1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Cấp cứu tai nạn do sét đánh pdf

6 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,49 KB

Nội dung

Cấp cứu tai nạn do sét đánh Khi gặp trường hợp bị sét đánh, nếu nạn nhân vẫn tỉnh thì chỉ cần ủ ấm, cho uống 20 ml rượu và nước chè đường nóng; sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm dưới da cafein 0,25 g và long não 0,2 g với mục đích trợ tim, trợ lực. Sét là những dòng điện rất mạnh ở khí quyển. Khi bị sét đánh, nạn nhân có thể chết ngay do ngừng tim, ngừng thở, hoặc bị lịm đi một thời gian, rồi nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim và nhịp thở, chảy máu nội tạng Nạn nhân bị bỏng tại chỗ, diện tích không rộng nhưng thường rất sâu độ sâu thường lớn và có hình ngoằn ngoèo. Người bị sét đánh nếu mê man bất tỉnh nhưng còn thở, tim còn đập thì phải được kích thích bằng cách lay, gọi, giật tóc, vã nước vào mặt Sau đó, phải tiêm dưới da cafein 0,25 g và long não 0,2 g. Nếu nạn nhân ngừng tim, ngừng thở thì phải tiến hành ngay phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực, làm kiên nhẫn, liên tục trong 2-3 giờ. Trong mọi trường hợp đều phải băng vô khuẩn vết bỏng, khi nạn nhân hồi phục thì chuyển đến cơ sở y tế để điều trị tiếp. Để đề phòng bị sét đánh, khi trời mưa có sét, không nên đứng ở điểm cao (như đỉnh đồi), không trú mưa ở dưới gốc cây to. Đối với nhà ở cao tầng, khi thiết kế xây dựng phải có cột thu lôi. Cấp cứu người chết đuối Chết đuối là hiện tượng tử vong do ngạt nước, có thể xảy ra với cả những người bơi giỏi mà chủ quan. Điều quan trọng nhất trong cấp cứu nạn nhân là phải khẩn trương thực hiện sơ cứu. Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, thay quần áo, ủ ấm, dùng ngón tay quấn gạc hoặc khăn tay móc hết đờm dãi trong mồm. Sau đó, cho uống 20 ml rượu cấp cứu hoặc nước chè đường nóng. Nên cho uống kháng sinh để phòng viêm phổi, tiêm dưới da cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g để trợ sức, trợ lực. Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó móc hết đờm dãi trong mồm và cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo. Với người chết đuối, làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt nhất: đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, người cấp cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, dùng hai bàn tay ấn mạnh lên vùng bả vai để nạn nhân thở ra. Sau đó, cầm hai cánh tay đưa lên và ra sau để nạn nhân thở vào, làm 10-20 lần/phút. Cũng có thể áp dụng phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Tiêm dưới da lobelin 0,01 g (để trợ hô hấp), cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g (để trợ lực). Kết hợp thêm các biện pháp sưởi ấm, xát ngoài da. Khi nạn nhân đã hồi phục, cho uống 20 ml rượu cấp cứu, nước chè đường nóng, tiêm kháng sinh để phòng viêm phổi, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị tiếp. Cầm máu vết thương Khi bị vết thương chảy máu, cần: - Nâng cao phần bị thương lên - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy, - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu: * Cứ ấn chặt vào vết thương * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế. Khi bị vết thương chảy máu, cần: - Nâng cao phần bị thương lên - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy, - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu: * Cứ ấn chặt vào vết thương * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế. Chú ý: * Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được, * Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông. * Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc. . Cấp cứu tai nạn do sét đánh Khi gặp trường hợp bị sét đánh, nếu nạn nhân vẫn tỉnh thì chỉ cần ủ ấm, cho uống. với mục đích trợ tim, trợ lực. Sét là những dòng điện rất mạnh ở khí quyển. Khi bị sét đánh, nạn nhân có thể chết ngay do ngừng tim, ngừng thở, hoặc bị

Ngày đăng: 25/01/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN