1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Các nhân tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

65 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến lược trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế vớ

Trang 1

A CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG ANH

1.1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn, nguồn nướccủa huyện Đông Anh rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bềnvững trong thời gian tới

1.1.1 Vị trí địa lý, vai trò của huyện Đông Anh

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô HàNội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2) Đông Anh có ranh giới tự nhiênvới các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng,sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành

và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn

Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía ĐôngNam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội

Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội,đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, ỨngHòa

Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sôngHồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược trongđịnh hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới Vị trí và vai tròchiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:

- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội

với các tỉnh phía Bắc Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạyqua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đườngcao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương vớiquốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc Sự thuận lợi

về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyệntrong tương lai

Trang 2

- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc

hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểmphát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới Lợi thế củaĐông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự

án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ởphía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai

- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến

lược trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu

tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại,

du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn đểĐông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội

Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất nước(dưới thời An Dương Vương và thời Ngô Quyền) Hiện nay, Đông Anh lại đang làmột trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội nhữngthập kỷ đầu thế kỷ XXI Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quantrọng của Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước

1.1.2 Điều kiện địa hình, cảnh quan

Đông Anh nằm trong châu thổ Sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ Địa hìnhcủa Đông Anh tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Cốt đất trung bình của Đông Anh từ +7 đến +8m so với mực nước biển

Các xã có địa hình cao (đất vàn và vàn cao) nằm ở phía Tây Bắc của huyện(giáp với huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh), như Bắc Hồng, Nam Hồng, NguyênKhê, Xuân Nộn Cốt đất cao nhất huyện là +14m, tại khu vực xã Nguyên Khê vàmột phần xã Xuân Nộn Tỷ lệ diện tích đất cao chiếm 13,4%, tỷ lệ diện tích đất vànchiếm 56,2% tổng diện tích toàn huyện

Các xã có địa hình tương đối thấp (trũng) nằm ở phía Đông Nam của huyện(giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Bắc Ninh), như Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú, Liên

Hà, Vân Hà Cốt đất thấp nhất huyện là +3,5m, tại khu vực lòng sông Thiếp và một

số xã kể trên Tỷ lệ diện tích đất trũng chiếm 30,4% diện tích toàn huyện

Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nôngnghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên canhsản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa;vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản

Qua khảo sát cho thấy cấu tạo địa tầng phổ biến của huyện Đông Anh nhưsau:

+ Lớp đất mặt canh tác dày 0,2 đến 0,3 m

Trang 3

+ Lớp sét nâu, nâu đỏ dày từ 0,4 đến 3,2 m.

+ Lớp cát thô màu vàng dày từ 3 đến 18 m

+ Lớp cát đen lẫn bùn ở độ sâu 20 đến 30 m, dày 2,5 đến 4 m

+ Từ độ sâu 27 đến 42 m là sỏi cuội xen lẫn cát thô

Với cường độ chịu nén lớp sét từ 2-3,5 kg/cm2 nên nền đất Đông Anh thuộcloại tốt, phù hợp với việc xây dựng các công trình công nghiệp và đô thị, kể cả cáccông trình lớn

Tựu chung lại, địa hình của huyện Đông Anh tương đối bằng phẳng nhưngcũng khá đa dạng, rất phù hợp đối với việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hộihuyện trong những năm tới Toàn địa bàn huyện phù hợp với việc phát triển thảmxanh thiên nhiên, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, công nghiệp, đô thị.Đối với từng khu vực thì khu vực phía Đông và Đông Nam của huyện có thể pháttriển nông nghiệp đô thị sinh thái; khu vực Tây Nam và Đông Bắc của huyện có thểphát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn; khu vực phía Tây, Tây Bắc vàtrung tâm huyện có thể phát triển đô thị với tỷ lệ diện tích đất xanh lớn, cùng vớivùng nông nghiệp của huyện tạo nên vành đai xanh cho khu vực nội thành Hà Nộihiện nay, hướng đến sự phát triển đô thị bền vững và hài hòa với môi trường

1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước

* Khí hậu:

Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khíhậu của miền Bắc nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Khoảng từ tháng 5đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt Từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ sau lạnhnhưng độ ẩm cao do mưa phùn Giữa hai mùa có tính chất tương phản trên là các

giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh khoảng 250C, nhiệt độ tuyệt đốicao khoảng 400C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70C Hai tháng nóng nhất trong năm

là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300C Hai thánglạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất khoảng

180C

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mưa trong năm tươngđối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.300-1.600mm Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85% lượng mưa của cảnăm (thời gian này còn gọi là mùa mưa) Thường tháng 7, tháng 8 hàng năm cólượng mưa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250-350mm Cũng trong khoảng

Trang 4

tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ phía đông (xuất phát ngoài biển) đổvào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực lớn nhất 120kg/m2.

Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu như không cómưa Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mưa phùn, khí hậu ẩm ướt

Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, mức độ dao động

về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-87%

Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đông nam vào mùa nóng (từ khoảngtháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa lạnh (từ tháng

11 đến tháng 3), tốc độ gió 5m/s Các đợt gió mùa đông bắc tạo nên thời tiết lạnhbuốt về mùa đông

Bảng 1.1: Nhiệt độ lượng mưa trung bình hàng năm

Trang 5

Nhìn chung, thời tiết của Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp, nhất là các loại cây lương thực, rau, cây ăn quả, hoa Song, điều kiện thờitiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, như các đợt giông bão mùa hè và giómùa đông bắc mùa đông hay tính hai mặt của mưa phùn mùa xuân, vừa thích hợpcho sự phát triển của cây trồng, nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấmmốc phát triển.

