Cấp cứungườibịđộtquỵ
Đôt quỵ xảy ra khi máu đông lại thành cục hoặc có sự chảy máu cắt
ngang đường cung cấp máu, và do đó, khí oxy không đến được não. Những
vùng bị ảnh hưởng ở não cuối cùng sẽ chết. Hậu quả của một cơn độtquỵ phụ
thuộc vào bao nhiêu phần não bị ảnh hưởng và máu đông thành cục hoặc
chảy máu xảy ra ở đâu. Những phần khác nhau của não điều khiển các chức
năng khác nhau, vì thế máu đông thành cục trong phần não điều khiển chức
năng nói sẽ gây ra hiện tượng nói lấp hoặc nói lẫn lộn. Thường những dấu
hiện này chỉ hạn chế ở một bên cơ thể.
HẬU QUẢ CỦA ĐỘTQUỴ
Nếu sự chảy máu hoặc máu đông xuất hiện ở một trong các tĩnh mạch lớn
cung cấp máu cho một vùng lớn ở não thì độtquỵ thường dẫn đến cái chết ngay
lập tức. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sống sót được qua cơn đột quỵ, vài người
hoàn toàn bình phục, còn một số khác thì cần một thời gian dài để phục hồi và
thoát khỏi những vấn đề liên quan đến độtquỵ như giảm khả năng vận động hoặc
bị liệt. Để biết thêm chi tiết về độtquỵ xem trang 338-341.
CÁCH CHỮA TRỊ
Theo dõi đường thở và hơi thở, chuẩn bị hô hấp nhân tạo khi cần thiết
(trang 30-31). Đặt nạn nhân trong tư thế hồi phục nếu họ bị bất tỉnh (trang 22-23).
Nếu họ còn tỉnh, giúp họ nằm xuống với đầu và vai được nâng lên nhẹ nhàng.
Động viên và trấn an họ.
Nạn nhân thường mất phương hướng và nói năng mê sảng nếu trung khu
thần kinh nói bị ảnh hưởng. Thật ra, họ nghe được bạn nói gì nhưng không thể
hiểu được. Hãy nói với môt giọng làm an lòng họ và với sự tin tưởng. Gọi xe cấp
cứu. Lau chùi nước bọt trên mặt họ và chuẩn bị cho họ như người sắp nôn ói.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu dưới đây đều có thể hiện diện.
Trong các cơn độtquỵ nhỏ, dấu hiệu và triệu chứng rất giới hạn.
· Tiền sử bệnh-bệnh nhân có thể có một tiền sử về các cơn độtquỵ
nhỏ vài năm trước đây, hoặc cảm thấy không khỏe trong vài ngày nhưng không
rõ nguyên nhân.
· Đau đầu
· Tầm nhìn nhập nhạng, mất hình ảnh cục bộ hoặc nhìn thấy những
ánh đèn nhấp nháy.
· Nhầm lẫn và mất phương hướng, thường nhầm lẫn do say xỉn.
· Dấu hiệu của tình trạng tê liệt, hay yếu đi, thường chỉ ảnh hưởng
một bên cơ thể.
· Nói năng khó khăn, miệng bị méo xệch.
· Chảy nước bọt một bên miệng.
· Mất ý thức (có thể từ từ hay đột ngột)
· Nhịp tim thỉnh thoảng nhanh và mạnh làm người bệnh thở thành
tiếng và da đỏ ửng.
Sự nhận biết sớm một cơn độtquỵ
Các phương pháp điều trị trong bệnh viện về độtquỵ đã phát triển rất nhanh
trong vài năm gần đây nhưng hiệu quả của chúng phụ thuộc vào sự nhận biết và
chẩn đoán ban đầu cơn đột quỵ. Bạn bè và người thân của người lớn tuổi, hoặc
những người có nguy cơ độtquỵ cao, như người có huyết áp cao, nên nhận biết
được dấu hiệu và triệu chứng của độtquỵ đã được liệt kê bên trên. Những hành vi
lẫn lộn kết hợp với đau đầu hoặc có vấn đề về tầm nhìn là những dấu hiệu ban đầu,
và nếu chú ý, người bệnh nên được khuyến khích đi bác sĩ. Thêm vào đó, có một
số biện pháp kiểm tra tại nhà có thể giúp nhận biết một cơn độtquỵ nhẹ:
· Hãy kêu người bệnh cười. Độtquỵ nhẹ thường là nguyên nhân
gây ra tình trạng tê liệt. Chú ý một nụ cười thất thường hoặc ủ rũ, chán nản.
· Kêu họ hãy đặt hai tay ra đằng trước. Độtquỵ nhẹ thường gây ra
nguyên nhân yếu một bên người. Có thể có tổn thương hoặc mất cảm giác một
bên cơ thể. Chú ý cánh tay uể oải hoặc run.
Nếu bạn nghi ngờ về dấu hiệu độtquỵ của một người mặc dù bên ngoài vẫn
bình thường, hãy nhanh chóng tìm một lời khuyên về y tế.
. Cấp cứu người bị đột quỵ
Đôt quỵ xảy ra khi máu đông lại thành cục hoặc có sự chảy máu cắt
ngang đường cung cấp máu, và do đó, khí. biết và
chẩn đoán ban đầu cơn đột quỵ. Bạn bè và người thân của người lớn tuổi, hoặc
những người có nguy cơ đột quỵ cao, như người có huyết áp cao, nên nhận