1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc họa

20 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 397,81 KB

Nội dung

Có người đi tìm cái hay cái đẹp trong văn chương Truyện Kiều, có người đi tìm những tư tưởng giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm, có người đi tìm phong cách riêng của thi hào, có người mượn T

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-oOo-

TRẦN ĐÌNH KHIÊM

TI ẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU DƯỚI

Trang 3

MỤC LỤC

M ỤC LỤC 3

M Ở ĐẦU 8

1.Lý do ch ọn đề tài mục đích nghiên cứu: 8

2.Ph ạm vi đề tài và tư liêu nghiên cứu: 9

3.L ịch sử nghiên cứu vấn đề: 9

4.Phương pháp nghiên cứu: 13

5.Đóng góp của luận án : 14

6.C ấu trúc của luận văn: 14

Chương 1: Những vấn đề lý luận 17

1.1.Thi trung h ữu nhạc: 17

1.1.1.Thơ và nhạc: 17

1.1.2.Sư gặp gỡ giữa thơ và nhạc: 17

1.1.3.Cơ sở tính nhạc trong Truyện Kiều: 18

1.1.3.1.Ngôn ng ữ Tiếng Việt: 18

1.1.3.2.Th ể thơ lúc bát: 20

1.2.Thi trung h ữu họa: 23

1.2.1.Thơ và hoạ: 23

1.2.2.Mối quan hệ giữa thơ và hoạ : 24

1.3.Cơ cở chất họa trong tác phẩm Truyền Kiều: 24

1.3.1.Ngôn ngữ tiếng Việt: 24

1.3.2.Tính tạo hình trong hình tượng văn học: 25

1.4.Lý thuy ết tiếp nhận và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều: 25

Trang 4

1.4.1.Lý thuyết tiếp nhận: 25

1.4.2.Các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều: 27

1.4.2.1.T ập Kiều: 27

1.4.2.2.Bói Ki ều: 28

1.4.2.3.Đố kiều : 28

1.4.2.4.Ti ếp nhận Truyện Kiều dưới hình thức sáng tạo ra tác phẩm văn học mới: 28

1.4.2.5.Nghiên c ứu phê bình Truyện Kiều qua các giai đọan lịch sử: 29

Chương 2: Truyện Kiều -tính nhạc và tác phẩm nhạc trong cảm hứng của người đời sau 30

2.1.Tính ch ất "Thi trung hữu nhạc " trong tác phẩm Truyện Kiều: 30

2.1.1.Tính nhạc thể hiện qua luật thơ: 30

2.1.1.1.V ần: 30

2.1.1.2.Nh ịp: 32

2.1.1.3.Lu ật bằng trắc: 35

2.1.2.Tính nhạc thể hiện ở một số hình thức khác: 40

2.1.2.1.Hình th ức phối âm, điệp âm: 40

2.1.2.2.Dùng t ừ láy từ ghép có âm giống nhau: 45

2.1.2.3.Dùng điệp từ, điệp ngữ: 47

2.1.2.4.Đối: 53

2.1.2.5.K ết cấu tác phẩm: 55

2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc: 57

2.1.3.1.Ti ếng đàn của Thuý Kiều: 57

2.1.3.2.Âm hưởng âm nhạc trong ngày họ Mã rước dâu : 65

2.1.3.3.Ti ếng nhạc của vũ trụ: 65

Trang 5

2.2.Tác ph ẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau: 67

2.2.1.Nhạc: 68

2.2.1.1.Nh ạc sĩ Vũ Đình Ẩn và đàn hợp xướng Kiều: 68

2.2.1.2.Nh ạc sĩ Nguyễn Văn Nam với bản giao hưởng số 7-Truyện nàng Kiều: 69

2.2.1.3.Nh ạc Phạm Duy: 69

2.1.2.4.Nh ạc của Trương Thìn: 70

2.2.2.Sân khấu: 72

2.2.2.1.Ca vũ nhạc kịch của Đan Phú: 72

2.2.2.2.Chèo: 73

2.2.2.3.Ca k ịch cải lương: 73

2.2.2.4.K ịch: 74

Chương 3: Truyện Kiều - chất hoạ và tác phẩm hoạ trong cảm hứng của người đời sau 76