Bão lụt, mưa phùn, gió mùa đông bắc cũng là những điều kiện thời tiết gâynhiều khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân

* Thủy văn và nguồn nước:

- Nước mặt: nước mặt được tạo nên do mưa và được tích trữ tại các sông, hồ

trên địa bàn

Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.600-1.800mm, trong đó 85% tậptrung vào mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 Mưa phùn về cuối đông vàtrong mùa xuân ít có ý nghĩa về cung cấp nước nhưng có ý nghĩa làm tăng độ ẩmcủa đất và không khí Mực nước cao nhất ở mùa mưa lên cốt +11 trong vòng 3ngày, tuy nhiên do khả năng thoát nước tự nhiên khá tốt nên ít xảy ra úng ngập trêntoàn địa bàn huyện, chỉ có hiện tượng úng ngập cục bộ một số điểm tại các xã vùngtrũng phía Đông Nam Mưa tạo nên nguồn nước mặt tích tụ tại các sông, hồ, đầmtrên địa bàn huyện, gồm:

+ Sông Hồng chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Từ Liêm và quậnTây Hồ, đoạn chảy qua Đông Anh dài 15km Sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt quantrọng với Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng

+ Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chạy theo ranh giới giữa Đông Anhvới huyện Gia Lâm, đoạn chạy qua Đông Anh dài 8,5km từ xã Xuân Canh đến xãMai Lâm

Sông Hồng và sông Đuống là hai con sông cung cấp nước cho sản xuất nôngnghiệp của huyện, đồng thời tạo thành dải đất phù sa bãi sông được bồi đắp hàngnăm khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày Tuy nhiên, đây là hai consông có chế độ thủy văn khá phức tạp, vào mùa mưa mực nước sông rất thấtthường, dễ gây lụt lội ảnh hưởng đến mùa màng; gây xói lở ảnh hưởng đến đờisống của người dân ở khu vực bãi sông Vì thế, bên cạnh việc khai thác các điềukiện thuận lợi do các con sông này đem lại cũng phải chú ý củng cố đê điều, khắcphục tác động bất lợi của chúng

+ Sông Cà Lồ chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn, đoạnchảy qua Đông Anh dài 9km, có lưu lượng nước lớn và khá ổn định Đây không

Trang 6

phải là con sông cung cấp lượng phù sa lớn, nhưng là nguồn cung cấp nước tướichủ yếu cho một số xã phía Bắc huyện Đông Anh.

+ Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện Mê Linh)chảy qua địa phận 10 xã của huyện Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê

+ Đầm Vân Trì: là một đầm lớn, diện tích 130ha, mực nước trung bình 6m,cao nhất 8,5m và thấp nhất 5m, được nối thông với sông Thiếp Ngoài hệ thốngsông, đầm Vân Trì có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước mặt trênđịa bàn huyện Đông Anh

- Nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu từ độ sâu

20m; tuy nhiên nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 94 m Nước ngầm cóhàm lượng sắt từ 7 đến 11mg/lít Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cungcấp nước cho sản xuất, đặc biệt cho đời sống của người dân Nước ngầm ở ĐôngAnh có chất lượng tốt, trữ lượng cao, đồng thời luôn được bổ sung, cung cấp từnguồn nước giàu có của sông Hồng Có thể nói, nước ngầm là một trong những tàinguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng của huyện Đông Anh phục vụ cho sựphát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyệntrong tương lai

1.2 - NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông nghiệp,chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác như ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48%tổng diện tích đất của huyện) Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâunăm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diệntích đất của huyện Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất củahuyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất chuyên dùng (21,8%) Đất chưa sửdụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.Bảng 1.2: Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh (kiểm kê đếnngày 01/01/2010)

Trang 7

TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

Trang 8

3 Đất chưa sử dụng CSD 354,40 1,94

Tổng diện tích các loại đất 18.213,90 100

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Như vậy, có thể thấy tiềm năng quỹ đất của huyện còn khá lớn Cuộc khảo sátđối với cán bộ chủ chốt của huyện Đông Anh trong khuôn khổ Dự án quy hoạchnày đã cho kết quả là 80% số ý kiến đánh giá rằng quỹ đất là tiềm năng lớn nhấtcủa huyện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2020

Trong quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa tới đây, với diện tích đấtchưa sử dụng còn lại và gần 9.000 ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyểnđổi sang đất phi nông nghiệp, Đông Anh có thuận lợi lớn Vấn đề đặt ra là phải quyhoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triểnbền vững kinh tế - xã hội của huyện

1.2.2 Nguồn nhân lực

a- Dân số:

Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2010 khoảng 35,05vạn người, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội Mật độ dân số năm 2010 là1,924 người/1.000m2 (1.924 người/km2) Đông Anh là huyện có dân số lớn thứ haitrong các huyện ngoại thành (sau huyện Từ Liêm) và có số dân đứng thứ ba trongcác quận/huyện của Hà Nội (sau huyện Từ Liêm và quận Đống Đa)

Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Đông Anh giai đoạn 2001-2010

297.017

311.160

325.487

333.902

343.600

Nam 131.36

8

143.447

146.786

152.083

157.798

158.578

163.900

Nữ 133.74

2

144.577

150.231

159.077

167.689

175.324

179.700

DS n/nghiệp

n/thôn

238.238

259.785

268.361

281.867

295.394

307.247

318.245

Tỷ lệ sinh dân số 1,58% 1,84% 1,82% 1,81% 1,95% 1,86% 1,85%

Trang 9

-Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội, Niên giám Thống kê Huyện Đông Anh

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (khoảng1,4-1,5%/năm) cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 trước đó (khoảng1,2-1,3%/năm) Đông Anh hiện có khoảng 65.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cóchồng (từ 15-49 tuổi) Trung bình có 6.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm trong giaiđoạn 2006-2010 Số trẻ em từ 16 tuổi trở xuống (những người sống phụ thuộc) củahuyện Đông Anh chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện

Số trẻ em được sinh ra và tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh cóchiều hướng tăng những năm gần đây là do một số thay đổi trong chính sách dân số

đã không được phổ biến và tuyên truyền kịp thời đến người dân, do biến động của

cơ quan phụ trách công tác dân số Bên cạnh đó, do đời sống được cải thiện, nhucầu sinh thêm con và tâm lý muốn sinh con vào các năm mà người dân cho là nămmay mắn cũng khiến tỷ lệ sinh tăng lên Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của huyệnĐông Anh khá lớn, trung bình khoảng 10% trong những năm qua

Có thể nói, quy mô dân số lớn kể trên là một nguồn lực đáng kể trong quátrình phát triển của huyện Đông Anh Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh

và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng tăng, tỷ lệ sinh con thứ ba khá cao nhưnêu trên Nếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không được kiểm soát thì sẽ lại gây trở ngạilớn cho quá trình phát triển của huyện Vì thế, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tựnhiên vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện ĐôngAnh tăng mạnh so với giai đoạn trước Tăng dân số cơ học một số năm gần đây có

xu hướng cao hơn tăng dân số tự nhiên Năm 2007 có hơn 2 vạn người chuyển đếnsinh sống trên địa bàn huyện Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa trên địa bànhuyện bắt đầu tăng tốc Cũng có nghĩa rằng cần phải có những giải pháp và chínhsách phù hợp trong thời gian tới để quá trình đô thị hóa không diễn ra tự phát, tránhgây những hậu quả khó có thể khắc phục về sau

Trang 10

b- Nguồn nhân lực:

- Về số lượng: Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60%

số dân Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ Điều này được lý giải bởi mứctăng dân số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những người chưađến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số Nguồn lao động đông đảo chính

là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện Đông Anh những năm tới đây

Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số nguồnlao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 Về cơ bản, Đông Anh

đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địabàn thời gian qua

Bảng 1.4: Tình hình nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Phân bổ lao động theo các khu vực

Lao động nông nghiệp 111.28

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đông Anh

Bên cạnh số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của huyện Đông Anhđang được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây

- Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích

cực trong giai đoạn 2006-2010 Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao độnggiảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp được duy trì và tỷ lệ lao động dịch vụ tăng

Trang 11

nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.

Cụ thể:

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2006 xuống 59% năm2010

+ Tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%

+ Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,6% năm 2006 lên 12% năm 2010

Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao độngnông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phương án và các giải phápchuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ đơn thuần là sự giảm

số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa

- Về chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định vị trí, vai trò

của nguồn lực này đối với sự phát triển Việc khẳng định nguồn nhân lực đóng vaitrò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Anh tới đây có cơ sở

ở chỗ chất lượng nguồn nhân lực của huyện đang ngày càng được nâng cao

Số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm dần trong khi

số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp tăng lên.Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - hầu hết là lao động quản lý trong cácdoanh nghiệp và cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn - cũng tăng nhanh.Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển laođộng từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Đồng thời, sự gia tăng sốlao động có trình độ chuyên môn cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các khu,cụm công nghiệp và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bànhuyện

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đông Anh hiện còn thấp, chưatới 50% Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp để đáp ứng tốt yêucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hộihuyện Đông Anh Trong quá trình đô thị hoá, mỗi năm có hàng nghìn lao động từkhu vực nông nghiệp chưa được đào tạo, nâng cao chất lượng kịp thời để chuyểndịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Điều này tiềm ẩn những vấn đề về đờisống và trật tự xã hội cần được quan tâm giải quyết

1.2.3 Tài nguyên du lịch, nhân văn

Đông Anh là một trong những chiếc nôi của văn hiến Thăng Long - Hà Nội,rất giàu truyền thống và bản sắc văn hóa Đông Anh có tài nguyên du lịch phong

Trang 12

phú, độc đáo, giá trị, gồm các danh thắng; di tích lịch sử; các lễ hội truyền thống;các loại hình nghệ thuật dân gian…

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh, cáchtrung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, mộtdấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ CổLoa là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (là thủ đô thời các vua Hùng,thuộc tỉnh Phú Thọ)

Ngoài Cổ Loa, trên địa bàn Đông Anh còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoánổi tiếng khác như Đền Sái, địa đạo Nam Hồng

Đông Anh cũng có những khu vực có cảnh quan thuận lợi để phát triển dulịch, như đầm Vân Trì, ven sông Cà Lồ

Trên địa bàn huyện Đông Anh hàng năm có rất nhiều lễ hội truyền thống,trong đó có những lễ hội lớn, có tiềm năng khai thác du lịch như: Hội đền AnDương Vương (hay còn gọi là Hội Cổ Loa); Hội rước vua giả Đền Sái (xã ThuỵLâm); Hội làng Dục Tú (xã Dục Tú); Hội làng Xuân Nộn (xã Xuân Nộn); Hội bàMáy hay còn gọi là lễ hội Giỗ (xã Liên Hà); Hội làng Cổ Dương (xã Tiên Dương);

Hội làng Quan Âm (xã Bắc Hồng); Hội làng Đường Yên (xã Xuân Nộn); Hội làngSơn Du; Hội làng Xuân Trạch (xã Xuân Canh); Hội làng Quậy; Hội làng Phúc Hậu

1.3 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH

1.3.1 Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a- Thực trạng tăng trưởng kinh tế:

Có thể đánh giá một cách tổng quát, kinh tế huyện Đông Anh phát triển với

mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006-2010

* Về giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010 đạt hơn22.800 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005 (8.840 tỷ đồng) Tốc độ tăng giá trịsản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện bình quân đạt tới 22%/năm

Trang 13

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý năm 2010 đạt gần2.860 tỷ đồng, gấp gần 2 lần năm 2005 (1.450 tỷ đồng) Tốc độ tăng giá trị sản xuấtcác ngành kinh tế huyện quản lý bình quân đạt khoảng 14,6%/năm

Bảng 1.5: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn và thuộc huyện Đông Anh quản lý giai đoạn 2006-2010

Nông - lâm - thủy

sản 430.529 449.922 473.127 494.560 508.699 521.485

Khu vực đầu tư

Nông - lâm - thủy

sản 417.330 437.186 453.861 471.509 484.957 496.665

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Bảng 1.6: Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn và thuộchuyện Đông Anh quản lý bình quân giai đoạn 2006-2010

Tăng trưởng chung

Không tính liên doanh

CN XDCB

-Thương mại - Dịch vụ

NLN Thuỷ sản

-Khu vực FDI

Trang 14

* Tăng trưởng các ngành kinh tế:

Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010 đạtkhoảng 4.587 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2005 Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tếthuộc huyện quản lý năm 2010 đạt khoảng 1.011 tỷ đồng, gấp 1,74 lần năm 2005

Bảng 1.7: Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế trên địa bàn và thuộc huyện Đông Anh quản lý giai đoạn 2006-2010

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn

2006-2010 đạt khá cao, bình quân là 19,0%/năm Tăng trưởng cao chủ yếu do sự tăngtrưởng và phát triển của ngành công nghiệp đem lại, đặc biệt là mức tăng đột biếntrong 2 năm 2007-2008

Bảng 1.8: Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giaiđoạn 2006-2010

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006- 2010 Tăng trưởng chung

trên địa bàn 10,1 % 40,3 % 30,7% 7,8% 9,6% 19,0%

Công nghiệp và 11,2% 49,3 35,9% 7,4% 9,7% 21,6%

Trang 15

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tăng trưởng các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý giai đoạn 2006-2010 kháđều đặn và ổn định, đạt bình quân là 11,8%/năm

Bảng 1.9: Tăng trưởng các ngành kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý giaiđoạn 2006-2010

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006- 2010

Tăng trưởng khu vực

thuộc huyện quản lý 11,5% 12,8% 12,8% 10,3% 11,3% 11,8%

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Trang 16

Kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục trên địa bàn huyệnĐông Anh đã đem lại mức thu nhập bình quân ngày càng cao cho người dân Thunhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2010 đạt khoảng 930USD/người (20 triệu đồng/người/năm), bằng nửa so với bình quân chung toànthành phố Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2010 là 3,95% và đến cuối năm 2011 giảmxuống còn 2,9%

Đời sống của người dân Đông Anh ngày càng được cải thiện, thể hiện qua một

số chỉ tiêu về đời sống như sau:

Bảng 1.10: Một số chỉ tiêu đời sống của người dân Đông Anh so sánh với

toàn thành phố và một số quận/huyện khác

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Toàn Thành phố

Huyệ n Đông Anh

Huyệ

n Sóc Sơn

Huyện Hoài Đức

Quận Hoàng Mai

Trang 17

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Tp Hà Nội 01/4/2009

b- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh trong giai đoạn 2006-2010 tiếp

tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010

là 58,6%; tăng 3,5% so với năm 2005

Tỷ trọng Thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện năm

2010 là 27,5%; tăng nhẹ so với mức 27,3% năm 2005

Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyệnnăm 2010 là 13,9%; giảm 3,7% so với năm 2005

Bảng 1.11: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn2006-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Trang 18

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Cơ cấu trên địa bàn huyện năm 2005

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý trong giai đoạn 2006-2010 có

sự chuyển dịch khá mạnh, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm mạnh

-Bảng 1.12: Cơ cấu các ngành kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý giai đoạn2006-2010

Nông - lâm - thủy

sản29,1% 26,4% 23,1% 22,0% 20,9% 19,5%

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý năm

2010 là 41,5%; tăng 16,1% so với năm 2005

Trang 19

Tỷ trọng Thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý năm

2010 là 39,0%; giảm 6,5% so với mức 45,5% năm 2005

Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lýnăm 2010 là 19,5%; giảm 9,6% so với mức 29,1% của năm 2005

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực là tỷ trọngcông nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm mạnh thì tỷ trọngngành thương mại - dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2010 là mộtbiểu hiện không mấy tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, biểu hiệnlĩnh vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện cònchậm

Cơ cấu k/vực huyện QL năm 2005

c- Chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Mặc dù tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn2006-2010 đạt khá cao (bình quân 19,0%/năm), tăng trưởng các ngành kinh tếthuộc huyện quản lý giai đoạn 2006-2010 cũng đạt bình quân 11,8%/năm, cơ cấu

ngành kinh tế chuyển dịch khá tích cực nhưng nhìn chung chất lượng tăng trưởng

kinh tế chưa song hành cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn cao,thương mại - dịch vụ phát triển còn hạn chế Chưa hình thành và phát triển đượccác ngành, sản phẩm có trình độ công nghệ, hàm lượng chất xám cao Khả năngcạnh tranh của nhiều sản phẩm, doanh nghiệp cũng còn hạn chế Năng suất laođộng tăng chậm

Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, vấn đề môi trường chưa được quan tâmđúng mức Một số khu/cụm công nghiệp còn thiếu công trình xử lý nước thải; cáclàng nghề còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tuy tốc độ đô thị hoá cònthấp nhưng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn ở một số khu vực đã ở mức cao

d- Quan hệ sản xuất và các thành phần kinh tế:

Trang 20

Trong giai đoạn 2006-2010, quan hệ sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anhluôn được quan tâm, các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng trướcpháp luật

Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện được sắp xếp, củng cố, hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả Tổng số cơ sở công nghiệp, thương mại - dịch vụnhà nước trên địa bàn huyện hiện còn 15 đơn vị, trong đó theo phân cấp quản lý có

8 đơn vị thuộc trung ương và 7 đơn vị thuộc địa phương quản lý

Doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp tục phát triển mạnh, tănh nhanh về sốlượng, đa dạng hoá về ngành nghề Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký trênđịa bàn huyện quản lý là 2.917 DN (khoảng 1.500 là công ty cổ phần, 1.200 là công

ty TNHH, 200 là doanh nghiệp tư nhân); trong đó có 1.905 doanh nghiệp đang kinhdoanh

Kinh tế tập thể có bước phát triển mới Công tác củng cố, đổi mới và nâng caohiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX) được tăng cường với trên 130 HTXđang hoạt động có kết quả Huyện đang tiếp tục chỉ đạo giải thể đối với các HTXhoạt động kém hiệu quả và các HTX hoạt động hình thức, đồng thời khuyến khíchcác tổ chức, cá nhân thành lập mới các HTX Nhiều mô hình hợp tác xã đang hoạtđộng có hiệu quả, đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế trên địa bànhuyện

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có trên 12.000 cơ sở/ hộ kinh doanh cá thể đanghoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thươngmại, dịch vụ Trong đó có nhiều hộ sản xuất kinh doanh có quy mô khá lớn tại cáclàng nghề thủ công truyền thống ở Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú

Để tạo nên tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư pháttriển, nhất là chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách có vai trò quan trọng, mangtính dẫn dắt Trong 5 năm 2006-2010, tổng thu ngân sách của huyện Đông Anh đạt3.425 tỷ đồng, tăng trung bình 18%/năm (trong đó thu từ đấu giá quyền sử dụng đấtđạt 687 tỷ đồng, tăng 128%/năm); tổng chi ngân sách trong 5 năm là 2.304 tỷ đồng,tăng 26,3%/năm, trong đó tổng chi cho đầu tư phát triển đạt 751,6 tỷ đồng, tăng81%/năm Công tác chi đầu tư phát triển từ ngân sách ngày càng có trọng tâm,trọng điểm, đạt hiệu quả cao

1.3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trang 21

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Đông Anh giai đoạn

2006-2010 phát triển nhanh, từng bước theo hướng hiện đại, công nghệ cao Các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả

Trên địa bàn huyện duy trì khoảng gần 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệpngoài nhà nước với gần 24.000 lao động Trong các năm 2007-2008 do ảnh hưởngnhững khó khăn kinh tế chung, số cơ sở và lao động công nghiệp ngoài nhà nướcgiảm nhẹ nhưng đã hồi phục dần trở lại trong các năm 2009-2010

Bảng 1.13: Tình hình sản xuất công nghiệp - XDCB huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: triệu đồng

Tổng GTSX CN và

XDCB trên địa bàn 2.424.338 2.431.680 2.808.247 3.493.291 3.766.857 4.164.529Tổng GTSX CN và

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cơ bản (XDCB) bình quân 5năm 2006-2010 trên địa bàn huyện đạt 21,6%/năm (nếu không tính doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài thì đạt 11,4%/năm), trong đó thuộc huyện quản lý đạt20,7%/năm

Bảng 1.14: Tăng trưởng ngành Công nghiệp và XDCB huyện Đông Anh giaiđoạn 2006-2010

2006 2007 2008 2009

2010 Bình

quân 2006- 2010

Tăng trưởng CN và

XDCB trên địa bàn 11,2% 49,3% 35,9% 7,4% 9,7% 21,6%

Trang 22

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Đóng góp lớn nhất vào sự phát triển công nghiệp trên địa bàn Đông Anh làkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốnđầu tư nước ngoài tăng mạnh, năm 2010 tăng gấp gần 3,4 lần so với năm 2005

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đangtiếp tục được quy hoạch theo các khu vực tập trung, hạn chế việc phát triển các cơ

sở sản xuất trong khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đờisống, sinh hoạt của nhân dân Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện là gia công cơ khí, may mặc và chế biếnlâm sản Các khu vực tập trung công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, khu/cụmcông nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay bao gồm:

- Khu vực tập trung công nghiệp Đông Anh hình thành từ những năm

1970-1980 trên trục đường quốc lộ 3 Khu vực này được phân bố trên quy mô khoảng70ha và hiện có khoảng 30 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng Hầu hết trước đây là các doanh nghiệp nhà nước, nay phần lớn đã được cổ phần hoá.Các cơ sở công nghiệp trong khu vực này có quy mô diện tích tương đối lớn, mật độxây dựng thấp, hệ số sử dụng đất không cao nhưng nằm phân tán (không theo môhình khu công nghiệp tập trung) Các ngành công nghiệp trong khu vực này đượcđánh giá có mức độ ô nhiễm môi trường không cao Theo quy hoạch của thành phốthì trong khu vực này sẽ dành một phần đất để di chuyển các cơ sở công nghiệptrong nội thành ra

- Khu công nghiệp tập trung Thăng Long (Bắc Thăng Long), nằm trên địa bàncác xã Kim Chung, Võng La do Công ty Khu Công nghiệp Thăng Long (liên doanhgiữa Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Đông Anh) làm chủ đầu

tư Tổng diện tích của khu công nghiệp là 274ha, là khu công nghiệp tập trung lớnnhất của Hà Nội hiện nay, đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật của khu

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long hiện có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnhvới hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải, có hệthống giao thông kết nối với cảng và sân bay quốc tế tương đối thuận lợi

Bắc Thăng Long đang là khu công nghiệp tập trung hoạt động hiệu quả, mangtính điển hình của Hà Nội để các địa phương khác tham khảo Tại KCN Bắc ThăngLong hiện có 67 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, tổng số vốn trên 1,5 tỷ USD với cácsản phẩm công nghệ cao của các tập đoàn nổi tiếng như Canon, Panasonic Tổng

Trang 23

số lao động đang làm việc trong KCN Bắc Thăng Long là 48.000 người, trong đó

có hơn 8.000 là người Đông Anh

Bắc Thăng Long cũng là một trong những KCN đi đầu của Hà Nội hiện nay

về xây dựng nhà ở cho công nhân (đã xây dựng dự án khu nhà ở công nhân KimChung với tổng diện tích khoảng 20ha)

- Cụm công nghiệp Nguyên Khê với tổng diện tích 95,6 ha nằm trên địa bàn

xã Nguyên Khê Đây là một trong số 49 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng và đivào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Giai đoạn I (pha I) của cụmcông nghiệp đã hoàn thành với quy mô diện tích 18ha và đã thu hút 12 doanhnghiệp với cơ cấu ngành nghề khá đa dạng vào đầu tư sản xuất kinh doanh Giaiđoạn II của khu công nghiệp này với quy mô khoảng 77ha đã đang được chủ đầu tư

là Ban Quản lý Dự án huyện triển khai thực hiện

- Khu công nghiệp Đông Anh: quy mô khoảng 600ha, nằm trên địa bàn các xãXuân Nộn, Thụy Lâm và thị trấn Đông Anh, đang được nghiên cứu lập và phêduyệt quy hoạch

- Ngoài ra, trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang triển khai dự án Khu sảnxuất tiểu thủ công nghiệp tập trung tại xã Liên Hà và Vân Hà

Liên Hà, Vân Hà là hai xã có làng nghề phát triển mạnh nhất Đông Anh, trong

đó Liên Hà phát triển nghề sản xuất đồ gỗ công nghiệp (gỗ phun sơn) và Vân Hàphát triển nghề mộc, chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ và gia dụng Tiềm năng phát triểncủa hai làng nghề này còn rất lớn Tuy nhiên, việc các hộ tổ chức sản xuất ngay tạigia đình trong khu dân cư đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung xã Liên Hà có quy mô 3ha đãhoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các hộ cũng đã đấu thầu quyền sử dụng đất thuê

