Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn. Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế Nguyễn Đức Đãn.
Trang 1Thầy thuốc ưu tú
Bác sỹ: NGUYỄN ĐỨC ĐÃN
CẤP CỨU TAI NẠN
TRƯỚC KHI CÓ Y TẾ
(Tái bản lần thứ năm có bổ sung, sửa chữa)
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HÀ NỘI, 2013
Trang 2Mã số: KS 01 HM 12
LỜI GIỚI THIỆU
Tai nạn thương tích ở nước ta có chiều hướng gia tăng Tai nạn giao thông năm qua trên 10.000 người chết, tai nạn nông nghiệp và công nghiệp mỗi năm làm chết trên 1.000 người Tai nạn thiên tai làm chết gần 700 người, hàng chục nghìn người
bị thương Tai nạn đối với công nhân viễn thông khi tác nghiệp trên cao, tiếp xúc với điện dựng cột xảy ra hàng năm gây ra những tổn thất lớn về người và của Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân không có kỹ năng cấp cứu trước khi có y tế Theo Tổ chức Lao động Thế giới, nếu được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu được 81% nạn nhân qua cơn hiểm nghèo Tổ chức Liên hợp quốc khuyến cáo đừng để người ta chết vì thiếu kiến thức.
Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Thông tin
và Truyền thông trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách
“Cấp cứu tai nạn trước khi có y tế” do Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ
Nguyễn Đức Đãn biên soạn, tái bản năm lần với 20.000 cuốn Lần tái bản này có cập nhật một số nội dung theo Bộ luật Lao động năm 2012
Cuốn sách giới thiệu một số kỹ thuật đơn giản, bất kể ai cũng
xử lý được, kể cả không có phương tiện cấp cứu, có nhiều trường hợp không phải đến y tế Trong cuốn sách, tác giả dựng nhiều hình ảnh
về kỹ năng sơ cứu giúp các bạn thực hiện dễ dàng.
Trong quá trình biên soạn, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông - Số 9, ngõ 90, phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Xin trân trọng cảm ơn!
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Trang 3MỤC LỤC
Lời giới thiệu 3
TỔ CHỨC CẤP CỨU TẠI CHỖ 5
1 Thuật ngữ 5
2 Quy định của Bộ luật Lao động 2012 5
3 Tổ chức thực hiện cấp cứu 6
4 Phương tiện, dụng cụ cấp cứu 7
KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TẠI CHỖ 8
1 Nguyên tắc chung 8
2 Cầm máu khẩn cấp 9
3 Băng vết thương 11
4 Cố định gãy xương 19
5 Chấn thương cột sống 28
6 Bong gân 30
7 Sai khớp 31
8 Điện giật 31
9 Ngạt thở 36
10 Say nắng, say nóng, cảm lạnh 38
11 Bỏng da 39
12 Ngộ độc 40
13 Rắn độc cắn 42
14 Vận chuyển nạn nhân 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
TỔ CHỨC CẤP CỨU TẠI CHỖ
1 Thuật ngữ
- Thương tích là sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố vật
lý, chất độc, vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể đột ngột ngoài khả năng chống đỡ của cơ thể gây thương tích
- Sơ cứu là việc xử lý với mục đích đảm bảo tính mạng và hạn chế thấp nhất hậu quả của chấn thương cho nạn nhân trước khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế
- Nhân viên sơ cứu là người đã được đào tạo về các phương pháp, kỹ năng sơ cứu và phải thực hiện tốt các kỹ năng, kiến thức của môn sơ cứu
2 Điều 140 Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp (Bộ luật Lao động năm 2012) quy định:
Trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập
b Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu,
sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động
3 Tổ chức ứng cứu khẩn cấp
3.1 Tổ chức đội cấp cứu
Số lượng người sơ cứu ít nhất 5% tổng số lao động, nhưng phải đảm bảo tại vị trí làm việc có cấp cứu viên thường trực
Trang 4Mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất tổ chức một đội sơ cấp cứu Mỗi
nhà xưởng, mỗi tầng nhà, đội sản xuất hoặc tương đương tổ
chức một tổ sơ cứu, ít nhất có từ 2 đến 3 người, và phải được
người có quyền hạn ra quyết định thành lập Biên chế:
- Dưới 50 lao động ít nhất 2 cấp cứu viên
- Từ 51 - 100 lao động ít nhất 4 cấp cứu viên
- Từ 101 - 200 lao động ít nhất 8 - 10 cấp cứu viên
- Từ 201 - 300 lao động ít nhất 12 - 15 cấp cứu viên
- Cứ tăng lên 50 lao động cộng thêm 2 cấp cứu viên
3.2 Tiêu chuẩn người cấp cứu
- Nhanh nhẹn
- Khỏe mạnh
- Bình tĩnh
- Cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm
3.3 Nhiệm vụ của đội cấp cứu
- Khi có tai nạn, cấp cứu viên khẩn
cấp mang túi cứu thương đến ngay hiện
trường làm nhiệm vụ sơ cứu
- Sơ cứu ngay tại chỗ rồi chuyển nạn
nhân đến y tế
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị
cấp cứu hàng năm
- Hàng năm phải tổ chức luyện tập,
diễn tập sơ cứu
- Xây dựng phương án cấp cứu
- Quản lý phương tiện cấp cứu và bổ sung đầy đủ
- Hợp tác với cơ sở y tế gần nhất để cứu trợ
3.4 Phương tiện, dụng cụ cấp cứu
Tại vị trí làm việc phải có túi cứu thương hoặc tủ cứu thương, phác đồ cấp cứu đặt tại nơi làm việc dễ thấy, dễ lấy, ký hiệu chữ thập Túi cứu thương tối thiểu gồm:
TT Tên phương tiện sơ cứu Từ 10 - 50 người
Trang 5KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TẠI CHỖ
Nguyên tắc chung
- Khẩn cấp, bình tĩnh và tại chỗ
- Đưa ngay nạn nhân đến nơi an toàn
- Động viên, an ủi nạn nhân yên tâm
- Báo ngay cho y tế đến cứu trợ hoặc
cấp cứu lưu động (điện thoại 115)
- Đánh giá được mức độ tổn thương,
thời gian bị tổn thương để ưu tiên cấp cứu
- Tùy vị trí tổn thương, mức độ
thương tích nạn nhân có thể nằm hoặc đứng hay ngồi ở tư thế
thuận tiện cho việc sơ cứu, không ảnh hưởng đến vết thương
Có thể tự xử lý lấy hay tư vấn cho người khác giúp, và cứu giúp
nạn nhân
- Cởi, nới quần áo, gãy xương phải cắt quần áo hoặc tháo
đường chỉ khâu nhẹ nhàng
- Sơ cấp cứu kịp thời, đúng kỹ thuật
- Người vào cứu nạn nhân phải đảm bảo an toàn
- Vết thương hở phải đeo găng tay phòng nhiễm HIV
- Phải tiêm vắc xin phòng uốn ván đối với vết thương xây
sát da, chảy máu
- Sơ cấp cứu xong mới chuyển đến y tế
- Ở tay thì ép ngay cẳng tay vào cánh tay, rồi ép cánh tay vào sườn, hay giơ lên cao để giảm chảy máu, chạy đến y tế hoặc gọi người đến giúp
- Ở chân, nằm ngửa ra, ép cẳng chân vào đùi, ép đùi vào bụng hay giơ lên cao, tự xử lý lấy hoặc gọi người đến giúp
Kỹ thuật thứ 2
Xử lý như kỹ thuật thứ 1 Dùng điện thoại di động, vật cứng ép chặt lên đường đi của động mạch, buộc chặt vào chi
Thương tích do
nổ bình áp lực
Đường đi động mạch
Vị trí ép động mạch
Trang 6Kỹ thuật thứ 3
Xử lý như kỹ thuật thứ 1 Dùng băng
cuộn bản rộng, băng chặt tối đa tại vị trí tổn
thương, băng nhiều vòng chồng lên nhau,
băng rộng lên trên (dùng băng thun tốt nhất)
Kỹ thuật thứ 4
Xử lý như kỹ thuật thứ 1 Dùng băng
cuộn băng chặt tối đa ở trên vị trí tổn thương
3-5 cm, băng nhiều vòng chồng lên nhau, rồi
băng ép vết thương lại
Kỹ thuật thứ 5
Xử lý như kỹ thuật thứ 1 Dùng dây bản
rộng cuốn trên vị trí tổn thương 3-5cm, cuốn
ít nhất hai vòng, cầm chắc hai đầu dây lại,
rồi luồn ngón tay xuống dưới dây, xoắn chặt
cho máu cầm lại Không có dây bản rộng thì
dùng vật liệu mềm lót vào rồi buộc dây lên
trên để phòng đứt cơ
Ghi họ tên, thời gian buộc cầm máu
(garo) vào mảnh giấy rồi buộc vào vị trí
cầm máu Vào y tế khẩn cấp
Cứ 15-25 phút phải nới dây cầm máu
một lần, nới khoảng 2 phút, trước khi nới
phải băng ép ở trên vị trí tổn thương để giảm
áp lực chảy máu, nới từ từ Không có đồng
hồ theo dõi mà thấy da ở dưới vị trí buộc
thâm tím thì phải nới dây cầm máu, để vị trí bị tổn thương thấp cho máu lưu thông, nới đến khi thấy màu da ở dưới hồng lên là được Nới hết mà không thấy máu phụt ra thì không cần garo nữa, nhưng vẫn giữ băng ép ở trên Nếu máu vẫn phụt ra phải buộc chặt lại Mỗi lần nới garo đều ghi vào giấy để theo dõi.Trường hợp chi bị đứt rời ra, sát trùng ngay đoạn chi này, đặt vào túi nhựa, quấn vào khăn bông cho vào phích nước đá, đưa ngay vào bệnh viện có thể nối lại được
BĂNG VẾT THƯƠNG
1 Nguyên tắc băng vết thương
- Băng vết thương nhằm: cầm máu, chống nhiễm trùng
- Dùng dung dịch diệt khuẩn (cồn 700, cồn iốt 10%, ôxy già 30%), để sát trùng, sát trùng tay người cấp cứu trước, sát trùng vết thương sau theo kiểu xoắn ốc từ trong ra ngoài Nếu không có thì dùng nước sạch, xà phòng rửa vết thương
- Tự băng lấy - Băng giúp nạn nhân
Tự băng vết thương Băng giúp người khác Băng ép ở trên rồi
nới garo
Trang 7- Dùng băng vô trùng băng ép lại Tùy theo mức độ tổn
thương, vị trí vết thương mà sử dụng băng cho phù hợp Vết
thương nhẹ, ta có thể dùng băng dính, băng urgo, băng bướm
Vết thương nặng, máu chảy nhiều phải dùng băng cuộn, dùng
băng thun vừa dễ sử dụng lại cầm máu tốt nhất
- Không có băng thì dùng khẩu trang hoặc xé quần áo
để băng tạm thời (xử lý tình thế), nhưng phải diệt khuẩn bằng
thuốc sát trùng hoặc nhúng vào nước sôi
- Băng vừa chặt để cầm máu, băng chặt quá máu sẽ không
lưu thông được, băng lỏng không cầm được máu
- Không để nút buộc hoặc đầu băng trên vết thương, băng
xong phải kiểm tra lại Vào y tế
Kỹ thuật và các bước tiến hành
Bước 1: Sát trùng, rồi đặt gạc kín vết thương
Sát trùng vết thương Đặt gạc kín vết thương
Bước 2: Đặt đầu cuộn băng ở đoạn nhỏ trước, băng hai
vòng tròn chồng khít lên nhau để cố định đầu băng lại, hoặc
buộc đầu băng vào cơ thể cũng được
Bước 3: Cuốn băng vòng xoắn ốc hoặc theo hình số 8
(dấu x), băng từ đoạn nhỏ đến đoạn to mới chắc, cứ vòng sau
đè lên vòng trước một nửa (1/2) hoặc 1/3 cuộn băng, phải băng qua vết thương từ 2-5cm nữa
Bước 4: Cuộn thêm 1-2 vòng tròn trùng khít lên nhau để kết thúc, dùng móc, ghim, băng dính cố định đầu băng lại hoặc tạo ra hai dải băng buộc vào cơ thể
Bước 5: Kiểm tra lại rồi đưa đến y tế ngay
2 Băng vết thương đầu, hàm, mặt
2.1 Băng vết thương rách da đầu
Kỹ thuật 1: Dùng băng 4 dải, băng
dính, băng urgo Nếu dùng băng dính, băng urgo phải cắt tóc quanh vết thương mới cố định được (xem ảnh)
Kỹ thuật 2: Dùng băng tam giác, vắt
đỉnh băng về sau gáy, kéo hai đầu băng trên cung lông mày qua hai mang tai tới xương chẩm, buộc ba đầu băng chặt vào nền sọ (xem ảnh)
Kỹ thuật 3: Tở đầu cuộn băng ra 10 cm Một tay cầm chắc
đoạn băng này đặt trên mang tai, còn một tay cầm cuộn băng băng lên đỉnh đầu qua mang tai xuống tới hàm rồi vòng lên đầu, đè lên nửa dải băng trước Cứ băng như vậy sang hai bên cho kín hết vết thương rồi bắt chéo hai cuộn băng lại, băng một vòng quanh đầu qua hai mang tai rồi buộc hai đầu băng vào nền
sọ hoặc băng ngược lại (xem ảnh)
Kỹ thuật 1
Trang 8Kỹ thuật 2 Kỹ thuật 3
2.2 Băng vết thương lòi óc, lột da đầu
Da đầu bị lột
Nạn nhân bị lòi óc, cấm đụng chạm, gạt óc đi, dùng chén,
bát vô trùng úp lên Nếu không có, ta lấy băng cuộn cuộn thành
vòng tròn, đặt lên rồi băng lại Nạn nhân bị lột da đầu, lấy da đó
phủ lên như cũ rồi dùng băng băng ép lại
2.3 Băng hàm, mặt, đầu
Ta tở cuộn băng ra 10cm, đặt lên thái
dương, rồi băng qua mặt xuống hàm, băng
vòng lên đỉnh đầu xuống thái dương Cứ
băng như vậy cho kín hết vết thương thì
bắt chéo hai dải băng lại, băng một vòng
qua hai mang tai, buộc hai đầu băng vào
hộp sọ hoặc băng ngược lại cũng được (xem ảnh) hoặc dùng băng dính, băng urgo
đó vòng về sau gáy chếch lên đầu, băng kín vết thương thì cố định đầu băng lại, hoặc băng ngược lại cũng được (ảnh bên)
3.3 Băng hai mắt
Dùng băng cuộn băng vòng tròn qua hai mắt, băng kín vết thương thì buộc hai đầu băng lại hoặc dùng băng dính
Trang 94 Băng vết thương ở ngực, lưng, bụng
4.1 Vết thương nhỏ máu chảy ít (xem ảnh)
Băng urgo ở ngực Băng dính ở lưng Băng 4 dải
4.2 Vết thương lớn máu chảy nhiều
Dùng băng cuộn bản rộng, băng
xoáy ốc từ nhỏ đến to của cơ thể, băng
kín hết vết thương, buộc vào cơ thể
Vết thương lồng ngực hở có tiếng
phì phò, đặt gạc dày lên vết thương
hoặc băng nhiều vòng chồng lên vết
thương, băng đến khi hết tiếng phì phò
mới được (xem ảnh)
4.3 Băng vết thương lòi ruột
Cấm đụng chạm đến ruột và nhét ruột vào bụng, nằm im
đấy Tìm bát vô khuẩn úp lên, lấy tay giữ chặt hoặc băng ép trôn
bát vào thành bụng Không có bát dùng vòng tròn đặt lên rồi
băng lại Cấm cho nạn nhân ăn, uống
Tay giữ trôn bát Băng ép trôn bát Đặt vòng tròn lên
5 Băng vết thương các chi
5.1 Băng vết thương nhỏ chảy máu ít
Vết thương máu chảy ít dùng băng urgo, băng dính, băng bướm rất hiệu quả (xem ảnh)
Băng bướm Băng xoắn ốc Băng Urgo Băng dính
5.2 Băng vết thương to máu chảy nhiều
Phải dùng băng cuộn băng xoắn ốc từ nhỏ đến to của cơ thể hoặc băng số 8 hay băng 4 dải (xem ảnh)
Băng xoắn ốc Băng xoáy ốc Băng số 8 Băng 4 dải
Trang 105.2 Băng mu và lòng bàn tay, bàn chân, gót chân
Cố định đầu cuộn băng trên các ngón tay, ngón chân (để
hở đầu ngón ra ngoài để kiểm soát máu lưu thông) hoặc trên cổ
tay, cổ chân Băng xoáy ốc hoặc số 8 hay băng 4 dải cũng được
Băng xoáy ốc Băng 4 dải
CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG
1 Nguyên tắc cố định
- Cố định xương gãy nhằm: không
để xương di động gây nguy hiểm
- Cấm co kéo, xê dịch, nắn thẳng,
để nguyên hiện trạng đó mà cố định nẹp
(đề phòng xương chọc vào cơ, vào động
mạch, bó thần kinh gây nguy hiểm)
- Cách nhận biết: vị trí gãy đau nhói,
có thể thấy biến dạng, cử động khó khăn
hoặc không cử động được, vết thương hở
thấy rách da thịt, máu chảy
- Gãy xương phải cắt quần áo hoặc tháo đường chỉ khâu để nhận biết vị trí gãy và mức độ tổn thương
- Gãy hở, phải băng vết thương trước, buộc nẹp sau
- Tự cố định lấy - Cố định giúp nạn nhân
Tự cố định Giúp nạn nhân
nâng cánh tay gãy cố định cẳng tay Giúp nạn nhân
- Trường hợp không có nẹp thì cố định chân gãy với chân lành, tay gãy với cơ thể
- Luồn dây qua các hốc tự nhiên (khớp gối, cổ chân), kéo sang hai bên vị trí gãy trước rồi đến khớp lân cận, sau luồn nẹp rồi đệm bông, vải vào phần xương lồi, chỗ lõm Buộc cố định nẹp ở hai bên vị trí gãy trước, sau đến khớp lân cận, rồi đến các đoạn khác, phải buộc hai vận mới chắc
- Cố định phải chắc chắn, không được chặt quá sẽ gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu Nếu lỏng làm xương di động gây nguy hiểm
- Chườm nước đá để giảm đau, giảm sưng, giảm chảy máu trong
- Cho uống thuốc giảm đau Aspirin (nếu có)
Ch͟ gãy
Gãy kín Gãy hͧ
Trang 11- Phương tiện gồm: nẹp tre, nẹp gỗ, không có nẹp dùng
que, cành cây, bìa các tông, sách báo (nẹp dài ít nhất phải
bằng xương gãy, nẹp ngắn thì nối lại), bông, gạc, dây, băng,
cáng thương, không có dây thì xé áo ra làm dây
- Kiểm tra lại kỹ thuật, vận chuyển nhẹ nhàng đến y tế
2 Cố định xương đùi, xương bánh chè
2.1 Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp)
- Luồn dây dưới khớp gối, kéo dây đến các vị trí 1-2-3 rồi
luồn nẹp, một nẹp từ giữa cung bẹn qua mắt cá trong, một nẹp
từ hõm nách qua mắt cá ngoài Buộc hai nẹp vào đùi, vào cẳng
chân theo số thứ tự 1-2-3
