theo phương pháp dạy học dự án chương “ Cảm ứng điện từ” vật lí 11 ban cơ bản với hi vọng có thể giúp học sinh nâng cao chất lượng kiến thức; kích thích sự hứng thú,

tự lực, tính cực học tập của học sinh; rèn luyện kỹ năng vật lí; đồng thời bên cạnh đó rèn luyện các kỹ năng sống và vận dụng được các kiến thức vật lí vào đời sống thực tiễn

Từ lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học chương “ Cảm ứng điện từ”

Vật lí lớp 11 theo phương pháp dạy học dự án”

2 M ục đích nghiên cứu

Tổ chức dạy và học theo phương pháp dạy học dự án các nội dung kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” Vật lí lớp11 ban cơ bản nhằm nâng cao chất lượng kiến thức; kích thích

sự hứng thú, tự lực, tích cực học tập; rèn luyện kỹ năng vật lí; đồng thời rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trường THPT, trong tiến trình dạy học

kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11 ban cơ bản theo phương pháp dạy học dự

án

4 Gi ả thuyết của đề tài

Nếu vận dụng cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án vào dạy học các nội dung

kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11 ban cơ bản thì sẽ giúp học sinh nâng cao

chất lượng kiến thức; kích thích sự hứng thú, tự lực, tích cực học tập; rèn luyện kỹ năng vật lí; đồng thời rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

5 Nhi ệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại

Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án

Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” – Sách giáo khoa vật lí 11 ban cơ bản

Nghiên cứu cơ sở lí luận khoa học kỹ thuật đặc biệt tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy phát điện

Xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học dự án chương “ Cảm ứng điện

từ ” vật lí 11 ban cơ bản

Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và tiến trình đã soạn thảo Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh; sự hứng thú, tự lực, tích

cực học tập; kỹ năng vật lí; kỹ năng sống của học sinh Từ đó rút ra nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học trên cơ sở vận dụng lí

luận của phương pháp dạy học dự án cho các nội dung kiến thức khác trong chương trình

vật lí trung học phổ thông

6 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tổ chức dạy

học theo phương pháp dạy học dự án cho chương “ Cảm ứng điện từ” - Vật lý 11 cơ bản

7 Ý nghĩa của đề tài

Làm rõ cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án

Trang 11

Vận dụng cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án để tổ chức dạy học các nội dung kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” – Vật lí lớp 11 cơ bản

Thông qua đó, học sinh có thể tự tạo ra một đồ dùng học tập Có thể làm tư liệu tham

khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo tinh thần dạy học hiện đại

8 Các phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tôi sử dụng các phương pháp sau:

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các văn bản, văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị và thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo

Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lí luận của dạy học dự án để làm cơ sở cho việc thực

hiện mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham

khảo để xác định mức độ nội dung kiến thức vật lí ở chương “ Cảm ứng điện từ” vật lí 11 ban cơ bản mà học sinh cần tiếp thu được

Nghiên cứu việc ứng dụng các kiến thức “ Cảm ứng điện từ ” vào thực tế

Nghiên cứu những cơ sở lí luận khoa học kỹ thuật và đặc biệt nguyên lý hoạt động của máy phát điện

8.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra – phỏng vấn

Tìm hiểu việc dạy (thông qua phỏng vấn, dự giờ với các giáo viên) và việc học (thông qua trao đổi với học sinh, phiếu điều tra cơ bản) nhằm đánh giá tình hình dạy học chương “

Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11 ban cơ bản

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cơ sở lý luận của dự án

1.1.1 Khái ni ệm dự án và dự án học tập

Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La Tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch Khái niệm

dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội: trong sản xuất, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội [16]

Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra

Dự án là một loạt các hoạt động được sắp xếp nhằm đạt được kết quả cụ thể trong

phạm vi ngân sách và thời gian nhất định [16]

Dựa vào khái niệm của dự án tác giả có thể nêu ngắn gọn khái niệm dự án học tập như sau: Dự án học tập là tập hợp các công việc học tập được thực hiện bởi một tập thể học sinh

nhằm đạt được kết quả đã đề ra trong thời gian và kinh phí dự kiến

1.1.2 Các đặc trưng của dự án

Dự án có một hay một hệ thống mục tiêu cụ thể rõ ràng và định lượng được

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên tục nối tiếp nhau mà kết quả của từng hoạt động

là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo

Đặc trưng cơ bản của dự án là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án Ràng buộc về nguồn lực (các yếu tố nguồn lực đầu vào như: tiền, nhân lực, vật liệu, thiết bị …)

Ràng buộc về thời gian: thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc

Tổ chức dự án là một bộ máy tạm thời của riêng dự án đó Sau khi kết thúc dự án tổ

chức dự án cũng kết thúc sứ mạng

Các dự án đều có chu trình gồm 4 giai đoạn: Xác định và xây dựng dự án, lập kế

hoạch, quản lý dự án, kết thúc dự án

Giai đoạn thứ nhất: Công việc trong giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu tính khả thi nhằm xác định rõ ràng các mục tiêu của dự án, xây dựng bản đề xuất dự án

Ngày đăng: 24/08/2016, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w