3.1.Tính ch ất "Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyền Kiều: 76

3.1.1.Chất họa trong những bức chân dung nhân vật: 76

3.1.1.1.Nhân v ật chính diện: 76

3.1.1.2.Nhân v ật phản diện: 87

3.1.1.3.Nhân v ật trung tính: 93

3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh: 95

3.1.2.1.C ảnh xuân, hạ, thu, đông: 96

3.1.2.2.C ảnh lầu Ngưng Bích: 103

3.1.2.3.Trăng: 105

3.1.2.4.C ảnh Kiều ra đi: 109

3.1.2.5.C ảnh sông Tiền Đường: 110

Trang 6

3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt: 110

3.1.3.1.C ảnh du xuân: 110

3.1.3.2.C ảnh lầu xanh: 112

3.1.3.3.C ảnh xử kiện: 113

3.1.3.4.C ảnh đốt nhà bắt cóc: 114

3.1.3.5.C ảnh Kiều bị đánh đập: 114

3.1.3.6.C ảnh Kiều hầu hạ vợ chồng Hoạn Thư: 116

3.1.3.7.C ảnh Thụy Kiều báo ân báo oán: 117

3.1.3.8.C ảnh Hồ Tôn Hiến đánh úp Từ Hải: 118

3.1.3.9.C ảnh Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến: 119

3.1.3.10.C ảnh sum họp gia đình: 119

3.1.4.Chất họa thể hiện qua bức tranh tùng: 120

3.2.Tác ph ẩm họa về Kiều trong cảm hứng của người đời sau : 122

3.2.1.Tranh minh hoạ: 123

3.2.1.1.Tranh minh ho ạ dùng làm trang bìa: 123

3.2.1.2.Tranh minh ho ạ nhân vật: 125

3.2.1.3.Tranh minh ho ạ cho những câu thơ: 125

3.2.1.4.Truy ện tranh: 127

3.2.1.5.Tranh minh ho ạ cho nhạc về Kiều: 128

3.2.1.6.Tranh minh ho ạ cho trang phục sân khấu: 129

3.2.2.Tranh và ảnh dàng trong trang trí: 129

3.2.2.1.TranhKi ều ở dinh Độc lập: 129

3.2.2.2 Ảnh Nguyễn Quốc Phẩm: 130

Kết luận 131

Trang 7

Thư mục tham khảo 134

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.Lý do ch ọn đề tài mục đích nghiên cứu:

Mặc dù phải trải qua đời sống thăng trầm nhưng cuối cùng Truyện Kiều đã được mọi người thừa nhận là tập đại thành, hòn ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam, xứng danh

với tên gọi "Đại Việt thiên thu tuyệt diệu từ"(Lời văn hay để lại nghìn năm nước Việt) (Phan

Thạch Sơ) Gần hai trăm năm qua "Người Việt đã tắm gội trong dòng suối Hồng Lĩnh kia, để tự nuôi dưỡng và khám phá những châu ngọc còn ẩn giấu, mỗi người theo một cách riêng"[ 85,1]

Có người đi tìm cái hay cái đẹp trong văn chương Truyện Kiều, có người đi tìm những tư tưởng giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm, có người đi tìm phong cách riêng của thi hào, có người mượn Truyện Kiều để đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, song cũng có người xem Truyện Kiều là nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác: sáng tác nhạc, sáng tác thơ, xây dựng một dàn hợp xướng,

soạn ca vũ nhạc kịch, vẽ tranh minh hoa, dàn dựng vở diễn đưa lên sân khấu

Với một mảnh đất lắm người khai phá thì việc khám phá thêm những điều mới mẻ chắc không phải là dễ Nhưng với lòng say mê Truyện Kiều, trân trọng một kiệt tác văn học, người

viết luận văn cố gắng tiếp cận Truyện Kiều ở một góc nhìn khác, góc nhìn nhạc-hoạ với hy

vọng tìm ra vài điều có ích Việc làm đó có thể xem như một nén hương xin được cắm trên mộ người đã khuất, là một hí nh động hướng về cội nguồn, trân trọng vốn quí của văn hoá dân tộc Ngoài ra, để giảng dạy sâu sắc Truyện Kiều, một trong những nội dung chủ lực của chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến đại học và trên đại học, người làm công tác giảng

dạy ịkhông thể không nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều ở nhiều bình diện, trong đó có bình

diện nhạc- hoa, một trong những đặc trưng nổi bật của tác phẩm

- Trên những ý tưởng đó, luận án hướ ng đến những mục đích sau:

1)Dựa trên cơ sỡ đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt, thể thơ truyền thống người viết nghiên cứu một cách tí mỉ, có hệ thống về chất hoa và tính nhạc trong kiệt tác Truyện Kiều

Trang 9

2)Tập hợp đánh giá những hình thức âm nhạc, những sáng tác nhạc và những bức tranh minh hoa của người đời sau để cho thấy rằng Truyện Kiều là niềm cảm hứng của nhiều người nghệ sĩ- kể cả những nghệ sĩ nước ngoài, đã xâm nhập vào rất nhiều loại hình nghệ thuật- nhạc, hoa, sân khấu, và đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hoá dân tộc

3)Từ đó, người viết tìm hiểu tác dụng ngược của những cảm tác về Truyện Kiều

4)Tất cả những phương diện trên đều được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa thi ca

và hội hoa, thi ca và âm nhạc

2.Phạm vi đề tài và tư liêu nghiên cứu:

Giá trị nghệ thuật tác phẩm và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều rất phong phú, luận văn chỉ đi vào hai vấn đề: tính nhạc và chất hoa trong tác phẩm và nhạc hoa trong cảm hứng

của người đời sau

Về tính nhạc và chất họa trong tác phẩm, luận văn chỉ khai thác thêm trên cơ sở những ý

kiến của các nhà nghiên cứu tiền bối Có những câu thơ vừa có tính nhạc vừa có chất hoa, phần này luận văn sẽ đề cập đến trong một lần khác

Về nhạc và họa trong cảm hứng của người đời sau, luận văn chỉ đi sâu khảo sát tìm hiểu giá trị minh họa của những bức tranh mà người viết luận văn biết được đích xác tên tác giả (do nhiều tác phẩm ỉn tranh Kiều nhưng không ghi rõ tên hoa sĩ) và những phương thức phổ nhạc

Việc phê bình thẩm định những tác phẩm này xin để dành cho những nhà phê bình uyên thâm

về âm nhạc và hội họa

Do hạn chế tư liệu về những vỡ tuồng viết về Truyện Kiều, người viết luận văn cố gắng tham khảo những ý kiến của các nghệ sĩ nhà hát tuồng, nhà hát ca kịch cải lương hoặc những đạo diễn sân khấu

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Truyện Kiều vốn là một hiện tượng văn học độc đáo Nó đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu bút mực của những người nghệ sĩ, nhữ ng cây bút thẩm bình văn chương trên nhiều bình

diện Và không biết đến bao giờ việc thẩm bình Kiều đặt dấu chấm hết ? Trong những lời thẩm bình đó có không ít những ý kiến thẩm bình về tính chất “Thi trung hữu họa, thi trung hữu

nhạc"

Trang 10

+ Về tính chất 'Thi trung hữu nhạc":

*Những bài nghiên cứu dưới góc nhìn phong cách học:

-Phan Ngọc trong công trình "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều", đã nghiên cứu rất khoa học về nhịp điệu, cách tạo nên từng khổ độc lập, biện pháp lặp từ, phương pháp hiệp vần tìm ra mặt mạnh và mặt yếu của thể thơ lục bát, so sánh lục bát trong Truyện

Kiều với những tác phẩm viết bằng thể lục bát hoặc song thất lục bát cùng thời Cuối cùng, ông cho rằng "Phương pháp đem đến tính âm nhạc của Nguyễn Du là tạo nên một tính đa dạng tối