- Đặt chân lành sát chân gãy, buộc hai chân vào nhau,
buộc nẹp vào cơ thể theo số thứ tự 4-5-6-7-8 (xem ảnh)
2.2 Kỹ thuật thứ hai (một nẹp hoặc cuốn giấy, báo)
Luồn dây rồi đặt nẹp như kỹ thuật 1, buộc cố định trình
tự như có hai nẹp hoặc dùng quyển họa báo cuốn vào đùi buộc
như trên (xem ảnh)
2.3 Kỹ thuật thứ ba (không có nẹp)
Đặt chân lành sát chân gãy, nếu thấy giữa hai đùi hở phải
đặt đệm vào rồi luồn dây như trên Buộc hai chân vào nhau theo
thứ tự 1-2-3-4 Dùng băng cuộn cuốn xoắn ốc hai đùi vào nhau
(xem ảnh)
Cố định 1 nẹp Cố định bằng họa báo
Cố định chân lành với chân gãy Cuốn xoắn ốc hai đùi vào nhau
3 Cố định xương cẳng chân, cổ chân
3.1 Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp)
Luồn dây dưới khớp gối hay cổ chân, kéo dây đến các vị trí 1-2-3, đặt hai nẹp song song từ giữa xương đùi qua bàn chân Buộc hai nẹp vào cẳng chân, đùi theo thứ tự 1-2-3 Nếu gãy cổ chân buộc thêm một nút ở bàn chân Đặt chân lành sát chân gãy, buộc hai chân vào nhau theo thứ tự 4-5 (xem ảnh)
3.2 Kỹ thuật thứ hai (một nẹp hoặc cuốn sách báo)
Luồn dây và đặt nẹp như kỹ thuật 1, rồi trình tự cố định như có hai nẹp, hoặc dùng sách báo cuốn vào cẳng chân như cuốn xương đùi, buộc như trên (xem ảnh)
Băng trước
Cố định 2 nẹp
Trang 123.3 Kỹ thuật thứ ba (không có nẹp)
Đặt chân lành sát chân gãy, lấy vật liệu mềm (quần, áo, túi
đựng đất, cát) đệm giữa hai cẳng chân, luồn dây như kỹ thuật
1, buộc hai chân vào nhau theo thứ tự 1-2-3-4 Dùng băng cuộn
cuốn xoắn ốc hai cẳng chân vào nhau (xem ảnh)
Cố định chân lành vào chân gãy Cuốn 2 cẳng chân vào nhau
4 Cố định xương bàn chân, ngón chân
4.1 Gãy xương bàn chân
Đặt nẹp dưới bàn chân, buộc
nẹp vào bàn chân ở hai bên vị trí gãy,
hoặc dùng quyển sách làm nẹp Không
có nẹp dùng băng cuộn cuốn xoắn ốc
nhiều vòng chồng lên nhau cũng được
(xem ảnh)
4.2 Gãy xương ngón chân
Dùng dây buộc ngón lành với
ngón gãy ở hai bên vị trí gãy hoặc cố
định theo kiểu băng xoắn ốc cũng được
5 Cố định xương cánh tay
5.1 Kỹ thuật thứ nhất (có hai nẹp, một nẹp)
- Giúp nạn nhân: Để cánh tay vuông góc với cẳng tay, nâng nhẹ lên ngang ngực, nạn nhân đỡ lấy cẳng tay (ảnh trang 19) Đặt một nẹp từ hố nách qua mỏm khuỷu tay, một nẹp từ mỏm vai qua khuỷu tay Có một nẹp thì đặt theo một trong hai cách trên Bảo nạn nhân đỡ lấy cẳng tay và nẹp, giữ chắc ở tư thế này (ảnh bên) Luồn dây, buộc nẹp vào cánh tay, treo cẳng tay lên cổ, cẳng tay vuông góc với cánh tay
- Tự xử lý lấy: Kỹ thuật đặt nẹp như trên, ngồi xuống rồi nâng cả cánh tay lẫn nẹp lên hai đầu gối hoặc hai đùi, buộc nẹp vào hai bên vị trí gãy, treo cẳng tay như trên (xem ảnh)
Đặt nẹp và tay lên đầu gối
Buộc nẹp vào cánh tay
Treo cẳng tay lên cổ
Cố định một nẹp
5.2 Kỹ thuật thứ hai (không có nẹp)
Nâng cánh tay gãy sát vào mạn sườn, cẳng tay sát vào bụng, cẳng tay vuông góc với cánh tay, tay lành giữ chắc cẳng
Có ńp
Cu͙n xo̷n ͙c