50 năm Khu sản xuất này sẽ tập trung các cơ sở sản xuất đồ gỗ phun sơn, giảm ônhiễm môi trường cho khu dân cư

Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung làng nghề xã Vân Hà với hình thứctương tự xã Liên Hà đang được triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Bên cạnh Liên Hà, Vân Hà, tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống tạicác làng nghề khác cũng đang phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ tốt trên thịtrường Trong đó, Dục Tú có nghề cơ kim khí (kéo sắt); Võng La, Cổ Loa có nghềchế biến thực phẩm, làm bún; Vân Nội, Đông Hội có nghề đan lát, sản xuất đồ giadụng từ tre, nứa; Bắc Hồng, Uy Nỗ có nghề may

1.3.3 Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ

Trang 24

Thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua có sự phát triểnrộng khắp, hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứngđược nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện

* Tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ bình quân 5 năm 2006-2010đạt 10,3%/năm

Bảng 1.15: Tăng trưởng ngành Thương mại - Dịch vụ huyện Đông Anh giaiđoạn 2006-2010

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006- 2010

Tăng trưởng Thương

mại- Dịch vụ trên địa

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn huyện tăng nhanh, năm

2010 đạt khoảng 10.898 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2005

Bảng 1.16: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

* Kim ngạch xuất nhập khẩu:

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn2006-2010 đạt gần 230 triệu USD

Bảng 1.17: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Trang 25

196.666

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

* Hệ thống phân phối, chợ:

Trên địa bàn huyện Đông Anh có 21 chợ Đông Anh đã và đang thực hiệnquyết liệt việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phươngthức xã hội hóa tại các xã Đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý,kinh doanh, khai thác chợ gắn với đầu tư xây dựng và cho kết quả bước đầu tíchcực, như chợ tại các xã Hải Bối, Thụy Lâm, Vân Nội, Kim Chung Đã có 7 chợđược giao cho các doanh nghiệp tiếp nhận quản lí, đầu tư xây dựng, cải tạo vớikinh phí hàng chục tỷ đồng

Một số chợ còn lại như chợ Vân Hà, Đông Hội, Dục Tú đang được chỉ đạo lựachọn địa điểm xây dựng chợ theo hình thức đầu tư mới

Đối với các chợ lớn, phức tạp như chợ Trung Tâm, Chợ Tó, huyện đang chỉđạo nghiên cứu phương án chuyển đổi phù hợp

Đến nay toàn huyện đã có 9/21 chợ đạt chuẩn nông thôn mới

Ngoài các chợ truyền thống, trong các thôn, xóm, các điểm dân cư đã hìnhthành nhiều điểm mua bán trao đổi hàng hoá, các điểm bán lẻ hàng tiêu dùng vớinhiều nhóm mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhândân

Tuy nhiên, Đông Anh chưa hình thành hệ thống phân phối hiện đại gồm cáctrung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, Hiện trên địa bàn huyện mớichỉ có 1 Trung tâm thương mại kết hợp giữa nhà ở với buôn bán tổng hợp tại thịtrấn Đông Anh và đang đầu tư một số dự án trung tâm thương mại kết hợp vănphòng tại khu vực trung tâm thị trấn Mức độ hiện đại của Trung tâm thương mạihiện có này còn khoảng cách rất xa so với các trung tâm thương mại cao cấp trongnội thành Hệ thống phân phối trên địa bàn huyện phục vụ kinh doanh và mua bánhàng hóa hiện vẫn dựa chủ yếu vào mạng lưới chợ phân bổ ở các xã/thị trấn

Trang 26

Công tác quản lý thị trường trên địa bàn huyện được tăng cường, ngăn chặn,

xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ buôn bán, sản xuất và kinh doanh trái pháp luật.Công tác kiểm soát, quản lý thị trường, chống tăng giá, phá giá nhằm góp phầnbình ổn giá cả được tăng cường; việc kiểm tra tình hình buôn lậu, gia lận thươngmại, vi phạm nhãn mác hàng hoá, hàng giả được duy trì; tổ chức kiểm tra, xử lýnghiêm đối với các trường hợp hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm nhãn mác và gianlận thương mại Huyện thường xuyên phối hợp với Sở Công thương và Tổng công

ty Thương mại Hà Nội mở các hội chợ thương mại, bán hàng lưu động, giúp nhândân có điều kiện mua sắm thuận tiện và góp phần bình ổn giá thị trường

* Sự phát triển các ngành dịch vụ:

Bên cạnh hoạt động thương mại, các dịch vụ phục vụ sinh hoạt như dịch vụ ănuống; dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ thẩm mỹ đang phát triển mạnh trênđịa bàn huyện

Các dịch vụ vận tải, bưu điện, tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện cũngđang phát triển nhanh Ngoài chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Đông Anh, nhiều ngân hàng cũng đã mở phòng giao dịch trên địa bànhuyện, nhất là tại khu vực trung tâm thị trấn, dọc các trục đường lớn, khu vực đôngdân cư, như các phòng giao dịch của Ngân hàng đầu tư phát triển (BIDV),Vietcombank, Vietinbank, Techcombank

Các ngân hàng trên địa bàn đã chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh và mặtbằng lãi suất huy động để quyết định lãi suất cạnh tranh trong phạm vi trần lãi suất huyđộng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Tính đến nay, các ngân hàng thươngmại Nhà nước trên địa bàn đã huy động được khoảng trên 6.000 tỷ đồng và đầu tư chovay trên 10.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp vànhân dân trên địa bàn huyện trong sản xuất, kinh doanh

Ngành dịch vụ du lịch của huyện cũng bước đầu hình thành và có xu hướngphát triển tốt dựa vào thế mạnh du lịch của huyện là các di tích lịch sử văn hoá, đặcbiệt là di tích Cổ Loa Hình thành tuyến du lịch trọng điểm Cổ Loa - Ca trù Lỗ Khê -Rối nước Đào Thục - Làng nghề Vân Hà được du khách nhiều nơi biết đến Phườngrối nước Đào Thục biểu diễn khoảng 150 buổi trong năm, đặc biệt là các ngày lễ lớn