đa về nhịp điệu, về sự trùng lặp, về hài âm trong khuôn khổ của tính đều đặn của nhịp điệu, vận

luật vav âm hưởng trong thơ lục bát Ông là nhà thơ đạt đến trình độ âm nhạc cao nhất trong

lục bát." [63, 253]

*Những bài nghiên cứu dưới dạng phê bình lịch sử:

- Đào Duy Anh, có thể là người đầu tiên nghiên cứu khá kỹ về hiện tượng đối ngẫu trong

lục bát Kiều Theo ông, nhờ sử dụng đối ngẫu mà những câu Kiều có "âm điệu nhịp nhàng câu văn biến hoá"[61,49]

-Trong công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, Lê Trí Viễn đã nghiên cứu rất kỹ thể thơ lục bát dưới ngòi bút của thi hào Cuối cùng ông đã kết luận"Nguyễn Du nghiên cứu rất kỹ loại cân đối này, ứng dụng vào câu thơ lục bát, làm cho câu thơ thành thiên biến vạn hoá; âm điệu ngọt ngào, gây vô cùng hứng thú Khi thì ngắt đôi câu lục, khi thì ngắt đôi câu bát, khi thì ngắt 4 chữ trong câu lục, khi thi ngắt 4 chữ trong câu bát, khi thì ngắt 6 chữ trong câu bát, khi thì cho 2

chữ đối nhau trong một câu, khi thì xé một tiếng đô i ra làm hai xen vào một tiếng đôi khác, v.v Nhạc điệu trong thơ vì thế luôn luôn biến đổi" [27,187]

- Nguyễn Bách Khoa trong bài viết "Chất thơ và cái đẹp của tác phẩm Truyện Kiều" đã cho rằng âm hưởng Truyện Kiều rất êm ái nhẹ nhàng như đang "ngồi trên con thuyền êm ấm trôi xuôi theo dòng nước hiền lành đầy ánh trăng "[76,89]

-Nguyễn Lộc trong công trình nghiên cứu "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến

hết thế kỷ XIX", có nghiên cứu về nhịp, vần, thanh bằng trắc, đối, thể thơ lục bát Ông cho

rằng "Ngôn ngữ Truyện Kiều vừa súc tích chính xác, đồng thời lại vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu."[49,433]

Trang 11

- Nguyễn Tường Tam trong bài "Mấy lời bình luận văn chương Truyện Kiều" đã hết lời

ca ngợi cách gieo vần của cụ Nguyễn Du Nhờ cách gieo vần tài ba mà văn cụ "Đọc trơn tru lưu loát lắm Câu thơ như lướt theo tư tưởng."[76,64]

-Xuân Diệu trong công trình nghiên cứu "Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du", đã dành riêng một phần viết về "Nhạc điệu dào dạt" trong tác phẩm Truyện Kiều Ông kết luận "Truyện

Kiều còn là một bản nhạc dài, văn Kiều dễ nhớ dễ thuộc, huyễn diệu người ta, một phần lớn cũng do nhạc điệu Nhạc điệu ấy chan hoà khắp cả quyển, thấm vào mỗi câu "[92 ,151]

-Hà Như Chi trong công trình "Việt Nam thi văn giảng luận” có đề cập đến tính chất

"Phong phú về âm điệu” Ông cho rằng"Chính đặc điểm này cũng đã giúp nhiều cho sự phổ thông câu Truyện Kiều Có những người ít học, hoặc không biết chữ thế mà nhờ âm điệu du dương thuộc được nhiều câu Kiều"[14,506]

-Lê Hữu Mục trong công trình" Truyện Kiều và tuổi trẻ" viết chung với Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ cũng đã nghiên cứu khá kỹ tính giàu nhạc điệu thể hiện trong thể thơ lục bát Theo ông "Về bề dọc cũng như bề ngang, Truyện Kiều đều được xây dựng bằng những âm thanh và những nhịp điệu phong phú; tính giàu nhạc điệu của câu thơ đã nâng giá trị của tập thơ lên cao đến nỗi nhiều khi người ta không hiểu nội dung của câu thơ, nhưng người ta cứ tìm đọc Truyện Kiều như tìm đến một nhạc phẩm, trong đó âm thanh được sắp đặt một cách phù

hợp hoàn toàn với nhịp điệu của lòng người"[22, l18]

Ngoài những tác giả trên, "Phạm Quỳnh, cũng như Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Quảng Tuân,

Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ ai cũng đồng thanh ca tụng Truyện Kiều là một bản giao hưởng tuyệt mỹ." [22,117]

+ Về tính chất" Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyện Kiều:

So với nội dung trên, nội dung này ít có những bài nghiên cứu mang tính chất riêng biệt Các tác giả trong quá trình phân tích tính cách nhân vật, những đoạn thơ đặc sắc thường lồng vào những nhận định hoặc đưa ra một số dẫn chứng minh hoa

-Trong bài viết "Vài nét về bút pháp của Nguyễn Du" Lê Trí Viễn đã chỉ rõ những nét nổi

bật trong văn tả cảnh, tả người và đưa ra kết luận"Nếu kể luôn nét bút tả thân hình Thúy Kiều

nữa thì phải nói rằng Nguyễn Du có một ngòi bút tạo hình hết sức sắc sảo Không có truyền

Trang 12

thống hội hoa Trung Quốc, của văn học dân gian Việt Nam, không có ảnh hưởng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam bấy giờ thì không sao có được" [27,193]

-Dương Quảng Hàm khi bàn về văn chương Truyện Kiều có nói lướt qua chất họa “Tả

cảnh thì theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thi vị

của mỗi cảnh và cái tâm hồn của mỗi vai trong cảnh ấy Tả người thì vai nào rõ ra tích chất vai

ấy, chỉ một vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lý của vai

ấy, khiến cho nhiều vai đã trở thành mô dạng cho đời sau " [6, 374]

-Hà Như Chi khi đánh giá về văn tả người của cụ Nguyễn Du, ông cho rằng có ba đặc điểm nổi bật trong văn tả người: Tính cách hoạt họa, tính cách ước lệ, tính cách đồng nhất giữa hình dung, tướng mạo và tính tình nhân vật Theo ông, những bức chân dung của cụ "Bao giờ cũng có tính cách hoạt họa, nét bút chỉ phớt qua nhưng vô cùng linh động, nét bút của một nghệ

sĩ tài hoa mà cũng là một nhà tâm lý sâu sắc, trong phút chốc phơi bày trên mặt giấy những vẻ đặc biệt của tâm hồn"[14,478]

-Nguyễn Lộc khi viết về ngôn ngữ Truyện Kiều có nhận xét "Dường như ngôn ngữ thơ lý tương của Nguyễn Du bao giờ cũng kết hợp giữa âm nhạc với hội họa" [53,433]

-Đặng Thanh Lê trong tác phẩm "Giảng văn Truyện Kiều" cho rằng "Nói thơ tả cảnh của Nguyễn Du là lối thơ "Thi trung hữu họa” không có nghĩa là nói đoạn tả gió, tả trăng, mây, nước mà phải nói cả cái cảnh gia đình họ Bạc lăng xăng rối rít ( ) và cả khung cảnh duyệt binh khá sinh động ở đây cũng đều là những cảnh có sắc thái “Thi trung hữu hoạ" [10, 94]

-Lê Ngọc Trà trong bài "Đôi điều về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du "khi so sánh

nhạc và hoa trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du, ông cho rằng “Tới Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng ta mới hiểu rõ hơn cái bản tính cầm kỳ thi họa của một nhà nghệ sĩ phương Đông" [23,162]

-Trần Đăng Xuyên trong quá trình phân tích đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều" cũng đã viết "Cảnh chia tay được dựng lên bằng bút pháp hội họa" [46,19]

-Hoàng Như Mai khi viết về những bức tranh tả cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều cũng

đã đưa ra nhận xét “Thi hào Nguyễn Du vẽ bức tranh - hay tâm tranh - của cả một mùa xuân: sáng, chiều, chiều tối, đêm, vẽ lối chấm phá, đường nét màu sắc không rậm rạp ồn ào, mà diễn

Ngày đăng: 24/08/2016, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w