Lễ hội truyền thống, di tích Cổ Loa đón khoảng 100.000 lượt khách về tham dự lễhội và thăm quan hàng năm

Tuy nhiên, các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lượng caotrên địa bàn huyện Đông Anh hiện chưa phát triển như các quận, huyện khác, nhất

là so với các quận nội thành

Trang 27

1.34 Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn

a- Thực trạng phát triển nông nghiệp:

Tình hình sử dụng đất; sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp:

Bảng 1.18: Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn2006-2010

- Diện tích cây CN ngắn ngày ha 662 840 737 645 680

- Diện tích hoa và cây ăn quả ha 568 522 477 443 455

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh hiện khoảng9.451ha, chiếm 52% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Trong giai đoạn 2006-

2010 diện tích đất nông nghiệp giảm hơn 300ha

Diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây ăn quả có xu hướng giảm trong khi đấttrồng màu và cây công nghiệp tăng

Đông Anh không phải vùng chuyên canh sản xuất lúa nên sản lượng lúa bìnhquân đầu người thấp và đang có xu hướng giảm, từ mức 205 kg/người năm 2005

Trang 28

xuống khoảng 160 kg/người năm 2010 Tuy nhiên, Đông Anh đang phát triển mạnhcác vùng trồng rau và có sản lượng rau bình quân đầu người tương đương sảnlượng lúa.

Lao động nông nghiệp:

Bảng 1.19: Tình hình lao động nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010

Dân số nông nghiệp 268.361 281.867 295.394 307.247 318.245

Lao động nông nghiệp 111.28

6

114.613 116.300 117.628 118.000

Tỷ lệ LĐNN/Tổng số NLĐ 64,9% 62,4% 60,7% 59,2% 59,0%

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đông Anh

Quy mô lao động nông nghiệp tiếp tục tăng những năm qua nhưng tỷ trọng laođộng nông nghiệp trong tổng số nguồn lao động đang giảm dần, phù hợp với quátrình công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn huyện

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp:

Mặc dù diện tích đất canh tác giảm, thời tiết trong một số năm qua diễn biếnkhông thuận, các loại sâu bệnh hại cây trồng xuất hiện nhiều, dịch bệnh gia súc giacầm luôn có nguy cơ bùng phát, song sản xuất nông nghiệp vẫn liên tục phát triển

và đạt mức tăng trưởng khá hàng năm Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác năm

2010 đạt 110 triệu đồng, tăng 38 triệu đồng so với năm 2005 Hệ số sử dụng đấtnăm 2010 đạt 2,2 lần

Cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp chuyển dịch nhanh và tích cực theohướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, từ 51,4% năm 2005 xuống 38,5% năm 2010

và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, từ 48,6% năm 2005 lên 61,5% năm 2010

Bảng 1.20: Tăng trưởng ngành Nông - lâm - thủy sản huyện Đông Anh giaiđoạn 2006-2010

Trang 29

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006- 2010

Tăng trưởng Nông

-lâm - thủy sản trên địa

Chăn nuôi, 48.60%

Trồng trọt, 38.50%

Chăn nuôi, 61.50%

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%

2005

2010

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2010

Một trong những xu hướng tích cực của ngành nông nghiệp Đông Anh giaiđoạn 2006-2010 là quá trình tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theohướng sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật trong nông nghiệp Huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch chuyển đổi câytrồng tại 23 xã và đang triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi với kết quả đếnnay đã chuyển đổi được trên 600 ha Nhiều mô hình trong trồng trọt cho hiệu quảkinh tế cao như: mô hình rau an toàn được mở rộng quy mô, mô hình ngô nếp quà,

mô hình cây ăn quả, và đặc biệt là mô hình lúa nếp cái hoa vàng được triển khaithực hiện có hiệu quả cao với diện tích trên 600 ha ở các xã Miền Đông của Huyện.Hoàn thành kế hoạch trồng 50.000 cây môi sinh, môi trường

Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng cây chuyên canh như: vùngrau an toàn, vùng hoa, vùng lúa đặc sản, vùng ngô quà với tổng diện tích chiếmkhoảng 25%

Đông Anh đã trở thành một địa chỉ cung cấp rau sạch, rau an toàn cho nộithành Hà Nội Rau sạch Vân Nội đã trở thành một thương hiệu được thị trường

Trang 30

chấp nhận Năm 2010, diện tích rau các loại trên địa bàn huyện khoảng 2.500 ha,năng suất đạt 22 tấn/ha.

Bên cạnh đó, Đông Anh khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi, trangtrại chăn nuôi tách khỏi khu dân cư nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản được quan tâmphát triển Hiện tại trên địa bàn huyện, tổng đàn gia súc và gia cầm được duy trì ổnđịnh ở mức 99.000 con lợn, 12.500 con trâu bò và 2,3 triệu con gia cầm Nhiều môhình chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao, được nhân dân mạnh dạn đầu tư

mở rộng quy mô: Mô hình gà đẻ, mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, mô hình chănnuôi lợn nạc thương phẩm; Chăn nuôi thủy sản vẫn được duy trì với diện tích trên

500 ha, cho sản lượng cá 1.500 tấn/năm; nhiều giống thủy đặc sản được đưa vàosản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao như: cá trắm đen, cá chày mắt đỏ, rô đầuvuông,

Đông Anh đã rất chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại, đã ban hànhkịp thời các quy định về đầu tư và quản lý trang trại, chuyển đổi cây trồng trên địabàn, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất Trên địa bàn huyện Đông Anhhiện có 171 trang trại đã được huyện phê duyệt, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi

và nuôi trồng thuỷ sản Cho đến nay, hầu hết các trang trại được đầu tư đúng với dự

án được duyệt, sử dụng đất đúng mục đích, hoạt động có hiệu quả, góp phần giảiquyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Nhiều mô hình kinh tế trangtrại cho hiệu quả kinh tế cao Bình quân mỗi trang trại được duyệt cho doanh thukhoảng 150-300 triệu đồng/năm, cá biệt có nhiều trang trại cho thu 2-3 tỷđồng/năm (trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng và lợn nái ngoại, lợn thương phẩm )

b- Xây dựng nông thôn mới:

Công tác xây dựng nông thôn mới được huyện Đông Anh tích cực triển khainhững năm qua Đã hoàn thành việc lập và phê duyệt đề án xây dựng nông thônmới huyện Đông Anh giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030 Hoànthành việc phê duyệt đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tất cả các xã.Huyện đang tập trung chỉ đạo các xã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thônmới Đến tháng 6/2012 đã có 19 xã hoàn thành; trong đó: 12 xã đã tổ chức thôngqua HĐND xã và 7 xã đã lập xong quy hoạch, chuẩn bị thông qua HĐND xã là cácxã: Mai Lâm, Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Hải Bối, Kim Chung, Uy Nỗ, Liên Hà

So với 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia, cho đến nay đã có 4 xãđạt được 13 tiêu chí, 6 xã đạt 12 tiêu chí, 14 xã đạt được 11 tiêu chí, 1 xã đạt 10tiêu chí và 1 xã đạt 9 tiêu chí Đối với xã Xuân Nộn (là xã điểm xây dựng nôngthôn mới của huyện), UBND Huyện đã và đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoànthành công tác xây dựng nông thôn mới trước năm 2015 theo đúng kế hoạch

Trang 31

Công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới được Huyện ủy, UBNDhuyện Đông Anh đặc biệt quan tâm Sau hai năm triển khai xây dựng nông thôn mới,đến nay các xã/ thị trấn, doanh nghiệp và nhân dân đã xây dựng được 49km đườngtrục thôn, liên thôn với tổng vốn đầu tư 179 tỷ đồng; 68km đường ngõ xóm với tổng

số tiền 182 tỷ đồng; 13km đường nội đồng với số tiền 43 tỷ đồng Toàn huyện đã có

224 hộ dân tự nguyện hiến trên 3.700m² đất ở, đất nông nghiệp để mở đường giaothông Cụ thể, xã Kim Chung có 32 hộ dân hiến 1.800m², xã Cổ Loa có 146 hộ dânhiến 750m², xã Nguyên Khê có 38 hộ dân hiến 700m², xã Nam Hồng có 8 hộ dânhiến 320m²…

Trong xây dựng nông thôn mới, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩymạnh, nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nânglên Đầu năm 2012, Huyện đã tổ chức thành công Lễ phát động "Toàn dân chungsức xây dựng nông thôn mới"; kết quả đợt 1, sau Lễ phát động đã có 20 doanhnghiệp ký cam kết, ủng hộ 130 tỷ đồng, Đoàn thanh niên huyện vận động các tổchức đoàn cơ sở và đoàn viên cam kết ủng hộ 1,8 tỷ đồng, Hội phụ nữ vận độngcác tổ chức đoàn cơ sở và hội viên cam kết ủng hộ trên 500 triệu đồng, Đã cânđối, bố trí 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Huyện để đầu tư trực tiếp cho xây dựngnông thôn mới tại 7 xã (riêng xã Xuân Nộn đã được bố trí đầu tư 50 tỷ đồng)

1.4 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNGANH

1.4.1 Thực trạng Giáo dục - đào tạo

a- Hệ thống trường học và cơ sở vật chất ngành giáo dục - đào tạo:

Bảng 1.21: Thực trạng mạng lưới trường học trên địa bàn huyện Đông Anhgiai đoạn 2006-2010

Trang 32

4 Trường THPT 7 7 7 9 9 10

Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Đông Anh, Niên giám Thống kê Hà Nội

Hệ thống trường học trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay gồm:

- Trường trung học phổ thông (THPT): 10 trường, trong đó 6 trường công lập

và 4 trường dân lập Trường THPT Bắc Thăng Long là trường công lập mới nhấtđược thành lập tại xã Kim Chung với quy mô 2,8ha, tổng vốn đầu tư khoảng 76 tỷđồng Các trường THPT dân lập hiện có gồm: trường THPT Ngô Tất Tố, trườngTHPT An Dương Vương, trường THPT Phạm Ngũ Lão, trường THPT Hồng Bàng

- Trường Trung học cơ sở (THCS): 25 trường (mỗi xã có 01 trường THCS,riêng xã Uy Nỗ có 2 trường), trong đó có 8 trường đạt chuẩn quốc gia Đang tiếptục hoàn thành xây dựng trường THCS Cổ Loa tại xã Cổ Loa với quy mô 2,8ha,tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng

- Trường tiểu học: 29 trường tiểu học (mỗi xã có 01 trường tiểu học, riêng thịtrấn Đông Anh và các xã Liên Hà, Thụy Lâm, Nguyên Khê có 2 trường), trong đó

có 14 trường đạt chuẩn quốc gia

- Trường mầm non: 29 trường mầm non, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốcgia Có 26 nhà trẻ/nhóm trẻ ngoài công lập

- Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 6trường Trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề và bồi dưỡng cán bộ Hiệnchưa có trường đại học nào đóng trên địa bàn huyện

Tất cả các xã/thị trấn đều có trường mầm non, trường tiểu học và trườngTHCS, có xã/thị trấn có 2 trường như nêu trên Nhìn chung, Đông Anh đã có mạnglưới trường, lớp đồng bộ, rộng khắp, phân bố đều trong toàn huyện, cơ bản đáp ứngđược nhu cầu học tập của con em nhân dân

Công tác xã hội hóa giáo dục ở Đông Anh được đẩy mạnh và ngày càng đượcnhân dân quan tâm hưởng ứng tích cực, nhất là ở bậc học PTTH và giáo dục mầmnon Hiện tại Đông Anh có 4 trường PTTH và hàng chục nhà trẻ, trường mầm nondân lập Tuy nhiên, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục của các trường dân lập ởĐông Anh hiện còn thấp so với các trường công lập

Cơ sở vật chất của các trường học:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học được ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ.Công tác đầu tư xây dựng nhằm cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học ởĐông Anh được thực hiện hàng năm và đã có kết quả tích cực Hầu hết các trườnghọc trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang được đầu tư xây dựng kiên cố, cao

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w